Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Giới trẻ miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II

  1. #1
    princessprincess1993's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPCHM
    Bài gởi: 114
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn 46 lần trong 23 bài viết

    Default Giới trẻ miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II

    Các bạn trẻ thân mến, người ta bảo:” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Ở đây, chúng ta không đi bằng những bước chân dài cụ thể tự nhiên để học những cái khôn ở đời, nhưng đi bằng những “bước chân của tri thức, của sự học hỏi, của sự đào sâu” tinh thần của Công Đồng Vaticanô II để học những cái khôn của Hội thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một khi đã hiểu sâu về Công Đồng rồi, chắc chắn các bạn rất dễ cảm thông và chia sẻ tất cả những ưu tư, những mối lo và những công việc của Hội Thánh. Từ đó, các bạn dễ dàng cộng tác để góp phần mình xây dựng Hội Thánh Công Giáo mà trong đó chính các bạn là thành phần tích cực, xây dựng thế giới này theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

    Chúng ta sẽ lần lượt học hỏi từ đầu cho đến cuối cuốn Công Đồng Vaticanô II. Cách thức học hỏi: chúng ta sẽ tìm hiểu, học hỏi dưới dạng hỏi đáp (theo số) thông thường, dễ hiểu, không quá dài dòng. Chúng ta sẽ tìm hiểu theo chương mục của Công Đồng để tiện bề theo dõi. Chúng ta sẽ chia thành nhiều kỳ. Có thể một tuần một kỳ. Để có thể học hỏi cho hết và cho thấu đáo, đòi mỗi chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội, không buông xuôi nhưng theo đuổi cho đến cùng. “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

    Chúc các bạn được dồi dào sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc, giàu nghị lực và dư tràn ơn Chúa và đặc biệt là thành công trong việc học hỏi Công Đồng Vaticanô II.

    Hy vọng những gì các bạn học hỏi được từ Công Đồng Vaticanô II sẽ mang lại thật nhiều lợi ích cho các bạn và như là những hành trang giúp các bạn vững vàng trên đôi chân của người tín hữu với đức tin kiên trung và lòng hăng say nhiệt huyết vô hạn.

    Linh Mục Giuse Phạm Thanh Quang (J) CSsR


    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MỤC LỤC TỔNG QUÁT

    1. Chúng ta dựa vào đâu để học hỏi về Công Đồng Vaticanô II?

    Chúng ta dựa vào văn kiện “Công Đồng Vaticanô II” do Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X dịch, xuất bản năm 1972.

    2. Văn kiện trên gồm bao nhiêu trang?

    Gồm 1371 trang, kể cả phần chú thích.

    3. Nội dung chủ yếu mà Công Đồng Vaticanô II đề cập đến là gì?

    Nội dung chủ yếu bao gồm:

    - Phụng Vụ

    - Truyền thông xã hội

    - Giáo Hội Công Giáo

    - Giáo Hội Công Giáo Đông Phương

    - Sự hiệp nhất.

    - Giám mục

    - Dòng tu

    - Đào tạo Linh mục

    - Giáo dục Kitô giáo

    - Các tôn giáo ngoài Kitô giáo

    - Mạc khải của Thiên Chúa

    - Tông đồ giáo dân

    - Tự do tôn giáo

    - Truyền giáo

    - Linh mục

    - Mục vụ

    - Các sứ điệp (gửi đến tất cả mọi người; gửi đến toàn thể nhân loại).

    4. Công Đồng là gì?

    Công Đồng là một hội nghị gồm các Giám mục và một số vị trong Giáo Hội chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc quy luật của Giáo Hội.

    5. Có mấy cấp bậc Công Đồng?

    Có hai cấp bậc: Công Đồng phổ quát (tức Công Đồng Chung) và Công Đồng Riêng.

    6. Thế nào là Công Đồng Chung và thế nào là Công Đồng Riêng?

    - Công Đồng Chung: là một Hội nghị toàn thể các Giám mục trên thế giới của Giáo Hội được triệu tập do và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.

    - Công Đồng Riêng (Đại Công Đồng): là một Hội nghị gồm các Giám mục của khu vực nào đó trong Giáo Hội.
    Xin Chúa giữ gìn con

  2. #2
    princessprincess1993's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPCHM
    Bài gởi: 114
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn 46 lần trong 23 bài viết

    Default

    7. Công Đồng có thẩm quyền gì?

    Công Đồng có thẩm quyền tối thượng trong Giáo Hội.

    8. Xin cho biết trong lịch sử Giáo Hội có bao nhiêu Công Đồng?

    Chính thức có 21 Công Đồng, ngoài ra còn có 7 Công Đồng đầu tiên nữa.

    9. Xin cho biết tên từng Công Đồng, năm nào, do ai triệu tập, nhằm mục đích gì?

    * 7 Công Đồng đầu tiên:

    - Công Đồng Giêrusalem, là hội nghị của các Tông Đồ vào khoảng năm 48-50.

    - Công Đồng Elvira Tây Ban Nha, đời vua Constantinô đầu thế kỷ thứ IV: công bố luật độc thân giáo sĩ.

    - Công Đồng Arles Pháp được nhóm họp để chống lại lạc giáo Đonatô.

    - Công Đồng Carthagô năm 256 do thánh Cyprianô khởi xướng.

    - Công Đồng Toleđô.

    - Còn lại 2 Công Đồng nữa đều do hoàng đế Constantinô hay nữ hoàng triệu tập.

    9.1. Công Đồng Nicea I (Nikaia) năm 325: lên án lạc giáo Ariô và định tín Ngôi Lời đồng bản tính với Đức Chúa Cha.

    9.2. Công Đồng Constantinopla I năm 381, do hoàng đế Theodosiô triệu tập: lên án lạc giáo Macedoniô và tuyên bố thiên tính của Chúa Thánh Thần.

    9.3. Công Đồng Êphêsô năm 431, do hoàng đế Theodosiô II triệu tập. Công Đồng lên án 2 thủ lãnh lạc giáo: Nestoriô và Pelagiô; tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; xác định sự Ngôi hiệp nơi Chúa Kitô.

    9.4. Công Đồng Calcedonia (Khalkedon) năm 451, do Hoàng đế Marcianô triệu tập: lên án thủ lãnh lạc giáo Eutiches và tuyên bố Chúa Kitô có một ngôi vị và hai bản tính.

    9.5. Công Đồng Constantinopla II năm 553, do hoàng đế Giustianô I triệu tập: lên án “Ba giảng thuyết” tức các tác giả Origenes, Theodoretô và Ibas.

    9.6. Công Đồng Constantinopla III năm 680: lên án lạc giáo “nhị - tính - nhất - ý” và dạy rằng Chúa Kitô có 2 ý chí.

    9.7. Công Đồng Nicea II (Nikaia) năm 787: lên án phái chủ trương bác bỏ việc tôn kính ảnh tượng.

    9.8. Công Đồng Constantinopla IV năm 870 do Hoàng đế Basiliô triệu tập: lên án Đức Thượng Phụ Photios. Sau này Công Đồng này bị hủy bỏ bởi Công Đồng năm 880.

    9.9. Công Đồng Lateranô I năm 1123 do Đức Giáo Hoàng Callistô II triệu tập: bàn luận về vấn đề “ban chức”.

    9.10. Công Đồng Lateranô II năm 1139 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô II triệu tập: lên án các giáo phái ly khai và đề cập tới vấn đề quy luật.

    9.11. Công Đồng Lateranô III năm 1179 do Đức Giáo Hoàng Alexandrô III triệu tập: bàn về việc bầu Giáo Hoàng và lên án lạc giáo Albigenses (Cathari).

    9.12. Công Đồng Lateranô IV năm 1215 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô III triệu tập: lên án lạc giáo Albigeois và các lạc giáo do P. de Vaux và do Joachim khởi xướng.

    9.13. Công Đồng Lyon I năm 1245 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô IV triệu tập: nhằm cách chức Hoàng đế Frederic II.

    9.14. Công Đồng Lyon II năm 1274 do Đức Giáo Hoàng Gregoriô X triệu tập (có thánh Tôma và thánh Bônaventura dự): bàn luận về vấn đề hiệp nhất giữa Giáo Hội Đông Phương và Giáo Hội Tây Phương.

    9.15. Công Đồng Vienne năm 1321 do Đức Giáo Hoàng Clêmentê V triệu tập: nhằm hủy bỏ Dòng tu Đền Thờ và lên án lạc giáo do Lambert de Bègue chủ xướng.

    9.16. Công Đồng Constance năm 1414 đến năm 1418 do Hoàng đế Segismunđô triệu tập: nhằm bãi nhiệm 3 Đức Giáo Hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly khai ở Tây Phương, lên án Wiclef và Huss. Công Đồng bầu chọn Giáo Hoàng Martinô V.

    9.17. Công Đồng Firenze năm 1438 đến 1445 do Đức Giáo Hoàng Eugeniô IV triệu tập (3 nơi: Basel, Ferrara và Firenze): Đưa ra một bản công thức hiệp nhất.

    9.18. Công Đồng Lateranô V năm 1512 đến 1517 do Đức giáo Hoàng Giuliô II triệu tập: bàn về vấn đề canh tân Giáo Hội và lên án những người chủ xướng tân thuyết Aristoteles (Neo-aristotelismô).

    9.19. Công Đồng Triden năm 1545 đến 1563 do Đức Giáo Hoàng Phaolô III triệu tập: lên án giáo phái Tin Lành và tuyên bố nhiều định tín khác; ra lệnh canh tân Giáo Hội.

    9.20. Công Đồng Vaticanô I năm 1870 do Đức Giáo Hoàng Piô IX triệu tập: lên án thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập; tuyên bố tính cách “bất khả ngộ” của Đức Giáo Hoàng.

    9.21 Công Đồng Vaticanô II: ngày 11.10.1962 khai mạc và ngày 8.12.1965 kết thúc. Công Đồng do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập (ngài từ trần ngày 3.6.1963) và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc.

    (Còn tiếp)
    Lm. Thanh Quang CSsR
    Xin Chúa giữ gìn con

+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com