PDA

View Full Version : BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁO PHẬN BANMETHUỘT



Damsan
30-04-2009, 07:56 PM
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁO PHẬN.
Tên hành chính hiện nay là Buôn Ma Thuột, nghĩa là buôn làng của cha ông Thuột. Tên được giữ trong giáo quyền khi thành lập giáo phận là Ban Mê Thuột. (Cũng là tên hành chính vào thời gian được thành lập thị xã 05/06/1930).
Đầu năm 1842, Đức cha Etienne Théodore Cuénot Thể, giám mục Đàng Trong, cử hai cha J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên. Công việc thất bại nhưng đặt ra một định hướng và thầy Micae Cuông đã dùng chính mạng sống mình để minh chứng Tin Mừng Đức Kitô. Từ năm 1842-1846, Đức cha Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và tín hữu tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng sự việc không dễ dàng.
Năm 1847, Cha Fontaine Khâm thuộc hội Thừa sai Paris (MEP) được phái lên sống với đồng bào M’nông gần Buôn Yeng Drôm, giữa Bandon và Đăkmil. Đây có lẽ là vị thừa sai đầu tiên đến truyền giáo trên miền Đăklăk.
Ngày 14-1-1932, Đức Piô XI quyết định thành lập giáo phận Kontum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào. Toà Thánh bổ nhiệm cha bề trên M. Jannin Phước làm giám mục tiên khởi giáo phận Kontum, hiệu toà Gadara. Ngày 29-1-1934, ngài đến kinh lý Buôn Ma Thuột - Đăklăk lần đầu tiên và tìm khu đất để lập họ đạo với số giáo dân khoảng 50 người, thuộc giáo xứ Plei Pơo (La Sơn, Pleiku), cha Ban làm quản xứ.
1 - Thành lập Giáo họ Banmêthuột: 15.8.1934
Ngày 11-5-1934, thầy giảng Phaolô Hiền là một thầy giảng già có gia đình (nay gọi là Giáo phu) thuộc Họ đạo Mang Yang được sai đi giúp lập Họ đạo Banmêthuột. Ngày 15-8-1934, thầy Hiền và giáo dân lập nhà nguyện nhỏ đầu tiên ở Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé, mái tranh vách đất.
Sau này các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một Nhà nguyện mới trên nền Nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay nó thuộc phạm vi của Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh.
Nhà nguyện Họ đạo Banmêthuột tuy được xây cất bất hợp pháp, nhưng Công sứ tỉnh Đăklăk là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan An nam đầu tỉnh đã nhắm mắt làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo. Trong khi đó Đức Cha Jannin vẫn tất bật ngược xuôi để lo liệu giấy tờ hợp pháp cho thửa đất đó. Và sau hơn bốn năm trời thơ đi thơ lại, cuối cùng Tòa Khâm sứ Trung kỳ mới chấp thuận giải quyết cho Đức Cha được mua khu đất trên với giá 2 xu (0.02 đồng) một mét vuông. Quyết định cấp đất này do ông Graffeuil, Khâm sứ Trung kỳ ký ngày 29.11.1938. Số 195/942. Tòa Giám mục Kontum đã trả 201 đồng để mua 10.050 m2 đất vào ngày 16.12.1938.
2 - Thành lập Giáo xứ Banmêthuột: 30.3.1937
Ngày 30-3-1937, giáo họ Buôn Ma Thuột được nâng lên hàng giáo xứ, đây là giáo xứ đầu tiên tại Đăklăk do linh mục Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn phục vụ.
Sau một thời gian ngắn phục vụ giáo xứ, do không hợp thủy thổ, Ngài bị bệnh sốt rét và thương hàn. Ngày 12.01.1938, Cha trở về Tòa Giám mục để chữa bệnh. (Ngài mất năm 1982 sau 60 năm làm linh mục).
Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, Năm 1939-1940, hai cha Pierre Janningros và Pierre Romeuf Phương (giáo phận Quy Nhơn) lên đóng tại Buôn Ma Thuột, hai vị phục vụ thay cha Nguyễn Đắc Cẩn nghỉ hưu. Giáo xứ Banmêthuột không có linh mục quản xứ suốt 4 năm rưỡi vì thời cuộc lúc ấy và cũng vì Đức Cha Jannin Phước qua đời (ngày 14.7.1940 tại Kontum, hưởng thọ 73 tuổi với 42 năm linh mục và 7 năm Giám mục).
Gần hai năm sau ngày Đức Cha Jannin Phước qua đời. Ngày 22.4.1942, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Sion Khâm làm Giám mục Kontum. Ngài nhậm chức tháng 5.1942 và hai tháng sau Giáo xứ Banmêthuột có Cha sở mới: Đó là Cha Romeuf Phương, Ngài được bổ nhiệm ngày 26.7.1942.
3 - Nhà thờ lớn Ban Mê Thuột 1958- 1959.
Mùa Phục Sinh năm 1941, cha đã vận động mua một mẫu tây đất để cất nhà thờ xứ. Từ năm 1955, nhiều giáo xứ trên địa bàn Đăklăk, Quảng Đức, Phước Long được hình thành, nhất là cuộc di cư từ Bắc vào đây làm số giáo dân ngày càng thêm đông. Tháng 9-1956, cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn được bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Ma Thuột, ngài cùng giáo dân xây dựng nhà thờ Buôn Ma Thuột, nhà thờ này trở thành nhà thờ chính toà giáo phận Ban Mê Thuột. Chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m2; trừ cung thánh, còn được 1200 chỗ ngồi. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào ngày Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh tháng 4-1959.
Cơ sở Nhà thờ cũ, Đức Cha Kim tạm giao cho các Sư Huynh La San mở Trường Trung Tiểu học, niên khóa đầu tiên là 1959-1960. Sau khi các Sư Huynh xây cất xong Trung học La San đồi (nay là Trường Cao đẳng Sư Phạm Đăklăk), Đức Cha giao quyền sở hữu cơ sở cũ cho các Nữ Tử Vinh Sơn tùy nghi sử dụng.
4 - Thiết lập Giáo Phận 22/06/1967.
Ngày 22-6-1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (1925), Quảng Đức (1959) và Phước Long (1957). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Cùng sắc chỉ, Đức Phaolô VI, bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Huy Mai làm giám mục tiên khởi giáo phận. Ngài được tấn phong ngày 15-8-1967, tại Sài Gòn. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.
Ngày 22-6-1987 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập giáo phận, Đức cha đã cung hiến nhà thờ Buôn Ma Thuột. Năm 1981, Đức cha phó Giuse Trịnh Chính Trực đã được tấn phong và ngài đã chính thức cai quản giáo phận từ năm 1990, sau khi Đức cha Nguyễn Huy Mai từ trần. Ngài đã âm thầm xây dựng giáo phận trong điều kiện thiếu thốn và khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2000, nhường quyền cai quản giáo phận lại cho Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức.
Năm 2006, vì lý do sức khỏe Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức đã đệ đơn xin từ chức. Vào ngày 17/05/2006 Đức Hồng Y CRESCENTIUS SEPE Bộ Trưởng Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã ký Sắc Lệnh bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đang là Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Banmêthuột.
Ngày 29 và 30/05/2006 toàn thể thành phần dân chúa Giáo Phận Ban Mê Thuột long trọng đón tiếp Đức Cha Phao Lô tại Tòa Giám Mục và nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột.
5 – Bổn mạng giáo phận.
Giáo Phận Ban Mê Thuột chọn bổn mạng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Lễ Bổn mạng được mừng kính vào ngày 22.6 hàng năm tại Nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột, đây cũng là kỷ niệm ngày thành lập Giáo phận ( 22.6.1967 ). Nếu ngày 22.6 trùng vào thứ Bảy, Chúa nhật hoặc thứ Hai, thì sẽ chuyển qua một ngày khác trong tuần để mọi thành phần dân Chúa có thể dễ dàng tham dự. Cụ thể lễ Bổn mạng Giáo phận năm 2008 sẽ được cử hành vào ngày thứ tư 25.6 (Đây cũng là lần đầu tiên mừng lễ bổn mạng Giáo Phận).
6 - Nhà Chung Ban Mê Thuột (Nay là Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột).
Cơ sở này ban đầu do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng. Về sau, để thuận lợi cho sự phát triển của Dòng, hai Đức Giám mục Kontum và Sài Gòn đã chấp thuận cho Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Cơ sở Nhà Dòng đã được Đức Cha Kim mua lại để các cha trong hạt Banmêthuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai. Một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh Giá di chuyển từ Kontum xuống ở tạm trong khi chờ đợi xây cất Nhà Dòng.
Cha Võ Quốc Ngữ được bổ nhiệm làm Quản lý Nhà Chung Banmêthuột. Sau này, vào ngày 22.6.1967 với sắc chỉ “Qui Dei Benignitate” thiết lập Giáo phận Banmêthuột của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngôi nhà này được mang tên mới:“Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột”.
Nguồn:- website Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

- Ông Lê Văn Triều trong “25 giáo phận Việt Nam” năm 1996.

Chủ biên LM Trần Phúc Long.
- Từ Internet và tìm hiểu thực tế.

Damsan
28-05-2009, 11:14 AM
KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ QUẢNG ĐÀ
Gp Banmêthuột

Sáng ngày 23/5/2009, sau một đêm mưa tầm tã tưởng chừng không dứt, khoảng trên 3000 người tuôn về tụ tập chung quanh khuôn viên tân thánh đường Quảng Đà, huyện Krông Nô, giáo hạt Quảng Đức, tỉnh Daknông. Họ là những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn thuộc vùng sâu vùng xa, ...

... họ tuôn về đây với niềm vui mừng hân hoan phấn khởi, vì hôm nay là ngày rất trọng đại: họ chính thức có ngôi thánh đường.
Đúng 9giờ đoàn rước kiệu hài cốt Thánh tử đạo, ĐGM và khoảng 20 Linh mục bắt đầu tiến về tiền đường nhà thờ trong tiếng nhạc hoành tráng của ban kèn đồng.
http://gpbanmethuot.net/uploads/2008/images/1243266132.nv.jpg
Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản cắt băng khánh thành, mở cửa nhà thờ và làm phép chuông.


http://gpbanmethuot.net/uploads/2008/images/1243266553.nv.jpg


http://gpbanmethuot.net/uploads/2008/images/1243266755.nv.jpg

Vào thánh đường Đức Giám mục giới thiệu với cộng đoàn, Linh mục Antôn Nguyễn Phi Hùng được cử làm cha sở tiên khởi của Giáo xứ Quảng Đà, một giáo xứ đầu tiên giữa vùng hẻo lánh, cha Hùng cũng là người có công rất nhiều trong việc khai mở đời sống đạo tại vùng sâu, vùng xa này.
Sau nghi thức nhậm chức của cha sở, Đức Giám mục làm phép nhà thờ và bàn thờ.

Trong bài giảng ĐGM đã khẳng định nơi nào Thiên Chúa ngự trị thì có đông dân Chúa ở đó : Trên 30 năm qua, dù khó khăn gian khổ, thiếu thốn Thánh lễ, nhưng để bảo vệ niềm tin, người dân Quảng Đà, những người di dân từ Quảng Nam và Đà Nẵng, đã thường tụ tập nhau để Lời Chúa hiện diện giữa họ qua lời kinh đơn sơ, và những đoạn Kinh Thánh.

Trong điều kiện thuận tiện, dân Chúa nơi đây đã dựng được ngôi nhà thờ xứng tầm, để mọi người dễ dàng gặp gỡ nhau và gặp gỡ Chúa. ĐGM nhấn mạnh điều quan trọng và trên hết là mỗi người phải là Đền thờ của Chúa Thánh Thần để cùng thắp lên ngọn lửa yêu thương, biết lắng nghe Lời Chúa, kết hợp với Đức Kitô là Viên Đá Góc sống động, xây dựng một cộng đồng hữu hình, tích cực làm tròn sứ mệnh người Kitô hữu bằng sự gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể để có thể vững vàng bước theo Thần Khí…”


http://gpbanmethuot.net/uploads/2008/images/1243266817.nv.jpg
Từ cụm giáo dân nhỏ với vài gia đình di dân trong một vùng xa xôi hẻo lánh, nay số giáo dân Quảng Đà đã lên đến gần 4000, với 800 người sắc tộc. Hôm nay mọi tín hữu thật sự vui mừng vì có được nhiều điều mới đến với họ tưởng như trong mơ: Giáo xứ mới với 10 giáo họ, cha sở mới và đặc biệt Đức Cha mới, đầu tiên trong chức vụ Giám mục khánh thành ngôi nhà thờ mới của Giáo phận Banmêthuột.

Anh Thư
gpbanmethuot.net

dominico_dung
28-05-2009, 11:23 AM
=============================================
:118::118::118::118::118:
:111::111::111::111::111:
:beer::beer::beer::beer::beer:
:nhay::nhay::nhay::nhay::nhay:

Guilenguyen
28-05-2009, 12:39 PM
Hy vọng ngày càng có nhiều nhà thờ trên đất nước này !!! :1:
:6: :3: :guitar:

tuan-anh
28-05-2009, 02:00 PM
cầu xin cho men đức tin công giáo dậy lên trong bột đời, tạ ơn chúa, lại thêm một ngôi thánh đường được xây trên đất việt !

Damsan
02-06-2009, 10:59 AM
Địa lý & Dân số
1. Ranh giới:
Giáo phận Ban Mê Thuột nằm trong địa bàn tỉnh Đăklăk, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và một phần thuộc tỉnh Bình Phước. Phía Bắc giáp giáo phận Kontum. Phía Đông giáp giáo phận Nha Trang. Phía Đông Nam giáp giáo phận Đà Lạt. Phía Nam giáp giáo phận Xuân Lộc. Phía Tây Nam giáp giáo phận Phú Cường. Phía Tây giáp tỉnh Mondunkini của Cambodia.
Theo thống kê của giáo phận ngày 31-12-2005:
- Diện tích 21.723km2.
- Dân số 2.870.368 người.
- Dân chúng đa số làm nghề nông.
- Sông đáng nhớ: Ea Krong và các phụ lưu tạo thành sông Sêrêpok chảy vào sông Mê Kông.
- Những sắc tộc sống trong vùng: Kinh, Êđê, Xtiêng, M’nông, Xơ Đăng, H’mông.

2. Địa chỉ Toà giám mục:

Số 104 Phan Chu Trinh,
Phường Thắng Lợi,
TP. Buôn Ma Thuột (BMT), tỉnh Đăklăk.
Đt: 050 852756 - 0913 448850
Email: josphuc@dng.vnn.vn

3. Số giáo hạt trong giáo phận và giáo xứ:
Giáo phận Ban Mê Thuột có 3 giáo hạt với 52 giáo xứ:

Hạt Đăklăk: 30 giáo xứ

1. Gx. Buôn Hồ. Sth: 9.705. Đc: Ttr. Buôn Hồ, Krôngbuk, Đăklăk.
2. Gx. Buôn Hằng. Sth: 3.204. Đc: Ea Yêng, Krông Păc, Đăklăk.
3. Gx. Châu Sơn. Sth: 7.849. Đc: Cư Êbur, TP. BMT, Đăklăk.
4. Gx. Chi Lăng. Sth: 5.785. Đc: P. Khánh Xuân, TP. BMT, Đăklăk.
5. Gx. Chính Nghĩa. Sth: 1.388. Đc: P. Tân Tiến, TP. BMT, Đăklăk.
6. Gx. Dũng Lạc. Sth: 1.606. Đc: P. Tân Lập, TP. BMT, Đăklăk.
7. Gx. Duy Hoà. Sth: 8.251. Đc: Hoà Khánh, TP. BMT, Đăklăk.
8. Gx. Êa-Kmar. Sth: 1.441.
9. Gx. Giang Sơn. Sth: 10.162. Đc: Hoà Hiệp, Krông Ana, Đăklăk.
10. Gx. Hoà Bình. Sth: 1.337. Đc: Hoà Thắng, TP. BMT, Đăklăk.
11. Gx. Hưng Đạo. Sth: 1.203. Đc: P. Tự An, TP. BMT, Đăklăk.
12. Gx. Mẫu Tâm. Sth: 1.219. Đc: P. Tân Tiến, TP. BMT, Đăklăk.
13. Gx. Nam Thiên. Sth: 5845. Đc: Hoà Thuận, TP. BMT, Đăklăk.
14. Gx. Kim Châu. Sth: 6.961. Đc : Hoà Hiệp, Krông Ana, Đăklăk.
15. Gx. Kim Mai. Sth: 2.634. Đc: P. Tân Thành, TP. BMT, Đăklăk.
16. Gx. Kim Phát. Sth: 5.329. Đc: Hoà Hiệp, Krông Ana, Đăklăk.
17. Gx. Phú Long. Sth: 1.914. Đc: P. Tân Lập, TP. BMT, tỉnh Đăklăk.
18. Gx. Phúc Lộc. Sth: 115.000. Đc: Êa - Tling, Cư - Jut, Đăklăk.
19. Gx. Phú Lộc. Sth: 4.250. Đc: Phú Lộc, Krông Năng, Đăklăk.
20. Gx. Quảng Nhiêu. Sth: 8.447. Đc: Quảng Phú, Cư - M’Gar, Đăklăk.
21. Gx. Thánh Linh. Sth: 3.463. Đc: P. Tân Tiến, TP. BMT, Đăklăk.
22. Gx. Thánh Tâm (Chính Toà). Sth: 9.857. Đc: số 2 Phan Chu Trinh, P. Thắng Lợi, TP. BMT, Đăklăk.
23. Gx. Thọ Thành. Sth: 3.470. Đc: Hoà Phú, Cư - Jut, Đăklăk.
24. Gx. Thuần Hiếu. Sth: 16.583. Đc: Ttr. Phước An, Krông Păc, Đăklăk.
25. Gx. Tình Thương. Sth: 2.291. Đc: P. Tân Hoà, TP. BMT, Đăklăk.
26. Gx. Vinh Đức. Sth: 8.434. Đc: Thống Nhất, Krông Buk, Đăklăk.
27. Gx. Vinh Hoà. Sth: 13.805. Đc: Êa Ktur, Krông Ana, Đăklăk.
28. Gx. Vinh Phước. Sth: 1.934. Đc: Thống Nhất, Krông Buk, Đăklăk.
29. Gx. Vinh Quang. Sth: 11.200. Đc: Thống Nhất, Krông Buk, Đăklăk.
30. Gx. Buôn Cư-Kpăm.

Hạt Quảng Đức: có 6 giáo xứ

31. Gx. Bác Ái: Sth: 7.715. Đc: Đức Mạnh, Đăkmil, Đăklăk.
32. Gx. Đức Hạnh. Sth: 25.500. Đc: Thuận Hạnh, Đăkmil, Đăklăk.
33. Gx. Gia Nghĩa. Sth: 7.134.
34. Gx. Vinh An. Sth: 18.880. Đc: Đức Minh, Đăkmil, Đăklăk.
35. Gx. Vinh Hương. Sth: 5.177. Đc: Đức Mạnh, Đăkmil, Đăklăk.
36. Gx. Xã Đoài. Sth: 1.776. Đc: Đức Minh, Đăkmil, Đăklăk.

Hạt Phước Long: 16 giáo xứ

37. Gx. Bù Đăng. Sth: 10.915. Đc: Ttr. Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước.
38. Gx. Bù Nho. Sth: 2.643. Đc: Bù Nho, Phước Long, Bình Phước.
39. Gx. Châu Ninh. Sth: 2.940. Đc: Thiện Hưng, Lộc Ninh, Bình Phước.
40. Gx. Đồng Xoài. Sth: 3.412. Đc: Ttr. Đồng Xoài, Bình Phước.
41. Gx. Long Điền. Sth: 5.349. Đc: Bình Phước, Phước Long, Bình Phước.
42. Gx. Nhơn Hoà. Sth: 472. Đc: Sơn Giang, Phước Long, Bình Phước.
43. Gx. Phước Bình. Sth: 1.578. Đc: Ttr. Phước Bình, Bình Phước.
44. Gx. Phước Long. Sth: 4.234. Đc: Ttr. Thác Mơ, Phước Long, Bình Phước.
45. Gx. Phước Quả. Sth: 3.173. Đc: Phước Tín, Phước Long, Bình Phước.
46. Gx. Phước Tín. Sth: 3.043. Đc: Phước Tín, Phước Long, Bình Phước.
47. Gx. Phước Vĩnh. Sth: 1.700. Đc: Ttr. Phước Bình, Phước Long, Bình Phước.
48. Gx. Sông Bé. Sth: 497. Đc: Sơn Giang, Phước Long, Bình Phước.
49. Gx. Tân Hưng. Sth: 2.189. Đc: Tân Hưng, Đồng Phú, Bình Phước.
50. Gx. Tân Lập. Sth: 3.318. Đc: Tân Lập, Đồng Phú, Bình Phước.
51. Gx. Thuận Lợi. Sth: 2.266. Đc: Thuận Lợi, Đồng Phú, Bình Phước.
52. Gx. Đức Hạnh. Sth: 1.161. Đc: Đức Hạnh, Phước Long, Bình Phước.
Gp Banmethuot.net

Damsan
02-06-2009, 10:59 AM
Các số liệu thống kê của Giáo Phận
Theo thống kê của giáo phận ngày 31-12-2007
(cập nhật 2/5/2008)

Diện tích: 24.462,44 km2
Dân số: 2.650.786
Giáo dân: 346.064
Linh mục: 118 (101 triều; 17 dòng)
Nam tu: 25
Nữ tu: 365
Chủng sinh: 45 (38 đang học; 7 học xong)
Dự bị: 16
Giáo lý viên: 3.544
Rửa tội: 12.115 (sơ sinh: 7.215; 1-7 tuổi: 1.565; người lớn: 3.335)
Rước lễ: 8.305
Thêm sức: 8.500 (xem lại)
Hôn phối: 3.960
gpbanmethuot.net

dominico_dung
02-06-2009, 01:08 PM
:53::53::53:
https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#List,40,3
:53::53::53:

maria_hanh98
27-02-2010, 01:32 PM
Giáo xứ Quỳnh Ngọc
26.07.2008

I/ Tên Giáo xứ:

Giáo Xứ Quỳnh Ngọc.
Địa chỉ Thôn Quỳnh Ngọc, Xã Eana, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăklăk.
Hạt Đắc Lắc II.

II/ Sự hình thành và phát triển Giáo xứ:

Khi đất nước hòa bình thống nhất, từ những vùng đất xa xôi phía Bắc, một số bà con đã lên đường đi xây dựng vùng kinh tế mới, trong đó có một số bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Quỳnh Lang, Giáo Phận Thái Bình, rời Quê hương đi xây dựng vùng kinh tế mới, và đặt chân tại mảnh đất Eana, Huyện Krông Ana (trước đây gọi là: Tư Chơi Ma Hòa,Tiền trạm C10) vào ngày 23.03.1977. Trong đoàn người di cư, có khoản 3O hộ gia đình Công giáo. Đất mới mọi sự đều mới, không có nhà thờ, bà con chỉ biết quây quần với nhau kinh nghĩa sớm tối.
Với tinh thần sống đạo dồi dào, bà con giáo dân nơi đây đã suy niệm và sống theo tinh thần Tin mừng và nghe theo lời Chúa dạy: "Nếu lòng tin của các con chỉ bằng hạt cải, sẽ lớn lên và trổ hoa sinh trái, chim trời sẽ đến làm tổ." và "Thầy muốn các con đi đến khắp cùng trời cuối đất, đem Tin Mừng tình yêu đến cho mọi người”.
Chính từ tinh thần của các câu Tin Mừng trên, Trải qua 12 năm ( 1977- 1989) tuy bà con giáo dân thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cuộc sống của bà con không chỉ biết làm ăn sinh sống mà chú tâm vào việc cầu nguyện, phó thác vào Chúa Quan phòng và Mẹ Maria. Thiên Chúa đã để mắt đoái thương con của Ngài.
Vào lúc 13 giờ ngày 1.10.1989 bà con giáo dân nơi đây đã bầu ra ban đại diện đầu tiên của Giáo điểm Quỳnh Ngọc. Sau thời gian làm đơn xin các cấp lãnh đạo chính quyền từ xã, huyện, tỉnh và Tòa Giám mục, để xin cho có linh mục về cử hành Thánh lễ. Với sự thương yêu của Đức cha cố Phêrô Nguyễn Huy Mai, Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột đã cử Cha cố Phaolô Võ Quốc Ngữ về cử hành Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh đầu tiên năm 1989 tại nhà tạm, địa điểm trong một vườn mít ở thôn Quỳnh Ngọc Xã Eana, huyện Krông Ana.
Đầu năm 1990 được sự quan tâm của Đức cha cố Phêrô Nguyễn Huy Mai. Ngài đã cử cha Giuse Nguyễn Tiến Sự đặc trách vùng kinh tế mới, trong đó có Quỳnh Ngọc về chăm sóc đoàn chiên.
Đến năm 1994, được sự quan tâm của Cha Giuse Nguyễn Tiến Sự, mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng đầy sự khôn ngoan, sáng suốt, nhìn xa trông rộng. Cha đã mua cho giáo họ Quỳnh Ngọc một thửa đất mặt đường Tỉnh lộ 2, với diện tích 6.000m2.
Có đất cùng với tinh thần háo hức của cộng đồng giáo dân, mọi người cùng nhau lo tìm nguồn vốn, nhân lực, soạn thảo đơn từ pháp lý để lo cho việc xây dựng nhà thờ.
Giáo điểm Quỳnh Ngọc được phép xây dựng ngôi nhà nguyện để phục vụ bà con giáo dân. Với diện tích 2OOm2. Theo quyết định số: 420 QĐ/UB của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đăklăk ngày 23.03.1996; Quyết định số 17O của Ủy ban Nhân dân Huyện Krông Ana ngày 26.03.1996. Và được phép của chính quyền địa phương thôn Quỳnh Ngọc, Xã E''Ana.
Công việc ngoại giao, kiến thiết, xây dựng nhà nguyện được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cha Giuse Nguyễn Tiến Sự. Cùng với tinh thần hăng say, nhiệt tình đóng góp công góp của bà con cộng đoàn giáo dân, ngày 19.9.1997, Viên đá đầu tiên đã được đặt xuống, khởi công xây dựng ngôi nhà nguyện. Cho đến ngày 22.1.1998 ngôi nhà nguyện Giáo điểm Quỳnh Ngọc được hoàn thành, đánh dấu cho sự phát triển cho cộng đoàn dân Chúa nơi vùng đất kinh tế mớI Quỳnh Ngọc.
Cha Giuse Nguyễn Tiến Sự tiếp tục về giúp giáo họ thêm một thời gian nữa, cho đến ngày 30/08/1999.
Từ năm 1999 đến nănm 2O07 Giáo điểm Quỳnh Ngọc được nâng lên hàng giáo họ trực thuộc giáo xứ Duy Hòa. Lúc này, Quỳnh Ngọc được cha chính xứ Giuse Trần Mạnh Cường và Cha phó Giuse Trần Hữu Từ phụ trách.
Bổn mạng Giáo Xứ Quỳnh Ngọc là Thánh Phêrô. Ngày Kính 29.06 hàng năm.
Chiếu văn thư bổ nhiệm của Tòa Giám mục Ban Mê Thuột ngày 5.12.2O07. Giáo họ Quỳnh Ngọc được nâng lên hàng giáo xứ và bổ nhiệm cha Giuse Trần Hữu Từ là Cha quản xứ giáo xứ Quỳnh Ngọc.
Ngày 20.12.2007 là ngày chính thức Giáo họ Quỳnh Ngọc được nâng cấp lên hàng Giáo xứ.
Giáo xứ Quỳnh Ngọc là giáo xứ chính của Huyện Krông Ana.
Giáo xứ Quỳnh Ngọc có: 899 hộ và 4.206 nhân khẩu.
- 847 hộ Dân tộc Kinh chiếm 94,2%.
- 52 hộ Dân tộc Êđê chiếm 5,78%
Về nhân khẩu, giáo xứ có 3.849 người kinh chiếm 91,5%, và 357 người Êđê chiếm 8,48%.

*. Giáo xứ Quỳnh Ngọc có một giáo họ và bốn giáo điểm
- Giáo họ Buôn Trấp có: 233hộ - 207O khẩu.
- 04 Giáo điềm:
1. Giáo điểm Bình Hòa có: 50 hộ - 227 khẩu.
2. Giáo điểm Quảng Điền có: 93 hộ - 404 khẩu.
3. Giáo điểm Thống Nhất có: 89 hộ - 379 khẩu.
4. Giáo điểm Tân Hòa Đông có: 90 hộ - 463 khẩu.

* 09 Giáo khu:
1. Giáo khu Tử Đạo có: 51 hộ - 226 khẩu.
2. Giáo khu Truyền Tin có: 40 hộ - 186 khẩu.
3. Gíao khu Sầu Bi có: 25hộ - 101 khẩu.
4. Giáo khu dâng mình có: 20 hộ - 89 khẩu.
5. Giáo khu Têrêsa có: 34 hộ - 158 khẩu.
6. Giáo khu Kitô Vua có: 42 hộ - 188 khẩu.
7. Giáo khu Giuse có: 32 hộ - 128 khẩu.
8. Giáo khu Eana có: 22hộ - 102 khẩu.
9. Giáo khu Buôn Kốp có: 29 hộ - 120 khẩu.

* Ba Giáo Buôn:
1. Giáo buôn Buôn Trâm có: 11 hộ - 96 khẩu.
2. Giáo buôn Tơ Lơ có: 23hộ - 14O khẩu.
3. Giáo buôn Buôn Rây có: 18 hộ 121 khẩu.

* Giáo xứ có bảy ban.
- Ban Phụng vụ.
- Ban Ca đoàn ( có 03 ca đoàn): ca đoàn chính xứ, ca đoàn thanh niên, ca đoàn thiếu nhi.
- Ban Huấn giáo.
- Ban Loan báo Tin Mừng.
- Ban bác ái xã hội.
- Ban truyền thông.
- Ban âm thanh, ánh sáng.

*. Giáo xứ có bốn hội đoàn:
- Hội Gia trưởng.
- Hội Bà mẹ Công giáo.
- Hội Mân côi.
- Hội cầu nguyện.


*Hai Đoàn thể:
- Đoàn Giáo lý viên.
- Đoàn thanh niên.
Ngoài hai đoàn thể trên, giáo xứ còn có 02 đội: Đội trống và Đội kèn đồng.

*. Các dòng tu trong giáo xứ:
- Dòng Nữ Vương Hòa Bình phục vụ trại phong Eana. Giúp đỡ cho các bệnh nhân phong,và một tường mẫu giáo tình thương.
- Dòng nữ tu Chúa Quan phòng đến giáo xứ từ ngày 19.9.2003. Cùng cộng tác với Cha quản xứ và giúp đỡ cộng đoàn giáo dân.

*Đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của bà con giáo dân ngày càng được nâng cao.
- 92 % hộ trồng cây công nghiệp và nông nghiệp.
- 8% hộ kinh doanh và nghành nghề khác.


http://www.gpbanmethuot.net (http://www.gpbanmethuot.net/)

batrinh
20-03-2010, 06:02 AM
Sao mình không thấy giáo xứ đức liễu và giáo xứ nghĩa trung hạt phước Long giáo phận ban mê thuộc