Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Ði Bên Thầy Giêsu Trên Ðường Thánh Giá

  1. #1
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post Ði Bên Thầy Giêsu Trên Ðường Thánh Giá

    Ði Bên Thầy Giêsu Trên Đường Thánh Giá


    Lời Mở Ðầu




    Mỗi khi tôi nghĩ đến người nghèo, hình ảnh được gợi ra trong trí tôi là nhừng người nam và nữ kéo nhau ra chợ làng từ sáng sớm. Trên vai họ là quang gánh chĩu nặng những bó rau. Trên đầu họ là những thúng đựng bí bầu. Tay họ sách những chiếc giỏ đựng gà vịt.
    Họ đi chân đất, mặc những bộ quần áo nâu sòng đã nhiều chỗ vá hay đã bạc mầu. Họ mang những sản vật họ đã đổ nhiều mồ hôi sớm ngày ra vun trồng hay nuôi dưỡng. Ðôi khi chỉ là vài bó rau muống hái ở bờ ao. Họ đi trên đường làng đầy bụi bậm khi khô ráo, hay bùn lầy khi mưa rào. Nơi chợ làng, họ bầy ra bán để đổi lấy chút cơm gạo cho chồng con mỗi ngày. Chợ chỉ họp từ 6 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Sau đó ai nấy lại lục tục trở về với nương đồng, vườn tược.
    Tôi không thích đi bộ mấy, ngoại trừ những khi tập thể dục, chạy trong công viên gần nhà. Ði một trăm bước cũng leo lên xe hơi. Ði xa thì có xe buýt, xe điện ngầm, xe lửa và máy bay chở tôi đến những chỗ tôi muốn tới. Chân tôi không còn mấy khi chạm vào đất bụi của trái đất này như khi xưa thời chạy loạn ngoài bắc. Luôn luôn có những bánh xe giúp tôi đi tới đi lui mau hơn.
    Ở nơi tôi ở hiện giờ không có nhiều người đi bộ, ngoại trừ những người tập thể thao. Ðôi khi khó tìm được người đi bộ để hỏi đường khi bị lạc. Trong thế giới của tôi người ta đi từ chỗ này đến chỗ kia bị đóng kín trong một cái thùng sắt di động. Họ ở trên đường phố mà y như ở trong nhà. Họ nghe băng nhạc, CD hay radio. Họ nói chuyện điện thoại với sở làm, người thân hay bạn hữu. Hiếm khi họ mới gặp gỡ người lạ tại các bãi đậu xe, siêu thị, hay những quán bán thức ăn dọn nhanh.
    Nhưng Chúa Giêu đã đi bộ, và Ngài vẫn còn đi bộ. Chúa Giêsu đi từ làng này sang làng khác, và trong khi đi bộ, Ngài gặp gỡ nhiều người nghèọ Ngài gặp những hành khất, người mù, người bệnh tật, người đang than khóc. Ngài luôn luôn ở gần mặt đất. Ngài cảm thấy cái nóng của ban ngày và cái lạnh của mặt đất ban đêm. Ngài thông thạo về những ngọn cỏ héo mầu, tàn úa, những miền đất đầy sỏi đá, những bụi gai, những thân cây trơ trụi lá, những bông hoa dại ngoài đồng, và những mùa gặt tốt.
    Ngài biết rõ vì Ngài đã đi bộ qúa nhiều và cảm nhận ngay trong chính bản thân sự khô cằn hay mầu mỡ của mỗi mùa. Ngài chăm chú lắng nghe những người đi bên Ngài, và Ngài trò truyện với họ như một người bạn đồng hành chân chính. Ngài nghiêm nghị, nhưng rất bao dung, nói thẳng nhưng rất hiền từ, đòi hỏi nhưng hay tha thứ, gạn hỏi nhưng rất lễ độ. Ngài đào sâu, cắt mạnh, nhưng với bàn tay của một thầy thuốc. Ngài phân rẽ, nhưng là để cho trưởng thành. Ngài đả phá nhưng để cho có sự xác tín xảy ra. Chúa Giêsu có liên hệ mật thiết với mặt đất trên đó Ngài bước đi. Ngài quan sát sức mạnh của thiên nhiên, và bày tỏ rằng Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa cũng chính là Thiên Chúa đã sai Ngài đến đem Tin Mừng cho người nghèo, ánh sáng cho người mù, và sự giải thóat cho kẻ tù đầy.
    Những người nghèo đi bộ trên đường làng, trên cát bụi của sa mạc hay trên những lối đi đầy sỏi đá của những miền núi trên thế giới này, nhắc nhở tôi đến hai chữ khiêm nhường (humility) - xuất xứ từ chữ Latinh "humus" có nghiã là đất. Tôi phải ở gần đất. Nhiều khi tôi nhìn lên trời, ngó theo những đám mây và mơ về một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng giấc mơ của tôi không bao giờ thành tựu trừ khi tôi biết nhìn xuống đất, nhìn hoài hoài xuống đất, nhìn tất cả những người đang mệt mỏi lết đi, và đang mời gọi tôi đi cùng.
    Nhưng đi với người nghèo có ý nghiã gì" Có nghiã là tôi phải công nhận chính sự nghèo hèn của tôi: những đổ vỡ sâu xa trong tôi, sự mỏi mệt, bất lực, và yếu đuối của tôị Chính ở đây tôi mới được nối kết với đất. Chính ở đây tôi mới được kết hiệp với tất cả những ai đang đi chân trên trái đất này, và khám ra rằng chính tôi, tôi cũng được thương yêu vì tôi là một người rất mỏng manh nhưng qúy giá.
    Trước khi Chúa Giêsu chịu nạn, "Khi người biết mình đến từ Thiên Chúa và đang trở về với Thiên Chúa, người cầm lấy khăn và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ" (Ga 13:5). Ngôi Lời trở nên nhục thể để rửa đôi chân mệt mỏi của tôi. Ngài chạm đến phần thân thể tôi ở chỗ tôi tiếp xúc với mặt đất, nơi mặt đất được nối kết với tôi và tôi vươn cao lên để với tới trời. Ngài qùy xuống vàcầm đôi chân tôi trong tay Ngài và rửa chân cho tôi. Rồi Ngài ngẩng lên và khi đôi mắt Ngài chạm mắt tôi, Ngài nói: "Con có hiểu điều gì Ta đang làm cho con không" Nếu Ta là Thiên Chúa và là Thầy của con, đã rửa chân cho con, con cũng phải rửa chân cho các anh chị em của con." (Ga 13:13-14).
    Mỗi khi tôi phải vác thánh giá trên con đường gian khổ, tôi phải ngừng lại dọc đàng để rửa chân cho người đi bên tôi. Trong khi tôi qùy xuống trước mỗi người anh chị em và nhìn vào đôi mắt họ, tôi khám phá ra rằng chính nhờ những anh chị em đang đồng hành với tôi, tôi mới đủ sức để đi trọn hành trình này.
    Mai Thư




    Chặng Thứ I

    Chúa Giêsu Bị Kết A"





    Một người bị nhốt trong sà lim sau hàng chấn song sắt. Người này bị kết án tử hình. Anh bị liệt vào hạng người tội phạm. Anh không còn xứng đáng để sống. Anh đã trở nên kẻ thù, kẻ phản loạn, kẻ sống bên lề, và rất nguy hiểm cho xã hội. Anh phải được đem đi nhốt, phải được tách ra khỏi đời sống cộng đồng.
    Vì lý do gì? Vì anh khác người. Anh là một người tị nạn, mà người dân tị nạn là một mối đe dọa cho nền kinh tế ở đây. Anh là người da mầu, và người da mầu thì rất nguy hiểm. Anh là người Do Thái, mà người Do Thái thì rất khó tin.
    Anh là người ngoại cuộc đang nói những điều chúng ta không muốn nghe, và đang dến những điều chúng ta chỉ muốn quên đi. Anh đã làm đảo lộn trật tự của đời sống chúng ta. Anh đã xé rách cái màn che đậy những xấu xa của chúng ta, và phá đổ bức tường ngăn cách và che chở chúng ta được an toàn.
    Anh nói, "Tất cả chúng ta đều là đồng loại, đều là con cái một Thiên Chúa, đều được Chúa thương yêu như những đứa con được cưng chiều nhất. Chúng ta cùng được hứa sẽ sống chung trong cùng một mái nhà, với cùng một cha, và ngồi ăn cùng bàn." Anh nói, "Sự kỳ thị không nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Kết hiệp và hoà đồng là điều Chúa muốn."
    Tiếng nói này cần phải được dẹp tắt. Tiếng nói của anh làm đảo lộn đường lối người ta hành xử ở đây. Tiếng nói này phá rối đời sống gia đình, xã hội, và nơi sở làm của chúng ta. Tiếng nói này làm mất trật tự và gây nên rối loạn. Ðời sống bình thường đã qúa phức tạp. Chúng ta không cần đến những tiên tri nửa muà làm hư hỏng màng lưới mỏng manh của các mối liên hệ chúng ta đã công phu gây dựng. Chúng ta hãy cứ tuân theo khẩu hiệu này: "Ai lo thân người nấy, đã có Chúa lo cho tất cả mọi người." Theo cách này thì chúng ta sẽ đau khổ ít và thoải mái tôí đa.
    Chúa Giêsu đứng trước Philatô. Ngài im lặng. Ngài không tự bào chữa chống lại những lời kết án Ngài. Nhưng khi Philatô hỏi, "Ông đã làm gì"" Ngài nói, "Ta đến với thế gian để làm chứng nhân cho sự thật, và ai ở bên phía của sự thật thì nghe lời Ta" (Ga 18:35-38). Sự thật Giêsu nói tới không phải là một luận án tiến sĩ, một học thuyết, hay một lối giải thích minh bạch về chân lý. Ðây chính là mối liên hệ, sự hiến dâng mật thiết đời sống giữa Ngài và Chúa Cha, Ngài muốn cho chúng ta được chia sẻ. Philatô không thể nghe được điều này, cũng như bất cứ ai không được kết hiệp với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, bất cứ người nào bước vào sự hiệp thông với Chúa Giêsu, cũng sẽ tiếp nhận được Thần Trí của sự thật. Thần Trí giải thóat chúng ta khỏi những sự thúc đẩy và ám ảnh của xã hội đương thời. Thần Trí làm cho chúng ta trực thuộc vào chính đời sống nội tâm của Chúa, và cho phép chúng ta sống trong thế giới với những trái tim rộng mở và đầu óc tỉnh táo. Khi thông hiệp với Chúa Giêsu, chúng ta có thể nghe tiếng của Thần Trí và tiến bước đi đến khắp mọi nơi, dù chúng ta đang bị cầm tù hay không. Vì sự thật - mối liên hệ chân chính, sự trực thuộc chân chính - đem đến cho chúng ta sự tự do mà quyền lực của bóng tối không thể tước đoạt. Giêsu là con người tự do nhất đã từng sống trên trái đất này, vì Ngài là người có liên hệ mật thiết nhất với Thiên Chúa, Philatô kết án Ngài. Philatô muốn liệt Ngài vào hàng những kẻ tội phạm. Nhưng ông ta đã không làm được như vậy. Cái chết của Giêsu, thay vì là sự thi hành một bản án tử hình, lại trở nên con đường dẫn đến sự thật viên mãn, dẫn đến tự do trọn vẹn.
    Tôi biết rằng tôi càng thuộc về Chúa hơn, tôi sẽ càng bị kết án nhiều hơn. Nhưng việc kết án thế giới sẽ làm cho chân lý được tỏ hiện. "Phúc cho ai bị bắt bớ vì sự công chính, nước trời là của họ" (Mt. 5:10). Tôi phải tin ở những lời này. Chính đây là nơi thế giới ghét tôi, nơi tôi không được người ta để ý đến, nơi tôi bị xô đẩy ra bên lề xã hội, bị nhạo cười, bị hạ nhục. Chính nơi đây tôi có thể khám phá tôi là thành phần của cộng đồng thế giới bị nhốt sau những chấn song sắt, trong hàng rào giây kẽm gai, bị cô lập trong các trại cấm.
    Tôi thèm khát sự thật, thèm khát được hiệp thông với Thiên Chúa như Giêsu. Nhưng mỗi khi sự thèm khát này được no đủ, tôi lại bị kết án lần nữa và bị trao cho thánh giá khác nặng hơn. Trong câu chuyện Phêrô và Gioan, Phaolô và Barnabas, Giacôbê và Anrê, và nhất là của Maria, Mẹ Giêsu, hạnh phúc và khổ đau của họ trở nên một, vì họ đã lựa chọn để sống cho chân lý giữa thế giới.
    Ðiều này không thể xảy ra nếu chúng ta không có thánh giá để mang, nếu chúng ta không được hưởng niềm vui bao la là đã trực thuộc vào đời sống thánh thiện vượt ra ngoài những chấn song sắt, những hàng rào giây kẽm gai, và những dụng cụ tra tấn hay xử trảm.
    Phải, trên gương mặt của người bị nhốt sau những chấn song sắt có phảng phất vẻ hãi sợ, nhưng cũng có niềm tin, cậy, hy vọng, và một ý thức sâu xa về tự do. Mắt của người này và của tôi là những con mắt có thể thấy những gì thế giới không thấy. Ðó là gương mặt của một Thiên Chúa đau khổ đang kêu gọi chúng ta từ nơi xa xôi, thúc dục chúng ta vượt qua cơn hãi sợ để đến được miền đất của tình yêu vĩnh cửu.
    Mai Thư


    Chặng Thứ II

    Chúa Giêsu Vác Thập Giá




    Một thuyền nhân trôi dạt vào một hoang đảo trong Vịnh Thái Lan. Anh là người cuối cùng sống sót trên chiếc ghe vượt biên sau bẩy ngày lênh đênh trên biển, máy hự hết thức ăn, nước uống, và bị tấn công nhiều lần. Vợ anh bị hải tặc hãm hại và đã tắt thở. Anh ôm xác vợ ba ngày, nhất định không thủy táng vì không muốn vợ làm mồi cho cá. Anh lượm những tấm ván ghe trên bãi cát và khiêng về chỗ anh đã vùi tạm xác vợ. Dùng cây, anh đào lỗ sâu trên cồn cát, rồi cố xếp những mảnh ván thành cái áo quan trong hố. Anh cốgắng làm cho vợ hiền có được chiếc áo cuối cùng che chở thân thể loã lồ, và ngăn cho côn trùng khỏi rỉa rúc. Anh lầm lũi tẩm liệm vợ bằng lá tre, rồi đậy tấm ván cuối cùng lên trên. Anh xúc cát lấp mộ, lấy cành tre làm thập gía đánh dấu ngôi mộ mà anh biết chẳng bao lâu gió bão sẽ làm mất tăm tích. Qùy bên thập giá lòng anh quặn đau. Chao ôi! Cái giá của tự do sao quá đắt"
    Trong xã hội chúng ta, hàng ngày cả trăm thanh thiếu niên bị hạ thủ bằng súng đạn, dao búa và giây điện. Nhiều trẻ em chết lần mòn vì thiếu dinh dưỡng, thiếu thuốc men, thiếu săn sóc. Ngày qua ngày, chiến tranh, bao lực và nghèo đói đem chết chóc đến cho những ngôi làng nhỏ ở Ethiopia, Sudan, Bangladesh và rất nhiều nơi khác.
    Tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh của người thuyền nhân khi anh ôm đống ván thuyền nặng trên vai. Ðôi mắt anh gần như nhắm nghiền, vầng trán nhăn nheo vì đau khổ, gương mặt hốc hác và già đi nhiều tuổi. Cái chết cũng gần kềvì hòn đảo không bóng người, chỉ có vài cụm măng tre. Tuy nhiên anh vẫn giữ được phẩm giá con người. Lòng anh bình thản bởi anh biết rõ mình là ai. Miệng anh không thốt ra lời. Trái tim anh câm lặng. Tấm thân xương xẩu gầy còm của anh mang dấu vết tàn phá của khổ đau và thiếu dinh dưỡng. Anh mang nặng thập giá của nhân loạị "Anh là kẻ đau khổ, đã quen thuộc với khổ đau" (Is. 53:3). Có thể hải tặc sẽ trở lại thanh toán anh, nhưng anh vẫn tiếp tục lê bước khiêng vác những tấm ván làm quan tài chôn vợ anh.
    Philatô trao Chúa Giêsu cho quân dữ đánh đòn. Quân lính "lột áo người và khoác lên mình người một cái áo choàng đỏ, và sau khi đã cuốn gai thành triều thiên, chúng đội lên đầu người, rồi đặt một cây sậy trong tay người. Ðể chế nhạo người, chúng qùy xuống kêu lên: "Tung hô Vua Do Thái!" Chúng nhổ nước miếng vào mặt người và lấy cây sậy đập lên đầu người. Và sau khi đã chế nhạo người, chúng lột áo choàng và mặc cho người quần áo cũ, và dắt người đi đóng đanh vào thập giá." (Mt 27:28-31). Chúa Giêsu chịu đựng tất cả những xỉ nhục nàỵ Thời gian hành động đã qua. Ngài không nói gì nữa. Ngài không phản đối, không mắng nhiếc, không quở trách. Ngài đã trở nên một nạn nhân. Ngài không còn hành động và trở nên thụ động để chịu đựng những hành động của kẻ khác. Ngài đã bước vào cuộc tử nạn. Ngài đã biết đa số đời sống con người là khổ aỉ. Bao nhiêu người đang chết đói, bị bắt cóc, bị tra tấn và bị giết. Nhiều người đang bị cầm tù, bị trục xuất ra khỏi nhà, bị ly tán khỏi gia đình, bị nhốt vào các trại, bị dùng làm lao công cưỡng bách. Họ không hiểu tại saọ Họ không hiểu nguyên nhân của những việc này, vì không ai giải thích. Họ nghèo khó.
    Khi Chúa Giêsu cảm thấy thập giá được đặt trên vai, Ngài ghi nhận được nỗi đau của muôn ngàn thế hệ tương lai đè nặng trên vai. Ngài đã thấy người thuyền nhân chôn vợ, và Ngài yêu thương anh ta với một niềm sót thương vô bờ bến.
    Tôi cảm thấy thật bất lực. Tôi muốn làm một cái gì. Ít ra tôi cũng phải gióng lên tiếng nói để phản kháng bạo lực và đói kém, áp bức và khai thác. Ngoài ra tôi phải hành động bất cứ cách nào để làm giảm thiểu những nỗi đau tôi không trông thấy. Nhưng hãy còn một công việc khó khăn hơn: đó là mang thập giá của tôi, thập giá của sự cô đơn, ly án, thập giá của sự xua đuổi, thập giá của sự tuyệt vọng và lo lắng nội tâm. Ngày nào tôi cảm thấy đau đớn hấp hối khi nhìn thấy nỗi đau cuả kẻ khác, mà không thể gánh vác nỗi đau của riêng tôi, tôi có thể trở thành một nhà tranh đấu cho nhân quyền, một người bảo vệ cho nhân loại, nhưng tôi vẫn chưa trở thành một người đi theo Chúa Giêsu. Bằng cách nào đó, mối liên kết của tôi với những ai đang đau khổ vì bị bách hại, đã trở nên hiện thực qua sự tự nguyện chịu đựng nỗi cô đơn của tôi. Ðôi khi đây là một ágánh nặng tôi muốn tránh bằng cách lo lắng cho người khác.
    Nhưng Chúa Giêsu nói: "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang lao nhọc và gánh nặng, Ta sẽ cho các con được nghỉ ngơi" (Mt 11:28). Tôi có thể nghĩ rằng có một hố sâu ngăn cách tôi với người thuyền nhân trên đây. Nhưng Giêsu vác thập giá cho cả hai chúng tôị Chúng tôi kết hợp làm một. Mỗi khi chúng ta phải tự vác thập giá và theo chân Ngài, chúng ta sẽ khám phá được rằng chúng ta thục sự là anh em, vì đã học được ở Ngài, là đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chỉ bằng cách này mới hy vọng nẩy sinh được một nhân loại mới.
    Mai Thư

    Chặng Thứ III
    Chúa Giêsu Ngã Xuống Ðất Lần Thứ Nhất


    Ðứa bé trai Việt Nam bị bỏ rơi lại đằng sau trong cuộc di tản miền nam. Tại sao" Có lẽ cha mẹ nó đã bị giết, bị bắt cóc, hay bị nhốt vào trạỉ Có lẽ nó đã cố gắng chạy trốn nhưng bị ngăn chặn lại. Có lẽ cha mẹ nó là những thuyền nhân đã đắm ghe chết đuốỉ Có lẽ... Có lẽ... và con trai họ đã bị bỏ rơi một mình. Trong khi tôi nhìn vào đôi mắt của nó đang xừng xững ngó về một tương lai trống rỗng, tôi thấy con mắt của hàng triệu trẻ em bị áp bức bởi quyền lực của bóng tối. Ðứa bé trai hiền ngoan này cần được ôm ấp, hôn hít, vỗ về. Nó cần cảm thấy có đôi bàn tay mạnh dạn, cứng cáp và yêu thương của cha nó, và những lời nói dịu dàng của mẹ nó. Nó cần nhìn thấy đôi mắt của những người nói với nó: "Em dễ thương quá!" Ðứa trẻ này sẽ tìm được sự an toàn ở đâu" Ở đâu nó mới biết rằng nó thực sự được âu yếm" Nó biết chạy đi đâu mỗi khi nó lo sợ và bối rối" Ở đâu nó có thể để cho những giòng nước mắt tuôn trào tự nhiên, cho nỗi đau của nó được tiếp nhận, và những cơn ác mộng tan đi" Ai sẽ cù nhẹ vào gan bàn chân nó" Ai sẽ xiết nhẹ tay nó" Ai sẽ vuốt má nó" Nó ngồi đây ngây dại, cô đơn và bị bỏ rơi. Nó bị bỏ lại đằng sau bởi một nhân loại không còn nắm giữ được tương lai.
    Trên khắp thế giới, con trẻ gục ngã dưới sức nặng của bạo lực, chiến tranh, tham những và những lo âu của nhân loại. Chúng đói khát, đói khát tình yêu, và thức ăn. Trong những hành lang lạnh lẽo của những trung tâm, chúng ngồi đợi xem có ai chú ý. Chúng phải ngủ với những người lạ lợi dụng chúng để thoả mãn dục vọng của họ. Chúng lang thang ngoài vỉa hè các thị trấn, cố gắng sinh tồn trong các băng đảng hay một mình. Có hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu trẻ em như chúng trên khắp thế giới. Chúng chưa nghe được lời nói: "Con là kẻ Ta thương yêu, trên con Ta đổ đầy ơn phúc." (Lc 3:22).
    Không ở đâu chúng ta thấy rõ sự sa đọa của nhân loại hơn nơi những trẻ nhỏ này. Chúng phơi bầy tội lỗi của chúng ta. Bị bỏ rơi và cô đơn, chúng cho ta thấy chúng ta đã đánh mất ân sủng qúy giá, đó là biết thương yêu những người anh em.
    Ðiều gì sẽ xẩy ra khi chúng lớn lên và trở thành những người nam và người nữ của thế hệ tương lai" Chúng có sẽ giật lấy một khẩu súng trong khi tìm kiếm sự trả thù" Chúng có rút lui vào sự câm lặng suốt đời trong các bệnh viện tâm trí" Hay sẽ bị nhốt sau những chấn song sắt của các nhà tù như những tội phạm nguy hiểm nhất" Chúng có trở nên những tên khủng bố, chúa băng đảng, con buôn ma-túy, ma cô hay làm đĩ" Hay chúng có khám phá được rằng bên kia và đằng sau những mưu mô xảo quyệt của nhân loại, vẫn có những bàn tay dìu dắt, che chở cho chúng được an toàn và đem lại cho chúng một tình yêu vô điều kiện"
    Chúa Giêsu gục ngã dưới sức nặng của thập giá. Ngài tiếp tục té ngã. Chúa Giêsu không phải là một anh hùng chiến thắng, đã chịu cực khổ với một ý chí hào hùng bất khuất. Không, Ngài là người sanh ra như con trẻ của Thiên Chúa và con của Mẹ Maria, được thờ phượng bởi các mục đồng và đạo sĩ. Ngài không bao giờ là một nhà lãnh tụ kiêu hãnh, muốn dẫn dắt nhân loại tới chiến thắng cuối cùng chống lại những quyền lực của bóng tối. Khi Ngài đã trưởng thành, Ngài hạ mình bằng cách theo chân những người nam và nữ đang thống hối và lãnh nhận phép rửa trên sông Giođan. Ðó là lúc Ngài đã được nghe lời nói từ trời in sâu vào lòng: "Ðây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng" (Mt 3:17). Lời này giúp cho Ngài trong suốt cuộc đời được che chở khỏi mọi chua cay, ghen ghét, và hận thù. Ngài luôn luôn vẫn là một đứa trẻ và nói với những kẻ đi theo Ngài: "Trừ khi các con thay đổi và trở nên giống như con trẻ, các con sẽ không được vào nước Thiên Ðàng" (Mt 18:3). Chúa Giêsu là đứa trẻ ngây thơ qụy ngã dưới thập giá nặng nề của tất cả những lo âu của nhân loại: bất lực, yếu đuối, dễ bị thương. Nhưng chúng ta có thể chạm đến mầu nhiệm của trái tim hay thương sót của Chuá đang ôm lấy tất cả các trẻ em, chung quanh và ngay trong chúng ta.
    Tôi biết rằng chính tôi cũng là một con trẻ, bên dưới tất cả những thành quả của tôi. Tôi vẫn kêu khóc đòi được ôm ấp che chở và thương yêu vô điều kiện. Tôi cũng biết là khi tôi để mất liên lạc với đứa trẻ trong tôi là mất liên lạc với Giêsu và tất cả những ai thuộc về Ngài. Mỗi khi tôi chạm đến đứa trẻ trong tôi, tôi chạm đến sự bất lực và sợ hãi bị bỏ rơi một mình, không ai cho một chỗ trú thân an toàn. Chúa Giêsu ngã dưới thập giá để cho tôi có thể phục hồi đứa trẻ thơ trong tôi, tìm được nơi chốn trong tôi, nơi tôi mất tự chủ, và cần thiết được nâng đỡ ủi an. Những đứa trẻ bị bỏ rơi trên thế giới này đều ở trong tôi. Chúa Giêsu bảo tôi không được hãi sợ, để đối diện với chúng trong tim tôi và cùng chịu đựng cực khổ với chúng. Chúa muốn tôi khám phá ra rằng bên kia tất cả những cảm giác bị khước từ, bị bỏ rơi, vẫn có tình yêu, một tình yêu chân chính, một tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu đến từ Thiên Chúa đã trở nên nhục thể và sẽ không bao giờ bỏ rơi các con cái Ngài.
    Mai Thư

  2. #2
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post

    Chặng Thứ IV
    Chúa Giêsu Gặp Mẹ Maria
    Khi tôi đến nhà báo tin người con thân yêu đã tử trận trong chuyến công tác Năm Căn, người mẹ Việt Nam mất đứa con trai đi lính chiến, lòng đầy đau thương, nhưng không ngất lịm. Bà nhìn thẳng vào mắt tôi với một niềm tin bao la rằng có chiến thắng sau sự chết.
    Tôi còn nhớ rõ năm 1950, tại Trình Phố, Thái Bình. Tôi đang trên dường đi học, gặp máy bay tấn công khu phố chợ ngay trước mặt. Cùng đi với tôi là một người đàn bà. Chúng tôi nhẩy xuống ruộng núp trong khi ba chiếc máy bay "Spitfire" vừa thả bom vừa rải đạn. Khói lửa bốc lên mù mịt, người đàn bà la lên: "Lạy Chúa tôi!, Nhà tôi! Chồng tôi! Con tôi!" Bà chắp tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi máy bay đã sả hết bom đạn bỏ đi khuất tận chân trời, người đàn bà hối hả chạy như bay về phía khói lửa. Tôi chạy theo bà để thấy cả một khu chợ họp đông người buổi sáng chỉ còn là một đống tro tàn với thây người ngổn ngang la liệt. Những người chạy xuống sông trốn cũng bị bắn chết, xác thây vật vờ trên bờ nước. Tôi cậy được một đầu đạn "doom doom" còn nóng hổi không nổ vì ghim vào vách vữa. Những cánh tay, những cẳng chân, và những cái đầu văng tứ phía. Cả gia đình bà đều chết hết. Một trái bom đã rơi trúng căn nhà tranh nhỏ bé. Bà là người độc nhất sống sót. Tôi thấy bà lượm những chi thể đầy máu của chồng con đem chắp vào những tấm thân đã lòi ruột gan. Bà ngồi bên sáu cái xác người thân yêu, lịm đi, hai tay ôm lấy bụng như quặn đau. Bà không rên la, không thốt ra lời. Bà không nguyền rủa. Bà chấp nhận hoàn cảnh chiến tranh điêu tàn trên đất nước thân yêu. Bà cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù. Người Việt Nam hiền hoà, nhẫn nại, họ chấp nhận nghịch cảnh. Họ cố gắng trở lại sinh hoạt bình thường sau mỗi lần binh lửa tàn phá xóm làng.
    Người đàn bà này tượng trưng cho hàng ngàn phụ nữ trên thế giới đã mất chồng con vì binh đao, nhưng vẫn hiến dâng cho hoà bình thay vì chiến tranh, hy vọng thay vì tuyệt vọng, tha thứ thay vì trả thù. Họ là những người đàn bà Việt Nam, Nicaragua, Bosnia..., những người đàn bà của muôn thị trấn, làng mạc đã lấy nỗi đau thương vì những đứa con tử nạn làm miền đất mầu mỡ cho tình yêu thương sót và chữa lành.
    Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài trong khi bị dẫn đi xử tử. Maria không ngất xỉu. Mẹ không gào thét vì tức giận hay tuyệt vọng. Mẹ không tìm cách ngăn cản bọn lính tra tấn Ngài thêm. Mẹ nhìn vào mắt Ngài và biết rằng giờ của Ngài đã tới. Trong tiệc cưới Cana, khi Mẹ xin Ngài giúp đỡ, Ngài đã đặt một khoảng cách giữa hai người khi nói: "Này bà... giờ của tôi chưa tới" (Ga 2:4). Nhưng bây giờ nỗi đau của Ngài và của Mẹ kết hợp trong ý thức sâu xa rằng giờ phút của kế hoạch cứu chuộc thiêng liêng của Thiên Chúa đã đến. Chẳng bao lâu sau Maria sẽ đứng dưới chân thánh giá và Giêsu sẽ trao Mẹ cho Gioan, người môn đệ yêu qúy, với những lời này: "Ðây là Mẹ ngươi" (Ga 19:27). Nỗi đau của Maria không những đã làm cho bà là Mẹ của Chúa Giêsu mà còn là Mẹ của tất cả những con cái đang đau khổ của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thánh giá. Mẹ đứng yên nhìn thẳng vào mắt những người đang bị cám dỗ là đáp ứng nỗi đau bằng sự trả thù hay tuyệt vọng. Nỗi đau của Mẹ đã làm cho trái tim Mẹ trở thành trái tim ôm trọn tất cả con cái Mẹ, dù cho họ ở đâu, và ban cho họ sự an ủi vỗ về của một người Mẹ.
    Khi tôi nhìn Maria và tất ca những người mẹ khổ đau, tôi tự hỏi: "Liệu tôi có thể đứng vững trong đau thương và tiếp tục tha thứ từ đáy tim"" Tôi đã bị thương, bị thương về những lần bị phản bội, bị bỏ rơi, bị thương về chính sự từ bỏ mình, và cũng bị thương vì không đủ can đảm dể vươn ra với những người quanh tôi, dù ở xa hay ở gần, và cất đi nỗi đau của họ. Nhưng tôi luôn luôn bị cám dỗ phải chạy trốn, để ẩn mình sau những lời phàn nàn hay kết án, để trở nên nạn nhân của sự tuyệt vọng, hay trở nên một tiên tri loan báo ngày tận thế. Ơn gọi chân chính của tôi là nhìn thẳng vào đôi mắt của Chúa Giêsu chịu nạn mà không bị nghiền nát vì nỗi đau của Ngài, nhưng để tiếp nhận nỗi đau ấy trong tim và dể nó nở sinh hoa trái của tình thương. Tôi biết rằng tôi càng sống lâu, tôi càng thấy nhiều sự đau khổ Và tôi càng thấy nhiều đau khổ, tôi càng được đòi hỏi phải sống.
    Nhưng chính nỗi đau đớn sâu xa của nhân loại đã kết hiệp trái tim bị thương của tôi với trái tim của nhân loại. Chính trong mầu nhiệm của sự kết hiệp trong đau thương này có một niềm hy vọng đang ẩn dấu. Ðường của Giêsu là đường đưa dẫn đến trái tim nhân loại bị đau khổ. Ðây là con đường Maria lựa chọn và rất nhiều Maria khác tiếp tục lựa chọn. Chiến tranh đến rồi đi, rồi lại đến. Tim tôi biết rõ điều này ngay cả khi tôi làm bất cứ điều gì để chống lại sự áp bức và tranh đấu cho hoà bình. Tôi phải lựa chọn lối đi nhỏ hẹp, lối đi của đau thương, lối đi của hy vọng. Chính những người đàn bà đau thương trên thế giới này là những người dẫn đường cho tôi.
    Mai Thư

    Chặng Thứ V
    Simon Vác Ðỡ Thánh Giá Cho Chúa Giêsu
    Hai người đàn ông cùng xây dựng một túp lều tranh trên sườn núi Bà Rịa. Lều của họ thật giản dị, được cất bằng đất bùn, tre và đá. Nhưng đây là nơi chốn họ coi là tổ ấm, nơi họ có thể chung sống dưới một mái nhà che chở. Khi tôi quan sát hai người này khuân những tảng đá nặng, tôi bị quyến rũ bởi sự hoà nhịp cuả hai thân thể. Dường như họ đang khiêu vũ với nhau. Tảng đá nặng đã biến thành giỏ trái cây trong tay họ. Khi tôi suy nghĩ về xã hội hết sức đua tranh này, trong đó những mảnh đất càng ngày càng lên giá, trên đó những nhà khuếch trương đô thị đang cho xây dựng hàng dãy nhà để bán khoảng nửa triệu Mỹ Kim một căn, tôi cảm thấy ganh tị với hai "vũ công" trên đây. Túp lều của họ sẽ rất giản dị. Sẽ không được trải thảm, không có bàn ghế bằng gỗ gụ. Nhưng sẽ là một nơi chốn an toàn cho gia đình và bạn hữu, và sẽ có một ý nghiã sâu xa vì được xây dựng với tình yêu thương. Người giầu có tiền, người nghèo có thì giờ. Chúng ta luôn luôn bận rộn, chạy từ chỗ nọ đến chỗ kia, làm việc này hay việc khác, đuổi theo bất cứ cái gì có thể được mua bằng tiền. Nhưng ít khi chúng ta cảm thấy chúng ta đang sống chung như một cộng đồng. Tuy nhiên giữa những người nghèo tôi đã thấy nơi họ sự tiêu biểu của nghệ thuật cùng ăn, cùng làm, cùng chơi, và cùng cầu nguyện. Tôi đã thấy những nụ cười nỏ rộng, những tiếng cười đùa như phá, và rất nhiều lời nói cảm ơn. Dường như nơi họ luôn luôn có dư thời giờ, và có một sự tin cậy lẫn nhau. Ngay cả khi không còn một cái gì để nắm víu, họ vẫn có nhiều người để thương yêu.
    Khi Chúa Giêsu vác thập giá lên đồi Golgotha, quân lính bắt gặp một người xứ Xirênê tên Simon, họ trưng dụng anh ta vác đỡ, vì thập giá đã trở nên quá nặng đối với Chúa Giêsu. Ngài không thể vác nổi lên tới chỗ chịu khổ hình và cần có người giúp đỡ. Ngài cần tất cả chúng ta vác thập giá với Ngài và dùm Ngài. Ngài đến với chúng ta để chỉ đường dẫn tới nhà Cha. Ngài đến để ban cho chúng ta một nơi cư ngụ mới, một ý niệm mới về sự liên hệ với tha nhân, để hướng dẫn chúng ta về nơi an toàn vĩnh cửu. Nhưng Ngài không thể làm điều này một mình. Công trình cứu chuộc gian lao và đau đớn lại là công trình trong đdó Thiên Chúa phải lệ thuộc vào loài người. Phải, Thiên Chúa đầy quyền năng, vinh quang và oai nghi, nhưng Thiên Chúa lựa chọn để ở giữa chúng ta là những con người yếu đuối. Với những kẻ đi theo Ngài muốn bảo vệ Ngài bằng gươm dáo, Chúa Giêsu nói: "Hãy bỏ gươm vào vỏ.. Các ngươi tưởng rằng Ta không thể xin Cha Ta, và Người sẽ không tức tốc gửi ngay mười hai đạo binh thiên thần đến để bảo vệ Ta" Nhưng như thế thì sao lại ứng nghiệm được lời Kinh Thánh đã chép rằng mọi sự phải xảy ra như vậy"" (Mt 26:52-54). Ðường lối của Chúa Giêsu là con đường bất lực, lệ thuộc và đau khổ. Ngài đã trở nên con trẻ, lệ thuộc vào tình yêu và sự chăm sóc của Maria và Giuse, cùng nhiều người khác để hoàn tất hành trình thế gian. Ngài đã trở nên một Thiên Chúa ngóng đợi. Ngài chờ đợi không biết người ta sẽ làm gì cho Ngài" Họ có sẽ phản bội hay sẽ tôn vinh Ngài" Xử tử Ngài hay đi theo Ngài" Nếu Ngài bị dóng đanh vào thập giá có môn đệ nào đứng kế bên không" Có ai vác thập giá đỡ cho Ngài không" Ðể trở nên Ðấng Cứu Chuộc thế gian, Chúa Giêsu cần mọi người vác thập giá với Ngài. Một số người sẽ tình nguyện làm như vậy, một số khác cần được "trưng dụng" như Simon. Nhưng khi tất cả những người này đã có cảm giác của sức nặng thập giá đè trên vai, họ lại khám phá ra rằng đây không phải là một gánh nặng, nhưng là một cái ách nhẹ nhàng dẫn đưa đến nhà Cha.
    Tôi cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt là được sống tự lập. Thật ra xã hội tôi ca tụng những người tự lập, họ luôn luôn làm chủ được định mệnh của mình. Họ biết ấn định các mục tiêu để theo đuổi, hoàn tất các ước mơ, và xây dựng những "vương quốc" của họ. Tôi khó tin rằng sự trưởng thành thiêng liêng là sự tự nguyện để cho người khác hướng dẫn tôi và "dắt tôi đi đến những nơi tôi không muốn tới" (Ga 21:18). Tuy nhiên mỗi khi tôi thoát ra khỏi nhu cầu giả tạo là được tự lập cánh sinh, và để cho người khác giúp đỡ, lại có một cộng đồng mới được nẩy sinh, một sự hiệp thông với những kẻ hèn yếu, nhưng lại mạnh mẽ trong sự tin tưởng rằng cùng với nhau chúng ta có thể trở nên một dân nước đầy hy vọng trong một thế giới điêu tàn đổ nát. Simon người Xirênê đã khám phá ra một sự hiệp thông mới. Bất cứ ai tôi cho phép chạm đến tôi trong sự yếu đuối của tôi, và giúp đỡ tôi trung thành trong hành trình của tôi về nhà Chúa, sẽ ý thức rằng họ đã là một quà tặng để dâng hiến dù đã ẩn dấu tự bao giờ. Tiếp nhận sự giúp đỡ, yểm trợ, hướng dẫn, tình thương và sự chăm sóc có thể là một ơn gọi lớn lao hơn ơn gọi hiến dâng tất cả những điều trên đây cho người khác. Vì khi tiếp nhận tôi mới có dịp để giãi bầy quà tặng này với người đem cho và nhờ đó một đời sống chung mới có thể khởi sự. Hai người đàn ông dựng lều ở Bà Rịa không những chỉ làm việc chung. Họ đang ăn mừng tình nhân loại được chia sớt trong khi chuẩn bị một căn nhà mới. Ðó là lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, một lời mời gọi thường đến với chúng ta qua những kẻ nghèo hèn.
    Mai Thư

    Chặng Thứ VI
    Chúa Giêsu Gặp Veronica
    Ở đầu phố chợ, một người đàn bà cầm trên tay tấm ảnh của người chồng bị mất tích. Bà kêu van: "Có ai biết chồng tôi ở đâu không" Làm ơn làm phúc chỉ dùm!" Ðôi mắt nàng khẩn cầu sự thương sót, đôi môi mếu máo vì đau đớn. Gương mặt ngóng đợi dường như muốn nói: "Có ai trông thấy sự đau khổ khắc khoải của tôi không" Người thân yêu nhất đời của tôi đã mất tích. Ngày đêm, không giây phút nào tôi không lo âu ngóng chờ sự trở về của chồng tôi. Chồng tôi bây giờ đang ở đâu" Ðang ở trong tù, bị tra tấn" Còn sống hay đã chết" Nếu đã chết xin cho biết mồ mả anh ở đâu để tôi có thể đến qùy khóc bên mộ chàng. Nhân loại hỡi! Hãy nghe tiếng tôi khẩn cầu! Hãy nhìn tôi! Xin hãy trả lời!"
    Người đàn bà này tượng trưng cho hàng ngàn phụ nữ trên thế giới đang khắc khoải vì chồng con bỗng nhiên mất tích và không bao giờ thấy lại. Họ là người Việt Nam, Phi luâ,t Tân, Bosnia, Argentina, Guatemala, hay cả người Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ. Họ cho chúng ta thấy những vết thương sâu xa nhất của nhân loại. Ðó là sự độc ác cắt đứt mối liên hệ mật thiết giữa con người, giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em. Việc tái định cư hàng triệu người, sự chen chúc tại các trại tị nạn, chiến tranh giữa các quốc gia và giữa các phần đất của cùng một quốc gia đã làm di tán nhiều người hơn hết trong lịch sử loài người/. Chúng ta có thể thực sự nói đến cả một nhân loại bị di tán.
    Bà Veronica đã theo Chúa Giêsu trong khi Ngài giảng dạy, chữa người bệnh và rao truyền Vương Quốc. Chúa Giêsu đã trở nên trọng tâm của đời sống bà. Giờ đây bà thấy Ngài bị lôi kéo một cách dã man xa rời bà. Bà như rũ ra vì đau đớn và khắc khoải, bà muốn làm một cái gì. Khi bà thấy Ngài tới gần, bà chạy ra khỏi đám đông và dùng khăn choàng đầu lau bộ mặt đầy mô Àhôi và máu của Ngài. Chúa Giêsu đáp lại hành động sót thương này bằng cách để lại trên tấm khăn hình ảnh của gương mặt Ngài, hình ảnh của một nhân loại bị di tán. Gương mặt Chúa Giêsu là gương mặt của tất cả những người nam và nữ đang chịu đựng sự chia ly, kỳ thị và di tán. Bà Veronica là người đàn bà đau khổ, một nỗi đau xuyên qua trái tim, mô,t nỗi đau vô biên, một nỗi đau đang được gánh chịu bởi những phụ nữ trên khắp thế giới thuộc mọi quốc gia, chủng tộc và hoàn cảnh xã hội. Câu hỏi băn khoăn lo lắng: "Tại sao lại đem con tôi, chồng tôi, bạn tôi đi"" có thể được nghe như một tiếng kêu vang dội khắp hoàn cầu.
    Tôi có thể nghe thấy tiếng kêu này nơi tận cùng của nội tâm không" Các bức tường của nhà tôi được che phủ bởi những tấm hình của gia đình tôi và những hình ảnh của Giêsu Maria và Giuse, nhưng trong đáy sâu của tim tôi có một nỗi đau không nói lên lời, nỗi đau gây ra bởi sự xa vắng gia đình tôi từ ngày tôi mới tròn hai mươi tuổi đời. Cha mẹ tôi đã mất, anh chị em tôi đã già. Tôi có về kịp để tham dự đám táng của họ không" Nỗi đau của bà Veronica cũng là nỗi đau của tôi. Do đó tôi thèm khát được hiệp thông, được cảm thấy có một mối liên hệ mật thiết, một mối thân tình. Ðể cho dù tôi có đi tới đâu và gặp gỡ ai, tôi cũng không còn có cái cảm giác của sự xa vắng, phân ly và cô đơn nữa. Dường như đã có một lưỡi gươm xuyên qua mọi mối liên hệ và đem dau thương đến cho mối liên hệ này. Những hình ảnh trên tường bày tỏ nỗi thèm khát được hiệp thông của tôi, nhưng trong khi tôi nhìn ngắm với một lòng thương yêu vô bờ, một nỗi đau to lớn lại dâng trào: "Tại sao tôi không thể gặp mặt cha mẹ tôi lần cuối" Tại sao tôi không nhận được thư của chị tôi" Tại sao anh tôi lại chết đi chín ngày trước khi tôi trở lại"" Và khi tôi thắp một ngọn nến trước tượng ảnh Giêsu và nhìn vào sự vĩnh cửu trong đôi mắt Ngài, tôi nói: "Lạy Chúa bao giờ Ngài mới đến để thoả mãn những ước nguyện sâu xa nhất của đời con"" Sự thèm khát hiệp thông được gợi ra mỗi lần tôi nhìn tấm khăn bà Veronica có in hình Chúa Kitô và thấy bộ mặt của tất cả những người thân yêu của tôi... và tuổi tôi càng cao thì nỗi đau càng nhức nhối nhiều hơn.
    Tôi biết rằng tôi có thể phải chịu nhiều gian nguy để đi tìm họ, phải từ bỏ những tấm hình để gặp con người thật. Tôi phải chết đi cho những kỷ niệm qúy báu và tin rằng sẽ có một sự hiệp thông mới được thể hiện vượt trên mọi sức tưởng tượng của tôi. Nhưng sao tôi có thể tin vào một đời sống mới khi tôi thấy bộ mặt đầy mồ hôi và máu của Chúa Giêsu và của tất cả những ai đang đau khổ trong tù, trong các trại tị nạn, và các phòng tra tấn" Chúa Giêsu nhìn tôi và niêm kín tim tôi bằng gương mặt của Ngài. Tôi sẽ mãi mãi đi tìm, mãi mãi chờ đợi, mãi mãi hy vọng. Nỗi đau của tôi là một cơn đói, nỗi cô đơn của tôi là một cơn khát. Khi chúng ta gặp nhau, chúng ta biết rằng tình yêu gây cho chúng ta đau thương lại là những hạt giống của sự sống mà khổ đau không thể nào tiêu diệt.
    Mai Thư

  3. #3
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post

    Chặng Thứ VII
    Chúa Giêsu Ngã Xuống Ðất Lần Thứ Hai
    Người nông dân miền trung Việt Nam gần như kiệt sức. Anh đã cầy cấy trên thửa đất khô cằn này ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác để đem lại những bữa cơm thanh đạm cho gia đình. Nhưng sau nhiều năm vất vả khổ cực, muà màng không khấm khá gì cả. Anh không thể cạnh tranh với những phú ông xử dụng những phương pháp canh tác tối tân để gia tăng hoa lợi. Số tiền anh kiếm được qúa nhỏ, không đủ để trả nợ và nuôi vợ con. Mỗi năm qua tình trạng càng tệ hại hơn. Anh sắp phải đối diện với thực tại là phải bỏ ruông nương theo chân hàng triệu người đang sống chui rúc trong những khu ngheò nàn tại các đô thị. Ðã có lần anh mơ ước đã trả hết nợ và có tiền cho con cái đi học, hay đủ tiền để mua một thửa đất mầu mỡ hơn. Nhưng tất cả những giấc mơ này đã tan ra mây khói. Anh và con trâu cầy đều già nua, mệt mỏi. Trên khắp châu thân anh cảm thấy sự đau nhức của những tháng ngày lao động. Và trong khi anh nhắm mắt và giơ tay ra trước mắt, anh không thấy gì ngoài một tương lai trống rống. Tâm hồn anh trở nên tối tăm. Anh tự hỏi sao có thể tiếp tục sống khi mọi nỗ lực của anh đều vô ích. Anh cảm thấy mình là kẻ thất bại, và anh tự trách mình đã không là người chồng, người cha và người bạn anh đã từng mong ước trở thành.
    Người nông dân tuyệt vọng này chỉ là một trong hàng triêu người đã trở nên nạn nhân của những quyền lực kinh tế vĩ đại mà họ không thể kiểm xoát. Họ thấy mình không thể tiếp tục công việc của cha mẹ, ông bà. Họ không hiểu những phong trào quốc gia và quốc tếđã đưa họ từ một đời sống nông dân giản dị tới một đời sống nghèo nàn và sợ hãi; từ một đời sống nghèo nàn sợ hãi đến một đời sống khốn khổ và tuyệt vọng.
    Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai không phải vì thập giá nặng, mà vì toàn thân thể đã kiệt sức. Nơi quê hương Ngài đã bỏ ra những năm tháng dài đi từ làng này sang làng khác giảng dạy với một số đông môn đệ và dân chúng đi theo làm cho Ngài mỏi mệt. Rồi sự phản bội của Giuda, sự chối bỏ của Phêrô, sự đánh đập, xỉ nhục và hiểu nhầm hòan toàn của Hêrôđê và Philatô, và sự la ó của dân chúng đối nghịch. Tất cả những điều này qúa to lớn cho một mình Ngài phải chịu đựng. Và do đó Ngài vấp ngã. Còn đâu là giấc mơ khởi sự một thời đại mới của tình yêu và tha thư của Ngài" Trước hết dường như có nhiều người cùng chia sẻ viễn ảnh này. Bây giờ thì chỉ còn mình Ngài, Ngài tự hỏi sao không còn được nghe tiếp tiếng nói từ trời đã phát ra trên sông Giođan và trên núi Tabor. Ngài có lầm lỗi không, hoặc Ngài đã là nạn nhân của những quyền lực Ngài không kiểm xoát nổi.
    Chúa Giêsu biết rõ thời điểm khi chúng ta không còn muốn tiếp tục tranh đấu thêm nữa. Ðó là thời điểm trong đó chúng ta chỉ muốn buông xuôi và để cho sự tuyệt vọng tàn phá. Không phải chỉ ở những nơi nghèo hèn, những nước chậm tiến mới cócó những người đau khổ vì những cảm nhận này. Người giầu có sang trọng lại càng dễ bị cám dỗ bởi sự tuyệt vọng nhiều hơn người nghèo khó khổ cưc. Qua những sự tranh đấu của đời, tôi thông cảm nỗi đau khổ của người nông dân miền trung. Ngay khi tương lai vật chất của tôi được bảo đảm, tôi lại bị khống chế bởi những cảm giác, tội lỗi, xấu hổ sợ hãi và tuyệt vọng. Và khi tôi nhìn quanh mình, vào con mắt của những người đã sống lâu và làm việc vất vả, tôi thường cùng thấy hiện ra một câu hỏi trong đầu: "Ðời tôi có đáng sống không"" Trong lòng chúng ta có thể cảm thấy một nỗi mỏi mệt chán chường sâu xa làm cho khó có thể tiếp tục. Mọi sự giống như một thất bại to lớn. Tất cả mọi nỗ lực dường như không đi đến đâu. Những giấc mơ bị tan rã, những hy vọng bị xóa nhòa, những ước nguyện bị tước đoạt. Sự sụp đổ tinh thần uà tới, và lúc đó không còn lại gì đáng kể nữa.
    Chúa Giêsu chịu khổ với chúng ta khi Ngài té ngã. Ngài kêu gọi chúng ta tin tưởng răng cả thất bại của Ngài lẫn của chúng ta đều trực thuộc vào đoạn đường thập giá. Có lẽ tất cả những gì chúng ta có thể làm được khi té ngã là nhớ rằng Chúa Giêsu cũng té ngã và giờ đây còn tiếp tục té ngã nữa với chúng ta. Sự nhớ lại này có thể trở nên tia rọi mới nhắc nhở tất cả chúng ta rằng vẫn còn hy vọng. Và hy vọng đó có thể ràng buộc thế giới của người nông dân miền trung với thế giới hiện tại của chúng ta, và chỉ đường cho chúng ta đến một xã hội công bằng hơn và đầy yêu thương hơn.
    Mai Thư

    Chặng Thứ VIII
    Chúa Giêsu Gặp
    Các Thiếu Phụ Thành Giêrusalem
    Người đàn bà Việt Nam ngồi trên chiếc cầu bắc qua con sông đầu làng Trình Phố, Tỉnh Thái Bình. Bà vừa mới men theo những giọt máu và kiếm được thủ cấp của chồng bị du kích cắt cổ. Chồng bà là xã trưởng ở vùng tề năm 1949. Nửa đêm người ta ập vào nhà trói cánh khuỷu, bịt mắt và lôi chồng bà ra đầu cầu cắt cổ rồi bêu đầu tại một cái miếu gần đó. Bà kín một chậu nước từ sông lên, cẩn thận rửa cho hết vết máu trên đầu chồng và thây chồng. Tôi đứng nhìn như bị thôi miên, khi bà chắp đầu chồng vào thân thể rồi cuốn trong chiếc chiếu hoa. Bà ngồi lịm đi, ôm xác chồng rên rỉ ư ử trong cuống họng, trong khi chờ nhà hòm chở quan tài đến để đem đi chôn. Những tiếng rên của bà như tiếng rên của một con thú bị thương. Nhiều người đàn bà khác trên thế giới cũng đang than khóc trên sự chết chóc của người thân, tàn phá của xóm làng và thiêu hủy của ruộng nương muà màng. Những đứa trẻ được họ thương yêu bú mớm bỗng nhiên lăn đùng ra chết vì đạp trúng mình cá nhân. Những đứa trẻ bị dội bom napalm, áo quần cháy rụi, chạy trần truồng trên xa lộ. Chồng họ là người họ chia sẻ cả cuộc đời lam lũ nhưng hạnh phúc bỗng nhiên bị dẫn đi đến những nơi bí mật. Ðất đai họ bị tàn phá, muà màng bị hư hỏng, nhà cửa bị dội bom. Và họ khóc. Những giọt nước mắt của họ dâng lên tự đáy lòng. Họ không than vãn, không kể lể, không oán trách. Chiến tranh, bạo lực, chết chóc và tàn phá đòi hỏi rất nhiều nước mắt, rất nhiều nước mắt. Câu hỏi: "Tại sao" Bởi ai" Vì lý do gì"" không có câu trả lời.
    Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu có nhiều nước mắt đổ ra như vậy và ít câu trả lời hơn. Những giọt nước mắt này dâng lên từ chốn xa xôi nhiều hơn những sự oán ghét và thù hận. Những giọt nước mắt đổ ra như "lễ phẩm" của tình yêu "vô dụng", như một cách để diễn tả sự hợp quần của nhân loại, như một đường lối bất bạo động chân chính. Thế giới chúng ta không khóc than nhiều, ngay cả khi có nhiều lý do để than khóc. Khi chiến tranh bùng nổ; khi con người chết vì bạo lực và đói khát, thiên tai và những trục trặc kỹ thuật; khi những công trình do con người xây dựng với những tài nặng khéo léo và tận tụy nhất đã bị cướp đi, bị hư hỏng hay bị phá hủy. Và khi hành tinh của chúng ta càng ngày càng trở nên một nơi chốn bị đe dọa trong vũ trụ, chúng ta càng tìm cách để có các giải pháp và ít khi ngừng lại để than khóc những gì qúy giá nhất chúng ta đã mất đi. Nhưng nếu chúng ta chưa than khóc những mất mát thì những giải pháp chúng ta tìm ra có thể đưa đến những thành quả mong muốn không"
    Khi Chúa Giêsu bị dẫn đi chịu tử hình, nhiều phụ nữ khóc than cho Ngài. Những phụ nữ này đã quen khóc than cho những tử tội và đem cho họ uống chất rượu làm cho họ bớt đau đớn. Họ là những người chuyên môn than khóc, và sự than khóc của họ được coi là một hành động bác ái. Nhưng Chúa Giêsu đã bảo họ: "Ðừng khóc cho Ta, hãy khóc thương cho chính các ngươi và con cái các ngươi" (Lc 23:28). Chúa Giêsu muốn nói đến sự huỷ diệt của thành Giêrusalem và tất cả những chiến tranh và bạo lực sẽ đổ xuống trên đầu nhân loại: "Sẽ có ngày người ta nói:"húc thay cho những kẻ không sinh đẻ, những dạ chưa mang bào thai, những vú chưa cho con bú. Rồi người ta sẽ nói với những quả núi, Hãy đổ trên đầu chúng tôi'; với những ngọn đồi, Hãy vùi lấp chúng tôí. Vì nếu đây là điều được làm cho cây gỗ xanh tươi, thì điều gì sẽ xảy ra khi gỗ chết khô"" (Lc 23:29-33).
    Nếu chúng ta than khóc Chúa Giêsu, chúng ta phải than khóc cho nhân loại đau khổ mà Chúa Giêsu đã đến để chữa lành. Nếu chúng ta thực sự buồn phiền vì những đớn đau Ngài phải gánh chịu, chúng ta sẽ phải bao gồm trong đó nỗi đau của tất cả đàn ông, đaàn bà và trẻ con trên thế giớ ngày nay. Nếu chúng ta khóc vì Thầy Chí Thánh người Nazareth, nước mắt chúng ta phải đổ trên hàng triệu người vô tội đã từng chịu đựng đau khổ trong suốt lịch sử của nhân loại.
    Khóc và than được coi như dấu chỉ của sự yếu đuối. Người ta nói rằng khóc than chẳng giúp gì được cho ai, chỉ có hành động mới thực sự cần thiết. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn khóc cho thành Giêrusalem, và Ngài cũng khóc khi nghe tin bạn Ngài là Lazarô chết. Nước mắt chúng ta tỏ cho chúng ta thấy tình trạng đổ vỡ đau thương của nhân loại. Nước mắt tạo nên một môi trường xúc tích khiến cho những hành động sót thương dễ nẩy nở. Nếu chúng ta không thể thú nhận những thiếu sót, tội lỗi và yếu đuối của chúng ta, thì những hành động có mục đích làm cho thế giới này tốt đẹp hơn sẽ dễ dàng có phản ứng nghịch lại trên chúng ta và trở nên những biểu tượng của sự giận dữ vàbực tức vô định hướng. Nước mắt chúng ta có thể đưa chúng ta đến với trái tim Chúa Giêsu đang than khóc vì thế giới của chúng ta. Trong khi chúng ta khóc với Ngài, chúng ta được dẫn dắt đến với trái tim Ngài, và khám phá được ở đó câu trả lời chính đáng nhất cho những mất mát của chúng ta.
    Những giọt nước mắt của người đàn bà Việt Nam và hàng triệu phụ nữ khác trên thế giới đang than khóc người thân yêu đã chết đi, có thể làm cho trái đất này trở nên mầu mỡ hơn nhờ hoa trái của các hành động bác ái, sót thương, tha thứ, dịu hiền và chữa lành. Chúng ta cũng phải than khóc và nhờ đó chúng ta có thể trở nên những con người khiêm nhường.
    Mai Thư

    Chặng Thứ IX
    Chúa Giêsu Ngã Xuống Ðất Lần Thứ Ba
    Một người đàn ông vấp chân và té ngã trên mặt đất. Anh ta đã kiệt sức, thân hình anh tan nát đau đớn, anh không thể tự mình đứng lên nếu không có ai nâng đỡ. Trong khi nằm yên bất lực, anh vươn cánh tay ra và mở rộng bàn tay van xin, hỵ vọng sẽ có người nắm lấy tay anh và kéo anh đứng giậy. Một bàn tay đang chờ đợi được tiếp xúc với một bàn tay. Bàn tay con người thật bí ẩn. Nó có thể cấu tạo và hủy diệt, vuốt ve vàđánh đập, chào mời và kết án, ban phúc lành và xỉ vả, chữa lành và gây thương tích, van xin và ban cho. Một bàn tay có thể trở thành một cái cú đấm đe dọa hoặc một cái ôm để bao bọc che chở. Bàn tay có thể làm cho người ta sợ hãi mà cũng làm cho người ta mong nhớ. Một trong những hình ảnh ban sự sống nhiều nhất là hình ảnh những bàn tay vươn ra nắm lấy nhau, vuốt ve nhau, nối kết và tụ lại để làm dấu chỉ của sự hòa bình và hoà giải. Ngược lại một trong những hình ảnh bi thương tuyệt vọng nhất là hình ảnh của một bàn tay mở ra, chờ đợi có người nắm lấy và săn sóc, trong khi hàng trăm người qua đường không ai để ý. Ðây là hình ảnh cô đơn của nhân loại phân hóa. Bàn tay người nghèo vươn ra hy vọng được những bàn tay của thế giới giầu sang nắm lấy, nhưng những công việc bận rộn của người giầu ngăn họ không trông thấy người nghèo, do đó nhan loại vẫn còn tiếp tục bị tan nát ra từng mảnh.
    Khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba, ngài cảm nghiệm trên thân xác tất cả những cô đơn của một nhân loại tuyệt vọng. Ngài không thể tự đứng giậy một mình. Nhưng không có ai với tay nâng Ngài đứng lên. Bàn tay Ngài mở ra bị roi quất, và những bàn tay độc ác lại lôi Ngài đứng lên. Giêsu, Thiên Chúa trở nên người phàm, đã ngã gục để cho chúng ta có thể cúi xuống trên Ngài và bày tỏ với Ngài tình yêu vàlòng sót thương. Nhưng chúng ta đã qúa bận rộn với công ăn việc làm, những tham vọng hoài bão, những thú vui giải trí, và chúng ta đã không chú ý tới. Thiên Chúa mà bàn tay đã nhào nặn vũ trụ, đã tạo hình cho Adong và Evà, đã âu yếm chạm đến tất cả những ai đang đau khổ, và đang ôm ấp tất cả trong tình yêu, đãtrở nên người phàm với đôi tay loài người xin nắm lấy những đôi tay loài người khác.
    Nhưng chính những bàn tay này đã mở ra để được xuyên thủng bởi những mũi đinh nhọn. Ngay từ khi tôi được biết đến bàn tay Chúa -không phải là một bàn tay quyền thế thay đổi cả lịch sử, nhưng là bàn tay bất lực đang xin được một bàn tay loài người dịu dàng nắm lấy - tôi đã bắt đầu nhìn những bàn tay tôi một cách khác. Dần dần, tôi đã thấy bàn tay bất lực của Chúa với ra với tôi từ bất cứ nơi nào trên thế giới, và tôi càng nhìn rõ tôi càng thấy hai bàn tay ấy gần tôi hơn. Bàn tay những người nghèo ngửa ra xin thức ăn, bàn tay những người cô đơn kêu gọi người an ủi, bàn tay những trẻ thơ van xin được bồng bế vỗ về, bàn tay của những kẻ tật nguyền bệnh hoạn mong được chữa lành, bàn tay của ngưòi thợ vụng mong ước được chỉ bảo cho trở nên khéo léo - Tất cả những bàn tay này và bàn tay của Chúa Giêsu gục ngã chờ đợi người khác đến đỡ nâng. Trong tôi luôn luôn có cám dỗ để nghĩ đến những bàn tay hành khất ở Việt Nam, Calcutta, Cairo, Hoa Thịnh Ðốn, hay Nữu Ước; những bàn tay ở gần hay ở thật xa, nhưng không thấy những bàn tay vươn ra nắm lấy.
    Hằng đêm tôi nằm nghỉ và ngắm nhìn bàn tay tôi, và tôi hỏi chúng: "các ngươi có vươn ra nắm lấy các bàn tay mở rộng quanh đây và đem cho họ chút tình thương, an bình, hy vọng, can đảm, và tin tưởng không"" Tôi có cảm giác là tất cả các bàn tay loài người đang với ra xin được giúp đỡ đều là bàn tay của một nhân loại đang gục ngã, và ở bất cứ nơi nào chúng ta vươn tay ra và nắm lấy ai, chúng ta cũng đang tham dự vào sự chữa lành của toàn thể nhân loại.
    Chúa Giêsu té ngã và tìm kiếm sự đỡ nâng để có thể đứng lên lần nữa, để có thể hoàn tất sứ mạng của Ngài. Ngài đã cởi mở và ban cho chúng ta khả năng chạm tới Thiên Chúa và tất cả nhân loại nơi tất cả bàn tay loài người, và cảm nhận được ân sủng đích thực của sự hiện diện cứu chuộc ngay giữa chúng ta.
    Mai Thư

  4. #4
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post

    Chặng Thứ X
    Chúa Giêsu Bị Lột A"
    Người đàn bà nằm trong phòng kín của bệnh viện Chợ Rẫy không còn gì ngoài tấm vải phủ trên thân thể già nua gầy còm. Cả cuộc đời đồng áng nặng nhọc để săn sóc chồng con đã chấm dứt với một sự hiện hữu trần trụi và vô danh. Cuộc đời bà đã từng đầy rẫy những tiếng cuời đùa và những sinh họat vui tươi, bây giờ chỉ còn im lặng. Ðâu là người chồng đầu gối tay ấp" Ðâu lànhững đứa con đã đem đến cho bà niềm vui và hạnh phúc" Ðâu là những láng giềng thân thiết đã từng đến nhờ bà giúp đỡ" Ðâu là giòng sông nước chảy xiết" Ðâu là những cánh đồng đầy mạ xanh và lúa vàng"
    Tất cả mọi người thân yêu, bạn hữu, láng giềng và mọi sự đã bị tước đoạt khỏi tay bà. Một ngày nọ có người lạ mặt đến làng bà và chở bà đến nhà thương của đô thị, đẩy bà ra sau tấm cánh cửa đóng kín của khu bệnh tâm trí. Họ bảo là bà điên. Không có ai che chở cho bà, không có ai bào chữa cho bà, không có ai bênh vực cho nhân phẩm của bà. Tâm trí bà đã rối loạn. Ðôi khi những chuyện ngày xưa được gợi lại trong đầu, những tên người được bà nhắc đến, những hình ảnh của thời thơ ấu và trưởng thành hiện ra, nhưng không ai giúp bà tìm lại được sự tỉnh táo bình thường.
    Ðây là sự trần truồng thực sự. Tất cả nhân phẩm đã mất hết. Con người xưa kia xinh đẹp, giờ đây phải che dấu sự trần truồng của mình bằng tấm khăn trải giường. Có hàng bao nhiêu người nam và nữ đã sống cuộc đời bị bóc lột trọn vẹn, bị chôn dấu bên dưới thế giới đang trên đà tiến bộ nhanh chóng của thế kỷ chúng ta. Vì già nua, họ không còn gì ngoài một sự hiện hữu trần truồng. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào ân huệ thỉnh thoảng mới được người ta ban cho, và thường thì hay bị khước từ và chối bỏ ngay giữa môi trường của họ.
    Chúa Giêsu bị lột áọ Quân lính bắt thăm xem ai được chia áo sống của Ngài (Ga 19:24). Ngài không còn gì. Ngài, hình ảnh của Thiên Chúa ẩn hình, Ngài là trưởng tử của mọi tạo vật, trong Ngài mọi vật được tạo thành trên trời và dưới đất; mọi sự hữu hình và vô hình. Mọi ngai vàng, mọi lục lượng thống trị, mọi chủ quyền đều quy phục Ngài. Nhưng chính Ngài lại bị tước đoạt mọi quyền năng và phẩm giá, bị phơi trần cho toàn thể thế giới xem thấy sự yếu đuối của Ngài. Ðây là một mầu nhiệm lớn lao nhất của mọi thời đại đã được mạc khải cho chúng ta: Thiên Chúa đã lựa chọn để mạc khải vinh quang thánh thiện cuả Ngài cho chúng ta trong sự khiêm nhường. Nơi mà mọi vẻ đẹp đã mất, mọi sự hùng biện đã câm nín, mọi vẻ tráng lệ đã bị tước đoạt, và mọi sự ngưỡng mộ đã bị rút đi, lại chính là nơi Thiên Chúa đã chọn lựa để bầy tỏ tình yêu vô điều kiện với chúng ta. "Nhiều người phải ngạc nhiên vì Ngài - Ngài đã bị đổi hình dạng một cách khủng khiếp đến nỗi không còn giống con người - để mọi quốc gia phải ngạc nhiên và vua các nước phải ngậm miệng trước mặt Ngàị.. Ngài không còn sức hấp dẫn nào để thu hút chúng ta, không còn vẻ đẹp nào để quyến rũ con tim chúng tạ Ngài bị khinh miệt như một kẻ cùng đinh, đau khổ, quen thuộc với khổ đau, một người làm cho chúng ta phải quay mặt đi, một người đáng ghê tởm không ai thèm đoái hoài" (Is 52:14-15, 53:2-3).
    Chúa Giêsu mang vác những khổ đau của chúng ta. Thân thể bị lột trần của Chúa Giêsu làm cho chúng ta thấy sự sa đọa trầm trọng nhân loại đang phải chịu đựng trên khắp thế giới, khắp mọi nơi, khắp mọi lúc. Tôi thường nghĩ về đời sống như một hành trình lên đỉnh núi, nơi cuối cùng tôi sẽ thấy tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi tôi sẽ cảm nghiệm làm chủ được toàn vẹn mọi giác quan. Nhưng đường lối của Chúa Giêsu lại nhắm vào một chiều hướng khác. Ðời sống là một tiếng kêu ngày càng mãnh liệt hơn gọi chúng ta từ bỏ mọi tham vọng, mọi thành qủa, gọi chúng ta từ bỏ nhu cầu được tự chủ, để chết đi cho ảo ảnh của những gì to tát hơn. Niềm vui và sự bình an Chúa Giêsu đã hứa ban được ẩ tàng trên con dường đi xuống khỏi thập giá. Ở đây là hy vọng, là chiến thắng và một đời sống mới được ban cho nơi chúng ta đã bị mất tất cả. "Những ai để mất mạng sống mình,thì sẽ được sống" (Lc 9:24).
    Tôi không nên sợ mất mát, hoặc sợ cho những ai bị mất mát qúa nhiều, hoạc đã mất hết tất cả. Chúa Giêsu bị lột áo để chúng ta dám ôm vào lòng sự nghèo đói của chúng ta và sự nghèo hèn của nhân loại. Khi nhìn vào bản thân nghèo nàn của chúng ta và sự nghèo đói của tha nhân, chúng ta mới khám phá ra được lòng thương sót vô bờ của Chúa đã tỏ hiện cho chúng ta. Và ở đó chúng ta sẽ biết cách để cho đi và tha thứ, để săn sóc và chữa lành, để giúp đỡ và tạo dựng một cộng đồng tình yêu. Trong sự hợp quần của cái nghèo, chúng ta tìm được cách để đến gần với nhau hơn và để vui vẻ tung hô cộng đồng chung của nhân loại.
    Mai Thư

    Chặng XI
    Chúa Giêsu Bị Ðóng Ðanh Vào Thập Giá
    Người đàn ông này đang hấp hối, cô đơn, không có tên. Ông là một trong nhiều người đang nằm chờ chết trong bệnh viện. Ông mang con số 53. Ống nước biển cắm vào tĩnh mạch của ông là sợi giây nối kết cuối cùng của thân xác ông với sự sống. Tất cả sức lực đã biến đi. Những cánh tay khẳng khiu và đôi vai xương xẩu cho thấy ông chỉ còn một chút tàn lực, một chút tàn hơi. Tất cả mọi người nằm quanh ông đều biết giờ phút cuối cùng của đời ông đã tới. Chính ông, ông cũng biết như vậy, nhưng ông không hãi sợ. Ðời sống của ông rất khó khăn. Ðây là một cuộc đời nghèo hèn, đầy gian lao, đầy chiến đấu, nhưng ít khi được chiến thắng. Ông rất sợ bệnh tật và đau đớn. Nhưng ông rất bình an khi biết rằng chẳng còn bao lâu nữa mọi sự sẽ chấm dứt.
    Người ta đang chết, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút. Họ chết bất đắc kỳ tử, hay chết lần mòn. Họ chết trên vỉa hè, trên đường xá của các đô thị hay trên trên giường bệnh của các căn nhà sang trọng. Họ chết đi tứ cố vô thân hay được bao vây bởi bạn hữu và gia đình. Họ chết đi trong cơn đau hấp hối hay trong giấc ngủ. Họ chết trong lo âu sợ sệt hay trong sự an bình. Nhưng tất cả mọi người đều phải chết một mình, đối diện với hư vô. Cái chết thật là một thực tại của đời sống hàng ngày. Vậy mà cả thế giới vẫn tiếp tục sống và không chú ý đến thực tại này. Cái chết thường là một biến cố cần phải được che dấu, là một cái gì cần được quên đi hay chối bỏ. Tuy nhiên người đàn ông nằm trong bệnh viện trên đây đã bầy tỏ được chân lý phũ phàng của đời sống. Tất cả chúng ta đều phải chết. Tất cả mọi đời sống sẽ có lúc phải chấm dứt. Sự chết là một thành phần của sự sống.
    Chúa Giêsu bị đóng đanh vào thấp giá, sau ba giờ hấp hối, Ngài tắt thở giữa hai kẻ trộm. Một tên nói với tên kia: "Chúng ta phải trả giá cho những gì chúng ta đã làm. Còn ông kia, ông ta có làm gì nên tội"" (Lc 23:41). Chúa Giêsu sống qua cái chết của mình hoàn toàn cho kẻ khác. Sự kiệt lực của thân thể, sự chối bỏ của bạn hữu, và cả sự từ bỏ của Thiên Chúa nữa, tất cả đã trở nên qùa tặng của chính Ngài cho nhân loại. Và trong khi Ngài bị treo giữa trời và đất, bị đóng đinh vào một cây gỗ, và hấp hối cho sự bất lực hoàn toàn, Ngài không có một sự chua chát, không oán trách, không có ý muốn trả thù. Ngài không còn nắm giữ níu kéo một điều gì, tất cả chỉ để cho đi. "Nếu một hạt lúa rơi trên mặt đất và không chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt lúa, nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ tạo nên một mùa gặt" (Ga 12:24). Phải hiến thân mình cho tha nhân, đời sống Ngài trở nên hoa tráị Chúa Giêsu, một người hoàn toàn vô tội, cũng không bao giờ mang mặc cảm tội lỗi, không bao giờ phải xấu hổ, lại phải chết một cách tủi nhục. Ðể cho cái chết này không bao giờ có thể quên lãng, và trở nên ngưỡng cửa cho đời sống và nguồn cội của một sự hiệp thông mới. Khi chúng ta nhìn Chúa Giêsu hấp hối, chúng ta thấy cả thế giới đang hấp hối.
    Chúa Giêsu trên thập giá thu hút tất cả mọi người về với Ngàị Và như thế, Ngài phải chết đi cả triêu triệu lần. Ngài không những phải chết cái chết của kẻ bị chối bỏ, cô đơn và tội phạm, Ngài còn chết cái chết của một người cao cả, vị vọng, và danh giá nhất. Trên hết, Ngài đã chết cái chết của tất cả những người bình thường sống một cuộc đời bình dị, rồi già nua, yếu đuối, mệt mỏi, mà vẫn tin tưởng rằng bằng cách nào đó, đời sống của họ không vô ích.
    Tất cả chúng ta đều phải chết, và tất cả chúng ta đều phải chết trong cô đơn. Không ai có thể cùng đi cuộc hành trình cuối cùng này với chúng ta. Chúng ta phải biết từ bỏ mọi sự và tin tưởng rằng đời sống chúng ta không vô ích. Tuy nhiên giờ lâm tử là giây phút quý giá nhất trong đời sống con người, vì đây là lúc chúng ta bị đòi hỏi phải cho đi tất cả mọi sự chúng ta sở hữu trên đời. Cách thức chúng ta chết không những có liên hệ đến lối sống của chúng ta mà conÀ ảnh hưởng đến lối sống của những người đến sau chúng ta. Cái chết của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng chúng ta không cần phải sống như tảng lờ rằng cái chết sẽ không bao giờ xảy đến. Trong khi Ngài bị căng thẳng và treo giữa trời và đất, Ngài muốn chúng ta nhìn thẳng vào con người dễ chết của chúng ta để tin tưởng rằng cái chết sẽ không chiến thắng. Do đó chúng ta có thể nhìn những kẻ đang hấp hối trên thế gian này và đem đến cho họ niềm hy vọng. Chúng ta có thể ôm thân thể hấp hối của họ vào lòng và tin rằng sẽ có những cánh tay uy quyền cao cả sẽ tiếp nhận họ và ban cho họ sự bình an và hạnh phúc họ hằng mong ước. Khi chết, tất cả nhân loại đều trở nên một. Và chính Chúa đã đến với nhân loại hấp hối để ban cho chúng ta niềm hy vọng.
    Mai Thư

    Chặng XII
    Chúa Giêsu Chết Trên Thập Giá
    Sự chết chóc, tàn phá và tiêu diệt đang bủa vây chúng ta tứ phía. Hầu hết mọi tài nguyên trên trái đất đều được xử dụng để phục vụ cho cái chết. Kỹ nghệ chiến tranh làm hao mòn rất nhiều sản lượng của nhiều quốc gia. Con số các vũ khí thường và hạch nhân ngày càng gia tăng. Nhiều nền kinh tế càng ngày càng phụ thuộc vào việc chế tạo các khí cụ giết người. Nhiều đại học, nhiều cơ quan khảo cứu, và nhiều nhà bác học đã nhận được sự tài trợ của những bọn con buôn chiến tranh. Hàng triệu người đang sống về các nghề sản xuất vũ khí và vật dụng dùng để giết người. Nhưng quyền lực của sự chết lại tinh tế và khó nắm vững hơn những năng lực tàn phá rõ rệt này.
    Không những các quyền lực của tử thần đang hiển hiện trong những bạo tàn xảy ra trong các gia đình và khu phố, cái chết còn là một cách đuà rỡn con người xử dụng để tiêu khiển. Nhiều bộ môn thể thao đã bị thúc đẩy bởi sự mê hoặc của con người trước cái chết. Sự trò nguy hiểm dễ gây thương tích và dễ tử thương của các trò chơi này lại tạo cho khán giả một sự thích thú lạ thường. Người ta thích được xem những kẻ dám đùa rỡn với tử thần, như đua xe hơi, xe gắn máy, hay chơi trò quay súng của Nga (Russian roulette). Nhiều hình thức giải trí, như phim ảnh, truyền hình và sách truyện cũng khai thác sự mê hoặc của con ngưòi bởi cái chết. Quyền lực của tử thần muốn tất cả mọi người phải phục tùng và phục vụ nó.
    Chúa Giêsu chết, nhưng quyền lực của sự chết đã không đè bẹp được Ngài. Phán quyết của Philatô, sự tra tấn xỉ nhục của quân lính La Mã, và sự đóng đinh trên thập giá, cũng như tất cả mọi quyền lực trên thế gian này không làm gì được Ngài. Tất cả quyền lực trên thế giới này đã tiêu diệt Ngài, nhưng cái chết của Giêsu là cái chết của thế giới "qua đó mọi sự trở nên hiện hữu", và "những gì trở nên hiện hữu trong Ngài là đời sống, một đời sống làm ánh sáng cho muôn dân. Ánh sáng này soi tỏ bóng tối, và bóng tối không đàn áp được ánh sáng này" (Ga 1:3- 5).
    Chúa Giêsu bị đè bẹp bởi quyền lực của sự chết, nhưng cái chết của Ngài lại loại trừ được nỗi đau của sự chết. Với những ai tin vào Ngài, Ngài ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa, nghiã là được tham dự vào đời sống ở đó cái chết không bao giờ chạm tới được. Bằng cái chết của Ngài, Chúa Giêsu lại chiến thắng tất cả quyền lực của sự chết. Bóng tối trong tim chúng ta không làm cho chúng ta đầu hàng quyền lực của sự chết. Bóng tối trong xã hội chúng ta làm cho chúng ta trở nên nạn nhân của sự bạo tàn, chiến tranh và tàn phá. Nhưng bóng tối này đã bị phá huỷ bởi ánh sáng chiếu soi từ Ðấng đã hiến mạng sống như một quà tặng toàn hảo nhất để dâng lên Thiên Chúa của sự sống.
    Thánh Phaolô nói: "Chúa Kitô cứu chuộc chúng ta đã loại bỏ sự chết, và đã đưa chúng ta đến ánh sáng vĩnh cửu và sự sống thật qua Phúc Âm (2 Tim. 1:10). Khó mà xác nhận được đời sống trước quyền lực chan hòa của sự chết. Mỗi khi chúng ta mở tờ báo kể chuyện chiến tranh, ám sát, bắt cóc, tra tấn, hành hung, và muôn ngàn thảm kịch dẫn đưa tới bệnh tật và sụ chết, chúng ta phải đối phó với cám dỗ để tin rằng sau hết thì thần chết vẫn thắng. Vậy mà cái chết của Chúa Giêsu, Ðấng Chí Thánh luôn luôn và mãi mãi kêu gọi chúng ta lụa chọn đời sống. Thách đố lớn lao nhất của đời sống Kitô hữu là thưa "vâng" cho đời sống, dù là đời sống nhỏ bé nhất, với như chi tiết nhỏ nhặt nhất. Mỗi khi có sự lựa chọn: đó là lựa chọn giữa đời sống và cái chết.
    Tôi có lựa chọn để nghĩ về một người một cách tha thứ hay lên án không" Tôi có lựa chọn để nói một lời nói yêu thương hay xua đuổi" Tôi có lựa chọn để với tay ra hay để rút lại", để chia sớt hay bóc lột", để nhường nhịn hay giữ khư khư, để gây thương tích hay chữa lành" Ngay cả những tình cảm sâu xa nhất của trái tim chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi các sự lựa chọn này. Tôi có thể lựa chọn để hận thù hay biết ơn, tuyệt vọng hay hy vọng, buồn hay vui, giận dữ hay an bình" Nhiều tình cảm này có thể đến với chúng ta như những đợt sóng xô đẩy làm cho chúng ta không tự chủ được. Tuy nhiên vẫn có một chỗ trong chúng ta nơi chúng ta có thể lựa chọn một đường hướng và ngăn chặn các quyền lực của sự chết không cho lôi kéo chúng ta càng xâu hơn xuống giếng thẳm của bóng tối.
    Chúng ta thường sống như thể các quyền lực to lớn của bóng tối (quyền lực có thể dẫn đưa chúng ta đến một sự diệt vong vì nguyên tử) lại có thể tách biệt hoàn toàn với những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nghiệm trong tim. Sự tách biệt này chỉ là một ảo tưởng. Một sự mê hoặc nhỏ nhặt nhất của nội tâm về sự chết và thể thức tiêu diệt nhân loại ghê gớm nhất có liên hệ mật thiết với nhau.
    Chúa Giêsu biết rõ về sự liên hệ này, và khi trái tim Ngài bị xuyên thủng, đó là trái tim đã ôm ấp những ý tưởng thầm kín nhất và những hành động lớn lao nhất của chúng ta. Cái chết của Chúa Giêsu vượt thắng tất cả mọi quyền lực của sự chết và "giải thóat tất cả những ai đang bị tù đày suốt cuộc đời bởi nỗi lo sợ cái chết" (Dt 2:15).
    Mai Thư

  5. #5
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post

    Chặng XIII
    Chúa Giêsu Ðược
    Gỡ Ra Khỏi Thập Giá
    Tháng 12, 1980, Ita Ford, Maura Clarke, Jean Donovan, và Dorothy Kazel bị thảm sát trên đường đi giữa phi trường và thành phố San Salvador, thủ đô của El Salvador. Họ đã bị lực lượng an ninh Salvador chún bít trong khi họ đang trên đường trở về sau một thời gian thăm nhà ngắn tại Hoa Kỳ. Họ bị hãm hiếp, tra tấn và ám sát. Xác họ bị chôn chung trong một cái hố được đào trong một thửa ruộng nuôi bò. Tội lỗi của họ là gì" Họ đã săn sóc cho người nghèo ở El Salvador. Họ đã cố gắng đem thực phẩm và thuốc men cho những người bị trục xuất ra khỏi nhà cửa và làng mạc của họ, và dang cố gắng sinh tồn trong những miền rừng núi hẻo lánh. Bốn tín hữu, bốn người đàn bà của giáo hội này không có ước muốn gì hơn là giảm thiểu nỗi đau khổ lớn lao của những người láng giềng bị dàn áp. Họ chỉ muốn tỏ cho những người này rằng ngay chính giữa những thù hận và bạo tàn con người vẫn có thể thực sự yêu thương nhau. Nhưng những lo lắng và chăm sóc của họ đã làm cho bọn người độc tài đàn áp tức giận. Chúng đã ghi tên họ vào sổ đen của những kẻ cần được thủ tiêu. Sự hiện diện của họ không còn được chấp nhận nữa. Họ phải được hủy diệt và xóa bỏ trên bộ mặt trái đất. Sự hiện diện tầm thường của họ đã trở nên một cái gai cho những kẻ thù của sự sống. Mối thù được bộc lộ hiển nhiên không che dấu. Họ phải bị tiêu diệt ngay. Ngay sau khi họ bị ám sát và thân thể bị vùi dưới đất, người ta đã tìm thấy họ. Bạn hữu và những người nghèo trong vùng đứng đó đau lịm, ngó nhìn trong lo âu sự thảm sát của bốn người đàn bà vô tội. Một nỗi đau vô bờ xuyên thủng trái tim họ, và sư, đau khổ của họ như gào thét lên với tất cả thế giới: "Lạy Chúa, bao lâu nữa, phải bao lâu nữa công chính mới được thể hiện""
    Sau khi Philatô được bảo đảm rằng Chúa Giêsu đã chết, ông trao xác Ngài cho Giuse xứ Arimathea, một người vị vọng trong Hội Ðồng, "một người đã sống với hy vọng được thấy vương quốc của Chúa" (Mc- 15:43). Giuse mua một tấm khăn, gỡ Giêsu xuống khỏi thập giá và lấy khăn liệm táng xác Ngài" (Mc 15:46). Maria, Mẹ Giêsu có mặt ở đó. Nhiều năm trước đó bà đã để cho ông Simêon ẵm Chúa trong tay, bà đã nghe lời nói này: "Một lưỡi gươm sẽ xuyên thủng trái tim bà" (Lc 2:35). Giờ đâỵ khi tiếp nhận Chúa Giêsu trong tay, những lời này đã thể hiện. Giêsu đã chịu đau đớn và đã chết, nhưng nỗi đau của bà, là người đã yêu thương Ngài như một người mẹ, giờ đây cảm thấy một nỗi đau đớn nhức nhối lớn lao, chưa từng có ai trong nhân loại này phải chịu đựng.
    Nỗi đau của Mẹ Maria cũng sâu xa y như tình yêu cuả bà. Là một người đã ôm trọn Con Thiên Chúa trong tình yêu, giờ đây đang ôm tất cả nhân loại vào lòng bằng nỗi đau của Mẹ. Mẹ là người có tấm lòng trong sạch đến nỗi xứng đáng làm nơi cư ngụ cho Ðấng Cứu Chuộc thế gian, bây giờ được kêu gọi để mang lấy tất cả những đau khổ của nhân loại trong lòng, và do đó đã trở nên người Mẹ của tất cả nhân loại chúng ta. Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá. Mẹ Maria tiếp nhận thân xác Chúa Giêsu và ôm Ngài trong nỗi cô đơn khủng khiếp của Mẹ. Sự kết hiệp mật thiết giữa tình yêu và đau khổ được kết tạo trong khi Mẹ ôm con trong lòng, sẽ tiếp tục hiện diện trong tất cả những ai đã lựa chọn để sống gần kề trái tim Chuá. Yêu thương thật sự có nghiã là sẵn lòng ôm lấy đau khổ. Yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, là mở lòng cho nỗi đau to lớn nhất nhân loại có thể biết tới.
    Tình yêu Chúa Giêsu làm cho bốn người đàn bà Hoa Kỳ của giáo hội mang lấy trong lòng nỗi đau của những người nghèo khó trên thế giới, nhất là những người ở El Salvador. Cái chết của họ, lại gây nên một nỗi đau vô biên trong tâm hồn của những anh chị em của họ. Ðời sống của một Kitô hữu là một đời sống yêu thương Chúa Giêsu. "Con có yêu thương ta không"" Ðó là câu hỏi Ngài đặt với chúng ta ba lần. Và khi chúng ta nói: "Lạy Chúa, Ngài biết con yêu Ngài", Ngài nói: "Con sẽ bị dẫn đưa đi đến những nơ+i con không muốn tới " (Ga 21:15-18). Không bao giờ có tình yêu mà không có đau khổ, không có dấn thân mà không có đớn đau, không có sự liên hệ nào không có mất mát, không có bao giờ cho đi mà không khổ sở, không bao giờ thưa "vâng" cho đời sống mà không có những cái chết. Mỗi khi chúng ta tìm cách lẩn tránh đau khổ, chúng ta trở nên khô khan không thể yêu. Mỗi khi chúng ta lựa chọn tình yêu, sẽ có nhiều nước mắt.
    Khi im lặng bao trùm thánh giá và mọi sự đã hoàn tất, nỗi đau của Mẹ Maria lan tràn ra tới tận cùng trái đất. Nhưng tất cả những ai đã biết, đã có kinh nghiệm về đau khổ tron g lòng sẽ biết rằng đau khổ là chiếc áo choàng của tình yêu Thiên Chúa bao bọc che chở chúng ta như dấu chỉ của một tình yêu thầm kín.
    Mai Thư

    Chặng XIV
    Chúa Giêsu Ðược Táng Xác Trong Mồ
    Người đàn bà Việt Nam đứng trước chiếc quan tài bọc thân xác của người chồng đã bị hành quyết. Nàng đứng một mình bên huyệt mộ trong đó chiếc quan tài sẽ được hạ xuống. Ðôi mắt nhắm nghiền, nàng đứng khoanh tay, đi chân không, nghèo nàn, trống rỗng... nhưng rất im lìm. Một sự im lặng sâu xa phủ trùm trên nàng. Không một lời kêu than, không một lời oán trách giận dữ. Dường như người đàn bà góa trẻ tuổi này đang được một đám mây mờ của sự bình an che phủ. Mọi sự đã qua, mọi sự im lìm, mọi sự đã xong xuôi. Mọi sự đã bị tước đoạt, nhưng những quyền lực của sự tham lam và bạo tàn đã cướp đi người chồng thương yêu không thể động đến nỗi cô đơn sâu xa trong lòng nàng. Chung quanh nàng, phiá sau là bạn hữu và láng giềng. Họ tạo thành một vòng đai che chở nàng. Họ tôn vinh và kính trọng nỗi cô đơn của nàng. Một số im lặng, một số thì thầm những lời an ủi, một số cố gắng giải thích những gì đã xảy ra cho nhau nghe, một số ôm nhau khóc. Nhưng người đàn bà đó vẫn đứng một mình. Nàng hiểu những gì mà quyền lực của sự chết không thể hiểu nổi. Có một sự tin tưởng và trông cậy nơi nàng mạnh mẽ hơn những vũ khí đã giết hại chồng nàng. Sự cô đơn của người sống và cô đơn của người chết đang thăm hỏi nhau.
    Giuse xứ Arimathea đặt xác Chúa Giêsu "trong một huyệt mộ đã được đục trong đá và chưa được xử dụng... Trong khi đó những người đàn bà đã đến từ Galilê với Chúa Giêsu đang đi theo vào. Họ ngắm nhìn, ghi nhận nấm mồ và cách thức thân xác Ngài được chôn. Rồi họ trở ra và chuẩn bị các mộc dược, vị hương và dầu tẩm liệm. Và vào ngày thứ bẩy, họ nghỉ ngơi (Lc 23:53-56).
    Có một sự yên nghỉ sâu xa bao phủ nấm mồ Chúa Giêsu. Vào ngày thứ bảy, sau khi công việc tạo dựng đã hoàn tất, Thiên Chúa nghỉ ngơi. "Thiên Chúa chúc phúc và thánh hóa cho ngày thứ bảy, vì vào ngày này người nghỉ ngơi sau tất cả công trình cấu tạo" (St 2:3). Vào ngày thứ bảy của tuần lễ cứu chuộc, khi Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi sự Cha Ngài sai làm, Ngài yên nghỉ trong mồ, và những người đàn bà mà trái tim đã tan nát vì đau đớn cũng yên nghỉ với Ngài. Trong tất cả những ngày của lịch sử, ngày thứ bảy, ngày xác Chúa Giêsu nằm im lìm trong bóng tối, sau tảng đá lớn đã được lăn để che kín nấm mồ (Mc 15:46), là ngày của sự cô đơn của Thiên Chúa. Ðó là ngày không một lời được nói ra, không có gì được tuyên bố. Ngôi Lời Thiên Chúa qua đó mọi sự đã được tạo dựng đang nằm chôn trong bóng tối của lòng đất. Ngày Thứ Bảy Thánh này là một ngày yên tĩnh nhất. Sự yên tĩnh của ngày này nối kết giao ước thứ nhất với giao ước thứ hai, dân tộc Israel với thế giới chưa ai hay biết, đền thờ với lối thờ phượng Thần Trí mới, lễ vật hy sinh bằng máu với hy lễ bằng bánh vàrượu, luật lệ với Phúc Âm. Sự yên tĩnh thiêng liêng này là sự yên tĩnh có hậu quả nhất mà thế giới chưa từng biết. Trong sự yên tĩnh này, Ngôi Lời sẽ lại được phán ra và làm cho mọi sự được đổi mới.
    Chúng ta phải học hỏi nhiều về sự yên nghỉ của Chúa trong im lặng và cô đơn. Người đàn bà Việt Nam bên mộ chồng đã biết một chút về điều này. Nàng tham dự vào đó và tin rằng nó sẽ mang hoa trái đến cho nàng. Ngay cả khi chúng ta bị bao vây bởi những nhộn nhịp của thế giới, cũng như người đàn bà này chúng ta có thể yên nghỉ trong sự yên lặng và cô đơn, để cho nó mang hoa trái đến cho chúng ta. Ðây là một yên nghỉ không có liên hệ gì đến công việc bận rộn hàng ngày, mặc dù có thể là một dâu hiệu của nó. Sự yên nghỉ của Chúa là một sự yên nghỉ sâu xa trái tim có thể chịu đựng, ngay cả khi chúng ta bị bao vây bởi quyền lực của sự chết. Ðó là sự yên nghỉ đem cho chúng ta niềm hy vọng là sự hiện hữu bị che dấu, nhiều khi gần như vô hình của chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả, cho dầu chúng ta không thể nói tại sao hay bao giờ. Ðây là sự yên nghỉ của đức tin khiến cho ta tiếp tục sống với một trái tim an bình và vui sướng dù cho mọi sự không khá hơn, mặc dù các hoàn cảnh đau thương không dược giải quyết, mặc dầu các cuộc nổi giậy và chiến tranh vẫn tiếp tục phá rối nhịp sống hàng ngày của chúng ta. Sự yên nghỉ thiêng liêng này được nhận thức bởi tất cả những ai sống trong Thần Trí của Chúa Giêsu. Ðời sống họ không được biểu hiệu bằng những đặc tính yên tĩnh, thụ động hay cam chịu. Ngược lại, cuộc sống của họ đã được đánh dấu bởi những họat động nhằm xây dựng công lý và hòa bình. Những họat động này được phát xuất bởi sự yên nghỉ của Chúa trong tim họ, và vì vậy không bị ràng buộc bởi một ám ảnh hay thúc đẩy nào.
    Bất cứ điều gì chúng ta làm hay không làm trong đời sống, chúng ta luôn luôn phải giữ cho mình được kết hợp với sự yên nghỉ của ngày Thứ Bảy Thánh, khi Chúa Giêsu nằm chôn trong mồ và tất cả mọi tạo vật chờ đợi để mọi sự được đổi mới.
    Mai Thư

    Chặng XV
    Chúa Giêsu Sống Lại
    Những người dân quê trong xóm đạo mặt vui tươi đang rước kiệu nhân ngày lễ Phục Sinh. Thánh Giá bằng lá gồi được họ bện là biểu tượng của sự tranh đấu khó khăn của họ. Những chiếc lá gồi dài họ vun trồng nuôi dưỡng bầy tỏ ý niệm của họ về sự vinh thắng. Phải có buồn phiền, nhưng cũng có vui sướng nữa. Phải có lo sợ, nhưng cũng có tình yêu. Phải có công việc nặng nhọc, nhưng cũng sẽ có sự an lạc sau này. Và phải có chết đi, nhưng sẽ có sống lại. Những nụ cười nở ra trên gương mặt dày dạn nắng mưa của những người nam và nữ đi kiệu nói lên một đức tin sâu xa vào sự Phục Sinh. Ðây là sự tin rằng đời sống mạnh hơn sự chết, nhưng còn cho chúng ta hương vị đước nếm thử trước của niềm vui vĩnh cửu. Những con mắt người mù bỗng nhiên có thể sáng lên với niềm hy vọng, và những chân trời mở rộng xa hơn tần nhìn hạn chế của một nhân loại ích kỷ. Người nghèo của thế giới mang trong tim họ một đức tin sống lại, một đức tin đã hiểu rằng mọi tạo vật đã được dựng lên xong xuôi, và không có gì phải vứt đi uổng phí. Thế giới đã được biến thành một thiên đường, một trái đất mới. Những nụ cười nở ra trên môi của những người nghèo trên thế giới: Việt Nam, Bosnia, Peru, Nepal, Pakistan, Burundi, Sudan, cùng trên tất cả thế giới này, cho chúng ta thoáng thấy chân lý của sự phục sinh. Những nụ cười này được nở ra từ những đáy tim đã biết đến tình yêu chân thật và vĩnh cửu.
    Một sáng ngày đầu tuần kia, Maria Madalêna, và Maria Mẹ của Giacôbê và Salômê thấy ngôi mộ trống rỗng và nghe tiếng một người nam mặc áo trắng: "Ngài không còn ở đâỵ" Hai trong các môn đệ của Ngài là Phêrô và Gioan vào trong mồ và thấy các tấm khăn liệm được vứt dưới đất và cả tấm khăn chùm đầu của Chúa Giêsu. Maria Madalêna nghe Ngài gọi nàng bằng tên mình, và Clêôpa cùng bạn hữu đã nhận ra Ngài ở Em-mau qua lúc bẻ bánh. Vào buổi tối cùng ngày, Ngài đến giữa các môn đệ và nói: "Chúc lành cho các con", và cho họ thấy bàn tay và cạnh sườn của Ngài. Khi hai diều này xẩy ra, những lời nói thoát ra khỏi sự yên lặng cuả ngày Thứ Bảy Thánh, và đánh động những tấm lòng và trí óc của các người nam và nữ đã biết và đã yêu Chúa Giêsu. Những lời đó là: "Ngài đã sống lại, thật sự sống lạị" Lời này được la to trên những mái nhà hay được viết trên các tấm bảng được đem trưng bầy trên khắp thị trấn. Lời này được nói nhỏ vào từng lỗ tai, như một sứ điệp bí mật chỉ có thể được nghe và hiểu bởi những trái tim đã hằng ao ước thấy vương quốc dến, và đã nhận ra những dấu chỉ đầu tiên của vương quốc này qua những thành qủa của người nam thành Nazareth. Mọi sự dều khác và mọi sự đều giống nhau đối với những ai thưa "vâng" với Tin Mừng được ban bố sâu rộng qua mọi thế hệ, trên khắp thế giới. Cây vẫn là cây, sông vẫn là sông, núi vẫn là núi, và loài người, trong tim họ vẫn có thể lựa chọn giữa tình yêu và sự lo sợ. Nhưng tất cả những cái đó đã được nâng lên trong thân xác đã sống lại của Chúa Giêsu, và được đặt trong tay phải của Thiên Chúa.
    Người con hoang đàng được đặt vào lòng mẹ, kẻ kế vị chân chính đã được khoác cho áo dẹp nhất và deo cho chiếc nhẫn qúy giá nhất, và các anh chị em được mời đến để ngồi cùng bàn. Tất cả mọi sự đều giống nhau, và được làm cho đổi mới. Trong khi chúng ta sống đời sống với một đức tin được phục sinh, gánh nặng của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và ách chúng ta dễ dàng, vì chúng ta đã tìm thấy sự yên tĩnh trong trái tim hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu sự trực thuộc mãi mãi vào Thiên Chúa. Tin Mừng được đem cho người nghèo khó, sự giải phóng cho kẻ tù đày, sự sáng mắt cho người mù, sự tự do cho người bị áp bức, và năm hồng ân Thiên Chúa đướ.c công bố. Và như thế nụ cười của Chúa và nụ cười của dân Chúa gặp nhau và trở nên một, trong ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi trong bóng tối.
    Mai Thư

  6. #6
    maria_phan_97's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Huế thương
    Bài gởi: 226
    Cảm ơn
    340
    Được cảm ơn 264 lần trong 125 bài viết

    Post Kinh Cầu Kết Thúc

    Kinh Cầu Kết Thúc
    Lạy Chúa Giêsu!

    Ðã có lần Chúa bị kết án, và Chúa vẫn còn đang bị kết án. Ðã có lần Chúa phải vác thập giá, Chúa vẫn còn vác thập giá. Ðã có lần Chúa chịu chết, Chúa vẫn còn đang chết đi. Ðã có lần Chúa sống lại từ kẻ chết, và Chuá vẫn còn đang sống lại từ kẻ chết.

    Con nhìn Chúa và Chúa mở mắt cho con nhìn thấy đường lối qua đó cuộc chịu nạn, cái chết và sự sống lại của Ngài vẫn đang xảy ra giữa chúng con hàng ngày. Nhưng trong con có một nỗi lo sợ phải nhìn vào chính thế giới của con. Chúa nói với con: "Ðừng sợ, và trong khi con bước vào đời sống của những tha nhân đầy đau khổ, nhưng cũng đầy hy vọng, con biết rằng con đang bước sâu vào tim Chúa.

    Lạy Chúa, những nỗi lo sợ của con phải mở mắt ra nhìn thế giới đau thương đã bắt đầu in sâu trong trái tim đầy lo âu của con. Con không chắc là chính con, con được yêu thật sự và được ôm vào lòng, được bảo vệ an toàn, và do đó con lại giữ khoảng cách với đời sống đầy lo sợ của những kẻ khác. Nhưng Chúa lại nói: "Ðừng sợ Ðể Ta nhìn vào trái tim bị thương của con, để Ta ôm con vào lòng, chữa lành cho con, nâng đỡ và an ủi con. Vì Ta yêu con bằng một tình yêu vô giới hạn, vô điều kiện.

    Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã nói với con. Con thật lòng muốn để cho Chúa chữa lành trái tim bị thương của con, để từ đó con có thể vươn ra với những người ở gần con hay thật xa con.
    Lạy Chúa con biết rằng Chúa hiền lành và khiêm nhường trong lòng và Chúa đã kêu lên: "Hãy đến với Ta, những ai vất vả nặng nhọc, và Ta sẽ cho các con được nghỉ ngơi."

    Trong khi cuộc chịu nạn, cái chết, và sự sống lại của Chúa vẫn đang tiếp diễn trong lịch sử, xin cho con niềm hy vọng, sự can đảm, và niềm tin khiến cho con có thể để cho Chúa kết hiệp tim con với trái tim của tất cả dân Chúa đang đau khổ, và nhờ đó trở nên cho chúng con nguồn gốc thiêng liêng của sự sống mới.
    Amen.
    Mai Thư

  7. Các thành viên đã cám ơn maria_phan_97 vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com