Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Những trò chơi phạt vui, lý thú

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo Xứ Thổ Hoàng
    Bài gởi: 898
    Cảm ơn
    678
    Được cảm ơn 1,025 lần trong 735 bài viết

    Default Những trò chơi phạt vui, lý thú

    Những trò chơi phạt vui, lý thú


    1. Cao cẳng cùng cò
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phat:
    - Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
    - Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
    - Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
    - Quản trò: Cổ đâu?
    - Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
    - Quản trò: Cẳng đâu?
    - Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
    Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

    2. Múa đôi
    Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
    Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

    3. Gia đình nhà Gà
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

    4. Bữa tiệc bò
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
    Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
    - Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
    - Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
    - Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
    Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

    5. Vịt béo
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
    Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
    - Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
    - Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
    - Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

    6. Vịt lạ kỳ
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
    Chú ý:
    - Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
    - Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
    - Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

    7. Chú mèo đáng yêu
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

    8. Vịt đẻ trứng vàng
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
    Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
    - Vịt đẻ: hai tay để sau mông
    - Vịt ấp: hai tay để trước bụng
    - Vịt nở: hai tay để trước mặt
    - Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

    9. Âm vang Tây Nguyên
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
    Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
    Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.

    10. Chú ếch lông bông
    Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
    Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
    Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
    “Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
    Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
    Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
    Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
    Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
    - Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
    - Câu 2: nhảy về phía trước
    - Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
    Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

    sưu tầm trên net
    NƯỚC TRỜI LÀ CỦA TUỔI THƠ

  2. Các thành viên đã cám ơn hongbinh vì bài viết này:


  3. #2
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo Xứ Thổ Hoàng
    Bài gởi: 898
    Cảm ơn
    678
    Được cảm ơn 1,025 lần trong 735 bài viết

    Default trò chơi trong sinh hoạt lửa trại

    trò chơi trong sinh hoạt lửa trại


    BONG BÓNG

    Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.

    Các hình thức chọn người thắng:

    - Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.

    - Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.

    - Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.

    THỔI NẾN

    Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến của bạn mình.

    UỐNG NƯỚC

    Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.

    Ai uống xong trước là thắng.

    KỂ CHUYỆN

    Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì bị loại.

    PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN

    Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.

    RƯỚC ĐUỐC

    Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.

    Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.

    DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG

    Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.

    Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.

    Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).

    THI GIỌNG NÓI

    Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con...

    Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Các khán giả quan sát và cho điểm.

    LÀM MẶT NẠ

    Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

    DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI

    Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.

    Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.

    Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.

    Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.

    THI NHẢY LỬA

    Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

    VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG

    Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.

    Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.

    CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN

    Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.

    Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

    THI LÀM MŨ NÓN

    Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.

    Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng...
    Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.

    VẬT KỲ LẠ

    Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người gánh hàng...).

    Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà thưởng.

    HOẠT CẢNH NGẮN

    Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.

    Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được tinh thần đề tài.

    VD: Trần Quốc Toản ra quân.

    Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.

    Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.

    Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày...

    Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.


    ĐỐT LỬA THI

    Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.

    Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.

    Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.

    Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.

    CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC

    Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba... cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.

    Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.

    Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.

    Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.

    NGƯỜI CÂM

    Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người, người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.

    BỊT MẮT

    Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.

    BÓNG BAY

    Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện... Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ bị loại.

    BÓNG CHUYỀN

    Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.

    CHIẾC NÓN

    Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay mũ bằng khăn tay).

    Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.

    Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.

    Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.

    Ai làm sai sẽ bị phạt.

    CỨU NGUY

    Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến, khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa...). Đội nào qua được là thắng.

    KỊCH TRONG LỬA TRẠI

    Kịch trong lửa trại không giống với kịch trên sân khấu. Việc soạn kịch lửa trại cần sáng kiến của tập thể và mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn dấu ấn của cá nhân. Do đó nó cần nhiều đến tài tháo vát, óc thẩm mĩ không chỉ của một người mà của rất nhiều người. Có thể bất cứ một việc gì, cổ kim, vui buồn... với một chút hài hước, châm biếm chúng ta có thể xây dựng được một vở kịch ngắn ý nghĩa dí dỏm.

    Đề tài kịch lửa trại rất phong phú, ta có thể lấy từ trong truyền thuyết, cổ tích, lịch sử, truyền thống, trong sinh hoạt đời thường... miễn sao nó phải có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rõ ràng và có ý nghĩa với người xem.

    Kịch dùng trong lửa trại nên dùng kịch ngắn, hài kịch, kịch câm; không nên dùng kịch dài, kịch thơ, kịch hát vì nó sẽ làm loãng không khí và có thể trùng lắp các nội dung khác, hoặc người dự sẽ không nghe thấy rõ nội dung kịch đề cập, sẽ ảnh hưởng đến chương trình chung của đêm lửa trại.

    Nội dung kịch trong lửa trại bao giờ cũng phải phù hợp với tâm lý đối tượng: kịch dành cho thiếu nhi, thanh niên, các đối tượng khác... tùy nội dung lửa trại. Kịch lửa trại cần vui nhộn mà không được lố lăng thô tục, hài hước mà không làm ảnh hưởng đến phong tục, nghiêm túc nhưng không khô khan, nhất thiết phải có tính cách xây dựng và giáo dục chiều sâu.

    HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI

    Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các nhân vật mà mình thể hiện. Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan trọng cần phải lưu ý của đêm vui lửa trại. Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.

    Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo... sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà, khi đến đất trại mới lắp ráp lại. Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.

    Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.

    Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.

    Ví dụ: Hóa trang:

    - Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.
    - Lạc Long Quân và Âu Cơ.
    - Những đề tài về khoa học giả tưởng...

    ST
    NƯỚC TRỜI LÀ CỦA TUỔI THƠ

  4. Các thành viên đã cám ơn hongbinh vì bài viết này:


  5. #3
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo Xứ Thổ Hoàng
    Bài gởi: 898
    Cảm ơn
    678
    Được cảm ơn 1,025 lần trong 735 bài viết

    Default TRÒ CHƠI TẬP THỂ

    TRÒ CHƠI TẬP THỂ


    . Giọt máu cứu người:
    - Dụng cụ: Thau nhựa, nước biển, chai nhựa (thủy tinh)
    - Cách chơi: Mỗi đội có 3 người chơi, đứng theo 3 vị trí được quy định bằng các dây nilon. Khi có hiệu lệnh xuất phát, người 1 lấy nước biển từ thau nhựa bằng miệng, chạy đến chỗ người 2, nhả nước vào tay người 2, người 2 giữ và chạy đến chỗ người 3, truyền nước cho người 3, người 3 giữ và chạy đến vị trí chai cuat mình, cho nước vào chai. Sau 5 phút, đội nào có mực nước trong chai cao hơn đội đó sẽ thắng,

    2. Bước chân thần tốc:
    - Dụng cụ: đôi hia (2 miếng gỗ có dây buộc vào chân người chơi)
    - Cách chơi: Mỗi đội chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm khoảng 3,4 người có nam có nữ và đứng ở 2 đầu. Khi có hiệu lệnh, nhóm 1 phải di chuyển trên đôi hia đến vị trí của nhóm 2, nhóm 2 nhận lấy buộc vào chân và di chuyển về đích. Đội nào về đích trước và còn đủ người là thắng.

    3. Truy tìm ngọc báu:
    - Dụng cụ: thau nhựa, bột mì, kẹo (kẹo được trộn vào thau có bột mì, ko thể thấy kẹo nằm ở dưới)
    - Cách chơi: Chơi theo hình thức đối kháng.
    Khi nghe hiệu lệnh, bạn nam cõng bạn nữ chạy đến vị trí thau nhựa nâng thau nhựa lên cho bạn nữ. Bạn nữ, không được dùng tay, chỉ được dùng miệng mò tìm 1 viên kẹo trong thau bột (chú ý, bạn nữ không được đụng tay đến thau bột, chỉ được dùng miệng). Sau khi đã mò tìm được viên kẹo, ngậm chạy về đích đưa cho trọng tài, và cặp thứ 2 tiếp tục chạy lên để mò tìm kẹo. Đội nào tìm đủ 10 viên kẹo trước, đối đó sẽ thắng.

    4. Vũ điệu tình nồng:
    - Dụng cụ: bong bóng (nhiều), dây thun, dây nilon.
    - Cách chơi: Chơi tập thể.
    Mỗi đội có 5 cặp (tùy theo số lượng cụ thể), nam và nữ, cột chân vào nhau theo thế 2 người 3 chân (cột chân bằng dây nilong). Mỗi cặp được cột 3 cái bong bóng vào mắt cá chân ở vị trí thấp (3 bong bóng ở 3 chân). Tất cả các cặp đứng vào 3 ô vuông (tròn) mà BTC đã vạch sẵn. Khi có hiệu lệnh, các cặp sẽ tìm cách để đạp bể bong bóng của các cặp khác, không được di chuyển ra ngoài vòng tròn hay ô vuông đã định. Cặp nào của đội nào còn bong bóng trên chân thì đội đó thắng.
    Quy định: - Không được cột bong bóng quá cao, không được cột trước mu bàn chân, không được đạp vào chân đối thủ (nhất là các bạn nữ), không được để đứt dây ni long ở giữa chân của mỗi cặp. Đội nào vi phạm, loại khỏi cuộc chơi.

    5. Đá bóng tình yêu
    - Dụng cụ: khung thành, bóng đá, dây nilon.
    - Chơi theo cặp nam nữ, cột chân theo thế 2 người 3 chân. Mỗi đội có 5 cặp cùng thi đấu (như bóng đá mini). Sau 5 phút, không đội nào ghi được bàn thắng thì cho đá luân lưu).

    6. Rước nàng về dinh
    - Dụng cụ: Bong bóng, dây thun cột, rổ đựng.
    - Cách chơi: Mỗi đội chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 nam 1 nữ. Chơi đối kháng.
    Sau khi có hiệu lệnh, 3 người trong 1 nhóm sẽ thay nhau thổi bong bóng, xong, bạn nữ cầm bong bóng trên tay, ngồi lên 2 đôi tay đan chéo của 2 bạn nam, 2 bạn nam khiêng bạn nữ về đích, trên đường phải vượt qua các chướng ngại vật. Chướng ngại vật 1: bước qua dây; chướng ngại 2: luòn dưới dây; chướng ngại 3: luòn dưới dây thấp hơn. Chuớng ngại 2 và 3 thiết kế sao cho khi đến chướng ngại 2, 2 nam phải quỳ xuống để qua, còn khi đến chướng ngại 3, 2 nam phải ngồi xuống để qua. Tuyệt đối khi về đến đích cả 3 người không được chạm vào dây của chướng ngại vật. Về đích, người nữ cho quả bóng vào rổ của đội mình. nhóm khác tiếp tục.
    Sau 5 phút, đội nào có số bong bóng nhiều hơn sẽ thắng.

    7. Vượt trận địa: (Trò chơi team)
    - Dụng cụ: bong bóng, dây thun cột, thanh tre,
    - Cách chơi: BTC đào sẵn các địa đạo trên cát (dài khoảng 4m, sâu 0,5m), đặt các thanh tre ở trên làm rào. Mỗi đội khoảng 6 người chơi. Khi có hiệu lệnh xuất phát, 6 người thổi bong bóng, cột bằng dây thun, sau đó nằm sấp duỗi thẳng chân, 2 tay người sau bám cào 2 chân người trước đồng thời buộc bong bóng vào chân của người trước. Cả đội phải nắm chặt chân nhau và di chuyển bằng cách trườn trên cát (như các chiến sĩ khi vượt qua các bãi mìn) theo con đường BTC đã vạch ra, phải chui xuống địa đạo, không để thanh tre chạm vào người. Khi người cuối cùng về đến đích tháo bong bóng cho vào ô của đội mình và quay về lại vạch xuất phát theo đường cũ. Đội nào kết thúc phần thi trong thời gian ngắn nhất sẽ giành phần thắng.
    ---> Cái tài của người chỉ huy sẽ giúp ích rất nhiều cho đội trong trò chơi này.

    8. Chung sức: (Trò chơi Team)

    - Dụng cụ: mõi đội có 10 ống nhựa (loại lớn, cứng), 1 miếng ván, và 2 thanh tre.
    - Cách chơi: tấm ván được đặt trên 10 ống nhựa. Mỗi nhóm khoảng 6 người cùng ngồi trên tấm ván. Khi có hiệu lệnh, 2 bạn sẽ dùng 2 thanh tre để chống đẩy di chuyển miếng ván, 2 bạn ngồi sau chuyển những ống nhựa cho 2 bạn ngồi trước đặt vào cho tấm ván di chuyển về đích. Game này đòi hỏi các thành viên trong đội phải phối hợp hết sức nhịp nhàng để di chuyển tấm ván về đích, từ người chèo đò, đến 2 người phía sau và 2 người phía trưốc.
    (Có thể kéo dài trò chơi bằng cách cho mỗi nhóm mang một vật gì đó về đích, sau đó nhóm thứ 2 tiếp tục di chuyển mang những miếng ghép còn lại về để hoàn thành bức tranh hay khẩu hiệu. Đội nào hoàn thành trước sẽ giành chiến thắng, tính thời gian trong trường hợp có nhiều đội).

    9. Heniken ghép hình: (Trò chơi Team)
    - Dụng cụ: Thùng nhựa loại lớn, nước đá, các miếng ghép đã được tháo ra thành nhiều mảnh, dép khổng lồ (thiết kế cho 2 người cùng mang đứng đối diện nhau).
    - Cách chơi: Chơi đối kháng.
    Mỗi đội có 3,4 cặp nam nữ, mang dép khổng lồ đứng đối mặt vào nhau. Khi có hiệu lệnh, cặp thứ 1 di chuyển sao cho nhịp nhàng đến thùng đá có những mảnh ghép, thò tay vào thùng đá lạnh và lấy ra mỗi người một miếng ghép (lưu ý phải lấy đúng miếng ghép của đội mình), sau khi lấy đựoc di chuyển tiếp về tấm bảng của đội mình ghép hình vừa tìm được. Xong, cặp thứ 2 tiếp tục cho đến khi hoàn thiện bức tranh. Đội nào hoàn thành xong bức tranh trong thời gian sơm nhất sẽ chiến thắng.
    ---> Game này mang tính phối hợp nhịp nhàng giữa các đồng đội và sức chịu đựng trong thùng đá lạnh. [Only registered and activated users can see links. ]

    10. Tình đồng độiTrò chơi Team)
    - Dụng cụ: Các chướng ngại vật bằng dây, bằng các vòng tròn, chuông leng keng.
    - Cách chơi: Một bạn sẽ đứng trên cao, tay cầm một mảnh của mô hình trái tim, các thành viên còn lại đứng ở phía sau, đan tay vào nhau. Khi có hiệu lệnh, thành viên đang đứng trên cao sẽ ngã tự do ra đằng sau, có các đồng đội của mình đang sẵn sàng nâng đỡ. (Hình tượng người chiến sĩ bị bắn và đựoc đồng đội cứu chữa). Các đồng đội sẽ di chuyển (khiêng) thành viên bị thương đến các chường ngại vật, đưa thành viên này qua các chướng ngại vật như vòng tròn nhỏ, các lưới mạng nhện, sao cho không được để thành viên chạm vào các chướng ngại vật, nếu chạm vào chuông sẽ rung lên. Sau khi đã vượt qua hết các chướng ngại vật, di chuyển thành viên đến vị trí để đặt trái tim. Xong thì nhóm thứ 2 tiếp tục. Đội nào ghép xong hình trái tim trước đội đó thắng. Có thể kết hợp các trò chơi team building.
    --> trò chơi này đòi hỏi tinh thần đồng đội cao, tự tin vào các đồng đội của mình, đoàn kết sẽ chiến thắng.
    ST
    NƯỚC TRỜI LÀ CỦA TUỔI THƠ

  6. #4
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo Xứ Thổ Hoàng
    Bài gởi: 898
    Cảm ơn
    678
    Được cảm ơn 1,025 lần trong 735 bài viết

    Default một số trò chơi sinh hoạt tập thể

    một số trò chơi sinh hoạt tập thể

    1. Tôi bảo:

    Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.

    2. Bắn tàu:

    (giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

    3. Truyền Điện

    Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
    Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
    Thời gian : 20 --> 30 phút

    Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)

    4. Hột vịt lộn

    Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi
    Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).

    5. Bà Ba đi chợ

    Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác)
    Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
    Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
    Bà Ba đi chợ ...

    6. Bạn ơi hãy làm

    Quản trò: Bạn ơi hãy làm
    Vòng tròn: Làm như thế nào.
    Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện)

    7. Giặt áo, giặt quần

    Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất cả cùng hô:
    "Giặt áo giặt quần
    Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại)
    Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
    Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú: mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía tay phải của mình) Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng mặt thì thôi.

    8. Bắn tên:

    Tất cả ngồi thành vòng tròn.

    Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B.

    Vòng tròn hô: Một hai, một hai

    B: B bắn C

    Vòng tròn: Một hai

    C: C bắn D

    Vòng tròn: Một hai
    ...

    trò chơi càng lúc càng nhanh.

    Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình.

    9. Làm chậm sau một động tác:

    Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.

    Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.

    10. Cá bơi:

    Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)

    Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)


    Vòng tròn: Nước đây, nước đây.

    Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước)

    Vòng tròn: Cá đây, cá đây.

    Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)

    Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...

    Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)

    Vòng tròn: Chiếu

    Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)

    Vòng tròn: Bùm

    Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm

    11. Chanh chua, cua kẹp:

    Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.

    Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.

    12. Muỗi bay:

    Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.

    Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)

    Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.

    Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)

    Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".

    Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

    13. Sóng biển:

    Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây.

    Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.

    Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)

    (lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)

    Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.

    Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)

    Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.

    Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.

    Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...

    Quản trò: Biển sóng, biển sóng

    Vòng tròn: Rì rào rì rào.

    (trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )

    14. Bỏ khăn:

    Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ.

    15. Tìm nhạc trưởng:

    Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn.

    16. Ta là Vua:

    Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".

    Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.

    Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua

    17. Bội số của Bảy:

    Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).

    Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.

    Ví dụ:

    A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...

    Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.

    Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...

    Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị phạt ráng chịu

    18. Trí nhớ dai:

    Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như trong các loại thú, các loại hoa,...)

    Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào một vật khác cùng chủ đề.

    Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...

    Phạt: như trò Bội số 7

    Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.

    19. Tàu điện:

    Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.

    20. Tôi cần:

    Quản trò: tôi cần, tôi cần.

    Vòng tròn: Cần gì, cần gì.

    Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo.

    21. Trồng cây:

    Vòng tròn ngồi chồm hổm.

    Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt>

    Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)

    Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...

    Vòng tròn hô theo:

    Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)

    Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

    Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...

    Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

    Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)

    Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)

    Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

    22. Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):

    Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.

    (thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay thấp thì Vòng tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì Vòng tròn vỗ tay nhanh và mạnh hơn.)

    23. Bão thổi:

    Quản trò: Bão thổi, bảo thổi

    Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai

    Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần nam,...)

    Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)

    24. Đoàn kết (hay Dính chùm):

    (trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)

    Quản trò: Đoàn kết.

    Vòng tròn: Thì sống

    Quản trò: Chia rẻ.

    Vòng tròn: Thì chết

    Quản trò: Kết chùm

    Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?

    Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4 chân,...)

    Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)

    25. Vòng tròn nhấp nhô:

    Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.

    Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay về hướng của mình và đồng thời thổi còi.

    26. Chim sổ lồng:

    Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.

    Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm lồng.

    Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

    27. Mèo bắt chuột:

    Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.

    Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.

    28. Mưa - nắng:

    Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó từng cặp một lồng hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô "Nắng" thì tất cả những người đứng bên phải dùng sức, khom người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên lưng của mình (người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì người bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải trên lưng của mình.
    ST
    NƯỚC TRỜI LÀ CỦA TUỔI THƠ

  7. Có 4 người cám ơn hongbinh vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Tags for this Thread

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com