PDA

View Full Version : Audio "Truyện các Thánh" - Tháng 07



thichduthu
07-07-2012, 04:35 AM
Ngày 06 tháng Bảy
THÁNH MARIA GORETTI

Thể hiện: Ngọc Diễm

http://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=6219&d=1341609852&thumb=1 (http://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=6219&d=1341609852)

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/06.07_ThanhMariaGoretti_nth_NgocDiem.mp3


Thánh Maria Goretti sống ở trần thế có 12 năm, nhưng câu chuyện cuộc đời của thánh nữ đã xúc động biết bao tâm hồn.

Maria Goretti là con gái của một gia đình nghèo người Ý, mà cha chết sớm, chỉ còn người mẹ tần tảo nuôi con. Cô không có cơ hội để đi học, do đó cũng không biết đọc và biết viết. Khi rước lễ lần đầu, cô là một thiếu nữ to con so với cả lớp.

Trong buổi trưa hè oi ả vào tháng Bảy, Maria một mình ngồi may vá trên các bậc thang trong căn nhà lụp xụp. Lúc ấy, cô chưa đến 12 tuổi, nhưng cơ thể cô đã phát triển đẫy đà. Một chiếc xe bò dừng ở bên ngoài, và người thanh niên hàng xóm là Alessandro, 18 tuổi, chạy vào nhà, bước vội lên cầu thang. Hắn tấn công Maria và lôi cô vào phòng ngủ để hãm hiếp. Cô kháng cự và kêu cứu, trong hơi thở dồn dập cô cho biết thà chết còn hơn là phạm tội. "Ðó là tội. Chúa không muốn như vậy. Anh sẽ xuống hỏa ngục vì tội này." Như một con thú điên, Alessandro rút dao đâm túi bụi vào người Maria Goretti.

Trong khi nằm ở bệnh viện, Maria đã tha thứ cho Alessandro trước khi từ trần.

Kẻ sát nhân bị án tù 30 năm. Trong một thời gian dài, hắn vẫn không ăn năn sám hối và hay bực tức. Một đêm kia hắn mơ thấy Maria, tay cầm một bông hoa và trao cho hắn. Kể từ đó, cuộc đời Alessandro thay đổi. Sau khi được trả tự do, hành động đầu tiên của Alessandro là đến xin người mẹ của Maria tha thứ cho mình.

Câu chuyện của Maria Goretti ngày càng lan rộng và lòng sùng mộ vị tử đạo trẻ tuổi ngày càng gia tăng, nhiều phép lạ đã được ghi nhận và chưa đầy nửa thế kỷ, Maria Goretti đã được tuyên xưng á thánh. Trong buổi lễ phong chân phước, mẹ của Maria Goretti (lúc ấy 82 tuổi), hai cô em gái và một em trai cùng xuất hiện với Ðức Giáo Hoàng Piô XII ở bao lơn Công Trường Thánh Phêrô. Ba năm sau, vào năm 1950, ngài được phong thánh. Trong đám đông những người dự lễ có Alessandro Serenelli, lúc ấy đã 66 tuổi, đang quỳ gối với hai hàng nước mắt sung sướng lăn dài trên gò má.

Thánh Maria Goretti được coi là vị tử đạo vì ngài đã chiến đấu chống trả hành động bạo lực của Alessandro. Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất của thánh nữ là sự tha thứ cho kẻ xúc phạm, mà ngài vẫn lưu tâm đến kẻ thù ngay cả sau khi chết. Thánh Maria Goretti được đặt làm quan thầy giới trẻ và các nạn nhân bị hãm hiếp.


Lời Bàn

Có lẽ Thánh Maria Goretti phải vất vả khi học giáo lý, nhưng ngài không trở ngại gì với đức tin. Thiên Chúa muốn chúng ta thánh thiện, đoan trang, tôn trọng thân xác con người, tuyệt đối vâng phục, hoàn toàn tín thác. Trong một thế giới phức tạp, đức tin của thánh nữ thật đơn giản: Ðiều tiên quyết là đẹp lòng Thiên Chúa, và yêu mến Người bằng mọi giá. Trong xã hội ngày nay, đức khiết tịnh hầu như đã chết, Thánh Maria Goretti như một đóa sen, toả hương thanh tú trong đám bùn lầy.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
11-07-2012, 02:38 AM
Ngày 11 tháng Bảy
THÁNH BÊNÊĐÍCH (BIỂN ĐỨC)

Thể hiện: Minh Quân

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/11.07_StBenedict.jpg

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/11.07_ThanhBenedictBienDuc_nth_MinhQuan.mp3


Thật đáng tiếc là không ai viết nhiều về một vị đã thể hiện biết bao kỳ công ảnh hưởng đến nếp sống đan viện Tây Phương. Thánh Bênêđích được đề cập đến nhiều trong các Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả sau khi ngài chết khoảng năm mươi năm, nhưng đó chỉ là các sơ thảo của biết bao điều lạ lùng trong cuộc đời thánh nhân.

Ngài sinh trong một gia đình lỗi lạc ở Nursia, thuộc miền trung nước Ý, theo học tại Rôma và ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích đời sống đan viện. Lúc đầu, ngài là một vị ẩn tu sống trong một cái hang ở Subiaco, xa lánh thế giới nhiều chán nản mà lúc bấy giờ giặc ngoại giáo đang lan tràn, Giáo Hội bị phân chia bởi ly giáo, dân chúng đau khổ vì chiến tranh, đạo lý ở mức độ thấp nhất.

Sau đó không lâu, ngài thấy không thể sống cuộc đời ẩn dật ở gần thành phố, dù lớn hay nhỏ, do đó ngài đi lên núi cao, sống trong một cái hang và ở đó ba năm. Trong một thời gian, một số đan sĩ chọn ngài làm vị lãnh đạo, nhưng họ cảm thấy không thể theo được sự nghiêm nhặt của ngài. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ngài chuyển từ đời sống ẩn tu sang đời sống cộng đoàn. Ngài có sáng kiến quy tụ các nhánh đan sĩ khác nhau thành một "Ðại Ðan Viện", đem lại cho họ lợi ích của sự hợp quần, tình huynh đệ, và luôn luôn thờ phượng dưới một mái nhà. Sau cùng, ngài khởi công xây dựng một đan viện nổi tiếng nhất thế giới ở núi Cassino, cũng là nơi phát sinh dòng Bênêđích.

Cũng từ đó, một quy luật từ từ được hình thành nói lên đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, lao động chân tay và sống với nhau trong một cộng đoàn dưới một cha chung là đan viện trưởng. Sự khổ hạnh của Thánh Bênêđích được coi là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđích.

Lời Bàn

Giáo Hội được nhiều ơn ích qua sự tận tụy của dòng Thánh Bênêđích về phụng vụ, không những chỉ các nghi thức phong phú được cử hành hiện nay nhưng còn các nghiên cứu học thuật của các phần tử trong dòng. Ðôi khi phụng vụ bị lầm lẫn với nhạc đời, với trống đàn đầy nhịp điệu kích động. Chúng ta phải biết ơn những người đã duy trì và thích ứng truyền thống đích thực về thờ phượng trong Giáo Hội.

Lời Trích

"Nói cho đúng, phụng vụ phải được coi là một sùng bái chức tư tế của Ðức Giêsu Kitô. Trong phụng vụ, con người được thánh hóa qua các dấu hiệu có thể cảm nhận được bằng giác quan...; trong phụng vụ, sự thờ phượng đầy đủ được thi hành bởi Nhiệm Thể của Ðức Giêsu Kitô, đó là, bởi Ðầu và các chi thể của Ngài.
"Từ đó xuất phát mọi nghi thức phụng vụ, vì đó là một hành động của Linh Mục Kitô và Thân Thể của Ngài là Giáo Hội, là một hành động thiêng liêng, vượt quá mọi thứ khác " (Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ, 7).

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
12-07-2012, 11:44 PM
Ngày 13 tháng Bảy
THÁNH HENRY II

Thể hiện: Ngọc Diễm

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/13.07_StHenryII.jpg

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/13.07_ThanhHenryII_nth_NgocDiem.mp3


Thánh Henry thuộc dòng dõi nhà vua mà cha là Công Tước xứ Bavaria, mẹ là công chúa xứ Burgundy. Ngay từ nhỏ, ngài được sự dạy bảo kỹ lưỡng của Thánh Wolfgang, là Giám Mục của Ratisbon. Năm 995, ngài kế vị cha làm Công Tước xứ Bavaria và năm 1002, sau khi người bác là Vua Otto III từ trần, ngài lên ngôi hoàng đế nước Ðức.

Vua Henry rất để ý đến hạnh phúc của người dân. Ðể bảo vệ công chính, nhiều lần ngài phải dẫn quân đi chiến đấu với các kẻ thù ở trong cũng như ngoài nước. Các chiến thắng không làm ngài tự đắc trở nên vô tâm mà ngài rất độ lượng và khoan hồng với kẻ thù.
Khoảng năm 998, ngài lập gia đình với một phụ nữ thánh thiện là Cunegundes. Sau này bà cũng được tuyên xưng là thánh. Vào năm 1014, cả hai người được ban thưởng cho danh hiệu hoàng đế và hoàng hậu của Thánh Ðế Quốc Rôma. Ðây là một vinh dự lớn lao vì chính Ðức Giáo Hoàng Bênêđích VIII đã đội vương miện cho hai người.

Tuy thừa hưởng tất cả những giầu sang và quyền thế ở trong tay, Hoàng Ðế Henry luôn nhớ đến các chân lý vĩnh cửu và suy niệm trong lòng. Thay vì đi tìm các vinh dự chóng qua của trần thế, ngài để ý đến những công việc làm vinh danh Thiên Chúa, trong đó sự thịnh vượng của Giáo Hội cũng như duy trì kỷ luật trong hàng giáo sĩ là điều ngài lưu tâm. Có lần ngài ao ước được từ chức để sống như một đan sĩ, nhưng theo lời khuyên bảo của đan viện trưởng ở Verdun, ngài đã ở lại ngôi vị.

Trong thời gian trị vì, ngài thành lập rất nhiều đoàn thể đạo đức, xây dựng nhiều cơ sở sinh hoạt tâm linh cũng như các đan viện và nhà thờ mới.

Ngài từ trần năm 1024, khi mới năm mươi hai tuổi và được phong thánh năm 1146.

Lời Bàn

Gương mẫu đời sống của Thánh Henry khiến chúng ta phải nhìn lại sự bận rộn của đời sống chúng ta. Có ai bận rộn bằng một ông vua, nhưng Hoàng Ðế Henry vẫn dành thời giờ cho Thiên Chúa trong sự suy niệm và sinh hoạt đạo đức. Noi gương Thánh Henry, chúng ta nên sắp xếp thời giờ để hàng ngày trở về với nguồn sinh lực của chúng ta, là Thiên Chúa toàn năng.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
18-07-2012, 02:01 AM
Ngày 18 tháng Bảy
THÁNH CAMILÔ LELLIS - LINH MỤC

Thể hiện: Minh Quân

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/18.07_ThanhCamiloLellisLinhMuc.jpg

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/18.07_ThanhCamiloLellisLinhMuc_dccthn_MinhQuan.mp3


Sinh hạ tại Chieti trong rạng núi Abruzze (Ý), vào quân ngũ và thích cờ bạc. Được ơn trở lại, người vào dòng Phan sinh và làm nghề Y tá tại Lamã. Nhận thấy tình cảnh đáng thương của các bệnh nhân trong các nhà thương. Năm 1582, Người thành lập dòng giáo sĩ giúp bệnh nhân gọi là Dòng Camilô. Dấu hiệu riêng là một cây thánh giá đỏ khâu trên áo dòng đen. Theo lời khuyên của thánh Philiphê Neriô, năm 1584, người nhận chức linh mục. Cả đời đi khập khểnh vì một vết thương ở chân rất đau đớn, người vẫn đi giúp bệnh nhân quên ăn quên ngủ. Dòng bành trướng mau lẹ, tổ chức cả những xe cứu thương.

Năm 1930, Đức PIÔ XI đặt thánh nhân làm quan thầy các nhân viên bệnh viện và các bệnh nhân.

www.dccthaingoai.com (http://www.dccthaingoai.com)

thichduthu
21-07-2012, 03:22 AM
Ngày 21 tháng Bảy
THÁNH LAWRENCE Ở BRINDISI

Thể hiện: Ngọc Diễm

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/21.07_StLawrenceBrindisi.gif


http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/21.07_ThanhLawrenceBrindisi_nth_NgocDiem.mp3

Thoạt nhìn qua tiểu sử, có lẽ đặc tính nổi bật của Thánh Lawrence ở Brindisi là ngài biết nhiều thứ tiếng. Ngoài kiến thức của tiếng mẹ đẻ là tiếng Ý, ngài còn có thể đọc và viết thông thạo tiếng Latinh, Do Thái, Hy Lạp, Ðức, Bohemia, Tây Ban Nha và tiếng Pháp.

Ngài sinh ngày 22 tháng Bảy 1559, và từ trần đúng 60 năm sau cũng vào ngày sinh nhật năm 1619. Tên thật của ngài là Julius Caesare, sau khi cha mẹ mất sớm, ngài được người chú nuôi nấng và cho theo học trường Thánh Máccô ở Venice.

Khi mới 16 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô Capuchin ở Venice và lấy tên là Lawrence. Ngài học triết thần, Kinh Thánh, và các ngôn ngữ ở Ðại Học Padua và được thụ phong linh mục năm 23 tuổi.

Với khả năng ngôn ngữ trổi vượt, ngài có thể nghiên cứu Phúc Âm bằng tiếng nguyên thủy. Theo lời yêu cầu của Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII, ngài dành nhiều thời giờ để rao giảng cho người Do Thái ở Ý. Ngài thông thạo tiếng Hebrew đến nỗi các giáo sĩ Do Thái tin rằng ngài là người Do Thái trở lại Kitô Giáo.

Ngài rất nhạy cảm trước nhu cầu của người khác -- đó là một đặc tính không ngờ nơi một học giả tài giỏi như vậy. Ngài được bầu làm bề trên tỉnh dòng Capuchin ở Tuscany khi mới 31 tuổi. Ngài là một con người tổng hợp của sự lỗi lạc, có lòng thương người và khả năng điều hành. Sau một loạt "thăng quan tiến chức", ngài được các tu sĩ Capuchin chọn làm bề trên toàn Dòng vào năm 1602. Với chức vụ này, ngài góp phần lớn trong việc phát triển Dòng về phương diện địa lý.

Sau khi từ chối việc tái bổ nhiệm chức vụ bề trên vào năm 1605, ngài được đức giáo hoàng chọn làm sứ thần và sứ giả hòa bình cho một vài tranh chấp giữa các hoàng gia. Vào năm 1616, ngài giã từ mọi sinh hoạt trần tục để về sống trong tu viện ở Caserta. Nhưng sau đó, thể theo lời yêu cầu của các nhà cầm quyền ở Naples, ngài đã đến Tây Ban Nha để can thiệp với Vua Philip. Cái nóng bức oi ả mùa hè trong chuyến đi ấy đã làm ngài kiệt sức, và vài ngày sau khi gặp gỡ nhà vua, ngài từ trần ở Lisbon ngày 22 tháng Bảy.

Vào năm 1956, Dòng Capuchin hoàn tất việc biên soạn 15 tuyển tập của ngài. Trong các tuyển tập ấy, mười một tập là các bài giảng, mỗi bài giảng được ngài dựa trên một câu Kinh Thánh để dẫn giải.

Ngài được phong thánh năm 1881 và được Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1959.

Lời Bàn

Ðặc điểm của Thánh Lawrence là tận tụy với Kinh Thánh và nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, đó là một lối sống hấp dẫn đối với Kitô Hữu của thế kỷ 20. Thánh Lawrence đã quân bình đời sống qua việc hòa hợp giữa tinh thần kỷ luật và biết để ý đến nhu cầu của những người mà ngài được mời gọi để phục vụ.

Lời Trích "Thiên Chúa là tình yêu, và mọi hoạt động của Người xuất phát từ tình yêu. Một khi Người muốn thể hiện sự tốt lành ấy bằng cách chia sẻ tình yêu của Người ra cho bên ngoài, thì sự Nhập Thể là một thể hiện vượt bực về sự tốt lành và tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa. Như thế, Ðức Kitô đã được tiền định trước tất cả mọi tạo vật và cho chính Người. Vì Người mà muôn vật được tạo thành, và đối với Người mà muôn vật phải quy phục, và Thiên Chúa yêu quý mọi tạo vật trong Ðức Kitô và vì Ðức Kitô. Ðức Kitô là trưởng tử của mọi tạo vật, và toàn thể nhân loại cũng như thế giới vật chất tìm thấy nền tảng và ý nghĩa của nó trong Ðức Kitô. Hơn thế nữa, điều này cũng sẽ xảy ra nếu ngay cả Adong không phạm tội" (Thánh Lawrence ở Brindisi, Tiến Sĩ Hội Thánh).

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
23-07-2012, 11:42 AM
Ngày 23 tháng Bảy
THÁNH BRIDGET Ở THỤY ĐIỂN

Thể hiện: Minh Quân

http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/23.07_StbridgetSweden.jpg


http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/23.07_ThanhBridgetSweden_nth_MinhQuan.mp3


Từ lúc bảy tuổi trở đi, Thánh Bridget đã được thị kiến Ðức Kitô trên thánh giá. Các thị kiến ấy làm nền tảng cho đời sống thánh nữ -- luôn luôn chú trọng đến đức ái hơn là trông đợi các ơn huệ thiêng liêng.

Thánh Bridget là một người trong hoàng gia Thụy Ðiển, được thừa hưởng sự đạo đức của cha mẹ, ngay từ nhỏ ngài đã yêu quý sự Thống Khổ của Ðức Kitô. Khi mười bốn tuổi, vâng lời cha, ngài kết hôn với vua Thụy Ðiển là Magnus II và có tám người con (người con thứ là Thánh Catarina ở Thụy Ðiển). Sau khi nhà vua từ trần ngài sống một cuộc đời rất khổ hạnh.

Trong thời gian hôn nhân, Thánh Bridget cố gắng ảnh hưởng tốt đến vua Magnus. Dù chưa hoàn toàn thay đổi, nhà vua cũng đã ban cho ngài đất đai và cơ sở để thiết lập một đan viện cho nam giới và nữ giới. Tổ chức này sau đó phát triển thành một tu hội, được gọi là Tu Hội Thánh Bridget (hiện vẫn còn).

Vào Năm Thánh 1350, Thánh Bridget bất chấp bệnh dịch đang lan tràn khắp Âu Châu, ngài thực hiện cuộc hành hương đến Rôma. Ngài không bao giờ trở về Thụy Ðiển và những năm ở Rôma thật không sung sướng chút nào vì bị chủ nợ săn đuổi và bị chống đối bởi sự thối nát trong Giáo Hội thời bấy giờ.

Chuyến hành hương sau cùng của ngài đến Ðất Thánh thì bị hỏng vì đắm tầu và cái chết của người con trai. Các biến cố ấy cũng dẫn đến cái chết của ngài vào năm 1373. Ngài là quan thầy của nước Thụy Ðiển.

Vào năm 1999, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên xưng Thánh Bridget là một trong ba thánh nữ làm quan thầy của Âu Châu, cùng với các Thánh Catarina ở Siena và Thánh Edith Stein. Ðức Thánh Cha nhận xét rằng Thánh Bridget đã hoạt động "không ngừng cho sự hiệp nhất giữa các Kitô Hữu" trong những cuộc du hành của ngài trên khắp Âu Châu. Thánh nữ được sự sùng kính của người Tin Lành Lutheran cũng như người Công Giáo.

Lời Bàn

Các thị kiến của Thánh Bridget, thay vì cô lập ngài khỏi các sinh hoạt của thế gian, đã đưa ngài can dự vào nhiều vấn đề đương thời, dù đó là chính sách của hoàng gia hay của giáo triều Avignon. Ngài không thấy sự mâu thuẫn giữa các cảm nghiệm thần bí và các sinh hoạt trần tục, và cuộc đời ngài chứng minh rằng sự thánh thiện có thể thực hiện được giữa nơi chính trường.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
25-07-2012, 02:14 AM
Ngày 25 tháng Bảy
THÁNH GIACÔBÊ TIỀN - TÔNG ĐỒ TỬ ĐẠO

Thể hiện: Ngọc Diễm
Link download (http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/25.07_ThanhGiacobeTien-TongDo_dccthn_NgocDiem.mp3)


http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/25.07_StJamesTheGreater.jpg


(http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/25.07_ThanhGiacobeTien-TongDo_dccthn_NgocDiem.mp3)


Như em là thánh Gioan tông đồ, Giacôbê giữ một vai trò trọng yếu trong nhóm mười hai. Người đứng vào hang thứ hai hay thứ ba sau Phêrô trong bản danh sách chính thức. Ông được chọn với Phêrô và Gioan để làm chứng nhân việc con gái ông Jaire sống lại, việc Chúa biến hình và việc Chúa hấp hối trong vườn Gietsimani (MC 5,37:9,2;14,33). Một ngư phủ tại Betsaiđa trong một gia đình xem ra khá giả, thân sinh, ông Giêbêđê, có người làm thuê (MC 1,19-20) và em là Gioan quen biết thầy cả thượng phẩm (Gio 18,15-16). Giacôbê và Gioan Được Chúa gọi là Boanergès nghĩa là con sấm sét, biệt danh (Mc 3,17) ám chỉ những người nóng tính, được chứng minh trong hai dữ kiện được Luca (9,54) và Marcô (10, 35-41) kể lại.

Giacôbê bị giết “bằng gươm” theo lệnh của Herode Agrippa (CV 12,2) vào khoảng năm 42. Vào cuối thế kỷ II, Clement Alexandria quả quyết, “theo những người trước” rằng người tố cáo Giacôbê đã trở lại và chịu chết một lần với Ngài.

Theo tục truyền, Giacôbê có sang giảng đạo ở Tây Ban Nha. Nhưng sử liệu cho thấy sự kiện chỉ được nói đến lần đầu vào thế kỷ thứ VII và Phaolô là vị thừa sai đầu tiên khi Giacôbê đã chết và giáo hội đầu tiên ở Tây Âu là Giáo Hội Lamã, Đức Innocent I công bố rõ ràng năm 416 như vậy.

Việc tôn sùng thánh nhân ở Compostelle Tây Ban Nha dựa trên một bản văn cho rằng năm 808, ông Theodomir đã tìm thấy xác thánh nhân, “do một ngôi sao lạ chỉ” và rước về Compostelle (là Campus stellae: địa thế ngôi sao). Một đại thánh đường được xây lên và nơi đây trở nên một trung tâm hành hương lớn kính viếng thánh tích của vị tông đồ được hình dung như một người hành hương tay cầm gậy, mang theo dấu hiệu một chiếc vỏ trai (phải chăng dùng để uống nước).

Lễ nhớ: 25 tháng 7

www.dccthaingoai.com (http://www.dccthaingoai.com)

thichduthu
26-07-2012, 06:12 AM
Ngày 26 tháng Bảy
THÁNH GIOANKIM và THÁNH ANNA

Thể hiện: Minh Quân
Link download (http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/26.07_ThanhGioankimVaThanhAnna_nth_MinhQuan.mp3)


http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/26.07_ThanhGioanKim&Anna.JPG



Trong Kinh Thánh, các thánh sử Mátthêu và Luca cung cấp cho chúng ta phả hệ của Ðức Giêsu. Các ngài đi ngược trở về tổ tiên dòng họ của Người chỉ để chứng minh rằng Ðức Giêsu là cực điểm của các lời hứa trọng đại. Nhưng bên ngoại của Ðức Giêsu thì bị lãng quên, chúng ta không có một dữ kiện gì về các đấng sinh thành ra Ðức Maria. Ngay cả tên Gioankim và Anna cũng xuất phát từ một truyền thuyết được viết lại sau khi Ðức Giêsu về trời khoảng hơn một thế kỷ.

Tuy nhiên, đức tính anh hùng và thánh thiện của các ngài được suy đoán từ bầu khí của toàn thể gia tộc Ðức Maria. Dù chúng ta dựa trên truyền thuyết về thời kỳ thơ ấu của Ðức Maria hoặc suy đoán từ các dữ kiện trong Phúc Âm, Ðức Maria là một thể hiện của biết bao thế hệ những người siêng năng cầu nguyện mà chính ngài là một người đắm chìm trong các truyền thống đạo đức của người Do Thái.

Các đức tính nổi bật của Ðức Maria khi ngài thi hành các quyết định, khi liên lỉ cầu nguyện, khi trung thành với quy luật tôn giáo, khi bình tĩnh trước những khủng hoảng và khi tận tâm với người bà con -- tất cả những điều này cho thấy một gia tộc khắng khít, yêu thương nhau biết nhìn đến các thệ hệ tương lai trong khi vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp của quá khứ.

Thánh Gioankim và Thánh Anna -- dù những tên tuổi này có thật hay không -- đã đại diện cho một chuỗi thế hệ của những người trung tín thi hành bổn phận, kiên trì sống đức tin để tạo nên một bầu khí thuận tiện cho sự giáng trần của Ðấng Thiên Sai, nhưng họ vẫn âm thầm không ai biết đến.
Lời Bàn

Ðây là "ngày lễ của các ông bà". Nó nhắc nhở cho các ông bà về trách nhiệm của họ là phải thiết lập gia phong cho các thế hệ tương lai: Họ phải làm sống lại các truyền thống và trao truyền cho con cháu. Nhưng ngày lễ này cũng có ý nghĩa cho các thế hệ trẻ. Nó nhắc nhở người trẻ rằng cái nhìn chín chắn, giầu kinh nghiệm của người già là sự khôn ngoan không nên coi thường hoặc bỏ qua.

Lời Trích

"... Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong đó, nhiều thế hệ đến với nhau để giúp đỡ nhau lớn lên trong sự khôn ngoan và để hòa hợp quyền lợi cá nhân với những đòi hỏi khác của đời sống xã hội" (Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, 52).

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)

thichduthu
31-07-2012, 03:17 AM
Ngày 31 tháng Bảy
THÁNH INHAXIÔ Ở LOYOLA (I-NHÃ)

Thể hiện: Ngọc Diễm
Link download (http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/31.07_ThanhIgnatiusLoyola_nth_NgocDiem.mp3)


http://thanhcavietnam.org/thichduthu/TruyenCacThanh/Thang07/31.07_StIgnatiusLoyola.jpg

Vị sáng lập dòng Tên này đang trên đà danh vọng và quyền thế của một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha thì một trái đạn đại bác đã làm ngài bị thương ở chân. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, vì không có sẵn các cuốn tiểu thuyết để giết thời giờ nên ngài đã biết đến cuộc đời Ðức Kitô và hạnh các thánh. Lương tâm ngài bị đánh động, và từ đó khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô.

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.

Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, cuốn Những Thao Luyện Tâm Linh.

Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Rôma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Balê.

Vào năm 1534, lúc ấy đã 43 tuổi, cùng với sáu người khác (trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê) ngài thề sống khó nghèo và khiết tịnh và tất cả cùng đến Ðất Thánh. Các ngài thề quyết rằng nếu không thể ở đây thì sẽ dâng mình cho công việc tông đồ của đức giáo hoàng. Và đó là điều đã xảy ra. Bốn năm sau, Thánh Y Nhã hợp thức hóa tổ chức của ngài. Tu Hội của Ðức Giêsu (Dòng Tên) được Ðức Giáo Hoàng Phaolô III chuẩn nhận và Thánh Y Nhã được bầu làm bề trên đầu tiên.

Trong khi các bạn đồng hành được đức giáo hoàng sai đi truyền giáo thì Thánh Y Nhã vẫn ở Rôma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi, cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.


Thánh Y Nhã đích thực là một vị thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo -- Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad majorem Dei gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn." Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện, vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà đức giáo hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.

www.nguoitinhuu.com (http://www.nguoitinhuu.com)