View Full Version : TRUYỆN NGẮN THIẾU NHI
forget_me_not
11-06-2009, 11:00 AM
Tuần có sáu ngày
Phong Điệp
Bố đi vào hôm thứ sáu. Mẹ ôm nó vào ḷòng: "Bây giờ một tuần chỉ có sáu ngày thôi". Rồi mẹ im lặng nhì́n chiếc áo cũ của bố treo trên mắc. Nó vẫn đi học vào ngày hôm sau và chỉ nghĩ về bố. Măi tới chiều mẹ mới đón về. Thằng Vinh quệt tay ngang mũi bảo: Tối nay cả nhà tớ đi xem kịch. Tớ chào ấy nhé. Măi đến tuần sau chúng ḿình mới được gặp nhau cơ đấy.
Nó lắc lư cái đầu và nói một cách đầy nghiêm túc:
- Không, một tuần chỉ có sáu ngày thôi.
Nhưng thằng bạn nó đă chạy biến ra cổng, miệng hét toáng lên: "Hôm nay là thứ bẩy. Hoan hô!".
Buổi tối, hai mẹ con tắt vô tuyến đi ngủ sớm. Chiếc gối của bố đặt giữa hai mẹ con. Nó cảm nhận được rất rõ hơi ấm của bố, mùi mồ hôi quen thuộc của bố và ngủ thiếp đi, thật yên b́ình.
Có một lúc nào đó giữa đêm, nó chợt tỉnh giấc bởi những giọt nước mắt ấm nóng khẽ khàng rơi trên má. Sáng hôm sau nó thấy mắt mẹ thâm quầng. Nó thầm thì́:
- Tuần có sáu ngày mà lâu nhỉ, mẹ nhỉ?
Bố chẳng tin tức ǵì về cho hai mẹ con. Thỉnh thoảng có những người bạn tới hỏi thăm về bố. Nhưng mẹ thường lắc đầu và thở dài.
Nó hay đứng trong bóng tối, nắm vào ống tay áo cũ của bố: "Bố sẽ về, bố nhỉ!. Tuần lại có bẩy ngày".
Nhưng mà bố đi măi. Cái máng nước sau nhà bị vỡ. Mùa mưa, nước tràn lênh láng vào nhà. Con mèo con rên hừ hừ, nằm khoanh tṛòn cuối giường. Cái cổng sắt bị kẹt chẳng có ai sửa. Thứ bẩy mẹ phải nhờ người đến giúp. Chú ấy tốt lắm. chú mang đến cho nó những quả bóng bay xanh đỏ. Chú làm đến bữa ăn cơm vẫn chưa chịu nghỉ. Đôi lúc mặt chú cứ đỏ lựng lên, nh́ìn mẹ. Nó hát bi bô và kể cho chú nghe về bố, về tuần có sáu ngày. Chú bảo:
- Sao tuần lại chỉ có sáu ngày? Thứ bẩy tới chú đưa hai mẹ con đi ăn kem nhé. Cháu có thích ngồi đu quay không?
Suốt cả tuần, nó hồi hộp chờ đợi cái ngày ấy. Đă lâu lắm rồi. Nó khoe cả với thằng Vinh "Tớ sẽ đi ăn kem. Cả ngồi đu quay nữa". Nhưng đến khi mẹ tắt đèn, khoá cửa, nó bỗng nh́ìn thấy chiếc áo cũ của bố treo đơn độc trên tường. Nó nhảy phắt ra khỏi xe, chạy vào nhà, cương quyết: "Thiếu bố, cháu không đi đâu".
Mẹ buồn lắm. Khoé mắt mẹ lấp lánh nước. Chú ở lại rất khuya để nói chuyện cho mẹ khuây khoả. C̣òn nó lên giường, áy náy ngủ cạnh chiếc gối thơm mùi mồ hôi bố.
Mẹ không c̣òn nói về tuần có sáu ngày. Càng ngày mẹ càng đẹp. Nhưng hay quên. Đôi khi nó định nhắc mẹ nhưng nghĩ thế nào lại im lặng.
Nó cũng quen dần với sự có mặt thường xuyên của chú trong nhà. Chú cười giống bố nhưng dù sao chú cũng không phải là bố. Vì́ vậy nó không thích cái kiểu chú nh́ìn mẹ. Chú thay mẹ đón nó lúc tan học. Hầu như chẳng bao giờ chú hoàn thành công việc ấy và́ cứ thoáng thấy bóng chú, nó lại ṿòng sang cổng sau, chạy tót về nhà. ở lớp, nó ghét cả thằng Vinh c̣i - cái thằng thường huênh hoang về những ngày thứ bẩy vui vẻ. Cọ̀n nó, không bao giờ nghi ngờ rằng một tuần chỉ có sáu ngày, cho tới khi bố trở về.Thực ra bố cũng có gửi thư nhưng chỉ có mẹ đọc. Mà cũng thưa thớt lắm. Thậm chí, càng ngày mẹ càng tỏ ra ít hào hứng với những lá thư mực xanh nguệch ngoạc ấy. Mẹ cất kỹ chúng trong tủ quần áo. Có lần nó lén lục ra xem và hết sức ngạc nhiên khi thấy có những lá thư chưa từng được bóc. Nhưng tất cả đều đă nhàu nát.
Chú với mẹ căi nhau. Chú nắm lấy tay mẹ c̣òn mẹ lại giằng ra. Chưa bao giờ nó thấy mẹ đối xử với chú như thế. Mẹ hối nó ra mở cổng cho chú về. Cái cổng đă được chú sửa cẩn thận tới mức khi mở ra không c̣òn nghe thấy bất kỳ một tiếng kêu nào.
Chú bế thốc nó lên và dụi đầu nó vào ngực áo. Nó ngửi thấy mùi nước hoa quen thuộc của mẹ. "Chú sẽ nhớ con lắm đấy, nhóc ạ".
Nó biết chú đang buồn. Cái cười của chú lúc buồn càng giống bố hơn. Nhưng chú không phải là bố.
Tối thứ bẩy, hai mẹ con tắt vô tuyến đi ngủ sớm. Nó nhường gối của bố cho mẹ ôm.
Sinh nhật mẹ, có một bác đến mừng. Bác ôm theo một lẵng hoa hồng to chưa từng thấy. Trong một buổi tối mà bác đốt trọn cả bao thuốc. Mùi thuốc lá ngàn ngạt trong pḥòng làm nó thấy nghẹt thở, phải bỏ ra ngoài. Bố cũng hút thuốc lá. Thuốc lá của bố khét hơn. Nhưng mỗi lần hút, bố hay ra ngoài sân.
Dần dần, như một thói quen, bác cứ đến nhà, nó lại bỏ đi. Những hôm trời mưa nó nhận thấy vết bánh xe của bác ngay từ ngoài ngõ. Mẹ ít nói chuyện với nó hơn. Có hôm, nó thấy mẹ ngồi bần thần trước vô tuyến rất lâu. Nó đâm nghĩ ngợi. Trong thâm tâm, nó mong bố sớm về.
Giỗ ông nội, chú Miên lên nhà đón nó từ sáng sớm. Bố cũng viết thư về nhà cho bà. Bà hỏi:
- Con có quấy mẹ Hương không? Mẹ Hương có hay khóc không?
Lúc mẹ đến, cả hai mẹ con cùng vào thắp hương cho ông. Các cô các chú ai cũng khen. Đến tối, nó đ̣i ở lại nói chuyện với bà. Mẹ phải về để hôm sau đi làm sớm.
Nhà nồng nặc mùi thuốc lá. Nó kéo hết rèm cửa sổ cho thoáng. Cũng chính lúc ấy nó nhì́n thấy một đầu mẩu thuốc lá nằm trên gối bố. Nó hốt hoảng nhào tới. Những ngày hôm sau, không cọ̀n ai đến viếng thăm nhà nó nữa. Chiếc gối của bố âm thầm nằm trong tủ quần áo.
Bố về ồn ào như một cơn lốc, da đen sạm, nụ cười sáng bóng lên. Nó chẳng làm được việc ǵì cả, chỉ ôm chầm lấy bố. Mẹ đón bố trầm lặng hơn. Một bữa ăn đúng theo sở thích của bố. Nhà cửa sáng sủa hơn, thơm tho. Bố kể chuyện về những chuyến đi, về thời tiết. Chưa bao giờ nó cảm thấy hạnh phúc đến như thế.
Buổi tối, nó mở tủ và lấy gối cho bố - chiếc gối bị thủng một lỗ. Nó lặng lẽ đặt sấp mặt gối xuống.
"Bố ạ, mai con sẽ kể cho bố nghe một chuyện".
Nó suy nghĩ rất lâu để t́ìm cách mở đầu câu chuyện.
Cả ngày hôm sau bố hết sức bận rộn. Cái bàn học của nó bị long một chân. Cửa kính bị vỡ. Cống bị tắc. Nhưng bố vẫn nhớ những ǵì nó đă hứa.
"Có chuyện ǵì đă xảy ra hả con?"
Nó nh́ìn lại chiếc gối lần nữa và vẫn không thể bắt đầu được.
"Mà sao bố đi lâu thế? Con cứ đợi, đợi măi".
Bố bật cười trước cái giọng bà cụ non của nó.
"Được rồi, tối bố sẽ đưa hai mẹ con đi chơi phố".
Buổi chiều đi học về, nó nhì́n thấy mẹ đang ngồi khâu áo cho bố - cái áo rách tả tơi một bên lưng. Chính giây phút ấy, nó quyết định im lặng.
Bao nhiêu lâu rồi, nó mới thực sự được hưởng một tuần không chỉ có sáu ngày./.
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1585
forget_me_not
11-06-2009, 11:03 AM
Con của biển
(Truyện viết năm 12 tuổi)
Con bé tha thẩn ở bờ đê đã lâu lắm rồi. Thuỷ triều ngày càng kéo mặt trời về gần mình hơn. Sóng không ngớt gầm gào. Con bé cảm tưởng như gió đang tập trung vào nó. Nó cảm thấy sợ. Trái tim lo âu dang đập dồn dập...
Nếu như lúc nãy nó cố gắng tìm mẹ thì giờ đây nó cảm thấy cần phải tìm một chỗ vững chắc để nương tựa. Nó còn bé quá. Thân hình mảnh dẻ chưa đầy tám tuổi hình như bị chao đảo trong gió, trong ráng chiều đỏ sậm in hằn xuống biển. Chẳng có ai. Chỉ có nó với biển bao la.
Trời tối hẳn. Tất cả bị nuốt dần trong sóng biển hung dữ. Con bé nghĩ rằng chỉ lát nữa thôi, biển cũng sẽ không tha nó. Và tiếng khóc bật lên. Bao lo lắng, sợ hãi chất chồng. Nó khóc đến nghẹt thở. Nó chới với trong nước mắt . Gió những muốn cuốn phăng nó đi. Bàn chân trần của con bé bíu chặt vào cát. Những tảng đá lát phẳng ở chân đê sâu hút và tối sẫm hiện ra trước mắt nó đầy đe doạ. Con bé ngồi thụp xuống. Chân nó đã mỏi dừ vì chạy quá lâu trên bờ biển. Đến lúc tiếng khóc nghẹn tắc lại thì cũng là lúc nó thiếp đi. Trái tim không thôi day dứt trong lồng ngực...
- Mẹ ơi, con lạnh lắm!
Con bé co quắp chân tay lại và nói mê. Nó thấy có một bàn tay nhẹ nhàng vỗ vào lưng, rồi một cái gì mỏng nhẹ đắp khẽ lên người nó. Nó yên tâm ngủ tiếp, nhưng chỉ được một lát, lại nói mê:
- Mẹ ơi ,con đói lắm!
Hình như có một sự linh cảm đánh thức nó. Nó bật dậy, theo nếp ở nhà ngồi khóc ti tỉ. Nước mắt chứa chan làm cho nó tỉnh dần. Trong ánh sáng mờ tỏ của vầng trăng hạ tuần, nó nhìn thấy có người đang nằm còng queo trên cát. Phía xa là những vầng tán cây mờ mờ tỏ tỏ, mang những hình thù kỳ quái. Nó sợ hãi quá đỗi nên tỉnh hẳn. Chợt nhớ lại tất cả. lần này thì nước mắt dồn dập trên khuôn mặt trẻ thơ.
Người nẳm trên cát bỗng xoay người, từ từ ngồi dậy. Một giọng con trai ngái ngủ cất lên:
- Có chuyện gì thế mày? Làm mất cả giấc ngủ của tao!
Con bé lờ mờ nhìn thấy một khuôn mặt gầy quắt và đen sì. Một thằng con trai độ 10 tuổi. Con bé thấy sợ. Nó ngồi im thin thít.
Thằng bé đưa tay dụi mắt, rồi vẫn cái giọng ngái ngủ:
-Mày nằm ở trên đê ấy. Tao lại tưởng gì. Rồi tao đưa mày về đây. Vườn nhà tao đấy. Thế mày bị làm sao vậy?
-Em bị lạc mẹ – Con bé trả lờ , vẫn chưa hết ngạc nhiên – Tại sao rừng này lại là của anh ?
- ồ, mày khờ quá! Tao thích thì tao nhận, có thế thôi!
Con bé cảm thấy hơi vững dạ. Nó nắm lấy tay thằng bé tỏ ý tin cậy:
- Mai anh dẫn em đi tìm mẹ nhé ?
- ừ , thôi ngủ đi. Tao buồn ngủ quá!
Từ bấy đến sáng, con bé không tài nào ngủ được, mặc dù người bạn nằm bên đã khò khè ngủ ngon lành. Nó nhắm mắt. cố xua đi mọi ý nghĩ sợ hãi và nằm nép vào người thằng bé.
*
Sáng hôm sau, thằng bé dậy rất sớm.Nó lẳng lặng dẫn con bé đi.Con bé ngạc nhiên nhìn thấy một chiếc áo cũ nát rơi dưới đất còn thằng bé thì cởi trần. Nó tò mò nhìn thẳng bé và hỏi:
- Anh không thích mặc áo à? Đêm ngủ vậy thì lạnh lắm.
- Thì tại vì...
Thằng bé ậm ừ không nói nữa, mà cúi người xuống nhặt mảnh áo.
Mặt trời đã hưng hửng sáng. Sóng tiếp sức đẩy mặt trời lên khỏi những vệt nước chập chùng , trắng xoá. Gió xoa nhẹ vào bờ cát. Hai đứa trẻ nép vào nhau, đi dọc triền cát, yêu thương, tin cậy.
*
Câu chuyện qua đi. Không ai biết tên thật của hai đứa trẻ. Người ta gọi con bé là Đứa trẻ bị lạc còn thằng bé là Con của biển.
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1665 (http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1665)
forget_me_not
11-06-2009, 11:04 AM
ông và cháu
- Ông cho con đi tắm nhé?
Đôi mắt đục, mờ của ông chậm chạp rờ rẫm quanh người tôi. Tôi thấy trong người bức bối lạ thường và hết sức sốt ruột.
- Ông cho con đi tắm nhé?
Đôi mắt già nua khẽ chao đi. Tôi biết là ông không đồng ý. Tôi vùng vằng vứt khăn tắm lên chiếc ghế bành và đi vào phòng ăn. ở đây chẳng còn gì cho tôi chén.Tôi chợt thấy mình bắt đầu đói cồn cào. Trưa nay mẹ tôi bận đi họp nên không về. Tôi lại không hề có ý định bắt tay vào việc nấu nướng lủng củng và rắc rối. Ông tôi chỉ cần một tô xúp khoai tây thịt mẹ ninh từ buổi sáng và một chiếc bánh mỳ là đủ. Còn tôi, chay ra phố ăn kem. Ông mà biết chắc sẽ trách mắng tôi cho mà xem.
Ông tôi bị liệt. Suốt ngày ông ngồi trên chiếc xe đẩy và ì ạch chạy quanh mảnh sân bé tí tẹo. Dẫu vậy tôi luôn cảm thấy sợ ông. Mọi việc trong nhà, tôi vẫn phải nhất nhất nghe lời ông. Trước ánh mắt lay lắt của ông, tôi không đủ can đảm cưỡng lại những gì ông không cho phép, dĩ nhiên tôi chẳng cảm thấy thoải mái chút nào. Chẳng hiểu sao ông không ở nhà bác cả, cứ thích ở với gia đình tôi.Tự nhiên có người quản lý, tôi mất tự do. Bạn rủ đi chơi cũng không dám. Không thể nằm lăn trên nền nhà cùng đống đồ chơi ngổn ngang. Hoặc ít ra, nếu ông không bị liệt, hai ông cháu có thể ra đoạn sông gần nhà để bơi lội thoả thích.Ông sẽ tập bơi cho tôi. Theo lời kể của bố, ông trước kia từng là lính thuỷ kỳ cựu cơ đấy. Còn bây giờ...
- Ông cho con đi tắm nhé?
Tôi vác cái bụng đói về nhà và rên rỉ với ông, hy vọng ông sẽ mủi lòng thương mà đồng ý. Nhưng ông vẫn ngồi lặng phắc. Đôi mắt bất động trên trang báo. Đôi mắt không mảy may nhìn tôi đang nóng lòng chờ đợi đến tê dại cả hai bàn chân. Tôi chán nản đi về phòng . Trên bàn học của tôi là bát xúp và chiếc bánh mỳ tôi để phần cho bữa trưa của ông.Chẳng cần bận tâm tại sao ộng không ăn, tôi hối hả chén sạch bát súp chỉ trong nháy mắt. Cơn đói được giải quyết, tôi yên tâm trèo lên giường đọc sách. Nhưng tiếng lũ bạn í ới rủ nhau đi tắm ngoài cổng làm tôi nhấp nhổm không yên. Hình ảnh dòng nước mát lành cứ chập chờn trong từng trang sách của tôi. Lấy hết can đảm, tôi thò mắt ra khỏi phòng. Ông tôi vẫn ngồi trầm tư bên cửa ra vào.
- Ông cho con đi tắm nhé?
Đôi mắt đứng lặng rất lâu trên khuôn mặt phấp phỏng của tôi và khẽ chớp chớp. Không tin vào mắt minh, tôi run run hỏi lại:
- Ông cho con đi tắm nhé?
Đôi mắt lại chớp chớp. Tức là ông đã đồng ý! Tôi nhẫy cẫng lên vì sung sướng và lao biến ra khỏi cửa.
*
Khi tôi mở mắt ra đã thấy mình đang nằm ở nhà. Thật dễ chịu.Tôi định xoay người nhưng một cảm giác đau nhói chạy dọc sống lưng khiến tôi nhớ lại tất cả. Nước! Mênh mông là nước. Tôi chới với. Nước xộc vào mắt, vào mũi... Tôi chẳng còn biết được gì nữa.
Tôi nhìn quanh rồi tự hỏi : không biết ai đã lôi tôi từ dòng nước tử thần ấy? Nỗi sợ hãi làm người tôi run lên còn lồng ngực thì nghẹn tắc lại, tưởng chừng như không thở nổi.
Đúng lúc ấy tôi nhìn thất ông đang ngồi lặng lẽ cuối giường. Đôi mắt chậm chạp lê trên trang báo. Cái xe đẩy xộc xệch dưới đôi chân buông thõng, tóp teo và dấp dính nước. Vào lúc ấy tôi muốn thốt lên một điều gì đó nhưng cổ họng nghẹn ngào . Tôi thầm thì trong lồng ngực vẫn còn vương nỗi sợ hãi : “ Ông ơi!”
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1667
forget_me_not
11-06-2009, 11:06 AM
Trò chơi
Trên bãi cỏ rộng của công, tụi trẻ đang tranh nhau trái bóng. Mồ hôi ròng ròng trên những khuôn mặt đỏ gay.
- Từ từ đã, đợi tớ với!
Một thằng bé ở đâu lao đến như một cơn gió. Nó trút cặp xuống đống sách vở ngổn ngang của tụi bạn rồi lăn xả vào tranh cướp bóng, chẳng cần biết mình phải đá cho đội nào. Bỗng một tiếng quát vang lên, khiến tụi trẻ sững người lại. Trái bóng được tự do, lăn lăn trên cỏ.
- A ! Giỏi thật. Sân bóng của chúng mày đấy hả? Có đi chỗ khác không hả? Đi mau!
Chưa kịp nghe hết, đám trẻ đã xáo xác vớ cặp, ôm bóng chạy biến. Chúng nó chẳng dại như mọi hôm phải đứng thanh minh :
“ Chúng cháu muốn chơi nhưng bây giờ chẳng tìm đâu được chỗ chơi. Thôi bác thương bọn cháu nhé!”
Dù có thanh minh đến thế nào thì ông bảo vệ khó tính cũng sẽ phết cho mỗi đứa một roi và đuổi thẳng cổ. Thà chạy trước còn hơn. Có đứa vội quá, vấp vào gạch suýt té.
Một con nhỏ bán kem ngoài rào công viên tần ngần ngó vào, lo lắng. Ai đó cất tiếng gọi làm nó giật mình, cuống quýt mở thùng kem.
Người bảo vệ chống tay bên hông, tức tối nhìn theo bóng bọn trẻ và nhìn xuống đám cỏ xơ xác dưới chân. Ông ta chợt thở dài và chầm chậm bỏ đi.
Ngoài phố có tiếng loa rao tưng bừng :
- Đoàn ca nhạc tạp kỹ trung ương xin thông báo....thông...báo...Chương trình đặc biệt dành cho tuổi thơ....A lô...A lô...
Chẳng ai để ý thấy một con dế nhỏ bị rớt ra từ một chiếc cặp sách nào đó đang ngơ ngác ngó xung quanh. Đôi râu bé xíu ghé vào mấy lá cỏ xanh mượt...
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1669 (http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1669)
forget_me_not
11-06-2009, 11:08 AM
Tìm thần tượng
Tôi tung con xúc xắc trên tay, hào hứng với công việc “truy tìm thần tượng”. Thần tượng tất nhiên phải ứng với con số sáu đầy đặn này. Tôi thận trọng đặt ngón trỏ vào giữa trán và lại đặt lên mặt sáu của con xúc xắc. Thằng Hoàng đã dặn tôi thế mà. Nó bảo nếu làm đúng sẽ hiệu nghiệm lắm! Hôm qua, đợi nó hướng dẫn xong, tôi bèn hỏi:
- Thế mày đã tìm được thần tượng cho mình chưa?
Nó cười bí ẩn:
- Tất nhiên là phải tìm được rồi chứ! Bây giờ mà chưa có thần tượng thì coi như lỗi thời rồi! Thần tượng của tao đẹp trai cỡ Alanh Đơlông, giỏi võ cỡ... đánh đàn cỡ... hát hay cỡ...
Mắt tôi sáng lên:
- Thật hả? Cho tao ngó qua cái đi!
Nó vội vàng xua tay:
- Đâu có được , ông nội! Chỉ của tao và mình tao biết thôi! Thế mới thú vị chứ! Lỡ cho mày gặp, mày cũng lấy làm thần tượng thì sao?
Tôi ngẩn người:
- Thế hai đứa mình không chung một thần tượng được à? Từ trước tới nay tao với mày vẫn chung nhau đồ chơi đấy thôi?
Nó nghĩ ngợi giây lát rồi quả quyết:
- Nhưng tao không cho mày chung!
Tôi tức giận lao thẳng vào người nó:
- Hả? Không cho tao chung à? Này thì không này!
Tôi thụi liên tiếp vào cái lưng còm nhom của nó. Thằng Hoàng cũng không có ý định chống lại những cú thụi ấy. Được một hồi thì tôi mỏi tay nên thừ người, ngồi phịch xuống đất. Tôi thấy tủi thân vì mình chưa có thần tượng. Cái gì tôi cũng hơn thằng Hoàng, kể cả việc học trên lớp, vậy mà nó thì đã có thần tượng còn tôi thì chưa.
Chắc nhìn mặt tôi dễ sợ lắm nên thằng Hoàng vừa phủi bụi trên quần áo vừa mon men đến gần tôi, chìa cái lưng cá nhám ra:
- Thôi mày cứ đánh tao đi. Tao nói dối đấy! Tao chỉ tưởng tượng ra thế thôi chứ đâu đã gặp được thần tượng của mình. Hay tao với mày cùng thử theo con xúc xắc này? Sáng mai mày đi về hướng Tây, tao về hướng Đông, rồi cùng vòng về phía bờ đê, quãng đòn gáng ấy để đo kết quả xem có hiệu nghiệm không. Nhớ phải đi sớm nhé! Chỉ được đi trong 60 phút thôi.
Tôi nhìn thằng bạn thân, thấy gần gũi với nó hơn bao giờ hết. ừ, nó cũng dễ mến đấy chứ!
*
Tôi đã đi được hơn 5 phút. Phía xa chợt xuất hiện một bóng người.
“ Nào bắt đầu!” – Tôi tự nhủ- Một...hai... ba...! Số 5!
Tôi ngẩng đầu lên. Cũng phải thôi! Một người đang phụ nữ gò lưng thồ rau vào phố bán. Thần tượng ai lại như thế!
Tôi tin tưởng con xúc xắc diệu kỳ nên nắm chặt nó trong lòng bàn tay, tự tin đi tiếp. Hai người nữa xuất hiện. Tôi tung xúc xắc lên hai lần. Một lần một và một lần sáu.Hả? Tôi vội nhìn kỹ: Hai thằng nhóc cỡ tuổi tôi đang chạy thể dục buổi sáng. “ Lỏi con” mà cũng đòi làm thần tượng hay sao? Coi như lần này bị trục trặc kỹ thuật vậy!
Cứ tiếp tục như vậy đến gần hai tiếng đồng hồ tôi mới lết được về chỗ hẹn với thằng Hoàng trong tâm trạng mệt mỏi , chán nản. Không thấy Hoàng đâu, tôi nằm dài trên vệ đê chờ đợi . Biết phải nói với nó thế nào , nếu nó tìm được thần tượng rồi? Sao số tôi lại hẩm hiu thế?
Cứ miên man suy nghĩ, tôi thiếp đi lúc nào không biết.Trong giấc mơ chập chờn của tôi ẩn hiện hình bóng của một thần tượng cao siêu, đẹp trai cỡ Alanh Đơ lông, giỏi võ cỡ... đánh đàn cỡ... hát hay cỡ...
- Dậy mày!
Tôi choàng tỉnh sau cú đập bằng cùi tay đau tê người của “ông” bạn chí cốt.Tôi hấp tấp hỏi nó:
- Gặp chưa?
` Khuôn mặt đứa bạn tối sầm. Nó ảo não lắc đầu rồi cũng nằm thượt xuống bên tôi. Chợt nó ngồi bật dậy:
- Dù sao thần tượng của tao cũng phải đẹp trai cỡ...hát hay cỡ...
-Còn tao hả?- Tôi hùng hồn tiếp lời – Thần tượng của tao cũng phải như thế, không phải hơn thế ấy chứ!
Hai đứa tôi cười vang cả khúc sông. Hai quân xúc xắc va vào nhau lanh canh rồi lăn tròn trên cỏ.
Nắng đã lấp loá phủ bạc cả triền sông. Những con thuyền xuôi ngược theo dòng nước thao thiết chảy về nơi cuối trời...
Năm tháng dần trôi qua...
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1670 (http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1670)
forget_me_not
11-06-2009, 11:10 AM
Thư gửi bạn
Chiếc xe cấp cứu rẽ ngược dòng người, hối hả băng giữa đám xe cộ đầy ninh ních, nhằm hướng bệnh viện thành phố thẳng tiến. Những người hiếu kỳ xô cả và lực lượng cảnh sát đang dựng lại hiện trường vụ tai nạn cách trường tiểu học chỉ vài chục mét. Các bà mẹ run rẩy ôm chặt lấy con. Đám trẻ vừa tan lớp đứng dạt vào gốc cây. Số học sinh còn lại trong tường phải tiếp tục ngồi đợi trong lớp. Chúng nhong nhóng hướng ra phía cổng trường đông nghẹt .
- Thưa cô, mẹ em kia rồi!
Một đứa trẻ ngồi giáp cửa sổ , hào hứng chụp lấy chiếc mũ vải lem nhem vụn mực lên đầu, đoạn chỉ tay cho cô giáo thấy.
- Cô cho em về, cô nhé?
Cô giáo bồn chồn nhìn đồng hồ
- Các em chưa về được. Bao giờ các chú công an giải toả được đoạn đường tắc, các em sẽ được về. Đó là thông báo của thầy hiệu trưởng.
- Nhưng em sẽ đi ra mà không cho thầy hiệu trưởng biết.Cô đừng lo. Mẹ em kia rồi mà.
Lớp học trở nên ồn ào như cái chợ
- Cả mẹ tớ nữa kia kìa!
- Đấy, bà tớ mặc chiếc áo len mầu nâu í !
- Bố tớ cầm quả bóng bay to tướng kia kìa. Hôm nay là sinh nhật tớ mà lại.
Cô giáo phân vân nhìn đồng hồ rồi chạy sang các lớp khác hỏi han.
- Thế nào rồi hả cô? – Cả lớp nhao nhao khi nhìn thấy cô giáo quay trở về
- Không được – Cô giáo nghiêm nét mặt- Đã có hai bạn lớp 5E vừa bị tai nạn xe máy khi sang đường. Các em cố chờ 30 phút nữa. Bây giờ cô sẽ đọc truyện cho cả lớp cùng nghe.
Tiếng đọc truyện của cô giáo bị chìm vào tiếng còi ô tô, xe máy inh ỏi từ ngoài phố vọng vào. Mãi tới gần 7 giờ bác bảo vệ mới lặc lè rê cái chân bị tật, đẩy cánh cổng sắt rỉ sét sang một bên, nhường chỗ cho đám trẻ túa ra.
*
Trong phòng cấp cứu, những bóng áo trắng nhịp nhàng di chuyển giữa hai giường bệnh. Những tiếng ra lệnh ngắn và dứt khoát:
- Cầm máu.
- Hô hấp.
- Xung điện.
Bác sĩ trưởng khoa căng thẳng theo dõi nhịp tim yếu ớt của hai dứa trẻ. Một ai đó thốt lên:
- Thật dã man. Chỉ vì muốn cướp một sợi dây chuyền mà chúng hại con người ta đến thế này đây.Liệu đám trẻ có qua được không ?
Tất cả im lặng, nghe rõ cả tiếng thở dồn dập, căng thẳng của bác sĩ trưởng.
*
Trong phòng bệnh đặc biệt
“ Tớ thấy đau lắm. Ngực như saqứp nứt ra ấy.. Tớ thấy bác sĩ nói với các cô y tá là tớ phải thay một cái gì đó. Tớ sợ lắm.Sao lại phải thay nhỉ?
Mà cậu đã ngủ rồi đấy à. Bác sĩ bảo tớ đừng nói nhiều nhưng cứ nằm mãi thế này thì đau lắm.Lại buồn vì chẳng có ai chơi nữa.
Cậu đã thức rồi đấy à? Đừng ngồi dậy . Tớ đang ở đây này. Cậu nghe thấy tớ nói rồi phải không ? Tớ muốn đến lớp. Viên kẹo hôm trước cậu cho tớ, tớ lại để quên trong ngăn bàn. Chắc nó bị chảy nước mất rồi. Bác sĩ vào đấy. Tớ chả vờ ngủ đây.”
Cửa phòng bật mở. Chiếc băng ca chúc thẳng vào giường của cô bé Ngủ rồi lại ken két trôi ra ngoài hành lang. Chỉ còn lại mình cô bé Thức nằm trằn trọc một mình.
“ Tại sao bạn ấy phải chuyển đi.Hay tại vì cháu nói nhiều quá nên bác sĩ trưởng bắt phạt cháu phải ở lại một mình?”
Tự nhiên bé Thức giận bác sĩ trưởng đã không cho cô được ở cùng bạn Ngủ.
- Con sợ ông ấy lắm. Con ghét ông ấy lắm.
Cô thì thầm với mẹ khi không còn ai khác trong phòng
- Tội nghiệp con tôi – Người mẹ se sẽ thở dài - Ông ấy là ân nhân của con đấy.
Bé Thức giận dỗi ra mặt. Tại sao mọi người không muốn cho chúng ở cùng nhau?
*
Chuỗi ngày dài lê thê ở bệnh viên rồi cũng chấm dứt. Tất cả mọi người đều không tin được rằng cô bé Thức đã bình phục nhanh đến vậy, đặc biệt là nhóm bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Họ tặng cho cô bé rất nhiều sôcôla.
- Thế còn bạn cháu đâu?
Cô bé tấm tức hỏi bác sĩ trưởng sau khi tất cả mọi người đều lắc đầu lảng tránh hoặc tỏ ý buồn rầu
- Bạn ấy bị nặng hơn cháu nên cần phải tiếp tục điều trị
- Thế bao giờ bạn ấy mới được về như cháu?
- Sẽ lâu đấy- Bác sĩ trưởng ôn tồn trả lời
Cô bé không thấy thoả mãn trước những thông tin quá ít ỏi về bệnh tình của người bạn thân
- Bạn ấy là người bạn tốt nhất của con đấy mẹ ạ.
- ừ , mẹ biết . Chính trái tim của bạn ấy đã cứu sống con.
- Tai sao lại thế?- Bé Thức ngạc nhiên
- à ừ, vì bạn ấy luôn nghĩ đến con bằng cả trái tim – Người mẹ run run đáp lại – Con phải quen với sự vắng mặt của bạn ấy.
*
Sự kiện cô bé Thức trở lại lớp học khiến cho cả trường tiểu học Bình Minh xôn xao. Các cửa sổ và cửa chính của lớp 5 E đông chặt người
- Các cậu nhìn gì tớ thế- Cô bé tức giận khi có quá nhiều người vây quanh mình – Tớ có làm sao đâu.
Trước sự tức giận của bé Thức, đám học sinh cùng trường tản đi, nhưng vẫn không ngớt bàn tán
- Con sẽ viết thư cho bạn ấy. Không có con nói chuyện chắc bạn ấy sẽ buồn lắm. Mẹ bảo bác sĩ chuyển thư cho con nhé?
- Nhưng bạn ấy đã...ch...
- Bạn ấy bị sao hả mẹ ?
- à không , con ạ. Con cứ viết thư đi rồi nhờ bác sĩ chuyển cho.
-
*
Các nhân viên của bệnh viên thành phố liên tiếp nhận được những lá thư không ghi địa chỉ ngườì gửi và người nhận mà đề gửi chung chung tới phòng cấp cứu. Số thư “ vô danh” nhiều đến mức khiến cho họ lúng túng. Bác sĩ trưởng khoa quyết định bóc thử một lá thư ra xem, hy vọng có thể tìm được điạ chỉ người gửi hoặc người nhận
Sau đây là nội dung một lá thư:
“ Bạn thân thiết nhất của tớ!
Đây là lá thư thứ 25 tớ viết cho cậu. Tớ biết cậu vẫn nhận dược thư tớ và đọc nó hàng ngày. Cuối tháng này lớp mình thi học kỳ, tớ vẫn chép bài đầy đủ cho cậu đấy. Cậu khoẻ thì phải về ngay nhé. Hôm trước bác sĩ khám lại cho tớ, bác gật gù bảo: tốt lắm, tốt lắm! Tớ hỏi thăm về cậu thì bác sĩ bảo: cháu cứ đặt tay lên ngực, sẽ thấy bạn cháu đang ở đấy. Tớ chẳng hiểu gì cả, nhưng tớ tin cậu sắp được ra viện, chúng mình lại cùng chơi với nhau như trước.
Bạn thân của cậu”
Lá thư đã được một tờ báo địa phương đăng cạnh bài viết :“ Một ca phẫu thuật ghép tim đã thành công ngoài dự đoán” và ảnh của hai cô bé Thức và Ngủ.
Điều kỳ lạ là sau bài báo có thêm hàng trăm những lá thư vô danh gửi theo đường bưu điện, ngoài phòng bì chỉ có hai chữ : “ Gửi bạn”
*
Bây giờ thì cô bé Ngủ đã lớn. Cô vẫn thường đặt tay lên ngực mình và nhớ về người bạn năm xưa đã dành trái tim khoẻ mạnh để cưú sống cô. Thỉnh thoảng cô lại ngồi viết thư, đọc to thành tiếng cho Trái tim cùng nghe...
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1673
forget_me_not
11-06-2009, 11:11 AM
Giấc mơ
Tôi cố gắng vẫy vùng. Nhưng bất lực , nên oà khóc. Giật mình, nước mắt vẫn chưa kịp khô trên trang vở.
- Đi nấu cơm không muộn Thanh! Tối thì thắp đèn đọc truyện, ngày thì ngủ gật. Có ai học hành như thế không hả?
Tôi len lét nhìn mẹ rồi đi xuống bếp, vẫn lén lút khóc. Tôi cố gắng để tiếng khóc không bị bật thành tiếng nhưng cuối cùng nó vẫn vỡ oà ra, không kìm nén nổi.
- Có chuyện gì vậy Thanh? – Tiếng mẹ tôi vọng xuống, gay gắt
Tôi đứng gục đầu vào cánh cửa khóc tức tưởi như bị đòn oan. Chân tay tôi run bắn lên , tưởng chừng có trăm ngàn con kiến đang râm ran đốt.
- Mẹ mới nói vậy đã khóc rồi hả? Học lớp mấy rồi? Con với chả cái, chỉ làm khổ bố mẹ là giỏi!
Mẹ tôi giận dữ đóng sầm cánh cửa rồi bỏ đi đâu đó
Tôi không lý giải được tâm trạng lúc này của mình . Tủi thân. ấm ức. Như vừa mất mát một cái gì đó.
Mẹ có yêu tôi đâu. Mẹ mắng tôi cả khi thức và lúc ngủ – trong những giấc mơ thường trực của tôi, riêng tôi. Mẹ tất bật làm ăn, lo toan cho cuộc sống. Nhưng tôi cần sự quan tâm, tình yêu của mẹ chứ đâu chỉ cần những bộ quần áo đẹp. Mẹ không yêu tôi. Mẹ chỉ thấy tôi vướng chân mẹ. Mẹ la mắng tôi cả trong giấc ngủ của tôi. Tôi luôn thấy sợ hãi. Khi thì là điểm kém, khi thì đi học về muộn . Giấc mơ giống những gì vẫn xảy ra hàng ngày đối với tôi...
Tôi đã đau khổ rất lâu sau đó. Đến lớp cô giáo bảo : “ Mẹ em có hỏi cô chuyện học hành của em. Độ này em hơi sút đấy”
Tôi dỗi “ Mẹ lại chuẩn bị mắng em đấy”
Mẹ tôi ngày làm hai buổi, tối lo đi dạy thêm ngoại ngữ tại trung tâm. Lúc nào mẹ cũng thiếu thời gian .
Tôi vẫn giật mình vào ban đêm. giữa những cơn mơ, khi nước mắt vừa ứa ra. Trong giấc mơ ấy mẹ lại tiếp tục mắng mỏ tôi.
Một lần, giữa những giấc mơ lộn xộn, tôi bắt gặp nụ hôn dịu dàng của mẹ đặt trên trán tôi. Tiếng mẹ thì thầm: “Khổ thân con gái tôi, mơ gì mà chảy cả nước mắt ra thế này!”
Tôi đã nằm im như hoá đá. Không hiểu đá có nước mắt không ?
Tôi nhớ lại bữa cơm ban chiều, mẹ run run xới cơm cho tôi. Tôi chợt nhận ra mẹ đã già đi nhiều. Những nếp nhăn mới xuất hiện bên khoé mắt, cái khoé mắt chân chim như lời một bài hát nào đó. Tôi đã không dám nhìn lâu. Bấy lâu mẹ cặm cụi lo cho cuộc sống gia đình cũng chỉ vì tôi. Vậy mà...Tôi chỉ biết đòi hỏi và hờn giận .
*
Có thể giấc ngủ sẽ ngắn đi, mộng mơ sẽ ít khi con người khôn lớn. Nhưng người ta vẫn mơ, vẫn chờ đợi những điều tốt đẹp đến không chỉ trong giấc mơ...
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1674
forget_me_not
11-06-2009, 11:12 AM
Xích lô
(Truyện viết năm 14 tuổi)
Trời không mưa. Khắc khổ và nghiệt ngã như một người già hay bẳn gắt. Chuông nhà thờ gõ bong bong xuống nền đường bỏng rát. Không có cả gió. Mọi vật dường như bị ngưng tụ lại trong mọi cử động nhọc nhằn.
Một thằng bé gò lưng đạp xích lô , cố đẩy cái xe lên khỏi dốc.Đến một gốc cây bàng già, như thường lệ, nó dừng lại nghỉ trưa.
...Hôm đó nó thấy mình bị chết. Nhẹ nhàng như một giấc ngủ trên chăn ấm, nệm êm.Điều đó khiến nó dễ chịu
Nó không còn phải thao thức trong những buổi tối mẹ lén dậy vào giữa đêm khuya và trở về nhà vào sáng hôm sau.Những lúc đó, mẹ nó không ngủ mà ngồi hút thuốc trước cánh cửa he hé một thứ ánh sáng của ngày sớm chưa kịp rạng. Nhưng mẹ không biết hút thuốc nên cứ ho khan thành từng tràng dài, tưởng chừng như sắp đứt cả cổ họng. Rồi khóc...
Nó âm thầm nằm trong giường, đếm từng cơn ho của mẹ Nó không ngủ nổi. Nếu ngủ , những cơn mơ cũng côi cút và sặc sụa trong cơn ho xé ruột.
Nếu nó chết, nó sẽ không còn bị mãi ám ảnh về điều ấy.Nó khoan khoái nằm yên, chờ người ta đến đưa đi. Nó cũng thấy dễ chịu vì chẳng ai phải khóc. Nó nhìn mẹ lần cuối. Mẹ không khóc, đôi mắt khắc khoải như đốm thuốc lá mẹ nó thắp và lúc tàn đêm. Tự nhiên đúng lúc nhìn thấy mẹ để đi, nó ứa nước mắt. Nước mắt cứu nó khỏi chết trong giấc mơ. Chỉ một chút nữa là đám người lạ mặt đã đưa nó đi, xa khỏi mẹ nó...
- Xích lô! Xích lô!
Nó mải mốt đạp tới nơi có tiếng gọi, trong đầu thầm nghĩ tới bữa cơm chiều, nó sẽ mua cho mẹ một lạng giò chả. Những bánh xe vẫn không ngừng xiết xuống nền đường hầm hập . Nó gắng sức hơn nữa. Không còn là đạp xe mà cố dấn vượt khỏi cái bóng đổ dài ngoằng trên nền đất kho rang.
Trời nắng. Khắc khổ và nghiệt ngã như một người già khó tính. Bất chợt phía Tây nam thành phố một tiếng sấm đầu mùa nổ ran...
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1672
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.