Chặng Thứ X
Chúa Giêsu Bị Lột A"
Người đàn bà nằm trong phòng kín của bệnh viện Chợ Rẫy không còn gì ngoài tấm vải phủ trên thân thể già nua gầy còm. Cả cuộc đời đồng áng nặng nhọc để săn sóc chồng con đã chấm dứt với một sự hiện hữu trần trụi và vô danh. Cuộc đời bà đã từng đầy rẫy những tiếng cuời đùa và những sinh họat vui tươi, bây giờ chỉ còn im lặng. Ðâu là người chồng đầu gối tay ấp" Ðâu lànhững đứa con đã đem đến cho bà niềm vui và hạnh phúc" Ðâu là những láng giềng thân thiết đã từng đến nhờ bà giúp đỡ" Ðâu là giòng sông nước chảy xiết" Ðâu là những cánh đồng đầy mạ xanh và lúa vàng"
Tất cả mọi người thân yêu, bạn hữu, láng giềng và mọi sự đã bị tước đoạt khỏi tay bà. Một ngày nọ có người lạ mặt đến làng bà và chở bà đến nhà thương của đô thị, đẩy bà ra sau tấm cánh cửa đóng kín của khu bệnh tâm trí. Họ bảo là bà điên. Không có ai che chở cho bà, không có ai bào chữa cho bà, không có ai bênh vực cho nhân phẩm của bà. Tâm trí bà đã rối loạn. Ðôi khi những chuyện ngày xưa được gợi lại trong đầu, những tên người được bà nhắc đến, những hình ảnh của thời thơ ấu và trưởng thành hiện ra, nhưng không ai giúp bà tìm lại được sự tỉnh táo bình thường.
Ðây là sự trần truồng thực sự. Tất cả nhân phẩm đã mất hết. Con người xưa kia xinh đẹp, giờ đây phải che dấu sự trần truồng của mình bằng tấm khăn trải giường. Có hàng bao nhiêu người nam và nữ đã sống cuộc đời bị bóc lột trọn vẹn, bị chôn dấu bên dưới thế giới đang trên đà tiến bộ nhanh chóng của thế kỷ chúng ta. Vì già nua, họ không còn gì ngoài một sự hiện hữu trần truồng. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào ân huệ thỉnh thoảng mới được người ta ban cho, và thường thì hay bị khước từ và chối bỏ ngay giữa môi trường của họ.
Chúa Giêsu bị lột áọ Quân lính bắt thăm xem ai được chia áo sống của Ngài (Ga 19:24). Ngài không còn gì. Ngài, hình ảnh của Thiên Chúa ẩn hình, Ngài là trưởng tử của mọi tạo vật, trong Ngài mọi vật được tạo thành trên trời và dưới đất; mọi sự hữu hình và vô hình. Mọi ngai vàng, mọi lục lượng thống trị, mọi chủ quyền đều quy phục Ngài. Nhưng chính Ngài lại bị tước đoạt mọi quyền năng và phẩm giá, bị phơi trần cho toàn thể thế giới xem thấy sự yếu đuối của Ngài. Ðây là một mầu nhiệm lớn lao nhất của mọi thời đại đã được mạc khải cho chúng ta: Thiên Chúa đã lựa chọn để mạc khải vinh quang thánh thiện cuả Ngài cho chúng ta trong sự khiêm nhường. Nơi mà mọi vẻ đẹp đã mất, mọi sự hùng biện đã câm nín, mọi vẻ tráng lệ đã bị tước đoạt, và mọi sự ngưỡng mộ đã bị rút đi, lại chính là nơi Thiên Chúa đã chọn lựa để bầy tỏ tình yêu vô điều kiện với chúng ta. "Nhiều người phải ngạc nhiên vì Ngài - Ngài đã bị đổi hình dạng một cách khủng khiếp đến nỗi không còn giống con người - để mọi quốc gia phải ngạc nhiên và vua các nước phải ngậm miệng trước mặt Ngàị.. Ngài không còn sức hấp dẫn nào để thu hút chúng ta, không còn vẻ đẹp nào để quyến rũ con tim chúng tạ Ngài bị khinh miệt như một kẻ cùng đinh, đau khổ, quen thuộc với khổ đau, một người làm cho chúng ta phải quay mặt đi, một người đáng ghê tởm không ai thèm đoái hoài" (Is 52:14-15, 53:2-3).
Chúa Giêsu mang vác những khổ đau của chúng ta. Thân thể bị lột trần của Chúa Giêsu làm cho chúng ta thấy sự sa đọa trầm trọng nhân loại đang phải chịu đựng trên khắp thế giới, khắp mọi nơi, khắp mọi lúc. Tôi thường nghĩ về đời sống như một hành trình lên đỉnh núi, nơi cuối cùng tôi sẽ thấy tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi tôi sẽ cảm nghiệm làm chủ được toàn vẹn mọi giác quan. Nhưng đường lối của Chúa Giêsu lại nhắm vào một chiều hướng khác. Ðời sống là một tiếng kêu ngày càng mãnh liệt hơn gọi chúng ta từ bỏ mọi tham vọng, mọi thành qủa, gọi chúng ta từ bỏ nhu cầu được tự chủ, để chết đi cho ảo ảnh của những gì to tát hơn. Niềm vui và sự bình an Chúa Giêsu đã hứa ban được ẩ tàng trên con dường đi xuống khỏi thập giá. Ở đây là hy vọng, là chiến thắng và một đời sống mới được ban cho nơi chúng ta đã bị mất tất cả. "Những ai để mất mạng sống mình,thì sẽ được sống" (Lc 9:24).
Tôi không nên sợ mất mát, hoặc sợ cho những ai bị mất mát qúa nhiều, hoạc đã mất hết tất cả. Chúa Giêsu bị lột áo để chúng ta dám ôm vào lòng sự nghèo đói của chúng ta và sự nghèo hèn của nhân loại. Khi nhìn vào bản thân nghèo nàn của chúng ta và sự nghèo đói của tha nhân, chúng ta mới khám phá ra được lòng thương sót vô bờ của Chúa đã tỏ hiện cho chúng ta. Và ở đó chúng ta sẽ biết cách để cho đi và tha thứ, để săn sóc và chữa lành, để giúp đỡ và tạo dựng một cộng đồng tình yêu. Trong sự hợp quần của cái nghèo, chúng ta tìm được cách để đến gần với nhau hơn và để vui vẻ tung hô cộng đồng chung của nhân loại.
Mai Thư

Chặng XI
Chúa Giêsu Bị Ðóng Ðanh Vào Thập Giá
Người đàn ông này đang hấp hối, cô đơn, không có tên. Ông là một trong nhiều người đang nằm chờ chết trong bệnh viện. Ông mang con số 53. Ống nước biển cắm vào tĩnh mạch của ông là sợi giây nối kết cuối cùng của thân xác ông với sự sống. Tất cả sức lực đã biến đi. Những cánh tay khẳng khiu và đôi vai xương xẩu cho thấy ông chỉ còn một chút tàn lực, một chút tàn hơi. Tất cả mọi người nằm quanh ông đều biết giờ phút cuối cùng của đời ông đã tới. Chính ông, ông cũng biết như vậy, nhưng ông không hãi sợ. Ðời sống của ông rất khó khăn. Ðây là một cuộc đời nghèo hèn, đầy gian lao, đầy chiến đấu, nhưng ít khi được chiến thắng. Ông rất sợ bệnh tật và đau đớn. Nhưng ông rất bình an khi biết rằng chẳng còn bao lâu nữa mọi sự sẽ chấm dứt.
Người ta đang chết, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút. Họ chết bất đắc kỳ tử, hay chết lần mòn. Họ chết trên vỉa hè, trên đường xá của các đô thị hay trên trên giường bệnh của các căn nhà sang trọng. Họ chết đi tứ cố vô thân hay được bao vây bởi bạn hữu và gia đình. Họ chết đi trong cơn đau hấp hối hay trong giấc ngủ. Họ chết trong lo âu sợ sệt hay trong sự an bình. Nhưng tất cả mọi người đều phải chết một mình, đối diện với hư vô. Cái chết thật là một thực tại của đời sống hàng ngày. Vậy mà cả thế giới vẫn tiếp tục sống và không chú ý đến thực tại này. Cái chết thường là một biến cố cần phải được che dấu, là một cái gì cần được quên đi hay chối bỏ. Tuy nhiên người đàn ông nằm trong bệnh viện trên đây đã bầy tỏ được chân lý phũ phàng của đời sống. Tất cả chúng ta đều phải chết. Tất cả mọi đời sống sẽ có lúc phải chấm dứt. Sự chết là một thành phần của sự sống.
Chúa Giêsu bị đóng đanh vào thấp giá, sau ba giờ hấp hối, Ngài tắt thở giữa hai kẻ trộm. Một tên nói với tên kia: "Chúng ta phải trả giá cho những gì chúng ta đã làm. Còn ông kia, ông ta có làm gì nên tội"" (Lc 23:41). Chúa Giêsu sống qua cái chết của mình hoàn toàn cho kẻ khác. Sự kiệt lực của thân thể, sự chối bỏ của bạn hữu, và cả sự từ bỏ của Thiên Chúa nữa, tất cả đã trở nên qùa tặng của chính Ngài cho nhân loại. Và trong khi Ngài bị treo giữa trời và đất, bị đóng đinh vào một cây gỗ, và hấp hối cho sự bất lực hoàn toàn, Ngài không có một sự chua chát, không oán trách, không có ý muốn trả thù. Ngài không còn nắm giữ níu kéo một điều gì, tất cả chỉ để cho đi. "Nếu một hạt lúa rơi trên mặt đất và không chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt lúa, nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ tạo nên một mùa gặt" (Ga 12:24). Phải hiến thân mình cho tha nhân, đời sống Ngài trở nên hoa tráị Chúa Giêsu, một người hoàn toàn vô tội, cũng không bao giờ mang mặc cảm tội lỗi, không bao giờ phải xấu hổ, lại phải chết một cách tủi nhục. Ðể cho cái chết này không bao giờ có thể quên lãng, và trở nên ngưỡng cửa cho đời sống và nguồn cội của một sự hiệp thông mới. Khi chúng ta nhìn Chúa Giêsu hấp hối, chúng ta thấy cả thế giới đang hấp hối.
Chúa Giêsu trên thập giá thu hút tất cả mọi người về với Ngàị Và như thế, Ngài phải chết đi cả triêu triệu lần. Ngài không những phải chết cái chết của kẻ bị chối bỏ, cô đơn và tội phạm, Ngài còn chết cái chết của một người cao cả, vị vọng, và danh giá nhất. Trên hết, Ngài đã chết cái chết của tất cả những người bình thường sống một cuộc đời bình dị, rồi già nua, yếu đuối, mệt mỏi, mà vẫn tin tưởng rằng bằng cách nào đó, đời sống của họ không vô ích.
Tất cả chúng ta đều phải chết, và tất cả chúng ta đều phải chết trong cô đơn. Không ai có thể cùng đi cuộc hành trình cuối cùng này với chúng ta. Chúng ta phải biết từ bỏ mọi sự và tin tưởng rằng đời sống chúng ta không vô ích. Tuy nhiên giờ lâm tử là giây phút quý giá nhất trong đời sống con người, vì đây là lúc chúng ta bị đòi hỏi phải cho đi tất cả mọi sự chúng ta sở hữu trên đời. Cách thức chúng ta chết không những có liên hệ đến lối sống của chúng ta mà conÀ ảnh hưởng đến lối sống của những người đến sau chúng ta. Cái chết của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng chúng ta không cần phải sống như tảng lờ rằng cái chết sẽ không bao giờ xảy đến. Trong khi Ngài bị căng thẳng và treo giữa trời và đất, Ngài muốn chúng ta nhìn thẳng vào con người dễ chết của chúng ta để tin tưởng rằng cái chết sẽ không chiến thắng. Do đó chúng ta có thể nhìn những kẻ đang hấp hối trên thế gian này và đem đến cho họ niềm hy vọng. Chúng ta có thể ôm thân thể hấp hối của họ vào lòng và tin rằng sẽ có những cánh tay uy quyền cao cả sẽ tiếp nhận họ và ban cho họ sự bình an và hạnh phúc họ hằng mong ước. Khi chết, tất cả nhân loại đều trở nên một. Và chính Chúa đã đến với nhân loại hấp hối để ban cho chúng ta niềm hy vọng.
Mai Thư

Chặng XII
Chúa Giêsu Chết Trên Thập Giá
Sự chết chóc, tàn phá và tiêu diệt đang bủa vây chúng ta tứ phía. Hầu hết mọi tài nguyên trên trái đất đều được xử dụng để phục vụ cho cái chết. Kỹ nghệ chiến tranh làm hao mòn rất nhiều sản lượng của nhiều quốc gia. Con số các vũ khí thường và hạch nhân ngày càng gia tăng. Nhiều nền kinh tế càng ngày càng phụ thuộc vào việc chế tạo các khí cụ giết người. Nhiều đại học, nhiều cơ quan khảo cứu, và nhiều nhà bác học đã nhận được sự tài trợ của những bọn con buôn chiến tranh. Hàng triệu người đang sống về các nghề sản xuất vũ khí và vật dụng dùng để giết người. Nhưng quyền lực của sự chết lại tinh tế và khó nắm vững hơn những năng lực tàn phá rõ rệt này.
Không những các quyền lực của tử thần đang hiển hiện trong những bạo tàn xảy ra trong các gia đình và khu phố, cái chết còn là một cách đuà rỡn con người xử dụng để tiêu khiển. Nhiều bộ môn thể thao đã bị thúc đẩy bởi sự mê hoặc của con người trước cái chết. Sự trò nguy hiểm dễ gây thương tích và dễ tử thương của các trò chơi này lại tạo cho khán giả một sự thích thú lạ thường. Người ta thích được xem những kẻ dám đùa rỡn với tử thần, như đua xe hơi, xe gắn máy, hay chơi trò quay súng của Nga (Russian roulette). Nhiều hình thức giải trí, như phim ảnh, truyền hình và sách truyện cũng khai thác sự mê hoặc của con ngưòi bởi cái chết. Quyền lực của tử thần muốn tất cả mọi người phải phục tùng và phục vụ nó.
Chúa Giêsu chết, nhưng quyền lực của sự chết đã không đè bẹp được Ngài. Phán quyết của Philatô, sự tra tấn xỉ nhục của quân lính La Mã, và sự đóng đinh trên thập giá, cũng như tất cả mọi quyền lực trên thế gian này không làm gì được Ngài. Tất cả quyền lực trên thế giới này đã tiêu diệt Ngài, nhưng cái chết của Giêsu là cái chết của thế giới "qua đó mọi sự trở nên hiện hữu", và "những gì trở nên hiện hữu trong Ngài là đời sống, một đời sống làm ánh sáng cho muôn dân. Ánh sáng này soi tỏ bóng tối, và bóng tối không đàn áp được ánh sáng này" (Ga 1:3- 5).
Chúa Giêsu bị đè bẹp bởi quyền lực của sự chết, nhưng cái chết của Ngài lại loại trừ được nỗi đau của sự chết. Với những ai tin vào Ngài, Ngài ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa, nghiã là được tham dự vào đời sống ở đó cái chết không bao giờ chạm tới được. Bằng cái chết của Ngài, Chúa Giêsu lại chiến thắng tất cả quyền lực của sự chết. Bóng tối trong tim chúng ta không làm cho chúng ta đầu hàng quyền lực của sự chết. Bóng tối trong xã hội chúng ta làm cho chúng ta trở nên nạn nhân của sự bạo tàn, chiến tranh và tàn phá. Nhưng bóng tối này đã bị phá huỷ bởi ánh sáng chiếu soi từ Ðấng đã hiến mạng sống như một quà tặng toàn hảo nhất để dâng lên Thiên Chúa của sự sống.
Thánh Phaolô nói: "Chúa Kitô cứu chuộc chúng ta đã loại bỏ sự chết, và đã đưa chúng ta đến ánh sáng vĩnh cửu và sự sống thật qua Phúc Âm (2 Tim. 1:10). Khó mà xác nhận được đời sống trước quyền lực chan hòa của sự chết. Mỗi khi chúng ta mở tờ báo kể chuyện chiến tranh, ám sát, bắt cóc, tra tấn, hành hung, và muôn ngàn thảm kịch dẫn đưa tới bệnh tật và sụ chết, chúng ta phải đối phó với cám dỗ để tin rằng sau hết thì thần chết vẫn thắng. Vậy mà cái chết của Chúa Giêsu, Ðấng Chí Thánh luôn luôn và mãi mãi kêu gọi chúng ta lụa chọn đời sống. Thách đố lớn lao nhất của đời sống Kitô hữu là thưa "vâng" cho đời sống, dù là đời sống nhỏ bé nhất, với như chi tiết nhỏ nhặt nhất. Mỗi khi có sự lựa chọn: đó là lựa chọn giữa đời sống và cái chết.
Tôi có lựa chọn để nghĩ về một người một cách tha thứ hay lên án không" Tôi có lựa chọn để nói một lời nói yêu thương hay xua đuổi" Tôi có lựa chọn để với tay ra hay để rút lại", để chia sớt hay bóc lột", để nhường nhịn hay giữ khư khư, để gây thương tích hay chữa lành" Ngay cả những tình cảm sâu xa nhất của trái tim chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi các sự lựa chọn này. Tôi có thể lựa chọn để hận thù hay biết ơn, tuyệt vọng hay hy vọng, buồn hay vui, giận dữ hay an bình" Nhiều tình cảm này có thể đến với chúng ta như những đợt sóng xô đẩy làm cho chúng ta không tự chủ được. Tuy nhiên vẫn có một chỗ trong chúng ta nơi chúng ta có thể lựa chọn một đường hướng và ngăn chặn các quyền lực của sự chết không cho lôi kéo chúng ta càng xâu hơn xuống giếng thẳm của bóng tối.
Chúng ta thường sống như thể các quyền lực to lớn của bóng tối (quyền lực có thể dẫn đưa chúng ta đến một sự diệt vong vì nguyên tử) lại có thể tách biệt hoàn toàn với những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nghiệm trong tim. Sự tách biệt này chỉ là một ảo tưởng. Một sự mê hoặc nhỏ nhặt nhất của nội tâm về sự chết và thể thức tiêu diệt nhân loại ghê gớm nhất có liên hệ mật thiết với nhau.
Chúa Giêsu biết rõ về sự liên hệ này, và khi trái tim Ngài bị xuyên thủng, đó là trái tim đã ôm ấp những ý tưởng thầm kín nhất và những hành động lớn lao nhất của chúng ta. Cái chết của Chúa Giêsu vượt thắng tất cả mọi quyền lực của sự chết và "giải thóat tất cả những ai đang bị tù đày suốt cuộc đời bởi nỗi lo sợ cái chết" (Dt 2:15).
Mai Thư