Chặng Thứ IV
Chúa Giêsu Gặp Mẹ Maria
Khi tôi đến nhà báo tin người con thân yêu đã tử trận trong chuyến công tác Năm Căn, người mẹ Việt Nam mất đứa con trai đi lính chiến, lòng đầy đau thương, nhưng không ngất lịm. Bà nhìn thẳng vào mắt tôi với một niềm tin bao la rằng có chiến thắng sau sự chết.
Tôi còn nhớ rõ năm 1950, tại Trình Phố, Thái Bình. Tôi đang trên dường đi học, gặp máy bay tấn công khu phố chợ ngay trước mặt. Cùng đi với tôi là một người đàn bà. Chúng tôi nhẩy xuống ruộng núp trong khi ba chiếc máy bay "Spitfire" vừa thả bom vừa rải đạn. Khói lửa bốc lên mù mịt, người đàn bà la lên: "Lạy Chúa tôi!, Nhà tôi! Chồng tôi! Con tôi!" Bà chắp tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi máy bay đã sả hết bom đạn bỏ đi khuất tận chân trời, người đàn bà hối hả chạy như bay về phía khói lửa. Tôi chạy theo bà để thấy cả một khu chợ họp đông người buổi sáng chỉ còn là một đống tro tàn với thây người ngổn ngang la liệt. Những người chạy xuống sông trốn cũng bị bắn chết, xác thây vật vờ trên bờ nước. Tôi cậy được một đầu đạn "doom doom" còn nóng hổi không nổ vì ghim vào vách vữa. Những cánh tay, những cẳng chân, và những cái đầu văng tứ phía. Cả gia đình bà đều chết hết. Một trái bom đã rơi trúng căn nhà tranh nhỏ bé. Bà là người độc nhất sống sót. Tôi thấy bà lượm những chi thể đầy máu của chồng con đem chắp vào những tấm thân đã lòi ruột gan. Bà ngồi bên sáu cái xác người thân yêu, lịm đi, hai tay ôm lấy bụng như quặn đau. Bà không rên la, không thốt ra lời. Bà không nguyền rủa. Bà chấp nhận hoàn cảnh chiến tranh điêu tàn trên đất nước thân yêu. Bà cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù. Người Việt Nam hiền hoà, nhẫn nại, họ chấp nhận nghịch cảnh. Họ cố gắng trở lại sinh hoạt bình thường sau mỗi lần binh lửa tàn phá xóm làng.
Người đàn bà này tượng trưng cho hàng ngàn phụ nữ trên thế giới đã mất chồng con vì binh đao, nhưng vẫn hiến dâng cho hoà bình thay vì chiến tranh, hy vọng thay vì tuyệt vọng, tha thứ thay vì trả thù. Họ là những người đàn bà Việt Nam, Nicaragua, Bosnia..., những người đàn bà của muôn thị trấn, làng mạc đã lấy nỗi đau thương vì những đứa con tử nạn làm miền đất mầu mỡ cho tình yêu thương sót và chữa lành.
Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài trong khi bị dẫn đi xử tử. Maria không ngất xỉu. Mẹ không gào thét vì tức giận hay tuyệt vọng. Mẹ không tìm cách ngăn cản bọn lính tra tấn Ngài thêm. Mẹ nhìn vào mắt Ngài và biết rằng giờ của Ngài đã tới. Trong tiệc cưới Cana, khi Mẹ xin Ngài giúp đỡ, Ngài đã đặt một khoảng cách giữa hai người khi nói: "Này bà... giờ của tôi chưa tới" (Ga 2:4). Nhưng bây giờ nỗi đau của Ngài và của Mẹ kết hợp trong ý thức sâu xa rằng giờ phút của kế hoạch cứu chuộc thiêng liêng của Thiên Chúa đã đến. Chẳng bao lâu sau Maria sẽ đứng dưới chân thánh giá và Giêsu sẽ trao Mẹ cho Gioan, người môn đệ yêu qúy, với những lời này: "Ðây là Mẹ ngươi" (Ga 19:27). Nỗi đau của Maria không những đã làm cho bà là Mẹ của Chúa Giêsu mà còn là Mẹ của tất cả những con cái đang đau khổ của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thánh giá. Mẹ đứng yên nhìn thẳng vào mắt những người đang bị cám dỗ là đáp ứng nỗi đau bằng sự trả thù hay tuyệt vọng. Nỗi đau của Mẹ đã làm cho trái tim Mẹ trở thành trái tim ôm trọn tất cả con cái Mẹ, dù cho họ ở đâu, và ban cho họ sự an ủi vỗ về của một người Mẹ.
Khi tôi nhìn Maria và tất ca những người mẹ khổ đau, tôi tự hỏi: "Liệu tôi có thể đứng vững trong đau thương và tiếp tục tha thứ từ đáy tim"" Tôi đã bị thương, bị thương về những lần bị phản bội, bị bỏ rơi, bị thương về chính sự từ bỏ mình, và cũng bị thương vì không đủ can đảm dể vươn ra với những người quanh tôi, dù ở xa hay ở gần, và cất đi nỗi đau của họ. Nhưng tôi luôn luôn bị cám dỗ phải chạy trốn, để ẩn mình sau những lời phàn nàn hay kết án, để trở nên nạn nhân của sự tuyệt vọng, hay trở nên một tiên tri loan báo ngày tận thế. Ơn gọi chân chính của tôi là nhìn thẳng vào đôi mắt của Chúa Giêsu chịu nạn mà không bị nghiền nát vì nỗi đau của Ngài, nhưng để tiếp nhận nỗi đau ấy trong tim và dể nó nở sinh hoa trái của tình thương. Tôi biết rằng tôi càng sống lâu, tôi càng thấy nhiều sự đau khổ Và tôi càng thấy nhiều đau khổ, tôi càng được đòi hỏi phải sống.
Nhưng chính nỗi đau đớn sâu xa của nhân loại đã kết hiệp trái tim bị thương của tôi với trái tim của nhân loại. Chính trong mầu nhiệm của sự kết hiệp trong đau thương này có một niềm hy vọng đang ẩn dấu. Ðường của Giêsu là đường đưa dẫn đến trái tim nhân loại bị đau khổ. Ðây là con đường Maria lựa chọn và rất nhiều Maria khác tiếp tục lựa chọn. Chiến tranh đến rồi đi, rồi lại đến. Tim tôi biết rõ điều này ngay cả khi tôi làm bất cứ điều gì để chống lại sự áp bức và tranh đấu cho hoà bình. Tôi phải lựa chọn lối đi nhỏ hẹp, lối đi của đau thương, lối đi của hy vọng. Chính những người đàn bà đau thương trên thế giới này là những người dẫn đường cho tôi.
Mai Thư

Chặng Thứ V
Simon Vác Ðỡ Thánh Giá Cho Chúa Giêsu
Hai người đàn ông cùng xây dựng một túp lều tranh trên sườn núi Bà Rịa. Lều của họ thật giản dị, được cất bằng đất bùn, tre và đá. Nhưng đây là nơi chốn họ coi là tổ ấm, nơi họ có thể chung sống dưới một mái nhà che chở. Khi tôi quan sát hai người này khuân những tảng đá nặng, tôi bị quyến rũ bởi sự hoà nhịp cuả hai thân thể. Dường như họ đang khiêu vũ với nhau. Tảng đá nặng đã biến thành giỏ trái cây trong tay họ. Khi tôi suy nghĩ về xã hội hết sức đua tranh này, trong đó những mảnh đất càng ngày càng lên giá, trên đó những nhà khuếch trương đô thị đang cho xây dựng hàng dãy nhà để bán khoảng nửa triệu Mỹ Kim một căn, tôi cảm thấy ganh tị với hai "vũ công" trên đây. Túp lều của họ sẽ rất giản dị. Sẽ không được trải thảm, không có bàn ghế bằng gỗ gụ. Nhưng sẽ là một nơi chốn an toàn cho gia đình và bạn hữu, và sẽ có một ý nghiã sâu xa vì được xây dựng với tình yêu thương. Người giầu có tiền, người nghèo có thì giờ. Chúng ta luôn luôn bận rộn, chạy từ chỗ nọ đến chỗ kia, làm việc này hay việc khác, đuổi theo bất cứ cái gì có thể được mua bằng tiền. Nhưng ít khi chúng ta cảm thấy chúng ta đang sống chung như một cộng đồng. Tuy nhiên giữa những người nghèo tôi đã thấy nơi họ sự tiêu biểu của nghệ thuật cùng ăn, cùng làm, cùng chơi, và cùng cầu nguyện. Tôi đã thấy những nụ cười nỏ rộng, những tiếng cười đùa như phá, và rất nhiều lời nói cảm ơn. Dường như nơi họ luôn luôn có dư thời giờ, và có một sự tin cậy lẫn nhau. Ngay cả khi không còn một cái gì để nắm víu, họ vẫn có nhiều người để thương yêu.
Khi Chúa Giêsu vác thập giá lên đồi Golgotha, quân lính bắt gặp một người xứ Xirênê tên Simon, họ trưng dụng anh ta vác đỡ, vì thập giá đã trở nên quá nặng đối với Chúa Giêsu. Ngài không thể vác nổi lên tới chỗ chịu khổ hình và cần có người giúp đỡ. Ngài cần tất cả chúng ta vác thập giá với Ngài và dùm Ngài. Ngài đến với chúng ta để chỉ đường dẫn tới nhà Cha. Ngài đến để ban cho chúng ta một nơi cư ngụ mới, một ý niệm mới về sự liên hệ với tha nhân, để hướng dẫn chúng ta về nơi an toàn vĩnh cửu. Nhưng Ngài không thể làm điều này một mình. Công trình cứu chuộc gian lao và đau đớn lại là công trình trong đdó Thiên Chúa phải lệ thuộc vào loài người. Phải, Thiên Chúa đầy quyền năng, vinh quang và oai nghi, nhưng Thiên Chúa lựa chọn để ở giữa chúng ta là những con người yếu đuối. Với những kẻ đi theo Ngài muốn bảo vệ Ngài bằng gươm dáo, Chúa Giêsu nói: "Hãy bỏ gươm vào vỏ.. Các ngươi tưởng rằng Ta không thể xin Cha Ta, và Người sẽ không tức tốc gửi ngay mười hai đạo binh thiên thần đến để bảo vệ Ta" Nhưng như thế thì sao lại ứng nghiệm được lời Kinh Thánh đã chép rằng mọi sự phải xảy ra như vậy"" (Mt 26:52-54). Ðường lối của Chúa Giêsu là con đường bất lực, lệ thuộc và đau khổ. Ngài đã trở nên con trẻ, lệ thuộc vào tình yêu và sự chăm sóc của Maria và Giuse, cùng nhiều người khác để hoàn tất hành trình thế gian. Ngài đã trở nên một Thiên Chúa ngóng đợi. Ngài chờ đợi không biết người ta sẽ làm gì cho Ngài" Họ có sẽ phản bội hay sẽ tôn vinh Ngài" Xử tử Ngài hay đi theo Ngài" Nếu Ngài bị dóng đanh vào thập giá có môn đệ nào đứng kế bên không" Có ai vác thập giá đỡ cho Ngài không" Ðể trở nên Ðấng Cứu Chuộc thế gian, Chúa Giêsu cần mọi người vác thập giá với Ngài. Một số người sẽ tình nguyện làm như vậy, một số khác cần được "trưng dụng" như Simon. Nhưng khi tất cả những người này đã có cảm giác của sức nặng thập giá đè trên vai, họ lại khám phá ra rằng đây không phải là một gánh nặng, nhưng là một cái ách nhẹ nhàng dẫn đưa đến nhà Cha.
Tôi cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt là được sống tự lập. Thật ra xã hội tôi ca tụng những người tự lập, họ luôn luôn làm chủ được định mệnh của mình. Họ biết ấn định các mục tiêu để theo đuổi, hoàn tất các ước mơ, và xây dựng những "vương quốc" của họ. Tôi khó tin rằng sự trưởng thành thiêng liêng là sự tự nguyện để cho người khác hướng dẫn tôi và "dắt tôi đi đến những nơi tôi không muốn tới" (Ga 21:18). Tuy nhiên mỗi khi tôi thoát ra khỏi nhu cầu giả tạo là được tự lập cánh sinh, và để cho người khác giúp đỡ, lại có một cộng đồng mới được nẩy sinh, một sự hiệp thông với những kẻ hèn yếu, nhưng lại mạnh mẽ trong sự tin tưởng rằng cùng với nhau chúng ta có thể trở nên một dân nước đầy hy vọng trong một thế giới điêu tàn đổ nát. Simon người Xirênê đã khám phá ra một sự hiệp thông mới. Bất cứ ai tôi cho phép chạm đến tôi trong sự yếu đuối của tôi, và giúp đỡ tôi trung thành trong hành trình của tôi về nhà Chúa, sẽ ý thức rằng họ đã là một quà tặng để dâng hiến dù đã ẩn dấu tự bao giờ. Tiếp nhận sự giúp đỡ, yểm trợ, hướng dẫn, tình thương và sự chăm sóc có thể là một ơn gọi lớn lao hơn ơn gọi hiến dâng tất cả những điều trên đây cho người khác. Vì khi tiếp nhận tôi mới có dịp để giãi bầy quà tặng này với người đem cho và nhờ đó một đời sống chung mới có thể khởi sự. Hai người đàn ông dựng lều ở Bà Rịa không những chỉ làm việc chung. Họ đang ăn mừng tình nhân loại được chia sớt trong khi chuẩn bị một căn nhà mới. Ðó là lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, một lời mời gọi thường đến với chúng ta qua những kẻ nghèo hèn.
Mai Thư

Chặng Thứ VI
Chúa Giêsu Gặp Veronica
Ở đầu phố chợ, một người đàn bà cầm trên tay tấm ảnh của người chồng bị mất tích. Bà kêu van: "Có ai biết chồng tôi ở đâu không" Làm ơn làm phúc chỉ dùm!" Ðôi mắt nàng khẩn cầu sự thương sót, đôi môi mếu máo vì đau đớn. Gương mặt ngóng đợi dường như muốn nói: "Có ai trông thấy sự đau khổ khắc khoải của tôi không" Người thân yêu nhất đời của tôi đã mất tích. Ngày đêm, không giây phút nào tôi không lo âu ngóng chờ sự trở về của chồng tôi. Chồng tôi bây giờ đang ở đâu" Ðang ở trong tù, bị tra tấn" Còn sống hay đã chết" Nếu đã chết xin cho biết mồ mả anh ở đâu để tôi có thể đến qùy khóc bên mộ chàng. Nhân loại hỡi! Hãy nghe tiếng tôi khẩn cầu! Hãy nhìn tôi! Xin hãy trả lời!"
Người đàn bà này tượng trưng cho hàng ngàn phụ nữ trên thế giới đang khắc khoải vì chồng con bỗng nhiên mất tích và không bao giờ thấy lại. Họ là người Việt Nam, Phi luâ,t Tân, Bosnia, Argentina, Guatemala, hay cả người Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ. Họ cho chúng ta thấy những vết thương sâu xa nhất của nhân loại. Ðó là sự độc ác cắt đứt mối liên hệ mật thiết giữa con người, giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em. Việc tái định cư hàng triệu người, sự chen chúc tại các trại tị nạn, chiến tranh giữa các quốc gia và giữa các phần đất của cùng một quốc gia đã làm di tán nhiều người hơn hết trong lịch sử loài người/. Chúng ta có thể thực sự nói đến cả một nhân loại bị di tán.
Bà Veronica đã theo Chúa Giêsu trong khi Ngài giảng dạy, chữa người bệnh và rao truyền Vương Quốc. Chúa Giêsu đã trở nên trọng tâm của đời sống bà. Giờ đây bà thấy Ngài bị lôi kéo một cách dã man xa rời bà. Bà như rũ ra vì đau đớn và khắc khoải, bà muốn làm một cái gì. Khi bà thấy Ngài tới gần, bà chạy ra khỏi đám đông và dùng khăn choàng đầu lau bộ mặt đầy mô Àhôi và máu của Ngài. Chúa Giêsu đáp lại hành động sót thương này bằng cách để lại trên tấm khăn hình ảnh của gương mặt Ngài, hình ảnh của một nhân loại bị di tán. Gương mặt Chúa Giêsu là gương mặt của tất cả những người nam và nữ đang chịu đựng sự chia ly, kỳ thị và di tán. Bà Veronica là người đàn bà đau khổ, một nỗi đau xuyên qua trái tim, mô,t nỗi đau vô biên, một nỗi đau đang được gánh chịu bởi những phụ nữ trên khắp thế giới thuộc mọi quốc gia, chủng tộc và hoàn cảnh xã hội. Câu hỏi băn khoăn lo lắng: "Tại sao lại đem con tôi, chồng tôi, bạn tôi đi"" có thể được nghe như một tiếng kêu vang dội khắp hoàn cầu.
Tôi có thể nghe thấy tiếng kêu này nơi tận cùng của nội tâm không" Các bức tường của nhà tôi được che phủ bởi những tấm hình của gia đình tôi và những hình ảnh của Giêsu Maria và Giuse, nhưng trong đáy sâu của tim tôi có một nỗi đau không nói lên lời, nỗi đau gây ra bởi sự xa vắng gia đình tôi từ ngày tôi mới tròn hai mươi tuổi đời. Cha mẹ tôi đã mất, anh chị em tôi đã già. Tôi có về kịp để tham dự đám táng của họ không" Nỗi đau của bà Veronica cũng là nỗi đau của tôi. Do đó tôi thèm khát được hiệp thông, được cảm thấy có một mối liên hệ mật thiết, một mối thân tình. Ðể cho dù tôi có đi tới đâu và gặp gỡ ai, tôi cũng không còn có cái cảm giác của sự xa vắng, phân ly và cô đơn nữa. Dường như đã có một lưỡi gươm xuyên qua mọi mối liên hệ và đem dau thương đến cho mối liên hệ này. Những hình ảnh trên tường bày tỏ nỗi thèm khát được hiệp thông của tôi, nhưng trong khi tôi nhìn ngắm với một lòng thương yêu vô bờ, một nỗi đau to lớn lại dâng trào: "Tại sao tôi không thể gặp mặt cha mẹ tôi lần cuối" Tại sao tôi không nhận được thư của chị tôi" Tại sao anh tôi lại chết đi chín ngày trước khi tôi trở lại"" Và khi tôi thắp một ngọn nến trước tượng ảnh Giêsu và nhìn vào sự vĩnh cửu trong đôi mắt Ngài, tôi nói: "Lạy Chúa bao giờ Ngài mới đến để thoả mãn những ước nguyện sâu xa nhất của đời con"" Sự thèm khát hiệp thông được gợi ra mỗi lần tôi nhìn tấm khăn bà Veronica có in hình Chúa Kitô và thấy bộ mặt của tất cả những người thân yêu của tôi... và tuổi tôi càng cao thì nỗi đau càng nhức nhối nhiều hơn.
Tôi biết rằng tôi có thể phải chịu nhiều gian nguy để đi tìm họ, phải từ bỏ những tấm hình để gặp con người thật. Tôi phải chết đi cho những kỷ niệm qúy báu và tin rằng sẽ có một sự hiệp thông mới được thể hiện vượt trên mọi sức tưởng tượng của tôi. Nhưng sao tôi có thể tin vào một đời sống mới khi tôi thấy bộ mặt đầy mồ hôi và máu của Chúa Giêsu và của tất cả những ai đang đau khổ trong tù, trong các trại tị nạn, và các phòng tra tấn" Chúa Giêsu nhìn tôi và niêm kín tim tôi bằng gương mặt của Ngài. Tôi sẽ mãi mãi đi tìm, mãi mãi chờ đợi, mãi mãi hy vọng. Nỗi đau của tôi là một cơn đói, nỗi cô đơn của tôi là một cơn khát. Khi chúng ta gặp nhau, chúng ta biết rằng tình yêu gây cho chúng ta đau thương lại là những hạt giống của sự sống mà khổ đau không thể nào tiêu diệt.
Mai Thư