Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Quê Hương tui nè - Bình Thuận

  1. #1
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default Quê Hương tui nè - Bình Thuận

    Phan Thiết: Lễ hội Cầu ngư, chào tuần du lịch hè
    (www.binhthuan.vn - 12/05/2009 - 1009 AM)
    Đua ghe trên sông Cà Ty Phan ThiếtTiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Phan Thiết, đồng thời giới thiệu đến du khách một nét văn hoá độc đáo của ngư dân vùng biển, từ tối 13/5 đến hết ngày 19/5, tại Tp. Phan Thiết (Bình Thuận) diễn ra Tuần Văn hoá du lịch với chủ đề “Mùa về biển gọi” hè 2009 được bắt đầu bằng Lễ hội Cầu ngư. Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân, trước khi ra khơi đánh bắt cá đầu vụ nam, ngư dân tổ chức tế thần Nam Hải cầu mong biển yên sóng lặng, mùa vụ bội thu.
    Năm nay, cả 2 sự kiện văn hoá - du lịch diễn ra cùng lượt giữa đầu vụ cá nam và thời điểm mùa hè, tạo thành một mùa lễ hội, du lịch rộn ràng ở phố biển. Trong tuần Văn hoá du lịch này sẽ diễn ra các hoạt động: Biển Phan Thiếtvăn nghệ (chèo bả trạo, hát bội, đờn ca tài tử,…) triển lãm, trưng bày về hình ảnh Phan Thiết xưa và nay, tranh thêu, gốm Chăm, các sản phẩm từ vỏ sò, ốc và những gian hàng ẩm thực giới thiệu các món ăn dân dã đặc sản cùng hoạt động của 20 hàng quán chuyên bán các món ăn hải đặc sản. Nét độc đáo của Lễ hội Cầu ngư năm nay được tổ chức vào sáng 14/5 là sau lễ rước Ông Sanh sẽ là lễ diễu hành hoá trang (caravan) được diễn ra song song trên bờ và dưới sông trên tuyến đường khá dài, từ Cảng cá Phan Thiết đến Nhà bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Bình Thuận) buổi tối sẽ là lễ phóng đăng trên sông Cà Ty. 14 giờ ngày 16/5 trên sông Cà Ty diễn ra cuộc thi đua ghe giữa các vạn chài của Phan Thiết.
    Hoàng Tuấn (Sở TT&TT Bình Thuận)
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  2. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  3. #2
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Độc đáo gốm Gọ ở Bình Thuận
    (www.binhthuan.vn - 23/04/2009 - 820 AM)
    Nghệ nhân xóm Gọ với những sản phẩm gốm nungVới màu lấm tấm vết đen độc đáo, gốm nung xóm Gọ đang dần thoát ra khỏi không gian làng quê, theo chân du khách có mặt tại nhiều quốc gia.
    Xóm Gọ, còn gọi là xóm Nồi (tiếng Chăm là Play Gok), nằm ở làng Chăm Trì Đức, xã Phan Hiệp, Phan Điền, Bình Thuận. Xóm nằm khuất sau con lộ lao xao xe cộ. Những con đường vào xóm rất nhỏ và nếu không có người chỉ đường, chưa chắc bạn có thể tìm ra địa chỉ lừng danh đó. Xóm làm gốm đã được nghìn năm, đời này nối tiếp đời kia, nhưng chỉ những người con gái nơi đây khi lớn lên mới tập tành nhồi đất, còn đàn ông thì chuyên trách việc lấy đất, nhào trộn. Đất nguyên liệu được lấy ở Xuân Quang. Đất sét nơi đây không cần sàng sảy, chỉ cần đập nhuyễn ra, khi trộn với nước là thành màu Gốm nung xóm Gọ đặc trưng bởi những vết đen...đỏ hồng. Nghề làm gốm ở xóm Gọ mang tính “gia truyền”, con cái học từ cha mẹ. Có nhà từ già đến trẻ chỉ làm gốm, ban đầu là các sản phẩm truyền thống như nồi, trách, dụ, khạp, lu, chậu, mái, hỏa lò, khuôn bánh căn, ống nhổ trầu, sau đó là các sản phẩm mỹ nghệ theo nhu cầu của thị trường. Trước sân, sau hè của mỗi nhà ở xóm Gọ luôn rộn ràng cảnh làm gốm. Đất sét đem về trộn lên, bàn xoay đơn giản là một bàn gỗ nhỏ, người làm cứ “xoay mình” theo sản phẩm, chứ không như cách làm gốm ở nhiều nơi khác. Gốm làm xong được thoa lên một lớp nước đất sét gọi là “thổ hoàng” để màu gốm sau khi nung đẹp hơn. Sau đó, tất cả sản phẩm được tập trung ở bãi đất trống cạnh làng, phơi nắng cho khô rồi gom lại, chất rơm rạ và củi bọc quanh, ... tạo nên nhờ kỹ thuật ủ lửamột lớp gốm xen một lớp củi, nổi lửa lên, đốt qua đêm. Gốm của nhà nào thì đánh ký hiệu trên sản phẩm, sau khi lửa tắt, gốm nguội thì của ai nhà ấy đem về. Cách đốt theo kiểu ủ lửa tạo ra màu gốm lấm tấm vết đen rất độc đáo. Để tạo những vết đen loang lổ thẩm mỹ ấy, khi gốm còn nóng, người ta rảy lên bề mặt sản phẩm loại nước chế bằng quả dông, quả thị. Trước sự phát triển của cuộc sống và nhu cầu tiêu thụ gốm trang trí, nhiều họa sĩ đã đến xóm Gọ, tạo dáng gốm, đặt hàng. Bán chạy nhất là các sản phẩm bình mẹ bồng con, bình trang trí hoa văn, tượng Chăm hoặc các loại sản phẩm gốm gia dụng. Trong những cuộc trưng bày tại các hội chợ, gốm Gọ bán rất chạy, thường thì các nghệ nhân đến tận nơi biểu diễn cách tạo sản phẩm. Thoát ra khỏi không gian làng quê, gốm Gọ đã theo chân du khách có mặt tại nhiều quốc gia. Năm 1996, có ba người phụ nữ làm gốm ở xóm này được mời sang Nhật trình diễn. Không chỉ đem những mặt hàng gốm đất nung Chăm đi trưng bày ở xứ người, họ còn giới thiệu và dạy nghề làm gốm.
    Theo Báo Đất Việt
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  4. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  5. #3
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Chà và lệ của người Chăm ở Bình Đức – Bình Thuận
    (www.binhthuan.vn - 01/04/2009 - 307 PM)
    Chà và lệ hay còn gọi là lễ hội Tống na có ý nghĩa cầu phúc cầu may, cầu mưa thuận gió hòa, cầu một năm được mùa, cầu cho dân làng khỏe mạnh, xua hết những điều xấu xa trong năm cũ để đón những điều tốt lành trong năm mới.
    Người Bình Đức cho rằng, cứ sau khi làng này cúng là trời đổ mưa. Mà đó là những cơn mưa lớn, đủ nước cho mùa xuống đồng. Bởi vậy, lễ hội Tống na ở Bình Đức năm nào cũng được mong đợi nhất và tổ chức trang trọng nhất. Cứ vào tháng giêng Chăm lịch- trùng với tháng 4 âm lịch hàng năm, làng Chăm Bình Đức lại chuẩn bị cho lễ hội. Đây là thời điểm chuyển từ xuân sang hạ, từ nắng sang mưa, là lúc nông dân chuẩn bị xuống đồng. Bởi vậy ngoài ý nghĩa cầu phúc, cầu may thì cầu mưa là nội dung rất quan trọng. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 1 đêm. Trước lễ cúng chính thức, người ta làm mâm lễ gọi là cúng bánh chà cung -tức là khai báo, xin thần cai quản làng cho phép tiến hành lễ. Lễ vật cúng gồm 1 cặp gà (1trống 1 mái), 2 mâm bánh bò (18 cái) và 2 trứng gà với rượu. Lễ cúng chính thức là phần được mong đợi nhất. Hơn 6 giờ tối, màn đêm buông xuống. Đám thanh niên và trẻ con xúm quanh sân lễ. Một đống lửa được đốt lên. Thầy cả giỗ phụ trách cúng chính đĩnh đạc trong bộ trang phục hành lễ màu trắng vừa đánh trống theo nhịp vừa khẩn báo, khẩn mời các thần thánh đến chung vui ngày hội. Thầy cả bóng với trang phục đỏ rực có nhiệm vụ cúng lễ và múa lễ. Cứ sau mỗi bài cúng cầu thánh thần phù hộ, thầy bóng đứng dậy múa lễ. Tay thầy cầm khăn đỏ múa theo nhịp trống. Sau đó múa nhanh hơn và cầm 2 thanh kiếm múa dồn dập theo nhịp trống. Ngoài sân, đống lửa cháy rực. Đám thanh niên, con nít bắt đầu la hét khi thầy tiến ra giữa sân, bước 2 chân vào đống lửa. Sau đó thầy bóng bước ra ngoài, vừa múa vừa chém lên chém xuống đống lửa thể hiện quyết tâm dập tắt mọi tai ương, địch họa. Sau 3 lần đạp lửa, múa gươm, thầy bóng cầm cây đèn cầy thắp sáng ra giữa sân khấn vái rồi cho vào miệng ngậm tắt. Mỗi lần đi ra sân ông lại bốc 1 nắm gạo, muối rải ra đất với ý nghĩa tống những điều rủi ro, xui xẻo đi. Trùng với ảnh hưởng của cơn bão số 1, mà bà con cho là sự ứng nghiệm, giữa lễ cúng, mưa trút xuống tầm tã. Mắt những người phụ nữ lam lũ, những lão nông chất phác long lanh niềm hạnh phúc. Thanh niên, trẻ con vui mừng hò hét. Người già cho rằng thần đã nghe thấy và cơn mưa này như là sự gột rửa những gì xấu xa. Năm nay sẽ là năm cả làng gặp may mắn. Dưới cơn mưa đổ dài, thanh niên, trẻ con xúm nhau quạt lửa. Cố làm cho đống lửa cháy to để thầy bóng biểu diễn tài nghệ đạp lửa của mình Gần 60 phút cúng lễ, cơn mưa chấm dứt cũng là lúc lễ cúng tiến hành xong. Chỗ ngồi của thầy cúng và những bô lão trong làng xâm xấp nước. Thế nhưng không ai trong họ sốt ruột đi tìm chỗ khô ráo. Họ tin lòng thành đã được ứng nghiệm. Đêm nay, thầy cúng và những người lo tổ chức lễ cúng nghỉ lại trong rạp, chờ sáng mai tiếp tục những nghi thức cuối cùng.
    Theo Việt Báo
    thay đổi nội dung bởi: Teacher's Mập, 21-05-2009 lúc 02:17 AM
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  6. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  7. #4
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default



    Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương”. Mỗi triều đại có một cách trị vì đất nước khác nhau , nhưng đều giữ được bản sắc văn hoá của người Chăm. Đặc biệt trong các vương triều của Vương quốc Chămpa đều sử dụng các loại phương tiện sinh hoạt, vũ khí, trang phục triều chinh hoàn toàn khác các nước và các vương quốc trong khu vực.
    Mặc dù Vương quốc Chămpa trong tiến trình phát triển của lịch sử, đã qua nhiều triều đại khác nhau nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chiến tranh nên không còn lưu giữ lại được những đồ dùng sinh hoạt trong triều chính. Chỉ còn lại một sưu tập duyy nhất của triều vua PôKlong Mơ HNai và hoàng hậu ôbia Sơm là tương đối đầy đủ nhưng không phải tất cả đều của triều vua này mà vương miện, vũ khí và một số đồ quý hiếm khác phải có nguồn gốc từ các vương triều trước.
    Sưu tập di sản của Hoàng tộc Chăm còn lại hiện nay do các Vua Chăm truyền lại cho các thế hệ hậu duệ lưu giữ. Người được quyền thừa kế và lưu giữ lâu nhất là bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng Vua PôKlong Mơ HNai, bà là một trong những người có uy tín và được người Chăm tin yêu, gọi bà là “công chuá”. Năm 1995 bả đã qua đời và người thừa kế tiếp theo là bà Nguyễn Thị Đào cháu gái bà Nguyễn Thị Thềm. Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm hiện bảo lưu tại thôn Tịnh Mỹ - xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình cách thành phố Phan Thiết 62 km về hước Bắc.
    Sưu tập bao gồm hơn 100 hiện vật là phương tiện, đồ dùng, trang phục trong cung đình, đa phần là loại độc bản quý hiếm như vương miện của Vua là loại vương miện đúc bằng vàng, chạm trổ điêu khắc tinh vi và công phu, theo nghệ thuật truyền thống của người Chăm xưa dành cho nhà vua. Khác với vương miện của Vua Trung Quốc và Vua Việt biểu tượng là rồng, còn ở đây trên vương miện là 2 con Makara quấn quýt trên vương miện thể hiện uy quyền của Nhà vua. Vương miện của Hoàng hậu Chăm cũng bằng vàng và có hình dạng nhỉ, đẹp với trang trí nghệ thuật tiêng. Cạnh đó là nhiều loại trang phục của Nhà vua: aó mặc trong triều, áo trận, hài, bộ vũ khí gương đao và một số đồ dùng bằng bạc và sứ có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản. Trang phục và trang sức của Hoàng Hậu Chăm có hình dạng lạ và trang trí đẹp theo phong tục truyền thống, trang phục của Công Chúa và Hoàng tử Chăm cũng khác lạ. Nhiều loại hiện vật khác bằng bạc như đồ đựng trầu cau, bằng đồng như bộ nhạc cụ cùng nhiều loại tài liệu khác liên quan đến đất đai và sinh hoạt triều chính, một số sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho vua PôKLong MơHNai, dấu ấn...
    Đây là sưu tập duy nhất còn lại của vương triều Chămpa sau gần 2 thiên niên kỷ tồn tại, và rất có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, hiện sưu tập đang được trưng bày tại kho mở tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào, hậu duệ nhiều đời vua Chămpa tại xã Phan Thanh huyện Bắc bình. Với giá trị lịch sử nghệ thuật của bộ sưu tập, Nhà nước đã xếp hạng công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia cùng với nhiều đền thờ PơKlong MơHNai vào năm 1993.
    thay đổi nội dung bởi: Teacher's Mập, 21-05-2009 lúc 01:48 AM
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  8. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  9. #5
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Hàm Thuận Nam - Bình Thuận
    Hải Ðăng Khe gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe gà, đảo có diện tích 5 ha ở vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết khoảng 30 km về phía Ðông Nam.


    Hải Ðăng Khe gà do một người Pháp tên là Chnavat kỹ sư thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải Ðăng khắc số 1899. Hải Ðăng Khe gà chính thức hoạt dộng năm 1900. Nhân viên điều hành gồm có một người Phạm (trạm trưởng) và 8 người Việt canh giữa đèn.
    Trong lịch sử hàng hải ở khu vực này, các thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định được toạ độ, vị trí. Bởi Mũi Khe gà dược coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu.


    Do vị trí hiểm yếu của vùng biển này, và để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu cho xây dựng ngọn Hải Ðăng Khe gà. Trong thời gian xây dựng rất nhiều người chết do tai nạn, hiện nay ở đây vẫn còn nghĩa địa chôn những người chết vì công trình này. Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí, thì Ở phía Tây huyện Tuy Lý cách 52 dặm sát với biển có những hòn đá lớn ngang ra bờ biển. Ở ngoài có hòn đảo tên Kê-Dữ (đảo Gà).
    Ðảo Kê gà cách bờ biển 500m, những ngày nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất vả.


    Trên đảo ngọn Hải Ðăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn Hải Ðăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. Ðá hoa cương xây ở Hải Ðăng Khe gà, chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Và không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải Ðăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh cụ thể, khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải tô, trét sửa chữa. Tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đền đến mặt biển 65m, kích thước cạnh của tháp (chân tháp) 2,60m. Chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000 W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.

    Ngoài ngọn Hải Ðăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Từ dưới mép nước biển đến Hải Ðăng hàng chục bậc tam cấp. Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải Ðăng do người Pháp trông từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải Ðăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện. Hiện nay hòn đảo Khe gà và ngọn Hải Ðăng đã và đang trở thành điểm du llịch hấp dẫn với du khách. Bởi Hải Ðăng Khe gà vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  10. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  11. #6
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Khác với đền tháp Chăm được xây dựng bằng kỹ thuật và chất kết dính đặc biệt mà hơn cả ngàn năm sau và đến nay vẫn làm đau đầu các nhà nghiên cứu cùng với những giá trị tuyệt vời của một nền nghệ thuật và điêu khắc.
    Ðối lập với nền nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm từ thế kỷ XVII trở về trước, từ thế kỷ XVII trở về những thế kỷ sau khi đất nước bị suy kiệt, nhân tài vật lực và kỹ thuật bị thất truyền, mà nhu cầu thờ phụng Tổ tiên và tôn giáo vẫn là nhu cầu thường trực nên người Chăm chuyển sang xây dựng dạng kiến trúc đền thờ và sử dụng vật liệu gỗ, ngói, vôi như người Việt và hình dạng kiến trúc như một ngôi chùa đương thời. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này là đền thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai.
    Ðền thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai được người Chăm xây dựng trên đỉnh đồi cát thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn ở về phía Nam và cách huyện lỵ Bắc Bình 15km, cách Phan Thiết gần 50km về hướng Bắc. Ðền thờ được xây dựng để thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai - một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc Chămpa trước khi Vương quốc này tan rã. Theo biên niên sử Chăm, ông được lên ngôi vào đầu thế kỷ XVII và đến năm 1627 nhường ngôi lại cho con rể là Pôklong GaHul.
    Ðền thờ gồm có 5 gian thờ mà các nhà khảo cổ Pháp khi nghiên cứu lịch sử Chămpa ở thể kỷ XIX gọi là điện thờ. 5 gian đền thờ xây dựng theo hình chữ T. Dãy nhà 3 gian dùng để thờ phụng : Gian giữa thờ tượng Vua Pôklong MơhNai, gian bên phải thờ tượng Bà Thứ Phi người Việt (Công Chúa con của một vị Chúa Nguyễn) cùng một số tượng Kút con của Bà. Bên trái là gian thờ Bà Hoàng Hậu Chăm Pô Bia Sơm, vợ cả của Vua cùng một số tượng Kút chạm khắc đẹp là con của Bà. Dãy nhà trước gồm 2 gian lớn để trống dùng làm nơi chờ đợi và thực hiện nghi lễ bên ngoài trước lúc vào đền thờ.
    Tượng vua Pôklong MơhNai được các nghệ nhân Chăm tạc vào một khối đá xanh xám với nghệ thuật điêu khắc tinh tế, pho tượng tả cảnh nhà Vua đang ngự ở Triều đình, đầu đội Vương miện oai nghiêm. Ðây là một trong những pho tượng Chăm có kích thước lớn còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay. Hai gian thờ ở bên Tả và bên Hữu gian thờ Tượng Vua là gian thờ Tượng Bà Hoàng Hậu người Chăm Pô Bia Sơm và Tượng Bà Thứ Phi người Việt bị kẻ gian đập phá mất phần đầu, một phần thân, hiện nay chúng ta thấy còn nguyên vẹn là những phần làm lại sau này.
    Hàng năm gia đình, dòng tộc Hậu duệ nhà Vua cùng đồng bào Chăm tổ chức nhiều nghi lễ tại đền thờ. Lớn nhất là dịp lễ hội Katê tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch với quy mô và giá trị lịch sử văn hóa của nó. Vào dịp lễ hội này ở di tích tổ chức nhiều nghi lễ, phong tục theo tập quán của người Chăm, trong đó có phần lễ nghi thuộc văn hóa phi vật thể diễn ra một cách tự nhiên, sinh động. Dịp này tượng Vua được đội Vương miện thật bằng vàng, được mặc áo Ðại lễ, tượng Hoàng Hậu và bà Thứ Phi cũng được tắm rửa mặc áo, đội mũ. Ðền thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai đã bị cháy vào cuối thế kỷ XIX, sau đó người Chăm tiếp tục tu sửa lại để thờ phụng. Năm 2001 tỉnh Bình Thuận đã có dự án trùng tu tôn tạo lại toàn bộ các hạng mục của di tích nhằm giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật trong những ngôi đền thờ.
    Ðền thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  12. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  13. #7
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Ðền thờ vua Chăm Pô Nít được người Chăm xây dựng giữa thế kỷ XVII với lòng kính trọng và biết ơn vua có nhiều cống hiến cho đất nước. Ðền thờ tọa lạc trên ngọn một đồi cát cạnh dòng sông Cái (đoạn nối dài của sông Lũy) đền thờ có dạng như đền thờ Pôklong MơhNai. Do chiến tranh ác liệt và để tiện việc thờ cúng Ngài, trong kháng chiến chống Mỹ đền thờ được dời về vị trí hiện nay thuộc làng Thanh Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết 68 km về phía Bắc.
    Ðền thờ xây dựng để thờ Vua Pô Nít và hai Bà Hoàng Hậu Việt - Chăm một gian khác thờ một vị tướng, còn bên ngoài thờ hai dãy tượng Kút lớn ở về bên Tả và bên Hữu của đền thờ.
    Vua Pô Nít lên ngôi từ 1603 - 1613 sau đó nhường ngôi cho em trai là Pô Chài Pran, tổng thể ngôi đền giống như ngôi chùa người Việt. Gian thờ trung tâm đặt tượng Vua Pô Nít - do xuất thân từ một vị tướng nên pho tượng thể hiện tính oai phong cứng rắn, pho tượng lớn như tượng Pôklong MơhNai, ngồi trên một bệ đá có rảnh và phểu, lưng tựa vào một bệ đá được chạm trổ điêu khắc tỉ mỉ, đường nét của pho tượng và những bộ phận hợp thành tạo nên tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Trên thực tế là bệ thờ Lin ga - Yoni cách điệu (trừ phần thân và đầu của pho tượng).
    Gian thờ bên cạnh có cửa trổ thông với gian thờ nhà Vua, là nơi đặt tượng Bà Hoàng Hậu người Chăm Pô Mứk Chà, tượng bà Hoàng Hậu người Việt (con của một vị chúa Nguyễn) cùng một số tượng Kút khác tượng trưng cho người đã khuất trong Hoàng Tộc. Có một gian thờ tách biệt để thờ một phiến đá tượng trưng cho vị tướng tài Pô Kay Mách người Hồi giáo.
    Bên ngoài có nhiều tượng Kút lớn bằng đá tượng trưng cho những người trong Hoàng tộc với những chi tiết, hình dạng khác nhau của những người được thờ phụng, nhưng tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị lịch sử - nghệ thuật.
    Ðền thờ Pô Nít nhìn dưới góc độ kiến trúc thì giống như ngôi chùa, nhưng đối lập với kiến trúc, bên trong nội dung thờ phụng, tượng thờ, nghi thức không kém gì về nội dung của những thời kỳ hưng thịnh của người Chăm trước kia.
    Rất nhiều nghi thức, lễ hội được tổ chức quanh năm tại đền thờ. Ðáng chú ý là tết Katê vào đầu tháng 7 Chăm lịch, ngày đầu năm mới dân làng tập trung làm lễ dưới sự điều hành, chủ trì của những người có uy tín trong giới chức sắc tôn giáo, để từ điểm xuất phát này, người ta rước y phục của nhà Vua, cùng những báu vật của nhà Vua để lại và một số sắc phong của các Vua Triều Nguyễn ban tặng ra đền thờ. Ðoàn rước có một đội múa với trang phục rực rỡ, đặc sắc của lễ hội, vừa đi các thiếu nữ vừa hát, múa điệu múa dân gian truyền thống. Tại đền thờ tất cả các pho tượng được tắm rửa, mặc áo quần và sau đó là các nghi thức lễ quan trọng diễn ra do các vị chức sắc chủ trì thực hiện, trong đó có những nghi lễ thuộc về văn hóa phi vật thể có nhiều giá trị được lưu giữ từ hàng trăm năm trước.
    Ðền thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2000.
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  14. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  15. #8
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default


    Về Mũi Né lướt trên sóng cát


    Mũi Né thu hút du khách nhờ
    chút không gian thoáng đạt của biển.



    Bãi đá 7 màu - Sự kỳ thú của vùng biển Bình Thạnh




    Lương Sơn đồi cát kỳ ảo - Bình Thuận






    Lầu Ông Hoàng - Một quần thể du lịch hấp dẫn ở Bình Thuận

    Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát biển, đẹp nhất là núi Cố, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài và bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc.
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  16. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  17. #9
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    Các món ăn đăc sản Bình Thuận, khổ bạn tui đi ăn không mang theo máy chụp hình, còn tui ở nhà làm món bình dân, ăn tốc hành máy mô mà chụp hình cơm tô với cá khô nướng .

    Đành giới thiệu như các món như thực đơn thôi.... ai muốn biết thêm xin vô link dưới xa xa cuối bài vào đó đọc cho biết từng món tui giới thiệu ở đây nhe ....



    1. Cá nục nướng lá mướp
    2. Gỏi cá thu
    3. Rong biển
    4. Cá mòi dầu
    5. Cháo cua huỳnh đế
    6. Cốm hộc
    7. Mực một nắng nướng
    8. Cháo hàu
    9. Dông 7 món
    10. Ốc vú nàng
    11. Canh chua Hai Mọi
    12. Bánh rế
    13. Sò điệp
    14. Bánh căn
    15. Mì Quảng (Phan Thiết)
    16. Ghẹ
    17. Bánh hỏi Phú Long
    18. Thanh Long
    19. Chang chang
    20. Bánh Xèo
    21. Bánh tráng
    22. Gỏi cá mai
    23. Bánh quai vạc xứ biển
    24. Trà cung đình
    25. Gỏi ốc giác, ốc vôi
    26. Mắm ruốc
    27. Gỏi cá cơm
    28. Nước mắm nhĩ




    ẨM THỰC QUÊ HƯƠNG
    Phan Thiết là quê hương của cá, mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cá mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà dí dỏm:
    Cô kia bới tóc cánh tiên
    Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
    Chẳng tin giở thử ra coi
    Rau răm ở dưới cá mòi ở trên

    Đêm, khí hậu thành phố biển ở mảnh đất cực Nam Trung Bộ trong lành hơn với những làn gió biển mát rượi. Dạo một vòng Phan Thiết vào buổi tối, bạn khó có thể bỏ qua chút hương vị đậm đà của những món ăn miền biển được người dân bản xứ chế biến một cách tinh tế từ sản vật mà thiên nhiên đã ưu ái ban cho quê hương Bình Thuận.
    Tuyên Quang - con đường mang tên một tỉnh kết nghĩa với Bình Thuận ngày nay đã trở nên sầm uất bởi sự buôn bán tấp nập cả ngày lẫn đêm. Đây là nơi tập trung rất nhiều quán ăn bình dân và được nhiều người biết đến bởi món “bánh xèo Tuyên Quang”, nhưng kỳ thực đó lại là món ăn ngon được hình thành từ bao đời nay bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Phan Thiết. Buổi tối, con đường này tỏa đầy mùi vị thơm ngon tỏa ra từ những hàng bánh xèo ở hai bên đường, chiếc bánh xèo được đúc trong một loại khuôn đất do người Chăm ở Bình Thuận sản xuất có kiểu dáng rất đặc biệt, khác với các loại chảo làm bánh xèo ở các nơi. Những quán bánh xèo làm bánh từ hỗn hợp bột gạo và ngũ cốc mà người khác rất khó biết được công thức pha chế bởi đó là... bí quyết nghề nghiệp riêng của họ, chỉ biết rằng chiếc bánh bao giờ cũng đảm bảo yêu cầu giòn, xốp và đặc biệt là rất thơm. Riêng đối với các loại hải sản như tôm, mực dùng để làm bánh bao giờ cũng là loại hải sản tươi, bảo đảm khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của tôm, mực. Món này bạn sẽ ăn cùng một loại nước chấm có màu đỏ hồng nhưng không cay lắm tạo nên một cảm giác ngon khó tả... Có lẽ sự tinh tế trong cách làm bánh chính là sự pha trộn độc đáo những sản vật của người nông dân và ngư dân ở Bình Thuận và ngay cả chiếc khuôn làm bánh cũng là một sản phẩm của nghề gốm truyền thống của người Chăm ở địa phương, tạo nên một món ăn ngon, độc đáo dành cho tất cả mọi người. Vì vậy mà hàng đêm, có không ít du khách trong và ngoài nước thả bộ trên đường Tuyên Quang để nhìn những người phụ nữ tháo vát bên lò bánh xèo nghi ngút khói và rồi thưởng thức hương vị thơm ngon của nó với bao niềm thích thú.
    Du khách khi đến Phan Thiết đều muốn được tận hưởng những sản vật tươi sống của biển. Nhưng ngày nay, các sản vật bao giờ cũng nằm ở những nhà hàng cao cấp với giá cả rất khó phù hợp với túi tiền của người dân bình thường. Song bạn đừng lo, tại Phan Thiết bạn rất dễ tìm thấy những quán ăn đặc sản biển bình dân nằm trên đường Võ Thị Sáu, các quán ở khu vực này thường bán nhiều loại thức ăn chế biến từ hải sản như: tôm, cua, ghẹ, cá... với giá rất bình dân và bạn có thể yên tâm về chất lượng của nó vì không ít người “sành điệu” cho rằng chất lượng món ăn hải sản ở các nhà hàng sang trọng chưa chắc bằng ở đây. Đặc biệt, đến những quán này bạn đừng quên thưởng thức món gỏi cá, đây là món “cá sống” được làm từ cá suốt, cá đục hoặc cá mai còn tươi trộn với một hỗn hợp gia vị cay xè dùng chung với bánh tráng nướng Chợ Lầu khá nổi tiếng tạo nên một món ăn đặc trưng của phố biển.
    Ban đêm ở Phan Thiết, đời sống ẩm thực khá phong phú với nhiều món ngon hấp dẫn, giá cả lại phù hợp với túi tiền của người lao động. Chỉ với ít tiền trong túi là bạn có thể lựa chọn để thưởng thức những món ăn đặc sản mà không phải nơi nào cũng có như: gỏi ốc, cá lồi xối mỡ, bánh canh chả cá...
    Nếu có dịp ghé Phan Thiết, bạn đừng quên khám phá sự kỳ diệu trong cách ẩm thực của người dân bản xứ, và chắc chắn rằng những món ăn mộc mạc quen thuộc với người dân xứ biển sẽ làm bạn yêu thích khi đặt chân đến Phan Thiết - một thành phố du lịch còn rất trẻ.


    http://www.binhthuan.gov.vn/hoituxan...es/amthuca.htm
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  18. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


  19. #10
    Teacher's Mập's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: GIOAN - MARIA
    Giới tính: Nam
    Đến từ: BÌNH THUẬN
    Bài gởi: 118
    Cảm ơn
    115
    Được cảm ơn 117 lần trong 65 bài viết

    Default

    NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO


    Lướt ván buồm

    Lướt ván buồm

    Chạy vượt đồi cát


    Đua thuyền


    Đua thuyền



    Đua Môtô nước Jetsky






    ớt ván diều


    gởi thêm mấy hình thể thao nì nè .... Bình Thuận tui biển và cát nhiều vô tư... sạch,

    thêm cái nắng tuyệt vời, ai về làm máy phát điện năng lượng mặt trời hay bằng chong chóng
    điện xài chắc dư đóng hôp... sạc bình acquy xe đạp điện cho cả nước dùng luôn, thoải mái,
    về đây tắm, và đua nhe.

    thay đổi nội dung bởi: Teacher's Mập, 21-05-2009 lúc 02:52 AM
    [SIGPIC][/SIGPIC]

    "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô"

    Thánh Giê-rô-ni-mô

  20. Các thành viên đã cám ơn Teacher's Mập vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com