PDA

View Full Version : Lịch sử và bước tiến của phong trào TNTT



paulma2010
20-05-2009, 10:22 PM
I. NGUỒN GỐC PHONG TRÀO TNTT:
“Những tổ chức dọn đường”

Phong Trào TNTT có nguồn gốc xa xưa từ thế kỷ 10 khi hai Hoàng đế Pháp Quốc là Pepin và Charlemagne dâng cho Tòa Thánh một số đất đai. Cho đến thế kỷ thứ kỷ 18, Tòa Thánh được độc lập. Nhưng đến mãi thế kỷ 19 nước Ý mới thống nhất được đất nước.

Năm 1865 Mazzini và Garibal cầm đầu cách mạng và cướp của cải đất đai Tòa Thánh. Ðể giúp Giáo Hội, Cha Leonard Cros đã qui tụ trẻ em thực hiện 3 công tác: THINH LẶNG, CẦU NGUYỆN, HÃM MÌNH, để xin Chúa giữ gìn Hội Thánh: Ðó là ÐẠO BINH GIÁO HOÀNG và là gốc tích Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ngày nay.

Năm 1866, Chính phủ Pháp muốn phá Hội Thánh Công Giáo tận gốc nên có hai bản dự thảo luật:

1. Chống Công Giáo.
2. Vô thần hóa nước Pháp.
Họ cấm trẻ em và Thanh thiếu niên học Giáo Lý và cấm các Linh Mục dậy tại các trường, trước tình cảnh bị dát đó Cha Ramiere nảy ra ý nghĩ: ‘ Ta hãy lợi dụng Cầu Nguyện của trẻ em để mưu phần rỗi cho chúng ‘ . Ngài liền bắt tay vào việc. Qui tụ các trẻ em, lập mặt trận thiêng liêng nguyện xin Thiên Chúa đừng để hai dự thảo luật kia thành cồng. Từ đó Hội Tông Ðồ Cầu Nguyện được thành lập.

Cha qua đời năm 1884 và Phong Trào cũng tan theo.

Vào đầu thế kỷ 19, khi chính phủ thu đất đai của Tòa Thánh, đã có nhiều phong trào nổi lên chống đối. Giới trẻ cũng đã được khuyến khích kết hợp các cố gắng và hy sinh trong tinh thần cầu nguyện để yểm các phong trào này.

Sau cùng, vào tháng 11 năm 1915, nước Pháp và nhiều nước Âu Châu trên đã mất đức tin vào Chúa, Cha Bassière Dòng Tên đã thành lập ‘ Eucharistic Crusade ‘ , Nghĩa Binh Thánh Thể tại Pháp để kết hợp các em trẻ cầu nguyện và hy sinh cứu nước Pháp.... theo các hình thức sau:

1. Khuyến khích trẻ em Dâng Ngày, Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và xin cho nước Pháp Quốc thắng trận.

2. Cầu Nguyện cho kẻ chết lành.

3. Xin Chúa cho nước Pháp thoát nạn vô thần sau khi thắng trận.

II. THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆTNAM

Năm 1929, hai Cha Dòng Xuân Bích ( Saint Sulpice) Leon Paliard và Paul Urureau đã thành lập Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể lần đầu tiên tại trường thầy dòng ‘École Puginier’ ở Hà Nội. Phong Trào đã đem đến cho giới trẻ một làn sinh khí mới và niềm vui tươi, nên Ðức Khâm Mạng Tòa Thánh tại Ðông Dương và nhiều Giám mục đã ủng hộ nhiệt liệt và còn kêu gọi khuyến khích thành lập ở khắp nơi.

- Năm 1931, Thành lập Phong Trào tại Huế và Hà Nội.

- Năm 1932, Thành lập Phong Trào tại Phát Diệm và Thanh Hóa.

- Năm 1935, Tại Vinh, Sài Gòn và Vĩnh Long.

- Năm 1936, Tại Quy Nhơn.

- Năm 1937, Tại Thái Bình và Bùi Chu.

- Năm 1938, Thành lập tại Nam Vang ( hồi đó tổ chức riêng rẽ và chưa có hệ thống như ngày nay).

- Năm 1942, Cha Hoàng Cao Chiểu ở Hà Nội đã xuất bản tờ Liên Lăc Nghĩa Binh cho Phong Trào dùng cho nhiều địa phận ngoài Bắc Việt.

- Năm 1951, Cha Nguyễn Hữu Tấn đã hoạt động mạnh mẽ và có hệ thống cho Phong Trào tại Sài Gòn, Xuân Lộc, Phú Cường và Mỹ Tho.

- Năm 1954, Tờ Thanh Trúc của Nghĩa Binh Sài Gòn ra đời. Tại Vĩnh Long và Huế cũng thấy xuất hiện nhiều loại tài liệu dành cho việc huấn luyện Nghĩa Binh.

- Năm 1956, Sau cuộc di cư vô Nam, các Ðoàn Nghĩa Binh Thánh Thể gặp gỡ và sinh hoạt với nhau đa đưa dẫn tới sự thống nhất trong giai đoàn đầu.

- Năm 1957, Hội Ðồng Giám mục Long Xuyên tại miền Nam đã đặt cử Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ (nay là Giám mục Long Xuyên) làm Tổng Tuyên Úy đầu tiên. Sinh hoạt của Phong Trào bừng lên ở khắp nơi.

- Năm 1964, Cha Ngữ đắc cử Giám mục Long Xuyên, Hội Ðồng Giám mục Việt Nam bổ nhiệm Cha Nguyễn Văn Thảnh thay thế. Ngài liền tổ chức Ðại Hội Tuyên Úy đầu tiên nhằm thống nhất và đẩy mạnh sinh hoạt của Phong Trào vào ngày 30/11.

Các Tuyên Úy địa phận có công trong việc này:
 Cha Tôma Nguyễn Văn Vẻ (T.U. Ðịa phận Vĩnh Long)
 Cha Trần Văn Bau (T.U. Ðịa phận Sài Gòn)
 Cha Nguyện Cao Lộc (T.U. Ðịa phận Huế)
 Cha Ðinh Công Thi (T.U. Ðịa phận Long Xuyên)
 Cha Trần Minh Chiếu (T.U. Ðịa phận Cần Thơ)
 Cha Nguyễn Văn Chúc (T.U. Ðịa phận Mỹ Tho)
 Cha Phạm Thiên Trương (T.U. Ðịa phận Kontum)

- Năm 1965, Ðại Hội Tuyên Úy kỳ II đã duyệt xét bản Nội Quy Thống Nhất và đổi tên Nghĩa Binh Thánh Thể ra Thiếu Nhi Thánh Thể. Báo Thiếu Nhi Thánh Thể được xuất bản và phổ biến mạnh mẽ trên toàn quốc để đẩy mạnh các sinh hoạt.

- Năm 1966, Phong Trào được Chính Quyền công nhận và cấp giấy phép (Ngày 24/06, 300/BTN/SHTN/ND) chức hoạt động.
Vào cuối tháng 6, Ðại Hội Huynh Trưởng lần đầu tiên quy tụ trên 300 HT.

- Năm 1967, Ðại Hội Tuyên Úy và Ðại Hội Huynh Trưởng đã quy tụ trên 500 HT . Ban Chấp Hành Trung Ương đầu tiên được thành lập.

Chủ Tịch: Phêrô Nguyễn Văn Liêm.
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Chị Nguyễn Thị Huệ
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Anh Nguyễn Văn Hùng
Tổng Thư Ký: Anh Võ Thành Lễ
Tổng Thủ Quỹ: Chị Liên

- Năm 1968, Ảnh hưởng sự tấn công vào Tết Mậu Thân. Các sinh hoạt nổi của Phong Trào gặp nhiều sút giảm. Ðể duyệt xét tình hình một cuộc Ðại Hội Tuyên Úy 4 tiệu tập vào tháng 11 bàn thêm việc tu chỉnh Nội Quy và về cuộc Kinh Lý trên toàn quốc.

- Năm 1969, Họp Ðại Hội Lãnh Ðạo lần đầu tiên và ban hành Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng và tìm hướng đi trong nam.

- Năm 1970, Họp Ban Lãnh Ðạo Toàn Quốc vào tháng 2 tại Trụ Sở Trung Ương Vĩnh Long để duyệt xét Bản Nội Quy mới do nhóm nghiên cứu đệ trình. Cuối năm đó vào tháng 12 họp Ban Lãnh Ðạo Trung Ương với kết quả:

o Nhiệm Kỳ 1970-1973
 Chủ Tịch: Anh Nguyễn Văn Liêm
 Phó Nội Vụ: Võ Thành Lể
 Phó Ngoại Vụ: Chị Lê Thị Nguyệt Vân
 Tổng Thư Ký: (Khuyết)
 Tổng Thủ Quỹ: Anh Lưu Thành Kim

- Năm 1971, Hội Ðồng Giám mục phê chuẩn Bản Nội Quy mới. Vào thời kỳ này, Phong Trào phát tiển mạnh mẽ trong các địa phận. Và bổ nhiệm các vị Lãnh Ðạo toàn quốc ngoài Cha Tổng Tuyên Úy như sau:

o Tổng Tuyên Úy: LM. Phaolô Nguyễn Văn Thảnh
o Phó Tổng Tuyên Úy đặc trách Sinh hoạt:
LM. Phaolô Trần Việt Thọ
o Phó Tổng Tuyên Úy đặc trách nghiên huấn:
LM. Giuse Vũ Ðức Thông
Một luồng không khí mới thổi vào Phong Trào và giúp Phong Trào tiến mạnh trong thời 1971-1975.

- Năm 1973, Họp Ban Lãnh Ðạo toàn quốc để kiểm điễm sinh hoạt trên toàn quốc nhất là việc thi hành nghiêm chỉnh bản Nội Quy mới.

Bầu lại Ban Chấp Hành Trung Ương nhiệm kỳ 1973-1976 với kết quả:

 Chủ Tịch: Anh Nguyễn Văn Liêm.
 Phó Chủ Tịch đặc trách Quản Trị:
Anh Nguyễn Văn Lợi.
 Phó Chủ Tịch đặc trách Nghiên Huấn:
Anh Vũ Bá Ninh.
 Tổng Thư Ký: Anh Nguyễn Công Minh.
 Tổng Thủ Quỹ: Chị Lê Thị Nguyệt Vân.

- Năm 1974, Cha Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khỏe nên từ chức. Cha Giuse Vũ Ðức Thông làm Tổng Tuyên Úy thay thế và Phong Trào tiếp tuc phát triển mạnh mẽ. Thống kê năm 1974 cho thấy: Tổng số đoàn viên trên toàn quốc miền Nam là 140,000 em với 3,800 Huynh Trưởng hoạt động trong 650 xứ đoàn trong 13 địa phận. Hai địa phận có đông Thiếu Nhi nhất là Xuân Lộc với 40,000 em và Sài Gòn với 38,000 em.

Ðồng thời bổ nhiệm cơ cấu Lãnh Ðạo Phong Trào như sau:

o Phó Tổng Tuyên Úy đặc trách sinh hoạt:
LM. Trần Việt Thọ
o Phó Tổng Tuyên Úy đặc trách Nghiên Huấn:
LM. Ðoàn Thái Ðức
o Tuyên Úy Ngành Ấu Nhi Toàn Quốc:
LM. Nguyễn Mạnh Trình
o Tuyên Úy Ngành Nghĩa Sĩ Toàn Quốc:
LM. Trần Minh Thực
o Tuyên Úy Ngành Thiếu Nhi Toàn Quốc:
LM. Nguyễn Ngọc Sinh

- Năm 1975, Khúc quanh của của lịch sử. Phong Trào đã đình chỉ mọi hoạt động bên ngoài.

Trong khi đó tại Hải Ngoại các xứ đoàn bắt đầu được gây dựng và tiếp tục truyền thống giáo dục đạo đức tốt đẹp của Phong Trào.
Hiện nay tại Hoa Kỳ, Úc Châu, Âu Châu, và tại các trại Tỵ Nạn các đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đang vươn lên để mang lại cho tuổi trẻ Việt Nam Hải Ngoại một món ăn tinh thần thích hợp để nuôi dưỡng tuổi trẻ.

Tài liệu TNTT