|
CHUYỆN ĐÊM NAM CỰC C
Có một câu chuyện cảm động và thật đáng khâm phục, “Câu chuyện đêm ở Nam Cực”, nội dung như sau:
Một đoàn thám hiểm bị buộc phải ở lại Nam Cực, chỉ có thể chờ cứu viện tới.
Không may cho họ. đêm đã xuống. Điều này nghĩa là, hơn một tháng ở đây chỉ có đêm mà không có ban ngày. Tuy có đủ thức ăn và vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt, nhưng băng tuyết lạnh lẽo và cuộc sống tối tăm cách xa thế giới làm người ta cô đơn, bồn chồn và bất an trong chờ đợi, khiến người ta rất khó chịu. Các đội viên bắt đầu cảm thấy phát điên lên.
Việc bi thảm cuối cùng đã xảy ra: đúng là có một người đã bị điên, anh ta lại là bác sĩ của đội thám hiểm.
Vị bác sĩ bị điên không ăn, không ngủ, lúc nào cũng u ẩn như băng. Mọi người rất lo lắng, suy nghĩ mãi không có cách nào cứu giúp anh ta được.
Nhưng dần dần, mọi người phát hiện, chỉ cần có người nói chuyện với anh ta, chứng điên cùa anh lại giảm đi một chút, nếu ai đó kể một câu chuyện hay, vẻ mặt của anh ta trở nên sinh động và thư giãn lại.
Thế là, trưởng đoàn nghĩ ra một cách: mỗi người luân phiên kể chuyện cho người điên nghe, người chưa đến lượt thì soạn ra câu chuyện trước.
Để giúp bạn đường giảm bệnh, người nào cũng ra sức điều động trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, không chỉ dệt ra rất nhiều câu chuyện, còn kể chuyện rất hay.
Nhờ “liệu pháp” đầy tình người đó, cuối cùng, đã có một kết thúc tốt đẹp, chứng điên của người bệnh ngày càng giảm đi, anh ta dần dần hồi phục và đã có thể vượt qua đêm trường cùng Các thành viên khác, chờ ngày đội cứu viện đến.
Cứ thế, sự việc bất ngờ xảy ra: thực ra vị bác sĩ kia không điên.
Khi ấy, vị bác sĩ biết rõ, nếu không nghĩ ra cách gì để nối kết mọi người lại với nhau thì tinh thần của cả đoàn sớm muộn gì cũng sẽ sa sút. Cho nên, ông đã nảy ra ý tưởng “giả điên”.
_____________________
CHIA SẺ CHÚT SUY TƯ
VỊ BÁC SĨ ĐÁNG ĐƯỢC KHÂM PHỤC
Có thể rút ra từ câu chuyện này nhiều bài học quý giá, nhưng ở đây chúng ta đặc biệt suy nghĩ về nhân vật bác sĩ trong câu chuyện này.
1. Cái tâm của một thầy thuốc.
Vị bác sĩ trong câu chuyện này không phải là “trưởng đoàn”, anh chỉ là một thành viên trong đoàn, nhưng anh ý thức vai trò quan trọng của mình trong đoàn, nhất là trong tình cảnh lâm nạn này.
Lý tưởng của thầy thuốc là gìn giữ sức khỏe cho mọi người. Thời nào và ở đâu cũng cần thầy thuốc. Người đời luôn trân trọng chức năng cao cả của thầy thuốc, nên có câu “lương y như từ mẫu”.
Bác sĩ, trong tình cảnh này, anh hiểu anh quan trọng thế nào trong đoàn của anh khi mọi người phải có sức khỏe để đối đầu với những tình huống tồi tệ nhất. Mọi người đang cần anh.
Sức khỏe không chỉ tốt nhờ bồi dưỡng thể xác, mà còn cần tinh thần vững vàng nữa. Không ngồi ủ rũ trước những tai nạn ập đến mà bình tĩnh tìm mọi cách vượt qua những khó khăn.
Vị bác sĩ trong câu chuyện trên không chỉ “trị bệnh” thể xác, mà anh đã trị bệnh tinh thần “thành công” bằng cái tâm của một lương y có trách nhiệm. Mọi người đã “động não” để “sáng tác” những câu chuyện hay, không còn thì giờ để ngồi đó hình dung tấn bi kịch sắp xảy ra trong trí óc giàu tưởng tượng trong cơn tuyệt vọng. Hóa ra, những “câu chuyện” ấy là thứ “thuốc tiên” đem lại cho mọi người lòng can đảm và thổi vào tập thể một luồng sinh khí mới để đối đầu và đè bẹp sức mạnh của thần chết đang vây kín họ. Cái tâm và cái trí của vị bác sĩ thật đáng để người đời “khẩu phục tâm phục” và noi gương.
Khi ấy, vị bác sĩ biết rõ, nếu không nghĩ ra cách gì để nối kết mọi người lại với nhau thì tinh thần của cả đoàn sớm muộn gì cũng sẽ sa sút. Cho nên, ông đã nảy ra ý tưởng “giả điên”.
2. Đem niềm vui đến tha nhân..
Niềm vui là sức mạnh cho mọi cuộc hành trình, để làm việc, để vượt qua mọi thách đố, khó khăn, để thăng tiến…
Nhưng dần dần, mọi người phát hiện, chỉ cần có người nói chuyện với anh ta, chứng điên của anh lại giảm đi một chút, nếu ai đó kể một câu chuyện hay, vẻ mặt của anh ta trở nên sinh động và thư giãn lại.
Đó là vỡ kịch mà vị bác sĩ tốt bụng và khôn ngoan dàn dựng.
Thế là “chuyện hay, chuyện vui” mọi người mang đến cho vị bác sĩ “giả điên”, và cũng là mang đến cho chính mình, mang đến cho nhau.
Để giúp bạn đường giảm bệnh, người nào cũng ra sức điều động trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, không chỉ dệt ra rất nhiều câu chuyện, còn kể chuyện rất hay.
Có câu chuyện về "Vị Đạo Sĩ Tiền Bối" như sau:
Có một Đền Thờ mới đang xây dựng. Một Đạo Sĩ lân cận thỉnh thoảng sẵn dịp đi qua ghé thăm, lần nào ông cũng than thở giùm cho vị Đạo Sĩ đang xây dựng ngôi đền mới này:
- Tôi tội nghiệp cho ông quá. Tôi lo cho ông quá. Thấy công trình bề bộn tôi ngán cho ông quá…
Không biết tâm trạng ông thế nào, lo lắng cho người đồng môn của mình thật, hay vì lòng mang tâm sự bất an nào đó…không biết, nhưng đi tới đâu, khi có dịp đề cập đến công trình xây cất Đền Thờ này, ông cũng có phát biểu tương tự như vậy, có khi còn những lời còn tệ hơn nữa.
Vị Đạo Sĩ trông coi Ngôi Đền nghe thế cũng buồn… Từ ngày khởi công xây dựng, cho đến khi công trình ở vào giai đoạn chót, chưa bao giờ ông nghe vị Đạo Sĩ này khen một điều gì, hay có một câu nào động viên khích lệ, mà toàn là những câu “than thở” giùm. Nói ra… rồi thở ra !
Một buổi bình minh, một Vị Đạo Sĩ Tiền Bối có dịp đi ngang qua Ngôi Đền đang xây, ghé thăm vị Đạo Sĩ “chủ nhà”, là học trò của ngài. Ngài hỏi thăm về công trình đang xây dựng, chủ nhà thành thật tâm sự trút cạn nỗi lo âu trước những khó khăn cho thầy mình biết. Vị Đạo Sĩ Tiền Bối lắng nghe, ngài thong thả uống từng ngụm trà, gật gật đầu… thỉnh thoảng mỉm cười mà không nói câu nào…
(Ảnh minh họa)
Trước khi về, ngài rút trong túi xách của ngài một bao thư, ngài lấy giấy viết, lấy gì đó nữa bỏ thêm vào… rồi trao cho Đạo Sĩ chủ nhà, học trò của ngài.
Khi Vị Đạo Sĩ Tiền Bối ra về, Đạo Sĩ trông coi ngôi đền mới mở bao thư ra. Ông nghĩ chắc thầy mình giúp đỡ một số tiền xây dựng. Nhưng… không, trong thư chỉ có bức ảnh của ngài, gương mặt phúc hậu hiền hòa với râu tóc bạc trắng như bông, và một mảnh giấy với hàng chữ nét mực tuy run run nhưng rất rõ ràng: “Khi xây ngôi đền xong, con phải choThầy hay, Thầy nhất định sẽ uống nước trà vui với con mừng ngôi đền mới”.
Từ đó, bức thư ngắn ngủi và tấm ảnh thiêng liêng như “bửu bối” tăng sức mạnh cho vị Đạo Sĩ thêm vững tin vượt qua những khó khăn thử thách.
Gần một năm sau, Vị Đạo Sĩ Tiền Bối qua đời.
Ngày ăn mừng hoàn thành Ngôi Đền không có ngài đến dự.
Đêm ấy, vị Đạo Sĩ “học trò” lấy bức thư của thầy mình ra, ông nhìn ảnh thầy mình, những giọt lệ của ông rơi rơi thấm nhòa trên ảnh.
Một lời nói ẩn chứa một lời khuyên giản dị đã tạo nên một sức mạnh thật lớn lao cho một người tiến bước.
3. Những đêm dài trong cuộc đời.
Không chỉ có ở Nam Cực mới có đêm dài cùng với hoàn cảnh sống nghiệt ngã. Cuộc đời này ai cũng hơn một lần trải qua những đêm dài dằng dặc thật cô liêu ở bất cứ nơi nào trong cuộc sống đời thường.
Đêm - không phải chỉ là bóng tối vì thiếu mặt trời, đêm - còn là bóng tối vì thiếu lẽ sống trong tâm hồn.
Lẽ sống có tình yêu và niềm hy vọng. Không tình yêu thì không thể chia sẻ, không hy vọng thì chỉ toàn là những thanh âm than thở rên siết.
Không thể chia sẻ thì không thể nhận. Cuộc sống không “cho” cũng không “nhận” thì cuộc sống ấy lạc lỏng chới với biết bao !
Chỉ toàn là than thở thì làm sao có nụ cười. Không có nụ cười thì làm sao ngăn chặn được những tiếng than thở? Chỉ toàn là tiếng khóc thì làm sao có sự an ủi vỗ về… Cuộc đời toàn là bi lụy thì là bóng đêm vô tận !
Ai là “bác sĩ” cho những “đêm dài” cô đơn?
Mỗi người chúng ta đều có thể là những bác sĩ “cho nhau” và “vì nhau”.
Để xoa dịu nỗi buồn cho nhau và cho nhau niềm hy vọng, chúng ta hãy sống có trách nhiệm và luôn nghĩ về nhau và quan tâm đến nhau.
MAI NHẬT THI
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|