PDA

View Full Version : Audio "Truyện các Thánh" - Tháng 06



thichduthu
20-06-2012, 12:57 AM
Ngày 19 tháng Sáu
THÁNH RÔMUANĐÔ

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/19.06_StRomuald.jpg (http://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=6036&d=1340128225)

Thể hiện: Ngọc Diễm

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/19.06_ThanhRomuando_nth_NgocDiem.mp3



Thánh Rômuanđô thuộc dòng họ quyền quý ở Ravenna, nước Ý và quãng đời thanh thiếu niên của ngài không có gì là đặc biệt. Một ngày kia, ngài chứng kiến cảnh người cha nóng tính của ngài đã giết chết người bà con trong cuộc tranh chấp về đất đai. Quá hoảng sợ, ngài trốn trong một đan viện gần Ravenna trong 40 ngày để ăn năn đền tội cho cha mình cũng như cho sự đồng lõa của chính ngài.

Lẽ ra ngài đã trở về cuộc sống bình thường như trước, nhưng thời gian 40 ngày ấy thực sự đã hoán cải con người của ngài. Do đó, thay vì trở về nhà, Rômuanđô đã xin gia nhập dòng Biển Ðức. Sau ba năm, ngài từ giã đan viện để đi tìm một đời sống khắc khổ hơn, và trở nên một môn đệ của vị ẩn sĩ Marinus gần Venice.

Ngài khao khát được tử đạo vì Ðức Kitô và đã được đức giáo hoàng cho phép để đi truyền giáo ở Hung Gia Lợi. Nhưng khi đến nơi ngài phải trở về vì lâm trọng bệnh và vì cao tuổi. Trong 30 năm tiếp đó, ngài đi khắp nước Ý để thành lập các đan viện và viện khổ tu ở miền bắc và trung nước Ý. Năm viện khổ tu ngài thành lập ở Camaldoli đã trở thành nhà mẹ của Dòng Camaldoli, có truyền thống tổng hợp giữa đời sống khổ tu giữa Ðông và Tây và dưới quy luật Biển Ðức đã được ngài biến cải.
Ngài từ trần ở Piceno, nước Ý năm 1027.

Lời bàn

Ðức Kitô là vị lãnh đạo nhân từ, nhưng Ngài mời gọi chúng ta trở nên hoàn toàn thánh thiện. Thỉnh thoảng, trong lịch sử Giáo Hội, chúng ta vẫn được thách đố nên thánh bởi những người tận tụy hy sinh, với tinh thần hăng say, và thực sự thay đổi. Dĩ nhiên, chúng ta không thể trở nên hoàn toàn giống họ, nhưng điều đó không làm mất ý nghĩa lời kêu gọi của mỗi người chúng ta là hãy mở lòng cho Thiên Chúa tùy theo hoàn cảnh của từng người.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
21-06-2012, 03:10 AM
Ngày 21 tháng Sáu
THÁNH LOUIS de GONZAGUE

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/21.06St-Louis-Gonzague.jpg

Thể hiện: Minh Quân

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/21.06_ThanhLouis_de_Gonzague_dccthn_MinhQuan.mp3


Thánh Louis de Gonzague là trưởng nam của công tước Ferdinand de Gonzague Castiglione gần Mantoue (Ý) được sống trong hoàng triều Florence và theo đuổi học hành. Người lại ham thích đọc kinh cầu nguyện và hãm mình phạt xác, một điều ít thấy nơi một thiếu nhi trong tuổi ấy. Năm 1591, sau khi đã nhường quyền trưởng nam cho em, Louis đã gia nhập dòng Tên. Năm 1582, bệnh dịch hạch tàn phá Lamã, thánh nhân xả thân giúp nạn nhân, cõng họ vào nhà thương. Bị lây bệnh, người qua đời ngày 21 tháng 6 lúc mới 23 tuổi.

Một vị thánh trẻ trung, trong sạch, không màng danh vọng chức tước: một người bà con của Louis được tôn tổng Giám Mục lúc mới lên 8 tuổi và Hồng Y! Gia đình thuộc giòng hoàng tộc, có nhiều của cải, nhưng người sống khó nghèo. Những ngày lặn lội giúp trong nhà thương, Người giữ tâm hồn trong trắng. Lúc lên 11 tuổi, Louis đã làm lời khấn khiết trinh trọn đời. Người có một trí phán đoán vững chắc, được gửi đi để giàn xếp một cuộc tranh chấp giữa em người và quận công Mantoue. Có người cho rằng thánh nhân sẽ trở nên Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên nhưng thánh nhân lại muốn đi truyền giáo theo vết chân thánh Phanxicô Xaviê.

Thánh nhân được tôn phong quan thầy của giới trẻ năm 1726 và được Đức Piô XI tái xác nhận năm 1926.

Lễ nhớ: 21 tháng 6.

http://dccthaingoai.com

thichduthu
28-06-2012, 11:27 PM
Ngày 28 tháng Sáu
THÁNH IRENAEUS GIÁM MỤC

Thể hiện: Ngọc Diễm

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/28.06_ThanhIrenaeusGiamMuc_nth_NgocDiem.mp3


Các văn bản của Thánh Irenaeus giúp ngài có một địa vị cao trọng trong các giáo phụ của Giáo Hội, vì các tư tưởng ấy không những giúp hình thành nền tảng thần học Kitô Giáo mà còn phô bầy và bài bác các sai lầm của phe Gnostic, gìn giữ được đức tin Công Giáo khỏi những nguy hiểm của lạc thuyết.

Có lẽ ngài sinh vào khoảng năm 125, trong một vùng ven biển của Tiểu Á là nơi có đông người Kitô Giáo và ký ức về các tông đồ vẫn còn được trân quý. Ngài chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thánh Polycarp là người đã từng được gặp các tông đồ hoặc các môn đệ trực tiếp của các ngài.

Khi các linh mục và nhà thừa sai người Á Châu đem tin mừng đến cho người Gaul và thiết lập một giáo hội địa phương ở Lyon, Thánh Irenaeus đã phục vụ ở giáo phận này dưới quyền vị giám mục đầu tiên là Thánh Pothinus. Vào năm 177, Irenaeus được sai đến Rôma, vì thế ngài không được phúc tử đạo như Ðức Pothinus trong thời kỳ bách hại ở Lyons. Khi trở về, ngài kế vị đức giám mục trông coi giáo phận.

Vào lúc ấy, tuy sự bách hại không còn nhưng lạc thuyết Gnostic tràn lan khắp xứ Gaul. Khi thấy các Kitô Hữu bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạc thuyết, ngài biết việc phải làm là phô bầy các lầm lạc của phe Gnostic. Ngài viết năm cuốn sách mà trong đó nêu ra các sai lầm nội tại của các lạc thuyết, đồng thời so sánh các thuyết ấy với Kinh Thánh và giáo huấn của các Tông Ðồ. Công trình này, được viết bằng tiếng Hy Lạp mà ngay sau đó được dịch sang tiếng La tinh, được lưu hành rộng rãi và rất thành công trong việc đối phó với phe Gnostic. Từ đó trở đi, ở bất cứ cấp độ nào, lạc thuyết Gnostic không còn là một đe dọa đối với đức tin Công Giáo.

Một nhóm Kitô Hữu ở Tiểu Á bị Ðức Giáo Hoàng Victor III ra vạ tuyệt thông vì họ không chấp nhận ngày tháng cử hành lễ Phục Sinh của Giáo Hội Tây Phương. Thánh Irenaeus đã can thiệp với đức giáo hoàng để rút lại hình phạt này, ngài cho thấy đó không phải là vấn đề quan trọng vì họ theo thói quen cũ mà Ðức Polycarp và Ðức Giáo Hoàng Anicetus không coi đó là sự chia cắt trong Giáo Hội. Ðức giáo hoàng đã phản ứng cách thuận lợi và hàn gắn được sự bất hòa.

Người ta không rõ Thánh Irenaeus từ trần vào lúc nào, nhưng tin là vào năm 202. Thi hài của ngài được chôn trong hầm mộ trong cung thánh của nhà thờ Thánh Gioan, và sau đó được đổi tên là Thánh Irenaeus. Vào năm 1562, nhà thờ và hầm mộ của ngài bị phe Calvin tiêu hủy, mọi thánh tích của ngài dường như cũng tiêu tan.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
28-06-2012, 11:29 PM
Ngày 29 tháng Sáu
THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ - TÔNG ĐỒ

Thể hiện: Ngọc Diễm - Minh Quân

http://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=6173&d=1340900096&thumb=1 (http://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=6173&d=1340900552)

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang06/29.06_ThanhPhero-PhaoloTongDo_nth_NgocDiem-MinhQuan.mp3


Thánh Phêrô: Thánh sử Máccô chấm dứt phần thứ nhất của Phúc Âm với một tuyệt đỉnh thắng lợi. Sau khi ghi lại nhiều sự hồ nghi, hiểu lầm và chống đối Ðức Giêsu, giờ đây Phêrô tuyên xưng đức tin: "Thầy là Ðấng Thiên Sai" (Máccô 8:29b). Ðó là một trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thánh Phêrô, kể từ ngày ngài được kêu gọi ở Biển Galilê để trở thành kẻ lưới người.

Tân Ước rõ ràng cho thấy Phêrô là vị lãnh đạo các tông đồ, được Ðức Giêsu chọn với một tương giao đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, Phêrô được đặc ân chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của một đứa trẻ đã chết và sự thống khổ trong vườn Cây Dầu. Bà mẹ vợ của Phêrô bị Ðức Giêsu quở trách. Ngài được sai đi với Gioan để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua trước khi Ðức Giêsu từ trần. Tên của ngài luôn luôn đứng đầu các vị tông đồ.

Và Phêrô là người duy nhất được Ðức Giêsu nói, "Này Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Bởi thế, Thầy bảo với anh: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Anh cầm buộc gì dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; anh tháo cởi điều gì dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mátthêu 16:17b-19).

Nhưng các chi tiết xác thực của Phúc Âm cho thấy các thánh sử không xu nịnh Phêrô. Hiển nhiên ngài là một người không biết giao tế. Và đó là sự an ủi lớn lao cho chúng ta khi thấy Phêrô cũng có những yếu đuối con người, ngay cả trước mặt Ðức Giêsu.
Phêrô đã độ lượng hy sinh mọi sự, tuy nhiên ngài vẫn có thể hỏi một câu thật nông cạn như trẻ con, "Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?" (x. Mt 19:27). Ngài phải chịu sự tức giận vô cùng của Ðức Kitô khi chống đối ý tưởng của một Ðấng Thiên Sai đau khổ: "Satan, hãy lui ra sau Ta! Anh cản lối Ta. Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt. 16:23b).

Phêrô sẵn sàng chấp nhận lý thuyết về sự tha thứ của Ðức Giêsu, nhưng dường như chỉ trong giới hạn bảy lần. Ngài đi trên mặt nước khi vững tin, nhưng bị chìm khi hồ nghi. Ngài không để Ðức Giêsu rửa chân cho mình, nhưng lại muốn toàn thân được sạch. Ngài thề không khi nào chối Chúa trong bữa Tiệc Ly, và sau đó lại thề với người tớ gái là ngài không biết người ấy. Ngài trung thành chống lại sự bắt giữ Ðức Giêsu bằng cách chém đứt tai tên Man-khô, nhưng sau cùng ngài lẩn trốn với các tông đồ khác. Trong sự phiền muộn vô cùng, Ðức Giêsu đã nhìn đến ngài và tha thứ cho ngài, và Phêrô đi ra ngoài khóc lóc thảm thiết.


Thánh Phaolô: Nếu giả như có nhà truyền giáo Hoa Kỳ kêu gọi phải chấp nhận chủ nghĩa Mác-xít chứ đừng tôn trọng Hiến Pháp, thì phản ứng tức giận sẽ giúp chúng ta hiểu cuộc đời Thánh Phaolô hơn khi ngài bắt đầu rao giảng là chỉ có Ðức Kitô mới cứu chuộc được chúng ta. Ngài từng là người Pharixiêu hơn ai hết, trung thành với luật Môisen hơn ai hết. Nhưng bây giờ bỗng dưng ngài xuất hiện trước các người Do Thái như một người lạc giáo của Dân Ngoại, một kẻ phản bội và chối đạo.

Tâm điểm đức tin của Phaolô thật đơn giản và tuyệt đối: chỉ Thiên Chúa mới có thể cứu chuộc nhân loại. Không một nỗ lực nào của con người -- ngay cả việc tuân giữ lề luật cặn kẽ nhất -- có thể tạo nên công trạng để chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa như của lễ đền tội và đền đáp các ơn sủng. Ðể được cứu chuộc khỏi tội lỗi, khỏi sự dữ và cái chết, nhân loại phải triệt để mở lòng cho quyền năng cứu độ của Ðức Giêsu Kitô.

Phaolô không bao giờ mất sự yêu quý dòng dõi Do Thái của ngài, mặc dù ngài tranh luận nhiều với họ về sự vô dụng của Luật mà không có Ðức Kitô. Ngài nhắc nhở cho Dân Ngoại biết rằng họ được tháp nhập vào tổ tiên của người Do Thái, là những người được Chúa chọn, là con cái của lời đã hứa.

Vào ngày 29-6, chúng ta tưởng nhớ sự tử đạo của hai vị tông đồ. Ngày tháng này có từ năm 258, dưới thời bách hại của Valerian, khi các tín hữu tìm cách lấy xác của hai ngài để khỏi rơi vào tay các kẻ bách hại.

Kinh Thánh không ghi lại cái chết của Thánh Phêrô và Phaolô, hoặc bất cứ vị Tông Ðồ nào, ngoại trừ Thánh Giacôbê con ông Giêbêđê (TVCÐ 12:2), nhưng qua các bài đọc và truyền thuyết có từ thời Giáo Hội tiên khởi, các ngài đã tử đạo ở Rôma dưới thời Hoàng Ðế Nêrô, và được chôn cất ở đây. Là một công dân Rôma, có lẽ Thánh Phaolô bị chặt đầu. Còn Thánh Phêrô, được biết ngài bị treo ngược đầu trên thập giá.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)