PDA

View Full Version : Chùa Côn Sơn



Nhật Minh
23-04-2013, 11:00 AM
Chùa Côn SơnChùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôichùa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a) ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%AD_Linh), tỉnh Hải Dương (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_D%C6%B0%C6%A1ng). Chùa này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_V%C4%83n_h%C3%B3a,_Th%E1%BB%83_thao_v%C 3%A0_Du_l%E1%BB%8Bch_Vi%E1%BB%87t_Nam)xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1962) và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm1994 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1994).
Lịch sử
Năm Hưng Long thứ 12(1304 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1304)) nhà sư Pháp Loa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_Loa) cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329 (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1329&action=edit&redlink=1)) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang (http://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n_Quang) chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Tr%E1%BA%A7n), chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%81n_ph%C3%A1i_Tr%C3%BAc_L%C3%A2m) cùng với chùa Yên Tử (http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_T%E1%BB%AD) và chùa Quỳnh Lâm (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Qu%E1%BB%B3nh_L%C3%A2m), Quảng Ninh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh). Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BA%A7n_Nguy%C3%AAn_%C4%90%C3 %A1n&action=edit&redlink=1),Huyền Quang (http://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n_Quang) và người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i).
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Minh_T%C3%B4ng) đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Vào đời nhà Lê (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%AA), lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như : tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.
Kiến trúc
http://gphaiphong.org/vietnam/images.php?s=lKuZQPlbHeoDdbHPWFWwCnlLOYgtZlKEZYEfg JRgnrduMtsftQqZCdbnehfG
Chính điện chùa Côn Sơn
Trước sân tiền đường chùa Côn Sơn có những cây đại cổ, làm tăng cảnh đẹp và tôn nghiêm của chùa.
Chùa Côn Sơn xưa là một công trình kiến trúc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc) hoàn thiện, có 385 pho tượng. Tương truyền ở ban thờ đầu hồi phía Đông nhà Tổ có 2 pho tượng nhỏ ngồi xếp bằng, một đàn ông, một đàn bà hướng về bàn thờ Phật (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt). Tăng ni tu ở chùa Côn sơn không biết hai pho tượng đó là ai và có tự bao giờ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p), sợ giặc đến chùa tàn phá, các tăng ni Phật tử dã đem đồ thờ và các pho tượng nhỏ cất giấu ở trong núi. Vào một đêm mưa gió sấm sét to, sư ông trụ trì chùa ngủ không yên, đợi sáng hôm sau trời tạnh vào thăm lại bức tượng. Sư ông vào xem và thấy hai pho tượng trên đắp bằng đất bị mưa làm vỡ, lộ hai dải yểm tâm mới biết đó là tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_L%E1%BB%99).
Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp. Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.
Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc. Người xưa cho rằng Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân. Giếng Ngọc cũng có thời gian bị cỏ cây che lấp. Năm 1995 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1995), ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã cho khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân để phục vụ cho du khách về tham quan Côn Sơn lại được tận hưởng nước giếng thiêng.
Tại Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi Côn Sơn, nơi đây ngày xưa có một am nhỏ hình chữ Công (I), tám mái chảy, có lan can xung quanh. Am này có tên là Am Bạch Vân.
Chùa Côn Sơn đã chứng kiến một chặng đường đời và bi kịch của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i). Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn và sống cuộc dời ẩn dật. Cảnh đẹp Côn Sơn đã gợi nên cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Qu%E1%BB%91c_%C3%82m_thi_t%E1%BA%A Dp&action=edit&redlink=1) :
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Phương_tiện:Ví dụ.ogg (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t:T%E1 %BA%A3i_l%C3%AAn&wpDestFile=V%C3%AD_d%E1%BB%A5.ogg)
Bia chùa
http://gphaiphong.org/vietnam/images.php?s=bscIuGBlGMqGyeUYhylTsnNurpzgQUTkYWTiD MYhOjgLsDQaBMZDYehAWumv
Bia Thanh Hư động, bút tích vua Trần Duệ Tông
Tại chùa Côn Sơn, đáng chú ý nhất là tấm bia viết ba chữ "Thanh Hư động", là bút tích của vua Trần Duệ Tông khi vua về thăm Côn Sơn năm 1373. Ba chữ này được viết theo kiểu chữ Lệ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%AF_L%E1%BB%87&action=edit&redlink=1) là một di vật quý của chùa. Bia đặt trên lưng một con rùa, mai rùa nhẵn bóng vì nhiều người sờ tay vào. Hiện bia được để trong một nhà bia nằm bên phải cổng vào.
Bên trái là một bia đá sáu mặt, tên chữ là Côn Sơn Thiên tư Phúc Tự, cũng là một di vật quý. Năm 1965 khi về thăm chùa Côn Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chăm chú đọc tấm bia này.
Lễ hội
Lễ hội chùa Côn Sơn chính thức bắt đầu từ ngày 15 tháng giêng tới hết ngày 22 tháng giêng, tuy nhiên hiện nay lễ hội này thường bắt đầu từ ngày 10 đến hết tháng giêng.
Cải tạo & nâng cấp
Thời gian qua, chùa Côn Sơn đã được đầu tư quy mô lớn để cải tạo nâng cấp thành cụm di tích với nhiều đền, chùa mới.
http://gphaiphong.org/vietnam/images.php?s=aHzjWbshGzkMVbIKjePmmHmdxiduHGSYjzKZU MmjgQAOLKhybTkyTpqCHwCT
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương
Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền nằm ven dòng suối Côn Sơn, phía hạ nguồn. Được xây mới hoàn toàn với kiến trúc khá đẹp, gồm cầu đá, cổng đá, tam quan, điện thờ... Phía trong có pho tượng Nguyễn Trãi đúc đồng.
Đền thờ Trần Nguyên Hãn
Đền thờ Trần Nguyên Hãn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nguy%C3%AAn_H%C3%A3n) nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.
Đền thờ Trần Nguyên Đán
Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BA%A7n_Nguy%C3%AAn_%C4%90%C3 %A1n&action=edit&redlink=1) là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.
Xem thêm Kiếp Bạc (http://gphaiphong.org/vietnam/?act=news&mID=63&nID=103)



TGM Hải Phòng (Theo vi.Wikipedia.org)