PDA

View Full Version : Spe Salvi một tuyển tập ‘vĩ đại nhất’ về những ý tưởng chính của Đức Ratzinger



littlewave
02-12-2007, 09:30 AM
Spe Salvi một tuyển tập ‘vĩ đại nhất’ về những ý tưởng chính của Đức Ratzinger

(Bài viết của ông John L Allen Jr., Thông Tín Viên Thường Trực của Tờ National Catholic Reporter [Tường Thuật Viên Công Giáo Quốc Gia] tường trình từ Vatican ngày 20.11.2007)

Nếu có ai đó sắp sửa biên thảo ra một danh sách gồm những mối quan tâm chính yếu của Vị Cựu Hồng Y Joseph Ratzinger vì những ý tưởng đó đã được đúc nặn một cách vững chắc trong khoảng gần 60 năm trở lại đây-vốn bây giờ đã trở thành việc suy niệm có tính thần học-thì danh sách đó có thể được kể ra như sau:

* (1) Sự thật không đặt giới hạn trên sự tự do, nhưng là điều kiện của tự do để đạt tới mức độ tiềm năng thật sự của nó;

* (2) Đức tin và lý trí phải cần hổ trợ lẫn nhau – đức tin mà không có lý trí sẽ trở nên chủ nghĩa quá khích, trong khi đó lý trí mà không có đức tin sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng;

* (3) Những nguy hiểm về tính hoang tưởng của sự tiến bộ trong thời đại mới, được sinh ra trong ngành khoa học mới mẽ của thế kỷ thứ 16, chỉ được áp dụng vào chánh trị thông qua Cuộc Cách Mạng của Pháp và Chủ Nghĩa Marxít mà thôi;

* (4) Nếu không có liên hệ đến Thiên Chúa thì khó mà có thể gầy dựng nên một trật tự xã hội công bằng được;

* (5) Sự cần thiết cấp bách phải tách rời học thuyết ngày thế mạt, tức sự mong chờ về một “Trời mới và Đất mới,” trong thế giới chánh trị thời nay;

* (6) Sự thật khách quan được chỉ được coi như là sự giới hạn thật cho ý thức hệ và cho ham muốn mù quáng muốn nắm quyền mà thôi.

Tất cả những chủ đề kể trên một lần nữa là trọng điểm làm nền trong thông điệp Spe Salvi, được giới thiệu vào ngày hôm nay ở Rôma. Theo nghĩa đó, người ta có cho rằng bản văn của thông điệp tóm gọn trong một tuyển tập “Vĩ Đại Nhất” về những ý tưởng quan trọng nhất của Đức Ratzinger, được phát triển qua cả cuội đời của ngài, và giờ đây được trình bày dưới dạng của một bức thông điệp trong vai trò của Ngài là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.

Linh Mục Dòng Tên, Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh được ủy nhiệm để đọc qua thông điệp này vào cuộc họp báo sáng nay tại Rôma, nói rằng: trong Spe Salvi “chúng ta rõ ràng nhìn thấy được bàn tay và phong cách của tác giả,” và diễn tả bức thông điệp này “chất chứa những suy nghĩ một cách tuyệt đối và cá nhân” của Đức Thánh Cha. (Thực tế như Cha Lombardi đã tiết lộ rằng: những vị cố vấn cho Đức Thánh Cha đang soạn bản thảo của một thông điệp khác có liên quan đến các chủ đề về xã hội, và đã rất “ngạc nhiên” rằng cùng trong khoảng thời gian đó, Đức Bênêđíctô đã cho ra một bức thông điệp cho chính Ngài tự viết lấy.)

Dĩ nhiên có người sẽ vội đi đến kết luận rằng chính Đức Bênêđíctô thật sự không muốn thấy thông điệp này được coi như là những ý tưởng “của riêng Ngài,” mà thay vào đó phải xem nó như là những nguyên tắc nền tảng 2,000 năm của truyền thống và việc giảng dạy Kitô Giáo. Tuy nhiên có rất ít nhân vật nào trong suốt hơn 60 năm qua đã có thể truyền đạt mạch lạc những điểm này một cách mạnh mẽ, hoặc có hậu quả mang tính cách giáo hội và chính trị như là Đức Joseph Ratzinger.

Về mặt căn bản, sứ điệp của Spe Salvi có thể được diễn tả như sau: nếu con người đặt hy vọng của họ vào công lý, vào việc cứu rỗi và vào cuộc sống tốt đẹp hơn chỉ dựa nguyên vào những sức mạnh của thế giới trần tục này, dẫu đó là khoa học, chánh trị, hay bất cứ điều gì khác, thì họ đều bị mất hướng. Đức Thánh Cha cho rằng: sự tàn sát của thế kỷ 20 minh họa cho thấy tính cách điên rồ trong việc đầu tư vào ý thức hệ và vào kỷ thuật của con người coi chúng như là những mong đợi cứu tinh.

Thay vào đó, niềm hy vọng tối hậu – điều mà Đức Thánh Cha mô tả như là “niềm hy vọng vĩ đại” – chỉ tồn tại nơi mỗi mình Thiên Chúa mà thôi, bởi vì chỉ nhờ vào sự khôn ngoan tinh thần và luân lý, được tích tụ qua đức tin, thì các nền tảng cấu trúc của kỷ thuật và chánh trị mới có thể hướng con người tới các cùng đích thật sự mang tính cách nhân bản mà thôi.

Ngay vào khoảng năm 1977, trong cuốn sách của Ngài có nhan đề “Về Mạt Thế: Sự Chết và Đời Sống Bất Diệt” Eschatologie: Tod und ewiges Leben (tiếng Đức), hay Eschatology: Death and Eternal Life (tiếng Anh), Đức Ratzinger đã có lần mô tả đó chính là “công trình xuyên xuất kĩ lưỡng nhất” của Ngài, qua đó vị Giáo Hoàng tương lai lý luận rằng: dưới sự ảnh hưởng của Marxít, những ý niệm sai lầm về Vương Quốc của Thiên Chúa đang đe dọa đến tính chất chính hiệu của sứ điệp Kitô Giáo. Ngài viết, “khi mọi người nhầm lẫn phúc âm với một sứ điệp chánh trị, thì yếu tố Kitô giáo cơ bản nhất sẽ biến mất, để lại đằng sau nó chẳng là gì khác hơn là sứ điệp giả tạo lừa lọc mà thôi.”

Trong cuốn sách viết vào năm 1987 của Ngài có nhan đề “Giáo Hội, Đại Kết và Chính Trị” (Church, Ecumenism and Politics), Đức Ratzinger lại quay trở về chủ đề, Ngài đã viết như sau: “Nơi nào không có thuyết nhị nguyên, có nghĩa là sự khác biệt rất rõ ràng giữa thuyết mạt thế và chánh trị, thì nơi đó có chế độ độc tài.”

Nỗi sợ hãi rằng chánh trị có thể thay thế Ngày Phán Xét Cánh Chung và sự sống đời sau như trọng tâm của niềm hy vọng Kitô Giáo, điều này cũng có lẽ đó chính là ý tưởng tiềm ẩn thâm sâu nhất của Đức Ratzinger trong việc chống lại thần học giải phóng, một phong trào nở rộ lên tại Mỹ Châu La Tinh vào những năm của thập niên 1960s, 70s và 80s nhằm tìm cách sắp Giáo Hội thẳng hàng với những nổ lực cấp tiến cho sự thay đổi xã hội.

Do đó chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Đức Benedict XVI trong Spe Salvi chỉ ra sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Chúa Giêsu và các cuộc cách mạng xã hội trong thời đại của Chúa như cuộc khởi nghĩa Spartacus và Bar-Kochba, cũng như một lần nữa cảnh báo rằng “nền tảng sai lầm” của chủ nghĩa vật chất của Marx đã dẩn đến “một chuổi dài của sự hủy diệt kinh khủng.”

Sự liên kết thiết yếu giữa lý trí và đức tin cũng là mối ưu tư hàng đầu của Đức Thánh Cha; điều đó là tâm điểm, như trái tim vậy. Tỉ dụ, bài giảng thuyết giờ đây đã trở nên nổi tiếng tại trường Đại Học Regensburg ở Bavaria, Đức Quốc, vào ngày 12 tháng 9 năm 2006 vừa qua, ĐTC đã khơi dậy lên sự phản đối trong thế giới Hồi Giáo vì việc trích dẫn của ĐTC về một vị hoàng đến Byzantine vào thế kỷ 14 có liên quan đến Muhammad.

Viết trong Spe Salvi, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Lý trí cần đến đức tin nếu như nó muốn trở thành toàn diện. Lý trí và đức tin cần đến nhau để hoàn thiện cho nhau về bản chất thật sự và về sứ vụ của nó.”

Thông qua toàn bộ thông điệp dài 19,000 chữ, cũng có thêm nhiều điểm tiêu biểu khác mà Đức Ratzinger đề cập đến.

Ví dụ, Đức Ratzinger đã từ lâu nhấn mạnh đến nhu cầu tái trình bày những khái niệm cơ bản của đức tin trong một thế giới hiện đại, điều mà Ngài coi như ngày nay vì quá quen thuộc với Kitô giáo, nên đề tài trở thành nhàm chán. Chính vì thế, trong Spe Salvi, chúng ta thấy Ngài viết như sau: “Chúng ta, những người vẫn thường sống với khái niệm Kitô Giáo về Thiên Chúa, và đã từng quen thuộc lớn lên với khái niệm đó, gần như đã quên chú ý rằng chúng ta sở hữu một niềm hy vọng, nó bảo đảm một cuộc gặp gỡ thật sự với chính Thiên Chúa.”

Cũng tương tự như thế, trong tư cách là một thần học gia và trong tư cách là vị Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô đã từ lâu nói rằng Ngài không có một sự phản đối nào cả về thuyết tiến hóa, thế nhưng Ngài muốn cảnh giác về thứ triết lý mang tính vật chất cực đoan vốn xem con người chỉ hoàn toàn giống như một sản phẩm ngẫu nhiên của một quá trình tiến hóa.

Ngài viết trong bức thông điệp mới như sau: “Không phải luật của sự việc hay luật tiến hóa là lời tuyên quyết sau cùng, mà đó chính là lý trí, ý chí, tình yêu – là Con Người …. Sự Sống không phải là một sản phẩm đơn giản của các luật lệ và tính ngẫu nhiên của sự việc, nhưng trong mỗi sự và cùng lúc trên mỗi sự, có Thánh Thẩn, Đấng mà trong Chúa Giêsu đã tự mạc khải chính bản tính là Tình Yêu.”

Rất nhiều nhà quan sát viên chú ý rằng đôi lúc Đức Bênêđíctô vị Mục Tử Tối Cao, và Đức Joseph Ratzinger Thần Học Gia rất chính xác, cả hai cùng ngồi chung với nhau trong một vị trí căng thẳng không dễ chịu chút nào; và những yếu tố tương phản về cá tính của Ngài một lần nữa được nhìn thấy cách rất rõ nét trong thông điệp Spe Salvi.

Có lúc, Đức Bênêđíctô gần như có thể thành một nhà thơ với chất thi vị dạt dào như trong đoạn mà Ngài cố để diễn tả về khái niệm của đời sống bất diệt. Ngài viết: “Có thể giống như việc nhúng vào đại dương của tình yêu mênh mông biển cả, trong khoảnh khắc đó, thời gian – trước và sau đó – đã không còn hiện diện nữa.”

Tuy nhiên, trong các đoạn khác, thì Spe Salvi có thể đọc giống như một bài tiểu luận mà ai đó có thể tìm thấy trong tập san thần học của việc nghiên cứu về Thánh Kinh. Lấy ví dụ như, Đức Bênêđíctô chỉ trích cách dịch đại kết của Sách Tân Ước, bản dịch được phê chuẩn bởi Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc, điều mà Ngài xem như có tính quá chủ quan khi dịch và đọc về từ Hy Lạp tiếng hypostasis. Đức Thánh Cha thích dùng từ "substance" hơn, cho rằng từ này không có ý nói về một sự xác tính nội tâm về đức tin, mà nó nói về nền tảng khách quan. Đức Bênêđíctô cũng đã dành ra khoảng thời gian đáng kể để suy niệm về hai cặp từ ngữ của Hy Lạp đó là: cặp hypostasis/hyparchonta và cặp hypomone/hypostole.

Đức Bênêđíctô cũng có thể sẽ làm cho mọi người ngạc nhiên về sự hiểu biết uyên thâm của Ngài khi viết về đại kết, qua việc sửa chửa lại cách dịch như đã đề cập ở trên, vì Đức Thánh Cha trích dẫn việc Ngài hoàn toàn đồng ý đến công trình của một nhà chú giải Tin Lành theo khuynh hướng tự do của Đức là Helmut Köster. (Thật sự Köster chính là một học trò của Rudolf Bultmann, nhà chú giải theo khuynh hướng tự do, người đã phát triển ra ý tưởng của việc “demythologizing – tiến trình tước bỏ việc thần thánh hóa” Thánh Kinh, và là nhân vật “sổ đen” bête noire lâu ngày của Đức Ratzinger).

Chính Đức Benedict thú nhận rằng Ngài là người rất khâm phục thuyết của Thánh Augustinô, và dĩ nhiên ai cũng có thể thấy được điểm đó trong thông điệp Spe Salvi: Thánh Augustinô đã được trích dẫn đến tới trên dưới 13 lần, có lúc rất dài.

Cuối cùng, Đức Bênêđíctô, một con người trí thức, một học giả, nhưng đồng thời cũng là một người có niềm kính trọng xâu xa về truyền thống đạo đức phổ quát, và điểm này ta thấy được tỏa sáng trong thông điệp Spe Salvi. Ví dụ như vào phần cuối của bức thông điệp, Đức Bênêđíctô đề nghị đến việc quay trở về truyền thống “dâng lên” những khó nhọc nhỏ nhoi hằng ngày trong lời cầu nguyện đến cho Thiên Chúa, và Ngài viết rằng thậm chí ngay cả khi có đến “những phóng đại quá mức hay đôi khi là những áp dụng lệch lạc không lành mạnh cho lắm chăng nữa”, dầu vậy điều đó cũng vẫn giúp cho người Kitô hữu cách thế hòa những sự bất tiện nhỏ nhoi của mình vào trong chính sự thương cảm lớn lao của Chúa Kitô.”

Đức Benedict XVI chính là một người rất yêu mến âm nhạc cổ điển, vào tuổi 80, Ngài vẫn ưa thích khoảng thời gian được lướt qua các bàn phím của đàn dương cầm. Nói theo kiểu ẩn dụ trong âm nhạc, Spe Salvi chính là tấu khúc với những biến đổi khác nhau về bản trường ca học thuyết Ratzinger, hoặc tắc phẩm này được viết lại hay được điều chỉnh thêm những nốt chủ động leitmotifs thì cũng chính là ý tưởng của Ngài. Vấn đề là: vậy những tiết tấu mới trong Spe Salvi sẽ có sức thu hút tai thính giả hay không, mà cho đến nay, có những người chưa từng đã khởi sự bắt đầu ngâm nga điệu hát này.

(Bản dịch của Anthony Lê và LM Trần Công Nghị)