hongbinh
13-05-2012, 03:38 PM
http://gxthohoang.net/images/hinh/h/meoi.jpg
TT - Năm mẹ tôi 37 tuổi, ba tôi qua đời. Anh cả tuổi 15, tôi là út mới lên 2. Sáu đứa con thơ dại từ nay là gánh nặng quằn vai đối với người thiếu phụ trẻ - mẹ tôi. Hồi ấy nước ta còn nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Lúa cao, gạo kém, chúng tôi hụt bữa thường xuyên. Tài sản quí giá nhất là con trâu đực.
Dù nắng cháy da, rét cắt ruột nó vẫn quần quật ngoài đồng. Tiền cày mướn của nó giúp mẹ tôi nuôi sáu con lây lất qua ngày. Năm năm sau con trâu đã già và đã lao động kiệt sức.
http://thanhcavietnam.info/HongBinh/Truyen/BaDoiDepLopVaMotOngTreTien_NguyenNguyeDuc.mp3
Lúc này, anh cả và mẹ ngã bệnh, không tiền thang thuốc. Chúng tôi không còn một hạt gạo để ăn. Con trâu buộc phải bán cho lò mổ trên phố huyện. Chân nó bước đi, mặt còn ngoảnh lại. Cả nhà tôi òa lên khóc.
Đêm hôm ấy không ai ngủ được. Tôi nghe rõ tiếng gà gáy sáng tận đầu làng. Tôi lại nghe chị Ba nói với mẹ: “Có tiếng chân trâu”. Mọi người không ai bảo ai đều bật dậy, tông cửa chạy ùa ra ngõ.
Mẹ reo lên: “Ôi, con đã về, con đã về”. Người chạy nhanh đến ôm chầm cổ trâu, rồi đưa tay cho nó liếm. Mẹ ứa nước mắt. Trăng sáng rực rỡ. Gió lạnh.
Sáng hôm sau mẹ tôi vội vã áo nón ra đi. Tiền bán trâu đã trả nợ vay và đã ăn sạch nhẵn. Không biết lần này là lần thứ mấy mẹ đi vay nặng lãi!
Hình như từ lúc con trâu đứt dây buộc quay về, mẹ tôi có thêm sức mạnh. Mẹ hoàn lại tiền cho lò mổ và từ đây bước sang cuộc đời làm mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời qua bao mùa mưa nắng.
Suốt 12 năm, kể từ khi ba mất, mẹ chưa có được một tấm áo lành, một bữa ăn no. Mùa đông giá rét, mẹ bó quanh mình những bó rơm khô. Nhìn mẹ ăn, mặc và lao động lam lũ, tôi không chịu nổi. 14 tuổi, tôi chẳng biết làm gì để mẹ tôi thoát cảnh bần cùng.
Các anh chị tôi đều đi ở đợ kiếm cơm. Chị Ba mới 16 tuổi đã đi làm vợ lẽ. Vợ cả ghen tức luôn hành hạ, đánh đập. Chưa sáng đã ra đồng, đến đêm mới được về, không chịu nổi cảnh tủi nhục chị ẵm con gửi mẹ tôi rồi bỏ nhà đi biệt xứ. Mẹ vừa nuôi tôi ăn học vừa nuôi cháu ngoại. Đêm nào mẹ cũng khóc.
Tôi xin mẹ nghỉ học đi ở đợ để bớt một miệng ăn. Nhà giàu lắm tiền thật. Bà chủ sơ hở, tôi trộm một số tiền lớn. Ông chủ tiếc của đánh bà chủ. Bà chủ nghi tôi lấy, đánh tôi. Mẹ nghe được chạy đến lạy lục van xin mãi mới được cởi dây trói.
Tôi bị đuổi khỏi nhà. Tôi đem số tiền ăn cắp đưa cho mẹ. Mẹ tròn xoe đôi mắt rồi òa khóc: “Con ơi, đói cho sạch, rách cho thơm...” . Mẹ đem nguyên gói tiền trả lại ông chủ. Không ngờ bà chủ nắm lấy tóc mẹ quấn vào chân giường rồi đánh phủ đầu. Ông chủ thương tình giải thoát cho mẹ tôi.
Sau trận đòn ác nghiệt, mẹ bệnh cả tháng. Khi mẹ ngồi dậy ăn được đôi chén cơm, sắp đi làm mướn trở lại thì tổng khởi nghĩa tháng tám nổ ra. Thấy mẹ còn yếu, tôi lại xin đi ở đợ. Đến nhà nào tôi cũng bị chửi “đồ ăn cắp” và bị đuổi đi.
May thay, chính quyền gọi mẹ tôi đi quét chợ. Một khu chợ rộng mênh mông, mẹ phải làm việc từ tờ mờ sáng đến chiều tối. Mẹ vừa quét dọn, vừa phụ giúp bán hàng. Ai ai cũng đều thương mẹ. Người bán gạo cho gạo. Người bán thực phẩm cho cá, thịt, rau quả... Phần lớn bạn hàng cho tiền.
Mẹ rất tằn tiện nên đã có của ăn của để. Các chị tôi lần lượt lấy chồng. Ba anh em tôi kẻ trước người sau nhập ngũ.
Giữa năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu. Tôi đã có dịp được về thăm mẹ. Trên đường về lòng tôi háo hức bao nhiêu thì về đến nhà lại buồn thương, tiếc nuối bấy nhiêu. Mẹ đã vĩnh viễn ra đi...
Người ta kể rằng phiên chợ tết sáng 30 năm ấy người đông như hội. Khoảng 10 giờ, chín chiếc B26 chia thành ba tốp nhào xuống đổ đạn, còn ngoài biển đạn moọcchê tới tấp bắn vào... Cả khu chợ tang thương!
Các chị tôi đem mẹ về chôn cất với bộ quần áo vá chằng vá đụp. Tôi đau đớn nhìn lên chiếc giường thờ bằng tre, nơi có một gói dép lốp và một ống tre đựng tiền.
Chị Sáu tôi nghẹn ngào nói trong nước mắt:
- Hồi anh cả và hai em ra đi đầu trần chân đất, mẹ đã mua được ba đôi dép, chờ con về để... Còn tiền, mẹ đã chia thành sáu phần, bỏ ống... Tiền mẹ quét chợ đó em ơi! - chị lại nấc nghẹn, mếu máo.
Bỗng nước mắt tôi trào ra ướt đầm hai gò má. Tôi kêu lên thảm thiết: Mẹ ơi!
tuoitre.vn/Van-hoa-Giai...
NGUYỄN NGUYÊN ĐỨC
TT - Năm mẹ tôi 37 tuổi, ba tôi qua đời. Anh cả tuổi 15, tôi là út mới lên 2. Sáu đứa con thơ dại từ nay là gánh nặng quằn vai đối với người thiếu phụ trẻ - mẹ tôi. Hồi ấy nước ta còn nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Lúa cao, gạo kém, chúng tôi hụt bữa thường xuyên. Tài sản quí giá nhất là con trâu đực.
Dù nắng cháy da, rét cắt ruột nó vẫn quần quật ngoài đồng. Tiền cày mướn của nó giúp mẹ tôi nuôi sáu con lây lất qua ngày. Năm năm sau con trâu đã già và đã lao động kiệt sức.
http://thanhcavietnam.info/HongBinh/Truyen/BaDoiDepLopVaMotOngTreTien_NguyenNguyeDuc.mp3
Lúc này, anh cả và mẹ ngã bệnh, không tiền thang thuốc. Chúng tôi không còn một hạt gạo để ăn. Con trâu buộc phải bán cho lò mổ trên phố huyện. Chân nó bước đi, mặt còn ngoảnh lại. Cả nhà tôi òa lên khóc.
Đêm hôm ấy không ai ngủ được. Tôi nghe rõ tiếng gà gáy sáng tận đầu làng. Tôi lại nghe chị Ba nói với mẹ: “Có tiếng chân trâu”. Mọi người không ai bảo ai đều bật dậy, tông cửa chạy ùa ra ngõ.
Mẹ reo lên: “Ôi, con đã về, con đã về”. Người chạy nhanh đến ôm chầm cổ trâu, rồi đưa tay cho nó liếm. Mẹ ứa nước mắt. Trăng sáng rực rỡ. Gió lạnh.
Sáng hôm sau mẹ tôi vội vã áo nón ra đi. Tiền bán trâu đã trả nợ vay và đã ăn sạch nhẵn. Không biết lần này là lần thứ mấy mẹ đi vay nặng lãi!
Hình như từ lúc con trâu đứt dây buộc quay về, mẹ tôi có thêm sức mạnh. Mẹ hoàn lại tiền cho lò mổ và từ đây bước sang cuộc đời làm mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời qua bao mùa mưa nắng.
Suốt 12 năm, kể từ khi ba mất, mẹ chưa có được một tấm áo lành, một bữa ăn no. Mùa đông giá rét, mẹ bó quanh mình những bó rơm khô. Nhìn mẹ ăn, mặc và lao động lam lũ, tôi không chịu nổi. 14 tuổi, tôi chẳng biết làm gì để mẹ tôi thoát cảnh bần cùng.
Các anh chị tôi đều đi ở đợ kiếm cơm. Chị Ba mới 16 tuổi đã đi làm vợ lẽ. Vợ cả ghen tức luôn hành hạ, đánh đập. Chưa sáng đã ra đồng, đến đêm mới được về, không chịu nổi cảnh tủi nhục chị ẵm con gửi mẹ tôi rồi bỏ nhà đi biệt xứ. Mẹ vừa nuôi tôi ăn học vừa nuôi cháu ngoại. Đêm nào mẹ cũng khóc.
Tôi xin mẹ nghỉ học đi ở đợ để bớt một miệng ăn. Nhà giàu lắm tiền thật. Bà chủ sơ hở, tôi trộm một số tiền lớn. Ông chủ tiếc của đánh bà chủ. Bà chủ nghi tôi lấy, đánh tôi. Mẹ nghe được chạy đến lạy lục van xin mãi mới được cởi dây trói.
Tôi bị đuổi khỏi nhà. Tôi đem số tiền ăn cắp đưa cho mẹ. Mẹ tròn xoe đôi mắt rồi òa khóc: “Con ơi, đói cho sạch, rách cho thơm...” . Mẹ đem nguyên gói tiền trả lại ông chủ. Không ngờ bà chủ nắm lấy tóc mẹ quấn vào chân giường rồi đánh phủ đầu. Ông chủ thương tình giải thoát cho mẹ tôi.
Sau trận đòn ác nghiệt, mẹ bệnh cả tháng. Khi mẹ ngồi dậy ăn được đôi chén cơm, sắp đi làm mướn trở lại thì tổng khởi nghĩa tháng tám nổ ra. Thấy mẹ còn yếu, tôi lại xin đi ở đợ. Đến nhà nào tôi cũng bị chửi “đồ ăn cắp” và bị đuổi đi.
May thay, chính quyền gọi mẹ tôi đi quét chợ. Một khu chợ rộng mênh mông, mẹ phải làm việc từ tờ mờ sáng đến chiều tối. Mẹ vừa quét dọn, vừa phụ giúp bán hàng. Ai ai cũng đều thương mẹ. Người bán gạo cho gạo. Người bán thực phẩm cho cá, thịt, rau quả... Phần lớn bạn hàng cho tiền.
Mẹ rất tằn tiện nên đã có của ăn của để. Các chị tôi lần lượt lấy chồng. Ba anh em tôi kẻ trước người sau nhập ngũ.
Giữa năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu. Tôi đã có dịp được về thăm mẹ. Trên đường về lòng tôi háo hức bao nhiêu thì về đến nhà lại buồn thương, tiếc nuối bấy nhiêu. Mẹ đã vĩnh viễn ra đi...
Người ta kể rằng phiên chợ tết sáng 30 năm ấy người đông như hội. Khoảng 10 giờ, chín chiếc B26 chia thành ba tốp nhào xuống đổ đạn, còn ngoài biển đạn moọcchê tới tấp bắn vào... Cả khu chợ tang thương!
Các chị tôi đem mẹ về chôn cất với bộ quần áo vá chằng vá đụp. Tôi đau đớn nhìn lên chiếc giường thờ bằng tre, nơi có một gói dép lốp và một ống tre đựng tiền.
Chị Sáu tôi nghẹn ngào nói trong nước mắt:
- Hồi anh cả và hai em ra đi đầu trần chân đất, mẹ đã mua được ba đôi dép, chờ con về để... Còn tiền, mẹ đã chia thành sáu phần, bỏ ống... Tiền mẹ quét chợ đó em ơi! - chị lại nấc nghẹn, mếu máo.
Bỗng nước mắt tôi trào ra ướt đầm hai gò má. Tôi kêu lên thảm thiết: Mẹ ơi!
tuoitre.vn/Van-hoa-Giai...
NGUYỄN NGUYÊN ĐỨC