PDA

View Full Version : Ngày 25 tháng 1: Kính Thánh Phao lồ Tông đồ trở lại



bethichconlua
01-05-2009, 03:43 PM
Ngày 25 tháng 1: Kính Thánh Phao lồ Tông đồ trở lại

Thánh Phao lồ Tông đồ

Theo triết gia Kierkegaard, một khi đối diện với Ðức Giêsu Kitô thì chỉ có hai thái độ: một là chống đối, hai là tuân phục. Ðối với Saul, một người Do thái sùng đạo, lối suy luận trên rất thích hợp. Việc các Tông đồ tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Messiah là sự thật hoặc là một sự phạm thánh. Nếu là một sự phạm thánh thì cần phải diệt trừ. Nếu là sự thật thì không còn cách nào khác hơn là từ bỏ tất cả mọi sự để đi theo Chúa Giêsu. Saul là con người nhiệt tình không thể sống lưng chừng.

Thánh Phao lồ xuât hiện đầu tiên trong sách Công vụ Tông đồ là lúc Saul đang đứng nhìn người ta ném đá thánh Stephanô đến chết. Bọn người ném đá đã để áo dưới chân Saul. Thánh Luca viết là Saul tán thành hành động này. Tiếp đến là Saul không còn đứng nhìn nữa mà là một người hăng say đi tìm băt những người tin Chúa Giêsu.

Trên đường đi đến Damascus, cuộc đời của Saul đã thay đổi hoàn toàn. Trong lúc đang đi thì có một làn chớp đánh ngã Saul xuống đất và có tiếng nói: “Saul, Saul, tại sao ngươi bắt bớ ta?” Saul muốn nhận biết tiếng nói đó là ai thì Saul nghe: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.” Bây giờ Saul biết rỏ Ðức Giêsu thật là Ðấng Kitô, nên Saul xin chịu phép rửa và dùng cuộc đời còn lại của mình đi rao giảng Tin Mừng.

Saul trở về Jerusalem và đi tìm gặp các Tông đồ. Thật khó khăn để thuyết phục được lòng tin cậy của các Tông đồ, cuối cùng Saul được cùng Barnabas giao nhiệm vụ trông coi giáo đoàn Antioch. Từ nay Saul trở thành một nhà truyền giáo. Trước tiên là đến các Hôi dưòng người Do thái, thường thì bị họ xua đuổi. Nên Saul quay ra giảng Tin Mừng cho kẻ ngoại và Saul đã rất thành công.. Sau đó Saul đưọc gọi là Phao lồ theo tiếng Hy lạp.

Tại cuộc họp ở Jerusalem thánh Phao lồ và thánh Barnabas vớí sự ủng hô của thánh Phêrô và đồng quyết định là những người ngoại trở lại thì không phải cắt bì như những người Do Thái. Thánh Phao lồ đã lý luận vững chắc là việc không cắt bì không ảnh hưởng gì đến việc cứu rỗi và từ đó có một sự cách biệt giữa Do thái giáo và Kitô giáo.

Thánh Phao lồ đã đi đến nhiều thành phố chung quanh Ðịa Trung Hải gieo rắc hạt giống Tin Mừng nhiều lúc bị chống đối dữ dội. Nhiều lúc thánh Phao lồ đã bị đánh đập, bị bỏ tù, bị ném đá. Thánh Phao lồ nhiều lần bị đắm tàu, đói khát lạnh lẽo và bị nhục nhã. Nhưng ngài luôn tin vào sức mạnh chiến thắng của Ðức Kitô sống lại: “Nếu Chúa ở cùng chúng ta thì ai có thể thắng được chúng ta.”

Trong những thư gởi cho các cộng đoàn giáo hữu nêu lên việc Ðấng Kitô đã chiến thắng bằng sự thất bại trên cây thánh giá. “Thiên Chúa đã chọn những điều mà thế gian cho là điên rồ để làm ngở ngàng những kẻ khôn ngoan, đã chọn những kẻ yếu hèn để làm ngở ngàng những kẻ mạnh mẽ…”

Thánh Phao lồ bị bắt tại Jerusalem nhưng ngài cho biết mình là công dân Roma nên được giải về Roma để xét xử. Ðến Roma dù bị nhốt tù ngài vẫn viết thư gởi đến các cộng đoàn giáo dân, ngài khuyên nhủ họ hãy can đảm, giữ vững niềm tin và yêu thương lẫn nhau. Dù gặp phải định mệnh khắc khe, nhưng thánh Phao lồ rất bằng lòng với chính mình: “Tôi đã chiến đấu một cuộc chiến gay go, tôi đã chạy đến đích và tôi đã giữ vững được niềm tin.”

Theo như lời truyền tụng của thì thánh Phao lồ bị chém đầu dưới thời Hoàng đế Nero vào khoảng năm 64, nhưng những thư của ngài vẫn được chép lại và lưu truyền trong cộng đồng Kitô hữu và trở thành tài liệu căn bản cho Giáo Hội sơ khai.

(PT Huỳnh Mai Trác)