Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Sự tích về tết trung thu

  1. #1
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default Sự tích về tết trung thu

    Sự tích về tết trung thu
    (http://images.google.com.vn/imgres?i...a%3DX%26um%3D1)
    Trung Thu sắp đến rồi, ở YAN cũng có nhiều chương trình từ thiện phục vụ cho các em nhỏ nghèo khó ...Mọi người cùng tham gia chương trình nhé ^^.

    Có bao nhiêu bạn biết về các sự tích và truyện kể về tết Trung Thu? Sự tích Chú Cuội, chị Hằng, bánh Trung thu ...tất cả bắt nguồn từ đâu?


    Sự tích chú Cuội cung trăng



    Nhìn lên mặt trăng, ng­ười ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có ngư­ời ngồi dư­ới gốc, ngư­ời ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....

    Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.

    Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

    Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:

    - Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!

    Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

    Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

    Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.

    Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

    Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.

    Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.

    Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
    Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

    Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

    Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....



    WTT - Theo Truyện cổ tích Việt Nam


    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  2. #2
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default



    Đêm Trung Thu trăng sáng như gương, khí hậu mát mẻ, người người vui vẻ đón trăng lên như một điều tất yếu của trời đất. Nhưng ngày tết Trung Thu hình thành như thế nào và những truyền thuyết xung quanh nó như truyền thuyết chị Hằng, truyền thuyết bánh Trung Thu hay truyền thuyết đèn kéo quân từ đâu mà có, hiển nhiên không “tất yếu” như trăng sáng ngày rằm.


    Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường , thời vua Duệ Tôn , niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.

    Xung quanh ngày tết Trung thu, có rất nhiều các truyền thuyết đã được thêu dệt:

    Truyền thuyết bánh trung thu


    Trung thu là lễ hội để tưởng nhớ cuộc nổi dậy chống quân Mông cổ của người Trung Nguyên vào thế kỷ 14. Bằng một kế họach khéo léo, quân nổi dậy đã nhét những mẩu giấy có ghi ngày khởi nghĩa là ngày 15 tháng 8 (âm lịch) vào trong nhân chiếc bánh để ăn trong ngày rằm rồi phân phát cho người dân. Khởi nghĩa thắng lợi và ngày rằm trở thành ngày trọng đại trong năm, chiếc bánh trung thu cũng trở thành thứ không thể thiếu trong ngày đó. Không biết ngày xưa thứ bánh đó được làm thế nào, còn ngày nay những chiếc bánh trung thu thường được làm bằng bột, hạt sen, hạt vừng, lòng đỏ trứng và một vài thứ gia vị khác.

    Truyền thuyết Hằng Nga



    ương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
    Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.. Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử.
    Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
    Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

    Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

    Truyền thuyết múa lân

    Cách đây nhiều thế kỷ có một ngôi làng có tên là Thái Hàng, cư dân ở ngôi làng này sống bằng nghề nông ngư nghiệp. Năm đó, cách ngày rằm tháng tám vài ngày, ngôi làng đã bị một cơn bão lớn hoành hành gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi dân làng đang khắc phục hậu quả của cơn bão thì một con trăn khổng lồ xuất hiện, nó bắt và ăn thịt hết những vật nuôi của dân làng. Theo một số vị trưởng lão trong làng thì con trăn khổng lồ đó chính là con của một con rồng chúa. Cách duy nhất để đuổi con trăn đó đi là phải đốt lửa và nhảy múa ba ngày ba đêm trước ngày trung thu. Dân làng đã làm theo như thế và đốt thêm cả pháo nữa, quả nhiên ba ngày sau, con trăn đã biến mất theo cơn cuồng phong.

    Truyền thuyết đèn kéo quân

    Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

    Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".

    Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.
    Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

    Ngày nay, các cửa hàng cũng bày bán la liệt những chiếc đén lồng đủ lọai màu sắc với hình các con vật, gần đây các hình đó còn được bổ sung thêm hình máy bay và tàu thủy, những phương tiện của thế gới hiện đại. Vào ngày rằm, các em nhỏ được cha mẹ cho phép thức khuya hơn, được đến những địa điểm tụ họp chung cùng với bạn bè để chơi đèn lồng và ngắm trăng. Các công viên cũng rực rỡ hẳn lên với hàng nghìn chiếc đèn lồng với đủ lọai màu sắc, kích cỡ và hình dáng.

    Sự tích Thỏ Ngọc




    Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung. Khi đến Nam thiên môn , nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga , Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm. Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà.

    Thỏ tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn cùng Hằng Nga . Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”

    Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười. Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.


    (Sưu tầm)
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  3. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  4. #3
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  5. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  6. #4
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default


    Trung Thu
    (
    Nhật Vũ )


    Tết Trung Thu

    Nguyễn Quý Đại
    Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
    Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời
    Cha còn cắt cỏ bên trời
    Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên
    Quan thì cầm bút cần nghiên
    Quan thì cầm tiền đi chuộc lá đa
    Tháng 9 thời tiết mát, những cơn mưa giông nhỏ hạt, cỏ cây xanh lá sẽ đổi màu cho muà Thu sắp đến. Có những đêm không mây mù bao phủ, bầu trời đẹp quang đãng, ánh trăng vàng mát dịu, theo âm lịch rằm tháng 8 là tết Trung Thu. Cộng đồng người Việt tị nạn chuẩn bị tổ chức Tết Trung Thu cho trẻ em, những tiệm thực phẩm Á Châu bán bánh trung thu, lồng đền lộng lẫy. Những hộp bánh Trung Thu màu đỏ sậm, bánh dẻo, bánh nướng..

    Những chiếc lồng đèn gợi cho chúng ta nhớ thời ấu thơ, vào dịp Tết Trung Thu theo mẹ ra chợ, mua những đồ chơi bằng giấy bồi, hoặc dán lên bộ khung bằng tre nứa như lồng đèn hình ngôi sao, hình bánh ú .. một số đồ chơi lớn như đèn kéo quân, tối thắp nến sáng các vòng dán hình người, thú và cảnh vật từ chuyển động, từ ngoài nhìn qua các lớp giấy bóng màu, các hoạt cảnh cứ liên tục diễn ra nhịp nhàng, sống động như một màn hình, các lồng đèn với dạng đầu sư tử, tiến sĩ giấy… Nguyễn Khuyến trong bài thơ Ông nghè tháng tám đã viết:

    “Mấy chú Hoa Nam khéo vẽ trò,
    cũng cờ cũng cũng biển cũng cân đai“

    Ngày xưa ở phố hàng Mã Hà Nội, người ta thường bày bán đủ các loại lồng đèn, nhiều kiểu đủ màu, không thiếu hình các ông tiến sĩ giấy. Nhiều người thích mua cho con chơi và mơ ước con cái sau nầy sẽ là những người khoa bảng có điạ vị trong xã hội. Các phố hàng Đường, hàng Buồm bán đủ các loại bánh Trung Thu. Ngày nay khắp nơi đều có bày bán quà bánh Trung Thu, lồng đèn, theo văn minh phát triễn cuả khoa học, thêm những đồ chơi bằng nhựa, những con bướm, chim bồ câu bằng điện tử bay lượn quanh gian hàng, càng tăng phần hấp dẫn hơn. Ở Sài gòn khắp nơi đều có bán bánh Trung Thu, rằm tháng 8 trở thành một lễ Hội lớn cho trẻ em, người lớn mua bánh để biếu những người mình mang ơn . Thành phố cổ Hội An, có truyền thống làm lồng đèn đẹp, vào những ngày rằm hai bên phố treo lồng đèn, ánh sáng hoà lẫn với ánh trăng không khí về đêm thêm huyền ảo và thơ mộng.

    Hằng năm người Việt ở hải ngoại thường tổ chức tết Trung Thu để trẻ em có cơ hội gặp nhau, tổ chức dự thi lồng đèn, có các mục như: thi ca nhạc, thi vẽ với đề tài về Tết Trung Thu, đố vui để học . vv. để nhớ lại kỷ niệm thời thơ ấu xa xưa ở quê nhà. Chúng ta tìm hiểu về Tết Trung Thu tại sao có lồng đèn ông sao? tiến sĩ giấy.. múa lân với tiếng trống vui nhộn khắp nơi từ thành thị cho đến thôn quê.

    Theo huyền thoại thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường; thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên năm đó, vào đêm Rằm tháng tám trăng tròn sáng tỏ, gió mát . Nhà vua ngự chơi ngoài thành tới khuya. Bỗng xuất hiện ông già đầu bạc trắng chống gậy tới bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
    - Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không?
    - Nhà vua liền trả lời “có”
    Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, còn một đầu giáp mặt đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vồng, đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp với vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những nàng tiên nữ nhan sắc xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, nhảy múa những điệu vô cùng quyến rũ... Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông lại đưa nhà vua trở lại cung điện. Về tới trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nhà vua đã sống qua. Để kỷ niệm cái ngày du Nguyệt điện, nhà vua đặt ra Tết Trung thu.

    Trong ngày Tết này, người ta uống rượu, uống trà thưởng trăng, và vì vậy Tết này còn được gọi là Tết Trông Trăng. Vầng trăng mở hội liên hoan, ngày rằm Trung thu nhằm vào tiết Thu phân nên khí âm và dương điều hòa với đêm ngày bằng nhau. Bầu trời quang đãng, khí hậu ôn hòa nên người ta cảm thấy dễ chịu nhất trong năm. Hơn nữa, Thu là mùa lúa chín, nên việc đồng áng rảnh rỗi.. Đây là dịp "ăn mừng vầng trăng tập thể "một cách cụ thể của tục lệ xã hội trong cảnh liên hoan náo nhiệt với tục rước đèn, múa lân. Nhiều gia đình nhân dịp làm nhiều thứ bánh bày cổ trông trăng, làm lễ cúng tổ tiên ông bà, cỗ Trung Thu rất phong phú nhiều trái cây, bánh kẹo.

    Các vì sao trên trời cao, được bổ sung bằng lồng đèn hình ngôi sao của các em như mời trăng, rước trăng về dự cỗ với các em, trẻ em lũ lượt kéo nhau ra phố, mỗi đưá cầm chơi một cái lồng đền thắp nến bên trong, càng tạo không khí huyền hoặc như cảnh cung Quảng Hàn ở giữa trần gian, các em cùng nhau hát gọi trăng những bài đồng dao. - Với nhi đồng là vầng trăng của bài ca "Ông giẳng, Ông giăng ...", của những chuyện kể thần thoại về "Thằng cuội", "Hằng Nga", "Thiềm thừ", "Cung Quảng", của những trò chơi "Thả đỉa ba ba", " Rồng rắn Ông thầy", Phụ đồng chổi.. thổi lổi mà lên" dưới ánh trăng vàng vằng vặc.

    Ông Giăng ơi, xuống chơi với tôi
    Nhà tôi có một bát cơm xôi
    Có nồi cơm nếp, có nệp bánh chưng
    Có lưng hũ rượu, có khướu đánh đu
    Thằng cu giữ lại, mẹ đẻ bồng con
    Cái lon múc nước, cái lược chải đầu
    Con trâu cày chiêm, cái liềm hái lá
    Con cá có vây, thợ rèn có buá
    Nhà chuá có tàn, nhà quan có lọng..

    Hết ngồi hát vỗ tay, các em lại đứng lên nắm tay nhau thành vòng tròn xung quanh mâm cỗ, vừa đi vừa hát:

    Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
    Đến cửa nhà trời, tìm nơi gió mát
    Cùng hát véo von, mời ông trăng tròn
    Ra chơi với bé, xì xà xì xạp..
    ………….…
    Sau đó các em đi ngược lại và hát tiếp như điệp khúc:

    Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
    Đến cửa nhà trời, lạy cậu lạy mợ
    Cho cháu về quê, cho dê đi học
    Cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp
    Ngồi xệp xuống đây…

    Đôi khi trẻ em quây quần bên bà nội hay mẹ nghe kể chuyện về trăng có Hằng Nga dịu dàng tươi trẻ, hoặc về chú Cuội láu lỉnh “ngồi gốc cây đa, thả trâu ăn lúa, gọi cha hời hời…” Các em nghe chuyện, ăn quà bánh trông trăng, người lớn cũng vui với trăng hoà mình với thiên nhiên: Nói về trăng như những luyến ái với nhân gian. Với lứa tuổi nam nữ yêu đương là những vầng trăng thề, trăng chia phôi, trăng nhớ nhung, trăng khắc khoải... trong truyện Kiều 3522 câu lục bát chỉ nhắc đến hai ba chữ "nắng" nhưng đã nhắc đến 38 chữ "trăng" với bao nhiêu sắc vẻ trữ tình như trăng bạc, trăng già, trăng gió, trăng hoa, trăng khuyết, trăng mới, trăng tà, trăng tàn, trăng thâu, trăng thề, trăng tròn ...

    Vầng trăng rất quan hệ đến sinh hoạt, tính khí và sinh lý của vạn vật trên mặt đất qua hiện tượng thủy triều và ảnh hưởng huyền bí trên mùa màng cây cỏ. Về hình dáng và thời điểm xuất hiện của vầng trăng trong tháng được nhà nông kể thuộc lòng theo vần theo điệu như sau:

    Mồng một lá trai,
    Mồng hai lá lúa,
    Mồng ba câu liêm,
    Mồng bốn lưỡi liềm,
    Mồng năm liềm giật,
    Mồng sáu thật trăng,
    Mười rằm trăng náu,
    Mười sáu trăng treo,
    Mười bảy sảy giường chiếu,
    Mười tám trăng lẹm,
    Mười chín dụn dịn,
    Hai mươi giấc tốt,
    Hăm mốt nửa đêm,
    Hăm hai bằng tai,
    Hăm ba bằng đầu,
    Hăm bốn bằng râu,
    Hăm lăm bằng cầm,
    Hăm sáu đã vậy,
    Hăm bảy làm sao,
    Hăm tám thế nào,
    Hăm chín thế ấy,
    Ba mươi không trăng.
    Qua những kinh nghiệm theo nghề nông việt Nam còn có những câu sau để tiên đoán việc nông:
    Muốn ăn lúa ré, xem trăng rằm tháng giêng,
    Muốn ăn lúa tháng 5, xem trăng rằm tháng 8
    Muốn ăn lúa tháng 10, xem trăng mồng tám tháng 4
    Hay là
    Trăng thanh vằng vặc giữa trời
    Nhớ tình nhớ nghiã nhớ nơi hẹn hò
    Trăng tròn chỉ có đêm rằm
    Tình ta tháng tháng quanh năm vẫn tròn
    Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
    Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ……….

    Tô Đông Pha trong hai bài Tiền Xích bích phú và Hậu Xích bích bất hủ sáng tác vào mùa thu năm Nhâm Tuất (năm 1082) đã tạo một ảnh hưởng sâu đậm cảnh sông nước Trường giang dưới ánh trăng thu, Tô Đông Pha đã luận về thân phận phù du của con người trong vũ trụ mênh mang bất diệt để kết luận với cái triết lý hưởng lạc trước mắt trong kho tàng thiên nhiên vô tận:

    Nước kia vẫn xuôi giòng chẩy xiết,
    Mà chưa từng đi hết chút nao!
    Trăng kia có lúc đầy hao,
    Mà ta chưa thấy khi nào bớt thêm
    Cứ lúc biến mà xem trời đất,
    Thì chẳng qua chớp mắt mà thôi.
    Cứ khi không biến mà coi,
    Thì ai ai cũng lâu dài như nhau
    (Tiền Xích Bích Phú dịch nôm của Đào Nguyên Phổ)

    Nói về Trăng là cả một nguồn thi hứng để sáng tác. Các thi nhân ca tụng trăng khi nghe đờn hát, khi ngắm hoa, khi lên núi cao, khi dong thuyền trên sông nước.... Những áng văn nổi tiếng của những thi hào đều được sáng tác dưới trăng: Trong bài Tương tiến tửu, thi bá Lý Bạch khuyến khích người ta:

    Khôn nỡ để chén vàng trơ dưới nguyệt.
    Nhân sinh khi đắc ý nên càng,
    Trong Tỳ bà hành (mùa thu năm 816 CN), Bạch Cư Dị đã tả:

    Thuyền không đậu bến mặc ai,
    Quanh thuyền trăng giải, nước trôi lạnh lùng.

    Cố thi sĩ Hàn Mặc Tử, yêu thương những mùa trăng trong cuồng loạn:

    Trăng ! Trăng ! Trăng ! là Trăng! Trăng ! Trăng
    Ai mua Trăng tôi bán trăng cho....
    Ánh trăng mỏng quá không chê nổi
    Những vẻ xanh xao của mặt hồ
    Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
    Những lời năng nỉ của hư vô

    Những ngày xa quê hương muốn có những đêm trăng để thưởng thức rất khó, vì thời tiết ở Âu Châu vào thu trời không đẹp như ở bên quê nhà, ánh đèn điện sáng khắp nơi làm mất đi một phấn nào vẽ đẹp cuả thiên nhiên với ánh trăng vàng vào dịp tết Trung Thu! Tản Đà với thơ ngông, chán đời đã gởi chị Hằng một phần tâm sự

    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
    Trần giới em nay chán nửa rồi.
    Cung Quế đã ai ngồi đó chửa ?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi ...
    Ai đâu trở lại mùa thu trước,
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

    Nhạc phẩm Thằng Cuội (1) của nhạc sĩ Lê Thương (mất năm 1996). Bài hát này không chỉ cuốn hút thế giới tuổi thơ mà cả người lớn.
    Trăng qua thi ca thật hấp dẫn gợi tình, hình ảnh các nàng tiên xinh đẹp với chi Hằng Nga ở cung quảng thơ mộng, đã bị quấy rầy bởi chuyến bay Apollo 11 khởi hành ngày 16.7.1969 đã đáp xuống mặt trăng vào ngày 24.7.1969. Con người đã khám phá cuộc sống bí mật của không gian, thiên thể. Hằng Nga xinh đẹp và các nàng tiên đã bỏ đi nơi khác!!! Cây đa của chú Cuội (xem phần đìển tích trích dưới) chỉ trở về trong những ngày rằm tháng Tám.

    Kỷ niệm thời ấu thơ vui chơi mùa Trung Thu, với những chiếc lồng đèn xinh đẹp, rước đèn trong đêm trăng rằm tháng Tám, được ăn bánh Trung thu của gia đình hay trường học phân phát, thưởng thức vui đùa hồn nhiên dưới ánh trăng vàng diệu vợi. Kỷ niệm đó chỉ còn lại trong ký ức tuổi đời theo bóng ngã chiều tà.
    Munich cuối hè 2007


    Sự tích chú Cuội cung trăng
    Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, cuội đến cây lạ kia đào gốc vác về nhà
    Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội kể lại đầu đuôi câu chuyện, nghe xong ông lão nói:
    “Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh". Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà nó bay lên trời.” Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong sạch.
    Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép bay đi khắp nơi. Một hôm Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh làm bạn
    Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hãi chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con gái cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được !!
    Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít nhau hơn, nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!".
    Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên chuyển động bay lên trời. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, chạy đến níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi.
    Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....

    Web Một Thời Phan Châu Trinh Ðà Nẵng
    http://phanchautrinhdanang.com/
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  7. #5
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default



    niềm vui đơn sơ, trong sang..




    úi đẹp quá
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  8. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  9. #6
    tini's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Đồng Nai
    Bài gởi: 115
    Cảm ơn
    125
    Được cảm ơn 109 lần trong 65 bài viết

    Default

    có quà, có bánh, có keo, có đèn ông sao ... vui vui , thiếu nước ngọt
    Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com