PDA

View Full Version : Truyện Cổ Tích



yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:26 PM
Con Cóc Là Cậu Ông Trời


Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay. Nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ, gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài.
Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh không nản. Ði qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu, Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng, nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.
Ði được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp, Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời, Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:
- Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư? Ta theo anh Cóc thôi! Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.
Cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.
Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:
- Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.
Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động.
Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên lôi ra xem có chuyện gì. Thiên lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên lôi bèn vào tâu Ngọc hoàng, Ngọc hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.
Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.
Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc hoàng. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội gấu. Thiên lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên lôi không có ai bì được. Ngọc hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.
Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức đàn Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi thành hai mảnh.
Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứu chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc hoàng, Thiên lôi mới được sống lại. Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.
Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:
- Ðã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát. Cứ tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc là Ngọc hoàng giận gì trần gian mà ra phúc họa, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế. Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.
Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế:
- Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ. Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.
Cóc gật gù thưa:
- Muôn tâu Ngọc hoàng trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa. Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng. Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy.
Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:
- Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế. Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa, khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.
Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:
Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho.

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:30 PM
Nàng Bạch Tuyết

http://i34.tinypic.com/33n7uhe.jpghttp://i35.tinypic.com/saw9jc.gifhttp://i38.tinypic.com/154bzoi.gifhttp://i38.tinypic.com/2zj9phf.gifhttp://i33.tinypic.com/ione48.gifhttp://i34.tinypic.com/5l3n7p.gifhttp://i33.tinypic.com/20u2wsp.gif

http://i37.tinypic.com/vb72g.jpg

http://i37.tinypic.com/20s8x1k.jpg

http://i37.tinypic.com/6r7vv6.gif


Giữa mùa đông tháng giá, tuyết rơi xuống trắng như bông. Một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun, bà mải nhìn tuyết nên kim đâm phải tay, ba giọt máu rơi xuống tuyết. Thấy máu đỏ pha lẫn tuyết trắng thành một màu tuyệt đẹp, bà nghĩ bụng: "Ước gì ta đẻ được một người con gái, da trắng như Tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ khung cửa này".

Sau đó ít lâu, bà đẻ một cô gái trắng da như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun; vì vậy bà đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết.

Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu căng tự phụ, không muốn ai đẹp bằng mình. Bà có một cái gương Thần, khi soi, bà hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Biết gương nói thật, bà rất sung sướng. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp. Năm lên bảy, cô đẹp như tiên sa, đẹp hơn cả Hoàng hậu.

Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần, ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe nói giật mình, ghen tức tái mặt đi. Từ đó mỗi khi thấy Bạch Tuyết, hoàng hậu lại tức điên lên. Ngày một thêm kiêu ngạo và đố kỵ, bà lúc nào cũng bứt rứt. Bà cho gọi một người đi săn đến bảo:

- Ngươi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết chết nó đi, mang tim gan nó về đây làm bằng.

Người đi săn vâng lệnh, đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra để giết thì cô bé vô tội van khóc:

- Bác ơi, bác đừng giết cháu, cháu xin ở lại trong rừng không về nhà nữa.

Bác thấy cô bé xinh đẹp quá, thương hại bảo:

- Tội nghiệp, thôi cháu đi đi. Bác nghĩ bụng: "Rồi thú dữ cũng đến ăn thịt nó mất". Nhưng bác thấy hình như cất được một gánh nặng trong lòng vì không phải giết người.

Lúc đó một con hoẵng nhỏ nhảy tới. Bác giết con hoẵng, lấy tim gan đem về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết. Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh ninh đó là tim gan Bạch Tuyết, ăn kỳ hết.

Một mình thui thủi trong rừng rộng. Bạch Tuyết sợ hãi, nhìn lá cây ngọn cỏ, chẳng biết làm g´. Cô cắm đầu chạy, giẫm phải gai và đá nhọn, chảy cả máu chân. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng không đụng chạm đến cô. Cô đi mỏi cả chân, chập tối, thấy một cái nhà nhỏ, liền vào để nghỉ.

Trong nhà, cái gì cũng bé tí ti, nhưng đẹp và sạch lắm. Trên bàn trải khăn trắng tinh có bảy cái đĩa con, một đĩa có một cái thìa con, một cốc con. Sát tường kê bảy chiếc giường nhỏ phủ khăn trắng như tuyết.

Bạch Tuyết đang đói và khát, liền ăn ở mỗi đĩa một tí rau, tí bánh, và uống ở mỗi cốc một hớp rượu vang, vì cô không muốn ai phải mất phần. Cô mệt quá, muốn đi ngủ, nhưng không giường nào nằm vừa, cái thì dài quá, cái lại ngắn quá. Cô thử đên cái thứ bảy mới thấy vừa, liền vào đó ngủ.

Tối mịt, các người chủ căn nhà mới về: đó là bảy chú lùn làm công việc đào mỏ. Họ thắp bảy ngọn nên lên. Họ cảm thấy có ai đã đến nhà vì thấy khác khác.

Một chú nói: "Ai đã ngồi vào ghế của tôi?".

Chú thứ hai nói: "Ai Đã ăn ở đĩa của tôi?".

Chú thứ ba nói: "Ai đã ăn ít bánh của tôi?".

Chú thứ tư nói: "Ai đã ăn ít rau của tôi?"

Chú thứ năm nói: "Ai đã Dùng chiếc dĩa của tôi?".

Chú thứ sáu nói: "Ai đã dùng dao của tôi?".

Chú thứ bảy nói: "Ai đã uống vào cốc của tôi?".

Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói: - Ai đã trèo lên giường tôi?

Những chú khác cũng lại giường mình và nói: "Có ai đã nằm vào giường của tôi?".

Chú thứ bảy nhìn vào giường mình thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Chú gọi các chú kia đến. Ai nấy đều ngạc nhiên. Họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: "Lạy chúa! Cô bé này đẹp quá". Các chú mừng lắm, để yên cho cô ngủ.

Suốt đêm, chú lùn thứ bảy nằm ghé nhờ sáu chú kia, mỗi giường một lúc.

Sáng hôm sau, Bạch Tuyết dậy, thấy bảy chú lùn, cô hoảng sợ, nhưng họ thân mật hỏi:

- Cô tên là gì?

Cô đáp: - Em là Bạch Tuyết.

Họ lại hỏi: - Sao cô lại tới đây?

Cô kể cho họ nghe là gì ghẻ muốn giết cô, người đi săn đã để Cho cô sống, cô đã chạy suốt ngày mãi cho đến khi thấy nhà họ. Các chú lùn bảo cô:

- Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà Này không? Cô sẽ nấu nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu Thùa, cô quét tước, dọn dẹp tốt, thì ở lại đây với chúng tôi, cô sẽ Chẳng thiếu thứ gì.

Bạch Tuyết nói:

- Vâng em xin đa tạ.

Từ đó Bạch Tuyết ở với các chú lùn. Cô làm công việc nội trợ. Sáng sớm, các chú lùn vào mỏ lấy quặng và vàng cho đến chiều tối, Bạch Tuyết làm thức ăn sẵn để cho họ về ăn. Suốt ngày, cô ở nhà Một mình. Các chú lùn dặn cô:

- Cẩn thận đề phòng mụ gì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết Là cô ở đây. Đừng cho ai vào nhà đấy!

Hoàng hậu đinh ninh là ăn tim gan Bạch Tuyết rồi mụ chắc Rằng từ nay mình đẹp nhất đời.

Bà lại gương hỏi: Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Bà giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi Săn đã lừa bà và Bạch Tuyết còn sống. Bà lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Bà đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước. Sau bà tìm ra một kế: bà bôi mặt và ăn mặc giả làm một bà lão Bán hàng xén, không ai nhận ra được. Bà cải trang rồi vượt bảy Ngọn núi đến nhà bảy chú lùn kia, gõ cửa nói:

- Lão có hàng đẹp bán đây.

Bạch Tuyết nhìn qua cửa sổ nói:

- Chào bà, bà bán gì đấy?

- Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu.

Rồi mụ cho cô xem một chiếc ao lót chẽn bằng xa-tanh ngũ sắc. Bạch Tuyết nghĩ: "Bà này tử tế, mình cho vào được". Cô bèn mở cửa Cho mụ vào và mua chiếc áo lót.

Mụ bảo cô:

- Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho.

Bạch Tuyết không chút e ngại, để mụ buộc hộ. Mụ buộc thoăn Thoắt, thít chặt quá, Bạch Tuyết không thở được nữa, ngã lăn ra bất Tỉnh nhân sự.

Mụ nói:

- Thế là hết đời con đẹp nhất.

Rồi mụ vội vã ra về.

Tối đến bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết nằm xoài trên Mặt đất, không động đậy thì hoảng sợ lắm. Họ nhấc cô lên, thấy áo Lót buộc chặt quá, bèn cắt đôi ra. Cô lại khe khẽ thở, rồi dần dần Sống lại. Sau khi nghe cô kể chuyện vừa xảy ra, các chú lùn bảo cô:

- Con mụ bán hàng đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô Phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé. Về tới nhà, mụ dì ghẻ đến trước gương và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe nói vậy, hoàng hậu cảm thấy máu sôi lên vì căm giận, mụ Biết là Bạch Tuyết đã được cứu sống lại. Mụ nói: "Được rồi, thế nào Tao cũng lập mưu trừ được mày". Rồi mụ phù phép làm một cái lược Có thuốc độc và mặc giả làm một bà lão khác lần trước.

Mụ vượt bảy ngọn núi đi đến nhà bảy chú lùn, gỗ cửa và nói:

- Bà có hàng đẹp bán đấy.

Bạch Tuyết ngó qua cửa sổ, nói to:

- Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu.

Mụ già nói:

- Thì ai cấm con xem cơ chứ?

Rồi nó giơ cho Bạch Tuyết xem cái lược có thuốc độc.

Cô thích cái lược quá, xiêu lòng chạy ra mở cửa. Đôi bên thỏa Thuận mua bán xong, mụ già nói:

- Để bà chải cho đẹp nhé.

Bạch Tuyết chẳng ngần ngại gì, để cho mụ chải đầu. Lược mới đụng vào tóc, Bạch Tuyết đã bị độc, ngã lăn ra bất Tỉnh nhân sự.

Con mụ gian ác nói: - Thế là cái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma.

Rồi mụ bỏ đi.

May sao bấy giờ đã muộn. Chẳng mấy chốc, bảy chú lùn về. Thấy Bạch Tuyết nằm chết cứng dưới đất, họ nghi ngay thủ phạm Là mụ dì ghẻ. Họ tìm thấy cái lược trên đầu Bạch Tuyết. Vừa gỡ Lược ra thì Bạch Tuyết sống lại ngay, kể lại sự việc cho các chú Nghe. Các chú dặn cô phải cẩn thận. Bất cứ ai đến cũng đừng mở Cửa cho vào.

Hoàng hậu về nhà soi gương hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương vẫn trả lời như trước:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe thấy thế, hoàng hậu tức điên lên, nói:

- Con Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng Cam.

Mụ vào một cái phòng rất kín trong lâu đài, nơi không ai được Bước chân tới. Mụ tẩm thuốc độc vào một quả táo. Quả táo trông rất Ngon, nửa đỏ nửa trắng, ai thấy cũng muốn ăn, nhưng cắn một Miếng là chết tươi.

Sau khi đã chuẩn bị quả táo, mụ bôi mặt, ăn mặc giả làm một Bà nông dân, vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gỗ cửa. Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ, nói:

- Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi. Mụ nông dân kia bảo:

- Thôi cũng được. Tôi muốn đẩy chỗ táo này đi. Để tôi cho cô Một quả.

Bạch Tuyết nói:

- Không, cháu không được phép lấy gì đâu. Mụ già nói:

- Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra Làm đôi, cô ăn nửa đỏ đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé.

Mụ già bỏ thuốc độc vào quả táo rất khéo, chỉ nửa đỏ có thuốc Độc thôi. Bạch Tuyết thèm ăn quả táo quá, thấy mụ ăn táo mà Không sao cả, cô bèn cầm lấy phần mụ đưa. Cô vừa cắn một miếng Thì ngã lăn ra chết. Mụ gườm gườm nhìn cô, cười khanh khách, nói:

- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này những Thằng lùn hết đường cứu sống mày.

Khi về đến cung hoàng hậu hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ. Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên Mặt đất. Họ nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không. Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu tắm rửa cho cô, Nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả Bảy người ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn Chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô tươi, má cô ửng hồng như người Sống, thì nói: "Ai nỡ vùi cô xuống đất đen". Họ đặt xác cô vào một cỗ Quan tài bằng thủy tinh, trông rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ vàng, đề rõ cô là một nàng công chúa. Rồi họ đem quan tài lên núi, thay phiên nhau canh gác. Đến cả loài vật cũng đến viếng Bạch Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là một con chim bồ câu.

Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi như ngủ, da vẫn trắng như tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun.

Một hôm, có Hoàng tử đi rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin ngủ nhờ. Hoàng tử trông thấy trên núi có chiếc quan tài trong có Bạch Tuyết, ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo các chú lùn:

- Các chú để cho ta cái quan tài kia, muốn lấy bao nhiêu ta cũng trả.

- Hoàng tử có trả chúng tôi một núi vàng, một biển bạc chúng tôi cũng không bán.

Hoàng tử nói:

- Thế thì các chú biếu ta vậy, vì ta mà không được trông thấy Bạch Tuyết thì ta không thể sống được. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc Nàng, coi nàng là người yêu của ta.

Nghe Hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng cho. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên. Bạch Tuyết nôn miếng táo có thuốc độc ra.

Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi Nhỏm dậy, kêu lên:

- Trời ơi, đây là đâu?

Hoàng tử mừng rỡ nói:

- Nàng ở đây với ta.

Rồi Hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện. Hoàng tử nói tiếp:

- Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta, Nàng sẽ làm vợ ta.

Bạch Tuyết vui vẻ theo gót Hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử hành rất long trọng.

Mụ dì ghẻ gian ác cũng được mới đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng lẫy, đến gương soi và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần,

Nhưng bà hoàng mới muôn phần đẹp hơn.

Mụ gian ác chửi đổng một câu, sợ run lên. Mới đầu mụ toan không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, sốt ruột đi xem mặt cô dâu.

Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sợ quá đứng thần người ra, không nhúc nhíc được, rồi quả tim độc ác của mụ vỡ tan, Mụ lăn ra chết.

Câu chuyện kể về nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, bảy chú lùn tốt Và bà Dì ghẻ độc ác. Qua đó nói lên rằng những người lương Thiện, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, những kẻ độc ác sẽ bị Trừng phạt.

(sưu tầm)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:32 PM
Truyền thuyết Hằng Nga


Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.. Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử.
Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
(sưu tầm)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:33 PM
Trạng Lợn


Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Ðến đời ông Dương đình Lương thì xa xút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.
Hai vợ chồng ông này, tuy sống trong nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thực thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ trời sợ phật, chớ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.
Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.
Lương ông đáp:
- Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì lỡ dỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày.
- Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.
Ông khách mừng rỡ.
- Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.
Lương ông hẹn đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành, quí hóa. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp.
- Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.
Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.
Thì hóa ra ông nọ đi xem địa lý, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.
Tả Ao hỏi Lương ông:
- Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quí cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?
Lương ông đáp:
- Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.
Tả Ao gật đầu:
- Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt đất cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.
Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lươong ông lại càng cố tu nhân tích đức. Ðược gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ:
Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò Thần Ðồng. Lần nào đi chọ về Lương ông cũng thấy trong lúm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
- Thầy ơi lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.
Lương Ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
- Ờ để lần sau thầy mua quà cho con.
Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
- Ðứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.
Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
- Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.
Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chọ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Mua được bảy mươi hai lần thì Lương bà sanh được một con trai. Về sau này, người ta tính ra thì con trai của Lương ông sống được bảy mươi hai tuổi.
Ðứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.
Lương ông đặt tên cho y là Chung Nhi. Tục truyền vua Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy.
Nói về Chung Nhi lên ba tuổi thì triều đình mở khoa thi có hai ông Trạng Nguyên và Bảng Nhỡn vinh quy về qua làng Rùa. Chung Nhi ra xem, thấy thế, cười mà hỏi cha rằng:
- Ông kia là gì mà đột mão đẹp thế?
- Ông ấy là quan Trạng.
- Còn ông kia là gì?
- Ông ấy là quan Bảng.
- Vậy trong hai ông, ai hơn ai kém?
- Quan Trạng hơn quan Bảng.
- Thế thì ngày sau con phải làm quan Trạng.
Từ đó Chung Nhi chỉ mơ ước làm Trạng Nguyên bắt trẻ con làm cờ làm quạt rước mình như rước quan Trạng vinh quy bái tổ. Có người khách lạ, thấy thế, bĩu môi, bảo :
- Trạng dở hay Trạng Nguyên?
Chung Nhi đáp:
- Khách quen chẳng hóa khách lạ.
Khách thấy đứa trẻ đáp thế, giựt mình cho là lạ, bảo Lương ông nên cho Chung Nhi đi học.
Chung Nhi hỏi mẹ:
- Thầy đồ giỏi hơn Trạng Nguyên hay Trạng Nguyên giỏi hơn thầy đồ?
Mẹ trả lời:
- Trạng Nguyên giỏi hơn.
- Thế thì con không đi học thầy đồ đâu.
Mẹ khuyên:
- Muốn làm Trạng, phải đi học thầy đồ mới được.
Nghe mẹ nói thế, Chung Nhi mới chịu cắp sách đi học.
Lương ông làm gà thổi sôi mang sang thầy đồ xin làm lễ nhập tràng cho con. Thầy bảo Chung Nhi vào lễ, Chung Nhi: "Lễ ai ?"
Thầy nói:
- Lễ trình đức Thánh Khổng Tử.
Chung Nhi hỏi:
- Thánh Khổng Tử có hơn Trạng ?
Thầy nói:
- Nhất Thánh nhì Trạng
Bấy giờ Chung Nhi mới chị làm lễ.
Lúc xong, Lương ông bảo vào làm lễ thầy. Trạng cho là thầy kém Trạng, nhất định không chịu lễ. thầy bảo:
- Tiên học lễ hậu học văn.
Trạng chịu là phải, lúc bấy giờ mới chịu lễ thầy. Thầy lại bảo:
- Thứ nhất hay chữ, thứ nhì giữ đòn.
Chung Nhi không bằng lòng, nói:
- Phải đòn thì con không học đâu.
Lương Ông phải dỗ:
- Con chăm học thì không can gì phải đánh !
- Thế học mấy hôm thì thành Trạng ?
Thầy đồ nực cười:
- Học dăm ba ngày thì thành Trạng.
Chung Nhi tủm tỉm cười thích lắm.
Thầy đọc một câu trong Tam Tự Kinh cho Chung Nhi học "Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng".
Thầy đọc xong thì Chung Nhi quên liền mà đọc trẹo ra là: "thiên tích thong manh, thánh phù chỏng gọng" chỉ có câu ấy mà bảy tám ngày không thuộc. Thầy đồ giận lắm bắt nằm xuống đánh Chung Nhi không chịu nằm xấp, cứ nằm ngửa tênh hênh ra. Chung Nhi nói: "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng" sao thầy bắt con nằm xấp ?
Một hôm thầy đi vắng, có khách vào hỏi:
- Thầy có nhà không?
Chung Nhi nói vọng ra:
- Thầy đi vắng rồi, chỉ có Trạng ở nhà thôi.
Khách cười hỏi lại:
- Trạng học đến đâu rồi ?
Trạng nói văng mạng:
- Trời đấy cao sâu. Trên trời dưới đất đâu đâu cũng tường. Khách hỏi:
- Trời là gì? Ðất là gì ?
- Trời là thiên, đất là địa. Ông không học hành gì cả hay sao mà không biết ?
Khách giận mắng:
- Con cái nhà ai, mới nứt mắt đã láo xược ?
Chung Nhi vênh mặt ra :
- Ông tưởng ông giỏi thì tôi đố ông biết trên trời có gì và dưới đất có gì ?
- Trên trời có trăng, có sao, dưới đất có núi có sông chứ gì !
Trạng - từ giờ trở xuống Chung Nhi tự xưng mình là trạng.
Trạng cười khanh khách và nói:
- Ông này không học có khác, trên trời có hai người mà dưới đất có một người học trò chứ !
Khách hỏi :
- Trên trời có hai người là ai ? Mà dưới đất có một người là ai?
Trạng lại cười diễu khách một hồi lâu mới nói :
- Hai người là nhị nhân (chữ thiên có chữ nhị và chữ nhân). Còn dưới đất có một người là Sĩ (chữ Ðịa có chữ sĩ ở trong)
- Người sĩ ấy là ai vậy ?
- Là Trạng chớ còn ai nữa.
Khách ra về, lòng băn khoăn suy nghĩ về thằng bé không ngoan. Một hôm, Trạng tự nhiên bỏ học về nhà. Lương bà hỏi tại sao thì trạng nói:
- Tại con học hết sách rồi. Con về nhà để sửa soạn đi thi đây.
Thấm thoắt trạng được mười ba tuổi mà học quyển "Tam Tự Kinh" chưa thuộc. Lương ông rất buồn phiền.
Một hôm, hai cha con đi sang làng bên mua lợn tại nhà một vị quan hồi hưu. Quan ông đang ngủ, quan bà đi vắng. Ðợi cho quan dậy, Lương ông cùng con tiến vào. Ngái ngủ, ông quan thấy người mua lợn, đứng lên lấy tay chùi ngang mắt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi tóc rồi quay vào trong nhà.
Thấy thế, Trạng bảo cha cứ vào trong nhà mà bắt lợn, Lương ông hỏi tại sao thì Trạng đáp:
- Thì vừa đây quan đã bằng lòng rồi mà. Ngài lại nói cho biết giá cả lợn là bao nhiêu, cha không trông thấy à ?
- Quái, mày nói làm sao, chớ tao có thấy quan nói gì đâu?
- Quan không nói vì quan khinh cha con mình nghèo, nhưng quan ra hiệu bằng tay.
Bắt lợn xong, Trạng bảo người nhà quan cho Trạng nộp tiền. Người làm hỏi: "Thế anh đã thỏa thuận về giá heo với quan rồi à? Bao nhiêu?
Trạng đáp:
- Mười tám quan.
Người nhà quan la lên:
- Mười tám quan, rẻ quá. Ta phải vào bẩm quan mới được.
Tên người nhà vào bẩm quan thực. Ngài hét lên:
- Ai bán cho nó mười tám quan đâu.
Trạng nói:
- Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi ngang mắt rồi lại vuốt từ hàm rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát là gì?
Quan phì cười:
- Mày nhỏ mà biện bác giỏi. Thôi, tao cũng bán cho mày.
Mùa thu năm sau. Lương ông bị bịnh rồi mất. Trạng đói đi lang thang làng này xóm khác, hết rược chè lại cờ bạc. Mẹ buồn lắm. Trạng nói:
- Mẹ đừng buồn. Nay mai con đỗ trạng, tha hồ sung sướng. Mẹ cười:
- Cái thứ con có đỗ trạng họa chăng là Trạng Ăn, Trạng Rượu, Trạng Dổ Bác, Trạng Lông Bông.
Tức quá, Trạng vào gặp mẹ xin đi quyết đỗ trạng mới nghe. Một hôm, đến làng kia, Trạng gặp hai người học trò lều chõng đi thi. Trạng chắp tay hỏi:
- Thưa, hai ông đi đâu?
- Chúng tôi chảy kinh đây. Còn ông đi đâu ?
- Tôi cũng chảy kinh. Hay là ta cùng đi cho vui.
Vì trạng lém lắm, nên mọi tiền chi phí hai người học trò kia cũng chi đỡ trạng.
Ði đến một xóm kia thì trời tối. Có cái quán bên đường, cả ba cùng vào nghỉ đêm. Chẳng ngờ quán ấy lại là nơi tụ họp cờ bạc, đầu trộm đuôi cướp, chúng vẫn rình rập để cướp hành lý của ba nguời. Bất ngờ đêm ấy trạng lại nằm mê, bỗng dưng hét to lên :
- Ðây rồi, bắt chúng chói cả lại cắt tiết cho ta.
Bọn trộm cướp thấy thế cắm đầu bỏ chạy. Hai người học trò nghe đầu đuôi câu truyện cảm ơn trạng hết lời và phục trạng là người can đảm, có biết đâu rằng trạng nằm mê thấy lơn, đòi bắt trói lợn lại để đem làm thịt bán.
Hôm sau, ba người đi đến một làng kia, xin vào trọ đêm. Qua cổng thấy đề ba chữ "Thủ chư dự" lấy ở trong quẻ dự Kinh Dịch, trạng đọc thủ chư lại tưởng nghĩa là sỏ lợn, bảo hai ông kia:
- Tối nay, anh em ta có thủ lợn đánh chén.
Hai ông kia đùa:
- Ði đường xa mà có người lại cho nhắm thủ lợn, chẳng là may lắm sao !
Ngờ đâu tối hôm ấy họ vào trọ nhà ông thủ chi, nhân ngày xuân tế, ông pha một cái thủ lợn ra mời ba người đánh chén cho vui. Hai người bạn phục trạng biết việc sắp tới như thần và nói:
- Chắc là bác giỏi lý số, tiên tri lắm mà bác giấu chúng tôi.
- Không biết tiên tri, lý số, sao là trạng được.
Ðến một làng khác, thấy có một các bảng đề hai chữ "hạ mã", trạng đọc lầm là bất yên (vì chữ nho hai chữ hạ mã và bất yên gần giống nhau) trạng nói:
- Làng này bất yên.
Hai ông bạn tủm tỉm cười, không cải chính, và cũng chiều ý trạng không vào làng ấy. Thì vừa đi qua làng một lát, cả ba nghe thấy tiếng kêu la ầm ỹ, thì ra là đám cháy, cháy một lát một nửa làng ra tro.
Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thơ sinh, đề nghị làm thơ tức cảnh, Hai ông kia vẫy bút đề thơ nét bút như rồng bay phượng múa lời thơ hàm sức chứa chan ý vị. Thấy thế Trạng nghĩ "Mình không làm thơ thì chuế". Nhưng làm thơ thì biết làm thế nào. Ðánh liều. Trạng cũng viết "Thâm tinh lập lái" những vì dốt, Trạng lại viết thành "Thâm tinh huyền lý. Nhà sư đọc xong bốn chữ thấy nét không đẹp nhưng ý vị xâu xa, đập tay vào đùi bôm bốp thán phục trạng hết lời.
- Tuyệt tác ! Tuyệt tác ! "Thâm tinh huyền lý" tức là tình xâu xa, lẽ nhiệm mầu, hay quá ! Thật hợp cảnh nhà chùa.
Có biết đâu rằng chính ra trạng định viết bốn chữ "thâm tinh lập lái" tức là tiếng lóng của bọn lái lợn, có nghĩa là ba quan và mười hai quan.
Nhà sư lưu ba thày ở chùa trọng đãi và ngâm không tiếc bốn chữa thần của trạng và cũng ngâm luôn cả hai bài thơ của ông học trò cùng đi với trạng. Trạng cúi đầu nghe và chỉ một lát thì thuộc lòng cả hai bài.
Một hôm kia, ba người đi qua một trang trại, nhìn vào có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang hái hoa trong vườn, có hai thị nữ theo hầu. Trạng mê quá, lập mưu từ giã hai người bạn, rồi quay lại vẩn vơ ở ngoài trang trại để tìm cách được gần người đẹp. Hỏi thăm người chung quanh thì biết giai nhân tuyệt sắc nọ là con quan trí sĩ họ Bùi.
Bùi tướng công chỉ sinh được một mình nàng là con gái, đặt tên là Phấn Khanh...
Tình cờ hôm ấy, Bùi Tướng Công đang ngủ mơ màng thì có người trong mơ đang đánh thức giậy và bảo "ra ngay ngoài cửa để đón quan trạng".
Tỉnh giấc Bùi tướng Công vội đi thẳng ra cổng thì thấy trạng. Bùi tướng Công mời trạng vào nói chuyện.
Hoảng sợ trạng tưởng là Bùi tướng Công bắt trạng giam, trạng nói:
- Tôi là học trò, chảy kinh đi thi nhất định lấy cái trạng nguyên. Thấy trang trại của tướng công tươi tốt, tôi dừng chân lại ngắm chớ có tình ý gì đâu mà tướng công lại...
Vừa nằm mê thấy có người bảo ra cổng đón trạng bây giờ gặp ngay một người học trò chảy kinh quyết giựt lấy cái trạng nguyên. Bùi tướng Công tin ngay đúng người nầy là trạng, bèn giữ lại thiết tiệc ở Uyên Ương Ðình. Rượu ngà ngà say, Trạng súc cảnh sinh tình đọc vanh vách hai bài thơ của hai người bạn làm ở chùa mà trạng đã thuộc lòng. Bùi tướng Công lè lưỡi chịu là thơ hay, gọi tiểu thư lấy giấy bút lên chép lại để họa vần. Tiểu thư họa vần lại, lời thơ cũng không kém phần xuất sắc.
Ưng ý quá, Bùi tướng Công bèn ngỏ ý muốn gả con gái cho trạng. Trạng nghiêm tốn trả lời.
- Thưa tướng công, người con trai lấy công danh làm chính, chuyện vợ con là thứ yếu. Tướng công có lòng yêu, xin lãnh ý nhưng để cho khi nào đỗ trạng về mới có thể tính chuyện tiểu đăng khoa.
Tướng công phục trạng sát đất. Vào phòng riêng để nghỉ. Trạng bỗng thấy ở trên tường có một bức hoạ tiên ghi mấy chữ như sau: "Bát đao phân mê phấn", nghĩa là chữ Bát, chữ Ðao, chữ Phấn, chữ Mê, bốn chữ ấy chấp lại thành chữ Phấn. Bùi tiểu thư viết mấy chữ ấy là có ý đố ai đối được thì sẽ lấy làm chồng.
Vốn mù chữ, trong năm chữ ấy Trạng chỉ biết có chữ "Phấn" đoán là tên của tiểu thư; sẵn trên ấn có bút nghiên cũng vạch tên mình là "Chung" vào. Viết xong, nằm quèo ra ngủ. Ðến sáng, Phấn tiểu thư thấy chữ "Chung" tán ra câu đối là "Thiên lý trong kim chung", nghĩa là chữ Thiên, chữ Lý, chữ Kim chắp lại thành chữ Chung. Nàng nức nở khen hay và cho rằng chỉ có người này mới xứng đáng là chồng nàng. Bèn bày lễ ra giữa trời cảm tạ trời đất đã run rủi cho nàng được người chồng xứng đáng. Ðoạn nàng và trạng cùng làm lễ thề nguyền, lấy trời đất chứng từ cho mối duyên lành hiếm thấy.
Bùi tướng Công mừng rỡ sai đặt tiệc ở Thủy Ðình trên hồ Bán Nguyệt ăn mừng và đưa một mâm vàng cho Trạng để làm tiền lộ phí. Khi từ biệt. Phấn tiểu thư đưa cho chàng một phong thư. Ði được một quãng đường dở đọc thì là một bài thơ tứ tuyệt:
Bán nguyệt chi trung tương hội sứ,
Uyên ương đình nội bá bôi thi.
Nguyên quãn kiên sấn thanh vân lộ,
Tảo tháp hồi lai đan quế nhi.
Tạm dịch là:
Gặp nhau bán nguyệt hồ này,
Uyên ương đình nọ cùng nhau tạc thù.
Mong chàng sớm chảy đường cũ,
Bẻ cành đan quế cho phụ tấm lòng.
Xem thơ xong, hả quá, Trạng quên mất cả đường đi, rồi lạc vào một cái miếu hoang ở giữa đồng. Trong miếu có một ông cụ đầu râu tóc bạc đang ngồi uống nước. Trạng mon men lại gần cụ, ông cụ hỏi:
- Chảy kinh sao lại vơ vẩn vào đây ?
Trạng thưa là bị lạc đường. Ông cụ cầm cái gậy chọc vào bụng Trạng một cái và bảo:
- Muốn chảy kinh, hãy ngồi xuống bóp chân tay cho lão một lát, lão sẽ chỉ đường cho.
Trạng chịu liền. Bóp chân tay xong, Trạng hỏi:
- Bẩm cụ, thế bây giờ cụ đã bằng lòng chỉ cho cháu đường vào kinh chưa.
Ông lão cười khà khà.
- Ðâu có dễ dàng thế được. Lão hỏi thực,thầy chảy kinh làm gì ?
- Bẩm, để thi lấy Trạng nguyên.
- Tốt lắm. Nhưng muốn đỗ trạng nguyên, phải nghe lời lão.
- Thưa cụ, dạy làm sao ?
- Thầy phải cõng lão vào tới kinh thì thầy đỗ trạng.
Trạng lại chịu liền. Cõng ông lão một lát. Trạng nghe thấy ông lão hỏi:
- Thầy vào kinh đỗ trạng làm gì ? Sao không ở luôn Uyên Ương Ðình làm con rể Bùi tướng Công có hơn không ?
Trạng giựt nảy mình, quay lại hỏi:
- Ủa, sao cụ biết. Cụ là thần phải không ?
Ông cụ đáp.
- Ta chẳng phải là thần mà cũng chẳng phải là ma. Ta chỉ là một người đối với thầy có tiền duyên túc hải. Mai sau, ta còn có phen hậu hội. Nhưng ta bảo cho thầy biết thầy sẽ còn lận đận năm năm nữa, và hai năm nữa mới chiêm được trạng nguyên. Năm nay muốn đậu cũng chưa được vì kỳ thi hoãn.
Nhưng thầy nhớ lấy điều này: tháng giêng năm tới thầy nhớ ra ngồi ở thành phía Ðông thấy ai gieo mình từ trên xuống thì chạy lại cứu lấy và cõng chạy ngay đi, không cần hỏi han gì cả.
Nay lão hãy tạm dạy cho thày phép bói toán để làm kế sinh nhai và cũng là để tiện bề giao tiếp hầu rộng đường thi thố sau này với đất nước.
Mừng quá. Trạng chấp tay lạy cụ già và tôn làm thầy. Ông cụ dạy cho trạng đủ các cách tiên tri bói toán. Dạy đến đâu trạng nhớ đến đó. Thì ra từ lúc ông lão cầm cái gậy chọc và bụng Trạng, Trạng từ một người ngu dốt tối tăm đã hóa ra một người thông minh, học một biết mười.
Thấy Trạng đã giỏi, ông lão mới chống gậy đi vào rừng mất tích. Còn trạng thì mở một ngôi hàng bói toán. Tình cờ, lại gặp hai người bạn cũ. Hai người này nhờ Trạng bói cho một quẻ để biết khoa này có đậu hay chẳng. Trạng gieo quẻ bảo: "Quẻ này là quẻ quan long vô chủ, kỳ thi phải hoãn không có ai đậu mà cũng không có ai rớt".
Hai người bạn cho là trạng nói láo. Không ngờ năm ấy hoãn thi thực. Ai cũng xanh mặt chịu là trạng tiên tri trúng phóc như thần.
Một hôm có quan thượng thư trong triều mất con thiên lý mã, nghe đồn trạng bói cát hung đúng lắm, cho người ra mời vào dinh xem một quẻ. Thằng kẻ trộm thấy quan cho người ra xem bói lo lắm, bèn lẻn vào nhà trạng, đứng nghe trộm. Nguyên trạng thấy ông thượng thư cho người đến bói, lấy làm lo lắm, cả đêm trằn trọc suy nghĩ không ngủ được. Gần sáng trạng lấy quyển Tam Tự Kinh ra đọc đến câu "Mã ngửa ngực đương thử lực sức, nhân sở tự" thì đọc to lên.
Tên kẻ trộm tên là Tự, đứng nghe lỏm, thấy thầy đọc trúng tên mình, vội bỏ ra cắn rơm cắn cỏ lạy thầy đừng nói tên mình với quan thượng thư.
Trạng hét lên:
- Ừ, mày lấy cắp ngựa ngày nào và để đâu. Phải nói ngay thì tao tha tính mạng cho, không hô danh nữa.
Hôm sau, vào dinh quan thượng thư, Trạng reo quẻ suýt soa khấn vái rồi cứ lời tên trộm kể lại vanh vạch. quan thượng thư cho người đến nơi, quả thấy ngựa quý thưởng cho rất nhiều vàng bạc. Từ đó, trạng nổi tiếng như cồn, ai ai cũng phục trạng là trạng bói.
Một hôm trong cung, công chúa mất đôi vòng ngọc rất quí mang từ bên Tàu về. Nghe có trạng bói, Công Chúa cho mời Trạng vào xem một quẻ. Bí quá, Trạng "tranh thủ thời gian" bảo phải làm một cái lầu cao suy nghĩ và lạy trời lạy đất mới xem được quẻ bói này. Công Chúa cũng chịu. Trạng hẹn nửa tháng thể nào cũng tìm ra được thủ phạm. Nằm mười ngày ở trên lầu cao mà chẳng tính toán được gì mà cũng không tìm ra được mưu mẹo gì bịp công chúa Trạng buồn muốn chết, than thân : "Mình có ngờ đâu lại đến nước này. Một thằng ăn cắp một thằng chịu chết lây, thực là quýt làm cam chịu.
Bấy giờ tên thị vệ phụ trách canh gác tên là thằng Cam. Nửa đêm thanh vắng, nghe thấy trạng nói thế Cam sợ cuống lên, sụp xuống lạy trạng mà rằng: "Con cắn rơm cắn cỏ xin thầy tha cho, con chết dại chơi với thằng Quýt dính líu vào trong vụ này, nhưng bao nhiêu tội lỗi là do thằng Quýt cả chứ con tuyệt nhiên là chỉ theo đóm ăn tàn mà thôi. Thầy có trị tội thì trị tội thằng Quýt, chớ phần con, con xin thề là con không có tội. Thầy hô danh con ra, đức vua mà giết con thì quả là oan uổng quá.
Cố nhịn cười, Trạng quát lên. "Ừ, mày thú tội thì ta cũng tha cho, nhưng thằng Quýt nó ăn trộm ra sao, đôi vòng nó dấu ở đâu, mày cứ thực khai ra thì ta tha tội chết.
Thằng Cam kể vanh vách sự tình đầu đuôi cho Trạng nghe. Hôm sau, Trạng mời Công chúa lên lầu, reo quẻ rồi cứ lời thằng Cam khai mà thuật lại. Nhà vua cho bắt thằng Quýt thì nó thú tội, không sai một mảng.
Lấy lại được đôi vòng, công chúa đem vàng bạc thưởng cho Trạng Bói. Từ đó Trạng Bói thành một vị thần, bàn dân thiên hạ đều lắc đầu lè lưỡi chịu là một vị tiên xuống hạ giới.
Một hôm có ba người đi thi, nghe thấy danh tiếng của Trạng như thế, rủ nhau sửa một cái lễ để vào xem. Lúc trò truyện, mới biết ba người ấy là những người nổi tiếng: một người là Trạng Ăn, một người là Trạng Vật, một người là Trạng Cờ.
Trạng Bói reo quẻ xong, nói: "Bốn chúng ta tuổi còn trẻ, đường bay nhảy còn dài nhưng số còn lận đận vài năm nữa, phải chờ thời mới được".
Bốn người ở với nhau rất tâm đầu ý hợp. Mùa xuân năm ấy. Trạng Bói nhớ lời thần dặn, rủ ba trạng kia hằng ngày ra đứng ở cửa thành phía đông. Thì vào một đêm đông, khoảng canh ba, Hoàng cung tự nhiên bốc cháy, dân chúng nổi làm loạn, ngoài đường giặc cướp như rươi.
Thấy biến, bốn trạng đang đứng xem thì Trạng Bói trông thấy một người mặc áo xanh, nhảy từ mặt thành xuống đấy Trạng Bói không nói năng gì hết chạy ngay lại cõng người mặc áo xanh lên vai. Và chạy không quay đầu trở lại.
Người ấy là Vua Thánh Tôn.
Thấy có người cõng vua Thánh Tôn chạy trốn một bọn người mang võ khí hùa lại đuổi theo. Trạng Ăn, Trạng Vật và Trạng Cờ xông ra cản lại, thành ra Trạng Bói chạy thoát về mạn Chùa thầy.
Mấy hôm sau, tình hình lắng dịu. Trạng Bói cắt Trạng Ăn và Trạng Vật túc trực bên vua Thánh Tôn còn mình và Trạng Cờ thì hoá trang về thành xem xét sự tình. Ðến lúc bấy giờ mới biết là Nghi Dân tiếm vị và sát hại trung thần, may nhờ hai ông Nguyễn Sĩ và Ðinh Liệt chiêu binh mãi mã, trừ được Nghi Dân. Hai vị trung thần bèn tâu với Thư Hậu sai người đi tìm Thánh Tôn nhưng tìm đâu cũng không thấy.
Trạng Bói nghĩ kế, cho người môi giới với Thái Hậu mời ông vào xem bói. Trạng nói riêng với Thái Hậu đã cứu được nhà vua và hiện để ở chùa Thầy.
Mừng rỡ, Nguyễn Sĩ và Ðinh Liệt đem binh sĩ về chùa Thầy đón rước.
Vua Thánh Tôn phong thưởng cho hết thảy các công thần, ai cũng cảm ơn, riêng có Trạng thì cho chức tước gì cũng không lấy, chỉ xin ban cho hai chữ "Trạng nguyên".
Có quan đại thần quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, chức Trạng Nguyên chỉ dành riêng cho các bậc văn hay chữ tốt tài ba xuất chúng. Kẻ có công thì thưởng vàng bạc gấm vóc hay phong cho đến quan là cùng, không thể phong cho chức Trạng Nguyên.
Vua Thánh Tôn nói :
- Tài giỏi đến như trạng, văn chương nào bằng ? Ngài cứ phong Trạng là Trạng Nguyên.
Một hôm vua ngự giá đến chùa Thầy lễ tạ và ban cho các vị sư trụ trì rất nhiều vàng bạc để tu bổ lại chùa. Ðến khi sửa đến gác chuông, nhà vua đọc "Thiên lý trọng kim chung" rồi hỏi bách quan có ai đối được không. Tất cả đều đứng ra như phỗng".
Nhớ lại câu của Phấn Khanh tiểu thư, trạng liền đọc: "Bá đao phân mễ phấn". Vua hết lời ca ngợi Trạng là bực tài học siêu phàm và bảo:
- Ta phong cho trạng chức Trạng Nguyên quả thật là đúng quá.
Sau đó vua ban cho cờ biển, tặng rất nhiều bạc vàng và ba chữ. "Chân Trạng Nguyên" cho về vinh quy bái tổ.
Ði qua trang trại họ Bùi, Trạng rẽ vào lạy nhạc phụ, làm lễ thành hôn với Phấn tiểu thư rồi về nhà lạy mẹ. Lúc đó Lương Bà đã già lắm ! Phụng dưỡng mẹ mấy tháng, Trạng và Phấn tiểu thư cùng rước mẹ vào Kinh vì có chiếu chỉ khẩn cấp. Ðến nơi mới biết nhà vua cho vời Trạng đi dẹp giặc Xiêm La.
Trạng Lợn - tức Trạng Bói - mời Trạng Vật làm tiên phong trạng Cờ đốc thúc thủy lộ, Trạng ăn phụ trách bộ binh. Phấn Khanh cũng lĩnh ấn, đeo gươm theo chồng đánh giặc. Ta thắng trận, hai nước Xiêm Lào chịu hàng phục, năm năm lại mồi lần triều cống.
Năm ấy vua Tàu sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tôn. Như vua Tàu còn có ý muốn thử xem vua ta ra sao. Một hôm sứ Tàu rủ nhà vua đánh cờ. Vua lo lắm, gọi Trạng Lợn vào hỏi làm cách gì để thắng cờ. Trạng tâu:
- Bệ hạ cứ cho bầy bàn cờ ra giữa sân rồi sai Trạng Cờ ăn mặc giả làm lính che lọng đứng hầu. Trên lọng, dùi một lỗ thủng. Hễ Trạng Cờ xoay lọng, ánh nắng chiếu vào chỗ nào thì bệ hạ cứ nhắc quân đi vào chỗ ấy.
Vua khen phải sai lập bàn cờ. Quả nhiên đánh một lúc sứ Tàu bị dồn vào nước bí phải chịu thua.
Tuy vậy sứ tàu chưa chịu thôi. Hôm sau y lấy cây gỗ lớn ngầm đem bào nhẵn đầu đuôi như nhau rồi đố vua Thánh Tôn xem đầu nào là ngọn.
Vua lại hỏi Trạng, Trạng tâu:
- Bệ hạ chớ lo, hạ thần đã có cách.
Ðêm đến bèn sai người ra phóng uế bừa bãi vào mấy cây gỗ,. Sáng, Trạng kêu rầm lên là dơ bẩn bắt khiêng gỗ ra sông rửa và dặn hễ thả xuống hấy đầu nào chìm thì đánh dấu. Khi đem gỗ về, trạng ung dung chỉ vào đầu có dấu bảo đó là gốc.
Sứ Tầu lại càng tức, lấy cây gỗ bào nhẵn rồi sơn kín cả đi đề ba chữ "Hồ bất thực" rồi đố vua biết là cây gỗ gì:
Trạng ứng khẩu tâu vua:
- Hồ bất thực là cáo chẳng ăn, cáo chẳng ăn thì cáo đói, cáo đói thì cáo gầy, cáo gầy là cây gạo.
Sứ Tàu thua mấy lần than rằng:
- Ai ngờ nước Nam lại có nhiều nhân tài.
Từ đó, không dám dở trò gì nữa.
Về phần ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ một lần, Nhà vua cử trạng đi. Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ cùng đi theo.
Tới Tam Quan, quân canh không mở cửa, một lát đem ra một cái biển có viết chữ thập, lấy tay chỉ đông chỉ tây Trạng bực mình quay lại bảo viên phó sứ :
- Nó muốn dọc ngang thì khoanh cho nó một cái vòng tròn.
Thấy cái vòng tròn, quân Tàu giật mình nghĩ rằng: "Ta nói tung hoàng vũ trụ, thế mà nói biết đối lại là bao quát càn khôn. Giỏi thật !
Qua tam quan rồi, đến một quãng đồng bát ngát, trông thấy một ả con gái đương vạch quần đái, trạng bảo viên phó sứ:
- Chép đi !
Viên phó sứ thưa "Chép gì".
Trạng chặc lưỡi nói:
- "Nong tay chí bẹn đỏ hân hân".
Viên phó sứ nghễnh ngãng chép ra.
"Ðông Tây chí biện đỏ hân hân".
Khi đến Yên Kinh, quan sở tại ra đón vào rồi viết một vế câu đối. "Nam Bắc lai triều đố tể tể" rồi xin sứ đối cho. Trạng quay lại bảo viên phó sứ cứ giơ cái giấy biên lúc nãy đọc lên. Viên phó sứ đọc: "Ðông Tây chí biện đỏ hân hân".
Quan Tầu kinh sợ nói: "Thậy là Thần Ðồng phù thủy" chớ đâu lại có người giỏi đến thế.
Vua Tầu cùng các sứ dạo vườn ngự đầy hoa thơm cỏ lạ, dưới có hồ bán nguyệt, trên hồ có đình bác giác bốn bề bỏ trống giữa đình treo hai chữ ngự thi, đó là "chùng nhị". Vua Tàu hỏi sứ có biết đó là ý gì không. Trạng vô tình ứng khẩu đọc ngay "Phong nguyệt vô biên".
Vua Tàu có ý tả cái đình này gió trăng vẫn không tường. Thấy Trạng ứng khẩu nhanh nhẹn và thích ứng, vua Tàu phục sát đất.
Tháng năm năm ấy, trời không mưa, vua Tàu yêu cầu sứ ta lập đàn cầu mưa, Trạng nhân lời nhưng lo lắm vì không biến cầu bảo cách nào cho có mưa. Chợt nhơ tục bên ta thường bảo khi nào cỏ lang và rễ si trắng là trời sắp mưa. Trạng bèn bảo lập một cái chòi cao, trên dán la liệt các thứ bùa, các thứ bát quái, các vị sao, các vị thần ra trợ, một mặt sai người đi xem hễ thấy rau lang già, rễ si trắng thì về bảo ngay.
Vài hôm sau có người về báo tin rau lang già rồi, rễ si trắng rồi. Trạng lên đài xõa tóc chống gươm bài quyết rồi đọc một tràng toàn những tiếng lóng lái heo, ai nghe cũng không hiểu mô tê gì cả như mộc tinh, thâm tinh cổ tinh, kẹo tinh, chó... tinh rồi kết cục bằng loạt linh tinh beng, linh tinh beng ma, linh tinh quỷ... Ðoạn cầm một bình nước lấy mỗi cành lá vẩy lên trời, hét ba tiếng khóc ba tiếng. Lễ chưa xong thì sấm sét ù, mưa xuống như trút. Vua Tàu và các quan Tàu khiếp sợ và cho rằng gia cát Vũ Hầu ngày xưa nhất định không thể nào sánh kịp.
Hết hạn đi sứ, trạng được về nhưng vì phục tài của trạng ngài cố nằn nì trạng ở lại để dạy Hoàng tử. Trạng bèn sai lập một cái chòi thật cao, bắt Hoàng tử phải trèo lên. Vì sung sướng quen thân, Hoàng Tử mệt muốn chết, trèo lên tới lầu thì thở hồng hộc.
Trạng hét mắng, dặn Hoàng Tử sao không chào thầy lại đứng thở như bò. Như thế là hỗn, tiên học lễ nhiên hậu mới học văn. Trạng sai nẹt hoàng tử ra đánh, đánh rồi mắng, mắng rồi lại đánh, không dạy một chữ nào.
Thấy thầy dữ đòn quá. Hoàng hậu đành phải nói với vua Tàu xin để cho Trạng về kẻo "sứ Việt Nam nhớ nước nhớ nhà, cáu kỉnh đánh con mình có khi chết mất".
Thế là Trạng thành công trong việc thiết mưu lập kế để được vua Tàu cho về nước.
Về sau, Trạng Lơn được phong làm thượng quốc công, còn Phấn nương được phong làm Thất phẩm phu nhân, cả hai vợ chồng cùng ngao du sơn thuỷ đàn địch ca hát nay bến này, mai bến khác.

(sưu tầm)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:35 PM
Trạng Ăn

Ở Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, làng Tiên Châu xưa có một người tên là Lê Như Hổ, nhà nghèo mà học giỏi, nhưng ăn khỏe quá, mỗi bữa ăn một nồi bảy cơm (đáng lẽ mười người ăn mới hết) mà không no. Cha mẹ ông không kiếm đủ cho con ăn, buồn lắm, phải cho Lê Như Hổ gửi rể một nhà giàu ở làng Thiên Thiên.
Ở nhà vợ, Lê Như Hổ ăn mỗi bữa một nồi năm, nhưng không dám đòi thêm, sợ cha mẹ vợ buồn. Vì thế, ông không mạnh nên việc học hành có ý hơi lơ đãng. Bố mẹ vợ phàn nàn với bố mẹ đẻ Lê Như Hổ.
Ông bố đẻ mới hỏi:
- Chớ tôi hỏi thực ông, mỗi bữa ông cho cháu ăn uống ra sao?
- Mỗi bữa, tôi cho cháu ăn một nồi năm.
- Thảo nào! Nhà tôi tuy nghèo mà còn phải cho cháu ăn mỗi bữa một nồi bảy. Ông cho cháu ăn ít nên nó biếng nhác là phải lắm. Ông thử cho cháu ăn thêm coi.
Ông bố vợ nghe lời, về cho con rể ăn mỗi bữa một nồi bảy. Lê Như Hổ học có ý chăm hơn trước một chút thôi. Mẹ vợ thấy con rể như thế phàn nàn với chồng:
- Ăn một nồi bảy cơm mỗi bữa mà tối đến chỉ học được dăm ba tiếng. Ông khéo lựa rể quá. Cái ngữ này chỉ ăn khỏe cho mập thôi, chớ có gượng mà học cũng chỉ là học lấy lệ, chớ chẳng trông cậy gì được đâu.
Ông bố vợ nói:
- Nó ăn khỏe tất có sức hơn người. Trời cho nhà mình đủ ăn thì cứ việc gì nói ra nói vào lôi thôi.
- Ông nói tức anh ách. Cứ ăn khỏe thì làm việc khỏe hay sao? Thì đấy, nhà ta có mấy mẫu ruộng bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu người đấy, ông nó đi dọn xem có được không nào.
Lê Như Hổ nghe thấy mẹ nói thế, tức quá, hôm sau ăn cơm sáng xong vác con dao phát bờ ra ruộng. Ðến nơi thấy, có cây cao bóng mát, ông nằm ngủ một giấc say sưa. Mẹ vợ đi chợ về qua đấy, thấy con rể gối đầu lên gốc cây ngáy pho pho, lật đật chạy về nhà gắt với chồng:
- Kìa, ông ra ruộng mà xem con rể ông kia. Tưởng là ăn xong vác dao ra ruộng làm gì, hóa ra ngủ khoèo. Ông còn bảo tôi thổi thật nhiều cơm cho nó ăn nữa hay thôi?
Bà lôi cho được ông chồng ra ruộng để xem tận mắt thằng con rể ăn khỏe mà "lười chẩy thây chẩy xác" ra. Bất ngờ ra đến nơi thì cả hai ông bà đã thấy ruộng sạch quang cả rồi. Thì ra trong khi bà mẹ vợ từ ruộng về nhà, ngầy ngà cãi nhau với chồng thì Lê như Hổ đã thức giấc, cầm dao phái cỏ như điên. Cỏ hoang bụi rậm đều bị chặt phăng phăng, thậm chí có những cái vũng lầy có cá cũng không kịp chạy, chết nổi lều bều cả lên mặt nước.
Ðến lúc ấy, bố mẹ vợ Lê Như Hổ mới biết kỳ tài của con rể. Cũng từ hôm ấy, bà mẹ vợ bữa nào cũng thổi riêng một nồi mười cho rể ăn cho đủ no thì quả Lê Như Hổ học hành không biết mệt.
Một hôm, mẹ vợ Lê Như Hổ sai Lê Như Hổ đi kêu thợ về gặt lúa. Lê Như Hổ bảo:
- Mẹ ở nhà cứ thổi cơm sẵn, con kêu họ về, họ ăn xong là làm việc liền.
- Con kêu thợ gặt, nhưng không ai chịu làm. Thôi, để con ăn xong, làm một mình cũng được.
Nói xong, Lê Như Hổ ngồi ăn hết cả một nồi hai mươi. Bố mẹ vợ trông thấy phát sợ, hỏi:
- Con ăn như thế không sợ bể bụng ra?
Lê Như Hổ cười:
- Con ăn một nồi hai mươi cũng như người ta ăn ba bốn chén. Cha mẹ đừng lo, ăn xong, con đi làm liền. Con xin cam đoan làm một mình đến chiều tối thế nào cũng xong.
Ăn xong nồi hai mươi, Lê Như Hổ đem liềm hái và gánh đòn càn ra ruộng. Quá trưa, đến chiều thì xong hết. Lê Như Hổ bó lúa lại làm bốn gánh chất cả lên đòn càn quảy về luôn một lúc. Bao nhiêu thợ cấy thấy ông một mình gánh nhiều như thế mà cứ đi phăng phăng như không, đều phải lắc đầu le lưỡi.
Từ đó, bố mẹ vợ Lê Như Hổ hết sức quí mến Lê Như Hổ.
Hồi ấy ở một làng gần đấy, nhân tiết xuân có mở hội đánh vật hàng năm. Năm nào. Lê Như Hổ cũng đến phá giải. Ðô vật nào thấy ông cũng đều chịu thua, vì ông ta mạnh như hổ, không ai sánh kịp (vì thế mới có tên Như Hổ).
Võ đã giỏi, văn ông lại hay. Từ ngày được bố mẹ vợ cho ăn no, Lê như Hổ học hành tấn tới một cách lạ kỳ. Năm ba mươi tuổi, văn ông đã lừng lẫy hết cả vùng Hưng Yên, sang đến Thái Bình, Nam Ðịnh. Ông đỗ tiến sĩ trong thời Quang Hòa nhà Mạc.
Bấy giờ có một người đỗ đồng khóa với Lê Như Hổ, tên là Nguyễn Thanh, người huyện Hoàng Hóa, tỉnh thanh Hóa. Một hôm, Nguyễn Thanh nói với Lê Như Hổ về nhà của mình:
- Nhờ trời, tôi cũng khá, chẳng giàu có gì nhưng ăn cả đời chưa hết.
Lê Như Hổ nói:
- Cả gia tài của bác, may ra chỉ đủ cho tôi ăn vài tháng.
Nguyễn Thanh nghe thấy nói thế, cho là Lê Như Hổ đùa giai, bèn nói:
- Bác khinh tôi quá. Cả gia tài tôi như thế mà bác bảo chỉ đủ cho bác ăn ba tháng. Bác không sợ mang tiếng nói dóc sao?
- Dóc hay không, chẳng cần nói lôi thôi làm gì? Hôm nào bác thử mời tôi ăn một bữa xem sao.
Thấy Lê Như Hổ thách như vậy Nguyễn Thanh mời liền.
Lê Như Hổ một hôm đến nhà Nguyễn Thanh thực nhưng chẳng may hôm ấy Thanh lại có việc quan vắng nhà.
Như Hổ đi thẳng vào nhà nói với vợ Nguyễn Thanh:
- Tôi với quan Nghè đây là bạn tâm giao, hôn nay có việc qua đây vào thăm bác và nhờ bữa cơm.
Bà vợ Nguyễn Thanh ân cần tiếp rước, một mặt gọi gia đình đầy tớ làm heo làm gà, một mặt hỏi Lê Như Hổ có bao nhiêu quân lính để liệu đầu người mà thổi nấu.
Lê Như Hổ nói:
- Thưa phu nhân, không có bao nhiêu, chỉ có độ hơn ba mươi người.
Bà Nguyễn Thanh sai làm ba mươi heo, dọn bảy tám mâm cỗ ra mời Lê Như Hổ dùng cơm, nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy quân lính nào vào ăn cả. Lê Như Hổ cười mà bảo:
- Ối chao, họ không tới thì mặc, để tôi ăn cả cũng được.
Nói rồi ông ngồi ăn hết cả bảy tám mây cỗ, chỉ một lát thì làm bay hết cả mấy nồi hai mươi cơm, hai con heo, mấy mâm sôi, còn gà vịt, rau cải không thèm kể.
Ăn xong, Lê Như Hổ từ tạ ra về.
Ðến chiều tối, ông Nguyễn Thanh trở về, bà vợ kể chuyện lại và lè lưỡi sợ ông bạn ăn khỏe như thần, Nguyễn Thanh vỗ đùi bảo:
- Thôi, Lê Như Hổ rồi!
Bà vợ nói:
- Ờ, đúng đấy, ông ta ăn như hổ. Tôi ở nhà dưới nhìn lên thấy ông ta sới cơm ra chén chỉ và một miếng thì hết, còn sôi thì ông ta chỉ ăn độ mười miếng thì hết một mâm.
Một bữa khác, Nguyễn Thanh đi qua làng Lê Như Hổ, bước vào nhà thăm, nhân thể để tạ lỗi, Lê Như Hổ sai người nhà cũng làm ba con lợn, thổi năm sáu mâm sôi, ba bốn nồi hai mươi cơm, y như hôm vợ ông Nguyễn Thanh đã đãi mình để đãi lại Nguyễn Thanh. Mỗi người ngồi riêng một bàn. Lê Như Hổ ăn hết bàn mình mà Nguyễn Thanh thì ngắc ngứ ăn chưa hết một phần sáu. Lê Như Hổ đành lại phải ăn giùm cho Nguyễn Thanh. Ông Thanh hỏi:
- Thế thì gia nhân đầy tớ còn gì mà ăn nữa?
Lê Như Hổ nói:
- Gia nhân thổi cơm và nấu đồ riêng để ăn rồi. Ông không cần phải lo.
Nguyễn Thanh chắc lưỡi than:
- Ông ăn như thế, mấy lúc mà hết nghiệp. Ngày xưa, ông Mộ Trạch nổi tiếng là người ăn khỏe mà chỉ ăn hết mười tám bát cơm, mười hai chén chanh là cùng. Bây giờ thấy ông ăn, mới biết ông Mộ Trạch còn kém ông xa lắm.
Hai người cùng cười ầm cả lên. Về sau, Lê Như Hổ làm đến thượng thư, được vua phong làm Thiếu bảo Lữ Quốc Công, thọ bảy mươi tuổi.

(sưu tầm)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:37 PM
Ăn Trộm Mèo

Nhà vua có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc bằng xích sắt, nhốt lại. Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Mèo nhà vua quen ăn miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau. Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra. Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai làm thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:40 PM
Tất Cả Đều Câm Điếc

Sinh thời, lúc còn thanh niên, nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh không ưa gì chuyện cử nghiệp bởi chính ông là người luôn châm chọc cái cảnh phải luồn cúi của các "Bậc công hầu". Vì vậy, mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng, tìm cách nói lãng sang chuyện khác. Lần ấy vì nể thầy học, lời khuyên của bạn bè, và lòng kỳ vọng của dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh nhật con trai, các quan trường bèn nảy ra ý định nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thi nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: Bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca công đức của chúa và sự an vui của mọi người, nhưng nghĩa ẩn của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân".
(Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường ngu chi đức".
(Nghĩa là: Trên cũng vui vậy thay, dưới cũng vui vậy thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu).
Mới nghe đọc lên lần đầu chúa Trịnh đã khen: Hay quá, người làm hai câu này thật xứng đáng cho giải nhất!
Quan chủ khảo đứng bên cạnh cũng đã từng nghe danh tiếng của Quỳnh, liền tâu với chúa:
- Khải chúa? Trong hai câu ấy, thần thấy có ẩn cái ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy có gì mà không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thần xin nói, hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm, thì rõ ràng là câu chưởi tục.
- Chưởi tục cũng không sao, mà người cứ trình bày ta nghe thử!
- Vậy thần mạo muội thưa:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ"
Nghĩa là "Trên cũng câm, dưới cũng câm" (thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ!). Còn " đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan lại dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".
- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai", nghĩa là "Đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai".
(Ung tai tức thối tai, là cả trên dưới đều là một lũ điếc đấy ạ). Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đầu lai Đường ngu chi đức" nghĩa là hắn bảo " ỉa vào đầu lũ nha lại dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".
- Lão quát! Thật láo quá! Vậy thì nên xử lý như thế nào?
- Khải chúa! Đối với Quỳnh phải hết sức thận trọng. Không thể bắt bẻ hắn ta, vì trên giấy trắng mực đen không thể luận tội được. Chí có một cách bí mật đánh hỏng y. Thần là chủ khảo, nên điều ấy không khó, xin chúa hãy yên lòng.
- Mà đánh hỏng Quỳnh có nghĩa là làm theo đúng ý của Quỳnh đâu có cần đỗ đạt. Quỳnh đi thi là để đáp lại tấm thịnh tình của mọi người thân, lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "Chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:41 PM
Đối Đáp Với Đoàn Thị Điểm

Thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy học là Đoàn Thị Điểm là người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ.
Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất giỏi văn thơ nhất là ứng đối. Có lần Quỳnh từ phố Mía về, Thị Điểm thấy Quỳnh đang ngồi, liền ra ngay một vế đối có ý trêu:
"Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường." (kẹo tiếng địa phương còn có nghĩa là kéo lại).
Gặp câu đối ra toàn mía, mật kẹo, đường, Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối, bí quá,
đành phải đánh bài chuồn.
Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau:
- "Da trắng vỗ bì bạch!". (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).
Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm.
Một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một câu:
"Hai người ngồi song song hai cửa sổ." (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa). Lại một lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác.
Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào... Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy học về tội sàm sỡ.
Vế đối ra như sau:
"Trướng nội vô phong phàm tự lập."
(Trong phòng không có gió mà cột buồm lài dựng lên)
Lần này Quỳnh đối được ngay:
"Hưng trung bất vũ thủy trường lưu"
(Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài).
Lần đó Quỳnh thoát tội.
Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:
- Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Long là lỏng lẻo, chữ Hán long nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên).
Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được.
Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối mhư sau:
- Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử (Thử chữ hán nghĩa là chuột, mà chữ chuột cũng đã dùng trên).
Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng họa.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:43 PM
Dòm Nhà Quan Bảng

Tương truyền rằng Quỳnh sinh cùng thời với nữ sĩ nổi tiếng, người đã dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn ra thơ Nôm là Đoàn Thị Điểm.
Ngày ấy, Quỳnh đã thành niên, nhà quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài liền cho bắt vào hỏi:
- Anh kia, anh muốn gì mà cứ thậm thò thậm thụt vào ra nơi đây?
Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng.
Quan Bảng ra một câu:
- "Thằng quỷ ôm cái dấu đứng cửa khôi nguyên."
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- "Con mộc dựa cây bàng dòm nhà Bảng nhãn."
Quan Bảng ngạc nhiên vô cùng. Câu đối phải nói vào loại "Hóc" thế mà Quỳnh đọc ngay không cần nghĩ ngợi gì chứng tỏ phải là người thông minh xuất chúng. Ông có bụng yêu, bèn giữ Quỳnh lại nuôi cho ăn học. Từ ngày đó, như rồng gặp mây, Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc mẫu. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh là tài giỏi hơn cả.
Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận.
Quỳnh biết rằng cô Điểm chắc vào tay mình rồi, thỏa được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị lại không ưa kiểu chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai. Chính vì vậy mới có những cuộc đối đáp lý thú về sau này...

trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:44 PM
Trả Ơn Bà Chúa Liễu

Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thí. Đường đi qua đền Sòng, Quỳnh vào yết Chúa Liễu, xin Chúa phù hộ cho, đỗ thì xin trả lễ. Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh quy về, Quỳnh mua một con bò mẹ, một con bò con đem đến lễ. Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con bò mẹ đến buộc vào tay ngài mà khấn rằng:
- Chúa có lòng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con bò để trả lễ. Xin Chúa nhận cho. Chúa là chị, xin lễ con lớn, còn con nhỏ, em xin đem về khao dân
Nói rồi, dắt bò con về. Con bò mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai Chúa đổ lổng chổng, lộng gãy cả. Quỳnh cười nói:
- Chị thương em nghèo, trả không lấy, thì em xin đem về vậy.
Nói rồi dắt cả hai mẹ con bò về.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:46 PM
Chúa Liễu Mắc Lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.
Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!
Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:
- Chị lấy thế em còn gì được nữa !
Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.
Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:47 PM
Phơi Sách, Phơi Bụng

Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi:
- Thầy làm gì thế?
Quỳnh đáp:
- À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc
- Sách ở đâu?
Quỳnh chỉ vào bụng:
- Sách chứa đầy trong này!
Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về.
Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách...
Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước...
- Hôm nay được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc
Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói;
- Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc gì có sách mà phơi!
Lão trố mắt kinh ngạc:
-Sao thầy biết?
Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão:
- Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu "Ong óc" đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn... Chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi.
Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:48 PM
Chuyện Dê Đực Chửa

Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:
- Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể:
- Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế...
Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng:
- Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được?
Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang nghiêm:
- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa!
Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình vẫn nghe đồn.

Trích truyện Trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:50 PM
Đất Nứt Con Bọ Hung

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.
Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:
- Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!
Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:
- "Lợn cấn ăn cám tốn."
Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:
- "Chó khônss chớ cắn càn."
Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:
- Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!
Nói xong Tú Cát đọc ngay:
- "Trời sinh ông Tú Cát!"
Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:
- "Đất nứt con bọ hung!"
Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.

Trích truyện trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:51 PM
Đầu To Bằng Cái Bồ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.
Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo:
- Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng cái bồ!
Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã mờ, Quỳnh bảo:
- Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!
Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:
- Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!
Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

Trích truyện Trạng Quỳnh

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:54 PM
Cô Bé Lọ Lem
(http://www.vietcungvui.com/viewtopic.php?f=84&t=2736&start=0)


Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một Cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc.
Bố lại hỏi:
- Thế Lọ lem con muốn gì nào?
- Thưa bố, trên đường về, có cành cây nào va vào mũ bố thì xin Bố bẻ cho con.
Bố mua về cho hai con vợ kế quần áo đẹp và ngọc. Trên đường Về, khi đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va phải ông và lật Mũ ông. Ông bẻ cành ấy mang về. Tới nhà, ông cho hai con vợ kế Quà chúng xin và đưa cành dẻ cho Lọ lem. Lọ lem cảm ơn bố, đến Mộ mẹ trồng cành dẻ lên, khóc lóc thảm thiết, nước mắt rơi xuống Tưới ướt hết cành lá. Cành lớn rất mau thành một cây đẹp. Mỗi Ngày, Lọ lem đến đó ba lần, lần nào cũng có con chim trắng tới đậu Trên cây. Hễ cô ngỏ ý mong ước thứ gì thì chim vứt thứ ấy xuống Cho cô.
Một hôm, nhà vua mở hội ba ngày liền, mời tất cả các thiếu nữ Xinh đẹp trong nước đến để Hoàng tử kén vợ. Hai cô con vợ kế nghe Nói là mình cũng được đi thì mừng mừng rỡ gọi Lọ lem đến bảo:
- Mày hãy chải đầu đánh giày cho chúng tao, cài giày cho chắc Để chúng tao đi cho chắc để chúng tao đi lea cưới ở cung vua. Lọ lem khóc lóc vâng lời, vì chính nó cũng muốn được đi cùng Để nhảy. Nó xin mẹ kế cho đi. Mẹ kế bảo:
- Đồ Lọ lem bẩn thỉu nhơ nhuốc mà cũng đòi đi dự hội à! Mày Làm gì có giày, có quần áo đâu mà nhảy?
Nó xin mãi thì mẹ kế bảo:
- Tao đổ một đấu đỗ xuống tro. Cho mày nhặt hai tiếng đồng Hồ, xong thì đi. Cô đi cửa sau vườn gọi:
- Hỡi chim câu ngoan ngoãn, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim Trên trời, hãy lại đây nhặt giúp em, đỗ ngon thì bỏ vào nồi, đỗ xấu Thì bỏ vào cổ họng.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ nhà bếp vào, Theo sau có chim gáy, rồi đến tất cả các chim trên trời rào rào bay Tới đậu xuống quanh đống tro. Chim bồ câu gật gù rồi bắt đầu mổ Lia lịa, những chim khác cũng mổ lia mổ lịa, nhặt đỗ tốt bỏ vào nồi. Chỉ non nửa tiếng đồng hồ, chim đã làm xong xuôi cả và bay đi. Cô Gái mang đỗ đến cho gì ghẻ, chắc mẩm được đi dự hội. Nhưng gì ghẻ Bảo:
- Toi công thôi, Lọ lem ạ! Mày không đi cùng được đâu vì mày Làm gì có quần áo mà nhảy? Chẳng nhẽ làm chúng tao xấu mặt vì Quần áo của mày à?
Nói rồi, mụ quay phắt đi, vội vã cùng hai đứa con gái đài các ra Đi.
Ở nhà không có ai, Lọ lem ra mộ mẹ, đến gốc cây dẻ gọi: - Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em.
Chim liền ném xuống cho cô một chiếc áo bằng vàng bằng bạc Và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai em không nhận được ra cô, tưởng là một nàng công Chúa nào xa lạ vì cô mặc áo vàng trông đẹp lộng lẫy. Chúng không Ngờ chút nào đó là Lọ lem, đinh ninh là cô vẫn lúi húi nhặt đỗ trong Đống tro. Hoàng tử lại đón cô, cầm tay cô nhảy. Chàng không muốn Nhảy với ai khác nữa, và không chịu rời tay cô ra. Có ai đến mời cô Nhảy thì chàng nói:
- Đây là bạn nhảy cùng tôi.
Cô nhảy đến tối thì xin về. Hoàng tử ngỏ ý muốn đưa cô về vì Chàng muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Cô gỡ tay Hoàng tử ra và nhảy vào chuồng bồ câu. Hoàng tử đợi đến khi ông bố Đến liền bảo cô gái lạ mặt đã nhảy biến mất vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ: phải chăng là Lọ lem?
Cụ bắt mang đến cho cụ rìu và mai để cụ chẻ tan chuồng ra. Chẻ xong chẳng thấy có ai ở trong. Họ về nhà thì thấy Lọ lem mặc Quần áo nhem nhuốc ngồi trong đống tro, một ngọn đèn dầu tù mù Cháy trên lò sưởi. Thì ra Lọ lem đã nhảy phắt ra khỏi chuồng bồ Câu, chạy vội đến cây dẻ, cởi quần áo đẹp ra để trên mộ. Chim Xuống cất đi ngay. Rồi cô lại mặc quần áo xám xì vào, ngồi trên Đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại tiếp tục. Bố mẹ và hai em đi khỏi, Lọ lem lại Đến cây dẻ gọi:
- Cây ơi, hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em.
Chim lại thả xuống một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô Mặc quần áo ấy đến dự lễ. Cô đẹp quá, làm mọi người ngẩn người Ra. Hoàng tử đã đợi cô, liền cầm tay cô và chỉ nhảy với cô thôi. Các Người khác đến mời cô nhảy thì Hoàng tử bảo: "Đây là bạn nhảy Của tôi".
Đến tối, cô xin về, Hoàng tử đi theo xem cô đến nhà nào, cô vội Gạt Hoàng tử ra chạy vào vườn sau nhà. ở đấy có một cây lê to rất Đẹp, chi chít những quả ngon lành. Cô trèo lên nhanh như sóc rồi đi Đâu mất. Hoàng tử đợi đến khi ông bố đến bảo:
- Cô gái lạ mặt đã đánh tháo khỏi tay ta. Có leo cô ấy nhảy lên Cây lê rồi.
Ông bố nghĩ: - Phải chăng là Lọ lem!
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng có ai trên Cây.
Cả nhà vào bếp thì thấy Lọ lem nằm trong đống tro như không Có việc gì xảy ra. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem Trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc quần áo xám xì vào. Đến ngày thứ ba, bố mẹ và các em đi khỏi, Lọ lem lại ra mộ mẹ Bảo cây:
- Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em. Chim liền nhả xuống một bộ quần áo lộng lẫy nhất đời và một Đôi hài toàn bằng vàng. Khi cô mặc vào đi dự lea, mọi người cứ thần Người ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì Chàng nói:
- Đây là bạn nhảy của tôi.
Đến tối, Lọ lem xin về. Hoàng tử định đưa về, nhưng cô lẩn Nhanh như cắt, Hoàng tử đã nghĩ ra một mẹo là cho đổ nhựa thông Lên thang. Khi cô nhảy đi thì chiếc giày bên trái dính lại. Hoàng tử Cầm lên thì thấy chiếc hài xinh đẹp toàn bằng vàng. Hôm sau, Hoàng tử mang hài đến tìm ông bố bảo:
- Ta chỉ lấy ai chân đi vừa chiếc hài này thôi. Hai chị có đôi chân đẹp nên mừng lắm.
Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không Đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá. Mẹ liền đưa cho cô con dao bảo:
- Mày cứ chặt ngón cái đi. Mày thành hoàng hậu rồi thì cần gì Đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt ngón cái, nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu Đau, đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm vợ đặt lên ngựa Cùng về. Khi đi qua mộ thì đôi chim câu đậu trên cây dẻ kêu lên: Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Chiếc hài vấy máu.
Vì chân dài quá
Nên phải chặt chân
Chính cô dâu thật
Vẫn ở trong nhà!
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu chảy, liền quay ngựa Lại, đưa cô về nhà trả lại cho bố mẹ cô. Hoàng tử bảo không đúng là Cô dâu thật, rồi cho cô em thử hài. Cô em thử hài thì may sao các Ngón vào được lọt cả. Nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cho Con dao bảo:
- Mày cứ chặt đi một miếng gót chân. Mày mà được làm hoàng Hậu thì chả bao giờ phải đi chân nữa.
Cô gái chặt một miếng gót chân, cố đút chân vào hài, cắn răng Chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử đặt cô dâu lên ngựa đi. Đi qua cây dẻ đôi chim câu Đậu trên cành hót:
Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Chiếc hài vấy máu.
Vì chân dài quá
Nên phải chặt chân
Chính cô dâu thật
Vẫn ở trong nhà!
Hoàng tử nhìn xuống thấy máu ở hài chảy ra, thấm đỏ cả tất Trắng, quay ngựa, mang cô dâu trả về nhà bố mẹ cô mà bảo:
- Đây cũng chưa phải cô thật. Ông còn cô con gái nào khác Không?
Ông bố đáp:
- Thưa Hoàng tử không ạ. Chỉ có con Lọ lem bé tí, xanh xao là Con vợ cả đã chết. Thứ nó thì chả làm cô dâu được!
Hoàng tử bảo cứ cho gọi ra. Dì ghẻ thưa:z - Thưa hoàng tử, không nên. Nó bẩn thỉu quá, trông tởm lắm. Hoàng tử nhất định đòi Lọ lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi Chân tay, đến cúi chào Hoàng tử. Hoàng tử đưa cho chiếc hài. Cô Ngồi lên ghế đẩu, rút chân ra khỏi chiếc guốc gỗ thô kệch, đút chân Vào chiếc hài vừa như in. Cô đứng dậy, Hoàng tử thấy mặt thì nhận Ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn phán:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai con sợ quá, tái mặt đi. Hoàng tử đặt Lọ lem lên Ngựa đi. Khi qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Cúc cu, hãy trông kìa!
Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Hài không có máu
Vì hài vừa quá
Không phải chặt chân
Đúng cô dâu thật
Hoàng tử đưa về.
Hót xong, đôi chim câu bay khỏi cây, xuống đậu trên vai cô Lọ Lem, một con bên trái, một con bên phải.
Câu chuyện kể về một cô bé bị bà dì ghẻ đối xử rất độc ác Nhưng rồi cô được hưởng hạnh phúc. Qua đó nói lên rằng ai sống Nhân hậu thì luôn được giúp đỡ và được hưởng hạnh phúc, ai sống Độc ác thì sẽ bị trừng trị. Câu chuyện đồng thời ca ngợi ca thiện và Cái thiện luôn chiến thắng cái ác.


Kết Thúc (END)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:56 PM
Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Ngày xưa có một cô bé thùy mị, ai thấy cũng yêu. Yêu nhất vẫn là bà, có gì bà cũng đem cho cháu. Bà cho cháu một chiếc khăn Quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn hợp với cô quá đi mất, đi đâu cô Cũng quàng. Vì vậy người ta gọi cô là Cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ bảo cô:
- Khăn đỏ con ạ, đây có miếng bánh và chai rượu vang. Con Mang đến cho bà nhé. Bà ốm yếu, mang biếu bà để bà xơi cho lại Người. Con đi đi kẻo lát nữa nắng. Con đi cho ngoan, đừng có đi Lung tung ra khỏi đường cái kẻo vỡ chai, không có gì mang đến biếu Bà. Vào buồng bà thì con nhớ chào bà, đừng có vội mắt là mày lét Nhìn khắp các xó nhà.
Khăn đỏ bảo mẹ:
- Con sẽ làm đầy đủ như mẹ dặn.
Rồi cô bé chào mẹ ra đi.
Nhà bà Khăn đỏ ở trong rừng, đi khỏi làng độ nửa giờ. Khăn đỏ vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác Nên không sợ.
Sói chào Khăn đỏ. Khăn đỏ chào lại.
Sói hỏi:
- Cháu Khăn đỏ đi đâu sớm thế?
- Cháu đi đến nhà bà.
- Cháu mang gì ở khăn gói thế?
- Bánh và rượu vang đấy. Hôm qua ở nhà làm bánh. Bà ốm, Cháu mang đến để bà xơi cho khỏe người.
- Bà cháu ở đâu, cháu Khăn đỏ?
- Đi vào rừng độ mười lăm phút nữa thì tới. Nhà ở dưới ba cây sồi to, mé dưới có nhiều bụi dẻ. Bác biết chứ!
Sói nghĩ bụng: "Cái mồi non này hẳn là béo ngon hơn mụ già kia". Hắn tự nhủ phải lập mưu chén được cả hai. Hắn mon men lại gần khăn đỏ bảo:
- Này cháu Khăn đỏ ạ, cháu hãy nhìn những bông hoa tươi đẹp quanh đây. Sao cháu không chịu nhìn một tí? Bác chắc là cháu chẳng bao giờ để ý nghe chim hót véo von nhỉ. Cháu đi đâu mà cứ Đăm đăm như đi học thế. ở trong rừng là vui lắm nhé!
Khăn đỏ mở to mắt ra nhìn. Em thấy ánh nắng rập rờn qua cành cây, hoa tươi la liệt, em nghĩ bụng giá mang bó hoa tươi đến Tặng bà chắc bà thích lắm. Trời còn sớm thế nào đến chả kịp. Em Bèn ra khỏi đường rẽ vào rừng hái hoa. Hái được một bông, em nghĩ là vào sâu chắc có bông đẹp hơn, và em lại mon men đi tới. Cứ thế Mãi, càng ngày em càng tiến sâu vào rừng.
Chó sói đi thẳng tới nhà bà cụ, gõ cửa.
- Ai đấy?
- Cháu Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu bà ơi. Cháu mang lại cho bà bánh và rượu vang đây.
Bà nói:
- Thì cháu cứ việc đẩy then mà vào. Bà yếu quá không dậy được Đâu.
Sói đẩy then cửa, cửa mở tung. Nó chẳng nói chẳng rằng, đến thẳng giường bà, nuốt chửng bà. Rồi nó mặc quần áo bà, đội mũ bà, nằm vào giường bà, kéo rèm che lại.
Khăn đỏ tha thẩn chạy đi hái hoa. Mãi đến lúc hái nhiều quá mang không xuể, nó mới chợt nhớ đến bà, vội lên đường đi đến nhà Bà. Nó thấy cửa mở, lạ lắm. Nó vào phòng thấy có gì khang khác. Nó nghĩ bụng sao hôm nay ở nhà bà lại cảm thấy rờn rợn, không thấy thoải mái như mọi khi. Nó chào bà nhưng không thấy có tiếng Đáp. Cô bé lại bên giường, kéo rèm ra, thì thấy bà nằm, mũ kéo chùm kín mặt, trông lạ quá.
Cô bé nói:
- Bà ơi bà! Sao tai bà to thế?
- Tai bà to để nghe cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao mắt bà to thế?
- Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao tay bà to thế?
- Tay bà to để bà ôm cháu chặt hơn.
- Úi trời ơi, sao mồm bà to thế kia?
- Mồm bà to để bà ăn cháu ngon hơn.
Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn Đỏ đáng thương.
Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. Có người đi Săn qua nhà nghĩ bụng:
- Quái! Sao bà lão ngáy to thế này, phải tạt vào xem bà ấy có làm sao không.
Bác bước vào phòng, đến giường thì thấy sói đang nằm. Bác ta Nói: - Con quỷ tội lỗi này, thì ra tao lại gặp mày ở đây. Tao tìm mày mãi...
Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói Đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch Được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:
- Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt Đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.
Ba người đều vui mừng. Người đi săn lột lấy da sói mang về Nhà. Bà lão ăn bánh, uống rượu vang của Khăn đỏ mang đến và Cảm thấy lại sức. Khăn đỏ nghĩ bụng: "Từ nay trở đi, mẹ đã dặn gì là phải nghe mẹ, không bao giờ được rời khỏi đường chạy một mình v ào rừng sâu".
Có một người còn kể là có lần Khăn đỏ lại mang bánh đến cho Bà thì có một con sói khác đến nói chuyện với nó, định lừa cho nó rời Khỏi đường. Khăn đỏ đã đề phòng, cứ đi thẳng. Khăn đỏ đến nói cho Bà biết là em đã gặp sói chào em, mắt trông rất ác.
- Nếu không phải ở đường cái thì nó đã ăn thịt cháu rồi. Bà bảo:
- Cháu vào đây ta đóng cửa lại kẻo nó vào.
Được một lát, chó sói đên gõ cửa gọi:
- Bà ơi, bà mở cửa cho cháu. Cháu là Khăn đỏ mang bánh lại Đây.
Hai bà cháu im lặng không mở cửa. Con vật đầu xám bèn rón Rén đi quanh nhà mấy lần. Rồi nó nhảy lên mái nhà, định đợi đến chiều tối, khi nào Khăn đỏ ra về thì sẽ lén đi theo sau, và sẽ ăn thịt Cô bé trong bóng tối. Nhưng bà cụ biết rõ ý định của nó. Ở trước cửa nhà có một cái máng nước bằng đá. Bà bảo cháu:
- Cháu đi lấy thùng, Khăn đỏ ạ. Hôm qua bà làm xúc xích. Cháu đi xách nước nấu xúc xích đổ vào trong máng ấy. Khăn đỏ xách nước xúc xích đổ mãi cho đên khi chiếc máng to Đã đầy. Lúc đó mùi thơm điếc mũi sói, sói nhìn xuống hít mãi. Nó Thò mãi cổ xuống, không kìm người được nữa, trơn tuột từ mái nhà Rơi đúng vào cái máng to và chết đuối. Khăn đỏ vui vẻ về nhà, không bị ai đụng đến.
Các em đã bao giờ không nghe lời mẹ chưa? Cô bé quàng khăn Đỏ không nghe lời mẹ dặn, chơi la cà dọc đường nên mới bị sói lừa ăn thịt. Khi làm việc gì thì các em phải làm đến nơi đến chốn và tuyệt đối nghe theo lời người lớn thì sẽ không bao giờ bị sói ăn thịt Như cô bé quàng khăn đỏ đâu!


Kết Thúc (END)

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:58 PM
Cổ Tích Chuột Và Mèo

Đời xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trờị Trời giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trờị Nhưng chuột không phẳi là một loài đaqng tin cẩn, nhân được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúạ
Sau Trời biết, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà đuổi xuống dưới hạ giới để săi giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian.
Nhưng chứng nào tật ây, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người rả rích ănêê. Đến nỗi người phải có câu than rằng:
"Chuột kia xưa ở nơi nào?
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?"
Người lấy làm chua sót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Trơi và tâu rằng:
- Chuột này vốn chuộtä của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó xuống hạ giới?
Trời nói:
- Ừ, trước nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho tạ Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên này, ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấỵ
Vua Bếp tâu:
- Nó xuống dưới ấy nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm,chúng con thiết nghĩ: luá của Trời nhiều, lúa của người ít, của Trời nó ăn không hết chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả, người đến chết đói mất. Vậy xin bây giờ lại cho nó lên trên Trời là phảị
Trời nghe tâu phán rằng:
- Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó lại lên đây nữạ Thôi bây giờ có mộ cách: Ta có một con mèo, ta cho chú đem xuống hạ giới để khi nào chuột nó ăn lúa của nhân gian thì thả mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó không muốn bắt chuột, thì chú bảo con mèo cứ kêu với con chuột rằng: "Nghèo, nghèo, nghèo", thì chuột nó cũng sợ mà nó phải bỏ đị
Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem chuột va đem cả mèo xuống hạ giớị Rồi cứ theo như lời dậy mà làm.
Thành tự bấy giờ khi nào mèo rình băùt được chuột, rồi mèo cứ "gầm gừ, gầm gừ" và khi nào không bắt được chuột thì mèo ngồi kêu:"nghèo, nghèo, nghèo, nghèo"...
Nhưng lúc ấy, mèo hồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua Bếp mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua Bếp, mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp mèo để phóng uế.

yeuthuongvaphucvu_89
12-05-2009, 06:59 PM
Cô Bé Bán Diêm

Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.
Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...
Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dẫy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt, hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.
Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.

Kết Thúc (END)

forget_me_not
11-06-2009, 10:45 AM
Cậu bé nghèo khổ và cây bật lửa thần

Xưa, có một đứa bé mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng thân thích. Mồ Côi phải đi xin ăn. Nhưng lang thang hết làng nọ sang xóm khác, chẳng mấy khi Mồ Côi được no bụng. Một hôm, Mồ Côi gặp thầy mo già đi cúng ở làng bên đang trên đường về. Thầy mo thấy Mồ Côi quần áo rách rưới, mặt mày hốc hác, bèn hỏi:

- Này thằng bé nghèo khổ kia, mày muốn có nhiều tiền tiêu không?

Cậu bé Mồ Côi buồn bã đáp:

- Sao cụ lại hỏi thế? Cháu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bây giờ có tiền tiêu sao lại không muốn. Nhưng làm thế nào lại có được hả cụ?

Thầy mo bảo:

- Cứ theo lời tao bảo mà làm thì tức khắc có nhiều tiền. Tao biết ở dưới hang núi sâu kia có rất nhiều vàng bạc. Mày vào lấy ra. Nhưng mày hãy nghe cho kỹ mà nhớ lấy điều này: vàng bạc thì cho tha hồ, mày muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhưng còn chiếc hộp nhỏ nằm trên phiến đá vuông thì đấy là của tao. Mày cầm ra cho ta thì khắc sung sướng.

Mồ Côi nghe theo lời dặn, cố lần theo đường hang tối dưới nước đi tìm cái hộp. Hang sâu lắm, càng đi sâu vào càng thăm thẳm. Mồ côi vẫn cố dò dẫm tiến vào. Một lúc sau, trong hang bớt tối, lại còn ít ánh sáng mờ mờ ở góc hang. Mồ Côi liền mạnh bạo đi đến, thì thấy một con chó đá ngồi sừng sững trong hang. Mồ Côi sợ quá, nhìn quanh lại chẳng thấy vàng bạc đâu cả. Nó bèn lên tiếng hỏi chó đá:

- Chó đá ơi! Chó đá ngồi đây canh giữ hang, có thấy vàng bạc ở đâu chỉ giúp tôi với.

Mồ Côi vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên chó đá cất tiếng nói:

- Bạc thì phía sau lưng ta đây rồi. Còn vàng thì ở sâu phía trong kia, cứ việc vào mà lấy.

Mồ Côi mừng rỡ đi vào trong trước, lấy vàng đã. Vừa bước vào phía trong hang sâu, nó giật mình vì lại thấy con chó đá vừa rồi. Mồ Côi hết sợ, lên tiếng hỏi xin, con chó đá lại chỉ ra phía sau:

- Vàng ở sau lưng ta ấy, vào mà lấy.

Mồ Côi nhanh nhẹn giắt vàng vào người rồi quay trở ra. Mãi đến lúc này nó mới chợt nhớ đến cái hộp thầy mo dặn. Nhưng chiếc hộp ấy nằm ngay trên lưng phiến đá, chẳng phải tìm lâu. Nó nhặt chiếc hộp rồi tìm đường ra khỏi hang. Bao nhiêu vàng bạc, Mồ Côi không quên khuân hết ra cửa hang, lão thầy mo vội vã giục:

- Cái hộp đâu? Đưa ngay cho ta đã!

Thầy mo cuống quýt vì cái hộp, cậu bé Mồ Côi giấu đi và nói:

- Trong hang chỉ toàn là vàng bạc thôi, chẳng thấy cái hộp ở đâu cả! Không tin ông thử lần vào hang mà xem.

Thầy mo nghe thế thì giận lắm. Vừa tiếc, vừa chẳng biết làm thế nào hơn, lão đành bảo:

- Mày thật là đồ ăn hại! Thôi thế này vậy: không tìm thấy cái hộp thì mày phải nhường hết vàng này cho tao. Còn bạc thì phần mày. Thế là may lắm rồi đấy!

Nói rồi thầy mo lấy vàng, Mồ Côi lấy bạc, đường ai nấy đi.

Mồ Côi được bạc trở nên giàu có. Nhưng cậu không giữ lấy một mình. Cậu đi khắp thiên hạ, thấy ai nghèo khổ thì lại lấy bạc đem cho. Chẳng bao lâu số bạc đã hết sạch, Mồ Côi lại trở nên nghèo túng. Một hôm trong lúc vét túi, Mồ Côi mới sực nhớ ra có cái hộp mà bấy lâu nay quên bẵng. Cậu vội mở hộp thì bên trong có một chiếc bật lửa, cậu lấy tay thử bật một lần đầu. Chiếc bật lửa vừa kêu ”xạch” một tiếng thì xung quanh sáng loé lên: Tiền bạc ở đâu đã theo lửa bắn ra tung toé. Cậu lấy tay bật liên hồi một lúc thì đã đầy vàng bạc. Mồ Côi lại lấy tiền vàng bạc đi khắp nơi cho người nghèo, và ai ai cũng yêu quí cậu. Mồ Côi trở nên giàu có nhưng vẫn không quen cuộc sống nghèo khó cũ. Vì thế hễ thấy các em bé đói rách, bao giờ cậu cũng mua quần áo và cho ăn uống. Các em bé nghèo rất quý bạn mới của mình, trong số đó có một em bé nhà nghèo thấy Mồ Côi, cứ đi theo không rời nửa bước.

Tin đồn về cậu bé có bật lửa quý xôn xao đến tai vua. Vua sai lính bắt Mồ Côi đến. Nhưng Mồ Côi đoán biết được mưu mô nên đã để bật lửa ở nhà. Vừa nhìn thấy Mồ Côi, vua đã vội vã hỏi ngay:

- Nghe nói mày có bật lửa quý bật ra tiền và bạc phải không? Mày hãy nộp cho tao.

Mồ Côi không chịu. Vua sai quân lính bắt nhốt Mồ Côi, đánh đập rất đau. Tin đó lan truyền đi trong dân chúng, cậu bé nhà nghèo chạy về nhà lấy chiếc bật lửa ra. Cậu bé bật lên hai cái thì hai con hổ xông ra chỗ nhà vua. Cả lũ quan cũng bị hổ cắn chết. Từ đấy Mồ Côi lại lang thang trên khắp các bản làng, với chiếc bật lửa thần trong tay, cậu mang đến sự no ấm và bình yên cho mọi người

http://www.maiyeuem.net/vtopic43402.html