Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Nghệ thuật điều khiển trò chơi

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây Nguyên Xanh
    Bài gởi: 97
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn 107 lần trong 60 bài viết

    Default Nghệ thuật điều khiển trò chơi

    Điều khiển trò chơi cũng là một nghệ thuật ..... với chút chút ... hy vọng sẽ giúp các em tự tin hơn trong " nghề " quản trò ... Nào anh em ta cùng chia sẻ nhé ....

    QUẢN TRÒ CẦN CÓ NĂNG KHIẾU KHÔNG ?

    I. Có thể nói, Quản trò là một nghề và cũng là một nghệ thuật
    .
    Đã gọi là nghề thì chúng ta cần phải xây dựng nó vững chắc ngay từ những mầm mống đầu tiên và không ngừng trau dồi, phát triển nó lên cho phù hợp với thời đại. Là nghệ thuật thì chúng ta phải tập thành những khả năng "biểu diễn" để phục vụ và thu hút đông đảo quần chúng hay còn gọi là người chơi.

    Những đức tính căn bản của một người Quản trò: can đảm, chuẩn bị chu đáo, cầu tiến, sáng tạo, dí dỏm và cả óc ứng biến.

    Bài học thì chỉ là lý thuyết, nó rất khác xa với thực tế. Cho nên các bạn phải can đảm, tự mình xung phong vào vai trò của người cầm còi, kinh qua nhiều lần "chinh chiến", các bạn sẽ tự hình thành cho riêng mình một "bản lãnh" mà không thể nhằm lẫn với ai được hết.

    Phạm vi các bài viết cũng như các bài sưu tầm trong phần này của các Linh Hoạt viên, Giáo Lý Viên sẽ giúp bạn có được 70% khả năng để trở thành một người có thể cầm còi điều khiển trò chơi. Còn trở thành một Quản trò giỏi thì cái đó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và bản lĩnh của bạn. Còn chần chờ gì nữa mà không khám phá cùng chúng tôi.


    II. Quản trò giỏi là cái gì cũng biết chỉ có xấu hổ là ko biết thôi
    nói chung thì để có thể chỉ huy vòng tròn tốt thì nhất thiết phải có "kẻ nội ứng" ,mình "ngoại hợp",nếu không thì rất có thể ko ai nghe ai.
    khi làm quản trò nghiêm quá sẽ làm không khí thêm nặng nề.Muốn trừng phạt những kẻ không nghe lời thì có thể giữ lại những hình phạt tàn khốc nhất cho những người đó .
    Mỗi quản trò nên giữ cho mình 1 vài trò ruột (nhớ là phải luyện tập để không ai có thể hơn mình khi mình đứng giữa vòng tròn)
    Theo tôi thì để trở thành 1 quản trò không khó, và ai cũng có thể là 1 quản trò tốt...Theo ý kiến của tôi để trở thành 1 quản trò "đủ xài" thì cần có những bước đi như sau:


    Bước 1: Mạnh dạn, cái này hết sức quan trọng nó là điều kiện tiên quyết để bạn có thể trở thành 1 quản trò hay không?!một người ngay lần đầu tiên cầm còi ai có đủ bản lãnh để nói rằng mình chơi hay, không run nào(ai mà như thế thì không phải đứt dây thần kinh dị cũng là năng khiếu thiên bẩm...loại này m tôi không đề cập tới, mời đi chổ khác chơi để anh em tui bàn luận!!hi)...bạn hãy mạnh dạn cầm còi rồi kinh nghiệm và là 1 quản trò tương lai sẽ đến với bạn...không ai nỡ cười khi bạn chơi trò chơi dở đâu...ít nhất bạn là người dũng cảm!!!

    Bước 2: Hãy tự tìm cho mình 1 trò chơi tủ...vì có thể bạn sẽ phải chơi không chỉ trước mặt bạn bè mà chơi trước mặt các thầy cô và có thể là trước người bạn đang để ý....run lắm...but không được quên luật chơi...vì như thế bạn đã tự biến mình thành chàng hề...hi!!...

    Bước 3: hãy luôn trau dồi và sưu tầm càng nhiều trò chơi càng tốt...để có thể solo cả 1 buổi sinh hoạt nếu thiếu quản trò(quan trọng lắm nghe...nếu trong đội thì không nói nhưng nếu sinh hoạt trong lớp thì ít người quản trò được lắm!!!)

    Bước 4: Nên nhớ hãy thay đổi ngay trò chơi nếu cảm thấy người chơi bắt đầu chán(cái này thì hình như Nghi đã trình bày rồi thì phải)....chắc khỏi phải bình luận vì...ắt hẳn bạn đã biết tác dụng của nó...

    Bước 5: Nên hỏi lại 1 người bạn thân nhất của mình sau buổi sinh hoạt...để nó nhận xét 1 cách công bằng thẳng thắn xem mình chơi có "được" không...ưu khuuyết chổ nào...-> tự rút kinh nghiệm bản thân.
    hi...trên đây chỉ là những kinh nghiệm của tôi.Dĩ nhiên mỗi người đều có 1 con đường để đi đến thành công...tôi không dám nói mình là quản trò giỏi nhưng tôi thật sự hạnh phúc vì có thể chơi trước các bạn SV trong trường và truớc mặt các thầy cô mà không đến nổi run...hi!(không run but chưa chắc chơi hay)


    III.Cách "sưu tầm" những trò chơi "tủ" cho riêng mình.

    Những sách hướng dẫn trò chơi nhỏ trên thị trường sách rất nhiều, chúng ta cũng có thể sưu tầm trong khi online. Nhưng mà số lượng trò chơi có thể áp dụng được trong sinh hoạt thì em thấy không được bao nhiêu (bởi vì có rất nhiều trò không thực tế cho lắm). Tuy nhiên, mình có thể "chế biến" lại đôi chút để biến thành trò chơi phù hợp với mục đích của mình.

    Hoặc có những trò chơi dân gian, ai cũng nghĩ đó là những trò chơi chỉ chơi lúc ấu thơ (có nghĩa là trò chơi dành cho con nít), nhưng là người quản trò linh động thì mình vẫn có thể "biến" nó trở thành những trò chơi hấp dẫn.

    Một ví dụ nho nhỏ: ai cũng biết trò Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc có ông chủ ở nhà không?, thoạt tiên thì ai cũng nghĩ đó là trò chơi của mấy đứa trẻ trong xóm chơi với nhau, nhưng nếu ta "nâng cấp" lên, thay vì "ông chủ" là một người như trong trò chơi cũ đuổi bắt một đàn con được che chở bởi một bà mẹ. Ta cho "ông chủ" trở thành một đoàn nối đuôi nhau khác, vai trò "ông chủ" giờ đây cũng biến thành "vai trò" của một "bà mẹ", vừa đuổi bắt "con" của người khác vừa phải bảo vệ cho "con" của mình. Trò chơi "Rồng rắn lên mây" cổ điển sẽ trở thành một trò chơi hấp dẫn liền.

    Luôn học hỏi và tìm tòi trò chơi mọi nơi mọi lúc. Cố gắng ghi nhớ những trò chơi mà bạn đã từng tham gia và hãy thử "dùng" lại các trò chơi đó để "tự tổ chức" người khác chơi.

    Và nếu bí thế về trò chơi quá thì hãy gia nhập vào diễn đàn này để tìm đến những mục Trò Chơi Nhỏ mà anh em đã post lên để học hỏi (cái chính là những trò này đã được kiểm nghiệm qua thực tế cho nên nếu bạn hiểu rõ trò chơi đó tiến hành như thế nào thì bạn có thể áp dụng ngay cho người khác chơi được)

    Ngoài ra, để làm cho không khí thêm sôi nổi, nghệ thuật cầm còi của người quản trò cũng rất cần thiết, nó quyết định đến 60% sự thành công của trò chơi. Hãy vui nhộn lên, nhanh nhẹn hơn thường ngày, điều đó sẽ giúp bạn "truyền" thêm "sức sống" vào cho trò chơi mà bạn đang điều khiển.
    Chúc thành công
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 11-05-2009 lúc 10:29 AM
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  2. #2
    tom's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Tên Thánh: John Bosco
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thiên Đàng or Hỏa ngục
    Bài gởi: 37
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 18 lần trong 11 bài viết

    Wink (Tóm tắt điều kiện cần và đủ của một người dẫn chơi giỏi)

    1. Luôn luôn gắn liền trò chơi với mục tiêu giáo dục Hướng Đạo -“Học mà Chơi, Chơi mà Học .

    2. Có sẵn trò chơi cho mọi tình huống nhu cầu, lứa tuổi, phái tính, địa điểm và thời tiết.

    3. Nắm vững thủ thuật dẫn chơi :

    a.-Giới thiệu trò chơi ngắn, gọn, chậm, rõ ràng và hấp dẫn.

    b.- Nếu trò chơi thuộc loại khô thì cho chơi thử trước khi chơi thật. Nếu dễ thì thôi.

    c.-Qua chơi thử, điều chỉnh kịp thời luật chơi hay nhắc lại luật chơi.

    d.-Chơi thật.

    e.-Chấm dứt khi các em còn muốn chơi nữa. (Đừng để bị lôi cuốn, theo đuôi các em, cho chơi qua lố sanh nhàm chán hoặc quá mệt sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của chương trình sinh hoạt Đoàn).

    f.-Đừng loại ai khỏi trò chơi - Ai cũng được chơi - Không ai đứng ngoài nhìn người khác chơi.

    g.-Kết luận và thưởng phạt theo lối HĐ sẽ tăng thêm sự thích thú và củng cố thêm mục đích giáo dục.

    4. Quan sát tinh tế khi các em chơi :

    a.-Trẻ bộc lộ tâm tính trung thực nhất chơi

    b.-Bỏ sót không nhận ra hoặc nhận xét không đầy đủ sẽ đưa đến kết quả tai hại về tâm lý và giáo dục.

    c.-Bỏ qua không nhận ra những khuyết điểm của trẻ bộc lộ khi chơi sẽ vô tình khuyến khích trẻ tiếp tục làm điều xấu, tưởng mình qua mặt được huynh trưởng, nhiêu lần sẽ trở thành quán tính.

    d.-Nhận ra được ưu điểm của các em (nhiều sáng kiến, cẩn thận, kỷ luật tư giác tương trợ v.v… để phát huy tính tốt, để cắt cử, giao trách nhiệm cao hơn gây phấn khởi cho cả đơn vị, tăng uy tín của Trưởng và sự tin cậy cửa đoàn sinh.

    e.-Quan sát tinh tế nhưng biết rộng lượng.

    5. Có đầy đủ dụng cụ cho các trò chơi khó, phức tạp và Trưởng phụ tá hiểu rõ vai trò và trách nhiệm.

    6.-Có sổ tay trò chơi (sưu tầm, bổ cứu, cải tiến, biến hóa).

    Quên một chi tiết hỏng một trò chơi.

    Thiếu vật dụng, trò chơi hay thành dở.

    7. Các Trưởng phụ tá trò chơi (nhất là trong các Trò Chơi Lớn).

    Biết nội dung trò chơi một cách rõ ràng.

    -Nắm vững nhiệm vụ, vai trò của mình ở trạm, mốc đến, đội, phe. căn cứ.

    -Tuyệt đối không tỏ ra thiên vị mới một em nào, đội nào, phe nào.

    -Thông báo cho người dẫn chơi chính (Đoàn trưởng) biết về ưu khuyết điểm của từng em, từng đội, từng phe v.v… một cách cụ thể và kín đáo.

    Có thái độ tích cực như đoàn trưởng các trưởng phụ tá khác.

    sẵn sàng để thay thế cho một Trưởng khác, ở một vị trí khác.

    8. Chú thích :

    Luật chơi cần.

    ·Vắn tắt nhưng rõ ràng, cụ thể.

    ·Dài quá khó nhớ, dễ làm sai.

    ·Mù mờ khó kết luận khi chung cuộc, lúc tổng kết, gây cãi vã, làm nản chỉ, mất phấn khởi chung.

    *Các vị trí đứng để dẫn chơi, để quan sát.

    *Các hình thức gợi ý, mở khóa bằng lời nói, bằng dấu hiệu để giúp những trẻ chậm hiểu, mới vào đoàn, các đội mới lập có thể theo kịp diễn tiến trò chơi
    ĐỪNG TRUNG THÀNH VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ TRUNG THÀNH

+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com