PDA

View Full Version : Thánh Tâm Chúa Giê-su



Ngaibiet_conratyeuduoi
05-06-2009, 10:35 AM
Thánh Tâm Chúa Giêsu

Trong suốt tháng sáu-tháng Thánh Tâm, Giáo hội mời gọi mỗi người hướng lòng trí mình lên cùng Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu, nguồn mạch mọi phúc lành của Thiên Chúa.
Nói đến trái tim là nói đến tình yêu, mà nói đến tình yêu là nói tới con người. Vì chỉ con người mới biết yêu thương. Nhưng tình yêu không tự nhiên mà có, nguồn cội của nó do bởi Đấng Tạo thành. Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4, 7tt).
Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn cho phép phổ biến tấm ảnh ấy. Đức Hồng y cho phép với điều kiện in thêm câu này trên ảnh: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Cuối tháng 3-2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện các Thánh tử đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam những người Công Giáo cuối thế kỷ 16, khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt tấm ảnh Thánh Tâm Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm: Tại sao người trong ảnh có trái tim ở ngoài ? Hôm sau ông có kết luận và viết: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả” (Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim: ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình). Đó chính là đặc tính của Thánh Tâm Chúa.
Chúng ta hãy tìm hiểu hai chữ “Thánh Tâm”.
Nghĩa chữ Thánh Tâm:
2.1. Thánh: chữ Hán có hai chữ là? và ?[1] . Trong từ Thánh Tâm, thánh là chữ?. Chữ thánh (?) có nhiều nghĩa . Liên quan đến từ Thánh Tâm thì là những nghĩa sau: Thánh, chỉ những gì thuộc về Đức Chúa và các đấng thiêng liêng, ví dụ: Thánh giáo, Thánh ý. Thánh cũng có nghĩa mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn, vd.: Thánh đức.
2.2. Tâm: có hai chữ Hán là ?và?, ở đây là chữ?, chữ tâm?là chữ tượng hình, kiểu viết tiểu triện có hình trái tim: , còn kiểu viết khải thư ? thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa máu.
Chữ tâm (?) có rất nhiều nghĩa: (dt) (1) Trái tim, cơ quan tuần hoàn của con người và động vật có lưng, vd. tâm tạng; (2) Trái với vật, ý thức của con người; (3) Ý chí; (4) Lòng yên tĩnh, vd. tâm bình khí hoà ; (5) Căn nguyên của đạo[1] ; (6) Chính giữa, vd. viên tâm; trọng tâm ; (7) Một trong hai mươi tám tinh tú ; (8) Danh từ Phật giáo, trái với sắc, Phật giáo coi những vật thể có hình dáng mà con người cảm giác được, gọi là sắc, những gì thuộc lĩnh vực tinh thần, gọi là tâm[1] ; (9) Tư tưởng, bộ não, người xưa ngộ nhận tâm là cơ quan tư duy, nên cơ quan tư tưởng, các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm, vd. tâm cảnh, tâm địa; (10) Phần giữa của thực vật, vd. hoa tâm; (11) Bản tính; (12) Lương tâm, vd. tâm tính; (13) Cái gai; (14) Hình trái tim(?), tượng trưng cho tình yêu. (đt) (15) Tính toán trong lòng, vd. tâm tính; (16) Quyết đấu trong lòng, vd. tâm chiến.
2.3. Thánh Tâm (??) còn gọi là "Rất Thánh Trái Tim" nghĩa là trái tim thuộc về Đức Chúa (hoặc Đấng thiêng liêng).
Nơi nhiều dân tộc, tâm (hay trái tim) vừa để chỉ trái tim bằng thịt nhưng cũng nói lên một điều gì gồm tóm cả con người, cho dù chỉ dưới một khía cạnh nào đó (cũng như những danh từ khác, chẳng hạn: đầu, bụng, lòng dạ, tay mặt...). Chẳng hạn, với người Á đông, trái tim diển tả tình cảm và tư tưởng của con người, mà tình cảm của con người có thất tình lục dục. Thất tình (bảy thứ tình cảm) của con người theo Nho giáo là: hỷ (vui), nộ (giận), ai (buồn sầu), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét), dục (ước muốn); theo Phật giáo là: hỷ, nộ, ưu (lo nghĩ), cụ, ái, tăng (ghét), dục. Thất tình của Nho giáo và Phật giáo tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có ái. Ái là tình yêu thương. Trái tim có nghĩa là trung tâm thật sự và sâu kín nhất của con người (nội tâm), nó gồm tóm cá tính cụ thể của con người hướng dẫn mọi hành động ý thức hay vô thức của con người, là yếu tính đồng nhất cách tự nhiên và tượng trưng cho mọi tập quán khác nhau của con người, nhờ đó chúng có một ý nghĩa tối hậu.
Như thế trái tim tượng trưng cho toàn thể con người như là nguồn mạch tạo nên cuộc sống của mình. Lời kêu xin: "Hỡi con, hãy cho Cha trái tim của con" (Cn 23,26) có nghĩa là: "Hãy cho Cha cả con người của con".
Vậy, khi nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu là chúng ta luôn luôn hiểu ngầm cả con người Chúa Kitô. Hơn nữa, chúng ta cốt yếu để ý đến chính con người, vì trái tim có nghĩa là phương tiện hoặc là trung tâm điểm của con người. Đây là lý do tại sao Hội Thánh không muốn trưng bày công khai trái tim như thể của Chúa Kitô bằng ảnh tượng mà không có cả con người Chúa Kitô (Trong việc thờ kính riêng tư có thể được phép trưng bày như thế nếu không bất tiện).
Trái tim không nhất thiết là tình yêu, vì trong trường hợp người gian ác, thâm tâm họ đâu có thể là tình thương. Nhưng nếu một người đầy tình yêu đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa thì thâm tâm người ấy được gọi rất đúng là tình yêu như trong trường hợp về Chúa Giêsu.
Trái tim bằng thịt không phải là hình ảnh (image) nhưng là tượng trưng (symbol) của "trái tim" theo nghĩa vừa nói ở trên. Không phải là hình ảnh, vì "trái tim" là thâm tâm của con người, nó bao hàm tất cả tính tình của con người, nhất là thuộc lãnh vực tâm linh và vì thế không thể trình bày cách đúng đắn bằng hình ảnh được. Đó là biểu tượng tự nhiên (không phải theo ý riêng hay tập quán), vì tất cả tính tình của con người có ảnh hưởng một cách nào đó đều được cảm thấy và được sống nơi trái tim vật lý của con người. Vì trái tim bằng thịt chỉ là tượng trưng, chứ không phải là hình ảnh, nên không cần phải trình bày thật đúng vật lý một cách tỉ mỉ, nhưng ta có thể thêm bớt (chẳng hạn thêm mão gai có thánh giá ở trên, có lửa bừng cháy...), và cũng có thể đặt nó ngay giữa lồng ngực.
Việc tôn thờ Thánh Tâm
Khi tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, Hội Thánh tôn thờ cả thiên tính lẫn nhân tính của Người, và mọi phần thân thể của Chúa Kitô cũng đáng phượng thờ như nhân tính Người vậy. Tuy nhiên, trong thực hành, Hội Thánh chỉ cho phép tôn thờ cách minh định một phần chi thể nào nếu nó có vẻ cao đẹp đặc biệt hay có lý do đặc biệt để tôn kính cách minh định. Vì thế, Hội Thánh tôn thờ cách minh định Bửu Huyết Chúa Kitô, Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhưng kết án một ít việc tôn thờ (thí dụ: tôn thờ linh hồn, hai cánh tay, đầu Chúa Kitô) hoặc chỉ làm thinh cho tôn thờ thôi (chẳng hạn đối với Thánh Nhan Chúa Kitô)...Việc tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Công giáo như các ĐGH Piô XI và Piô XII đã nói: "Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta " (summa religionis nostrae). Thực vậy, trong việc tôn thờ này đức tin Kitô giáo vẫn nguyên tuyền vì nó đưa con người tới Chúa Ba Ngôi nhờ sự hợp nhất với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian.Việc tôn thờ này có thể nhằm tình yêu cứu chuộc như đối tượng chính, nhưng nó không loại bỏ tình yêu mà Chúa Kitô vinh hiển đã tỏ ra và còn tỏ ra mãi mãi, vì tình yêu này là phần bổ túc thiết yếu của tình yêu cứu chuộc. Đồng thời chúng ta cũng phải để ý: tình yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô và với Thiên Chúa phải cốt yếu là tình yêu bị đóng đinh của Chúa Kitô được biểu tượng bằng trái tim Người thì thật hợp lý. Tình yêu bị đóng đinh ấy trước hết được kích động nơi cá nhân nhưng nó không có tính cách "cá nhân chủ nghĩa", vì tình yêu được kích động trong việc tôn thờ này cũng có tính cách tông đồ (được sai đi) như tình yêu của Chúa Kitô, Đấng mà việc tôn thờ Thánh Tâm hướng đến. Hơn nữa, việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu mời chúng ta bắt chước Người.
Việc hoàn toàn tận hiến cho trái tim Chúa Giêsu có hiệu lực mạnh nhất để thúc đẩy ta yêu mến Chúa Kitô. Vì thế, thánh nữ Magarita và chân phúc Claudio đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêo XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa và hàng năm việc hiến dâng đó được lặp lại vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua. Hiến dâng cho Thánh Tâm Chúa vì trong Thánh Tâm Chúa chúng ta tìm được tình yêu thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa và tận hiến hoàn toàn cho tha nhân.
Nên dùng từ Thánh Tâm để diễn tả tình yêu của Chúa là rất hay, và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng:
“Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một hình ảnh đầy thương tâm nhưng cũng rất ý nghĩa thể hiện trọn vẹn tình yêu Của Chúa Giêsu khi người lính lấy giáo đâm vào trái tim Chúa: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra”( Ga 19, 34). Máu và Nước chảy ra, nguồn mạch tình yêu cũng bắt đầu được khai sinh. Giáo Lý Hội Thánh số 478 dạy : “Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Đức Giê-su biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta. "Con Thiên Chúa đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2,20). Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giê-su, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta (x. Ga l9,34), "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Đấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai" (. Pi-ô XII, Thông điệp "Haurietis aquas": DS. 3924; x.DS.38l2).
Nguyện chúc mội tín hữu, khi chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu và suy niệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, được tràn đầy ân sủng của Người, hầu trở nên khí cụ tình yêu của Chúa.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
http://www.simonhoadalat.com/Suyniem/suyniem/ChuaJesus/jshart.jpg

Quang Hưng
05-06-2009, 10:56 AM
12 Lời hứa của Thánh Tâm Chúa Giêsu

Suy niệm MƯỜI HAI LỜI HỨA CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Lời hứa thứ nhất: Cha sẽ ban cho các kẻ tôn sùng Thánh Tâm Cha tất cả những ơn cần thiết theo đấng bậc.

Sống trên đời nầy, ai cũng có những bổn phận phải chu toàn theo đấng bậc mình : đấng bậc của người làm chồng làm vợ; đấng bậc của người làm cha làm mẹ; đấng bậc của người làm con; đấng bậc của linh mục, của tu sĩ; đấng bậc của cha sở, của con chiên; đấng bậc của thầy cô, của học sinh;vâiệt nam vân...

Đấng bậc của chúng ta, do Chúa an bài sắp đặt. Và khi đặt chúng ta vào bất cứ hoàn cảnh nào, Chúa cũng ban đủ ơn cần thiết để chúng ta có thể làm trọn những bổn phận ấy một cách trọn lành, thánh thiện. Khi chúng ta làm trọn những bổn phận theo đấng bậc mình, chúng ta thực hành thánh ý Chúa trong đời sống của mình, chúng ta nên thánh theo như ý Chúa muốn.

Chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa Giêsu ban ơn nầy một cách đặc biệt cho mỗi người chúng ta.

Lời hứa thứ hai: Cha sẽ ban cho gia đình các con được bằng an.

Chúa Giêsu xem sự bằng an trong gia đình rất quan trọng : ngài đã sống trong một gia đình rất bằng an êm ấm; cả ba thành phần trong gia đình Nadarét nầy, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse, luôn sống đẹp lòng Chúa, luôn sống theo thánh ý Chúa.

Chúng ta thấy có những gia đình không bằng an vì sống không chịu nhịn nhục nhau, vì chỉ lo sống trục lợi, vì chỉ biết sống ích kỷ, vì vợ chồng cha mẹ vô trách nhiệm, vì con cái cứng cổ bất hiếu.

Chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa Giêsu ban ơn bằng an cho gia đình chúng ta, để gia đình chúng ta không phải là một địa ngục trên trần gian nầy, nhưng là một thiên đàng trên mặt đất nầy.

Lời hứa thứ ba: Cha sẽ an ủi con trong cơn gian khổ.

Con người sinh ra trong đau khổ, sống trong đau khổ, chết trong đau khổ. Những đau khổ phần xác, những đau khổ phần hồn, không có lúc nào mà chúng ta không nếm chịu, không có ngày nào mà chúng ta không trải qua.

Chúa Giêsu là con người vô địch đau khổ : đau khổ từ máng cỏ lạnh lùng đến Núi Sọ thương tâm. Dù vậy, Chúa Giêsu vẫn quên những nỗi khổ của mình, nhớ đến những nỗi khổ của chúng ta. Ngài dạy chúng ta hãy đến với ngài để ngài nâng đỡ ủi an.

Chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa Giêsu an ủi chúng ta khi chúng ta đau khổ, vì chỉ có Chúa mới có thể làm cho chúng ta hết đau khổ, vì chỉ có Chúa mới làm chúng ta vui mừng trong khi chúng ta chịu đau khổ vì Chúa.

Lời hứa thứ tư: Trái Tim Cha là nơi náu ẩn trọn đời cho các con, nhất là trong giờ các con lâm tử.

Lạy Chúa Giêsu, khi đến giờ con hấp hối, khi đến giờ con sắp chết, những cơn đau đớn nặng nề cuối cùng sẽ bóp nghẹt con, không để cho con cử động được gì, không để cho con ngẩng đầu lên nhìn Chúa và câù khẩn được gì nữa, vì lúc đó, con đã kiệt sức rồi.

Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu hãy thương xót con lúc đó, và hãy nhớ đến lời hứa giúp con trong giờ lâm tử. Khi các ngủ quan của con không còn hoạt động nữa, khi linh hồn con đã gần kề lìa xác, khi cha mẹ vợ chồng con cái bà con thân nhân ân nhân bạn hữu thấy con đã mất sắc, đứng tròng, nên bỏ con trơ trọi một mình, lúc đó, xin Thánh Tâm Chúa Giêsu đừng để con bơ vơ, nhưng xin đưa con vào ẩn náu trong Trái Tim Chúa, và cho con được chết lành trong tình yêu của Chúa.

Lời hứa thứ năm: Cha sẽ chúc phúc tràn trề cho các công việc con làm.

Lạy Chúa, đời con làm nhiều việc, nhưng con sợ ma quỷ lượm hết, vì có thể con làm không phải vì lòng yêu mến Chúa, không làm cho sáng danh Chúa. Lạy Chúa, con sợ con làm mà không có ý ngay lành.

Hôm nay, con xin Chúa chứng nhận ý ngay lành của con trong mọi công việc con làm vì Chúa. Xin Chúa chúc phúc tràn trề cho các công việc con làm trong suốt đời con.

Lời hứa thứ sáu: Kẻ có tội sẽ gặp nơi Trái Tim Cha một biển cả thương xót bao la.

Trái tim con người là nơi chứa chấp bao ước muốn tội lỗi, bao sa ngã ngấm ngầm, bao hèn nhát kín đáo, bao dung túng, gian dối, phỉnh gạt. Trái tim con người hướng dẫn những lời nói việc làm do tình dục hổn độn thúc đẩy.

Trái lại, Trái Tim Chúa Giêsu là nơi thánh thiện vô cùng. Đây là biển cả thương xót bao la đối với người tội lỗi.

Từ Thánh Tâm Chúa, xin Chúa thứ tha tội lỗi cho chúng con.

Lời hứa thứ bảy: Các linh hồn khô khan sẽ trở nên sốt sắng.

Lạy Chúa, khi linh hồn con khô khan thì con sống uể oải, ươn hèn, ơ hờ, nguội lạnh, cố chấp, sống theo dục tình hổn loạn, nể sợ người ta, thiếu cố gắng trên đường thiêng liêng, ngại ngùng làm việc lành phước đức.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin chữa bệnh khô khan của chúng con, cho chúng con trở nên sốt sắng đẹp lòng Chúa.

Lời hứa thứ tám: Các linh hồn sốt sắng sẽ mau tiến tới đỉnh trọn lành.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con hãy nên trọn lành như Cha chúng con trên trời.

Sự trọn lành chủ tại thi hành lòng mến Chúa một cách thường xuyên, liên tục, theo như lời Chúa dạy. Xin Chúa cho chúng con sống Lời Chúa : Dù khi ăn, dù khi uống, dù khi làm việc gì, chúng con cũng làm vì lòng yêu mến Chúa, cũng làm cho sáng danh Chúa.

Lời hứa thứ chín: Cha sẽ chúc lành cho các gia đình có trưng bày và tôn kính ảnh Thánh Tâm Cha.

Lạy Chúa, bà thánh Vêrônica nhìn lên mặt Chúa, lau mặt Chúa, và Chúa để ảnh Chúa lại trên khăn của bà và trong trái tim của bà.

Xin Chúa cho chúng con năng nhìn lên ảnh Thánh Tâm Chúa trong gia đình chúng con, để chúng con được Chúa chúc lành.

Lời hứa thứ mười: Cha sẽ ban cho các linh mục tài lay chuyễn các tấm lòng chai đá nhất.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin cho các linh mục, nhất là linh mục quản xứ của chúng con, yêu mến Thánh Tâm Chúa, để các ngài làm cho những kẻ chai đá tội lỗi được ăn năn trở lại.

Lời hứa thứ mười một: Tên kẻ truyền bá sự sùng kính Thánh Tâm sẽ được khắc vào Trái Tim Cha, không hề bị phai mờ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết làm cho những người trong gia đình chúng con, trong giáo xứ chúng con, biết tôn sùng Thánh Tâm Chúa, để được Chúa luôn yêu thương.

Lời hứa thứ hai: 12. Bởi lòng lân tuất quá bội của Thánh Tâm, Cha hứa rằng tình yêu toàn năng của Thánh Tâm sẽ ân ban cho các kẻ rước lễ liên tiếp chín thứ sáu đầu tháng, được ơn ăn năn trong giờ sau hết, không phải chết thất nghĩa cùng Cha, lại được lãnh nhận các bí tích vì Thánh Tâm Cha sẽ nên nơi náu ẩn vững vàng trong giờ ấy.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết giữ những ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, để chúng con được Chúa thương cho hưởng ơn chết lành trong giây phút cuối cùng của đời chúng con. Amen.
(Lm. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioan)