Nganguyen
04-05-2009, 10:58 PM
"phù vân , ôi phù vân : thật là phù vân , tất cả là phù vân "
Lời chúa trong ngày Chúa nhật 18C xem ra hướng chúng ta tới một thái độ bi quan yếm thế : bài đọc Một thì nói rằng mọi sự đều phù vân . bài đọc Hai thì lại bảo chúng ta :" đừng chú tâm vào những gì hạ giới " , còn bài tin mừng thì dạy rằng : "Mạng sống con người không nhờ của cải được bảo đảm đâu "
Vậy thì tốt hơn , chúng ta chỉ nên lo "phần rỗi linh hốn " , bằng cách đi nhà thờ , đi lễ , đi đọc kinh , ăn chay hãm mình . v ,v . còn chuyện lao động sản xuất , xây dựng gia đình , quê hương đất nước , v ,v ... lo làm chi cho mệt , cho phí sức uổng công , bởi vì mọi sự thế gian thảy đều giả trá hư vô . !
Nhưng phải chăng đó thực sự là đường lối Chúa hướng dẫn chúng ta ? phải chăng chính Thiên Chúa , khi đặt chúng ta vào trần thế này , đã muốn chúng ta quay lưng lại trước tất cả những gì là tốt đẹp mà Người đã dựng nên cho chúng ta ? phải chăng chính Đấng đã ban cho chúng ta khả năng sáng tạo lại muốn chúng ta từ chối không sử dụng khả năng đó mà làm cho cuộc đời thêm giàu đẹp ? Nếu thế thì còn có nghĩa gì những điều Chúa hứa cho dân Người KHi đưa họ vào miền đất "chảy sữa và mật " ? Còn nghĩa lý gì những lời thánh vịnh ca tụng phú tức giàu sang Chúa ban cho con cái loài người :
"Thăm trái đất , Ngài tuôn mưa móc ,
Cho ngập tràn phú túc giàu sang .
Suốt trời , trữ nước mênh mang ,
Dọn đất sẵn sàng đon 1lúa trổ bông .
Tưới từng luống , san từng mô đất .
Khiến đầm mưa cho hạt nẩy mần .
Bốn mùa Chúa đổ hồng ân .
Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi .
Vùng hoang địa xanh rì ngọn cỏ .
Cảnh núi đồi hớn hở tươi xinh .
Chiên cừu phủ trắng đồng xanh .
Lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào .
Câu hò tiếng hát trổi cao " .
(Jn 64, 10_14 )
Có cha mẹ nào bày ra trước mặt con cái đầy những của ngon vật lạ , rồi lai bảo chúng phải kinh chê , không hưởng dùng những thứ đó ? Bởi vậy , không thể có vấn đề Chúa dạy con người khinh chê , coi thường của cải vật chất và thái độ bi quan yếm thế trước nhiệm vụ làm chủ vũ trụ mà Người đã giao cho . Vấn đề là ở chổ đừng có làm giàu cho mình , hay là làm giàu về vật chất mà không làm giàu về tinh thần , hay nói theo Lời Chúa trong bài tin mừng hôm nay : "Kẻ nào thu tích của cải cho mình , mà không trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa " thì là kẻ ngu ngốc .
Anh chàng phú hộ được Chúa đưa làm thí dụ điển hình , nhưng không tiên tiến ! lá anh chàng ích kỷ chỉ lo cho mình . Thật vậy , trong câu nói của anh ta đếm được tất cả sáu mươi lăm từ , m2 đã có tới 14 từ " Tôi " hay là " của tôi " . đó là theo bản dịch của Pháp . Anh ta cho rằng tất cả thóc lúa thu hoạch được là của anh ta , anh ta tích trữ để hưởng dùng một mình . Anh ta đâu có ý thức được rằng nếu chỉ có một mình anh ta , thì làm sao có thể gieo trồng và gặt hái được bao nhiêu thóc lúa đó ? THóc lúa đó sở dĩvvccó được cũng nhờ công lao . NhỜ mồ hôi nước mắt của bao người dân lao động khác mà có lẽ anh ta đã thuê với giá rẻ mạt . Vậy mà bây giờ anh ta coi tất cả là của mình , không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt cùa người khác .
Của cải vật chất không bao giờ được làm ra duy chỉ với vốn liếng đầu tư cộng với sự hợp tác của đất đai hay của máy móc , nhưng chủ yếu trước hết là bàn tay và trí óc của con người lao động , do đó , tự bản thân nó đã có ý nghĩa nhân bản và cộng đồng : không có gì thuần tuý chỉ do ta mà có , mà cũng chẳng có gì tuyện đối là của ta .
Có người hiiêủ lầm áacc giả LuCa , cho rằng ông ác cảm với người giàu . THực ra Luca không bao giờ lên án người giàu chỉ vì họ giàu . Cả người giàu trong dụ ngôn " Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó ." , lẫn người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay , không bị lên án vì họ là những người giàu , mà chính là vì họ đã không biết chia sẻ những giàu có và dư thừa của họ . Trái lại ông Giakêu , một người giàu đã "đổi đời " . đem chia sẻ của cải mình cho người nghèo , đã được coi là "con cháu tổ phụ Áprahhamm " (lc 19, 1-10) , bà Gioanan , vợ ông khuđa quản lý của vua Hêrôđê và bà Susanna , cháăcc cũng là những ngưởi có của , đã "lấy của cải mình mà giúp Đức Giếu và áac môn đệ " ( lc 8, 3 ) . nen cũng đã được tham dự vào cộng đồng nhỏ bé của Đức GiêSu . (8, 2-3 )
Cái lý tưởng mà Luca luôn mơ ước và đã thấy được thực hiện bởi Cộng đồng tín hữu sơ khai tại Gierusalem , đó là sự hiêp nhất , hiểu hiện qua sự đồng tâm nhất trí và " để mọi sự làm của chung " (Cv2, 44-46 )
Một cộng đồng dân Chúa mà giả thiết trong đó có sự dồng tâm nhất trí về mọi sự , nhưng lại vẫn có kẻ đói nghèo no , thì thực sự co phải là một cộng đồng hiệp nhất theo đầy đủ ý nghĩa của từ đó hay không ? Làm sao ta có thể nói được rằng ta hiệp nhất với anh em ta trong đức tin , đức cậy và đức mến , mà rằng có sự hiệp nhất , bởi vì ta vẫn để những nghèo đói phải nghèo đói . không chia sẻ những gì chúng ta có , mà chỉ coi là của mình ?
Chúa không cấm chúng ta làm giàu , nhưng Người dạy chúng ta hãy " làm giàu trước mặt Người " .Làm giàu "trước mặt Thên Chúa " có nghĩa là gì , nếu không phải là sao để có được cái mà THiên Chúa coi là sự giàu sang đích thực : đó là giàu tình thương . Giàu có về vật chất mà sống ích kỷ , thiếu tình thương thì đó là điiều xấu . Không giàu có về của cải , nhưng giàu tình thương , là một điều tốt . NHưng nếu giàu có về của cải mà cũng giàu có cả tình thương , biết chia sẻ mọi sự mình có cho anh em . nhất là những ai nghèo khổ , thiếu thốn , thì đó là điều tốt hơn .
Của cải mà đem tích trữ riêng cho mình thì có thể hư nát và trở thành phù vân , hoặc chúng ta có thể mà chẳng được hưởng dùng , khi đó cũng là phù vân . Nhưng nếu nó được chia sẻ thì sẽ biến thành tình thương , và tình thương có thể tồn tại muôn đời . Bởi vỉ Thiên Chúa là tình thương . Để có được tinh thần chia sẻ đó, ta phải đổi đời , phải " chết đi " để trở thành con người mới trong Đức Kitô .
Lời chúa trong ngày Chúa nhật 18C xem ra hướng chúng ta tới một thái độ bi quan yếm thế : bài đọc Một thì nói rằng mọi sự đều phù vân . bài đọc Hai thì lại bảo chúng ta :" đừng chú tâm vào những gì hạ giới " , còn bài tin mừng thì dạy rằng : "Mạng sống con người không nhờ của cải được bảo đảm đâu "
Vậy thì tốt hơn , chúng ta chỉ nên lo "phần rỗi linh hốn " , bằng cách đi nhà thờ , đi lễ , đi đọc kinh , ăn chay hãm mình . v ,v . còn chuyện lao động sản xuất , xây dựng gia đình , quê hương đất nước , v ,v ... lo làm chi cho mệt , cho phí sức uổng công , bởi vì mọi sự thế gian thảy đều giả trá hư vô . !
Nhưng phải chăng đó thực sự là đường lối Chúa hướng dẫn chúng ta ? phải chăng chính Thiên Chúa , khi đặt chúng ta vào trần thế này , đã muốn chúng ta quay lưng lại trước tất cả những gì là tốt đẹp mà Người đã dựng nên cho chúng ta ? phải chăng chính Đấng đã ban cho chúng ta khả năng sáng tạo lại muốn chúng ta từ chối không sử dụng khả năng đó mà làm cho cuộc đời thêm giàu đẹp ? Nếu thế thì còn có nghĩa gì những điều Chúa hứa cho dân Người KHi đưa họ vào miền đất "chảy sữa và mật " ? Còn nghĩa lý gì những lời thánh vịnh ca tụng phú tức giàu sang Chúa ban cho con cái loài người :
"Thăm trái đất , Ngài tuôn mưa móc ,
Cho ngập tràn phú túc giàu sang .
Suốt trời , trữ nước mênh mang ,
Dọn đất sẵn sàng đon 1lúa trổ bông .
Tưới từng luống , san từng mô đất .
Khiến đầm mưa cho hạt nẩy mần .
Bốn mùa Chúa đổ hồng ân .
Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi .
Vùng hoang địa xanh rì ngọn cỏ .
Cảnh núi đồi hớn hở tươi xinh .
Chiên cừu phủ trắng đồng xanh .
Lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào .
Câu hò tiếng hát trổi cao " .
(Jn 64, 10_14 )
Có cha mẹ nào bày ra trước mặt con cái đầy những của ngon vật lạ , rồi lai bảo chúng phải kinh chê , không hưởng dùng những thứ đó ? Bởi vậy , không thể có vấn đề Chúa dạy con người khinh chê , coi thường của cải vật chất và thái độ bi quan yếm thế trước nhiệm vụ làm chủ vũ trụ mà Người đã giao cho . Vấn đề là ở chổ đừng có làm giàu cho mình , hay là làm giàu về vật chất mà không làm giàu về tinh thần , hay nói theo Lời Chúa trong bài tin mừng hôm nay : "Kẻ nào thu tích của cải cho mình , mà không trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa " thì là kẻ ngu ngốc .
Anh chàng phú hộ được Chúa đưa làm thí dụ điển hình , nhưng không tiên tiến ! lá anh chàng ích kỷ chỉ lo cho mình . Thật vậy , trong câu nói của anh ta đếm được tất cả sáu mươi lăm từ , m2 đã có tới 14 từ " Tôi " hay là " của tôi " . đó là theo bản dịch của Pháp . Anh ta cho rằng tất cả thóc lúa thu hoạch được là của anh ta , anh ta tích trữ để hưởng dùng một mình . Anh ta đâu có ý thức được rằng nếu chỉ có một mình anh ta , thì làm sao có thể gieo trồng và gặt hái được bao nhiêu thóc lúa đó ? THóc lúa đó sở dĩvvccó được cũng nhờ công lao . NhỜ mồ hôi nước mắt của bao người dân lao động khác mà có lẽ anh ta đã thuê với giá rẻ mạt . Vậy mà bây giờ anh ta coi tất cả là của mình , không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt cùa người khác .
Của cải vật chất không bao giờ được làm ra duy chỉ với vốn liếng đầu tư cộng với sự hợp tác của đất đai hay của máy móc , nhưng chủ yếu trước hết là bàn tay và trí óc của con người lao động , do đó , tự bản thân nó đã có ý nghĩa nhân bản và cộng đồng : không có gì thuần tuý chỉ do ta mà có , mà cũng chẳng có gì tuyện đối là của ta .
Có người hiiêủ lầm áacc giả LuCa , cho rằng ông ác cảm với người giàu . THực ra Luca không bao giờ lên án người giàu chỉ vì họ giàu . Cả người giàu trong dụ ngôn " Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó ." , lẫn người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay , không bị lên án vì họ là những người giàu , mà chính là vì họ đã không biết chia sẻ những giàu có và dư thừa của họ . Trái lại ông Giakêu , một người giàu đã "đổi đời " . đem chia sẻ của cải mình cho người nghèo , đã được coi là "con cháu tổ phụ Áprahhamm " (lc 19, 1-10) , bà Gioanan , vợ ông khuđa quản lý của vua Hêrôđê và bà Susanna , cháăcc cũng là những ngưởi có của , đã "lấy của cải mình mà giúp Đức Giếu và áac môn đệ " ( lc 8, 3 ) . nen cũng đã được tham dự vào cộng đồng nhỏ bé của Đức GiêSu . (8, 2-3 )
Cái lý tưởng mà Luca luôn mơ ước và đã thấy được thực hiện bởi Cộng đồng tín hữu sơ khai tại Gierusalem , đó là sự hiêp nhất , hiểu hiện qua sự đồng tâm nhất trí và " để mọi sự làm của chung " (Cv2, 44-46 )
Một cộng đồng dân Chúa mà giả thiết trong đó có sự dồng tâm nhất trí về mọi sự , nhưng lại vẫn có kẻ đói nghèo no , thì thực sự co phải là một cộng đồng hiệp nhất theo đầy đủ ý nghĩa của từ đó hay không ? Làm sao ta có thể nói được rằng ta hiệp nhất với anh em ta trong đức tin , đức cậy và đức mến , mà rằng có sự hiệp nhất , bởi vì ta vẫn để những nghèo đói phải nghèo đói . không chia sẻ những gì chúng ta có , mà chỉ coi là của mình ?
Chúa không cấm chúng ta làm giàu , nhưng Người dạy chúng ta hãy " làm giàu trước mặt Người " .Làm giàu "trước mặt Thên Chúa " có nghĩa là gì , nếu không phải là sao để có được cái mà THiên Chúa coi là sự giàu sang đích thực : đó là giàu tình thương . Giàu có về vật chất mà sống ích kỷ , thiếu tình thương thì đó là điiều xấu . Không giàu có về của cải , nhưng giàu tình thương , là một điều tốt . NHưng nếu giàu có về của cải mà cũng giàu có cả tình thương , biết chia sẻ mọi sự mình có cho anh em . nhất là những ai nghèo khổ , thiếu thốn , thì đó là điều tốt hơn .
Của cải mà đem tích trữ riêng cho mình thì có thể hư nát và trở thành phù vân , hoặc chúng ta có thể mà chẳng được hưởng dùng , khi đó cũng là phù vân . Nhưng nếu nó được chia sẻ thì sẽ biến thành tình thương , và tình thương có thể tồn tại muôn đời . Bởi vỉ Thiên Chúa là tình thương . Để có được tinh thần chia sẻ đó, ta phải đổi đời , phải " chết đi " để trở thành con người mới trong Đức Kitô .