PDA

View Full Version : Chúa nhật Chúa Chiên Lành



Quang Hưng
11-06-2009, 05:35 PM
Chúa nhật Chúa Chiên Lành
Ga 10, 1-10
http://giesuyeuem.net/biblepics/images/CNPS4A1.jpg
Các thiếu nhi thương mến!

Bài Phúc âm hôm nay nói về Chúa Giêsu là người mục tử nhân lành. Ngài yêu thương và chăm sóc đoàn chiên của mình để đoàn chiên được luôn an mạnh.

Trong Tin Mừng chúng ta thấy hình ảnh người mục tử đi tìm con chiên lạc và khi tìm được rồi liền vác nó lên vai đem về để chăm sóc và băng bó vết thương cho nó.

Cũng trong Tin mừng thánh Luca, chúng ta thấy hình ảnh người cha nhân hậu luôn ngóng trông con mình trở về, trong khi đứa con đã vơ vét hết tài sản và bỏ ông để đi ăn chơi phung phí. Sự nhân hậu của ông được bộc lộ rõ nét hơn khi ông nhìn thấy đứa con quay về, từ đàng xa ông chạy lại và ôm hôn nó; ông sai đầy tớ lấy áo đẹp nhất cho cậu mặc, lấy nhẫn xỏ vào tay cậu, lấy giày cho cậu đi, điều này cho thấy rằng ông liền chuẩn bị sẵn sàng để đón con mình trở về. Đây chính là những hình ảnh đẹp diễn tả tình thương của người mục tử dành cho đoàn chiên của mình.

Hình ảnh này chính là hình ảnh Thiên Chúa đã và luôn chăm sóc con người. Tình thương của Thiên Chúa đối với con người không phải là một tình thương để làm tròn bổn phận, nghĩa là cứ cho con người những gì nó muốn cho xong, nhưng là tình thương của người cha hiền đối với những đứa con thơ. Chúng ta hãy nhìn thời gian 3 năm cuối đời Chúa Giêsu đi rao giảng Tin mừng sẽ thấy: Tuy Người vẫn làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi đám đông, Người chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, cho kẻ chết sống lại…nhưng điều Người quan tâm hơn cả là chữa cho con người được khỏe mạnh về phần hồn. Vì thế, sau khi chữa bệnh xong, Chúa Giêsu thường nói: “Lòng tin của con đã cứu chữa con, con hãy về bình an”. Rồi sau khi sống lại và hiện ra với các tông đồ trong phòng kín, Chúa Giêsu cũng đã chào các Tông đồ bằng câu: “Bình an cho anh em”.

Người mục tử thật sự nhân lành chính là người luôn đem lại cho đàn chiên mình sự bình an cả thân xác lẫn tâm hồn.

Các con thương,

Các con có nghe người ta nói với nhau câu: “Tu là cõi phúc-Tình là dây oan” chưa ?. Câu nói này mới nghe qua, ta cứ tưởng chừng như đang bác bỏ ý niệm về đời sống hôn nhân-gia đình, không phải đâu! Vì không có những cha mẹ sống trong bậc hôn nhân thì làm sao có mặt chúng ta ngày hôm nay, phải không ?

Câu nói này nhằm đề cao giá trị của một ơn gọi đặc biệt trong muôn vàn ơn gọi khác. Đó chính là ơn gọi sống đời thánh hiến theo gương Chúa Giêsu đó các con.

Với Chúa Nhật thứ IV Phục sinh, Giáo hội dành đặc biệt để cầu cho ơn thiên triệu nên còn gọi là ngày “thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu”, qua đó kêu gọi các tín hữu hãy quảng đại dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa để rao giảng Tin mừng cho tất cả mọi người.

Ngày Chúa nhật hôm nay, ngoài việc cầu nguyện, toàn thể dân Chúa trên khắp thế giới cách riêng trong giáo phận chúng ta còn tích cực đóng góp về vật chất tùy theo khả năng của mình để nâng đỡ và nuôi dưỡng các ơn gọi làm Linh mục, tu Sĩ và làm thừa sai của Chúa ngay trong lòng Giáo hội.

Các em thương!

Hiện nay với tuổi hồng của mình, chắc các con có nhiều hoài bảo, những ước mơ và đích điểm để phấn đấu cho tương lai, chẳng hạn như tôi phấn đấu học giỏi để làm bác sĩ, tôi ráng tập vẻ để trở thành hoạ sĩ, hay tôi cố gắng học ngoại ngữ để trở thành thông dịch viên. Vậy các các con có bao giờ ước mơ trở thành một linh mục như cha sở mình, là một tu sĩ hay một nhà truyền giáo không ?

Các con biết không?

Ước mơ, tự bản chất của nó bao giờ cũng đẹp, cũng thơ mộng, người sống có ước mơ là người biết hoạch định cho mình một hướng đi rõ ràng nhất.

Thế nhưng, để thực hiện ước mơ, đòi hỏi chúng ta phải trả giá đắt với sự phấn đấu của bản thân, muốn làm một Bác sỉ giỏi, tất nhiên, ngay từ lúc này ta phải đương đầu với các bộ môn, toán, lý, hóa. Muốn làm một họa sĩ đại tài, ta phải đêm ngày luyện vẽ. Muốn là một nhà văn hay, ta phải miệt mài đèn sách, và muốn là một thông dịch viên giỏi, ta phải chăm lo trao dồi ngoại ngữ.

Tuy nhiên, tất cả những hướng đi đó, không có hướng đi nào quá khó, cũng không có hướng đi nào quá dễ dàng. Tương lai và cuộc sống luôn bao hàm những hiểm nguy, những trắc trở và những chông gai làm cản bước chúng ta. Đặc biệt với hướng đi trong đời sống tu trì càng đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu hơn nữa, vì đây là một ơn gọi cao quý, đòi hỏi những ai bước đi trong cuộc sống này phải phấn đấu từng ngày trong đời sống cầu nguyện và sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô.

Vì thế, trong tinh thần hiệp thông, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho các Linh Mục, tu Sĩ trên thế giới, đặc biệt là Cha Sở, các cha phó, quý Thầy, quý Soeurs cùng các tu sĩ trong giáo xứ chánh toà chúng ta. Riêng các con, những ai có ước muốn dâng mình cho Chúa thì ngay bây giờ các con hãy cố gắng chăm ngoan, siêng học giáo lý, năng tham dự và cầu nguyện, đồng thời phải luôn biết khuất phục ý chí, đừng bao giờ chùng bước trước thất bại…. Như thế, cha tin tưởng giáo xứ chúng ta và Giáo hội sẽ có thêm nhiều Linh mục và Tu sĩ phục vụ cho nước Chúa.

Sau đây, cha kể cho các con nghe câu chuyện “ Từ giả mẹ con đi làm thánh” để thấy rõ sự cương quyết mãnh liệt của Giêrađô trước lời mời gọi của Thiên Chúa, đồng thời cũng cố tinh thần cho những ai đang muốn bước theo Chúa nhưng do dự về khả năng, và sức khỏe và về sự hiểu biết, hãy vững tin vào Chúa. Ngài chỉ cần nơi chúng ta lòng quảng đại và tình yêu mến, còn mọi sự khác, Ngài sẽ ban sau cho, điều quan trọng là đừng nản lòng và đừng dừng bước các con nha!

Chúa nhật thứ tư mùa chay năm 1749, có cha Cafarô, hai linh mục khác và thầy Onofrio thuộc dòng Chúa Cứu Thế đến làng Murô nước Ý, để làm tuần Đại phúc. Thánh Giêrađô khi ấy 23 tuổi, đã tham dự đầy đủ chương trình tuần Đại Phúc, và còn phụ giúp thầy Onofrio lo bữa ăn, giặt quần áo cho các cha. Vào ngày cuối tuần Đại Phúc, Giêrađô đến gặp cha Cafarô và nói lên ước nguyện của mình. Thưa cha, xin cha vui lòng nhận con vào bậc nhì dòng cha! Mấy ngày nay cha đã để ý đến anh thanh niên này, cha thấy anh sốt sắng lạ thường. Cha đã tìm hiểu về Giêrađô thì được giáo dân cho biết anh là một người đầy lòng mến Chúa và yêu người, nhưng bản tính hơi khùng. Họ kể anh hay làm phép lạ, là thợ may nhưng chẳng lo làm ăn, chỉ suy gẫm rồi ngất trí. Cha Cafarô thấy Giêrađô gầy còm ốm yếu, nên cha và các cha khác không đồng ý nhận. Mẹ của Giêrađô, bà Bênêđita, nghe tin con xin đi tu, bà đến gặp cha Cafarô.

-Thưa cha xin cha đừng nhận cháu.

- Bà yên chí, chúng tôi không nhận con bà đâu. Nhưng xem ra anh ta quyết tâm lắm. Ngày mai, khi chúng tôi đi giảng nơi khác, bà hãy nhốt Giêrađô vào phòng và canh gác kỷ, kẻo anh ấy trốn khỏi nhà để theo chúng tôi.

Nghe lời cha, hôm sau bà khóa cửa phòng thật kỷ Giêrađô nói vọng ra.

-Mẹ ơi! Mở cửa cho con đi tiễn các cha.

-Con ơi! Con xin vào dòng bỏ mẹ một mình sao? Ơ giữa đời, con cũng thờ phượng Chúa lo phần rỗi được mà! Hãy ở nhà với mẹ!

Sáng hôm đó, giáo dân ra tiễn các cha rất đông, tỏ lòng biết ơn các ngài đã kéo nhiều ơn Chúa xuống cho xứ đạo. Ngồi trên ngựa, cha Cafarô đảo mắt quan sát và vui mừng vì không thấy Giêrađô ra tiễn. Một lúc sau, bà Bênêđita ở nhà suy tính “giờ này có lẽ các cha đã qua đèo Orocelle, có thể cho con ra ngoài được rồi”. Nhưng khi mở cửa phòng ra, bà chưng hửng và Giêrađô đã biến mất, để lại trên bàn một mảnh giấy.

-Từ giả mẹ con đi làm thánh.

Thì ra Giêrađô đã trèo lên cửa sổ cao dùng dây vải tuột ra ngoài, chạy theo các cha dòng Chúa Cứu Thế. Từ xa, cha Cafarô nhìn lại thấy Giêrađô đang chạy theo Cha và mọi người dừng ngựa lại. Có việc gì mà anh chạy theo chúng tôi Giêrađô vừa thở vừa nói: -Thưa cha, con ước ao đi tu, xin cha nhận con vào dòng cha.

-Cha đã nói với con nhiều lần , cha không thể nhận con được vì con không đủ sức khỏe để ở bậc nhì của dòng Chúa Cứu Thế đâu?

Các cha khác cũng phụ họa.

-Đúng vậy, con nên trở về làm thợ may giúp mẹ!

Giêrađô vẫn kiên tâm nài nỉ.

-Xin các cha thương nhận con. Con nghĩ là ý Chúa muốn con vào dòng các cha.

cha Cafarô nói với các cha đồng hành:

-Thôi mặc kệ anh ấy, ta đi ngay kẻo trể.

Các vị quay ngựa, phi nước kiệu. Giêrađô vẫn không bỏ cuộc, anh lẻo đẻo chạy bộ theo sau. Đến Rinerô. Giêrađô vào gặp cha Cafarô nài nẵng tiếp. -Xin cha cho con ở thử, nếu không được thì đuổi con về. Nhưng cha Cafarô im lặng, không trả lời.

Trong khi các cha giảng tuần Đại phúc ở đây, thì Giêrađô giúp thầy Onofrio như ở Murô. Anh vẫn làm hết việc này đến việc khác. Anh sốt sắng tham dự Thánh lễ, rước Chúa, cầu nguyện lâu giờ trước Nhà Tạm. Anh khóc nhiều, tha thiết nài xin Chúa và Đức Mẹ cho anh được vào tu dòng Chúa Cứu Thế Cha Cafarô thấy vậy tự nhủ. “Có phải là thánh ý Chúa không?” Cha vẫn ngần ngại vì sức khỏe yếu kém của Giêrađô. Ơ bậc nhì trong dòng, ngoài bổn phận thiêng liêng, tu sĩ còn phải lao động tay chân nặng nề vất vả, ăn chay đánh tội ngày thứ sáu mỗi tuần.

Ngày hôm sau, Giêrađô đến quỳ trước mặt các cha và nói.

-Nếu các cha không nhận con, thì mỗi ngày sẽ thấy con có mặt trước cửa nhà dòng.

Cảm động trước ý muốn tu dòng mãnh liệt của Giêrađô cuối cùng cha Cafrô buộc phải chấp nhận. Ngài viết thư cho cha LôrensôAntôniô. Bề trên tu viện Đêlixêtô:”Con xin gởi đến cha một thanh niên mới chỉ xin vào dòng, chắc chẳng làm được việc gì, vì sức khỏe yếu kém lắm, nhưng xét đáng nhận, vì anh nài xin con rất tha thiết, vả lại anh ta có tiếng là đạo đức ở Murô.”

Giêrađô vui mừng, vừa giữ chặt lá thư vừa chạy đến Đêlixêtô. Chiều hôm đó, khi trèo qua ngọn đồi cuối cùng, nghe tiếng chuông Truyền tin ở nhà thờ Đức Mẹ, Giêrađô quỳ xuống chấp tay nhìn trời cao, cám ơn Chúa và Đức Mẹ đã nhận lời cho anh được vào dòng. (101 giai thoại các thánh p 25)
(Lm. Nguyễn Ngọc Long )

Quang Hưng
11-06-2009, 05:36 PM
Lạy Chúa Giêsu, tình yêu và là vị Linh Mục thượng phẩm, sự lựa chọn bao giờ cũng đòi hỏi phải có hy sinh, bỏ đi điều này để chọn điều kia, đôi khi cũng làm chúng con nhức nhói vì – với nhịp sống trẻ đang chờ đón chúng con hôm nay, cuộc sống luôn mang lại cho chúng con muôn vàn điều ước, ước mong mình sẽ là người thành công trên đường danh vọng, ước mơ sau này mình sẽ là một tu sĩ hay một Linh mục, tu sĩ để tiếp tay mở rộng nước Chúa. Xin cho chúng con biết can đảm biết dứt khoát khi nhận ra đâu là ước mơ đích thực của chính mình và đâu là tiếng gọi thì thầm của Chúa để con vững bước trên con đường Chúa đã dành sẳn cho chúng con. Amen.