PDA

View Full Version : MỘT SỐ TRÒ CHƠI



Damsan
17-05-2009, 07:20 PM
Vào Cửa Hẹp

- Số Người: Không hạn chế
- Rèn Luyện: Nhanh, bình tĩnh
- Cách Chơi: Số người chơi đều nhau, trước mỗi đội đặt một vòng tròn bằng dây có đường kính bằng nhau, to hơn người gần 2 lần. Nghe hiệu lệnh, người thứ nhất của mỗi hàng xỏ dây từ chân lên đầu, rồi chuyền cho người thứ 2, 3, 4 ..... Đội nào xong trước là thắng cuộc.

* Lưu Ý: Có thể biến đổi lần 2 là luồn vòng từ trên đầu xuống chân, nhớ là không đứng dậy, chỉ nhấc người khi xỏ qua thôi.

Đoàn Kết

- Số Người: Từ 10 đến 30 người
- Rèn Luyện: Nhanh nhẹn
- Cách Chơi: Người điều khiển (NĐK) hô lớn: "Đoàn kết, đoàn kết". Tất cả hỏi lại: "Kết mấy, kết mấy". NĐK hô: "Kết 5 (hoặc 3, tùy ý). Mỗi người phải tìm đủ 5, hoặc 3 người thành một nhóm. NĐK có thể cho 5 kết, 3 chân.

Giành Báu Vật

- Số Ngტời: Từ 10-40 (phải chẵn)
- Rèn Luyệnn: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Cách Chơi<: Chia người chơi thành hai đội bằng nhau, xếp hàng dọc quay mặt vào nhau, đội này các đội kia từ 10-20 m. Đếm số thứ tự mỗi đội. Chính giữa khoảng cách hai đội để một cái khăn (hoặc nón). NĐk tuyên bố cuộc chơi và gọi số. Vì dụ: số 5. Hai em mang số 5 của cả hai đội chạy nhanh đến "báu vật" tìm cách lấy báu vật chạy về đội mình. Nếu đã cầm báu vật trong tay khi chưa về đến đội mà bị đối phương chạm vào người thì cả đội bị trừ một điểm (hoặc bị phạt).

* Lưu Ý: NĐk có thể gọi một lúc 2, 3 hoặc 4 sô. Trường hợp này nếu đang cầm báu vật trong tay mà bị bất cứ số nào phe đối phương chạm vào mình cũng đều bị trừ 1 điểm (hoặc bị phạt).

Một số trò chơi phụ này paulma đã post ở 1 số diễn đàn sinh viên rồi, nhưng thấy cần được nhân rộng ra. Nên xin phép được post lại để các bé tham khảo. Ai còn thì bổ sung thêm nhé . Xin cám ơn mọi người . Hihi

1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

5. Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên


9. Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

...

Tuỳ theo lứa tuổi và địa điểm để lựa chọn trò chơi phù hơp

Việc Bác Ái

- Rèn Luyện: Thể lực, nhanh nhẹn
- Cách Chơi: Chia cử tọa thành nhiều nhóm. NĐK thông báo một thiên tai vừa xảy ra hoặc một người hoạn nạn cần sự cứu trợ: "Ban cứu trợ cần một số vật dụng như: giầy, dép, sổ, viết, hoa, lá ... Sau tiếng còi phát xuất quyên góp, nhóm nào về trước và mang nộp đủ số lượng là nhóm ấy thắng cuộc

* Lưu Ý: Trò chơi phải được hạn chế thời gian.

Về Đất Hứa

- Số Người: Không hạn chế
- Rèn Luyện: Phản xạ nhanh
- Cách Chơi: NĐK đứng ở đích quay lưng về hàng ngang khoảng 5-10m. Nghe tiếng còi, mọi người quay mặt lại và chạy về đích. Thình lình NĐK thổi còi và quay lại, tất cả phải đứng yên (ai cử động, nhúc nhích sẽ bị loại). NĐK tiếp tục thổi còi và quay lưng lại cử toạ (thỉnh thoảng thổi còi và quay lưng lại để tìm người sai lỗi). Ai về đích, chạm tay đến NĐK trước là thắng cuộc.

Tôi bảo:
Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.

Bắn tàu:
(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

Truyền Điện

Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút

Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)

Hột vịt lộn

Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi
Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).

Muỗi bay:

Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.

Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)

Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.

Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)

Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".

Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

Chanh chua, cua kẹp:

Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.

Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.

Chim sổ lồng:

Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.

Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm lồng.

Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

Trò chơi sinh hoạt (1)
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Tôi bảo
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng

Cách chơi:
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
Suy luận * Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn
Tìm nghề nghiệp * Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)
Tìm bạn * Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình
Hát giao duyên* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, ...
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ …) là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau
Tình yêu có lời
* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Địa điểm: trên xe, trong phòng

Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất
** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu
Cây sen * Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)

** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …
Tai đây - mũi này* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
Bà Ba buồn Bà Bảy* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
Có - Không ?* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
Có thể cải biên thành tìm người.
Tin mật* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng
Đi du lịch bằng taxi* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Địa điểm: trong phòng, hội trường

Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng

** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
Ba - Má - Tôi* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …


(sưu tầm)

lukhach
31-08-2010, 11:47 AM
1.THẰNG CU TÍ
Tập họp vòng tròn .
_tất cả hô: Thằng cu tí nó như thế nào .
+quản trò: thằng cu tí nó như thế này (kèm theo một động tác hài hước như: nhảy lên, gãi đầu, ngoái mũi, dậm chân....)
_tất cả người chơi làm lại động tác của quản trò .rồi lại hô câu: thằng cu tí nó như thế nào ?
+quản trò: hô lại câu:" thằng cu tí nó như thế này" và làm động tác mới .

2.GHÉT NHAU
tập họp vòng tròn .
Quản trò và người chơi cùng hát bài "quay sang bên mặt nhìn về bên trái hễ có thấy ai ....................... thì nhéo" .
quản trò quan sát những đặc điểm của người chơi (mặc áo xanh, kẹp tóc,không ngồi, không giơ tay...) để thay đổi vào chỗ trống của bài hát .

3.XOAY XOAY XOAY
tập họp vòng tròn
tất cả cùng làm theo lời nói của quản trò
quản tròn:" giơ tay phải, giơ tay trái, tay phải xoay xoay xoay, tay trái xoay xoay xoay" .thay tay bằng chân, mông, vai, mắt (thay từ xoay bằng từ chớp)....

4.MƯA
tập họp vòng tròn các người chơi quàng tay lên vai nhau .
quản trò hô :mưa rơi mưa rơi .
tất cả hô : ào ào (nhúng chân)
QT: Sấm nổ
TC: ầm ầm (dậm chân thật mạnh)
QT:sét rẹt
TC: sẹt sẹt (lắc mông thật mạnh)
QT hô "mưa rơi" to thì người chơi đáp to và nhúng chân mạnh có thể thêm" gió thổi bên trái ,thổi bên phải " để người chơi nghiêng qua trái , nghiêng qua phại

trung trực
31-10-2010, 12:00 AM
Mình cảm thấy nó làm sao ấy khi đọc hai topic trên Chúng ta quên đi trách nhiệm khi phải nói với mọi người về sự thật của tài liệu mà mình có đươc.
Hãy cố gắng sống tốt hơn trong sự thât.
Thân chào
Trung Trực