Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Giáo xứ Bến Đá

  1. #1
    Nguyen Duc Hai Stanly's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Vincent
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Baria-Vungtau
    Bài gởi: 91
    Cảm ơn
    129
    Được cảm ơn 202 lần trong 82 bài viết

    Default Giáo xứ Bến Đá

    Bến Đá, thoạt nghe cái tên chắc anh chị cũng thấy rất lạ, bởi vì nhà thờ em gần biển, xung quanh biển chỉ toàn là đá, đá nằm ven lách gần bãi biện
    Giáo xứ được thành lập khi có một đoàn người làm đánh bắt cá( chủ yếu họ là người công giáo) đến sinh sống.
    Em chỉ có một vài hình ảnh để các anh chị cùng xem:


    Đây là hình nhà thờ hiện nay ( hình này chụp lúc Giáng Sinh 2009)




    Đài Chúa Kito và cây thánh giá
    (Bức tượng này ngày xưa được đặt trên nóc nhà thờ cũ,
    sau khi xây nhà thờ mới, tượng được đặt ngay dưới thánh giá,
    Cây thánh giá là quà tặng kỉ niệm 20 năm giáo xứ thành lâp.
    Hiện nay bức tượng được đem đi đâu nên em cũng không biết bây giờ chỉ còn
    thánh giá)


    Bên trái là tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời
    Đây là biểu tượng của giáo xứ, ngày 15/8 là sinh
    nhật của giáo xứ Bến Đá.

    Cùng ngắm lại nhà thờ một lần nữa nhé!
















    Em mong một ngày nào đó anh chị sẽ tới thăm!











































    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  2. Có 6 người cám ơn Nguyen Duc Hai Stanly vì bài viết này:


  3. #2
    Quang Hưng's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 539
    Cảm ơn
    237
    Được cảm ơn 805 lần trong 367 bài viết

    Default

    Oh đẹp wow ! , nhà thờ bạn đẹp wow xá đẹp

  4. Có 2 người cám ơn Quang Hưng vì bài viết này:


  5. #3
    Nguyen Duc Hai Stanly's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Vincent
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Baria-Vungtau
    Bài gởi: 91
    Cảm ơn
    129
    Được cảm ơn 202 lần trong 82 bài viết

    Default

    Tớ cảm thấy vui vì có được những người bạn như các cậu, cảm ơn vì đã khen nhà thờ tớ đep. MERCY! MERCY!
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  6. Các thành viên đã cám ơn Nguyen Duc Hai Stanly vì bài viết này:


  7. #4
    con yêu Chúa's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2009
    Tên Thánh: Maria hồn xác lên trời
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Tp HCM
    Bài gởi: 239
    Cảm ơn
    517
    Được cảm ơn 395 lần trong 176 bài viết

    Default

    sân nhà thờ bạn rộng quá ha, kiểu này sinh hoạt chắc đã lắm , chẳng bù với nhà thờ mình ko có sân
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  8. Có 2 người cám ơn con yêu Chúa vì bài viết này:


  9. #5

    Tham gia ngày: Jun 2011
    Tên Thánh: phanxicoxavie
    Giới tính: Nam
    Đến từ: long an
    Bài gởi: 6
    Cảm ơn
    6
    Được cảm ơn 6 lần trong 3 bài viết

    Default

    gx đó thuộc giáo phần nao vậy
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  10. Có 2 người cám ơn huutin271 vì bài viết này:


  11. #6
    Nguyen Duc Hai Stanly's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Vincent
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Baria-Vungtau
    Bài gởi: 91
    Cảm ơn
    129
    Được cảm ơn 202 lần trong 82 bài viết

    Default

    Giáo xứ Bến Đá thuộc giáo phận Xuân Lộc, Hạt Vũng Tàu
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  12. Các thành viên đã cám ơn Nguyen Duc Hai Stanly vì bài viết này:


  13. #7
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default

    Giáo xứ Bến Đá, Hạt Vũng Tàu nay thuộc giáo phận Bà Rịa.

    Giáo phận Bà Rịa được tách từ giáo phận Xuân Lộc năm 2005.

    Mời các bạn xem thêm:

    Lược Sử Giáo Phận Bà Rịa

    A. Lược Sử Giáo Phận Bà Rịa

    1. Ðịa Danh Bà Rịa

    Bà Rịa xa xưa là đất Chiêm Thành gồm cả một vùng rộng lớn từ Biên Hòa đến Bình Thuận. Năm 650 - 655, vùng này bị Thủy Chân Lạp thôn tính và đặt tên là nước Lịa, Lục Ðịa Thiết; về sau người địa phương đọc trại ra là Bà Rịa theo thổ âm.

    2. Ðịa Hạt Bà Rịa

    Linh mục JB. Errard, thuộc Hội Thừa sai Paris, là cha xứ Bà Rịa từ năm 1874 đến 1887, đã tường trình về địa hạt Bà Rịa có trước năm 1862. Ðịa hạt này gồm có năm họ đạo: Ðất Ðỏ là họ đạo chính có khoảng 1,100 giáo dân; Thôn bây giờ gọi là họ Long Tân có 500 giáo dân; Dinh bây giờ gọi là Phước Lễ (Bà Rịa) có 400 giáo dân; Thành bây giờ gọi là họ Long Ðiền có 200 giáo dân và Gò Sầm có 100 giáo dân. Như thế, địa hạt Bà Rịa lúc đó chỉ có tổng cộng 2,300 giáo dân.

    3. Ðôi dòng tóm lược sự hình thành giáo phận Bà Rịa

    Giáo phận Bà Rịa được tách từ giáo phận Xuân Lộc năm 2005, là một trong các giáo phận đàn em, nhưng việc sống Tin Mừng đã phát triển tại đây rất sớm (khoảng năm 1698). Trên 300 năm hình thành và phát triển, nhờ ơn Chúa và sự góp sức chung lòng của các thừa sai: dòng Tên, Hội Thừa Sai Paris, thừa sai thuộc Thánh Bộ, dòng Phanxicô, các linh mục, tu sĩ và giáo dân vùng Vũntàu Bà Rịa đã viết nên trang sử của mình và góp phần vào trang sử Giáo hội Việt Nam.

    Từ sắc chỉ cấm đạo của nhà Nguyễn năm 1630-1665, và cuộc khai phá đất Phương Nam (1698), các Kitô hữu đến vùng đất Bar-Ya hay Ba-ria (Bà Rịa), Dou-nai (Ðồng Nai), Ben-go (Bến Gỗ), Dat-do (Ðất Ðỏ)... để yên bề sinh sống và giữ đạo. Họ được các thừa sai dòng Tên đi theo phục vụ. Năm 1670, ở Xích Lam (Ðất Ðỏ), gần Bà Rịa đã có gần 300 gia đình Công giáo. Năm 1692, Ðức cha F. Pérez kinh lý các họ đạo tại vùng Bến Gỗ. Theo Ðức cha M. Labbé, năm 1670, "miền Ðồng Nai có ít nhất trên 2,000 giáo dân". Sự việc các cha dòng Tên ở Ðồng Nai, được cha Juan Antonio nhắc tới từ năm 1700, cụ thể năm 1738, cha Johann Grueber phục vụ 8,000 giáo hữu. Ngày 2-7-1740, Ðức cha E.F. de la Baume (khâm sai Tòa Thánh) ra nghị định phân chia địa sở cho các thừa sai hoạt động, trong đó Ðồng Nai được trao cho các cha dòng Tên coi sóc (trừ Bến Gỗ thuộc Hội Thừa Sai Paris). Theo cha Adrien Launay, năm 1747, vùng Ðồng Nai có số giáo hữu như: Ben-go (Bến Gỗ) 200 giáo hữu thuộc Hội Thừa Sai Paris. Các cha dòng Tên coi sóc: R. Dou-nai (Ðồng Nai) 400, Ben-go (Bến Gỗ) 250, Da-lua 500, Ke-tat 70, Dou-mon 40, R. Moxoai (Mô Xoài) 400, Ba-ria (Bà Rịa) 140, Nui-nua (Núi Nứa) 50 và Ðất Ðỏ 380.

    Năm 1844, giáo phận Ðàng Trong được chia thành hai: Ðông Ðàng Trong (Quy Nhơn) và Tây Ðàng Trong (Saigòn). Tây Ðàng Trong gồm 6 tỉnh Nam Kỳ, xứ Cao Miên (Khơ Me) và các tỉnh phía Nam Ai Lao. Vùng đất Bà Rịa, Vũng Tàu, có đông giáo hữu thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong do Ðức cha D. Lefèbvre Ngãi coi sóc.

    Năm 1850, Tòa Thánh tách trọn phần đất Khơ Me để thành lập giáo phận mới gọi là Nam Vang, trao cho Ðức cha J.C. Miche Mịch coi sóc. Từ ngày phân chia giáo phận đến hết năm 1862, các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo phận Bà Rịa ngày nay đã phải gánh chịu cơn bách hại cách tàn khốc. Ngoài các bản án được triều đình phê chuẩn cụ thể như vụ thiêu sinh 4 ngục: ngục Dinh (Phước Lễ), ngục Thơm (Long Kiên), ngục Thành (Long Ðiền) và ngục Ðất Ðỏ (Phước Thọ) gồm 700 người. Ðêm 7-1-1862), nhà cầm quyền cho đốt bốn ngục thiêu sinh 444 giáo hữu thuộc 5 họ lẻ: Ðất Ðỏ, Thơm, Dinh, Thành, Gò Sâm (Thạnh Mỹ) hạt Bà Rịa, các vị tử đạo được thừa sai Croc Hòa và cha Trí mai táng trong ba ngôi mộ thập thể ngày 8-1-1862.

    Năm 1924, giáo phận Tây Ðàng Trong được đổi tên thành giáo phận Saigòn. Năm 1954, gần 800,000 người Công Giáo từ Bắc Việt di cư vào Nam và ở rải rác khắp các tỉnh từ miền Trung trở vào, một số rất đông đã tụ về miền Xuân Lộc Bà Rịa Vũng Tàu tạo nên các xứ đạo mới như Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Vũng Tàu... Năm 1960, Tòa Thánh chia giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: một giữ tên cũ giáo phận Saigòn, giáo phận Ðà Lạt và giáo phận Mỹ Tho. Vùng đất giáo phận Xuân Lộc thuộc giáo phận Saigòn.

    Ngày 14-10-1965, Ðức Phaolô VI ban sắc chỉ tách giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: giáo phận Saigòn vẫn giữ tên cũ, giáo phận Phú Cường và giáo phận Xuân Lộc. Giáo phận Xuân Lộc gồm 3 tỉnh: Long Khánh, Biên Hòa và Phước Tuy (Bà Rịa). Tòa Thánh bổ nhiệm Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn làm giám mục tiên khởi. Khi thành lập, giáo phận Xuân Lộc gồm: 164,144 giáo dân trong tổng số dân 521,595 người với 133 giáo xứ, 135 linh mục triều, 19 linh mục dòng, 50 tu sĩ (La San, Gioan Thiên Chúa, Xitô, Ða Minh), 200 nữ tu (Thánh Phaolô, Mến Thánh Giá, Ða Minh). Năm 1974, có 374,560 giáo hữu trên tổng số 1,048,164 dân với 155 giáo xứ, 218 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 97 đại chủng sinh, 215 tiểu chủng sinh, 109 tu sĩ, 949 nữ tu, 168 trường trung - tiểu học.

    Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn đã mở mang giáo phận Xuân Lộc về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng những cơ sở cần thiết cho giáo phận như tòa giám mục Xuân Lộc, chủng viện, Trung Tâm Hành Hương Ðức Mẹ Bãi Dâu. Ngày 17-6-1974, ngài đã qua đời sau một cơn bạo bệnh.

    Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng được Tòa Thánh chỉ định làm giám mục Chính Tòa Giáo phận Xuân Lộc ngày 11-8-1974. Từ giữa năm 1975, tình hình chính trị Việt Nam thay đổi, Ðức cha Ða Minh đã sáng suốt lèo lái con thuyền giáo phận Xuân Lộc trong những khó khăn thử thách lớn lao.

    Vì nhu cầu mục vụ của giáo phận Xuân Lộc ngày càng tăng, Ðức cha Ða Minh, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, đã làm lễ tấn phong giám mục cho cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật và đặt ngài làm giám mục phó giáo phận Xuân Lộc ngày 16-7-1975.

    Ngày 22-2-1988, Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng đột ngột qua đời, Ðức cha Nguyễn Minh Nhật lên làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc trong thời kỳ đất nước đang đổi mới. Ngài đã tích cực xây dựng giáo phận, nhất là thúc đẩy phong trào học hỏi giáo lý trong toàn giáo phận, đào tạo Hội Ðồng Giáo Xứ và đặc biệt đào tạo các ơn gọi linh mục.

    Năm 1992, cha Tôma Nguyễn Văn Trâm được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Ngài được tấn phong ngày 7-5-1992.

    Ngày 30-9-2004, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Ða Minh Nguyễn Chu Trinh làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc. Ngày 11-11-2004, lễ tấn phong giám mục được tổ chức tại nhà thờ chính tòa giáo phận Xuân Lộc, cũng ngày này Ðức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chính thức nghỉ hưu.

    Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã thiết lập Tân Giáo Phận Bà Rịa, tách ra từ giáo phận Xuân Lộc, vừa đồng thời bổ nhiệm Ðức Cha Tomas Nguyễn Văn Trâm, làm giám mục chính toà tiên khởi của tân giáo phận Bà Rịa.

    Giáo Phận Mới Bà Rịa nằm trọn trong địa giới hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 1,975 km2, dân số công giáo là 224,474 người giữa tổng dân cư 908,622 người, tức khoảng 24.7%. Số linh mục giáo phận là 67; số linh mục dòng là 35, nam tu 192 và nữ tu 406. Nhà Thờ Giáo Xứ Bà Rịa, được dâng kính hai thánh tông đồ Giacôbê và Philipphê, trở thành Nhà Thờ Chánh Toà của Tân Giáo Phận Bà Rịa. Tân Giáo Phận Bà Rịa thuộc về Giáo Tỉnh Sài Gòn.

    Là một giáo phận mới thành lập được tách ra từ giáo phận Xuân Lộc, Giáo phận Bà Rịa đang cố gắng bước đi vững vàng trong sự hiệp thông trọn vẹn với Ðức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, với Giáo Hội Việt Nam và giáo phận mẹ Xuân Lộc. Toàn thể giáo hữu cố gắng xây dựng sự hiệp nhất và yêu thương và trong năm mục vụ 2006, chú tâm học hỏi và thực hành việc Tân Phúc Âm hóa, nhằm thường huấn và đào tạo nhân sự cho việc loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô tại giáo phận.

    Những bước chập chững vào đời, Giáo phận Bà Rịa rất cần được hướng dẫn, bảo vệ, củng cố bởi ơn Chúa, lời cầu nguyện của Ðức Thánh Cha, của Ðức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc và của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Giáo phận Bà Rịa chân thành dâng hiến giáo phận cho Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là Quan Thầy bảo trợ của giáo phận.

    4. Ký Ức Hào Hùng của Giáo phận Bà Rịa

    Khi quân đội Pháp, năm 1861, thôn tính Sài Gòn - Gia Ðịnh và sẵn sàng tấn công Vũng Tàu Bà Rịa, quan quân triều Nguyễn đã bắt giam các tín hữu cư ngụ tại địa hạt Bà Rịa vào bốn trại giam:

    a. Trại giam chính ở Bà Rịa giam cầm 300 đàn ông. Ngày nay còn di tích là Nhà Mồ các vị tử đạo Bà Rịa.

    b. Trại giam thứ hai ở Long Ðiền, giam cầm 135 người. Còn vết tích là cây Thánh giá ở đất thánh họ Long Ðiền bây giờ.

    c. Trại giam thứ ba ở họ Long Tân giam cầm 140 người.

    d. Trại giam thứ tư là ở Ðất Ðỏ giam cầm 125 phụ nữ và trẻ em. Bây giờ còn mộ bia tại công viên Ðất Ðỏ.

    Ngày 07 tháng 01 năm 1862, từ Vũng Tàu quân đội Pháp tiến công về Bà Rịa, quan quân triều Nguyễn trước khi rút lui đã thiêu sống các tín hữu ở cả bốn trại giam trên. Tổng số giáo dân bị chết thiêu là 444 người gồm có 288 đàn ông và 156 phụ nữ và trẻ em. Linh mục JB. Errard đã ghi bia đá danh sách 300 người và an táng chung tại huyệt mộ Bà Rịa. Ngôi Nhà thờ Mồ các vị tử đạo Bà Rịa vẫn tồn tại với năm tháng nơi quê hương này và đã trở thành chứng tích hào hùng của các chiến sĩ đức tin lấy máu mình làm nảy sinh các tín hữu, lấy mạng sống mình để vun đắp sự sống cho con cháu, là đức tin sống động đang lưu thông trong huyết quản từng tín hữu Bà Rịa hôm qua, hôm nay và mãi về sau.

    B. Ðịa Lý và Dân Số

    1. Ranh giới:

    Giáo Phận Bà Rịa nằm trọn trong địa giới hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 1,975 km2, dân số công giáo là 224,474 người giữa tổng dân cư 908,622 người, tức khoảng 24.7%. Phía Ðông giáp giáo phận Phan Thiết. Phía Tây giáp giáo phận Saigòn. Phía Nam giáp Biển Ðông. Phía Bắc giáp giáo phận Xuân Lộc.

    2. Sông Núi:

    Thị xã Bà Rịa trong tương lai sẽ là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm núi thấp và đồng bằng nhỏ ở ven biển. Như núi Dinh 125m; núi Lé 265m... Trong tỉnh có sông Cỏ Chi, sông Ray, sông Cá...

    Thành phố Vũng Tàu là một thành phố du lịch và dầu khí, có 4 ngọn núi chính là núi Hòn Sụp cao 250m, n1ui Tương Kỳ 249m, núi Vũng Mây 240m và núi Tao Phùng 170m.

    Sông lớn nhất là sông Dinh dài 11km, rạch Cây Khế dài 6km; rạch Bà dài 8km

    C. Một số điểm đặc sắc của giáo phận:

    1. Tôn giáo:

    - Tượng đài Chúa Giêsu ở núi Tao Phùng:

    Ðối diện với mũi Nghinh Phong là con đường đi lên tượng đài Chúa Giêsu. Ðường dài trên 500m, lên cao gần 200m với gần 1,000 bậc.

    Lên gần tượng đài là tượng Ðức Mẹ Pietà (Sầu Bi). Tượng Chúa Giêsu cao 32m, hai tay dài hơn 18.4m, bên trong có thể đứng hàng ngàn người, vì có 133 bậc để khách đi lên hai cánh tay ngắm cảnh biền cả, núi đồi, tận hưởng gió biển và ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa.

    - Trung tâm Ðức Mẹ Bãi Dâu:

    Từ tượng đài Chúa Giêsu không xa, chúngta có thể tới Ðền Thánh Ðức Mẹ Bãi Dâu. Từ cổng đi vào, bên phải là tượng đàiThánh Giuse, bên trái là tượng đài quần thể các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Giữa côngviên là lối vào "Nhà Tổ", nơi đây có đặt 60 hài cốt các Thánh Tử Ðạo.Tại Nhà Tổ này, hàng ngày có đặt Mình Thánh Chúa để du khách và giáo hữu có thểđến cầu nguyện.

    Ðường Thánh Giá dài 260m, gồm 14 bộ tượngmen theo vách núi. Mỗi tượng cao 3m, cuối chặng thứ 14 là đường dẫn sang tượngđài Ðức Mẹ. Tượng Ðức Mẹ cao 25m, ẵm Chúa Giêsu cao 4.7m như thể giới thiệu chotoàn thể nhân loại Ðấng Cứu Thế duy nhất

    Cánh phải là Ðường Mân Côi dài 210m, gồm 113 bậc đi xuống theo triền dốc của núi. Cuối đường Mân Côi là đường dẫn vào đại thánh đường Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Ðền Thánh được thánh hiến ngày 22-7-1995, nhân dịp kỷ niệm 20 năm giám mục của Ðức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật....


    Tượng Đức Mẹ tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu cao 25m, ẵm Chúa Giêsu cao 4,7m
    như thể giới thiệu cho toàn thể nhân loại Đấng Cứu Thế duy nhất.

    thay đổi nội dung bởi: phale, 28-09-2012 lúc 04:12 PM
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  14. Có 2 người cám ơn phale vì bài viết này:


  15. #8
    Sébestien's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2012
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 6
    Cảm ơn
    9
    Được cảm ơn 14 lần trong 6 bài viết

    Default

    thanks phale nhiều nà, dịp nào xuống đây chơi
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  16. Có 2 người cám ơn Sébestien vì bài viết này:


  17. #9
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default Tượng Đài Chúa Ki-tô Vua Tại Vũng Tàu

    TƯỢNG ĐÀI CHÚA KI TÔ VUA TẠI VŨNG TÀU






    MŨI NGHINH PHONG





    Công trình tượng đài Ki-Tô Vua là một thắng cảnh bậc nhất của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một niềm tự hào chung của người dân Vũng Tàu, không phân biệt người Công Giáo hay không Công Giáo.






    QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI CHÚA KT-TÔ VUA TẠI VŨNG TÀU:

    Tượng Chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một công trình nghệ thuật tôn giáo đặc sắc, là sản phẩm của sự kết hợp tuyệt vời giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Người ta phải mất 20 năm mới có thể hoàn thiện được công trình như hiện nay. Bức tượng tạc hình Chúa Kitô giang rộng đôi tay, hướng ra biển cả như đang chở che cho nhân loại.Tượng cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m, tổng chiều cao 176m so với mực nước biển. Đây được xem là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil, vốn do hai quốc gia Arhentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m).
    Kiến trúc tổng quan
    Tượng Chúa Kitô đặt trên một toà nhà có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m, mặt trước trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”. Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục… đều được thể hiện hết sức mềm mại, sinh động, giàu sức sáng tạo.
    Chân tượng được bố trí thành một gian phòng rộng trưng bày những bức tranh, ảnh nói lên quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này. Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng, du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng - như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn - để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí, vừa có tác dụng thu lôi.
    Quá trình xây dựng
    Vào thập niên 70, giáo xứ Vũng Tàu, đứng đầu là linh mục chánh xứ Nguyễn Minh Tri, đã tiến hành xây dựng một tượng đài Chúa Giêsu cao 10 mét trên bệ cao 5 mét ở Ô Quắn, ngay trước mũi Nghinh Phong. Công trình được khởi công từ năm 1972, nhưng vào ngày 17 tháng 01 năm 1973, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã ra lệnh ngưng mọi công tác xây cất ở đây do khiếu nại của Phật Giáo, với lý do là địa điểm này đã được dành cho Giáo hội Phật Giáo. Để giữ hòa khí giữa hai tôn giáo lớn này, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã triệu tập một cuộc họp giữa chính quyền và đại diện hai tôn giáo trong cuộc. Ngày 16 tháng 02 năm 1974, một thỏa hiệp ba bên được ký kết: Giáo Hội Phật Giáo có toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng tượng đài Chúa Kitô Vua trên ngọn núi Tao Phùng với diện tích 10 mẫu. Với địa điểm mới, trên đỉnh núi Nhỏ, cao tới 176 mét so với mặt biển, công trình xây cất tượng đài phải hoàn toàn thay đổi để có thể chịu đựng những khắc nghiệt của khí hậu, của gió mùa, của ánh nắng gay gắt, của những cơn mưa và bão táp... Thêm vào đó, phát sinh hàng loạt những khó khăn mới về kỹ thuật, mỹ thuật và tài chánh...



    Chỉ một tháng sau ngày ký thỏa hiệp ba bên bằng văn thư số 140/VT/HC/LA, ngày 18/3/1974, nhà cầm quyền địa phương chế độ cũ đã chính thức cho phép xây dựng tượng đài Chúa Giêsu Vua trên đỉnh Tao Phùng. Cầm giấy phép trong tay, linh mục Nguyễn Minh Tri, ông Lê Quang Tuyên và bà con giáo dân Vũng Tàu bắt tay vào việc, vững tâm hơn nhưng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều.
    Công việc đầu tiên là tiến hành… đào móng trên độ cao 1236 mét so với mặt biển. Ban đầu, dự định sẽ đào móng sâu 6 mét, nhưng mới được 3 mét thì đụng nền xi măng cứng ngắc. Họ quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường tiến xuống móng, nhưng mỗi nhát xà beng là mỗi tia lửa bắn lên. Cùng với tia lửa là tiếng dội đủ để họ hiểu, khối ximăng cốt thép này là nắp đậy, chưa biết dày mỏng bao nhiêu, của một khoảng trống phía dưới.
    Vạch một vòng tròn to bằng cái mẹt, họ quyết tâm chọc thủng cái mẹt này để thăm dò lòng núi. Đục thủng chướng ngại vật, một người ngồi gọn trong một cái thúng rồi buộc dây thả xuống khoảng tối om phía dưới. Điều bất ngờ xảy ra: đây là một hệ thống địa đạo được che chắn bằng những tảng xi măng cốt thép. Chỗ bị chọc thủng chính là lối đi ở giữa hai dãy phòng, mỗi bên gồm 7 phòng, mỗi phòng dài 7 thước, rộng 4 thước. Không nghi ngờ gì nữa: Đây là hệ thống phòng thủ của người Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây. Rải rác trên sườn núi, người ta thấy những cửa hầm dẫn vào các khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉnh Tao Phùng. Tất cả đã bị cỏ cây che phủ. Như vậy, móng của tượng đài phải xuống sâu hơn, qua khoảng trống của căn hầm và đụng đất!


    Sự việc hoàn toàn bất ngờ với những người thi công tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng. Thế nhưng, điều bất ngờ ấy sau này cũng trở thành điều trăn trở, canh cánh của những người trong công giáo. Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, hệ thống đường hầm phòng thủ này đã gây nên mối nghi ngờ của nhiều vị lãnh đạo địa phương với cộng đồng Công giáo....
    Giải quyết xong phần móng của tượng đài, mọi người bắt tay vào việc đầy khí thế. Dưới sự chỉ đạo của linh mục chính xứ Nguyễn Minh Tri và ông Lê Quang Tuyến, kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách kỹ thuật bê tông cốt thép và điêu khắc gia Văn Nhân phụ trách phần mỹ thuật tượng đài. 50 người thợ có tay nghề miệt mài lao động. Ngoại trừ xi măng trắng, toàn bộ vật liệu đều sản xuất trong nước: cát từ sông Đồng Nai, sỏi 3 ly cũng được sàng lọc từ dòng sông này để dùng làm đá rửa; đá cẩm thạch lấy từ vùng Non Nước – Đà Nẵng… Đất và nước quê hương đã được dùng để tạo hình bức tượng Chúa lớn nhất thế giới này!
    Vào những ngày cuối của cuộc chiến tranh, tháng 4/1975, công việc lại như dồn dập hơn. Tượng đài phải được hoàn tất để Đức Giêsu chứng kiến sự chuyển mình sang một trang mới của dân tộc. Tiếng đạn pháo mỗi ngày một gần. Quốc lộ 51 nối Vũng Tàu – Sài Gòn mỗi ngày mỗi nhộn nhịp, người người hối hả vội vã. Trên đỉnh Tao Phùng, những công đoạn xây dựng tượng Chúa cũng đang ở những khâu chót. Tượng được mài từ trên xuống dưới, cẩn thận và tỉ mỉ, mài đến đâu dỡ giàn giáo đến đó. Một vị linh mục cao tuổi, có lẽ là người duy nhất đã trèo lên ôm hôn mặt Chúa, trước lúc giàn giáo được dỡ. Ông xúc động cầu nguyện cho quê hương vào giờ phút lịch sử, ông dâng đồng bào vào vòng tay rộng mở của Chúa.



    Thế rồi tháng 4/1975, lịch sử đất nước sang trang, công trình xây cất tượng Chúa đành phải ngừng. Bức tượng Chúa Kitô tuy đã được hoàn tất, nhưng cô quạnh trên đỉnh Tao Phùng, giữa đám cỏ dại um tùm....
    Ngày 28/01/1992, với công văn số 233/QĐ-UB do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Hàng ký, chính quyền mới lại cho phép Linh mục Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu, được sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa. Một lần nữa, dưới sự chỉ đạo của Ban Xây dựng Giáo Phận Xuân Lộc, do cha chánh địa phận Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban và cha Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu, là thành viên, đã cùng giáo dân Vũng Tầu, với sự đóng góp của giáo dân địa phận Xuân Lộc và cả nước, đã bắt tay vào việc kiện toàn công trình xây cất tượng đài Chúa Kitô, bất kể ngày đêm, không quản ngại trời gió hay trời mưa kể từ ngày 04 tháng 11 năm 1992. Chỉ hai năm sau ngày khởi công, ngày 01/12/1994, toàn bộ khu tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng ở Vũng Tàu đã được hoàn tất, được Đức Giám Mục Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật về làm phép và khánh thành.

    Phanxipăng
    nguồn: www.memaria.org


    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  18. Có 2 người cám ơn phale vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com