Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: VỊ GIÁM MỤC CỦA NGƯỜI PHONG CÙI

  1. #1
    PetHoang's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Linh địa La Vang
    Bài gởi: 93
    Cảm ơn
    75
    Được cảm ơn 190 lần trong 68 bài viết

    Default VỊ GIÁM MỤC CỦA NGƯỜI PHONG CÙI

    ""Nhân lần giỗ thứ 30 của Đức cha Cassaigne 31.10/1973-2003


    VỊ GIÁM MỤC CỦA NGƯỜI PHONG CÙI


    Lịch sử hình thành giáo phận Đà Lạt luôn gắn liền với tên tuổi của Đức cha Jean Cassaigne- Ngài được mệnh danh là vị Cha hiền của người dân tộc và của những người phong cùi. Hơn nửa cuộc đời Ngài sống ở Việt Nam, phần lớn thời gian ấy Ngài sống với những người phong cùi của miền sơn cước Di Linh. Có thể nói Ngài là người đã khai mở công cuộc truyền giáo cho người bản địa trên cao nguyên hẻo lánh này, mỗi bước chân của Ngài đều để lại dấu ấn yêu thương và đem lại niềm vui hạnh phúc cho những người bất hạnh bị bỏ rơi.

    NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT

    Đức cha Jean Cassaigne sinh ngày 30.01.1895 tại Toi Urgons-Grenade nước Pháp; thụ phong Linh mục ngày 19.12.1925 thuộc Hội thừa sai Paris; ngày 06.04.1926 Ngài xung phong lên đường sang Đông Dương truyền giáo, sau một tháng lênh đênh trên biển cả Ngài mới cặp bến cảng Sài Gòn , sau đó về Cái Mơn với cha Delignon để học tiếng Việt. Chỉ 5 tháng sau khi đến Việt Nam Ngài được bổ nhiệm làm cha xứ Di Linh, một vùng đất còn hoang sơ của Cao nguyên Trung phần, nơi mà dân cư toàn là người dân tộc thiểu số, cuộc sống thiếu thốn khó khăn mọi bề. Giáo xứ của cha Cassaigne đầu tiên chỉ có 5 giáo dân gồm 3 người Việt , một “anh nuôi” và chú giúp việc. Đến với miền đất mới cha Cassaigne tiếp cận ngay với người dân tộc bản địa; nhưng để có thể trò chuyện thân mật với họ Ngài tức tốc học tiếng, lúc ấy tiếng dân tộc ở miền này chỉ mới là ngôn ngữ để nói chứ chưa có chữ viết. Ngài phải thường xuyên tiếp xúc, lần mò từ từ, và sáng tạo ra cách phiên âm, chẳng lâu sau đó Ngài đã hiểu , nói thông thạo tiếng bản địa, Ngài còn dịch được một số kinh, bài hát ra tiếng dân tộc; độc đáo hơn, ngày 28.12.1929 lần đầu tiên một cuốn tự điển tiếng K’Ho do Ngài biên soạn được xuất bản trước sự thán phục của nhiều người.

    Buổi đầu về nhận xứ Ngài bận bịu với biết bao công việc, một mặt lo truyền đạo, dạy đạo, mặt khác là nâng cao đời sống, dân trí cho bà con, ban ngày Ngài qui tụ trẻ em để dạy chữ, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy học cho người lớn. Đâu chỉ có thế, lúc ấy Ngài còn có biệt danh”Oâng lớn làm thuốc”, bất cứ ai đau ốm đều tìm đến Ngài để được chữa trị hoặc được phát thuốc, mọi người qúi mến Ngài, xem Ngài như vị cha chung. Sự tận tâm tận lực của Ngài đối với những người nghèo, người phong cùi cùng với sự tác động của Thánh thần chiều ngày 7.12.1927 một người phong cùi trong cơn nguy tử đã xin Cha Cassaigne rửa tội. Ngài sung sướng thốt lên:” Đây là niềm vui vĩ đại đầu tiên từ sau ngày mình được chịu chức và dâng lễ mở tay”.Kể từ đó số giáo dân bắt đầu tăng lên, một năm sau giáo xứ Di Linh đã có 48 tín hữu, và cứ tăng dần theo thời gian, bao lao nhọc , vất vả của “người gieo giống” nay đã tới mùa gặt hái…

    CHA CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ XUA ĐUỔI

    Dù bận bịu trăm công nghìn việc nhưng Cha Cassaigne vẫn dành nhiều thời gian để tìm đến với những người phong cuì bị gia đình, dòng họ ruồng rẫy, xua đuổi vào chốn rừng sâu mặc cho bệnh tật, đói lạnh, có khi họ còn làm mồi cho thú rừng. Sau những lần băng rừng lội suối đem lương thực, thuốc men đến cho họ, Ngài càng cảm thương trước những số phận hẩm hỉu ấy. Một lần cuối mùa thu năm 1928, , khi đang một mình băng qua đường rừng vắng đến thăm một buôn làng ở xa, thì một đoàn 10 người phong cùi rách rưới, dơ bẩn nằm la liệt trên đường kêu gào thảm thiết, họ sụp lạy dưới chân Ngài và xin Ngài cứu giúp họ. Ngài không cầm được nước mắt, hình ảnh những người xấu số cứ ám ảnh tâm trí, nhiều đêm trằn trọc không ngủ được vì Ngài luôn nghĩ đến những thân phận bị ruồng bỏ, bị loại trừ. Tình yêu thương đã thôi thúc Ngài lập làng cùi, những chòi nhà sàn đơn sơ được dựng lên ở khu đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng cách nhà xứ KaLa gần 1km. Có nhà rồi ,Ngài lại băng rừng , kiếm tìm và đưa họ về chung sống, để chăm sóc và chữa trị bệnh tật trước sự “ghê tởm” của không ít người. Thật may mắn ngày 11.04.1929 làng cùi chính thức được công nhận và được trợ cấp của chính quyền, lúc ấy đã qui tụ được 21 người, họ yên tâm vui sống bên cạnh người cha hiền, không còn sợ sự nghi kỵ, xa lánh của người thân, họ hàng… Một thánh lễ đầu tiên được cử hành trong một nhà nguyện nhỏ ngay tại làng cùi ngày 15.03.1936 thật đầm ấm và dạt dào yêu thương. để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong những người phong cùi.

    Thời điểm này các nữ tu dòng Nữ tử bác ái Vinh Sơn được mời đến để cùng cha Cassaigne chăm sóc người phong cùi.Các nữ tu kể lại rằng cha Cassaigne sống rất đơn sơ, nghèo khó, hễ ai biếu tặng gì Ngài đều chia sẻ , phân phát cho người phong cùi không giữa riêng cho mình bất cứ gì, từ thức ăn, thức uống, quần áo, thuốc men… nhiều năm Ngài sống trong nghèo khó, bệnh tật; có những lần bệnh sốt rét hành hạ, Ngài nằm li bì cả tuần lễ không ăn uống gì, không hề phàn nan hay kêu trách… sức khỏe Ngài suy sụp mau lẹ, nhưng khi khỏe lại Ngài lại tìm đến ngay với những người phong cùi,người nghèo ở khắp các buôn làng.

    ĐẾN VỊ GIÁM MỤC CỦA LÀNG CÙI!

    Ngày lễ kính thánh Gioan Baotixita 24.06.1941 một sự kiện trọng đại đã đến với vị Cha hiền của người dân tộc và những người phong cùi ,khi Ngài được tấn phong Giám mục và là Giám quản Tông tòa Giáo phận sài Gòn . Nhưng sau 14 năm,khi bước vào tuổi 60 (cuối năm 1955) Ngài xin từ chức để nghỉ hưu và tình nguyện về lại Di Linh để phục vụ làng cùi. Tại sao Ngài làm như vậy? Thật đơn giản, vì suốt 14 năm làm Giám quản một Giáo phận lớn nhưng dường như tâm trí và trái tim của Ngài phần lớn vẫn dành cho những bệnh nhân phong, những người bị ruồng bỏ nơi chốn rừng sâu hoang vắng trên cao nguyên Di Linh. Không thể diễn tả hết niềm vui của những người con cái sống tại làng cùi khi biết người cha hiền trở về để chung sống với họ trong tuổi gìa. Những tháng ngày “ hưu dưỡng” do tuổi cao và bệnh tật nên sức khoẻ của Ngài càng yếu dần, nhưng ngược lại tình yêu thương bao la của vị mục tử nhân lành lại càng triển nở, Ngài chính là chỗ dựa vững chắc cho những mảnh đời bất hạnh ,xấu số ,bị bỏ rơi…Ngài còn là mẫu gương tuyệt vời của đời sống chứng nhân , chính cách sống giản dị, tận tuỵ hy sinh, quan tâm và yêu thương hết thảy mọi người đã và đang dẫn lối cho biết bao người nhận ra ánh sáng của Tin Mừng. Ngài ra đi ở tuổi 78, để lại bao niềm thương tiếc. Nữ tu Mai Thị Mậu kể lại rằng: Ngày lễ an tang của Ngài tất cả bệnh nhân phong, bà con giáo dân, và đông đảo người lương quanh vùng đều để tang, khóc lóc thảm thiết đưa tiễn người Cha nhân lành đến nơi an nghỉ cuối cùng. Theo nguyện vọng lúc còn sống, Ngài được an táng cạnh nhà thờ, gần tháp chuông, để luôn luôn hiện diện giữa đoàn con đáng thương của mình. Tuy Ngài ra đi đã 30 năm, nhưng hình ảnh của Ngài chưa một lần phai nhòa trong tâm trí những người phong cùi và bà con giáo dân, ngày ngày họ đi lễ không quên ghé lại phần mộ của Ngài để đọc kinh, dâng nén nhang, cắm lên một nhành hoa rừng để tỏ lòng kính yêu và biết ơn vô vàn.

    Hôm nay có dịp đến với Khu điều trị bệnh nhân phong Di Linh mọi người có thể gặp lại hình ảnh của vị mục tử nhân lành ngay trong phòng lưu niệm cạnh nhà thờ. Những gì Đức Giám mục Cassaigne làm cho Giáo phận Đà Lạt noí riêng , cho Giáo hội nói chung đến nay vẫn còn nguyên vẹn gía trị và đang được nhiều người khác tiếp nối.

    HOÀI NHÂN"""




    Bàn Tay Chúa hằng thương ấp ủ chở che



  2. Các thành viên đã cám ơn PetHoang vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com