Chặng XIII
Chúa Giêsu Ðược
Gỡ Ra Khỏi Thập Giá
Tháng 12, 1980, Ita Ford, Maura Clarke, Jean Donovan, và Dorothy Kazel bị thảm sát trên đường đi giữa phi trường và thành phố San Salvador, thủ đô của El Salvador. Họ đã bị lực lượng an ninh Salvador chún bít trong khi họ đang trên đường trở về sau một thời gian thăm nhà ngắn tại Hoa Kỳ. Họ bị hãm hiếp, tra tấn và ám sát. Xác họ bị chôn chung trong một cái hố được đào trong một thửa ruộng nuôi bò. Tội lỗi của họ là gì" Họ đã săn sóc cho người nghèo ở El Salvador. Họ đã cố gắng đem thực phẩm và thuốc men cho những người bị trục xuất ra khỏi nhà cửa và làng mạc của họ, và dang cố gắng sinh tồn trong những miền rừng núi hẻo lánh. Bốn tín hữu, bốn người đàn bà của giáo hội này không có ước muốn gì hơn là giảm thiểu nỗi đau khổ lớn lao của những người láng giềng bị dàn áp. Họ chỉ muốn tỏ cho những người này rằng ngay chính giữa những thù hận và bạo tàn con người vẫn có thể thực sự yêu thương nhau. Nhưng những lo lắng và chăm sóc của họ đã làm cho bọn người độc tài đàn áp tức giận. Chúng đã ghi tên họ vào sổ đen của những kẻ cần được thủ tiêu. Sự hiện diện của họ không còn được chấp nhận nữa. Họ phải được hủy diệt và xóa bỏ trên bộ mặt trái đất. Sự hiện diện tầm thường của họ đã trở nên một cái gai cho những kẻ thù của sự sống. Mối thù được bộc lộ hiển nhiên không che dấu. Họ phải bị tiêu diệt ngay. Ngay sau khi họ bị ám sát và thân thể bị vùi dưới đất, người ta đã tìm thấy họ. Bạn hữu và những người nghèo trong vùng đứng đó đau lịm, ngó nhìn trong lo âu sự thảm sát của bốn người đàn bà vô tội. Một nỗi đau vô bờ xuyên thủng trái tim họ, và sư, đau khổ của họ như gào thét lên với tất cả thế giới: "Lạy Chúa, bao lâu nữa, phải bao lâu nữa công chính mới được thể hiện""
Sau khi Philatô được bảo đảm rằng Chúa Giêsu đã chết, ông trao xác Ngài cho Giuse xứ Arimathea, một người vị vọng trong Hội Ðồng, "một người đã sống với hy vọng được thấy vương quốc của Chúa" (Mc- 15:43). Giuse mua một tấm khăn, gỡ Giêsu xuống khỏi thập giá và lấy khăn liệm táng xác Ngài" (Mc 15:46). Maria, Mẹ Giêsu có mặt ở đó. Nhiều năm trước đó bà đã để cho ông Simêon ẵm Chúa trong tay, bà đã nghe lời nói này: "Một lưỡi gươm sẽ xuyên thủng trái tim bà" (Lc 2:35). Giờ đâỵ khi tiếp nhận Chúa Giêsu trong tay, những lời này đã thể hiện. Giêsu đã chịu đau đớn và đã chết, nhưng nỗi đau của bà, là người đã yêu thương Ngài như một người mẹ, giờ đây cảm thấy một nỗi đau đớn nhức nhối lớn lao, chưa từng có ai trong nhân loại này phải chịu đựng.
Nỗi đau của Mẹ Maria cũng sâu xa y như tình yêu cuả bà. Là một người đã ôm trọn Con Thiên Chúa trong tình yêu, giờ đây đang ôm tất cả nhân loại vào lòng bằng nỗi đau của Mẹ. Mẹ là người có tấm lòng trong sạch đến nỗi xứng đáng làm nơi cư ngụ cho Ðấng Cứu Chuộc thế gian, bây giờ được kêu gọi để mang lấy tất cả những đau khổ của nhân loại trong lòng, và do đó đã trở nên người Mẹ của tất cả nhân loại chúng ta. Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá. Mẹ Maria tiếp nhận thân xác Chúa Giêsu và ôm Ngài trong nỗi cô đơn khủng khiếp của Mẹ. Sự kết hiệp mật thiết giữa tình yêu và đau khổ được kết tạo trong khi Mẹ ôm con trong lòng, sẽ tiếp tục hiện diện trong tất cả những ai đã lựa chọn để sống gần kề trái tim Chuá. Yêu thương thật sự có nghiã là sẵn lòng ôm lấy đau khổ. Yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, là mở lòng cho nỗi đau to lớn nhất nhân loại có thể biết tới.
Tình yêu Chúa Giêsu làm cho bốn người đàn bà Hoa Kỳ của giáo hội mang lấy trong lòng nỗi đau của những người nghèo khó trên thế giới, nhất là những người ở El Salvador. Cái chết của họ, lại gây nên một nỗi đau vô biên trong tâm hồn của những anh chị em của họ. Ðời sống của một Kitô hữu là một đời sống yêu thương Chúa Giêsu. "Con có yêu thương ta không"" Ðó là câu hỏi Ngài đặt với chúng ta ba lần. Và khi chúng ta nói: "Lạy Chúa, Ngài biết con yêu Ngài", Ngài nói: "Con sẽ bị dẫn đưa đi đến những nơ+i con không muốn tới " (Ga 21:15-18). Không bao giờ có tình yêu mà không có đau khổ, không có dấn thân mà không có đớn đau, không có sự liên hệ nào không có mất mát, không có bao giờ cho đi mà không khổ sở, không bao giờ thưa "vâng" cho đời sống mà không có những cái chết. Mỗi khi chúng ta tìm cách lẩn tránh đau khổ, chúng ta trở nên khô khan không thể yêu. Mỗi khi chúng ta lựa chọn tình yêu, sẽ có nhiều nước mắt.
Khi im lặng bao trùm thánh giá và mọi sự đã hoàn tất, nỗi đau của Mẹ Maria lan tràn ra tới tận cùng trái đất. Nhưng tất cả những ai đã biết, đã có kinh nghiệm về đau khổ tron g lòng sẽ biết rằng đau khổ là chiếc áo choàng của tình yêu Thiên Chúa bao bọc che chở chúng ta như dấu chỉ của một tình yêu thầm kín.
Mai Thư

Chặng XIV
Chúa Giêsu Ðược Táng Xác Trong Mồ
Người đàn bà Việt Nam đứng trước chiếc quan tài bọc thân xác của người chồng đã bị hành quyết. Nàng đứng một mình bên huyệt mộ trong đó chiếc quan tài sẽ được hạ xuống. Ðôi mắt nhắm nghiền, nàng đứng khoanh tay, đi chân không, nghèo nàn, trống rỗng... nhưng rất im lìm. Một sự im lặng sâu xa phủ trùm trên nàng. Không một lời kêu than, không một lời oán trách giận dữ. Dường như người đàn bà góa trẻ tuổi này đang được một đám mây mờ của sự bình an che phủ. Mọi sự đã qua, mọi sự im lìm, mọi sự đã xong xuôi. Mọi sự đã bị tước đoạt, nhưng những quyền lực của sự tham lam và bạo tàn đã cướp đi người chồng thương yêu không thể động đến nỗi cô đơn sâu xa trong lòng nàng. Chung quanh nàng, phiá sau là bạn hữu và láng giềng. Họ tạo thành một vòng đai che chở nàng. Họ tôn vinh và kính trọng nỗi cô đơn của nàng. Một số im lặng, một số thì thầm những lời an ủi, một số cố gắng giải thích những gì đã xảy ra cho nhau nghe, một số ôm nhau khóc. Nhưng người đàn bà đó vẫn đứng một mình. Nàng hiểu những gì mà quyền lực của sự chết không thể hiểu nổi. Có một sự tin tưởng và trông cậy nơi nàng mạnh mẽ hơn những vũ khí đã giết hại chồng nàng. Sự cô đơn của người sống và cô đơn của người chết đang thăm hỏi nhau.
Giuse xứ Arimathea đặt xác Chúa Giêsu "trong một huyệt mộ đã được đục trong đá và chưa được xử dụng... Trong khi đó những người đàn bà đã đến từ Galilê với Chúa Giêsu đang đi theo vào. Họ ngắm nhìn, ghi nhận nấm mồ và cách thức thân xác Ngài được chôn. Rồi họ trở ra và chuẩn bị các mộc dược, vị hương và dầu tẩm liệm. Và vào ngày thứ bẩy, họ nghỉ ngơi (Lc 23:53-56).
Có một sự yên nghỉ sâu xa bao phủ nấm mồ Chúa Giêsu. Vào ngày thứ bảy, sau khi công việc tạo dựng đã hoàn tất, Thiên Chúa nghỉ ngơi. "Thiên Chúa chúc phúc và thánh hóa cho ngày thứ bảy, vì vào ngày này người nghỉ ngơi sau tất cả công trình cấu tạo" (St 2:3). Vào ngày thứ bảy của tuần lễ cứu chuộc, khi Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi sự Cha Ngài sai làm, Ngài yên nghỉ trong mồ, và những người đàn bà mà trái tim đã tan nát vì đau đớn cũng yên nghỉ với Ngài. Trong tất cả những ngày của lịch sử, ngày thứ bảy, ngày xác Chúa Giêsu nằm im lìm trong bóng tối, sau tảng đá lớn đã được lăn để che kín nấm mồ (Mc 15:46), là ngày của sự cô đơn của Thiên Chúa. Ðó là ngày không một lời được nói ra, không có gì được tuyên bố. Ngôi Lời Thiên Chúa qua đó mọi sự đã được tạo dựng đang nằm chôn trong bóng tối của lòng đất. Ngày Thứ Bảy Thánh này là một ngày yên tĩnh nhất. Sự yên tĩnh của ngày này nối kết giao ước thứ nhất với giao ước thứ hai, dân tộc Israel với thế giới chưa ai hay biết, đền thờ với lối thờ phượng Thần Trí mới, lễ vật hy sinh bằng máu với hy lễ bằng bánh vàrượu, luật lệ với Phúc Âm. Sự yên tĩnh thiêng liêng này là sự yên tĩnh có hậu quả nhất mà thế giới chưa từng biết. Trong sự yên tĩnh này, Ngôi Lời sẽ lại được phán ra và làm cho mọi sự được đổi mới.
Chúng ta phải học hỏi nhiều về sự yên nghỉ của Chúa trong im lặng và cô đơn. Người đàn bà Việt Nam bên mộ chồng đã biết một chút về điều này. Nàng tham dự vào đó và tin rằng nó sẽ mang hoa trái đến cho nàng. Ngay cả khi chúng ta bị bao vây bởi những nhộn nhịp của thế giới, cũng như người đàn bà này chúng ta có thể yên nghỉ trong sự yên lặng và cô đơn, để cho nó mang hoa trái đến cho chúng ta. Ðây là một yên nghỉ không có liên hệ gì đến công việc bận rộn hàng ngày, mặc dù có thể là một dâu hiệu của nó. Sự yên nghỉ của Chúa là một sự yên nghỉ sâu xa trái tim có thể chịu đựng, ngay cả khi chúng ta bị bao vây bởi quyền lực của sự chết. Ðó là sự yên nghỉ đem cho chúng ta niềm hy vọng là sự hiện hữu bị che dấu, nhiều khi gần như vô hình của chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả, cho dầu chúng ta không thể nói tại sao hay bao giờ. Ðây là sự yên nghỉ của đức tin khiến cho ta tiếp tục sống với một trái tim an bình và vui sướng dù cho mọi sự không khá hơn, mặc dù các hoàn cảnh đau thương không dược giải quyết, mặc dầu các cuộc nổi giậy và chiến tranh vẫn tiếp tục phá rối nhịp sống hàng ngày của chúng ta. Sự yên nghỉ thiêng liêng này được nhận thức bởi tất cả những ai sống trong Thần Trí của Chúa Giêsu. Ðời sống họ không được biểu hiệu bằng những đặc tính yên tĩnh, thụ động hay cam chịu. Ngược lại, cuộc sống của họ đã được đánh dấu bởi những họat động nhằm xây dựng công lý và hòa bình. Những họat động này được phát xuất bởi sự yên nghỉ của Chúa trong tim họ, và vì vậy không bị ràng buộc bởi một ám ảnh hay thúc đẩy nào.
Bất cứ điều gì chúng ta làm hay không làm trong đời sống, chúng ta luôn luôn phải giữ cho mình được kết hợp với sự yên nghỉ của ngày Thứ Bảy Thánh, khi Chúa Giêsu nằm chôn trong mồ và tất cả mọi tạo vật chờ đợi để mọi sự được đổi mới.
Mai Thư

Chặng XV
Chúa Giêsu Sống Lại
Những người dân quê trong xóm đạo mặt vui tươi đang rước kiệu nhân ngày lễ Phục Sinh. Thánh Giá bằng lá gồi được họ bện là biểu tượng của sự tranh đấu khó khăn của họ. Những chiếc lá gồi dài họ vun trồng nuôi dưỡng bầy tỏ ý niệm của họ về sự vinh thắng. Phải có buồn phiền, nhưng cũng có vui sướng nữa. Phải có lo sợ, nhưng cũng có tình yêu. Phải có công việc nặng nhọc, nhưng cũng sẽ có sự an lạc sau này. Và phải có chết đi, nhưng sẽ có sống lại. Những nụ cười nở ra trên gương mặt dày dạn nắng mưa của những người nam và nữ đi kiệu nói lên một đức tin sâu xa vào sự Phục Sinh. Ðây là sự tin rằng đời sống mạnh hơn sự chết, nhưng còn cho chúng ta hương vị đước nếm thử trước của niềm vui vĩnh cửu. Những con mắt người mù bỗng nhiên có thể sáng lên với niềm hy vọng, và những chân trời mở rộng xa hơn tần nhìn hạn chế của một nhân loại ích kỷ. Người nghèo của thế giới mang trong tim họ một đức tin sống lại, một đức tin đã hiểu rằng mọi tạo vật đã được dựng lên xong xuôi, và không có gì phải vứt đi uổng phí. Thế giới đã được biến thành một thiên đường, một trái đất mới. Những nụ cười nở ra trên môi của những người nghèo trên thế giới: Việt Nam, Bosnia, Peru, Nepal, Pakistan, Burundi, Sudan, cùng trên tất cả thế giới này, cho chúng ta thoáng thấy chân lý của sự phục sinh. Những nụ cười này được nở ra từ những đáy tim đã biết đến tình yêu chân thật và vĩnh cửu.
Một sáng ngày đầu tuần kia, Maria Madalêna, và Maria Mẹ của Giacôbê và Salômê thấy ngôi mộ trống rỗng và nghe tiếng một người nam mặc áo trắng: "Ngài không còn ở đâỵ" Hai trong các môn đệ của Ngài là Phêrô và Gioan vào trong mồ và thấy các tấm khăn liệm được vứt dưới đất và cả tấm khăn chùm đầu của Chúa Giêsu. Maria Madalêna nghe Ngài gọi nàng bằng tên mình, và Clêôpa cùng bạn hữu đã nhận ra Ngài ở Em-mau qua lúc bẻ bánh. Vào buổi tối cùng ngày, Ngài đến giữa các môn đệ và nói: "Chúc lành cho các con", và cho họ thấy bàn tay và cạnh sườn của Ngài. Khi hai diều này xẩy ra, những lời nói thoát ra khỏi sự yên lặng cuả ngày Thứ Bảy Thánh, và đánh động những tấm lòng và trí óc của các người nam và nữ đã biết và đã yêu Chúa Giêsu. Những lời đó là: "Ngài đã sống lại, thật sự sống lạị" Lời này được la to trên những mái nhà hay được viết trên các tấm bảng được đem trưng bầy trên khắp thị trấn. Lời này được nói nhỏ vào từng lỗ tai, như một sứ điệp bí mật chỉ có thể được nghe và hiểu bởi những trái tim đã hằng ao ước thấy vương quốc dến, và đã nhận ra những dấu chỉ đầu tiên của vương quốc này qua những thành qủa của người nam thành Nazareth. Mọi sự dều khác và mọi sự đều giống nhau đối với những ai thưa "vâng" với Tin Mừng được ban bố sâu rộng qua mọi thế hệ, trên khắp thế giới. Cây vẫn là cây, sông vẫn là sông, núi vẫn là núi, và loài người, trong tim họ vẫn có thể lựa chọn giữa tình yêu và sự lo sợ. Nhưng tất cả những cái đó đã được nâng lên trong thân xác đã sống lại của Chúa Giêsu, và được đặt trong tay phải của Thiên Chúa.
Người con hoang đàng được đặt vào lòng mẹ, kẻ kế vị chân chính đã được khoác cho áo dẹp nhất và deo cho chiếc nhẫn qúy giá nhất, và các anh chị em được mời đến để ngồi cùng bàn. Tất cả mọi sự đều giống nhau, và được làm cho đổi mới. Trong khi chúng ta sống đời sống với một đức tin được phục sinh, gánh nặng của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và ách chúng ta dễ dàng, vì chúng ta đã tìm thấy sự yên tĩnh trong trái tim hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu sự trực thuộc mãi mãi vào Thiên Chúa. Tin Mừng được đem cho người nghèo khó, sự giải phóng cho kẻ tù đày, sự sáng mắt cho người mù, sự tự do cho người bị áp bức, và năm hồng ân Thiên Chúa đướ.c công bố. Và như thế nụ cười của Chúa và nụ cười của dân Chúa gặp nhau và trở nên một, trong ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi trong bóng tối.
Mai Thư