Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Đôi nét giới thiệu

  1. #1
    paulma2010's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: paulma
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 41
    Cảm ơn
    30
    Được cảm ơn 56 lần trong 27 bài viết

    Default Đôi nét giới thiệu

    I. ĐỊNH NGHĨA:
    Sinh hoạt trong Giáo Lý chính là tất cả những hoạt động nhằm giúp các em đáp trả lại giáo huấn của Lời Chúa một cách vui tươi, sinh động, hồn nhiên mà chân thành. Các sinh hoạt này sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho tiến trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin, qua việc thể hiện bằng nhiều mặt hoạt động khác nhau.Xin
    Xin đừng lầm tưởng sinh hoạt Giáo Lý có nghĩa là cứ việc cho các em hát hò, làm cử điệu răm rắp, vỗ tay rôm rả hết bài này sang bài khác; cứ việc kể linh tinh đủ thứ chuyện có tình tiết ly kỳ hấp dẫn; cứ việc cho các trò chơi sôi nổi tưng bừng; cứ việc tổ chức quanh năm những kỳ trại, những cuộc hội thi, những chuyến đi chơi tốn kém với đồng phục, cờ xí, lều bạt...
    Coi chừng đó chỉ là thể hiện một sự phô trương rầm rộ bề ngoài, khơi gợi vào sự hiếu động, hoạt náo, vào những năng lượng thặng dư về thể chất của trẻ em. Còn ngược lại, nội tâm bên trong chỉ là hời hợt rỗng tuyếch. Khi ấy, chúng ta đã biến sinh hoạt Giáo Lý thành một thứ câu lạc bộ kỹ năng sinh hoạt như ngoài xã hội.
    Trong khi đó, việc vận dụng các bài hát, băng reo, cử điệu, trò chơi, truyện kể một cách chọn lọc, sáng tạo, đúng lúc, đúng mức, có chuẩn bị trước và có lượng giá sau đó cho các em, thì tất cả lại có thể góp phần tác động sâu xa trên toàn diện con người của các em về cả 3 mặt Trí – Tâm – Hoạt.
    Bên cạnh đó, các hoạt động lớn hơn như kịch chạy, pa-nô chạy, hoạt cảnh, hội thi đố vui, pích-ních, lửa trại, thám du, trò chơi lớn, trò chơi chiến dịch lại giúp các em thể hiện chiều kích tập thể bên nhau và với nhau.
    II. VAI TRÒ:
    1. Đối với các em:
    Các sinh hoạt Giáo Lý giúp các em 3 tác dụng quan trọng sau đây:
    Thấm thía: Nội dung Giáo Lý được chuyển thành một sứ điệp của Chúa gửi cho các em, vun đắp dần dần thành vốn liếng Đức Tin ( quá trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin ). Ví dụ: một câu truyện kể về một em bé chịu hy sinh để bảo vệ Mình Thánh Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ đánh động các em về sự quả cảm anh hùng (thuộc về nhân bản ), nhưng còn giúp các em nhận chân được giá trị quý báu vô ngần của Bí Tích Thánh Thể ( thuộc về tín lý ), khao khát được rước Mình Thánh Chúa ( thuộc về tâm linh ), và sẽ nỗ lực sống xứng đáng và trọn vẹn hiệu quả của Thần Lương này trong đời sống các em ( thuộc về luân lý ).
    Ghi nhớ: Nội dung Giáo Lý được khắc ghi sâu xa trong lòng các em, với cốt lõi là câu Lời Chúa ngắn gọn súc tích, bao chung quanh lớp thứ nhất là những lời diễn giảng của Giáo Lý Viên, lớp thứ hai là một chứng từ sống Chúa gửi cho các em, vun động hoặc một truyện kể minh họa, lớp thứ ba là bài hát Ý Lực cùng các cử điệu đi kèm... Cứ như thế, bài Giáo Lý vượt mức độ ý thức để đi sâu vào tâm thức các em, cô đọng và tồn tại trong cả cuộc sống các em sau này, trở thành một phản xạ Tin Mừng.
    Thông truyền: Nội dung Giáo Lý một khi đã trở thành vốn liếng Đức Tin của cá nhân mỗi em, không co cụm thu vén và chôn giấu nơi mình để rồi thui chột, hao mòn, nhưng lại còn có sức bật tung, lan tỏa, truyền đi đến tất cả mọi người chung quanh như gia đình, bạn bè, và cả trong xã hội. Các sinh hoạt Giáo Lý có thể coi như những cơ hội để các em "thực tập" điều này với nhau. Một kỳ trại, một chuyến đi, một chiến dịch Giáo Lý phải nói là có khả năng lan tỏa rất âm thầm nhưng lại rất hiệu quả đến Giáo Xứ, đến gia đình, đến những ai các em tiếp xúc...
    Như vậy, rõ ràng các sinh hoạt Giáo Lý giữ một vai trò rất quan trọng trong Huấn Giáo, dẫn nhập, song hành, củng cố và hỗ trợ cho việc giảng dạy một nội dung Giáo Lý. ( Xin tham khảo thêm Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 1 về các kỹ năng và phương cách tổ chức các mặt sinh hoạt trong Giáo Lý ).
    2. Đối với Giáo Lý Viên:
    Một khi đã lồng được những sinh hoạt thích hợp vào một buổi dạy, Giáo Lý Viên có thể lượng giá được chính việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả đến đâu, nhờ biết được các em đã tiếp thu những gì.
    Đặc biệt là đối với những em gặp khó khăn trong việc diễn tả tâm tư trực tiếp bằng lời nói hay chữ viết, các em sẽ được bộc lộ hồn nhiên thoải mái khi hát một bài hát Ý Lực, chơi một trò chơi ứng với nội dung Giáo Lý vừa học, hoặc khi hòa nhập tham gia trong các sinh hoạt Nhóm, Đội...
    Ngoài ra, nhờ sinh hoạt, buổi học Giáo Lý thêm vui tươi lôi cuốn. Trong cảm nhận của các em, Giáo Hội nói chung, là một thực thể sinh động và hết sức gần gụi
    Cẩm nang huynh trưởng
    God is my love!

  2. #2
    paulma2010's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: paulma
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 41
    Cảm ơn
    30
    Được cảm ơn 56 lần trong 27 bài viết

    Default Tiêp..

    III. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT GIÁO LÝ:
    Xin đơn cử một số các mặt sinh hoạt có thể áp dụng vào Giáo Lý:
    1. TRUYỆN KỂ:
    Nên dùng những truyện tích từ Kinh Thánh, từ lịch sử Giáo Hội, cuộc đời các Thánh, những mẩu truyện thường nhật hoặc thời sự, và có tính thuyết phục nhất là các chứng từ ( témoignages ).
    Kể truyện Giáo Lý trong buổi dạy Giáo Lý không hề nhắm mục thuyết phục nhất là các chứng từ ( témoignages ).đích mua vui giải trí cho các em, nhưng là để dẫn nhập, minh họa hoặc củng cố cho nội dung Giáo Lý. Chính đề tài Giáo Lý sẽ quyết định chọn lựa câu truyện nào cho phù hợp. Truyện kể cần được trình bày ngắn gọn trong vòng tối đa 5 phút, vì thế nên loại bỏ những chi tiết dư thừa không liên quan trực tiếp đến bài Giáo Lý.
    Truyện kể Giáo Lý có thể được chuyển tải bằng hai cách sau đây:
    Kể truyện: Giáo Lý Viên phải nắm vững cốt truyện. Giọng kể phải nhập vai, chia vai một cách sống động, nếu cần phải minh họa bằng nét mặt và cử chỉ, dáng vẻ. Chú ý khai thác các tình tiết kịch tính làm nổi bật sự họa bằng nét mặt và cử chỉ, dáng vẻ. Chú ý khai thác các tình tiết kịch tính làm nổi bật sự đối kháng ( Ví dụ: Yêu thương – Ghen ghét; Tha thứ – Hận thù; Trung thực – Giả dối; Vị tha – Ích kỷ... ) và đạt tới cao trào cảm xúc của cốt truyện.
    Cuối cùng, Giáo Lý Viên giúp các em suy nghĩ bằng một câu hỏi gợi ý, có thể dùng Phương Pháp Lập Phiếu để các em đặt tên truyện ấn ấn định trong một vài từ, hoặc cho biết thích ( hay không thích ) nhân vật nào nhất, tại sao ? Từ các tên truyện các em đã đặt, từ những cảm nhận của các em, Giáo Lý Viên dẫn nhập vào nội dung bài Giáo Lý hoặc củng cố bài Giáo Lý vừa dạy.
    Đọc truyện: Khi cốt truyện có nhiều tình tiết độc đáo, nên mời một vài Giáo Lý Viên bạn chia nhau các vai cùng với một người dẫn truyện thì bầu khí sẽ hết sức sinh Giáo Lý Viên bạn chia nhau các vai cùng với một người dẫn truyện thì bầu khí sẽ hết sức sinh động. Mặt khác, khi cần dẫn chứng một thông tin có nhiều số liệu, nhân vật, thời gian... nên đọc để có tính chính xác của tư liệu hơn. Ngoài ra, có thể chọn một truyện dài có nội dung khớp với chủ đề Giáo Lý cả năm học, cứ mỗi cuối buổi lại đọc tiếp cho các em nghe một đoạn ( Ví dụ: Chọn tập sách "Những Tấm Lòng Cao Cả" của Edmondo De Amicis )
    2. BÀI HÁT:
    Những bài hát có thể được dùng cho Giáo Lý bao gồm:
    Bài Hát Ý Lực Lời Chúa: Nội dung là một hoặc hai câu Lời Chúa. Nét nhạc đơn giản, dễ tập, dễ hát, dễ nhớ. Phần điệp khúc thường là một tâm tình sống ứng hợp với Lời Chúa mời gọi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu cho thêm phần sống động, gây ấn tượng sâu sắc hơn cho các em.
    Có thể dùng Nét nhạc để dẫn nhập ở đầu buổi học, minh họa ở giữa buổi khi trình bày nội dung bài, hoặc củng cố sau khi giảng bài.
    Bài hát sinh hoạt Giáo Lý: Nội dung là những tâm tình sống gắn liền với nội dung Giáo Lý như: vui tươi, dễ thương, bác ái, vị tha, trung thực, hy sinh, dấn thân, phục vụ theo lý tưởng Ki-tô giáo. Nét nhạc hào hứng, sôi nổi, phấn khởi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu nhanh, gọn, hoặc thể hiện bằng một điệu vũ đơn giản ( quen gọi là mini vũ ). Thường được dùng để gây bầu khí đầu buổi học hoặc hâm nóng ( warming up ) ở giữa hay ở cuối buổi học.
    Bài hát sinh hoạt: Ngoài những bài có nội dung tôn giáo, có thể dùng thêm rất nhiều bài sinh hoạt phổ biến của các phong trào Hướng Đạo, của học sinh Mẫu Giáo và Phổ Thông nếu tìm được những ý tưởng nhân bản thích hợp.
    Thường được dùng kèm với các trò chơi trong phòng, hoặc ngoài trời, khi tổ chức Hội Thi Giáo Lý, bên đống lửa trại, trong những dịp đi chơi dã ngoại...
    Bài hát cầu nguyện: Nội dung là những tâm tình cầu nguyện cảm tạ, ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh Ca nào miễn là dễ hát, ý tưởng thích hợp với ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh Ca nào miễn là dễ hát, ý tưởng thích hợp với độ tuổi các em, dễ gây được bầu khí và khơi gợi tâm tình cầu nguyện ứng với nội dung bài Giáo Lý. Thường được dùng trong các phút cầu nguyện đầu buổi, hoặc vào cao điểm giữa buổi, hoặc kết thúc buổi học Giáo Lý.
    3. CỬ ĐIỆU:
    Cử điệu là những động tác gồm: cử chỉ ( dùng tay ) và bộ điệu (dùng chân và thân mình ) được dùng để diễn tả một phần sâu xa của nội tâm. Cử điệu có thể đi kèm với ý nghĩa từng câu hát của các Bài Hát Ý Lực khi sinh hoạt, hoặc cũng có thể để minh họa trong các hoạt cảnh gợi ý từ các Dụ Ngôn, các cuộc gặp gỡ trong Tin Mừng, và cũng có thể để hỗ trợ cho việc cầu nguyện.
    Các cử điệu sẽ đạt mức độ nghệ thuật khi đồng bộ nhịp nhàng, nhưng hơn thế nữa, dẫu có chuệch choạc một chút, cử điệu vẫn gây ấn tượng và cảm xúc sâu xa cho cả tập thể lớp Giáo Lý và cho mỗi em, nếu như được Giáo Lý Viên khéo léo lồng trong một bầu khí sinh hoạt ấm áp và cầu nguyện chân thành.
    Xin đơn cử một vài cử điệu chính cho sinh hoạt hoặc cầu nguyện:
    Chúc tụng hay ngợi khen: đứng thẳng, nét mặt rạng rỡ, hai tay đưa lên cao.
    Chiêm ngắm hay tôn thờ: quỳ một chân, ngước mắt nhìn theo hướng một tay đưa lên cao.
    Yêu thương hay khiêm hạ: quỳ gối ngồi tựa trên hai gót chân, cúi đầu, hai tay áp chéo trên ngực.
    Khép kín hay khước từ: đứng thẳng, rũ hai tay, cúi đầu nhìn xuống đất; hoặc dùng hai bàn tay xua trước mặt.
    Khai mở hay đón nhận: hay lòng bàn tay mở ra đưa thẳng về phía trước, chân phải bước tới một bước.
    Đoàn kết hay thân ái: tất cả cùng nắm tay nhau thành vòng tròn, đưa cao lên thành những hình chữ V.
    4. TRÒ CHƠI:
    Xét về mặt tác dụng tâm lý, trò chơi giúp các em xác định tính cách của mình: tôi là ai ? tôi có những nét độc đáo nào ? những ưu khuyết điểnm nào ? tôi có thể đóng góp được gì cho tập thể ? Trong cuộc chơi, các em thật sự là những "diễn viên" luôn phải sáng tạo, đối phó, thích nghi, mạo hiểm, quyết đoán và biểu lộ lòng trung thực và sự tương trợ.
    Qua trò chơi, các em khám phá ra vị trí và vai trò của mình trong xã hội, học biết sử dụng sự tự do cá nhân một cách chính đáng, tương quan với Chúa, với nhau và với mọi người chung quanh.
    Đầu buổi học Giáo Lý có thể có một trò chơi để tiếp đón các em, gây bầu khí phấn khởi thân tình, hội nhập với tập thể, đồng thời cũng thu hút bớt một phần năng lượng thặng dư ( nhất là bên nam ) để các em bớt ngó ngoáy nghịch ngợm. Cuối buổi học, nếu có được một trò chơi ứng hợp với nội dung Giáo Lý vừa học thì lại càng giúp các em ghi nhớ và nội tâm hóa giáo huấn của Lời Chúa.
    5. KỊCH VÀ HOẠT CẢNH:
    Không nhất thiết là kịch và hoạt cảnh chỉ được dùng làm tiết mục trong hội diễn văn nghệ và đêm lửa trại.
    Hoạt cảnh có thể được tổ chức ngay trong lớp học mà không cần hóa trang công phu và thời gian chuẩn bị lâu. Nên chia lớp thành các Đội, viết phiếu và bốc thăm để cùng diễn một số dụ ngôn cùng một chủ đề trong Tin Mừng.
    Sau đó, chỉ cần dành ra 10 phút để đúc kết, rút ra chân lý và sứ điệp Tin Mừng mời gọi, thì buổi học Giáo Lý xem như đã hoàn thành và đạt hiệu quả rất cao.
    6. PA-NÔ VÀ BÁO TƯỜNG:
    Thể loại sinh hoạt này vận dụng đến các kỹ năng thủ công (Travaux Manuels ) như: vẽ, trang trí, cắt dán, trình bày bố cục bên cạnh các kỹ năng sáng tác thơ, văn, viết phóng sự, phỏng vấn, thống kê, điều tra...
    Ngoài những dịp lễ lớn mà Ban Giáo Lý tổ chức Hội Thi Báo Tường, các lớp học Giáo Lý đều có thể cho các em tổ chức làm các loại Pa-nô Chạy ( Panneaux Express ), Báo Chạy ( Press Express ) thi đua giữa các Đội.
    Khi các em thuyết minh về Pa-nô của mình cũng chính là các em đã tham gia khai phá nội dung Giáo Lý, xây dựng bài cho chính các em, Giáo Lý Viên chỉ cần gợi ý, mở rộng và bổ khuyết.
    Riêng với các em lứa tuổi thiếu nhi, môn Vẽ Tranh Giáo Lý ngay trong buổi học, sẽ đạt được hiệu quả nội tâm rất cao.
    Vẽ là một sinh hoạt diễn tả tâm tình, cảm nghĩ hay quan điểm về một thực tại nào đó qua các hình tượng và màu sắc. Giáo Lý Viên có thể cho các em vẽ lại một hoạt cảnh Tin Mừng, hoạt cảnh đời thường hay những biến cố trong đời sống của Giáo Hội, qua đó chúng ta đọc được Niềm Tin của các em vào Chúa.
    IV. KẾT LUẬN:
    Các sinh hoạt là một phương tiện hỗ trợ hết sức năng động ( dynamique ) cho việc chuyển tải và nội tâm hóa nội dung Giáo Lý và sứ điệp Lời Chúa cho các em, đồng thời lại gây được bầu khí vui tươi sôi nổi, rất thích hợp với tâm lý ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên.
    Thế nhưng, cũng không nên quá lạm dụng, lấn lướt mất thời gian để các em suy nghĩ, cảm nhận và cầu nguyện trong bầu khí sâu lắng. Giáo Lý Viên nên cân nhắc liều lượng vừa đủ, chú ý tận dụng hiệu quả chiều sâu (nội tâm mỗi em ) và chiều rộng ( tương quan với nhau ) qua các dạng sinh hoạt Giáo Lý

    cẩm nang huynh trưởng
    God is my love!

  3. #3
    paulma2010's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: paulma
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 41
    Cảm ơn
    30
    Được cảm ơn 56 lần trong 27 bài viết

    Default Huynh trưởng

    ƠN GỌI - SỨ MỆNH - TRÁCH NHIỆM


    CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG


    TRONG PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM


    I. ƠN GỌI HUYNH TRƯỞNG
    Lý do nào khiến bạn muốn trở thành Huynh Trưởng?
    Hoàn cảnh nào đưa dẫn bạn trở thành Huynh Trưởng?
    A. Huynh Trưởng Là Ai?
    1. Huynh là Anh. Trưởng là Người Dẫn Đầu. Huynh trưởng là một người anh cả, là người dẫn đầu của một nhóm, một đoàn thể.
    2. Trưởng còn là Trưởng Thành. Huynh trưởng là một người đã trưởng thành về cả hai mặt:
    a. Trưởng Thành Về Mặt Tự Nhiên: Thành một người tốt (tư cách, tác phong, đức tính)
    b. Trưởng Thành Về Mặt Siêu Nhiên: Thành Một Kitô hữu tốt (đời sống đạo đức)
    Tóm lại, Huynh trưởng là một người trưởng thành, có tư cách, tác phong, đạo đức và những đức tính tốt để trở thành một người anh hướng dẫn các em Thiếu Nhi. (Mục Đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể)
    B. Ơn Gọi Làm Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể
    Người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể được kêu gọi để tiếp tục sứ mệnh của Chúa Kitô, được giao phó trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn các em thiếu nhi. Để hoàn thành sứ mạng Huynh Trưởng phải:
    1. Có tuổi, có kiến thức cao, có kinh nghiệm
    2. Có trách nhiệm
    3. Có trái tim

    II. SỨ MỆNH
    1. Sứ mệnh người Huynh Trưởng là làm cho đức tin các em triển nở
    - Nghề: Có thể bỏ.
    - Sứ Mệnh: Huynh Trưởng một ngày, Huynh Trưởng cả đời
    2. Làm lớn phải phục vụ khiêm tốn
    - Bài học rửa chân (Yn 14: 15)
    - Không phải là cớ vấp phạm (Lc 17: 1 – 2)

    III. TRÁCH NHIỆM
    A. Đối Với Bản Thân
    1. Thể Xác
    - Thể lý
    - Thể chất
    2. Tư Cách & Tác Phong
    3. Đức Tính
    4. Tình cảm
    - Chính chắn, bao dung
    5. Trí Khôn
    - Tài lãnh đạo: Lấy quá khứ làm kinh nghiệm cho hiện tại và ước đoán tương lai.
    - Khả năng chuyên môn: Kiên nhẫn thu thập dữ kiện. Năng học hỏi, khám phá điều hay.
    6. Đức Tin
    - Tu thân
    - Tinh thần đạo đức
    - Đời sống nội tâm vững chắc
    - Lòng tin vào Chúa, lòng mến anh em
    - Sống chứng nhân
    B. Đối Với Đoàn Sinh
    1. Người Huynh Trưởng có trách nhiệm trực tiếp trên Đoàn Sinh vì là người dẫn đầu
    - Ba lần Chúa hỏi Phêrô (Yn 20: 15 – 17)
    2. Huynh Trưởng là:
    - Thầy: Có kiến thức
    - Anh, Chị: Biết bao dung
    - Bạn: Có tình cảm
    - Thần tượng (Role Model): Có tư cách, đạo đức
    C. Đối Với Đoàn Thể
    1. Phát Triển Đoàn
    - Thành Lập: Biết rằng vạn sự khởi đầu nan.
    - Nuôi Dưỡng: Làm cho Đoàn phát triển tốt đẹp
    - Duy Trì: Sống chết với Đoàn. Lập Đoàn thì dễ, duy trì thì khó
    2. Vai trò của Huynh Trưởng là lãnh đạo, chỉ huy
    - Khả năng và tinh thần dấn thân, phục vụ
    - Phải có đường hướng, mục tiêu hoạt động.
    - Làm việc phải có phương pháp, tổ chức khoa học
    - Cộng tác với các Huynh Trưởng khác

    IV. GIÁO DỤC:
    A. Giáo dục Thiếu Nhi
    1. Tạo niềm tin, tự hào & hãnh diện
    - Giáo dục các em thành người tốt
    - Giáo dục các em thành Kitô hữu tốt
    2. Dạy điều mình sống & sống điều mình dạy.
    - Phương pháp tốt nhất để giáo dục là sống như một chứng nhân
    3. Đạo đức và khả năng:
    - Khả năng không đạo đức sinh kiêu căng. Đạo đức không khả năng sinh buồn tẻ
    4. Tư cách và tác phong:
    - Đàng hoàng, đứng đắn
    - Trung tín và thành thực.
    5. Trong vấn đề giáo dục, phải để ý đến nhân cách, phẩm giá các em. Trẻ em cũng có nhân vị.
    - Biết trẻ, hiểu tâm lý trẻ
    - Yêu thương, có lòng bác ái và biết làm gương sáng
    - Biết khích lệ. Tế nhị trong vấn đề khen thưởng và sửa phạt

    V. HƯỚNG DẪN:
    Theo đường lối của phong trào
    Để thành công trong việc hướng dẫn, người Huynh Trưởng phải biết lắng nghe


    VI. THỰC HÀNH
    A. Nơi Phục Vu
    1. Ở Đoàn, Ngành, Chi Đoàn hoặc ở Đội
    2. Thực tế, chân thành trong cuộc sống
    3. Chuẩn bị tinh thần
    4. Yêu mình, yêu người
    5. Trung tín, thành thực
    B. Khi Phục Vụ:
    1. Bây giờ, chớ để ngày mai
    2. Khiêm nhường, Quảng đại..

    Nghiệp vụ trưởng trực
    thay đổi nội dung bởi: paulma2010, 18-05-2009 lúc 02:08 PM
    God is my love!

  4. Các thành viên đã cám ơn paulma2010 vì bài viết này:


  5. #4
    paulma2010's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: paulma
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 41
    Cảm ơn
    30
    Được cảm ơn 56 lần trong 27 bài viết

    Default NGHỆ THUẬT THƯỞNG PHẠT


    I. NHẬN XÉT
    1. Nhớ lại những lần Chúa khích lệ các tông đồ.
    2. Benjamin West kể chuyện ông đã trở thành danh hoạ như thế nào: “ Một ngày kia, ông định vẽ hình em gái Sally, nhưng đã làm dơ bẩn cả bếp. Khi mẹ về, không những là không la mắng mà còn thưởng cho ông một cái hôn. Cái hôn của bà mẹ đã khiến ông trở thành họa sĩ.”
    3. Bản tính con người, theo William James, là mong mỏi, tán đồng và khen thưởng. Người được khen thưởng sẽ cố làm nhiều hơn nữa để chiều lòng.

    II. Ý NIỆM VỀ KHEN THƯỞNG
    1. Khen thưởng và sửa phạt phải nằm trong mục đích để giáo dục, không gây thù hận hay bè phái.
    2. Khen thưởng để khích lệ, nâng cao tinh thần cố gắng. Sửa phạt để duy trì kỷ luật trong đoàn thể.
    3. Điều hoà thưởng phạt để làm cho đoàn thể thăng tiến trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.

    III. ĐỨC TÍNH CẦN CÓ
    1. Quan sát
    2. Công bằng
    3. Đại lượng

    IV. NGUYÊN TẮC KHEN THƯỞNG
    1. Phần thưởng không quan trọng, quan trọng là cách khen thưởng.
    2. Nên khen thành tích, những gì các em đã làm được như những việc giúp đỡ trong nhà, những hành động giúp ích, sự thật thà ngay thẳng, các đức tính tốt,… trẻ sẽ cố gắng thêm. Không nên khen về nhân cách, tính tình.
    3. Khen những gì các em có trách nhiệm hơn là khen những gì ngoài tầm tay hoạt động của các em.
    4. Lời khen quan trong nhất là nơi những người có quan hệ với các em: cha mẹ, thầy cô, huynh trưởng. Khen thưởng nhiều giúp trẻ em thắng lướt tính nhút nhát và phát triển tính tự lập. Ngoài ra sự khen thưởng còn phát triển tinh thần cộng tác.
    5. Khen thưởng phải chân thành, không khách sáo hay phóng đại. Trẻ em thông minh hiểu khi nào ta chân thành mà không nịnh bợ.
    6. Khen thưởng những điều các em làm vì sáng kiến riêng và có giá trị. Cách khen thưởng đó giúp các em phát triển thêm nhiều sáng kiến trong tương lai.
    7. Khen thưởng càng sớm càng tốt, đừng để lâu quá sẽ thành vô nghĩa, các em không kiên nhẫn như ta.

    V. NGUYÊN TẮC SỬA PHẠT
    Người Huynh Trưởng phải nhận biết rằng hình phạt là một phương cách giúp cho các em sống xứng đáng hơn, hiểu biết lỗi lầm của mình để tự sửa đổi, và cũng để cho các em kém kỷ luật lấy đó làm gương.
    1. Đừng bao giờ vơ đũa cả nắm.
    2. Không bao giờ ỷ vào quyền hạn và chức vụ của mình.
    3. Không lẩn tránh trách nhiệm bởi hình phạt mình đưa ra.
    4. Không dùng hình phạt như sự trả thù cá nhân.
    5. Không áp dụng hình phạt bởi sự hấp tấp thiếu đắn đo suy nghĩ, thiếu nhận xét và phán đoán.
    A. Trước Khi Phạt
    Trưởng phải nhận biết và hiểu rõ:
    1. Luật có phải do tự mình đưa ra không?
    2. Luật có được giải thích rõ ràng không?
    3. Có phải người có trách nhiệm hiểu luật một đàng nhưng lại áp dụng một nẻo không?
    4. Người phạm luật có vì cố ý hay vô tình không?
    5. Các em có đủ điều kiện để thi hành không? Nếu không thì phần trách nhiệm thuộc về ai?
    6. “Vô tội nhưng hữu trách”. Nguyên nhân nào làm các em phạm luật?
    B. Trong Khi Phạt
    1. Trưởng phải hiểu rằng sửa phạt là vì lợi ích chung, bất đắc dĩ mới áp dụng hình phạt.
    2. Phải để cho người có lỗi tự biện hộ cho hành động của mình
    3. Cân nhắc kỹ lưỡng hình phạt cho xứng đáng, không vượt quá khả năng người bị phạt
    4. Giải thích rõ để các em nhận biết mình có lỗi và đáng bị phạt.
    5. Tôn trọng quyền hạn của người khác nếu người bị phạt không thuộc phạm vi của mình.
    6. Không tăng thêm hay giảm bớt hình phạt.
    7. Không để các em biến hình phạt thành một trò đùa hay mục tiêu chế diễu bêu xấu các em khác.
    C. Sau Khi Phạt
    1. Tuyệt đối không nhắc lại lỗi lầm tránh làm cho các em có mặc cảm với chính mình
    2. Không nên hoài nghi các em sẽ tiếp tục vi phạm nữa

    VI. LƯU Ý
    Huynh Trưởng là nhà giáo dục
    1. Khi cần phạt thì phải phạt để duy trì kỷ luật, có thể biến hình phạt thành sự khích lệ, sửa đổi.
    2. Nên áp dụng theo phương pháp hàng đội để khuyến khích tinh thần đồng đội.
    3. Tránh lầm lẫn cho rằng muốn lấy lòng các em thì không nên phạt.
    4. Tránh gieo ác cảm trong lòng các em.


    Nghệ thuật trưởng trực
    God is my love!

+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com