PDA

View Full Version : Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng dành cho ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 46



teresangan
03-05-2009, 07:39 PM
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG DÀNH CHO NGÀY THẾ GIỚI CẦU CHO ƠN GỌI LẦN THỨ 46,
VÀO NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2009
CHỦ ĐỀ: “LÒNG TRUNG THÀNH VÀO SỰ KHỞI XƯỚNG CỦA THIÊN CHÚA -
VÀ SỰ ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI”.
Các con thân mến!
Nhân dịp ngày thế giới cầu cho ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến sẽ được cử hành ngày 3 tháng 5 năm 2009, vào Chúa nhật thứ 4 Phục sinh, cha muốn mời gọi tất cả mọi thành phần Dân Chúa suy tư về đề tài: “Lòng trung thành vào sự khởi xướng của Thiên Chúa - và sự đáp trả của con người”. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,38). Đây là lời thúc bách của Đức Giêsu đối với các môn đệ vang vọng mãi trong GH. Hãy cầu nguyện! Lời mời gọi cấp bách của Thiên Chúa nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện cho những ơn gọi phải là một lời nguyện liên lỉ và tín thác. Trên thực tế, nhờ được thúc đẩy bởi lời cầu nguyện mà cộng đồng Kitô hữu có thể thực sự “có thêm đức tin và đức cậy trong sự quan phòng Thiên Chúa” (Tông huấn Sacramentum caritatis, số 26).
Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến tạo nên một quà tặng đặc biệt của Thiên Chúa, ơn gọi này trở nên một phần của kế hoạch cao quí về tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa sắp đặt cho mỗi người nam và nữ đối với toàn thể nhân loại. Thánh tông đồ Phaolô, người mà chúng ta nhắc nhớ một cách đặc biệt trong năm mừng 2000 năm sinh nhật của ngài, trong thư Ep ngài nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” Lời mời gọi phổ quát nên thánh, sự thích hợp cách riêng biệt là sáng kiến của Thiên Chúa trong việc Ngài chọn một số người theo Đức Giêsu con của Ngài cách rõ ràng hơn, để họ trở nên những thừa tác viên và những chứng nhân đặc biệt. Thầy chí thánh đã kêu gọi từng cá nhân các tông đồ “để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3,14-15); và cũng chính các tông đồ này đến lượt mình, cũng tập hợp các môn đệ chung quanh mình như những cộng tác viên trung tín trong sứ vụ này. Chính cách thức này, sự đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa và ngoan ngoãn đối với hoạt động của thần khí, qua nhiều thế kỷ mà vô số linh mục và những người sống đời thánh hiến đặt mình cách hoàn toàn cho việc phục vụ Tin Mừng trong GH. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa bởi vì ngày nay Ngài vẫn tiếp tục gọi và tập hợp những thợ vườn nho của Ngài. Rõ ràng, sự thật là sự thiếu hụt linh mục trong một vài quốc gia trên thế giới, và đó là điều GH đối diện với những khó khăn và chướng ngại xuất hiện dọc theo hành trình GH, nhưng chúng ta giữ vững được bởi một sự xác tín không lây chuyển đó là Ngài hướng dẫn GH bằng những con đường của Ngài trong lúc hướng về sự hoàn thiện chung cuộc về Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài chọn lựa cách tự do những con người của mỗi văn hóa và mỗi thời đại và mời gọi họ theo Ngài phù hợp với kế hoạch huyền nhiệm của tình yêu khoan dung của Ngài.
Vì thế, bổn phận trước tiên của chúng ta là theo đuổi cách sống động trong những gia đình, trong những giáo xứ và trong những hoạt động và trong những hiệp hội tông đồ, trong những cộng đồng tu trì, và trong các lãnh vực của đời sống Giáo phận lời thỉnh cầu này đối với sự khởi xướng của Thiên Chúa với lời cầu nguyện liên lỉ. Chúng ta phải cầu nguyện để hết mọi Kitô hữu lớn mạnh trong sự tín thác vào Thiên Chúa, sự xác tín mà chủ mùa gặt đã không ngừng đòi hỏi một số người dành toàn bộ cuộc sống của họ cách tự do để phục vụ như hoạt động với Ngài cách gần gũi trong sứ vụ cứu độ. Về phía người được gọi, điều đòi hỏi nơi chính họ là việc lắng nghe cách cẩn trọng và sự biện phân khôn ngoan, một sự quảng đại và sự trung thành tự nguyện đối với kế hoạch của Thiên Chúa, và học hỏi một cách nghiêm túc về thực tại mà những gì ơn gọi linh mục và tu sĩ đòi hỏi, để có khả năng đáp trả cách có trách nhiệm và xác tín.
Giáo lý GH nhắc nhở cách chính xác rằng sáng kiến tự do của Thiên Chúa đòi hỏi một sự đáp trả tự do của những người nam và nữ; một lời đáp trả tích cực luôn luôn giả định một sự chấp nhận và sự nhận biết về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi người; một sự đáp trả mà đón nhận sự khởi xướng yêu thương của Thiên Chúa, còn đối với người được gọi thì nó trở nên một đòi hỏi cấp bách bó buộc, một sự trân trọng biết ơn đối với Thiên Chúa và sự hợp tác hoàn toàn với kế hoạch mà Thiên Chúa đã bắt đầu trong lịch sử.
Chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thánh Thể được diễn tả trong một cách thế cao cả quà tặng tự do của Chúa Cha trong Ngôi Vị của Người Con yêu dấu đối với ơn cứu độ của nhân loại, và một sự sẵn sàng sung mãn và sẵn sàng ngoan ngoãn của Đức Kitô để uống những chén về dự định của Thiên Chúa (Mt 26,39), chúng ta có thể hiểu rõ hơn đó là bằng cách nào thì “lòng trung thành vào sự khởi sướng của Thiên Chúa tạo nên và mang lại giá trị đối với sự đáp trả của con người. Trong Bí tích Thánh thể, quà tặng tuyệt hảo mà Bí tích này mang lại là sự hoàn thiện kế hoạch tình yêu cho sự cứu độ của thế giới, Đức Giêsu đã hiến dâng chính mình cách tự do cho ơn cứu độ của nhân loại. “Vị tiền nhiệm khả tính của cha là Đức Gioan Phaolô II đã viết, “Giáo Hội đã lãnh nhận Thánh Thể Chúa Kitô, Chúa của mình không phải như là một ân ban, cho dầu cao quý thế nào, trong số các ân ban khác, nhưng như là ân ban tuyệt hảo, vì Thánh Thể là ân ban chính mình Ngài, của con người của ngài trong nhân tính thánh thiện của mình, và của công trình cứu độ của Ngài” (Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 11).
Chính các linh mục là những người được kêu gọi làm sống mãi mầu nhiệm cứu độ từ thế kỷ này qua thế kỷ khác cho đến ngày trở lại vinh quang của Thiên Chúa, rõ ràng các linh mục có thể chiêm ngắm Đức Kitô trong Thánh Thể, hình mẫu tuyệt hảo về “một cuộc đối thoại ơn gọi” giữa sự khởi xướng cách tự do của Thiên Chúa Cha và sự đáp trả cách trung thành của Đức Kitô. Trong việc cử hành Thánh Thể thì chính Đức Kitô hoạt động nơi những người mà Người đã chọn như những thừa tác viên của Người, Người trợ giúp họ để sự đáp trả của họ bày tỏ trong một chiều kích của sự tin tưởng và lòng tri ân hầu qua đó tháo gỡ đi những sợ hãi, cho dù khi họ kinh nghiệm về chính mình trở nên yếu kém hơn (cf Rm 8, 26-28), hoặc cũng có thể nhờ đó khi việc kinh nghiệm về lầm lỗi hoặc về sự bách hại thì mãnh liệt hơn (Rm 8, 35-39).
Việc ý thức về sự cứu rỗi này bằng tình yêu của Đức Kitô, mà mỗi thánh lễ nuôi dưỡng trong niềm tin và cách đặc biệt nơi các linh mục không thể không gợi lên trong chính họ một niềm phó thác vào Đức Kitô, Đấng mà đã phó thác đời mình cho họ. Vì thế, tin vào Thiên Chúa và chấp nhận ân ban của Ngài dẫn chúng ta đến phó thác chính mình trong Người với những tấm lòng tri ân sâu sắc, qua việc gắn bó với dự phóng của Người về ơn cứu độ. Khi điều này xảy ra, người được kêu gọi sẵn sàng từ bỏ mọi thứ và phục tùng giáo huấn của Thầy Chí Thánh; đây là một cuộc đối thoại thành công giữa Thiên Chúa và con người bắt đầu, một cuộc gặp gỡ huyền nhiệm giữa tình yêu của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi; và sự tự do của con người, người đáp trả trong tình yêu, trong khi vang vọng lời của Đức Giêsu trong tâm hồn mình, “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16).
SỰ gắn kết của tình yêu Thiên Chúa giữa sự khởi xướng của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người thì hiện diện cách huyền diệu trong ơn gọi đời sống thánh hiến. Công đồng Vat II đã gợi lại trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội, “Tận hiến cho Thiên Chúa bằng những lời khuyên phúc âm về đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời đều cùng đặt nền tảng trên lời nói và gương lành của Thiên Chúa. Hơn nữa, những lời khuyên này đã được các thánh tông đồ, các Giáo phụ của Giáo Hội, cũng như các tiến sĩ và các vị mục tử của các linh hồn khuyên giữ. Các lời khuyên này là một ân ban Thần linh mà Giáo Hội đã nhận lãnh từ Thiên Chúa và luôn bảo tồn với sự trợ giúp của ơn Ngài”. (LG 43)
Một lần nữa, Đức Giêsu là hình mẫu về việc hoàn toàn phó thác và gắn bó với ý muốn của Chúa Cha, Đấng mà bất kỳ ai sống đời thánh hiến phải dõi theo. Qua những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, nhiều người nam và nữ đã từ bỏ gia đình, những sự chiếm hữu khác, của cải vật chất và tất cả những gì mà sự thèm khát của con người để đi theo Đức Kitô và sống Tin Mừng cách quảng đại và không thỏa hiệp, điều đó trở nên môn học về việc nên thánh cách triệt để bằng sự lôi cuốn của Người (Đức Kitô), Ngày nay, quá nhiều người cam kết với hành trình khắt khe về sự hoàn thiện Phúc Am và thực hiện ơn gọi của họ bằng việc bày tỏ về những lời khuyên Phúc Am. Chứng tá của các anh chị em này trong các đan viện chiêm niệm, cũng như trong các dòng tu và hội đời sống tông đồ nhắc nhở Dân Chúa về “mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử dẫu cho nó đang chờ đợi sự thực hiện trọn vẹn trong Thiên Đàng (Tông huấn Vita consecrate, số 1)
Ai có thể tự xem mình là xứng đáng để tiến tới sứ vụ linh mục? Ai có thể đi trọn đời sống thánh hiến trong khi chỉ dựa vào sức mạnh của con người? Một lần nữa, thật là hữu ích để lặp lại rằng sự đáp trả của con người đối với lời mời gọi thần thiêng, khi nào người ta ý thức rằng Thiên Chúa, Ngài đã khởi xướng và đem kế hoạch của ơn cứu độ đến sự hoàn thành của nó, khác với sự tính toán của tên đầy tớ lười biếng, vì sợ hãi đã chôn vùi nén bạc của mình xuống đất (Mt 25: 14-30), nhưng được diễn tả chính điều này bằng một sự gắn bó cách sẵn sàng với lời mời gọi của Thiên Chúa, như chính Phêrô, ông đã tín thác vào Lời Chúa, và đã không do dự để thả lưới một lần nữa sau khi đã mệt nhọc cả đêm mà không có con cá nào (Lc 5,5). Không có bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào bị khướt từ, vì vậy, tự do của con người đáp trả Thiên Chúa trở nên “đồng trách nhiệm”, trách nhiệm trong và với Đức Kitô, qua hoạt động của Thần Khí; trách nhiệm trở nên sự hiệp nhất với Đấng làm cho chúng ta sinh nhiều hoa trái (cf Ga 15,5).
Một lời đáp trả mang tính biểu trưng của con người, hoàn toàn phó thác trong sự khởi xướng của Thiên Chúa là lời Amen đầy quảng đại và hoàn toàn của Đức Trinh Nữ Maria Nazareth, diễn tả với một sự gắn kết khiêm tốn và dứt khoát đối với kế hoạch của Đấng Tối Cao Nhất mà được loan báo cho Đức Trinh Nữ bởi sứ giả của Thiên Chúa (cf Lc 1,38). Lời xin vâng của Mẹ cho phép Mẹ trở thành mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Cứu Độ. Sau lần xin vâng đầu tiên, Đức Maria đã nhiều lần lặp lại lời xin vâng, mãi cho đến giây phút kết thúc của Thập giá Đức Giêsu, khi đứng bên cạnh thập giá Đức Giêsu như chính Gioan đã ghi lại, Đức Maria tham dự vào nỗi đau kinh hoàng của Người Con vô tội. Và từ trên thập giá, trong lúc hấp hối, Đức Giêsu đã trao Đức Maria cho chúng ta như người mẹ và phó thác chúng ta cho Bà như những người con (Ga 19,26-27), cách đặc biệt Đức Maria là mẹ của các linh mục và tu sĩ. Cha muốn phó thác cho Mẹ những ai lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa trên con đường thiên chức linh mục thừa tác hay đời sống thánh hiến.
Các con thân mến, các con đừng trở nên nhát đảm trong khi đối diện với những khó khăn và hồ nghi; hãy phó thác cho Thiên Chúa và bước theo Đức Giêsu cách trung thành, các con sẽ là những chứng nhân của niềm vui mà xuất phát từ sự kết hiệp thân mật với Người. Noi gương Đức Trinh Nữ Maria, người mà muôn đời ca ngợi là diễm phúc bởi vì Maria đã tin (Lc 1,48), các con hãy dấn thân bằng sức mạnh thiêng liêng nhận ra kế hoạch cứu độ của Cha trên trời, bằng việc vun trồng trong tim các con như Mẹ Maria, khả năng kinh ngạc và thờ lạy Đấng có quyền thực hiện những điều lớn lao, bởi vì Danh Ngài là thánh (cf Lc 1,49).
Mục Lục
Vatican, 20.01.2009
Đức Thánh Cha Beneditus XVI
Chuyển ngữ: jhomeless@gmail.com (jhomeless@gmail.com)

Anna-Maria Hoàng Dung
05-05-2009, 10:22 PM
Sau khi tham dự ngày ơn gọi tại giáo phận của mình, được các Cha chia sẻ về sứ điệp của Đức Thánh Cha, mình rút ra một cách ngắn gọn để dễ nhớ nhé. Ơn gọi- Sáng kiến của Thiên Chúa; Ơn gọi- Con người đáp trả; Ơn gọi-SỐng đời thánh hiến. Đó là câu băng reo được sử dụng luôn cho ngày ơn gọi năm nay của giáo phận luôn đó.