PDA

View Full Version : THÁNG HOA VÀ SÁM HỐI



nenhongnho
06-05-2009, 07:21 AM
http://tinvui.info/vn/themes/tinvui/images/mn_under1.gifhttp://tinvui.info/vn/themes/tinvui/images/spacer.gif

http://tinvui.info/vn/uploads/News/pic/small_1241132829.nv.jpg
Phát triển đáng kể nhất là tấm lòng. Lòng con cái Mẹ không dừng lại ở những vẻ đẹp bề ngoài, mà còn đi sâu vào nội tâm. Một hướng nội tâm đang được nhiều nơi nhấn mạnh, đó là Sám hối, trở về.
Trong chiều hướng đó, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ.
Tháng năm hằng năm, Giáo Hội Việt Nam có thói quen tổ chức dâng hoa kính Đức Mẹ. Thói quen tốt đẹp đó vẫn sống động qua những biến chuyển lịch sử. Hơn thế, nó đã phát triển về nhiều mặt, như mỹ thuật, tổ chức và liên đới.
Phát triển đáng kể nhất là tấm lòng. Lòng con cái Mẹ không dừng lại ở những vẻ đẹp bề ngoài, mà còn đi sâu vào nội tâm. Một hướng nội tâm đang được nhiều nơi nhấn mạnh, đó là Sám hối, trở về.
Trong chiều hướng đó, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ.
1/ Sự quan trọng của Sám hối, trở về
Thánh Gioan Baotixita là vị thánh Chúa chọn để dọn đường cho Đấng Cứu thế. Đối với Ngài, cách dọn đường tốt nhất là sám hối, trở về... "Ngài đi khắp vùng sông Giođan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối, để được ơn tha thứ" (Lc 3,3).
Ngài khuyên bảo và nhiều khi cũng răn đe: "Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Bất cứ cây nào không sinh quả đều sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa" (Lc 3,9).
Còn Chúa Giêsu, khi khai mạc cuộc đời công khai, Người cũng đã giảng sám hối: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến" (Mt 4,17).
Cũng như thánh Gioan Baotixita, Đức Giêsu đã khuyên nhủ và đôi khi cũng đã răn đe nghiêm khắc. Thí dụ: Khi nói về việc tháp Siloe đổ xuống đè chết 18 người, Chúa Giêsu liền áp dụng hình ảnh khủng khiếp ấy, để răn đe những ai không chịu sám hối. Người nói: "Tôi nói cho các ông biết: nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ phải chết hết như vậy" (Lc 13,5).
Ấn tượng sâu sắc nhất Chúa Giêsu để lại, để thôi thúc người ta sám hối trở về là cuộc tử nạn của Người. Người chết đau đớn tột cùng, chỉ vì để đền tội cho nhân loại, và để kêu gọi mọi người sám hối trở về, hầu được ơn tha thứ.
Từ những mạc khải trên, chúng ta có thể nói: Đoá hoa thơm đẹp nhất, mà Chúa muốn con cái Chúa dâng lên Người, đó là tấm lòng sám hối ăn năn.
Đức Mẹ cũng đã tỏ ý như vậy. Trong những lần Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, ở La Salette, ở Fatima, Mẹ đã nhắc nhở con cái Mẹ hãy sám hối trở về. Có thể nói: sám hối trở về là thứ hoa thiêng liêng, mà Mẹ ước muốn con cái Mẹ dâng lên Mẹ.
Đến lượt Hội Thánh, trong phụng vụ thánh lễ và các bí tích, cũng thường mở đầu bằng sự khuyên con cái dọn mình bằng sám hối trở về, coi sám hối trở về là của lễ thơm tho đẹp ý Chúa.
Như vậy, sám hối trở về nên được coi là đoá hoa quan trọng trong tháng dâng hoa. Đó cũng chính là niềm vui lớn.
Chúng ta nên nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: "Tôi nói cho các ông hay: Trên trời, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn" (Lc 15,7).
Ta thấy: niềm vui lớn nhất cho cả thiên đàng là sự người tội lỗi sám hối trở về, dù chỉ là một người. Do đó ta phải nhận niềm vui lớn nhất cho cả Hội Thánh và cho chính mỗi người chúng ta, sẽ là sự chính mỗi người chúng ta sám hối trở về.
Nói như vậy là chúng ta đã hiểu phần nào sám hối trở về có nhiều cao quý và khó khăn.
2/ Những cao quý và khó khăn của sự sám hối trở về
Sám hối trở về không đơn giản chỉ là ăn năn tội, ghét bỏ tội lỗi, mà còn phải là bỏ con đường tội lỗi, thay đổi nếp sống không hợp đạo đức. Thí dụ: thói quen lười biếng, lòng tự mãn với lối giữ đạo hình thức, cách suy nghĩ, phán đoán hẹp hòi, vv...
Như vậy, sám hối trở về không thể là một lớp sơn mỏng bề mặt, mà phải là một sự thay đổi sâu xa trong tâm hồn. Nó tuỳ thuộc rất nhiều ở nhiều yếu tố khác nhau.
Vì thế có trường hợp, cùng trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng người này thì sám hối trở về, người kia thì không.
Một trường hợp khác. Cả hai người sám hối trở về, nhưng ít lâu sau, một người thì vững vàng trong ơn trở lại, một người thì bỏ ơn Chúa, lui dần về tình trạng cũ.
Kinh nghiệm cho thấy, trong sám hối trở về, có những cao quý mình muốn có, mà không sao có được. Có những khó khăn mình muốn vượt qua, mà không sao vượt được.
Vì thế, chúng ta cần khiêm tốn cầu nguyện. Tôi luôn xác tín: Không có ơn Chúa, người ta không thể sám hối trở về một cách đích thực được. Nhưng với ơn Chúa, mỗi người sẽ sám hối trở về một cách chân thành. Chúa giàu tình thương xót sẽ bằng lòng với sự chân thành của mỗi người chúng ta, dù việc thực hiện sự trở về toàn vẹn của ta còn quá nhiều hạn chế.
Ý thức được những cao quý và khó khăn của sự sám hối trở về, chúng ta dâng lên Mẹ đoá hoa khiêm nhường:
- Khiêm nhường xin được ơn luôn sám hối trở về.
- Khiêm nhường cảm tạ về những chặng đường sám hối trở về đã qua.
- Khiêm nhường đón nhận những hồng ân cao quý của sự trở về.
- Khiêm nhường cầu nguyện cho mọi người, dù ở đâu, cũng biết sám hối trở về một cách thích hợp trong hoàn cảnh cụ thể của họ.
Lạy Mẹ rất khiêm nhường, xin đoái nhận đoá hoa khiêm nhường của những người con Mẹ đang sám hối trở về với Chúa. Chúng con tin khiêm nhường sám hối chính là đoá hoa Mẹ rất mong muốn chúng con dâng lên Mẹ, để góp phần vào việc Chúa cứu độ trần gian trong tình thế hiện nay.

ĐGM GB Bùi Tuần
(Nguồn tinvui.info)