hongbinh
05-12-2012, 09:16 PM
Đại Hội Huynh Trưởng Giáo phận Sài Gòn - Theo Đức Kitô
Hòa trong không khí Mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 80 năm (1931 – 2011) Nghĩa Binh Thánh Thể đến Việt Nam và 10 năm (2002 – 2012) tái lập Thiếu Nhi Thánh Thể trong Gp Sài Gòn, ngày 17/11/2012, tại TTMV TGP Sài Gòn đã diễn ra Đại hội Huynh trưởng TNTT, kéo dài từ 8h sáng đến 20h tối
http://tnttvn.com/truyenthong/uploads/news/2012_11/207447_559186334108588_1700844873_n.jpg
Đại Hội Huynh Trưởng Giáo phận Sài Gòn - Theo Đức Kitô
Trong phần khai mạc, Đại hội được hân hạnh đón tiếp Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn; cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Học viện Mục vụ và quý cha tuyên úy các hiệp đoàn, xứ đoàn. Đặc biệt, hôm nay còn có sự hiện diện của cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh, nguyên tổng tuyên úy liên đoàn miền Nam trước năm 1975. Sau lời chào mừng của cha tuyên úy Liên đoàn Giuse Phạm Đức Tuân, Đức cha Phêrô đã có đôi lời chia sẻ với các bạn Huynh trưởng và đốt đuốc khai mạc Đại hội.
Sau Nghi thức khai mạc, các bạn Huynh trưởng theo 3 cụm để nghe trình bày về các giai đoạn phát triển của lịch sử Phong trào: Về nguồn- Phát triển- Hướng đến tương lai
I. Về nguồn: Phong trào TNTT trước năm 1975
Năm 1917, hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Pio X, qua Sắc lệnh Quam Singulari, được ban hành năm 1910 là cho các em thiếu nhi được rước lễ sớm hơn, để các em được kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, nhằm bù lại việc các em không được học Giáo lý tại các trường Công giáo ở Âu Châu, nhất là tại Pháp vào thời đại tục hóa lúc bấy giờ. Cha Besie`re, Linh mục dòng Tên đã đứng ra quy tụ các em thiếu nhi quanh Chúa Giêsu Thánh Thể và lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, đồng thời dạy và khuyến khích các em cầu nguyện, rước lễ, hi sinh và làm việc tông đồ.
Năm 1929, hai Linh mục dòng Xuân Bích là Léon Palliard và Paul Urureu bắt đầu phát động Phong trào ngay trong Chủng viện và bắt đầu thành lập Đoàn đầu tiên tại trường Thầy Dòng “Ecole – Puginier” ở Hà Nội và lan rộng khắp lãnh thổ Việt Nam.
1931 – Thành lập phong trào tại Hà Nội và Huế
1932 – Thành lập phong trào tại Phát Diệm và Thanh Hóa
1935 – Thành lập phong trào tại Vinh, Sài Gòn và Vĩnh Long
1936 – Thành lập phong trào tại Quy Nhơn
1937 – Thành lập phong trào tại Thái Bình và Bùi Chu
1951._ Cha Nguyễn Hữu Tấn ( Sài-gòn ) đã hoạt động mở rộng Phong Trào tại các địa phận miền Đông Nam Việt ( Sài-gòn, Mỹ Tho, Xuân-Lộc, Phú-Cường ).
1
954._ Sau cuộc di cư, các đoàn Nghĩa Binh miền Bắc tổ chức lại hàng ngũ khi vô Nam, Địa phận Bùi Chu, Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu hội đoàn di cư, trong số có Nghĩa Binh Thánh Thể.phong trào phát triển mạnh tại Saigòn.
1957._ Hội Đồng Giám Mục bổ nhiệm cha Nguyễn Khắc Ngữ ( nay là Giám mục ) làm Tổng Tuyên uý đầu tiên của Phong Trào toàn quốc, cùng một lúc với việc tổ chức lại công giáo tiến hành do Đức Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển. Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể khắp nơi khởi sự phát động mạnh trong thời kỳ này.
1964._ Cha Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh được chỉ định thay thế. Cuộc đại hội tuyên úy toàn quốc đầu tiên được triệu tập tại Sài-gòn từ ngày 28 – 30 tháng 11 để quyết định việc thống nhất Phong trào. Các tuyên úy đã có công trong việc
II. Thời kì Phát triển
1965._ Đại hội tuyên úy lần hai tại Sài-gòn vào tháng hai dương lịch. Quyết định cuối cùng về bản Nội qui thống nhất đầu tiên cho Phong trào. Bản nội qui được trình Hội Đồng Giám mục trong phiên họp vào tháng sáu, và được chấp thuận cho phép thi hành thử. Cũng trong phiên họp này, Hội Đồng Giám Mục quyết định : bỏ danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể và dùng danh hiệu PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.
Tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể của Phong trào toàn quốc được xuất bản ngay từ tháng 7 năm 1965.
1967._ Đại hội tuyên úy lần thứ ba tại Vĩnh Long vào tháng 4 : sửa đổi mấy chi tiết của nội qui thống nhất và bằng cuộc đại hội Huynh Trưởng được tổ chức cũng tại Sài-gòn vào tháng 7 . Có khoảng 500 Huynh Trưởng tham dự.
1968._ Ảnh hưởng tết Mậu Thân, tất cả hoạt động đều bị ngưng trệ, để xét duyệt tình hình, một cuộc đại hội tuyên uý lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 11, bàn thêm về việc tu chỉnh nội qui và về cuộc kinh lý trên toàn quốc cuối năm 1968 và đệ nhất bán niên 69 của phái đoàn trung ương.
1969._Tháng 9 : Đại hội đầu tiên ban lãnh đạo toàn quốc ( tức là ban tuyên uý và Huynh Trưởng ) tại Bê-ta-ni-a, Chí Hòa. Thành lập qui chế cho Huynh Trưởng, lưu nhiệm ban quản trị trung ương,tìm hướng đi cho trong năm.
1971._ Nội qui mới được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận cho thi hành trong phiên họp từ ngày 4 đến ngày 10 tháng Giêng. Với điều kiện giữ danh hiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Điều 1) và tổ chức Phong trào theo cách “tuyển lựa” ( Điều 10)
1972._ Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2000 Huynh Trưởng. (29-12-72 đến 01-01-73)
1974._ Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khoẻ đã từ chức. Linh mục Giuse Vũ Đức Thông lên thay.
1975 ._ Phong Trào có khoảng 140.000 đoàn viên; 3.800 Huynh Trưởng hoạt động trong 650 Xứ Đoàn, thuộc 68 Liên Đoàn trong 13 Giáo phận (trừ Giáo phận Đà Nẵng). Hai Giáo phận đông nhất là Xuân Lộc với 40.000 đoàn viên và Sàigòn với 38.000 đoàn viên.
Riêng tại Giáo phận Sài Gòn:
Năm 1990, sau 15 năm làm quen xã hội mới, Thiếu Nhi Thánh Thể ỡ nhiều nơi, nhiều Giáo xứ bắt đầu nhen nhúm, hoạt động âm thầm hoặc bán công khai nhưng không kém phần hiệu quả.
Năm1997, tại Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chính thức thành lập Ban mục Vụ thiếu Nhi, bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm trưởng ban cùng với 15 cha đặc trách 15 hạt. Cũng từ thời điểm này Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bắt đầu hồi sinh. Nhiều buổi họp mặt của các cựu Tuyên uý, cựu Huynh trưởng TNTT còn nhiệt huyết để chuẩn bị tái lập TNTT.
III. Hướng đến tương lai
10 năm tái lập phong trào với biết bao khó khăn và thao thức.Phong trào vẫn đang phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh, Điền đó chứng tỏ Phong trào đã đi đúng con đường với ơn chúa Thánh Thần hướng dẫn. Quan trọng là trong tương lai, phong trào phải tiếp tục làm gì và làm như thế nào để khỏi tụt hậu với thời đại, để khỏi xa cách với các em thiếu nhi. Đồng thời, với tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II, chính mỗi huynh trưởng trong Phong trào phải là những tông đồ đích thực, những nhân chứng sống động của Đức Kitô ngay trong chính mội trường mà mình đang sống, cách riêng là với các em thiếu nhi.
Sau giờ cơm trưa là phần thi đố vui “Tìm hiều và sống Lời Chúa”, "Kiến thức Thiếu nhi Thánh Thể” và sinh hoạt chung. Tiếp đến là các tiết mục văn nghệ cùng với những vũ điệu sôi nổi, hào hứng của các bài hát quen thuộc như "I love you, Jesus”, “Làm dấu”….cách riêng là bài hát chủ đề “Theo Đức Kitô” đã được cất lên nhiều lần trong suốt ngày Đại hội. Đặc biệt, trong dịp này, các giải thưởng được phát động từ trước để chuẩn bị cho Đại hội cũng được trao tặng. Theo đó, giải nhất sáng tác logo thuộc về trưởng Anne Trần Tử Mai Thy, giải nhất bài hát được trao cho Soeur Clara Chu Linh, OP, giải nhất Trò chơi Kinh thánh trên vi tính được trao cho trưởng Giuse Nguyễn Thế Khang và giải nhất Karaoke được trao cho trưởng Anna Lê Thành Xuân
Vào lúc 16h chiều là phần diễn nguyện với mục đích tái hiện lại những giai đoạn lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển phong trào ở Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên được Xứ đoàn Bình An thể hiện qua vũ khúc “Nghĩa Binh Ca” đã vẽ nên hình ảnh của phong trào trong những ngày đầu mới được thành lập tại Việt Nam, Giai đoạn “Phát triển” được xứ đoàn Bạch Đằng tái hiện qua hoạt cảnh diễn lại đại hội Huynh trưởng toàn quốc “Về Đất Hứa” năm 1972 tại Nhà thờ Fatima Bình Triệu với sự hiện diện của cha tổng tuyên úy Phaolo Nguyễn Văn Thảnh và trên dưới 2000 anh chị em Huynh trưởng. Sau 30/4/1975, các hoạt động của Giáo Hội tại Việt Nam gần như bị đình trệ và gặp nhiều khó khăn do chưa kịp thích nghi với xã hội mới. Các tệ nạn xã hội gia tăng và lôi cuốn nhiều em thiếu nhi, nhiều bạn thanh thiếu niên vào con đường tội lỗi, bế tắc. Trước hoàn cảnh đó, sau khi về nhận giáo phận năm 1998, Đức TGM Gioan Baotixita đã cho thành lập Ban Mục vụ Thiếu nhi và đặt cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm tuyên úy Liên đoàn TNTT GP Sài Gòn. Sau 10 năm được tái thành lập cho đến nay, phong tào đã phát triển mạnh và bước đầu cho thấy những hiểu quả xã hội cũng như lợi ích thiêng liêng rõ rệt nơi đời sống của các em thiếu nhi.
Thánh Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Vào lúc 18h30 là Thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Giáo phận Sài Gòn chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Giuse Phạm Đức Tuấn, tuyên úy Liên đoàn; cha Phêrô Nguyễn Thành Tâm CSsR, cố vấn Liên đoàn cùng quý cha tuyên úy của các hiệp đoàn, xứ đoàn. Các anh chị HT Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp- DCCT Sài Gòn phụ trách hát lễ.
Trong bài giảng, dựa trên tinh thần của đoạn Tin mừng vừa được công bố cũng như chủ đề “Về nguồn” của Đại hội, Đức cha Phêrô chia sẻ: “Vấn đề là phải làm sao để ý hướng, mục đích ban đầu của phong trào vẫn giữ nguyên nhưng phải đi tìm những phương pháp thích hợp cho thiếu nhi ở thời đại này để có thể chu toàn mục đích, nội dung tuyệt vời ngay từ ban đầu…Các bạn cử hành Đại hội năm nay trong khung cảnh của Năm Đức Tin, và đúng vào ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngày nay người ta không còn bắt bớ chúng ta nữa, người ta không còn bách hại Hội Thánh theo kiểu ngày xưa nữa. Thế nhưng có nhiều thứ bách hại tinh vi hơn, có nhiều thứ cám dỗ thật ngọt ngào và êm ái, lôi chúng ta đi, đặc biệt là giới trẻ xa Chúa, xa Hội Thánh, xa nhà thờ, xa đời sống đạo đức…Những cuộc quy tụ đông đảo như thế này giúp cho các Huynh trưởng thấy: tôi không cô đơn trong đời sống làm chứng của tôi. Vì thế, những cuộc quy tụ như thế này làm cho chúng ta phấn khởi hơn, mạnh mẽ hơn trong đời sống tông đồ của mình…Và cuối cùng, Đức tin chúng ta không chỉ làm chứng mà còn phải thông truyền cho người khác nữa vì ngay cả Đức tin của mỗi người chúng ta cũng chủ yếu được thông truyền từ cha mẹ…Nhưng điều đáng ngại hôm nay là các bạn trẻ Công giáo khi kết hôn không còn ý thức trách nhiệm đó nữa. Nhiều bạn trẻ Công giáo không còn đến nhà thờ nữa, mà như thế thì những đứa con tương lai không còn được hít thở cái bầu khí đạo đức như chúng ta nữa. Vì thế, mình phải ý thức không những trách nhiệm làm chứng mà còn phải thông truyền Đức Tin…”. Đức Cha Phêrô tóm kết "Về nguồn là để làm chứng và thông truyền Đức Tin"
Sau bài giảng, Trưởng F.X Trần Ngọc Lợi, chủ tịch liên đoàn Anrê Phú Yên công bố quyết định công nhận Huynh trưởng các cấp 1,2,3. Theo đó, Các Sa mạc cấp 1 Vươn Lên 48, 49, 50 có tất cả 413 sa mạc sinh , sa mạc cấp 2 Lên Đường 11 có tất cả 80 sa mạc sinh, sa mạc cấp 3 Dấn Thân 7 có tất cả 43 sa mạc sinh. Đức Cha Phêrô đã chủ sự nghi thức tuyên hứa Huynh trưởng và nghi thức kết thúc bằng Lời nguyện chung.
Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức cha đã trao sách Tân Ước, tài liệu học hỏi Năm Đức Tin cũng như sách công đồng Vatican II cho đại diện Ban chấp hành Liên đoàn cũng như các huynh trưởng. Một trưởng đại diện cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân cũng như các khách mời từ Sydney cũng như các giáo phận bạn tại Việt Nam. Đồng thời, nhân dịp này, Liên đoàn cũng gửi lời chúc mừng đến Đức Hồng Y Gioan Baotixita nhân kỷ niệm 9 năm ngài nhận mũ Hồng Y, kỷ niệm 4 năm Giám mục của Đức Cha phụ tá và mừng thọ lục tuần của Ngài. Đáp lời, Đức cha phụ tá cho biết, Đức Hồng Y vì lý do tuổi tác và sức khỏe nên ngài không hiện diện ở đây được, nhưng ngài nhờ Đức cha gửi lời chào và chúc lành cho các bạn.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một ca cảnh ngắn cho thấy lòng tin của Abraham đối với Thiên Chúa khi ông sẵn sàng dâng đức con trai dy nhất của mình là Isaac để làm lễ thượng tiến. Nhờ lòng tin mạnh mẽ đó mà ông được Thiên chúa chúc phúc và đặt làm tổ phụ của một dòng dõi “đông như sao trên trời, như cát dưới biển”. Sau cùng là nghi thức “Sai đi” với việc thắp nến từ ngọn nến Phục Sinh. Thánh lễ nào cũng kết thúc bằng việc “Sai đi”, và việc này mang ý nghĩa mời gọi cộng đoàn ra đi để làm nhân chứng, để trở nên ánh sáng cho trần gian, trở nên muối cho đời. Trong ánh nến, các bạn Huynh trưởng cùng cất cao lời bài hát “Theo Đức Kitô” và “Lạy Chúa, con tin!”. Cuối cùng, Đức cha Phêrô ban phép lành cuối lễ và phát lệnh “Sai đi”
Mặc dù Đại hội đã kết thúc với lời “Sai đi” nhưng dường như âm hưởng của nó vẫn còn âm ỉ trong tâm hồn của mỗi người. Cả một ngày với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi đều khiến ai nấy mệt nhừ. Nhưng tinh thần hăng say nhiệt huyết được truyền lửa từ Anh cả Giêsu thì vẫn còn đấy, và nó ngọn lửa ấy đang tiếp tục thúc đẩy mỗi anh chị em Huynh trưởng dấn bước để “Theo Đức Kitô” như lời bài hát chủ đề:
“Hãy đốt nóng lên ngọn lửa mến Thánh Thể nhiệm mầu
Sức sống dâng trào làm hành trang trong sứ mệnh Chúa trao
Hãy cất bước đi cùng Giêsu ngợi khen Chúa Trời
Có Chúa trong đời con hăng say đi về muôn nơi…”
Xem thêm hình ảnh tại Facebook (https://www.facebook.com/media/set/?set=a.559185017442053.146710.145594145467811&type=1)
Tác giả bài viết: Ban Tin Tức
Nguồn tin: www.tnttvn.com (http://www.tnttvn.com)
Hòa trong không khí Mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 80 năm (1931 – 2011) Nghĩa Binh Thánh Thể đến Việt Nam và 10 năm (2002 – 2012) tái lập Thiếu Nhi Thánh Thể trong Gp Sài Gòn, ngày 17/11/2012, tại TTMV TGP Sài Gòn đã diễn ra Đại hội Huynh trưởng TNTT, kéo dài từ 8h sáng đến 20h tối
http://tnttvn.com/truyenthong/uploads/news/2012_11/207447_559186334108588_1700844873_n.jpg
Đại Hội Huynh Trưởng Giáo phận Sài Gòn - Theo Đức Kitô
Trong phần khai mạc, Đại hội được hân hạnh đón tiếp Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn; cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Học viện Mục vụ và quý cha tuyên úy các hiệp đoàn, xứ đoàn. Đặc biệt, hôm nay còn có sự hiện diện của cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh, nguyên tổng tuyên úy liên đoàn miền Nam trước năm 1975. Sau lời chào mừng của cha tuyên úy Liên đoàn Giuse Phạm Đức Tuân, Đức cha Phêrô đã có đôi lời chia sẻ với các bạn Huynh trưởng và đốt đuốc khai mạc Đại hội.
Sau Nghi thức khai mạc, các bạn Huynh trưởng theo 3 cụm để nghe trình bày về các giai đoạn phát triển của lịch sử Phong trào: Về nguồn- Phát triển- Hướng đến tương lai
I. Về nguồn: Phong trào TNTT trước năm 1975
Năm 1917, hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Pio X, qua Sắc lệnh Quam Singulari, được ban hành năm 1910 là cho các em thiếu nhi được rước lễ sớm hơn, để các em được kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, nhằm bù lại việc các em không được học Giáo lý tại các trường Công giáo ở Âu Châu, nhất là tại Pháp vào thời đại tục hóa lúc bấy giờ. Cha Besie`re, Linh mục dòng Tên đã đứng ra quy tụ các em thiếu nhi quanh Chúa Giêsu Thánh Thể và lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, đồng thời dạy và khuyến khích các em cầu nguyện, rước lễ, hi sinh và làm việc tông đồ.
Năm 1929, hai Linh mục dòng Xuân Bích là Léon Palliard và Paul Urureu bắt đầu phát động Phong trào ngay trong Chủng viện và bắt đầu thành lập Đoàn đầu tiên tại trường Thầy Dòng “Ecole – Puginier” ở Hà Nội và lan rộng khắp lãnh thổ Việt Nam.
1931 – Thành lập phong trào tại Hà Nội và Huế
1932 – Thành lập phong trào tại Phát Diệm và Thanh Hóa
1935 – Thành lập phong trào tại Vinh, Sài Gòn và Vĩnh Long
1936 – Thành lập phong trào tại Quy Nhơn
1937 – Thành lập phong trào tại Thái Bình và Bùi Chu
1951._ Cha Nguyễn Hữu Tấn ( Sài-gòn ) đã hoạt động mở rộng Phong Trào tại các địa phận miền Đông Nam Việt ( Sài-gòn, Mỹ Tho, Xuân-Lộc, Phú-Cường ).
1
954._ Sau cuộc di cư, các đoàn Nghĩa Binh miền Bắc tổ chức lại hàng ngũ khi vô Nam, Địa phận Bùi Chu, Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu hội đoàn di cư, trong số có Nghĩa Binh Thánh Thể.phong trào phát triển mạnh tại Saigòn.
1957._ Hội Đồng Giám Mục bổ nhiệm cha Nguyễn Khắc Ngữ ( nay là Giám mục ) làm Tổng Tuyên uý đầu tiên của Phong Trào toàn quốc, cùng một lúc với việc tổ chức lại công giáo tiến hành do Đức Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển. Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể khắp nơi khởi sự phát động mạnh trong thời kỳ này.
1964._ Cha Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh được chỉ định thay thế. Cuộc đại hội tuyên úy toàn quốc đầu tiên được triệu tập tại Sài-gòn từ ngày 28 – 30 tháng 11 để quyết định việc thống nhất Phong trào. Các tuyên úy đã có công trong việc
II. Thời kì Phát triển
1965._ Đại hội tuyên úy lần hai tại Sài-gòn vào tháng hai dương lịch. Quyết định cuối cùng về bản Nội qui thống nhất đầu tiên cho Phong trào. Bản nội qui được trình Hội Đồng Giám mục trong phiên họp vào tháng sáu, và được chấp thuận cho phép thi hành thử. Cũng trong phiên họp này, Hội Đồng Giám Mục quyết định : bỏ danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể và dùng danh hiệu PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.
Tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể của Phong trào toàn quốc được xuất bản ngay từ tháng 7 năm 1965.
1967._ Đại hội tuyên úy lần thứ ba tại Vĩnh Long vào tháng 4 : sửa đổi mấy chi tiết của nội qui thống nhất và bằng cuộc đại hội Huynh Trưởng được tổ chức cũng tại Sài-gòn vào tháng 7 . Có khoảng 500 Huynh Trưởng tham dự.
1968._ Ảnh hưởng tết Mậu Thân, tất cả hoạt động đều bị ngưng trệ, để xét duyệt tình hình, một cuộc đại hội tuyên uý lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 11, bàn thêm về việc tu chỉnh nội qui và về cuộc kinh lý trên toàn quốc cuối năm 1968 và đệ nhất bán niên 69 của phái đoàn trung ương.
1969._Tháng 9 : Đại hội đầu tiên ban lãnh đạo toàn quốc ( tức là ban tuyên uý và Huynh Trưởng ) tại Bê-ta-ni-a, Chí Hòa. Thành lập qui chế cho Huynh Trưởng, lưu nhiệm ban quản trị trung ương,tìm hướng đi cho trong năm.
1971._ Nội qui mới được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận cho thi hành trong phiên họp từ ngày 4 đến ngày 10 tháng Giêng. Với điều kiện giữ danh hiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Điều 1) và tổ chức Phong trào theo cách “tuyển lựa” ( Điều 10)
1972._ Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2000 Huynh Trưởng. (29-12-72 đến 01-01-73)
1974._ Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khoẻ đã từ chức. Linh mục Giuse Vũ Đức Thông lên thay.
1975 ._ Phong Trào có khoảng 140.000 đoàn viên; 3.800 Huynh Trưởng hoạt động trong 650 Xứ Đoàn, thuộc 68 Liên Đoàn trong 13 Giáo phận (trừ Giáo phận Đà Nẵng). Hai Giáo phận đông nhất là Xuân Lộc với 40.000 đoàn viên và Sàigòn với 38.000 đoàn viên.
Riêng tại Giáo phận Sài Gòn:
Năm 1990, sau 15 năm làm quen xã hội mới, Thiếu Nhi Thánh Thể ỡ nhiều nơi, nhiều Giáo xứ bắt đầu nhen nhúm, hoạt động âm thầm hoặc bán công khai nhưng không kém phần hiệu quả.
Năm1997, tại Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chính thức thành lập Ban mục Vụ thiếu Nhi, bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm trưởng ban cùng với 15 cha đặc trách 15 hạt. Cũng từ thời điểm này Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bắt đầu hồi sinh. Nhiều buổi họp mặt của các cựu Tuyên uý, cựu Huynh trưởng TNTT còn nhiệt huyết để chuẩn bị tái lập TNTT.
III. Hướng đến tương lai
10 năm tái lập phong trào với biết bao khó khăn và thao thức.Phong trào vẫn đang phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh, Điền đó chứng tỏ Phong trào đã đi đúng con đường với ơn chúa Thánh Thần hướng dẫn. Quan trọng là trong tương lai, phong trào phải tiếp tục làm gì và làm như thế nào để khỏi tụt hậu với thời đại, để khỏi xa cách với các em thiếu nhi. Đồng thời, với tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II, chính mỗi huynh trưởng trong Phong trào phải là những tông đồ đích thực, những nhân chứng sống động của Đức Kitô ngay trong chính mội trường mà mình đang sống, cách riêng là với các em thiếu nhi.
Sau giờ cơm trưa là phần thi đố vui “Tìm hiều và sống Lời Chúa”, "Kiến thức Thiếu nhi Thánh Thể” và sinh hoạt chung. Tiếp đến là các tiết mục văn nghệ cùng với những vũ điệu sôi nổi, hào hứng của các bài hát quen thuộc như "I love you, Jesus”, “Làm dấu”….cách riêng là bài hát chủ đề “Theo Đức Kitô” đã được cất lên nhiều lần trong suốt ngày Đại hội. Đặc biệt, trong dịp này, các giải thưởng được phát động từ trước để chuẩn bị cho Đại hội cũng được trao tặng. Theo đó, giải nhất sáng tác logo thuộc về trưởng Anne Trần Tử Mai Thy, giải nhất bài hát được trao cho Soeur Clara Chu Linh, OP, giải nhất Trò chơi Kinh thánh trên vi tính được trao cho trưởng Giuse Nguyễn Thế Khang và giải nhất Karaoke được trao cho trưởng Anna Lê Thành Xuân
Vào lúc 16h chiều là phần diễn nguyện với mục đích tái hiện lại những giai đoạn lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển phong trào ở Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên được Xứ đoàn Bình An thể hiện qua vũ khúc “Nghĩa Binh Ca” đã vẽ nên hình ảnh của phong trào trong những ngày đầu mới được thành lập tại Việt Nam, Giai đoạn “Phát triển” được xứ đoàn Bạch Đằng tái hiện qua hoạt cảnh diễn lại đại hội Huynh trưởng toàn quốc “Về Đất Hứa” năm 1972 tại Nhà thờ Fatima Bình Triệu với sự hiện diện của cha tổng tuyên úy Phaolo Nguyễn Văn Thảnh và trên dưới 2000 anh chị em Huynh trưởng. Sau 30/4/1975, các hoạt động của Giáo Hội tại Việt Nam gần như bị đình trệ và gặp nhiều khó khăn do chưa kịp thích nghi với xã hội mới. Các tệ nạn xã hội gia tăng và lôi cuốn nhiều em thiếu nhi, nhiều bạn thanh thiếu niên vào con đường tội lỗi, bế tắc. Trước hoàn cảnh đó, sau khi về nhận giáo phận năm 1998, Đức TGM Gioan Baotixita đã cho thành lập Ban Mục vụ Thiếu nhi và đặt cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm tuyên úy Liên đoàn TNTT GP Sài Gòn. Sau 10 năm được tái thành lập cho đến nay, phong tào đã phát triển mạnh và bước đầu cho thấy những hiểu quả xã hội cũng như lợi ích thiêng liêng rõ rệt nơi đời sống của các em thiếu nhi.
Thánh Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Vào lúc 18h30 là Thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Giáo phận Sài Gòn chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Giuse Phạm Đức Tuấn, tuyên úy Liên đoàn; cha Phêrô Nguyễn Thành Tâm CSsR, cố vấn Liên đoàn cùng quý cha tuyên úy của các hiệp đoàn, xứ đoàn. Các anh chị HT Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp- DCCT Sài Gòn phụ trách hát lễ.
Trong bài giảng, dựa trên tinh thần của đoạn Tin mừng vừa được công bố cũng như chủ đề “Về nguồn” của Đại hội, Đức cha Phêrô chia sẻ: “Vấn đề là phải làm sao để ý hướng, mục đích ban đầu của phong trào vẫn giữ nguyên nhưng phải đi tìm những phương pháp thích hợp cho thiếu nhi ở thời đại này để có thể chu toàn mục đích, nội dung tuyệt vời ngay từ ban đầu…Các bạn cử hành Đại hội năm nay trong khung cảnh của Năm Đức Tin, và đúng vào ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngày nay người ta không còn bắt bớ chúng ta nữa, người ta không còn bách hại Hội Thánh theo kiểu ngày xưa nữa. Thế nhưng có nhiều thứ bách hại tinh vi hơn, có nhiều thứ cám dỗ thật ngọt ngào và êm ái, lôi chúng ta đi, đặc biệt là giới trẻ xa Chúa, xa Hội Thánh, xa nhà thờ, xa đời sống đạo đức…Những cuộc quy tụ đông đảo như thế này giúp cho các Huynh trưởng thấy: tôi không cô đơn trong đời sống làm chứng của tôi. Vì thế, những cuộc quy tụ như thế này làm cho chúng ta phấn khởi hơn, mạnh mẽ hơn trong đời sống tông đồ của mình…Và cuối cùng, Đức tin chúng ta không chỉ làm chứng mà còn phải thông truyền cho người khác nữa vì ngay cả Đức tin của mỗi người chúng ta cũng chủ yếu được thông truyền từ cha mẹ…Nhưng điều đáng ngại hôm nay là các bạn trẻ Công giáo khi kết hôn không còn ý thức trách nhiệm đó nữa. Nhiều bạn trẻ Công giáo không còn đến nhà thờ nữa, mà như thế thì những đứa con tương lai không còn được hít thở cái bầu khí đạo đức như chúng ta nữa. Vì thế, mình phải ý thức không những trách nhiệm làm chứng mà còn phải thông truyền Đức Tin…”. Đức Cha Phêrô tóm kết "Về nguồn là để làm chứng và thông truyền Đức Tin"
Sau bài giảng, Trưởng F.X Trần Ngọc Lợi, chủ tịch liên đoàn Anrê Phú Yên công bố quyết định công nhận Huynh trưởng các cấp 1,2,3. Theo đó, Các Sa mạc cấp 1 Vươn Lên 48, 49, 50 có tất cả 413 sa mạc sinh , sa mạc cấp 2 Lên Đường 11 có tất cả 80 sa mạc sinh, sa mạc cấp 3 Dấn Thân 7 có tất cả 43 sa mạc sinh. Đức Cha Phêrô đã chủ sự nghi thức tuyên hứa Huynh trưởng và nghi thức kết thúc bằng Lời nguyện chung.
Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức cha đã trao sách Tân Ước, tài liệu học hỏi Năm Đức Tin cũng như sách công đồng Vatican II cho đại diện Ban chấp hành Liên đoàn cũng như các huynh trưởng. Một trưởng đại diện cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân cũng như các khách mời từ Sydney cũng như các giáo phận bạn tại Việt Nam. Đồng thời, nhân dịp này, Liên đoàn cũng gửi lời chúc mừng đến Đức Hồng Y Gioan Baotixita nhân kỷ niệm 9 năm ngài nhận mũ Hồng Y, kỷ niệm 4 năm Giám mục của Đức Cha phụ tá và mừng thọ lục tuần của Ngài. Đáp lời, Đức cha phụ tá cho biết, Đức Hồng Y vì lý do tuổi tác và sức khỏe nên ngài không hiện diện ở đây được, nhưng ngài nhờ Đức cha gửi lời chào và chúc lành cho các bạn.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một ca cảnh ngắn cho thấy lòng tin của Abraham đối với Thiên Chúa khi ông sẵn sàng dâng đức con trai dy nhất của mình là Isaac để làm lễ thượng tiến. Nhờ lòng tin mạnh mẽ đó mà ông được Thiên chúa chúc phúc và đặt làm tổ phụ của một dòng dõi “đông như sao trên trời, như cát dưới biển”. Sau cùng là nghi thức “Sai đi” với việc thắp nến từ ngọn nến Phục Sinh. Thánh lễ nào cũng kết thúc bằng việc “Sai đi”, và việc này mang ý nghĩa mời gọi cộng đoàn ra đi để làm nhân chứng, để trở nên ánh sáng cho trần gian, trở nên muối cho đời. Trong ánh nến, các bạn Huynh trưởng cùng cất cao lời bài hát “Theo Đức Kitô” và “Lạy Chúa, con tin!”. Cuối cùng, Đức cha Phêrô ban phép lành cuối lễ và phát lệnh “Sai đi”
Mặc dù Đại hội đã kết thúc với lời “Sai đi” nhưng dường như âm hưởng của nó vẫn còn âm ỉ trong tâm hồn của mỗi người. Cả một ngày với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi đều khiến ai nấy mệt nhừ. Nhưng tinh thần hăng say nhiệt huyết được truyền lửa từ Anh cả Giêsu thì vẫn còn đấy, và nó ngọn lửa ấy đang tiếp tục thúc đẩy mỗi anh chị em Huynh trưởng dấn bước để “Theo Đức Kitô” như lời bài hát chủ đề:
“Hãy đốt nóng lên ngọn lửa mến Thánh Thể nhiệm mầu
Sức sống dâng trào làm hành trang trong sứ mệnh Chúa trao
Hãy cất bước đi cùng Giêsu ngợi khen Chúa Trời
Có Chúa trong đời con hăng say đi về muôn nơi…”
Xem thêm hình ảnh tại Facebook (https://www.facebook.com/media/set/?set=a.559185017442053.146710.145594145467811&type=1)
Tác giả bài viết: Ban Tin Tức
Nguồn tin: www.tnttvn.com (http://www.tnttvn.com)