PDA

View Full Version : NGÀY HỘI CỒNG CHIÊNG CỦA THIẾU NHI CÁC DÂN TỘC TRONG GIÁO PHẬN KONTUM



hongbinh
26-07-2011, 02:45 PM
NGÀY HỘI CỒNG CHIÊNG CỦA THIẾU NHI CÁC DÂN TỘC TRONG GIÁO PHẬN KONTUM

http://www.youtube.com/watch?v=TCJ_i6tKQr8&feature=player_embedded


Mới từ 5 giờ sáng, các em nhỏ mang sắc phục thổ cẩm truyền thống dân tộc, lũ lượt kéo nhau về Plei Chuét để tham gia ngày hội. Có trên 1200 em từ khắp các buôn làng, đặc biệt là các làng xa xôi hẻo lánh, tranh thủ về sớm để chuẩn bị bước vào khai mạc.
Đúng 8 giờ sáng, linh mục Giuse Trần Sỹ Tín-CSsR công bố khai mạc ngày hội. Với dáng người cao to, đạo mạo cùng với giọng hát như có “thần”, ngài đã khiến cho các em nhỏ say sưa và lên cao tinh thần thể hiện phần thi của làng mình một cách đầy phấn khởi. Tiếng cồng chiêng hòa quyện trong những điệu nhảy múa vô cùng duyên dáng và phong phú của các thiếu nhi có thể nói được là “nhí” mà người xem ai cũng mến phục.
A-Hạnh, một thiếu nhi lớp 6, thuộc giáo xứ Plei Chuét phấn khởi nói rằng: “em rất là vui khi dến tham dự ngày hội cồng chiêng hôm nay. Em cảm thấy tiết mục nào cũng hay hấp dẫn, nhưng em thích nhất là bài cồng của làng em”.
Đối với một em khác ở làng KonRơBang – Kontum, em cảm thấy vui vì được gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn bè của các sắc tộc khác nhau. Hôm nay đúng là ngày hội của tuổi thiếu nhi chúng em. Em các ơn các cha đã có sáng kiến tổ chức cho con cái dân tộc chúng em ngày hội ý nghĩa này.
Còn với Linh mục Visentê Nguyễn An Ninh, Tôi rất cảm động khi hay tin người anh em linh mục là cha Tổng Đại Diện Giuse Nguyễn Thanh Liên Qua đời. Nhưng trong dịp về dự lễ an táng bạn, Chúa lại ban cho tôi cơ hội được tận mắt nhìn thấy các em dân tộc múa xoang rất ấn tượng này. Quả thực là dân tộc Việt Nam đầy sức sống mãnh liệt, tôi càng yêu quê hương đất nước hơn và dĩ nhiên, rất yêu mến Giáo Hội. Ngài cho biết như thế.
Các em đến tham dự ngày hội được các Mạnh Thường Quân và Giáo phận Kotum tài trợ hoàn toàn chi phí đi lại, ăn uống cũng như được đáp ứng các nhu cầu khác cần thiết để phục vụ ngày hội.
Chương trình này hoàn toàn do anh em người thượng làm chủ với sự hướng dẫn của Đức Giám Mục và cha Giuse Trần Sỹ Tín-CSsR. Mỗi làng chỉ cần đăng ký thời lượng dưới 10 phút, còn hình thức tùy theo các em thể hiện (gồm có ca vè, đồng dao, trò chơi dân gian của dân tộc ít người, điệu nhảy múa,…), riêng nội dung thì giới hạn trong bộ lễ của người dân tộc nếu là xoan, còn các thể loại khác thì tự do. Các em đã được thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và linh hoạt biểu diễn.
Tất cả vì con em người thượng và duy trì, bảo vệ nét văn hóa nguyên tuyền còn sót lại nơi làng tộc thượng. Chính vì thế, Đức Giám Mục giáo phận rất quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo con cái người thượng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe và hướng nghiệp cho họ. Những ngày lễ hội như thế này chắc chắn sẽ giúp các em có nhiều cơ hội mở mang hiểu biết và đi sâu khám phá nét đặc trăng của truyền thống dân tộc mình. Dù đi đâu cũng nhớ về nguồn cội, con em người thượng nhất định không thể bỏ quên truyền thống cha ông mình. Giáo hội nói chung và giáo phận Kontum nói riêng đang ráo riết quan tâm chăm sóc, duy trì và bảo vệ nền văn hóa của các sắc tộc ít người nơi miền truyền giáo Tây Nguyên.
Ghi Nhanh Tại Gia Lai


http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080166.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080135.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080319.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080203.jpg?w=468&h=624

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080418.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080103.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080139.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080109.jpg?w=468&h=350

http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/07/p1080554.jpg?w=468&h=350


BantruyenthongKontum

hongbinh
26-07-2011, 02:51 PM
SỨC SỐNG TÂY NGUYÊN QUA CỒNG CHIÊNG THIẾU NHI DÂN TỘC

http://www.youtube.com/watch?v=hKNJ1lX3IMM&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=Hj6sP0-Cvbo&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=4b-A_oFpYXQ&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=ssdToNfmqgM&feature=player_embedded

Ban truyen thong Kon Tum

hongbinh
27-07-2011, 06:11 AM
PHỎNG VẤN CHA GIUSE TRẦN SỸ TÍN-CSsR, GIÁO XỨ PLEI CHUÉT

http://www.youtube.com/watch?v=DLDCXVhYCy8&feature=player_embedded

hongbinh
27-07-2011, 06:25 AM
ĐƯA TIN THÊM VỀ NGÀY HỘI CỒNG CHIÊNG THIẾU NHI


Dưới đây là một số hình ảnh thêm về ngày hội cồng chiêng thiếu nhi dân tộc Tây Nguyên tổ chức tại Plei Chuét

http://www.youtube.com/watch?v=s0CmtJ40lwI&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=ZBylvBC_Euc&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=Bmt2vrM3bQY&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=eZ7W0m9EtZk&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=-O54TgvfOuE&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=XIZ34WxTef4&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=QrXa1RLtg4c&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=wtc0c-GExDM&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=DXG9OW02KPE&feature=player_embedded

truyenthôngkntum

thichduthu
27-07-2011, 01:13 PM
Cám ơn chú HongBinh rất nhiều. Thật là hay! Các em thiếu nhi ở thành phố mà được giao lưu trong những lễ hội như thế này thì tuyệt quá.
Video "Trò chơi dân gian" thật là độc đáo, lần đầu tiên TDT mới được biết đó chú.
Hình ảnh các em nhỏ múa hát, đánh cồng chiêng dễ thương ghê!
Sẵn đây chú cho TDT hỏi: "Xoan (xoang?) có nghĩa là gì vậy chú?".

hongbinh
29-07-2011, 03:40 PM
Xoang là điệu múa truyền thống của dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt dân tộc Bana sống tập trung rất đông ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Có lễ hội là có tiếng cồng chiêng và múa xoang, múa xoang phải đi kèm với tiếng cồng chiêng, các cử điệu tay chân rất đơn giản tất cả mọi người đều múa được một cách dễ dàng, ngày nay ở Kon Tum các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã khai thác rất tốt văn hóa bản địa để truyền giáo, như văn hóa cồng chiêng, múa xoang, lễ đâm trâu v…v….

có nhiều điệu múa xoang, "Xoang groong atau", Xoang bram" (múa rối), múa "Xoang brim" (múa hề).

điệu múa trong nghi lễ bỏ mả, nghi lễ cuối cùng của một đời người sau khi chết từ một đến ba năm của người Ba Na (Tây Nguyên). Đây là một nghi lễ lớn, có sự tham gia của các bản lân cận, nhằm phá bỏ nhà mồ cũ để dựng nhà mồ mới, tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên và từ đây vĩnh viễn người sống không phải viếng thăm cúng bái người chết nữa. Trong nghi lễ này, có nhiều trò diễn sinh động kéo dài hai, ba ngày. Đội hình múa nghi lễ giống như "Xoang groong atau", đi vòng quanh nhà mồ theo chiều ngược kim đồng hồ. Trong nghi lễ có cả múa "Xoang bram" (múa rối), múa "Xoang brim" (múa hề).