PDA

View Full Version : GIÚP LỄ



Dauan_tinhyeu
19-06-2009, 10:22 AM
GIÚP LỄ
http://www.caimon.conggiao.net/GIAOLY/giaolyconggiao/rose1.gif


Người cầm bình hương
1) Nghi thức đầu lễ
Ở phòng Thánh, người cầm hương giúp chủ tế bỏ hương vào bình rồi trao tầu hương cho người cầm tầu hương. Nếu có phó tế, chính phó tế sẽ cầm tầu hương lúc bỏ hương.
Người cầm tầu hương đi đầu đoàn kiệu rước và lắc bình cho tỏa khói hương.
Vì dẫn đầu cuộc rước kiệu nên phải lưu ý đừng đi quá nhanh.
Đến bàn thờ thì cúi sâu mình và đứng sang bên phải bàn thờ,và rồi tiến đến bên phải linh mục để trao cho ngài bình hương (mà không cần bỏ hương lại). Nếu không có phó tế, thì chính người cầm hương đi theo linh mục xông hương bàn thờ, có khi phải nâng áo lễ của ngài phía bên tay phải lên để linh mục dễ thao tác. Sau khi xông hương xong thì đem cất bình hương và về chỗ.
2) Phụng vụ lời Chúa
(Canh chừng than để luôn có lửa). Sau bài đọc 2, người lo hương cầm bình hương cùng với người cầm tầu hương ra đứng gần chủ sự và mở bình hương cho linh mục bỏ hương. (Nên đứng nhích sang cạnh vị chủ sự một chút vì người giúp lễ không bao giờ được phép che khuất ngài).
Tiếp đó, dẫn sau rước sách Tin Mừng đi về phía giá sách.
Sau đó đứng cạnh vị công bố Tin Mừng để có thể trao bình hương cho ngài sau câu xướng: Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh.... Sau khi xông hương xông, thì nhận lại bình hương và tùy nghi có thể lắc nhẹ, mặt quay về phía người đọc suốt buổi công bố Tin Mừng. Sau bài Tin Mừng thì trở về chỗ.
3) Phụng vụ Thánh Thể
Sau khi chủ tế dâng chén rượu rồi, người lo hương đến bên phải ngài để ngài bỏ hương, (giống như đầu lễ, lúc rước đến chân bàn thờ). Sau đó đi theo chủ tế xông hương lễ vật, xông bàn thờ và xông Thánh giá.
Rồi người cầm bình hương xông hương chủ tế, đoạn đến những ai đứng ở cung Thánh, mặt hướng về phía bàn thờ, lưng quay về phía cộng đoàn, xông hai bên, mỗi bên ba lần, sau đó quay lại phía cộng đoàn và xông hương cho cộng đoàn giống như vậy bằng cách xông ba lần: xông ở giữa, xông bên trái, xông bên phải.
Sau đó trở về phòng Thánh rồi trở ra cùng với hai người cầm nến, khi mọi người tung hô Thánh, Thán,. Thánh... Quỳ trước bàn thờ cho đến vinh tụng ca, sau đó đem cất bình hương và về chỗ của mình.
Trong khi linh mục nâng cao Mình Thánh Chúa và Máu Thánh Chúa lên thì xông hương Thánh Thể ba lần.
4) Nghi thức kết lễ
Tay cầm hương và dẫn đầu đoàn rước về.



Người cầm đèn hầu
Cầm đèn hầu là người cầm nến để đi rước kiệu và cũng là người mang rượu nước ra bàn thờ.
Cần có ít là hai người và cao bằng nhau. Cần chú ý đến dáng điệu cầm đèn: đây không phải là kiểu vác súng. Người đứng bên phải thì tay trái cầm đế đèn, tay phải cầm lấy chân nến phía trước. Người bên trái thì làm ngược lại, tay phải cầm đế đèn, tay trái cầm chân nến.
Phải nhớ thay đổi kiểu cầm tùy theo các động tác, sao cho ánh sáng luôn chiếu ra bên ngoài các cử động.
1) Nghi thức đầu lễ
Khi đi rước đâu lễ, người cầm đèn đi sau người cầm bình hương và đi hai hên Thánh giá, và để ý luôn dẫn đầu đều bước tiến lên. Tới bàn thờ, nhẹ nhàng cúi đầu và bước lên tam cấp. Đặt nến vào chỗ quy đinh: hoặc để trên bàn thờ hoặc để ở chân bàn thờ, bên hông nhà tạm hoặc ở bàn rượu nước.
2) Phụng vụ Lời Chúa
Lúc rước sách Tin Mừng, khi người lo hương đưa bình hương cho chủ tế, thì những người cầm đèn sắp hàng để đi rước. Lần này đèn nến vây quanh sách Tin Mừng. Tại giảng đài, các người cầm nến đứng trước vị công bố Tin Mừng, quay mặt về phía ấy, tay cầm đèn và đứng về phía cộng đoàn.
Sau phần công bố Tin Mừng thì trả đèn lại chỗ cũ rời trở về chỗ ngồi.
3) Phụng vụ Thánh Thể
Nếu không có phó tế, sau lời nguyện giáo dân, những người cầm đèn đến bàn rượu nước. Một người cầm bộ chén thánh gồm dĩa bánh, khăn tuyết (khăn lau chén thánh), tấm bìa cứng đậy chén lễ, khăn thánh; tay phải đặt trên đó và đi đến bàn thờ, đặt chén thánh ở góc bàn thờ. Tại đó, mở khăn phủ chén lễ và trải khăn bánh ra giữa bàn thờ; đặt tấm bìa đậy chén bên phải khăn thánh, để chén thánh và khăn lau chén ở góc bên phải bàn thờ.
Nhiều người giúp lễ khác có thể lấy từ bàn rượu nước và mang đến bàn thờ những đồ cần thiết, đặc biệt là khi phải dùng đến nhiều chén Thánh.
Kiệu lễ vật có thể khởi đi từ một chỗ nào đó trong nhà thờ, và lễ vật được giáo dân mang lên. Trong trường hợp này, những người cầm nến dẫn đầu đoàn kiệu và tiếp nhận lễ vật.
Nếu có phó tế, thì phó tế lo dọn bàn thờ.
Linh mục đến bàn thờ, hai người hầu đèn lại bàn rượu nước, một cầm bình rượu, một cầm bình nước, tiến bước song song dâng rượu trước, dâng nước sau rồi cùng bái chào linh mục. Chào xong thì về lại chỗ tại bàn rượu nước.
Sau đó chuẩn bị nghi thức rửa tay: một người cầm dĩa hứng và bình nước, còn người kia cầm khăn lau tay. Sau khi xông hương, hoặc sau khi chủ tế đọc: Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con đang hết lòng khiêm nhường thống hối... thì tiến đến bàn thờ, một người đổ nước trên tay chủ tế, người kia trao khăn lau tay. Sau đó hai người cúi đầu chào và lui về chỗ.
Nếu thấy cần (trường hợp nhà thờ quá rộng làm hạn chế tầm nhìn) thì một người có thể rung chuông trước khi truyền phép, mỗi khi dâng Mình Thánh và khi dâng Máu Thánh.
Sau hiệp lễ (rước lễ), các người cầm đèn dọn hết mọi thứ ở bàn thờ đem lại bàn rượu nước. Dường như việc tráng chén Thánh làm tại nơi này thì thích hợp nhất bởi chính linh mục, hoặc phó tế hay một thừa tác viên khác
4) Nghi thức kết lễ
Để rước kết lễ, những người cầm đèn xếp hàng đi kiệu rước như lúc rước đầu lễ.



Người cầm đèn chầu
Thường là hai hoặc bốn người nhưng luôn luôn là từng đôi một cho cân đối.
1) Nghi thức đầu lễ
Đi rước ra, xếp hàng sau các người cầm đèn hầu, thấp đứng trước. cao đứng sau.
2) Phụng vụ Thánh Thể
Nếu cần thì đi sau đoàn lễ vật. Sau nghi thức dâng lễ, những người này lặng lẽ lui về phòng Thánh để đốt nến. Hương lửa và tầu hương cũng vào theo. Khi tung hô: Thánh, Thánh, Thánh, tất cả trở lại nhà thờ, hương và tầu hương dẫn đầu. Tới cung Thánh, trước bàn thờ, hai đèn chầu xếp thành hàng bên trái và bên phải hương. Sau đó tất cả cùng quỳ gối. Phận vụ của đèn chầu rất lớn lao bởi vì là việc tôn kính Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Quỳ như thế suốt Kinh Nguyện Thánh Thể cho đến lúc đọc vinh tụng ca. Khi người xông hương trở vào phòng thánh, thì các đèn chầu có thể rút lui theo hoặc đứng tại chỗ để rồi đi theo linh mục hoặc theo một tín hữu đã được chỉ định suốt thời gian cho rước lễ. Sau hiệp lễ, thì đem cất nến vào phòng Thánh và về chỗ ngồi.
3) Nghi thức kết lễ
Khi rước về, các người cầm đèn chầu đi như lúc rước đầu lễ.


Người cầm sách lễ
Ở phòng Thánh, người cầm sách mở sách và kẹp ghi dấu lại cho dúng trang.
Khi đội sách cho chủ tế đọc, người cầm sách cầm mép dưới bằng hai tay và đừng để tay che mất chữ... Có thể tựa sách vào trán để sách được cố định hơn.
1) Nghi thức đầu lễ
Người cầm sách đứng vào đoàn rước kiệu, tay cầm sách lễ nghiêm chỉnh nhưng không đưa cao vì đừng lẫn lộn sách này với sách Phúc Âm.
Đến bàn thờ, người cầm sách đứng bên trái chủ tế. Sau khi bái kính bàn thờ thì người cầm sách đi trước linh mục đến ghế và đứng sang bên tay trái của ngài. Giở sách cho ngài đọc lời chào đầu lễ và lời thống hối, kinh vinh danh và lời nguyện nhập lễ.
2) Phụng vụ Lời Chúa
Giở sách để linh mục đọc kinh tin kính tuyên xưng đức tin, rồi đọc lời mở và lời kết của lời nguyện giáo dân.
3) Phụng vụ Thánh Thể
Sau lời nguyện giáo dân, mang sách đặt trên bàn thờ phía tay trái. Có thể đứng bên trái linh mục để chỉ dẫn các lời đọc hoặc lật sách cho ngài.
Rước lễ xong, mang sách đến ghế chủ tế và giở sách cho ngài đọc lời nguyện hiệp lễ.
4) Nghi thức kết lễ
Rước về, người cầm sách đi như lúc rước vào.


Người cầm Thánh giá
1) Nghi thức đầu lễ
Người cầm Thánh giá lúc rước đầu lễ đi sau người cầm hương, có hai người cầm đèn hầu hai bên.
Tới bàn thờ, không cúi chào nhưng chững chạc bước lên đặt Thánh giá vào nơi đã định.
2) Nghi thức kết lễ
Sau lời giải tán, cầm Thánh giá và kiệu rước về phòng Thánh như lúc đi vào.

Người cầm mũ gậy
Hai người lo cầm phù hiệu cho Giám mục là mũ và gậy. Ở phòng Thánh hai người này nên thỉnh ý Giám Mục, để biết lúc nào ngài cần họ giúp.
1) Nghi thức đầu lễ
Hai người mũ gậy đi sau Giám mục lúc kiệu rước. Nếu Giám mục không muốn dùng gậy khi đi kiệu thì lúc ấy người cầm gậy đi trước Giám mục.
Đến bàn thờ, người cầm gậy nhận gậy từ tay Giám mục. Người cầm mũ nhận mũ từ tay Giám mục hay là từ vị chưởng nghi.
2) Phụng vụ Lời Chúa
Khi Giám mục ngồi nghe Lời Chúa thì trao mũ cho ngài
Giám mục bỏ mũ trước bài Tin Mừng. người lo mũ đến nhận mũ, người lo gậy mang gậy tới cho Giám mục ngay trước lúc bát đầu công bố Tin Mừng. Ngài sẽ trả lại gậy lúc bắt đầu giảng.
3) Phụng vụ Thánh Thể
Giám mục có thể đội mũ và cầm gậy đi từ ghế đến bàn thờ. Tới nơi, hai người lo mũ gậy nhận mũ và nhận gậy và có thể cất ở bàn rượu nước.
4) Nghi thức kết lễ
Ngay khi kết thúc lời nguyền hiệp lễ, người lo mũ trao mũ cho Giám mục. Người lo gậy trao gậy cho Giám mục để ngài ban phép lành cuối lễ.
Khi rước về, mũ - gậy đi như lúc vào.


Chưởng nghi
Đây là phận vụ đòi hồi rất nhiều lòng khiêm tốn và trí thôngminh. Tốt hơn là nên chấp nhận sai sót của người giúp lễ hơn là ''lập tức chỉnh ngay''. Nếu thấy cần thiết, chưởng nghi lo tập lễ nghi cho người giúp lễ.
Nhiệm vụ của chưởng nghi là phải làm cho có hiệu quả và thật kín đáo. Bởi vì người này phải bảo đảm cho diễn tiến chung của việc cử hành được tốt đẹp.
Chưởng nghi phải lo sao cho mọi sự cần sửa soạn được đầy đủ nơi cung thánh.
Chưởng nghi lo phân bố nhiệm vụ và xếp chỗ cho các người giúp lễ.
Thống nhất với chủ tế về việc làm của mình và thỉnh thoảng giúp mọi người thi hành phần vụ của họ trong phụng vụ.
Chỗ đứng của chưởng nghi thường là bên phải của chủ tế. Khi đi rước có thể đi trước hoặc đi bên cạnh chủ tế.
Trong suốt buổi cử hành phụng vụ, chưởng nghi lo can thiệp một cách từ tốn và nếu cần thì nhắc khẽ. Luôn luôn giữ gìn cung cách của mình để đừng vì mình mà gây trở ngại hoặc làm cho cộng đoàn đang cầu nguyện phải chia trí.


Người đọc sách
Đọc, trong phụng vụ Lời Chúa là một việc phụng vụ
Người đọc sách là sứ giả của Đức Kitô, vì vậy phải tự xóa mình trước Đấng mà mình đang loan báo. Nhưng lại cần sử dụng hết mọi khả năng và trí tuệ của mình để phục vụ công việc loan truyền sứ điệp.
Để hoàn thành nhiệm vụ, người đọc sách phải dành thời gian để tiếp nhận cho riêng mình Lời Chúa, Lời mà mình sấp loan truyền.
Trước mắt người đọc sách có cả một nhóm thính giả cụ thể và những người này một cách nào đó, là những người được Chúa Kitô giao phó cho mình khi mình đọc sách. Sứ điệp loan báo thì rất khẩn trương:
"Vậy, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, tin chắc rằng Thiên Chúa dùng chúng tôi khuyên bảo Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em, hãy lo làm hòa với Thiên Chúa." (2 Cr 5,20)
Việc đọc trước công chúng đòi hỏi phải có một số kỹ thuật
Cần phải làm cho người ta hiểu và vì vậy phải loan báo thật rành mạch ngần nào có thể. Đừng quên rằng máy vi âm làm thay đổi giọng đọc của mình.
Khi đọc, phải biết thay đổi âm điệu. Cộng đoàn càng đông thì giọng đọc phải đầy và phải nhắm vào trung tâm của cộng đoàn mà đọc (để mọi người có thể nghe)
Phải biết phân câu chiết tự. nghĩa là qua giọng đọc người ta nhận ra được sự khác biệt của dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, chấm than.
Phải biết lên cung xuống giọng mà vẫn không theo kiểu diễn kịch, sao cho đừng vì thế mà làm cản trở sứ điệp.
Hãy thay đổi tiết điệu: trang trọng, suy niệm hoặc ngược lại, dồn dập, để diễn tả sự phấn khởi hân hoan.
Phút thinh lặng cũng rất cần: nó tạo nên một lời mời gọi và giúp người ta coi trọng những gì vừa nghe.
Những người đọc sách phải biết giúp đỡ nhau
Chọn đại một người nào đó đọc sách vào phút chót khi vội vã, là cách giải quyết cho xong việc Nhưng, làm như vậy phải chăng là thiếu nghiêm túc đối với Lời của Chúa ?
Để đọc cho tốt, cần phải hiểu “trọng tâm, cốt lõi” của bài đọc, và hiểu ý nghĩa của mọi từ ngữ. Phải biết rõ cấu trúc mạch lạc của câu để đừng ngắt câu sai làm bài đọc trở nên khó hiểu. Muốn thế, con đừng ngại xin các bạn giúp đỡ con.
Dĩ nhiên khi đọc, con không thể nghe được tiếng con giống như các bạn khác nghe con, vì vậy con cần đến họ: các bạn không phải ở đó mà chế nhạo con, nhưng để thực hành điều mà Phúc Âm gọi là là tình bác ái huynh đệ. Đây là cách thế chắc chắn nhất giúp con trở thành người phục vụ Đức Ki tô và phục vụ cộng đoàn cách trọn hảo.
(http://www.caimon.conggiao.net)