Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Các Thánh tử đạo Việt Nam

  1. #1
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default Các Thánh tử đạo Việt Nam

    DANH SÁCH 117 THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
    ĐƯỢC ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II TUYÊN PHONG THÁNH TẠI RÔMA NGÀY 19/6/1988:

    1. Anrê Trần An Dũng Lạc, Sinh năm 1795 tại Bắc Ninh, Linh mục, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/12.
    2. Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), Sinh năm 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh, Thầy giảng, chết rũ tù ngày 15/07/1855 tại Mỹ Tho dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 15/07.
    3. Anrê Trần Văn Trông, Sinh năm 1808 tại Kim Long, Huế, Binh Sĩ, bị xử trảm ngày 28/11/1835 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/11.
    4. Anrê Tường, Sinh tại Ngọc Cục, Xuân Trường, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
    5. Antôn Nguyễn Ðích, Sinh tại Chi Long, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 12/08/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/08.
    6. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm), Sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình, Y sĩ, bị xử giảo ngày 10/07/1840 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, đước phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 10/07.
    7. Augustinô Schoeffler (Ðông), Sinh năm 1822 tại Mittelbonn, Nancy, Pháp, Linh Mục Thừa sai người Pháp, Hội Thừa Sai Paris, bị xử trảm ngày 1/05/1851 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/05.
    8. Augustinô Phan Viết Huy, Sinh năm 1795 tại Hạ Linh, Bùi Chu, Binh Sĩ, Giáo dân dòng ba, bị xử lăng trì ngày 12/06/1839 tại Thừa Thiên dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/06.
    9. Augustinô Nguyễn Văn Mới, Sinh năm 1806 tại Phù Trang, Nam Ðịnh, Giáo dân, dòng ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
    10. Bênađô Vũ Văn Duệ, Sinh năm 1755 tại Quần Anh, Nam Ðịnh, Linh mục triều, bị xử trảm ngày 1/08/1838 tại Ba Tòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/08.
    11. Ða-Minh Cẩm, Sinh tại Cẩm Chương, Bắc Ninh, Linh mục, Dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 11/03/1859 tại Hưng Yên dưới thời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 11/03.
    12. Ða-Minh Ðinh Ðạt, Sinh năm 1803 tại Phú Nhai, Bùi Chu, Binh Sĩ, Giáo dân dòng ba, bị xử giảo ngày 18/07/1839 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 18/07.
    13. Ða-Minh Nguyễn Văn Hạnh (Diệu), Sinh năm 1772 tại Năng A, Nghệ An, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 1/08/1838 tại Ba Tòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/08.
    14. Ða-Minh Huyện, Sinh tại Ðông Thành, Thái Bìnb, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 5/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 5/06.
    15. Ða-Minh Phạm Viết Khảm (Án Trọng), Sinh tại Quần Cống, Nam Ðịnh, Quan Án, Giáo dân Dòng Ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 13/01/1859 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 13/01.
    16. Ða-Minh Nguyễn Ðức Mạo, Sinh tại Phú Yên, Ngọc Cực, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
    17. Ða-Minh Hà Trọng Mầu, Sinh tại Phú Nhai, Bùi Chu, Linh mục Dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 5/11/1858 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 5/11.
    18. Ða-Minh Nguyên, Sinh tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
    19. Ða-Minh Nhi, Sinh tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
    20. Ða-Minh Ninh, Sinh năm 1835 tại Trung Linh, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 2/06/1862 tại An Triêm dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 2/06.
    21. Ða-Minh Toái, Sinh tại Ðông Thành, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 5/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 5/06.
    22. Ða-Minh Trạch (Ðoài), Sinh năm 1792 tại Ngoại Bồi, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 18/09/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 18/09.
    23. Ða-Minh Vũ Ðình Tước, Sinh năm 1775 tại Trung Lao, Bùi Chu, Linh mục dòng Ða Minh, bị tra tấn đến chết ngày 2/04/1839 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 2/04.
    24. Ða-Minh Bùi Văn Úy, Sinh năm 1801 tai Tiên Môn, Thái Bình, Thầy giảng dòng ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
    25. Ða-Minh Nguyễn Văn Xuyên (Ðoàn), Sinh năm 1786 tại Hưng Lập, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh. , bị xử trảm ngày 26/11/1839 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 26/11.
    26. Ðức Cha Ða-Minh Xuân (Dominicus Henarès), Sinh năm 1765 tại Baena, Cordova, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, phụ tá địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 25/06/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngàỵ 25/06.
    27. Ðức Cha Giêrônimô Liêm (Hieronymus Hermosilla), Sinh năm 1800 tại S. Domingo de la Calzadar, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới thời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 1/11.
    28. Ðức Cha Giuse An (Maria Diaz Sanjurjo), Sinh năm 1818 tại Santa Eulalia de Suegos, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, bị xử trảm ngày 20/07/1857 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1900 do Ðức Piô XII, lễ kính ngày 20/07.
    29. Ðức Cha Clêmentê Inhaxiô Hy (Ignatius delgado), Sinh năm 1761 tại Villa Felice, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị chết rũ tù ngày 12/07/1838 (21/6/1838 (âm lịch) tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/07.
    30. Ðức Cha Melchor Xuyên (Garcia Sampedro), Sinh năm 18211 tại Cortes Asturias, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, bị xử lăng trì ngày 28/07/1858 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951, do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 28/07.
    31. Ðức Cha Phêrô Cao (Pierre Rose Dumoulin Borie), Sinh năm 1808 tại Beynat, Tulle, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 24/11/1838 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 24/11.
    32. Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), Sinh năm 1802 tại Belieu, Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông Ðàng Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kínhvào ngày 14/11.
    33. Ðức Cha Vinh (Berrio Ochoa), Sinh năm 1827 tại Elorrio (Vizcaya), Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 1/11.
    34. Emmanuel Lê Văn Phụng, Sinh năm 1796 tại Ðầu Nước, Cù Lao Giêng, Giáo dân, Trùm Họ, bị xử trảm ngày 31/07/1859 tại Châu Ðốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 31/07.
    35. Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, Sinh năm 1756 tại Thợ Ðức, Phú Xuân, Huế, Linh mục, bị xử trảm ngày 17/09/1798 tại Bãi Dâu dưới đời vua Cảnh Thịnh, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 17/09.
    36. Giacôbê Ðỗ Mai Năm, Sinh năm 1781 tại Ðông Biên, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 12/08/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/08.
    37. Gioan Baotixita Cỏn, Sinh năm 1805 tại Kẻ Bàng, Nam Ðịnh, Giáo dân, Lý Trưởng, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dướiđời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 8/11.
    38. Gioan Baotixita Ðinh Văn Thành, Sinh năm 1796 tại Nộn Khê, Ninh Bình, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 28/04/1840 tại Ninh Bình dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/04.
    39. Gioan Ðạt, Sinh năm 1765 tại Ðồng Chuối, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 28/10/1798 tại Chợ Rạ dưới đời vua Cảnh Thịnh, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/10.
    40. Gioan Ðoàn Trịnh Hoan, Sinh năm 1798 tại Kim Long, Thừa Thiên, Linh mục, bị xử trảm ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 26/05.
    41. Gioan Hương (Jean Louis Bonnard), Sinh năm 1824 tại Saint Christo en Jarez, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 1/05/1852 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/05.
    42. Gioan Tân (Jean Charles Cornay), Sinh năm 1809 tại Loudun, Poitiers, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử lăng trì ngày 20/09/1837 tại Sơn Tây dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 20/05.
    43. Gioan Ven (Jean Théophane Vénard), Sinh năm 1829 tại St. Loup-sur-Thouet, Poitiersm, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 2/02/1861 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 2/02.
    44. Giuse Hoàng Lương Cảnh, Sinh năm 1763 tại Làng Ván, Bắc Giang, Giáo dân dòng ba Ða Minh, Trùm Họ, Y Sĩ, xử trảm ngày 5/09/1838 tại Bắc Ninh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 5/09.
    45. Giuse Du (Joseph Marchand), Sinh năm 1803 tại Passavaut, Besancon, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Ðàng Ngoài, bị xử hình bá đao ngày 30/11/1835 tại Thợ Ðúc dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 30/11.
    46. Giuse Ðỗ Quang Hiển, Sinh năm 1775 tại Quần Anh, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 9/05/1840 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 9/05.
    47. Giuse Hiền (Joseph Fernandez), Sinh năm 1775 tại Ventosa de la Cueva, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 24/07/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 24/07.
    48. Giuse Nguyễn Duy Khang, Sinh năm 1832 tại Trà Vi, Nam Ðịnh, Thầy giảng dòng ba Ða Minh, bị xử trảm ngày 6/12/1861 tại Hải Dương dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 6/12.
    49. Giuse Nguyễn Văn Lựu, Sinh năm 1790 tại Cái Nhum, Vĩnh Long,Trùm họ, chết rũ tù ngày 2/05/1854 tại Vĩnh Long dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 2/05.
    50. Giuse Nguyễn Ðình Nghi, Sinh năm 1771 tại Kẻ Với, Hà Nội, Linh mục, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 8/11.
    51. Giuse Phạm Trọng Tả (Cai), Sinh năm 1796 tại Quần Cống, Nam Ðịnh, Giáo dân, Cai Tổng, bị xử giảo ngày 13/01/1859 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 13/01.
    52. Giuse Lê Ðăng Thị, Sinh năm 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị, Giáo dân, Cai Ðội, bị xử giảo ngày 24/10/1860 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 24/10.
    53. Giuse Tuân, Sinh năm 1821 tại Trần Xá, Hưng Yên, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 30/04/1861 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 30/04.
    54. Giuse Trần Văn Tuấn, Sinh năm 1825 tại Nam Ðiền, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 7/01/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 7/01.
    55. Giuse Túc, Sinh năm 1852 tại Hoàng Xá, Bắc Ninh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 1/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 1/06.
    56. Giuse Nguyễn Ðình Uyển, Sinh năm 1775 tại Ninh Cường, Nam Ðịnh, Thầy giảng, dòng ba Ða Minh, chết rũ tù ngày 4/7/1838 tại Hưng Yên dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 4/07.
    57. Giuse Ðặng Ðình Viên, Sinh năm 1787 tại Tiên Chu, Hưng Yên, Linh mục triều, bị xử trảm ngày 21/8/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/08.
    58. Henricô Gia (Henricus Castaneda), Sinh năm 1743 tại Javita, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 7/11/1773 tại Ðồng Mơ dưới đời Chúa Trịnh Sâm, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 7/11.
    59. Inê Lê Thị Thành (Ðệ), Sinh năm 1781 tại Bái Ðền, Thanh Hóa, Giáo dân, chết rũ tù ngày 12/07/1841 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 12/07.
    60. Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng, Sinh năm 1802 tại Kẻ Sài, Hà Nội, Linh mục, bị xử trảm ngày 13/02/1856 tại Ninh Bình dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 13/02.
    61. Lôrensô Ngôn, Sinh tại Lục Thủy, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 22/05/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 22/05.
    62. Luca Vũ Bá Loan, Sinh năm 1756 tại Trại Bút, Phú Ða, Linh mục, bị xử trảm ngày 5/06/1840 Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 5/06.
    63. Luca Phạm Viết Thìn (Cai), Sinh năm 1819 tại Quần Cống, Nam Ðịnh, Giáo dân, Cai Tổng, bị xử giảo ngày 13/01/1859 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 13/01.
    64. Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Đắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, bị xử trảm ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 26/05.
    65. Matthêu Ðậu (Matthaeus Alonso Leciniana), Sinh năm 1702 tại Nava del Rey, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 22/01/1745 tại Thăng Long dưới đời chúa trịnh Doanh, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 22/01.
    66. Matthêu Lê Văn Gẫm, Sinh năm 1813 tai Gò Công, Biên Hòa, Giáo dân, Thương gia, bị xử trảm ngày 11/05/1847 tại Chợ Ðũi dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 11/05.
    67. Martinô Tạ Ðức Thịnh, Sinh năm 1760 tại Kẻ Sặt, Hà Nội, Linh mục, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 8/11.
    68. Martinô Thọ, Sinh năm 1787 tại Kẻ Bàng, Nam Ðịnh, Giáo dân, Trùm họ, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 8/11.
    69. Micae Hồ Ðình Hy, Sinh năm 1808 tại Như Lâm, Thừa Thiên, Giáo dân, Quan Thái Bộc, bị xử trảm ngày 22/05/1857 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 22/05.
    70. Micae Nguyễn Huy Mỹ, Sinh năm 1804 tại Kẻ Vĩnh, Hà Nội, Giáo dân, Lý Trưởng, bị xử trảm ngày 12/08/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do ÐứcLêô XIII, lễ kính vào ngày 12/08.
    71. Nicôla Bùi Ðức Thể, Sinh năm 1792 tại Kiên Trung, Bùi Chu, Giáo dân, Binh sĩ, bị lăng trì ngày 12/06/1839 tại Thừa Thiên dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Leô XIII, lễ kính vào ngày 12/06.
    72. Phanxicô Ðỗ Văn Chiểu, Sinh năm 1797 tại Trung Lễ, Liên Thủy, Nam Ðịnh, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 25/06/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 25/06.
    73. Phanxicô Kính (Francois Isidore Gagelin), Sinh năm 1799 tại Montperreux, Besancon, Pháp, Linh mục Thừa sai Paris, địa phận Ðàng Trong, bị xử giảo ngày 17/10/1833 tại Bãi Dâu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 17/10.
    74. Phanxicô Phan (Francois Jaccard), Sinh năm 1799 tại Onnion, Annecy, Pháp, Linh mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Ðàng Trong, bị xử giảo ngày 21/09/1838 tại Nhan Biều dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/09.
    75. Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich), Sinh năm 1702 tại Tortosa, Catalunha, Tây Ban Nha, Linh mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 22/01/1745 tại Thăng Long dưới đời chúa Trịnh Doanh, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 22/01.
    76. Phanxicô Trần Văn Trung, Sinh năm 1825 tại Phan Xã, Quảng Trị, Giáo dân, Cai đội, bị xử trảm ngày 6/10/1858 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 6/10.
    77. Phanxicô Xaviê Cần, Sinh năm 1803 tại Sơn Miêng, Hà Ðông, Thầy giảng, bị xử giảo ngày 20/11/1837 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 20/11.
    78. Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Sinh năm 1794 tại Kẻ Ðiều, Thầy giảng, dòng ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cô Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
    79. Phaolô Tống Viết Bường, Sinh tại Phủ Cam, Huế, Giáo dân, Quan Thị Vệ, bị xử trảm ngày 23/10/1833 tại Thợ Ðức dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 23/10.
    80. Phaolô Dương (Ðổng), Sinh năm 1792 tại Vực Ðường, Hưng Yên, Giáo dân, Trùm họ, bị xử trảm ngày 3/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 3/06.
    81. Phaolô Hạnh, Sinh năm 1826 tại Chợ Quán, Giáo dân, bị xử trảm ngày 28/05/1859 tại Nam Việt dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 28/05.
    82. Phaolô Phạm Khắc Khoan, Sinh năm 1771 tại Duyên Mậu, Ninh Bình, Linh mục, bị xử trảm ngày 28/04/1840 tại Ninh Bình dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/04.
    83. Phaolô Lê Văn Lộc, Sinh năm 1830 tại An Nhơn, Gia Ðịnh, Linh mục, bị xử trảm ngày 13/02/1859 tại Gia Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 13/02.
    84. Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, Sinh năm 1798 tại Kẻ Non, Hà Nam, Thầy giảng, bị xử giảo ngày 18/12/1838 tại Sơn Tây dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 18/12.
    85. Phaolô Nguyễn Ngân, Sinh năm 1771 tại Kẻ Bền, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 8/11.
    86. Phaolô Lê Bảo Tịnh, Sinh năm 1793 tại Trịnh Hà, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 6/04/1857 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 6/04.
    87. Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron), Sinh năm 1818 tại Bornay, Saint-Claude, Pháp, Linh mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 3/11/1860 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính av2o ngày 3/11.
    88. Phêrô Bình (Petrus Almato), Sinh năm 1830 tại San Feliz Saserra, Tây Ban Nha, Linh mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 1/11.
    89. Phêrô Dũng, Sinh tại Ðông Hào, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 6/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước nag2y 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 6/06.
    90. Phêrô Ða, Sinh tại Ngọc Cục, Xuân Trường, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 17/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 17/06.
    91. Phêrô Nguyễn Văn Ðường, Sinh năm 1808 tại Kẻ Sở, Hà Nam, Thầy giảng, bị xử giảo ngày 18/12/1838 tại Sơn Tây dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 18/12.
    92. Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, Sinh năm 1783 tại Ðồng Chuối, Ninh Bình, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 28/04/1840 tại Ninh Bình dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/04.
    93. Phêrô Phạm Khanh, Sinh năm 1780 tại Hòa Duệ, Nghệ An, Linh mục, bị xử trảm ngày 12/07/1842 tại Hà Tĩnh dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 12/07.
    94. Phêrô Võ Ðăng Khoa, Sinh năm 1790 tại Thượng Hải, Nghệ An, Linh mục, bị xử giảo ngày 24/11/1838 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 24/11.
    95. Phêrô Nguyễn Văn Lựu, Sinh năm 1812 tại Gò Vấp, Gia Ðịnh, Linh mục, bị xử trảm ngày 7/04/1861 tại Mỹ Tho dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 7/04.
    96. Phêrô Ðoàn Công Quý, Sinh năm 1826 tại Búng, Gia Ðịnh, Linh mục, bị xử trảm ngày 31/07/1859 tại Châu Ðốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909, lễ kính vào ngày 31/07.
    97. Phêrô Thuần, Sinh tại Ðông Phú, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 6/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 6/06.
    98. Phêrô Phạm Văn Thi, Sinh năm 1763 tại Kẻ Sở, Hà Nội, Linh mục, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/12.
    99. Phêrô Vũ Văn Truật, Sinh năm 1816 tại Kẻ Thiếc, Hà Nam, Thầy giảng, bị xử giảo ngày 18/12/1838 tại Sơn Tây dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 18/12.
    100. Phêrô Nguyễn Bá Tuần, Sinh năm 1766 tại Ngọc Ðồng, Hưng Yên, Linh mục triều, bị chết rũ tù ngày 15/07/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 15/07.
    101. Phêrô Lê Tùy, Sinh năm 1773 tại Bằng Sở, Hà Ðông, Linh mục, bị xử trảm ngày 11/10/1833 tại Quan Ban dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 11/10.
    102. Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Sinh năm 1811 tại tại Ninh Bình, Thầy giảng, bị xử giảo ngày 10/07/1840 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 10/07.
    103. Phêrô Nguyễn Văn Tự, Sinh năm 1796 tại Ninh Cường, Bùi Chu, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 5/09/1838 tại Bắc Ninh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 5/09.
    104. Phêrô Ðoàn Văn Vân, Sinh năm 1780 tại Kẻ Bói, Hà Nam, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 25/05/1857 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 25/05.
    105. Philipphê Phan Văn Minh, Sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, Linh mục, bị xử trảm ngày 3/07/1853 tại Ðình Khao dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 3/07.
    106. Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/12.
    107. Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, Sinh năm 1814 tại Phù Trang, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 25/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
    108. Tôma Ðinh Viết Dụ, Sinh năm 1783 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 26/11/1839 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 26/11.
    109. Tôma Nguyễn Văn Ðệ, Sinh năm 1810 tại Bồ Trang, Nam Ðịnh, Giáo dân dòng ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
    110. Tôma Khuông, Sinh năm 1780 tại Nam Hào, Hưng Yên, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 30/01/1860 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 30/01.
    111. Tôma Trần Văn Thiện, Sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình, Chủng sinh, bị xử giảo ngày 21/09/1838 tại Nhan Biều dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/09.
    112. Tôma Toán, Sinh năm 1767 tại Cần Phan, Nam Ðịnh, Thầy giảng, dòng ba Ða Minh, bị chết rũ tù ngày 27/07/1840 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 27/06.
    113. Vincentê Dương, Sinh tại Doãn Trung, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 6/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 6/06.
    114. Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm, Sinh năm 1761 tại Ân Ðô, Quảng Trị, Linh mục, bị xử giảo ngày 24/11/1838 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 24/11.
    115. Vincentê Lê Quang Liêm, Sinh năm 1732 tại Trà Lũ, Bùi Chu, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 7/11/1773 tại Ðồng Mơ dưới đời chúa Trịnh Sâm, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 7/11.
    116. Vincentê Tường, Sinh tại Phú Yên, Giáo dân, bị xử ngày 16/6/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
    117. Vincentê Ðỗ Yến, Sinh năm 1764 tại Trà Lũ, Phú Nhai, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 30/06/1838 tại Hải Dương dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 30/06.
    118. Chân Phước Anrê Phú Yên, Sinh tại tỉnh Phú Yên năm 1625. Rửa tội năm 15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh chị, do chính cha Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644.Ðược phong Chân Phước ngày 5/03/2000 do Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  2. #2
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default (1) Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc, Linh mục (1795-1839)

    THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC, LINH MỤC
    (1795-1839)
    * * *
    Sinh năm 1795 tại Bắc Ninh, Linh mục.
    Bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng.
    Được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/12.

    * * *
    Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc sinh vào năm 1795 trong một gia đình ngoại giáo ở Bắc Ninh, tên thật là Trần An Dũng. Từ lúc còn nhỏ, Trần An Dũng đã theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Vì gia đình nghèo, nên cha mẹ cậu đã gởi cậu cho một thầy giảng nuôi nấng dạy dỗ, tại đây cậu đã được rửa tội và có tên thánh là Anrê. Sau một thời gian, Trần An Dũng nhập vào chủng viện Vĩnh Trị, ở với cha chính Lan. Trong chủng viện, Trần An Dũng rất siêng năng học hành lại có năng khiếu về thơ phú. Trần An Dũng được nhiều ngươì mến mộ nhờ vào tính lịch thiệp và hòa nhã. Cậu lại rất thông minh, có người nói rằng cậu chỉ đọc qua một đoạn sách hai lần là đã thuộc lòng.
    Sau thời gian làm thầy giảng và học thần học, ngày 15/3/1823, thầy Dũng được lãnh chức linh mục, rồi được bổ nhiệm làm phó xứ Ðồng Chuối giúp cha Khiết. Sau đó về giúp cha Thi ba năm ở xứ Ðoài, rồi lại giúp cha Thuyết ở Sơn Miêng. Cuối cùng, khi cha làm chánh xứ Kẻ Ðầm thì bị bắt.
    Trong thời gian làm linh mục, Cha Dũng rất yêu thương mọi người. Ngài thường ăn chay hãm mình và hay giúp đỡ những người gặp khốn khó. Qua chiếu chỉ bắt đạo toàn quốc ngày 6/01/1833, cha Dũng phải ẩn náu tại các nhà bổn đạo, sau trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó. Một ngày nọ, khi cha vừa dâng lễ xong thì quân lính ập tới, cha liền thay áo lễ và ngồi lẫn trong đám tín hữu. Cha cùng với nhóm tín hữu hôm đó đều bị bắt. Vì quan quân không biết cha là linh mục, nên khi ông tổng Thìn bỏ ra sáu nén bạc, nhận cha là thân nhân đi dự lễ để chuộc về, thì quan quân thả cha ra. Từ đó cha đổi tên là Lạc.
    Một lần khác, khi cha đến Kẻ Sông xưng tội với cha Thi theo thói quen hằng tháng, thì bị quan quân ập vào nhà và bắt luôn cả cha Lạc và cha Thi. Lý Trưởng Pháp bắt được hai linh mục nên mặc cả với giáo hữu ra giá chuộc là 200 quan. Các tín hữu kêu gọi nhau quyên góp được 100 quan nên viên Lý Trưởng chỉ tha cha Lạc.
    Ðược thả ra, cha Lạc vội lên thuyền để về, nhưng thời tiết không được tốt vì gặp phải mưa gió, thuyền cha phải ghé vào bờ. Căn nhà cha đang trú lại đang bị quân lính khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba và bị giải lên huyện Bình Lục cùng với cha Thi.
    Ðức Cha Retord Liêu hay tin cha Lạc và cha Thi bị bắt thì cùng với các tín hữu tìm cách chuộc hai cha về, nhưng lần này cha Lạc nhắn về với Ðức Cha câu chuyện thánh Phêrô hai lần thoát khỏi ngục, đến lần thứ ba, Chúa Giêsu đã yêu cầu ở lại tử đạo tại Roma, và xin Ðức Cha cùng các tín hữu đừng lo liệu tiền chuộc làm chi nữa.
    Tại nhà giam ở huyện Bình Lục, hai cha cũng được đối xử rất tử tế. Quan huyện Bình Lục truyền dọn cơm cho hai cha bằng mâm bát của mình, bắt Lý Trưởng trả lại quần áo và tất cả các vật dụng đã tịch thu rồi giải thích rằng: "Lệnh Triều Ðình cấm đạo và giết các cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc này". Ba ngày sau, quan huyện đưa hai cha xuống thuyền và chuyển về Hà Nội.
    Tại Hà Nội, hai cha bị các quan quân nhiều lần tra hỏi, dọa nạt, nhưng hai ngài vẫn một mực kiên trung với đức tin. Thấy không thành công dụ dỗ hai ngài bỏ đạo, các quan làm án gửi về kinh xin vua xử trảm.
    Thời gian trong tù, hai cha chiếm được tình cảm của các lính canh. Mọi người trong tù đều mến mộ, tôn trọng các ngài, nhờ đó các ngài được đối xử rất tử tế. Các ngài thường chia sẻ những gì mình có với những bạn bè khác trong tù. Khi nhận được quà tiếp tế, hai cha cũng chia sẻ cho lính canh, chỉ giữ lại những thứ tối thiểu cần thiết. Hằng ngày tối sáng, hai cha thường quỳ bên nhau để cầu nguyện lâu giờ. Tuy các tín hữu vẫn tiếp tế thức ăn cho hai cha rất thương xuyên, nhưng các ngài ăn chay mỗi ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy.
    Cuối năm 1839, khi quân lính đến công bố lệnh xử án, hai cha vui vẻ đón nhận bản án như một phần thưởng trọng hậu. Trên đường đến pháp trường, hai cha yên lặng cầu nguyện. Lúc ra khỏi cổng thành, cha Lạc chắp tay lại, hát lớn tiếng mấy câu latinh chúc tụng Chúa.
    Trước phút hành quyết, người lý hình đến nói với cha: "Chúng tôi không biết các thày tội gì, chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên, xin các thày đừng chấp". Cha Lạc tươi cười trả lời: "Quan đã truyền thì anh cứ thi hành". Sau đó, hai cha xin ít phút để cầu nguyện lần chót, rồi nghiêng đầu cho lý hình chém.
    Hai vị đã lãnh phúc tử đạo ngày 21/12/1839 tại bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy (Hà Nội), giáp đường lên tỉnh Sơn Tây. Thi hài của cha Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Quý gần đó.

    Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII suy tôn Chân Phước cho linh mục Anrê Trần An Dũng Lạc ngày 27/05/1900.
    Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong ngài lên bậc Hiển Thánh.
    Nhớ đến thánh Anrê Dũng Lạc, phải nhớ đến những vần thơ ngài tâm sự trong thư viết trong ngục cho cha Thực rằng:
    "Lạc này đã rõ chốn quân quan
    Bút chép thơ này gởi thở than
    Lòng nhớ bạn, nỗi còn vất vả
    Dạ thương khách, chạy chữa yên hàn.
    Ðông qua tiết lại thì xuân tới
    Khổ trảm mai sau hưởng phúc an
    Làm kẻ anh hùng chi quản khó
    Nguyện xin cùng gặp chốn Thiên Ðàng"

    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  3. #3
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default (2) Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), trùm họ (1790-1855)

    THÁNH ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (NĂM THUÔNG), TRÙM HỌ
    (1790-1855)
    * * *
    Sinh năm 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh, Thầy giảng.
    Chết rũ tù ngày 15/07/1855 tại Mỹ Tho dưới đời vua Tự Ðức.
    Được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 15/07.

    * * *
    Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (còn có tên khác là Anrê Năm Thuông) sinh khoảng năm 1790 tại Gò Thị, một họ đạo lâu đời nhất của giáo phận Quy Nhơn, thuộc thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh.
    Thánh Anrê Năm Thuông là một người cha gia đình, có đời sống đạo đức, nhiệt thành. Ngài giáo dục con cái sống đạo tốt lành. Nhờ đó, Thiên Chúa đặc biệt ban thưởng cho ông có hai người con tận hiến cho Chúa là linh mục Nguyễn Kim Thư và nữ tu Anna Nhường, thuộc dòng Mến Thánh Giá. Ðược dân làng tín nhiệm, ngài đã có một thời gian làm Xã Trưởng, hết mình phục vụ dân chúng bất kể lương hay giáo. Về sau ngài được đề cử làm ông trùm họ, rồi được Ðức Cha Cuénot Thể đặt làm ông Trùm cả phụ trách toàn thể hạt Bình Ðịnh.
    Ngoài mẫu gương liêm chính, bác ái và tận tâm, ông trùm cả còn thừa hưởng truyền thống của họ Gò Thị về lòng sùng kính Ðức Mẹ cách đặc biệt. Ngài siêng năng lần chuỗi Mân Côi hằng ngày, và xây một nhà nguyện dâng kính Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ. Với uy tín sẵn có, ông trùm cả phụ tá đắc lực cho hàng giáo sĩ trong việc tông đồ, khéo léo trong việc tìm nơi trú ẩn cho các ngài trong thời bách hại. Ðức Cha Thể và nhiều linh mục đã tạm trú lâu ngày tại nhà ông trùm cả. Hơn nữa ngài còn là ân nhân cả về vật chất lẫn tinh thần cho viện mồ côi trong vùng.
    Trong thời gian ngài làm Ông Trùm Cả, một đứa cháu của ông ngài tên là Út vốn tính ngang tàng, phóng đãng, nên hay bị ngài quở mắng. Ðể trả đũa, đứa cháu ngang ngược này liền viết một lá thư nặc danh gởi lên quan tỉnh, tố cáo ngài về tội chứa chấp giáo sĩ. Thế là quan quân liền đến vây bắt ông trùm cả cùng với bốn giáo sĩ khác, rồi giam vào ngục thất ở Bình Ðịnh.
    Quan tỉnh vốn quen biết ông trùm cả từ hồi ngài làm Xã Trưởng, nhờ đó ông trùm cả không bị đánh đập, và thỉnh thoảng lại được phép về thăm nhà. Ngài lợi dụng cơ hội này khuyên nhủ con cháu trung kiên với Chúa trong mọi hoàn cảnh. Ngài nói: "Tôi đã già, cũng chẳng ham sống lâu nữa. Tôi sẵn sàng chịu tù đày và chịu chết vì danh Ðức Kitô, nhất định tôi không vận động xin tha". Rồi ngài lại trở vào ngục thất trình diện.
    Nhiều lần quan tỉnh gọi ngài ra công đường, nhỏ nhẹ khuyên ngài bỏ đạo. Quan nói: "Ông dẫm chân lên Thập Giá đi! Chỉ tôi và ông biết thôi, rồi về xưng tội là xong chứ có chi đâu". Ông trùm cả trả lời: "Không được, Thập Giá tôi tôn kính mà dẫm lên sao được". Và ngài khẳng định với quan: "Thà tôi chịu lưu đày và chết vì Chúa, chớ tôi không chối đạo". Sau ba tháng tù, ngài nhận được án phát lưu vào Mỹ Tho thuộc miền Lục Tỉnh, Nam Kỳ. Các con ngài dự định bỏ tiền vận động xin giảm án, nhưng ngài cản: "Các con cứ để Thánh ý Chúa thể hiện".
    Ngài bị đày vào Vĩnh Long cùng với bốn tín hữu khác. Ông trùm cả vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông cùm, nên bước đi một cách khó khăn mệt nhọc. Mỗi ngày phải đi bẩy tám dặm đường dài dưới ánh nắng gay gắt, tối đến lại bị tạm giam trong các đồn canh hay nhà tù địa phương. Ðược vài ngày, quân lính thấy ông trùm cả đuối sức quá, sợ không đủ sức đi tới nơi nên thương tình tháo gông cùm ra cho ngài. Khi đi ngang qua tỉnh Bình Thuận, ông trùm cả may mắn gặp linh mục Nguyễn Kim Thư, con trai của ngài, và xin được lãnh bí tích giải tội.
    Tại Chợ Quán, ngài được dịp gặp Linh mục Ðược, nhưng khi thấy tình trạng sức khỏe của ngài ngày càng suy yếu, Linh mục Ðược liền ban bí tích xức dầu cho ngài. Sau đó, ngài lại tiếp tục mang gông cùm đi xuống miền Tây. Bốn người bạn tù với ngài xuống Vĩnh Long trước, nên báo tin cho cha Bề Trên Borelle Hòa về tình hình nguy tử của ngài. Cha Borelle liền cử một y sĩ đến Mỹ Tho chăm sóc cho ngài, nhưng không kịp nữa. Vào ngày ngày 15 tháng 7 năm 1855, khi vừa đặt chân đến nơi lưu đày thì Chúa đã gọi ngài về hưỡng phúc trên Thiên Ðàng. Ngài chỉ kịp đọc kinh Ăn Năn Tội, vài kinh Kính Mừng, rồi tắt thở.
    Thi hài vị tử đạo được viên y sĩ của cha Borelle Hòa đưa về Cái Nhum (Vĩnh Long), và sau đó các con cái của ngài là linh mục Thư, ông Ngọc, ông Xa, dời về an táng ở nhà thờ Gò Thị. Hiện nay, tại Gò Thị còn ngôi mộ của ngài, nhưng hài cốt của ngài thì đã được di chuyển về Chủng Viện Làng Sông (gần Gò Thị, Bình Ðịnh).

    Ðức Thánh Cha Piô X suy tôn ông trùm cả Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) lên bậc Chân Phước ngày 2/05/1909.
    Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong ngài lên bậc Hiển Thánh.
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  4. #4
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default (3) Thánh Anrê Trần Văn Trông, quân nhân (1814-1835)

    THÁNH ANRÊ TRẦN VĂN TRÔNG, QUÂN NHÂN
    (1814-1835)
    * * *
    Sinh năm 1808 tại Kim Long, Huế, Binh Sĩ.
    Bị xử trảm ngày 28/11/1835 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng.
    Được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/11
    * * *
    Thánh Anrê Trần Văn Trông sinh năm 1814 trong một gia đình Công Giáo ở Kim Long, Phú Xuân (Huế). Cậu là con trai duy nhất trong nhà. Năm lên 15 tuổi, cha cậu mất sớm, gia đình phải lâm vào cảnh mẹ góa con côi. Vì thương mẹ và không muốn mẹ phải chịu khổ nhiều, nên Anrê Trông đành thu xếp sách đèn, theo chân bà con lối xóm về họ Thợ Ðúc dệt tơ cho hoàng gia. Ảnh hưởng sự giáo dục từ người mẹ hiền, cậu ngay thẳng thật thà, luôn chăm chỉ làm việc và không ưa những chuyện gây gỗ, bất hòa. Mỗi buổi chiều, sau những giờ lao động mệt mỏi, cậu thường vác cần câu đến ngồi bên bờ sông Hương xanh biếc, để được gần gũi với thiên nhiên.
    Năm 20 tuổi, Anrê Trông cảm thấy với đồng lương ít ỏi của nghề thợ dệt tơ không đủ nuôi sống gia đình, cậu đành giã từ mẹ lên đường nhập ngũ.
    Sau tám tháng phục vụ trong quân đội, tháng 11 năm 1834, triều đình ra lệnh những binh sĩ Công Giáo phải ra trình diện. Không chút e dè, Anrê Trông cùng với 12 đồng đội cùng ở khu Thợ Ðúc đến ra mắt quan. Quan yêu cầu các anh phải tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và đạp lên Thánh Giá. Cả 13 chiến sĩ Công Giáo đều cương quyết khước từ. Các quan bèn dùng biện pháp tra tấn dã man... Lần lượt 12 người từ từ bỏ cuộc, chỉ còn một mình Anrê Trông vẫn trung kiên đến cùng. Quân lính trói anh lại khiêng qua Thánh Giá, nhưng anh co chân lên quyết không xúc phạm đến ảnh Chúa. Thế là từ trại lính, anh bị tống qua trại giam. Các quan kết án tử hình, nhưng còn giam hậu, nghĩa là chưa xử tử ngay.
    Suốt một năm bị giam trong ngục, Anrê Trông chịu nhiều điều cơ cực khổ sở, nhưng niềm tin của anh qua những thử thách đó càng ngày càng vững mạnh. Anh sốt sắng cầu nguyện và đặc biệt phó thác đời mình cho Ðức Mẹ, xin Chúa vì lời Mẹ Maria chuyển cầu ban cho ơn trung tín đến cùng. Những món quà tiếp tế nhận được, anh chia sẻ cho các bạn tù và lính canh ngục, nên được họ quí mến. Cũng chính nhờ đó, anh có cơ hội đặc biệt để đi xưng tội, rước lễ và thăm mẹ.
    Khi biết tin có cha Ngôn đang hoạt động ở Phú Xuân, Anrê Trông liền xin viên cai ngục và cậu được phép về nhà một ngày dưới sự giám sát của một người lính. Nhờ đã dò hỏi rõ nơi ở của vị linh mục, Anrê Trông và người lính chèo thuyền đến bến đò kia vào giữa lúc trưa. Lúc đó, mọi người dân chài đã lên bờ ăn uống nghỉ ngơi. Anh Anrê Trông liền bước qua thuyền của cha Ngôn, đẩy thyền trôi nhẹ ra giữa dòng. Hai người nhỏ to tâm sự và anh quỳ xuống lãnh phép lành tha tội. Xưng tội xong, anh ngỏ ý xin rước lễ, cha Ngôn hẹn anh sáng hôm sau tại Kẻ Văn. Thế rồi anh và người lính tiếp tục chèo thuyền về Kim Long. Hai người lên bờ và ngủ tại nhà mẹ một đêm. Tả sao cho xiết niềm vui của hai mẹ con được tái ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ này. Mẹ anh đã hết lời khích lệ động viên anh kiên tâm vì đức tin.
    Tảng sáng hôm sau, anh Anrê Trông và người lính gác vội vã chèo thuyền đến điểm hẹn. Gặp lại vị "khách quí" là cha Ngôn, anh liền quỳ xuống lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn chúc lành: "Ước gì Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô sẽ gìn giữ con đến cuộc sống muôn đời". Anh thưa: "Amen". Rồi trong niềm hân hoan vì hồng phúc mới lãnh nhận, anh vui vẻ trở về trại giam như lời hứa với viên cai ngục.
    Sau một năm giam tù, thấy không hy vọng gì Anrê Trông thay đổi ý kiến, các quan quyết định ngày xử là 28/11/1835. Sáng hôm đó, người chiến sĩ đức tin gặp được người anh họ mình. Anh ta hỏi có muốn ăn gì không? Anrê Trông trả lời: "Em muốn ăn chay để dọn mình tử đạo", rồi nói tiếp: "Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Ðừng lo gì cho em cả, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện, và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết". Nhưng thực tế, người anh họ chưa kịp nhắn lại. Bà mẹ của Anrê Trông khi hay tin con bị đem xử, liền vội vã ra đón con ở đầu chợ, nơi con sắp đi qua, gặp con, bà chỉ hỏi một câu vắn tắt: "Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù con có nợ nần ai chăng, nếu có thì cho mẹ hay, mẹ sẽ trả thay con". Tấm lòng người mẹ là thế đấy. Bà biết rõ con của mình đủ can đảm chịu mọi đau đớn, giờ đây bà chỉ lo cho con về đức công bình.
    Khi được con cho biết không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ. Ðến nơi xử, sau khi quân lính tháo gông xiềng, người chiến sĩ đức tin liền đón lấy, trao cho người lính cạnh bên và nói: "Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm". Mẹ anh đứng gần nên nghe rất rõ, nhưng bà chưa lấy kỷ vật đó làm đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa.
    Chiêng trống nổi lên, lý hình vung gươm, đầu vị tử đạo 21 tuổi rơi xuống. Bà mẹ của Anrê Trông chứng kiến ngay từ giây phút đầu tại pháp trường, bà thỏa lòng dù rất khổ đau, bước ra đòi viên chỉ huy trao thủ cấp con bà.
    Trong hạnh tích thánh Anrê Trông, người quân nhân xứ Huế, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII ca tụng người mẹ của thánh Anrê Trông đã thể hiện lòng can trường "theo gương Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo". Như Ðức Maria dưới chân Thánh Giá dâng hiến người Con Yêu Dấu, bà mẹ đó cũng có mặt trong cuộc hành quyết để hiến dâng người con trai duy nhất của mình. Bà đi bên cạnh con, không than khóc không sầu buồn, trái lại còn bình tĩnh vui vẻ khuyên con hãy bền chí đến cùng. Khi đầu Anrê Trông rơi xuống, bà mạnh dạn bước vào pháp trường kêu lớn tiếng trước mặt các quan: "Ðây là con tôi, đứa con mà tôi đã cưu mang dưỡng dục. Giờ này nó vẫn là con tôi, xin các ông trả lại tôi cái đầu của con tôi". Nói xong, bà mở rộng vạt áo, bọc lấy thủ cấp đẫm máu của người con yêu quí. Bọc trong vạt áo rồi ghì chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lặp đi lặp lại: "Ôi con yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ nhé!" rồi bà đem về mai táng trong nhà.
    Ngày 27/05/1900, Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn người chiến sĩ anh hùng Anrê Trông lên hàng Chân Phước. Ngài cũng không ngớt lời ca ngợi mẫu gương của bà mẹ hào hùng, đã họa lại gần trọn vẹn hình ảnh Ðức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo xưa trên đỉnh Canvê.
    Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong ngài lên bậc Hiển Thánh.
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  5. #5
    F.X Nhatdong's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2013
    Tên Thánh: Phanxicô Xaviê
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx. Tân Xuân
    Bài gởi: 416
    Cảm ơn
    116
    Được cảm ơn 161 lần trong 128 bài viết

    Default (4) Thánh Anrê Tường (1812-1862)

    THÁNH ANRÊ TƯỜNG
    (1812-1862)
    * * *
    Sinh năm 1812 tại Phú Yêu, Họ Ngọc Cục, Xứ Lục Thủy, Nam Định
    Tử đạo ngày 16/6/1862 tại Bạch Cốc, tỉnh Nam Định.
    Ngài xin lý hình chém ba nhát để kính Chúa Ba Ngôi
    Lễ kính ngày 16/6.
    * * *
    LỜI MỞ:
    Trong trường hợp thánh Anrê Tường thì không thấy ghi lại phép lạ nào, tài liệu để lại quá ít, chỉ diễn tả mấy nét sơ sài, làm sao có thể làm rõ nét để mà hình thành một con đường tu đức? Có cảm tưởng Ngài như một vị thánh vô danh vậy!
    Chứng từ cho Tin Vui đạo Chúa ở ngay trong cuộc sống bình lặng thường ngày. Chứng từ của các ngài vượt trên chữ viết hay tài liệu. Đức tin mới là cốt lõi, coi thường mọi sự, kể cả mạng sống mình.
    ĐI TÌM ĐƯỜNG TU ĐỨC
    Mùa hè năm 1995, tôi xếp đặt để có thể qua Paris vào văn khố của Hội Thừa Sai Paris (MEP) để tìm tòi tài liệu. Nhưng sau một thời gian vật lộn với cái nóng mùa hè để ngồi đọc những lá thư viết tay do các vị giám mục truyền giáo liên hệ gửi về Hội Thừa Sai và Bộ Truyền Giáo, tôi sinh nản lòng. Vì thực ra cũng chẳng thu lượm thêm được bao nhiêu hơn những điều đã đọc và đã biết. Tôi mò mẫm ngó tới nhìn lui trong phòng lưu trữ di tích các Thánh Tử Đạo. Đây là cuốn sách nguyện của thánh Đoàn Công Quí; kia là đôi hài mỗi khi làm lễ của thánh Dũng Lạc; rồi những bộ xương thánh để trong những hộp gắn kỹ.
    Nhưng rồi mắt tôi bỗng được khai mở dần, nhận ra một điều thật đơn giản: con mắt niềm tin là tất cả. Có con mắt này thì thấy được phép lạ và làm được phép lạ, chẳng sách vở nào ghi chép hết được. Đây là con đường ngắn nhất. Vì có phải đi đâu mà cần đường.
    Chỉ cần mở mắt đức tin là thấy ngay được Chúa Toàn Năng vẫn đang có mặt. Mà cũng là con đường dễ nhất, sẵn nhất. Vì chính là con đường đơn sơ của Phúc Âm như Mẹ Maria tại Nazareth. Cũng với những kinh đọc ngắn gọn, cũng với những bổn phận của đời thường, trong gia đình, với xóm ngõ, nhưng khác là làm với con mắt niềm tin và lòng yêu mến, biến cuộc sống thành vườn Địa Đàng, vì nơi nào có Chúa thì đó là Thiên Đàng: Nước Chúa ở giữa anh em.
    Bỗng một ngày người tin Chúa nhận ra mình đã trúng số, giàu có sang trọng quá. Vì mình là con của Vua Trời Đất cơ mà, còn gì hơn được nữa. Và mình cũng được Chúa ban quyền năng làm phép lạ, có sức biến đổi vượt thắng mọi sự bằng chính thần lực Chúa.
    Không gì mà không làm được trong Chúa là sức mạnh như cảm nghiệm của Thánh Phaolô.
    Những mẩu xương để lại là bằng chứng hùng hồn nói lên niềm tin tuyệt đối: không gì có thể tàch lìa khỏi tình yêu của Chúa.
    NÊN THÁNH BẰNG ĐỜI THƯỜNG
    Đường tu đức của thánh Anrê Tường đúng là con đường ngắn nhất, dễ nhất và sẵn nhất. Cốt tủy vẫn là con mắt đức tin khám phá ra kho tàng đức tin, mọi nơi mọi lúc.
    Thánh Anrê Tường sinh năm 1812. Cha mẹ Ngài là ông bà Đaminh Tiên và Maria Gương. Lớn lên Ngài lập gia đình và được đông con cái, chu toàn bổn phận giáo dục gia đình trong nếp sống bình lặng, sống đời Công giáo đạo đức cũng thật bình lặng tại xứ Lục Thủy, Nam Định.
    Ngài bị bắt ngày 14.9.1861, lúc 50 tuổi, cùng với các ông Đaminh Nguyện 60 tuổi, Vinh Sơn Tường 48 tuổi, Đaminh Mạo 44 tuổi và Đaminh Nhi 40 tuổi. Trước hết các Ngài bị tra tấn và giam giữ tại Xuân Trường, rồi bị phát lưu giam tù tại làng Bạch Cốc Vụ Bản là làng ngoại giáo.
    Theo lời khai của Đa Minh Mậu, con của Thánh Mạo là con rể của thánh Anrê Tường, thì trong ba bốn lần đến thăm, ông đều thấy các ngài siêng năng đọc kinh sáng tối, nhất là kinh Mân Côi, kinh các thiên thần, ăn chay ba lần một tuần. Suốt trong chín tháng bị giam tù, các ngài bị hành hạ rất nhiều, ban ngày bị đeo gông nặng và đêm phải cùm chân. Trên má phải khắc chữ ”Tả Đạo”, và bị bắt đạp ảnh bỏ đạo. Nhưng các ngài vẫn cương quyết: ”Các quan coi chúng tôi như trẻ con sợ hãi hình khổ hơn là sợ xúc phạm đến Thiên Chúa sao?!”
    Quan thấy không thay chuyển được các ngài liền cho thi hành án xử đem các ngài ra pháp trường chém đầu ngày 16.6.1861. Theo nhân chứng thì trước khi bị hành hình, các ngài đã đọc kinh Ăn năn tội, kinh Phó Dâng, và xin lý hình chém ba nhát để kính Chúa Ba Ngôi. Xác các ngài được chôn ngay tại nơi xử, và sau này được cải táng về làng Ngọc Cục.
    MỘT VỊ THÁNH HẦU NHƯ VÔ DANH
    Ông Anrê Tường sống vào thời kỳ bắt đạo khủng khiếp nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Vì bị người Pháp áp đảo, Vua Tự Đức tức giận, không làm gì được Tây thì đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người Công giáo và ra những sắc lệnh tàn ác có ý nhổ sạch rễ đạo Công Giáo trong nước.
    Sắc lệnh năm 1851 bắt các quan và lính Công Giáo phải bỏ đạo. Ra hạn cho các quan một tháng, cho lính 6 tháng. Quan và lính Công giáo không được một quyền lợi gì cả, không được thi cử và làm việc nước. Người Công Giáo bị bắt đày lên vùng thượng du nước độc.
    Sắc lệnh năm 1859 ban hành để trả thù người Công Giáo, vì nghi người Công giáo thông đồng với người ngoại quốc trong vụ tàu Pháp tấn công vào cửa Đà Nẵng. Vua bắt tất cả trùm trưởng trong nước, nhốt tất cả quan và lính Công giáo, làm sổ người Công giáo từ 15 tuổi trở lên, phân tán Dòng Mến Thánh Giá bắt đi làm đầy tớ trong các nhà quan.
    Sắc lệnh năm 1861 độc ác nhất: phân tán mọi gia đình Công giáo, tách rời vợ chồng, cha mẹ con cái, chia vào các làng ngoại giáo. Cứ 5 người ngoại coi giữ một người Công giáo. Phá bình địa các nhà thờ và cơ sở Công giáo. Ruộng đất người Công giáo và nhà xứ thì chia cho người ngoại. Khắc tên vào má bên phải chữ ”Tả Đạo” (nghĩa là đạo tà), và má bên trái tên huyện phủ, để không lẩn trốn được.
    Quả tình các sắc lệnh trên đã tàn phá bình địa Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Liêu (Retord) đã khóc lên: ”Ôi buồn thảm thay Giáo Hội Việt Nam. Tôi đang ngồi trên đống gạch nát của những thánh đường như tiên tri Giêrêmia ngồi trên đống gạch vụn đền thờ Giêrusalem.”
    Bao nhiêu người chết trên miền rừng sâu nước độc không để lại dấu tích gì. Con số 130 ngàn người tử đạo chỉ là tượng trưng. Nguyên thời kỳ này đã có tới 400 ngàn người bị phân tán lưu đày, 35 ngàn người chết vì đạo, 115 linh mục bị xử tử, 80 tu viện Mến Thánh Giá bị phá, 100 nữ tu Mến Thánh Giá chết vì đạo...
    Như vậy, thánh Anrê Tường cũng đúng là một vị thánh tiêu biểu cho cả trên một trăm ngàn người vô danh đã chết vì đạo. Chẳng cần ai biết đến, chẳng cần ai viết sách ca tụng. Ngài vẫn mãi mãi là một người nhỏ bé nhất trong danh sách các thánh được tôn phong, nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước Trời cũng còn lớn hơn Gioan Tẩy Giả, như lời Chúa đã nói trước. Cũng như có biết bao cử chỉ, biết bao tâm tình, biết bao hành động trong đời, đâu có phải không được ghi chép ra là không có giá trị lớn lao. Một nụ cười bao dung, một cái nhìn cảm thông, một bàn tay vỗ vễ an ủi... tất cả đều là những tác phẩm tuyệt vời, mắc tiền hơn bất cứ tuyệt tác nào của Michelangelo, Leonardo da Vinci, Vincent van Gogh...
    Chứng từ cho Tin Vui đạo Chúa ở ngay trong cuộc sống bình lặng thường ngày. Chứng từ của các ngài vượt trên chữ viết hay tài liệu. Đức tin mới là cốt lõi, coi thường mọi sự, kể cả mạng sống mình.
    TIN VUI LỚN: QUÀ TẶNG QUÍ BÁU NHẤT
    Vậy thì việc tôn phong các thánh đúng là một quà tặng quí báu nhất trao cho mỗi người. Từ nay mình biết cách khai đào mỏ quí kim đã chôn sẵn trong lòng, chỉ cần con mắt niềm tin là thấy được như vậy. Đây đúng là con đường ngắn nhất, dễ nhất và sẵn nhất, ai cũng có thể bước theo, ai cũng có thể nên thánh được. Và từ nay mình bắt đầu sống giàu có, với tác phong sang trọng được làm con của Chúa Trời Đất.
    Tối nay, cầm tràng chuỗi trong tay đọc kinh với những kinh đơn sơ nhất, mình cảm thấy đang cùng với thánh Anrê Tường và biết bao nhiêu bậc tiên tổ đức tin, xướng lên sức mạnh của niềm tin. Dòng kinh đọc như hơi thở qua bao đời, vẫn tiếp tục sinh động chuyển lực cho đến hôm nay. Mình chỉ cần hòa vào dòng hơi thở đó là nhận được tất cả sức sống làm hồi sinh tâm hồn.
    Ngày 29/4/1951, Đức Thánh Cha Piô XII suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước.
    Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.
    Nguồn: http://www.tinmung.net/CACTHANH/118T...Tuong_Anre.htm (tiểu sử); http://thanhlinh.net/node/25973?mini...chua%2F2012-05 (lễ kính).
    thay đổi nội dung bởi: F.X Nhatdong, 25-02-2014 lúc 09:12 AM
    TRỞ NÊN MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI

  6. Các thành viên đã cám ơn F.X Nhatdong vì bài viết này:


  7. #6
    F.X Nhatdong's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2013
    Tên Thánh: Phanxicô Xaviê
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx. Tân Xuân
    Bài gởi: 416
    Cảm ơn
    116
    Được cảm ơn 161 lần trong 128 bài viết

    Default (5) Thánh Antôn Nguyễn Đích

    THÁNH ANTÔN NGUYỄN ĐÍCH, TRÙM HỌ
    (1769-1838)
    * * *
    Sinh năm 1769 tại Chi Long, huyện Nam Xương, tỉnh Nam Định.
    Bị xử chém đầu ngày 12/8/1838 tại pháp trường Bảy Mẫu Nam Định.
    Lễ kính vào ngày 12/8.
    * * *
    Gia trưởng một gia đình tử đạo.
    Thánh Antôn Nguyễn Đích, một mẫu gương sáng ngời cho những người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái. Không kể thánh Lý Mỹ, người con rể chí hiếu, đã cùng tử đạo một ngày, gia đình ông đã cống hiến hai chứng nhân đức tin khác (hai vị này không có trong số 117): ông Lý Thi, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức (con thứ hai ông Trùm Đích), và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua Thập Giá, bị đầy lên Cao Bằng và qua đời tại đó. Thánh nhân đã giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói. Mà bằng chính mẫu gương chứng tá đức tin sống động của mình.
    Lý lịch thân phụ tôi
    Muốn biết lý lịch của thánh Antôn Nguyễn Đích, không gì bằng nghe chính lời con cái ngài là cô Maria Mến (Miều), góa phụ của thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, cung khai trước tòa điều tra phong Chân Phước: "Bố tôi là Nguyễn Đích, quê ở Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định. Oâng bà nội tôi vốn có lòng đạo đức, thấy xa nhà thờ có linh mục thì lấy làm tiếc, nên dọn đến làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị), rồi bố tôi lập gia đình ở đó.
    "Hồi đó bố tôi tên là Khiêm, khi sinh con đầu lòng đặt tên là Hiếu, người ta gọi bố tôi là Hiếu, đến khi sinh người con thứ hai đặt tên là Đích, bố tôi lại mang tên là Đích và giữ tên đó mãi.
    "Gia đình chúng tôi làm nghề nông rất cần cù, nhưng không vì thế mà sao lãng việc đạo đức, trái lại vẫn siêng năng xưng tội, rước lễ. Bố tôi luôn quan tâm đếnm đời sống đạo đức của mười người con và của những gia nhân giúp việc. Mỗi ngày, ông chỉ định một hay hai người coi nhà, còn những người khác đi lễ. Tôi thấy bố tôi làm tròn các nghĩa vụ trong đạo. Ngài rất chăm sóc việc giáo dục con cái, mời thày đồ đến nhà dạy chữ Nho cho con trai, từ chối gả con gái cho những thanh niên gia đình giàu có mà không giữ đạo sốt sắng".
    Bốn vị tử đạo đạo trong một gia đình, thật là kết quả hết sức lớn lao của nền giáo dục đạo đức đó.
    Một lòng vì Giáo Hội
    Đặc biệt quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, ông Trùm Đích rất yêu quý các giáo sĩ và chủng sinh, quảng đại tiếp đón và giúp đỡ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, nhiều chủng sinh ly trần, các bề trên quyết định phân tán các chú. Ông trùm Đích tình nguyện nhận một số, vừa nuôi dưỡng, vừa săn sóc chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn bình phục, không xá kể lao nhọc tốn phí.
    Đức bác ái của ông còn tỏ ra qua lòng thương người nghèo, và việc thường xuyên thăm viếng an ủi những người mắc bệnh phong cùi. Chính thế giá và nhân đức của ông mà người ta gọi ông là "Trùm", mặc dù ông không giữ nhiệm vụ ấy.
    Gặp thời cấm đạo ngặt nghèo, ông cho trú ẩn tại nhà và nuôi dưỡng trong hai năm một lớp chủng viện. Đức cha Havard Du, Giám mục giáo phận, cũng đã trú ẩn tại nhà ông trong thời kỳ cấm đạo triều vua Minh Mạng.
    Vị gia trưởng đáng kính
    Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế, từ thuyết phục đến tra tấn, để bắt ông trùm Đích bỏ đạo: "Ông đã cao niên, các con đã trưởng thành, các cháu chắt đông đảo, có nhà cửa phong lưu, ông hãy quá khóa để vui hưởng tuổi già với đàn con cháu có hơn không?". Ông Đích trả lời với giọng vững vàng: "Thưa quan, con cháu chi cũng mặc, tôi đã lo liệu cho chúng. Tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội thì tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo".
    Quan truyền khiêng ông qua Thánh Giá nhưng ông co hai chân lên, tức giận quan truyền đánh đòn ông. vì phải mang gông xiềng, bị tra tấn lại thấy mình già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng, nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự khuyên nhủ của cha Năm, nhờ lời khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm lòng hy sinh cao cả của con rể chí hiếu, Micae Lý Mỹ. Oâng Lý mỹ sau khi lãnh phần mình xong, ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ, ông trùm Đích được mang gông nhẹ hơn.
    Ít phải chịu cực hình thân thể, ông gia tăng công nghiệp bề trong bằng việc bác ái và đạo đức. Thực phẩm, tiền bạc cho gia đình tiếp tế, ông chia sẻ cho các bạn tù ngoại giáo. Ông chuyên chú đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ sốt sắng ngay trong nhà giam.
    Thấy không thể khuyên dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sới tâu về kinh. Đây là nội dung sớ tâu luận tội: "Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Đã không nộp đạo trưởng Mai Năm cho quan, alị còn chứa chấp, không nghe lời khuyên cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa, thật là người cố chấp, bất tuân luật nước. Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khóa trước công đường, nhưng y trả lời: 'Tôi giữ đạo từ nhỏ, tôi sẵn sáng thà chết chẳng thà bỏ đạo'. Vậy xin luận xử trảm quyết làm gương cho kẻ khác".
    Bản án được vua Minh Mạng châu phê chấp thuận ngày 12.08.1838, ông trùm Antôn Nguyễn Đích cùng với linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm và người con rể Micae Nguyễn Huy Mỹ bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định. Sau khi hành quyết linh mục Mai Năm, lý hình chém đầu ông trùm Nguyễn Đích, rồi mới xữ tử ông Lý Mỹ.
    Thi hài ông Antôn Nguyễn Đích, 69 tuổi thọ, được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. dân làng tổ chức lễ qui lăng rất trọng thể, rồi an táng trước nhà ông, nơi ông đã để lại bao gương sáng của một chức sắc và một gia trưởng đáng kính.
    Ngày 27/5/1900, Đức Thánh Cha Lêô XIII suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước.
    Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.
    TRỞ NÊN MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI

  8. #7
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default (6) Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) (1768 - 1840)

    THÁNH ANTÔN NGUYỄN HỮU QUỲNH (NĂM)
    1768 - 1840
    * * *
    Sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình, Y sĩ,
    Bị xử giảo ngày 10/07/1840 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng,
    Được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 10/07.
    * * *
    Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (tự Năm Quỳnh) Trùm Chánh (1768-1840)
    Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh cũng gọi là Năm Quỳnh sinh năm 1768 tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thuộc giáo phận Vinh. Cha của Ngài là ông Antôn Nguyễn Hữu Hiệp và mẹ là bà Madalena Lộc. Theo gia phả thì ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh là con cháu 15 đời của đệ nhất công thần Nguyễn Trãi (1380-1442) và ông là con thứ 5 của gia đình cụ Nguyễn Hữu Hiệp nên họ hàng làng xóm thường gọi ông là Năm Quỳnh.
    Ngay từ nhỏ, Ngài đã có lòng ao ước dâng mình trong Nhà Chúa và theo đuổi ơn gọi làm linh mục.Ngài đã xin làm môn đệ Đức Cha Labartette Bình, xin Đức Cha nhận và nâng đỡ để sau này được sống gần Đức Cha. Nhưng vì trong gia đình cụ Nguyễn Hữu Hiệp đã có hai người con trai đi tu rồi nên cụ Nguyễn Hữu Hiệp bắt cậu Quỳnh trở về để có người con nối dõi tông đường. Vâng lời cha mẹ Ngài đã trở về rồi sau đó lập gia đình với một thiếu nữ Công Giáo ngoan hiền trong xứ.
    Năm 1800 Ngài phải nhập ngũ trong quân đội của Nguyễn Ánh đi chiến đấu chống quân Cảnh Thịnh, lập được chiến công nên được vinh thăng chức Vệ Úy. Tới năm 1802, đất nước thanh bình, vua Gia Long lên ngôi, Ngài xin giải ngũ trở về mua đất làm nhà, sống nghể buôn bán và đi học nghề làm thuốc.Ngài chữa được nhiều con bệnh, giúp rất nhiều người nghèo khó, những người nghèo thì Ngài chữa bệnh và cho thuốc miễn phí lại còn giúp đỡ thêm tiền bạc. Thấy vậy, vợ con than phiền và tỏ ý không bằng lòng thì Ngài nói:
    -“Tôi chưa thấy ai giúp đỡ cho những người nghèo đói mà Chúa lại để cho họ phải túng thiếu. Chúa cho chúng ta sống, tất nhiên Chúa đã quan phòng cho chúng ta”
    Làm nghề Thầy Thuốc lại chữa bệnh mát tay như thế nên dần dần Ngài trở thành một lương y nổi tiếng khắp nơi. Từ quan tới dân trong Huyện, nếu bị bệnh tất tất đều tìm đến Thầy Lang Năm Quỳnh. Vì biết Ngài tốt lành, giầu lòng bác ái và có tinh thần phục vụ như thế nên dân làng trong xứ Mỹ Hương bầu Ngài làm Trùm Chánh của xứ. Với trách vụ này, Ngài lại càng nhiệt tình chăm lo việc trong xứ đạo và đặc biệt lưu ý giúp đỡ các linh mục cũng như các vị Thừa Sai trong vùng. Ngài còn dành ra nhiều thời giờ dạy giáo lý, tổ chức các buổi đọc kinh cầu nguyện trong xứ rất sôt sắng.
    Tới tháng 6 năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh bắt đạo rất gay gắt và cho truy lùng bắt các linh mục, đặc biệt là linh mục Thừa Sai Candath Kim được mật báo cho biết là đang ẩn trốn tại Quảng Bình. Biết được tin ấy, ông Năm Quỳnh vội vã bí mật đưa cha Candath Kim tới một trang trại cũ của tổ tiên để lại ở Kim Sen. Ngài cũng mang theo một số ảnh tượng, giấy tờ quan trọng của xứ Mỹ Hương để cất giấu ở trang trại này. Mấy ngày sau, Ngài sai người giúp việc rất trung thành tên là Du trở về Mỹ Hương lấy thêm một ít đồ dùng cần thiết, thì trên đường về, ông Du bị quân lính chặn đường, bắt để tra hỏi nơi ông Trùm Năm Quỳnh giấu cha Candath Kim. Ông Du không nói , bị đánh đau quá nên ông nói ông Trùm Năm Quỳnh có cất giấu một ít đồ đạo ở Kim Sen. Nghe theo lời khai đó, quan vội vã lệnh cho quân lính cấp tốc tới vây Kim Sen, lục soát bắt được Ngài và tịch thu một số ảnh tượng và đồ đạo, rồi giải Ngài về Đồng Hới
    Về tới trại giam Đồng Hới, Ngài vui mừng được gặp lại Đức cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm, thầy Tự và một số bạn bè đồng đạo cũng đang bị giam ở đó. Cùng bị giam và cũng rất nhiều lần Ngài bị tra tấn chung với các Đấng khác, nhưng lần nào thì Ngài cũng chứng tỏ sự kiên cường chiụ mọi đau đớn. Nhiều lần các quan muôn tha Ngài vì biết Ngài là một lương y cao tay, đã có những lần chính Ngài đã chữa bệnh cho các quan, nên các quan trọng nể và khuyên Ngài:
    - “Này ông Năm Quỳnh, ông bước qua ảnh tượng một lần thôi thì chúng tôi sẽ cho ông về ngay với vợ con”
    Ngài vui vẻ trả lời:
    - “Cám ơn các quan. Các quan tha thì tôi về, còn việc bước qua ảnh tượng thì có phải chết cũng không bao giờ tôi chối Chúa. Dầu chỉ một lần thì dứt khoát cũng không bao giờ tôi bức lên ảnh tượng Chúa tôi”
    Có lần các quan lệnh cho lính kéo Ngài qua Thánh Giá rồi la lớn tiếng rằng”
    - “A, tên Năm Quỳnh đã chối đạo rồi!”
    Ngài lớn tiếng phản đối rằng:
    - “Việc này là do các quan cho lệnh lính kéo tôi qua Thánh Giá, nếu có tội thì là tội các quan chịu, chứ tôi không có tội’
    Thấy Ngài vững vàng như thế thì các quan bực mình và cho lệnh đóng gông rồi giải về giam trong ngục.Ngài xin các quan cho Ngài một bản án được chết cho Chúa chứ nhật định sẽ không bao giờ chối Chúa. Hình khổ và đớn đau Ngài sẵn sàng đón nhận vì đạo Chúa, vì tin yêu Chúa.
    Chờ đợi đã lâu, đánh đập, đòn vọt và hình khổ đã nhiều thế mà không một người nào sợ hãi mà bước qua Thánh Giá. Các quan thất vọng, liền gửi án về kinh xin án lệnh của Vua. Theo bản án thì Đức Cha Borie Cao bị kết án trảm quyết (chặt đầu), các cha Khoa và cha Điểm bị kết án xử giảo (thắt cổ), còn thầy Nguyễn Khắc Tự và ông Nguyễn Hữu Quỳnh tự Năm Quỳnh cũng bị xử giảo nhưng giam hậu, có nghĩa là lệnh xử sẽ ban hành sau.
    Sau khi xử Đức Cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm, thầy Tự và ông Năm Quỳnh còn bị giam trong nhà tù gần hai năm nữa. Vua có ý kéo dài ngày xứ như vậy là vì hai ngài không phải là đạo trưởng, chỉ là thứ dân mà thôi nên vua muốn để thuyết phục hai Ngài bỏ đạo. Trong thời gian gần hai năm trời này, nhiều lần các Ngài cũng đã bị ra trước toà án để bị tra vấn, nhiều lần cũng bị đánh đập, hành hạ, nhịn đói, nhịn khát. Nhưng đốI vớI tất cả những sự khốn khó bà đau đớn ấy các Ngài đã can đảm chấp nhận hết, không một lờI kêu ca, than vãn. Các Ngài luôn cầu nguyện và tạ ơn Chúa đã cho các Ngài được vinh dự chia sẻ sự đau đớn của Chúa trên Thập Giá. Nhiều lần các quan cho người nhà tới thăm nuôi và xin người nhà khuyên dụ các Ngài bước qua Thánh Giá để được tha về với vợ con. Nhưng các Ngài còn khuyên bảo những người tới thăm nuôi rằng: Hãy cầu nguyện và tạ ơn Chúa thay cho chúng tôi. Đước chềt vì Chú`a là một ơn trọng đại lắm.
    Vì để lâu ngày quá và nhất là vì các quan tỉnh Quảng Bình khẩn khoản xin nhiều lần quá nên vua Minh Mạng đã phê chuấn bản án ngày 12 tháng 6 năm 1840. Người con cả của ông Trùm Nguyễn Hữu Quỳnh tên là Nguyễn Hữu Ngôn được tin vội vào nhà tù báo tin lúc Bố đang dọn ăn sáng. Bố vui mừng bỏ cả ăn sáng, nói với con:
    - “Bố vui mừng tạ ơn Chúa! Bố mong đợi tin này đã lâu. Nay được rồi thì còn thiết gì của ăn dưới thế nữa.”
    Từ hôm đó cho tới ngày bị xử, Ngài không tiếp đón ai nửa. Ngài chỉ âm thầm cầu nguyện, dọn mình để về với Chúa. Ngày các Ngài mong đợi đã tới, thứ Bảy ngày 10 tháng 7 năm 1840, quan giám sát tỉnh Quảng Bình cùng vớI 100 quân lính dẫn thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự và ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh ra pháp trường Đồng HớI cũng là nơi đã hành quyết Đức Cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm. TớI nơi, các Ngài chào từ biệt mọI ngườI rồI quì gốI xuống ngay tạI chỗ đã xử Đức Cha và các cha trước. Sau đó, quân lính tháo gông, trói hai tay vào hai cọc và chân vào một cọc như hình Thánh Giá, rồi vòng giây qua cổ, mỗi đầu giây có 3 tên lính mạnh khoẻ cầm sẵn, đợi ba hồi chiêng trống nổi lên thì hô nhau kéo thật mạnh, xiết cổ lại và tội nhân tắt thở thì buông ra. Các Ngài đã vĩnh viễn lìa bỏ trần thế để về vớI Chúa ngày 10 tháng 7 năm 1840. Con cháu và giáo dân đã xin xác các Ngài đem về an táng tại Kim Sen, nơi thi hài đã chôn táng tổ tiên dòng họ của Ngài.
    Ngày nay nếu du khách có dịp hành hương tới Kim Sen sẽ được đọc hai câu thơ tuyệt hay ghi tên mộ Ngài:
    “Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
    Oai linh phù hộ khắp non sông”
    Trong tờ phúc trình hằng năm về các vụ hành quyết của quan chánh án tỉnh Quảng Bình dâng lên vua Minh Mạng ngày 19 tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 22, trong đó có ghi lạI vụ hành quyết thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự và thánh Ant6on Nguyễn Hữu Quỳnh như sau:
    “Án xử giảo tứ khắc có hai tội nhân là Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768 tạI làng Mỹ Hương, tổng Thạch Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BÌnh, thọ 73 tuổi. Một ngườI nữa tên là Nguyễn Khắc Tự sinh năm 1808, không rõ quê quán, cư ngụ tại ngoại làng Bình Hải, huyện An Mô, tỉnh Ninh Bình, thọ 32 tuổi Lý do ghi trong bán án là theo đạo Gia Tô, ngoan cố không theo lệnh vua mà bỏ đạo.
    Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tuyên phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900
    Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

  9. #8
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 816
    Cảm ơn
    360
    Được cảm ơn 243 lần trong 170 bài viết

    Default (7) Thánh Augustinô Schoeffler (Ðông) (1822 - 1851)

    THÁNH AUGUSTINÔ SCHOEFFER (ĐÔNG)
    (1822 - 1851)
    * * *
    Sinh năm 1822 tại Mittelbonn, Nancy, Pháp, Linh Mục Thừa sai người Pháp, Hội Thừa Sai Paris
    Bị xử trảm ngày 1/05/1851 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức
    Được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/05.
    * * *
    Thánh Augustinô Schoeffler Đông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1822 tại Mittelbornn, Nancy, tỉnh Lorraine nước Pháp trong một gia đình Công giáo có tiếng là đạo đức. Nhờ nếp sống tốt lành của gia đình nên ngay từ nhỏ ai cũng biết cậu Augustinô Schoeffler là một người con ngoan ngoãn, đạo hạnh, chăm học, siêng năng đọc kinh cầu nguyện và có ý nguyện ước mong đi tu. Cha xứ thấy cậu bé ngoan đạo lại chăm học nên nhận đỡ đầu và gửi cậu vào chủng viện của giáo phận Nancy. Khi học xong triết và thần học thì thầy xin phép cha mẹ để gia nhập Hội Thừa Sai Paris, mong rằng sau này sẽ được gửi đi truyền giáo trong các nước Á Châu. Mặc dù cha mẹ Ngài không muốn và cố ý ngăn cản thầy không gia nhập Hội Thừa Sai Paris, vì lúc ấy ai cũng biết đi truyền giáo tại Á Châu là đi vào hang hùm, hang cọp vô cùng nguy hiểm. Nhưng thầy nghĩ rằng theo Chúa thì phải chấp nhận thử thách, gian lao. Tiếng Chúa kêu mời vẫn mạnh hơn, do đó thầy nhất định xin gia nhập Hội Truyền giáo và dâng phó cuộc đời trong tay Chúa
    Ngày 9 tháng 10 năm 1846 thầy chính thức gia nhập Hội Thừa Sai Paris và ngày 29 tháng 3 năm 1847.thì thầy lãnh chức linh mục. Sau đó thì quả là cầu được ước thấy, cha đã được Bề trên sai đi truyền giáo tại Việt Nam. Ngày 18 tháng 11 năm 1847 vị tân linh mục đã từ giã Paris, đi Anvers thuộc nước Bỉ để đáp tầu đi Viễn Đông. Tầu lênh đênh mất 5 tháng thì tới Hồng Kông. Ngay trên tầu vị linh mục trẻ trung đã bắt đầu làm việc tông đồ. Cha khuyên nhủ mấy anh thủy thủ đã bỏ xưng tội lâu năm, xét mình xưng tội và rưóc lễ. Tới Hồng Kông cha chỉ nghỉ vài ngày rồi lại bằng đường thủy, cha đi thẳng tới Việt Nam. Sau bao ngày mong ước và con đường đi tới Việt Nam quả là cam go vất vả, phải lênh đênh hằng tháng trên đại dương, vượt bao sóng gió hiểm nghèo, nhưng người chiến sĩ của Chúa không hề nao núng. Ngài trông cậy nơi Chúa và xin Chúa dẫn lối đưa đường đi tới Việt Nam, để rao giảng Tin Mừng cho bao người chưa biết Chúa. Sau cùng năm 1848 tầu đã cập bến và theo lệnh bề trên thì nơi Ngài hoạt động sẽ là địa phận Tây Đàng Ngoài, dưới quyền Đức Cha Retord Liêu. Đức Cha vui mừng đón nhận vị linh mục Thừa Sai trẻ tuổi được Chúa sai đến để cộng tác với Ngài. Đức Cha rất quí mến Ngài và giữ Ngài bên cạnh Đức Cha, luôn theo Đức Cha đi kinh lý các nơi để Ngài có dịp học hỏi và biết rõ hơn về tình hình mục vụ trong vùng. Tháng 10 năm 1849 Đức Cha bổ nhiệm Ngài coi sóc xứ Đoài giữa lúc vua Tự Đức bắt đầu cấm đạo.
    Ngày 1 tháng 3 năm 1851, sau khi giảng tuần đại phúc Mùa Chay cho xứ Bầu Nọ, Ngài tiếp tục đến giảng tuần đại phúc cho giáo dân Bản Mộ, đi len lỏi trong rừng giữa đường thì bị một người phản giáo, ham tiền báo cho quan.lính bắt Ngài giải về huyên rồi áp giải về tỉnh Sơn Tây. Tại đây Ngài bị đánh đập, bị đeo gông, cùm chân xiềng xích và tra hỏi nhiều lần nhưng trước sau như một, Ngài nhất quyết từ chối mọi lời dụ dỗ và luôn sẵn sàng chịu chết, làm chứng nhân cho Chúa.
    Trong thời gian bị tù đày ở đây, Ngài bị hành hạ và tra tấn nhiều lần. Có lần bị tra vấn, quan tỉnh Tây Sơn hỏi cha;
    - Ông là người ngoại quốc sang đây có ý gì. Phải chăng là muốn xui giục dân chúng chống lại nhà vua?
    Cha thẳng thắn trả lời:
    - Tôi tới Việt Nam chỉ có một chủ đích duy nhất là rao
    giảng đạo Thiên Chúa cho mọi người, tôi không bao giờ xúc giục dân chúng chống lại nhà vua. Xin các quan nghiêm chỉnh điều tra lại cho chắc chắn.
    - Ông đã ở những nơi nào. Ông cứ khai rõ ràng. Tôi sẽ làm tờ báo cáo và sẽ cho ông trở về Âu Châu.
    - Tôi đã tới Việt nam từ bốn năm nay. Tôi đã ở nhiều nơi khác nhau và hiện tôi không nhớ tên từng nơi. Tôi vẫn còn muốn đi những nơi mà người ta cần sự hiện diện của tôi.
    Cha trình bày rất rõ ràng, thưa hỏi tử tế nên quan đốc tỉnh tỏ vẻ kính trọng rồi lệnh đưa cha về nhà giam. Không tra tấn đánh đập.
    Vài ngày sau, quan lại triệu cha ra thẩm vấn và yêu cầu cha bỏ đạo. Người chiến sĩ trẻ trung can trường của Chúa cương quyết từ chối. Quan đốc tỉnh nhìn cha một cách đầy cảm tình rồi hạ giọng ôn tồn nói với cha:
    - Này ông, thực tình tôi không muốn kết tội ông. Tôi muốn tha cho ông. Nhưng đây là sắc lệnh của vua, tôi không thể nào làm cách khác được. Vậy tôi hãy nghe tôi chỉ bước lên Thập Giá một lần thôi thì tôi sẽ tha cho ông ngay.
    Nghe thấy quan đốc tỉnh nói với tâm tình quí mến, cha cảm động nhưng không thể làm theo đề nghị của quan đốc tỉnh được. Cha thành thật thưa lại:
    - Tôi xin cảm ơn lòng tốt về những lời chân thành quan lớn đã dành cho tôi. Tôi biết quan lớn thương tôi nhưng tôi không thể làm theo ý quan lớn mà xúc phạm đến Thiên Chúa được. Xin quan lớn cứ theo lệnh của vua mà thi hành, tôi sẵn sàng chấp nhận chết vì Thiên Chúa tôi thờ.
    Trước vẻ cương quyết mạnh mẽ của cha, quan đốc tỉnh Tây Sơn rất buồn không nói gì thêm. Ông soạn sẵn bản án như sau: “Ông Au-du-tinh người Tây Dương, mặc dầu đã biết có luật pháp nghiêm cấm mà còn ngoan cố tới đây vào các làng mạc truyền đạo Gia Tô, lừa dối dân chúng. Đã vậy còn ngoan cố nữa. Theo Sắc Chỉ nhà vua ông sẽ bị trảm quyết, đầu sẽ quăng xuống biển hay buông sông, để làm bài học cho dân chúng đừng chạy theo thứ đạo mới này”.
    Sau đó, quan lại truyền giải cha về nhà tù. Từ đây cha bị kiểm soát nghiêm nhặt, không cho người lui tới viếng thăm nữa. Mọi thư từ liên lạc tin tức đều bị cắt đứt.
    Lần cuối cùng là ngày 5 tháng 3 bị điệu ra tòa, Ngài vẫn nhắc lại những lời đã nói trước, nhất định không bước lên Thánh Giá, nên quan đốc tỉnh Sơn Tây vô cùng giận dữ ra lệnh cho đánh đập một trận nhừ tử rồi gửi bản án mà quan đã soạn sẵn, nay sửa lại rồi gửi về kinh. Bản án viết như sau: Tên Au-du-tinh là người Tây Dương dám coi thường luật nước, đến đây giảng đạo, dụ dỗ dân chúng. Chiếu theo sắc chỉ Đức Vua, y phải chịu trảm quyết, bỏ đầu trôi sông. Về những kẻ chứa chấp, thần đã tra hỏi nhưng y không chịu nói. Lý trưởng và những kẻ có công xin theo lời truyền, thưởng 30 lạng bạc. Riêng viên tuần phủ, xin thưởng thêm một số nữa”
    Bản án gửi về kinh đô đợi tới ngày 11 tháng 4 năm 1851 vua Tự Đức mới phê chuẩn với những lời lẽ ghi như sau: “ Trẫm đã cứu xét hồ sơ Tây Dương đạo trưởng ở Sơn Tây. Luật nước đã cấm đạo Gia Tô. Thế mà tên Ao-du-tinh vẫn cả gan vào nước ta giảng đạo lừa dối dân. Trẫm truyền trảm quyết, đầu y thì bỏ trôi sông để răn dạy kẻ khác”.
    Quan Tổng đốc tỉnh Tây Sơn nhận được án lệnh của vua Tự Đức cho thi hành án lệnh. Ngày 1 tháng 5 năm 1851, chính là ngày đầu tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria, tự nhiên quang cảnh nhà tù trở nên nhộn nhịp. Các đội quân chuẩn bị voi, ngựa, lính tráng tập trung, quân phục chỉnh tề, báo hiệu sắp có biến cố gì quan trọng. Cha Schoeffler Đông đoán được biến cố sắp tới, cha vui vẻ, nét mặt tươi tỉnh bước theo toán lính ra cửa phía Bắc, thấy quanh cảnh đã sẵn sàng, cha hiểu là giờ hành quyết cha đã tới. Đoàn quan quân khởi hành, cha vừa đi vừa đọc những bài Thánh Vịnh một cách rất bình thản. Dân chúng đứng xem hai bên đường nói với nhau: “ Ông này thật anh hùng, đi chịu chết mà nét mặt cứ tươi vui bình thản. Con người khôi nhô, đẹp trai lại hiền lành như thế này mà nhà vua đem giết đi thật là đắc tội với Trời. Người Tây Dương còn trẻ đẹp thế này mà đem giết đi thật đáng tiếc”.
    Tới pháp trường Sơn Tây, nơi mà 14 năm về trước đã xử cha thánh Gioan Carôlô Cornay Tân, cha Schoeffler Đông vô cùng hân hoan xúc động, quì xuống đọc kinh tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cho Ngài được đổ máu ra làm chứng đạo Chúa vào đúng ngày đầu tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria, Đấng mà Ngài hằng kính mến. Cha cầu nguyện ít phút, hôn kính Thánh Giá vẫn đeo ở cổ rồi tự ý cởi áo xuống tới hai vai, giơ cổ cho lý hình. Cha nói: “Xin anh cứ việc thi hành phận sự”. Trước cử chỉ anh hùng, bình thản đó, khiến anh lý hình hoảng sợ, tay chân run rẩy. Anh phải chém tới nhát thứ ba đầu mới rụng xuống vũng máu. Vì lệnh quan cấm ngặt nên không ai dám vào thấm máu và lấy xác, đội lính chôn cha ngay tại chỗ, còn đầu thì bị buông sông. Sáng hôm sau quan quân giải tán hết, giáo dân mới dám lén lút tới lấy xác rước về an táng trong nhà ông lý Ngọc, người Công giáo trong họ đạo Bách-Lộc.
    Ông lý Ngọc là người ngoan đạo nhưng đã từ lâu vẫn buồn phiền vì bệnh tật và không có con nỗi dõi tông đường. Ông đã thành khẩn cầu xin với cha thánh được an táng trong nhà mình. Cha thánh đã nhận lời cầu xin của ông, và như lòng tin tưởng cầu xin, chỉ ít lâu sau ông khỏi mọi bệnh tật và sinh hạ được một người con trai để nối dõi tông đường.
    Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn Ngài lên hàng Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900
    Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên bậc Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988. Lễ kính vào ngày 1/5
    hãy cùng nhau chung sức xây dựng Diễn đàn Thiếu Nhi Công Giáo

+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com