PDA

View Full Version : ♥ Tình chị em ♥



HaNhi_Maria
16-07-2010, 02:10 PM
Truyện Ngắn



♥ Chị em ☼ một nhà ♥

http://phunumoi.com/Upload/Images2009/02010/11/chi%20em.jpg
1. Nhà chỉ còn hai chị em. Yêu thương gắng gượng. Em thì sôi nổi, thích bông đùa với tụi bạn. Nhưng khi về nhà lại im bặt. Vẻ mặt lầm lì của chị khiến em cảm thấy khiếu hài hước của mình lạc lõng. Chị độc đoán, cáu bẳn. Ấy vậy mà hai chị em vẫn lớn lên trong cùng một nhà. Không ai chăm sóc.

2. Chị dang dở ước mơ làm cô giáo. Tất cả chị dồn vào em. Nhất định em phải thành cô giáo! Em vào đại học. Chị không tỏ ra vui mừng mà vẫn lầm lì như vậy. Vẫn cặm cụi làm việc rồi đều đặn cuối tháng gửi tiền lên cho em. Lòng tự ái đôi khi khiến em sợ tình thương của chị.

3. Em về thăm nhà, hớn hở khoe với chị sẽ tham gia hiến máu nhân đạo do đoàn trường phát động. Tưởng chị ủng hộ. Không ngờ chị phản ứng gay gắt: “Chẳng có hiến hiếc gì cả!”. Em vớt vát: “Hiến máu là tốt mà. Vừa giúp người vừa giúp mình. Thay máu rồi chắc chắn em sẽ béo khỏe hơn”. “Béo khỏe thế sao các ông, các bà bác sĩ không làm?” Rồi chị kết lại bằng một câu: “Mày mà đi tao giết!”.

Đêm ấy, em nằm quay mặt vào tường rồi khóc. Không có tiếng thút thít nhưng nước mắt nóng hổi cứ bò ra. Phía ngoài chị vẫn nằm lặng yên, tay vắt lên trán, hơi thở khó nhọc. Hình như chị chưa ngủ...

4. Mặc kệ chị gắt gỏng như thế nào, em vẫn đi. Niềm vui được giúp một ai đó khiến em quên chị. Em phải sống cho tuổi trẻ của mình. Chị ốm. Em về, tình cờ đọc được nhật ký của chị.

Cuốn sổ cũ kỹ, ố vàng nhưng cho em sực tỉnh dù em không mơ một chút nào. Chị âm thầm thay em, âm thầm trao lại tuổi trẻ cho em. Vậy mà em cứ mải miết chạy theo những thứ phù phiếm ở đâu đâu. Chợt sống mũi em cay xè. Chị đã hy sinh quá nhiều cho em rồi. Chị chịu đựng suốt cả quãng đời ấu thơ non nớt của mình. Và bây giờ cũng vậy.

Bố mẹ mất trong một vụ tai nạn xe máy. Bị thiếu máu trầm trọng. Hôm ấy bệnh viện thông báo đã hết máu trong kho. Chị van vỉ, cầu xin. Em chợt hiểu vì sao chị lại trở nên cay độc như thế khi em xin chị đi hiến máu nhân đạo. Giờ em cảm thấy có lỗi với chị khi những ngày qua em chưa hề nói với chị được một lời yêu thương. Lẽ ra, bố mẹ mất rồi, chị em phải dựa nhau để sống. Đằng này... Em...

5. Hàng xóm gọi điện cho em, giọng hớt hải. Em cuống cuồng, chẳng kịp nghe hết chuyện liền tức tốc bắt xe vào bệnh viện. Chị nằm im thin thít. Em nhìn chị, nước mắt nhòe đi. Ngay cả khi không phải làm lụng vất vả, thì khuôn mặt chị vẫn cứ khắc khổ vậy. Có lẽ trời định thế rồi!

Chị ra cầu ao hái rau để đi chợ, chẳng may trơn trượt thế nào bị ngã xuống ao. Que nứa bé tí bằng ngón tay thọc vào bụng chị. Máu ra nhiều, chị lịm ngay trên ao, đầu vắt lên cầu. May mà có người hàng xóm đi qua, cứu chữa kịp thời. Chị bị thiếu máu nên phải truyền. Cũng may trước đây em có đi hiến máu nên chị được bệnh viện ưu tiên. Em vui mừng vì chị đã tai qua nạn khỏi.

Được vài bữa thì chị tỉnh. Chị lần tìm bàn tay của em rồi thì thào: “Cho chị xin lỗi nhé!”. Quả thực lúc ấy, em chẳng biết làm gì, đành theo chị để mặc nước mắt chảy nhòe má...

HaNhi_Maria
16-07-2010, 02:13 PM
Tên sách: Chỉ là hoa dại (tuyển tập 17 truyện ngắn về tình bạn)
Nhà xuất bản trẻ - tủ sách tuổi hồng - báo hoa học trò
Tác giả - Thái Hạnh

****************************
"Rầm"! Thế là lại có thêm một nạn nhân nữa do tính lơ đãng của tôi. Ai thế nhỉ? Chà ngày xưa tôi vẫn ao ước hình dung được một bộ xương cách trí thì bây giờ mơ ước ấy đột nhiên trở thành hiện thực. Không hiểu thiệt hại gây ra đến đâu? Eo ôi cái vành xe cong gần thành hình số tám, cái xích tuột trễ xuống, còn cái tay lái quay ngược ra phía tôi cười hềnh hệch. Rõ ràng bố tôi đã hì hụi một buổi chiều tuần trước để tôi không thể phóng quá 50 km/giờ kia mà. Chắc là mình gặp phải đứa xin đểu rồi. Tôi lập tức chuyển nét mặt qua tiêu bản mấy bà chủ phản thịt gần nhà, cố gắng chống nạnh cho giống hắn rồi hét lên âm lượng: "Ê mày đi đứng kiểu gì đấy hả?". Thằng Chí Phèo cuối thập niên 90 lúi húi đang gỡ nốt cái gấu quần mắc chặt vào xích vội vàng ngẩng lên. Trời ơi, mênh mông là mắt. To hệt như mấy cặp mắt trong chương trình thời sự về nạn đói ở Xômali. Nó lập tức bị tiếng hét của tôi chinh phục. "Em e e ... xin lỗi, xe em bị đứt phanh". Tôi liếc mắt nhìn lại cái xe, thì làm gì có phanh mà đứt cơ chứ. Đúng là loại xe ăn vạ. "Mày làm xước sơn xe tao rồi đây này!" (Thực ra tôi đâm một phát nó đã đổ rầm sang bên kia rồi, còn hơi sức đâu mà quệt vào xe tôi cho xước sơn). Nó đột nhiên trở thành lắp bắp: "Em e e ... xin lỗi. Em e e ... đang vội. Chị đợi em e e ... về nhà lấy tiền đền chị".
Ơ ... tiếng ơ vang lên cả trong thanh quảng lẫn trong cái đầu đanh đá của tôi. Trông nó rúm ró tội nghiệp chết đi được. Tôi chúa ghét loại con gái chanh chua, nhưng mà bây giờ tôi không hiểu tôi đang là cái loại gì nữa. Cảm giác má mình nóng lên, tôi vội vàng cúi đầu sau cái yếm xe, vừa ra sức cấu vào cái đèo hàng vừa lẩm bẩm tự trấn an bằng vài câu vô nghĩa: "May quá mình vẫn còn thần kinh xấu hổ cơ đấy ... Mình định tập động tác bụng ở đây hay sao ... Có gì dễ sợ cơ chứ". Hất đầu lên mạnh đến nỗi va đánh cộp vào cái gương, tôi vừa cáu kỉnh xoa đầu vừa dịu giọng: "Thôi xe chị không sao đâu, lần sau đi cẩn thận nhé" rồi leo lên xe phóng đi. Thoát nạn!
Nhưng chưa hết, loay hoay sửa lại cái gương bị lệch tôi bỗng thấy cái dáng lòng khòng đang hì hụi khiêng đống sắt vụn được định nghĩa là xe đạp của nó bên lề đường. Dù sao đấy cũng là "chiến tích" của mình, mà nhỡ nó không có tiền thì sao nhỉ?
Rốt cuộc tôi cũng lôi được cái xe đạp vào một hiệu sửa xe gần đó bất chấp mấy lời phản đối yếu ớt của nó. Trong lúc bác thợ cân lại cái vành xe, tôi cũng tranh thủ ngắm lại nạn nhân của mình. Ấn tượng nhất vẫn là đôi mắt, to và ướt như mắt nai (giá người nó béo lên thì đẹp đấy).
- Em bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ, em ... 17 ạ, - nó lúng túng đáp lời tôi.
- Thế à. - Tôi bỗng trở nên cởi mở. - Chị 20 (tôi khai man lên hai tuổi cho thực sự người lớn, thì đằng nào nó cũng kém tuổi tôi rồi).
Câu chuyện cứ thế trôi đi, giữa những người trẻ tuổi thì thiếu gì những chuyện để hỏi han. Cái xe đã cân vành xong, được thay vài cái nan hoa và thay ít dầu mỡ, phấn khởi kêu ro ro. Thằng bé đón lấy cái xe từ tay tôi. Gọi là thằng bé chứ nó cao hơn tôi chắc 10 phân, cho dù tôi đã cao 1m58 cộng 5 phân giày cao gót. Không thể nào thuyết phục được nó thôi hỏi địa chỉ tôi để thanh toán khoản tiền chữa xe.
- Cố gắng nhớ vậy nhé, 21A phố ....
- Em nhớ rồi. Chào chị. Cám ơn chị.
Ngay hôm sau nó đến nhà tôi. Miệng thì nói "vào nhà đi Lai", nhưng bản thân tôi lại tranh thủ lúc nó loay hoay không biết dựng cái xe vào đâu trong cái sân tứ bề cây cảnh để ba chân bốn cẳng phi vào "xó học tập" của mình làm một cuộc tổng vệ sinh chớp nhoáng.
Nói chuyện với nó mới thấy hay. Tôi như sống lại sự say mê và một chút nuối tiếc cháy lòng với thời học sinh yêu dấu. Còn nó rụt rè như một cô bé lần đầu tiếp chuyện bạn trai, cũng có vẻ thích thú với những câu chuyện giảng đường tôi ba hoa. Rồi chẳng biết thế nào, tôi khoe là đã học đến quyển 5 Streamline, còn nó than thở học tiếng Anh thì dốt mà lại sợ thi tốt nghiệp.
- Thế này Lai nhé, bây giờ thỉnh thoảng qua đây chị kèm lại tiếng Anh cho.
- Thế hả chị?
- Thật chứ.
Từ đó một tuần nó lại lách cách đạp xe đến nhà tôi hai hoặc ba lần. Cái thằng trông thế mà vừa ham học, vừa thông minh. Mỗi tội dạy nó vướng hai cái nạn. Thứ nhất là tôi chuyên môn đọc nhầm từ tiếng Anh sang từ tiếng Pháp quái quỷ của mình. Thứ hai là tôi vốn lười đọc từ, mà nó thì chúa hay hỏi những từ linh tinh. Nhiều lúc cũng đành phải ậm ừ và lo mất "uy tín".
Thỉnh thoảng tôi cũng lân la hỏi chuyện nhà nó:
- Bố em làm gì hả Lai?
- Trước là thợ cơ khí, bây giờ về mất sức mở hiệu sửa xe chị ạ! (Thảo nào đến đây tay nó toàn vết dầu mỡ).
- Thế mẹ em làm gì?
- Mẹ em làm ở hợp tác xã Tiến Lên.
Tôi cũng chẳng hiểu hợp tác xã ấy sản xuất cái gì, chắc cũng chẳng khấm khá lắm. Vì Lai ăn mặc tuềnh toàng quá. Cái xe thì cũ rích, giá có vứt ở chợ Đồng Xuân cũng chẳng ma nào thèm lấy. Cái quần vừa thụng, vừa ngắn, ống cứ nhăn ngược lên, cái áo len hàng chợ và đôi dép mòn vẹt. Thế nhưng lần nào nó cũng để tôi năn nỉ đến gãy lưỡi mới chịu cầm cái gì đó trong đĩa bánh hay đĩa hoa quả tôi mới đem ra mời nó. Nó không hiểu rằng nhìn nó ăn, tôi thấy thích thú gấp mười lần khi chính tôi được ăn những thứ đó.
Quen nó được hai tháng, nhận kỳ học bổng tôi quyết định dành tiền mua vải về may quần áo cho Lai cộng thêm cả một đôi dép tổ ong dày cộp. Hôm tôi đưa cho Lai, mặt cu cậu cứ đần ra. Không hiểu nó thích không, mặc có vừa không. Chắc là có. Ở nhà, tôi là con gái út. Từ bé đến lớn được cả nhà nâng niu chiều chuộng, chứ tôi đã được chiều, được chăm sóc ai bao giờ đâu. Bây giờ tôi mới biết cái cảm giác hạnh phúc khi đem lại hạnh phúc cho người khác cũng ngọt ngào lắm.
Sau cái lần ấy, tôi với nó đã thân lại càng thân hơn. Tôi coi nó như em mình. Chuyện buồn chuyện vui gì cũng đem ra chia xẻ cho nó hết. Tôi hay kể cho nó nghe những câu chuyện nhằng nhịt ở trường đại học và đặc biệt là hay kể xấu mấy anh chàng cùng khóa. "Em biết không, thằng B lớp chị buồn cười cực, trán dô, mắt híp mà cứ tưởng mình là đẹp trai lắm, cứ đến cổng trường lại soi vào gương xe máy chải đầu rõ kỹ". "Thằng H. lớp TM thì cứ tưởng mình có duyên, cứ động có "cái nơ" nào liếc một cái thì tưởng người ta mết mình lắm rồi". Lại còn thằng L "ba phải" nữa chứ, đã lùn còn vắt vẻo ngồi lên cái xe 250 phân khối ...
- Thế theo chị thế nào là đẹp trai?
- Đơn giản lắm, nét mặt biểu hiện cá tính, tất nhiên là phải cá tính tốt.
- Thế chị thích cá tính như thế nào?
- Tính cách đàn ông phải rõ ràng, mạnh mẽ, thông minh ...
- Chị tìm được ai vừa đẹp trai, vừa đàn ông chưa?
- Chị chưa tìm Lai ạ.
Bẵng đi một tháng tôi và nó gặp nhau thưa hơn vì tôi còn bận thi. Nhớ nó ghê. May quá, buổi sáng thi xong môn cuối cùng thì buổi chiều nó đến.
- A, Lai, đi chơi đi, chị khao thi xong.
- Tốt không chị?
- Chưa chết môn nào.
Một lúc sau yên vị trong hàng kem, trịnh trọng nâng thìa kem đầu tiên tôi bảo nó:
- Ê Lai, chị sắp đi làm.
Nó suýt nuốt cả thìa:
- Chị làm gì?
- Bí mật!
- Bí mật, Lai thích quà gì nói trước đi ...
Cái bí mật về nghề tôi giấu Lai chẳng có gì. Tôi đi làm gia sư. Một bà bạn của mẹ tôi mách cho tôi chổ ấy. Học sinh của tôi là một thằng bé học lớp 9, con của một ông giám đốc. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng rồi cũng dần dần êm đẹp. Thằng bé cũng ngoan, mỗi tội lười học, chỉ thích kiếm cớ nói chuyện tào lao.
- Chị có em trai không?
- Không chị là út.
- Em cũng thế. Em có một anh trai thôi. Anh em 20 tuổi.
Mãi rồi cũng đến ngày lĩnh lương. Cầm cái phong bì trên tay tôi cứ loay hoay không biết cất nó vào đâu cho phải phép. Lại còn phải ngồi nói chuyện xã giao nữa chứ. Hình như hai bác đang kể về một cậu con trai nào nữa. À chắc là anh thằng Dũng. Mải đối phó với cái phong bì tôi chỉ biết "Vâng vâng, dạ dạ" nghe được vài câu lõm bõm. Anh ta thương em và học giỏi lắm, anh ta đi dạy tiếng Việt cho mấy tay người Úc ... Bỗng giọng bác giám đốc cất cao lên "À đây rồi, vào đây Lai". Lai, tôi còn chưa tiêu hóa hết tiếng ấy thì lại thấy mênh mông là mắt. Mắt đứa nào tròn hơn nhỉ, tôi hay Lai - con ông giám đốc! "Bố em là kỹ sư cơ khí về mất sức mở hiệu sửa xe ... Mẹ em làm ở hợp tác xã Tiến Lên"!
Bà xã viên béo tốt ấy đang tươi cười với tôi từ phía salông bên kia. Và cuối cùng là "anh em 20 tuổi"... Cái phong bì nằm cựa quậy trên tay tôi. Tôi cũng không biết mình làm thế nào nói thêm được vài câu xã giao để rồi cắm cổ ra về.
Mọi thứ quay tròn trong đầu tôi. Chẳng hiểu sao tôi cảm thấy tức giận đến muốn khóc. Tại sao anh ta lại phải giả vờ như thế nhỉ. Để tôi lên mặt dạy dỗ anh ta mấy câu tiếng Anh sai toét mà chắc anh ta phải bấm bụng cười, để tôi dạy anh ta đi xe máy, may cho anh ta mấy bộ quần áo dở hơi, để nhìn tôi phô trương cái kiến thức của mình. Anh ta muốn giễu cợt tôi hay sao.
Về đến nhà đã lại thấy cái mặt đáng ghét chờ ngoài cổng. "Nghe Lai nói đã, Lai không hề biết ..."
Tôi gạt đi, phăm phăm dẫn xe vào nhà, sập cổng một cách hung dữ nhất. Mình đã quý cái tình cảm chị em ấy biết bao nhiêu, còn những anh chàng 20 tuổi mình đâu có thiết.
Tôi trốn không gặp mặt anh. Khoảng cách 3 năm chuyển từ 17 tuổi lên 20, từ em lên anh, từ một tình chị em thắm thiết thành không còn gì cả. Nhưng trốn cũng chẳng được, mấy hôm sau anh ta đến tìm tôi ở lớp.
- Em đừng vô lý thế.
- Thế muốn gì, muốn học tiếng Anh tiếp à?
- Muốn chơi tiếp, làm em cũng được.
Vì đôi mắt mênh mông của anh, hay vì cái gì tôi không biết, chúng tôi lại tiếp tục chơi với nhau. Dù sao đi nữa tôi vẫn còn bao nhiêu thắc mắc. Nhưng đáp lại những cái "tại sao, tại sao" vô tận của tôi chỉ là nụ cười đáng ghét của anh. Chỉ có duy nhất một điều được giải đáp.
- Anh chơi với em làm gì, để cười giễu em phải không?
- Nghe anh nói đây. Hồi bé, anh nghĩ cuộc đời đẹp như một cuốn tiểu thuyết. Khi lớn lên, anh hiểu rằng giữa đời thường và tiểu thuyết là một khoảng trống mênh mông. Em đã đến, biến cuộc đời thành tiểu thuyết, lấp đầy khoảng trống ấy bằng đôi mắt của em. Chao ôi! Tôi cũng bắt đầu tin cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết ... trinh thám.