Love Telling thichduthu nhắn với Thiếu Nhi Công Giáo: Mến chúc các em có một năm mới tràn đầy ơn Chúa, ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo với ông bà, ba mẹ.bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng Ân

kết quả từ 1 tới 38 trên 38

Ðề tài: Khi Bố còn thơ

Threaded View

  1. #33
    gấu trúc's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 74
    Cảm ơn
    80
    Được cảm ơn 324 lần trong 69 bài viết

    Default

    28 - Bố đóng một cái ghế đẩu

    Khi còn bé, Bố đã hoàn toàn tự mình đóng lấy một cái ghế. Bố không bao gìơ quên cái ghế đó. Có lẽ không có một cái thứ hai giống nó trên thế giới. Zakha Patrôvich, ông thầy dạy mộc, chắc chắn rằng không thể có. Trường có một xưởng mộc. Và thầy Zakha Patrôvich dạy các cậu trai cách cưa, đóng đinh, bào và dán gỗ, cách tháo ra khi bị hỏng và làm đi làm lại cho đến khi chúng làm đúng. Ông ta là một người trung niên, nhỏ thó với đôi kiếng gọng thép. Câu ngạn ngữ ưa thích của ông ta là: “Bắt đầu tốt, tức là xong một nửa”. Đôi khi ông thường nói thêm: “Và một kẻ chây lười thì sợ lao động”.

    Đây là cách ông bắt đầu bài học thứ nhất:

    - Đây là cái gì?

    - Thưa, một cái búa! - Mọi người hét to lên.

    - Đúng. Và đây?

    - Thưa, một cái đinh !

    - Đúng nữa! Và đây là cái gì ?

    - Thưa , một miếng ván !

    - Tốt. Bây giờ việc phải làm là đóng cái đinh này vào miếng ván này bằng một nhát búa. Ai tình nguyện?

    - Em!

    - Em làm được !

    - Để cho em làm!

    Có nhiều đứa tình nguyện. Nhưng ngay cả những đứa khoẻ nhất cũng không thể đóng cái đinh bằng một nhát búa. Rồi thầy Zakha Patrôvich lấy một cái đinh khác, đặt nó lên tấm ván và đóng vào nó. Ông không đóng mạnh lắm. Mọi người thở hồi hộp: cái đinh đã đi ngay vào ván bằng một nhát búa.

    - Các em cần một con mắt tinh và một bàn tay vững - Thầy Zakha Patrôvich nói. - Rõ chưa?

    - Rõ ạ! - Bố nói và lấy hết sức bình sinh đập vào ngón tay cái của mình. Bố thấy những ngôi sao. Những cậu trai khác cười .

    - Không có gì phải cười cả. - Thầy Zakha Patrôvich nói. - Các em nghĩ rằng thầy luôn luôn đập trúng vào đinh ư? Không đâu. Đôi khi thầy đập trúng ngón tay và rồi bị một cái tát vào mặt nữa. Ngày xưa người ta dạy thầy như thế đấy.

    Mọi người thương hại cho cậu bé Zakha Patrôvich thuở xưa , nhưng rồi ông cười và nói:

    - Đừng lo lắng. Thầy sẽ không đánh ai đâu. Ở đây các em chính là thầy của mình. Mọi sự ở đây là vì các em. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách đóng một cái ghế nhỏ.

    Một cái ghế nhỏ! Còn gì đơn giản hơn? Nhưng các bạn hãy thử làm một cái mà xem. Và làm đúng theo kích thước đã cho. Ô, phải làm biết bao nhiêu việc: nào xẻ, nào bào, nào dán! Và biết bao nhiêu lần các bạn phải tháo ra cái đã làm xong và làm lai từ đầu! Ồ, các bạn cần đổ biết bao mồ hôi, biết bao công sức, biết bao kỹ năng và kiên nhẫn!

    Misa Goocbunôp là người đầu tiên hoàn tất cái ghế của cậu ta.

    - Mời ngồi! - Cậu ta tự hào nói.

    - Mời em ngồi! Thầy Zakha Patrôvich trả lời.

    Trông bộ tich Misa rất quan trọng khi cậu ta cẩn thận ngồi xuống. Cái ghế kêu “rắc” một tiếng và gãy đôi. Misa ngồi bệt xuống sàn trong khi mọi người cười.

    - Em đã làm nhanh , nhưng làm ẩu. – Thầy Zakha Patrôvich nói- Bây giờ hãy làm lại từ đầu và đừng vội vã như thế, nếu không, em sẽ bị mọi người cười nhạo nữa đấy!

    Không ai có thể làm mộât chiếc ghế tốt ngay lần đầu tiên. Mọi người đều phải làm đi làm lại.

    - Đừng lo lắng, các em. - Thầy Zakha Patrôvich an ủi- Mat-xcơ-va không phải được xây dựng trong một ngày. Các em đã nghĩ rằng ai cũng có thể cưa và đập búa chăng? Vâng, đúng thế. Nhưng muốn thành công, các em phải đổ nhiều mồ hôi vào đó.

    Bọn trẻ cố hết sức. Nó cũng y hệt như một bài học nội khóa: đứa nào cũng muốn là người đầu tiên giải xong bài toán. Thật là hứng thú. Nhưng thế nào đi nữa, bạn không thể ngồi trên một bài toán. Sau khi bạn giải xong, thế là xong việc. Nhưng ở đây, sau khi hoàn tất ghế của mình, bạn có thể ngồi lên nó. Và bạn có thể mời những người khác ngồi lên nó nữa.

    Varia Glazunêva là người đầu tiên đóng được một cái ghế tốt. Nhưng đấy là một cô gái! Đúng, bố cô ta là thợ mộc. Ông đã dạy cho cô ta cách dùng một cái bào và một cái cưa. Thầy Zakha Patrôvich trầm trồ khen ngợi Varia.

    - Thật là một việc làm xuất sắc! Em đã làm xấu hổ tất cả cánh con trai!

    Những cậu trai bị chạm tự ai kinh khủng và bắt đầu trêu chọc cô ta.

    Nhưng cô gái không bao giờ nổi cáu. Cô chỉ cứ nói:

    - Ồ, ghế các bạn đâu nhỉ?

    Misa Goocbunốp là người thứ hai nộp ghế.

    Các cậu trai không còn cảm thấy bi quan nữa. Sau đó, mọi người khởi sự nộp cho thầy tác phẩm hoàn chỉnh của mình. Zakha Patrôvich nói:

    - Dù sao thì nó cũng giống một cái ghế.

    Sau cùng, Bố hoàn tất cái ghế của mình. Bố bị xây xát, bị vết cào và trên mặt trên tay lấm lem vì hồ dán, nhưng cái đó không làm cho Bố lo âu một tí xíu nào. Cái ghế đầu tiên của Bố cũng hoàn tất! Ngày sinh nhật của Bố chắc cũng chưa vui bằng cái ngày mà chiếc ghế đầu tiên của Bố ra đời! Thầy Zakha Patrôvich hẳn đã nhận ra điều đó.

    - Cứ tiếp tục, ngồi lên đi! – Đó là những lời nói vang lên như lệnh truyền.

    Bố ngồi lên rất thận trọng. Cái ghế thậm chí cũng không kêu cót két. Nhưng rồi thầy Zakha Patrôvich nhìn kỹ nó.

    - Đếm lại số chân xem! – Ông nhẹ nhàng nói.

    Bố rất kinh ngạc. Bố nhìn xuống chân mình. Có hai chân, như vẫn thế. Nhưng rồi lũ con trai và con gái bắt đầu cười khúc khích. Ông thầy cũng cười nữa.

    Cho đến bây giờ, Bố vẫn không thể hiểu vì sao mà thuở đó mình đã cố làm một cái ghế năm chân. Nhưng mà nó còn kia. Chúng tôi vẫn giữ nó. Nó vẫn có năm chân. Năm, không phải bốn. Và Bố vẫn còn nghe văng vẳng bên tai lời thầy Zakha Patrôvich nói:

    - Năm chân thì cũng chả hơi gì ba chân. Em hãy làm lại từ đầu!

    Và Bố nghĩ rằng đấy là một điều mà ta nên ghi nhớ, dù ta đang làm công việc gì đi nữa.

    "Con muốn ngắm nhìn thế giới bằng đôi mắt đầy ắp yêu thương!"

  2. Có 6 người cám ơn gấu trúc vì bài viết này:


Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com