PDA

View Full Version : Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B



Maryt
08-05-2009, 10:55 PM
Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B



BÀI ĐỌC I: Cv 9, 26-31
"Ngài thuật lại cho các ông biết trên đường đã thấy Chúa thế nào".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô tìm cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ, và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đã thấy Chúa thế nào, đã được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarsê.
Hội Thánh được bình an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 21, 26b-27. 28 và 30. 31-32
Đáp: Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong đại hội (c. 26a).
Hoặc đọc: Alleluia.
1) Bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong đại hội. Con sẽ làm trọn những lời khấn hứa của con, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ tìm kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: "Tâm hồn các bạn hãy vui sống tới muôn đời". - Đáp.
2) Thiên hạ sẽ ghi lòng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cõi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong lòng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa; bao kẻ nằm xuống bụi tro sẽ sấp mình trước thiên nhan. Và linh hồn con sẽ sống cho chính Chúa. - Đáp.
3) Miêu duệ con sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: "Điều đó Chúa đã làm". - Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 18-24
"Đây là giới răn của Người: là chúng ta phải yêu thương nhau".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng trước mặt Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa còn lớn hơn lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.
Các con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều gì chúng ta xin, thì chúng ta cũng được Người ban cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.
Và đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 15, 4 và 5b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con; ai ở trong Thầy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái". - Alleluia.

PHÚC ÂM: Ga 15, 1-8
"Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.
"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy". Đó là lời Chúa.

Maryt
08-05-2009, 11:01 PM
CHÚANHẬT THỨ 5 PHỤC SINH


NHƯ CÂY LIỀN CÀNH

Trong thánh lễ chúng ta đang hằng ngày nhưng chất liệu dễ sử dụng trong thánh lễ đó là rượu nho.
Vì rượu nho và bánh miến là loại chất được tạo nên từ sức lao công, cần cù làm việc để trở nên những vật dụng cần thiết đó là của ăn và thức uống mà Chúa GIESU đã dùng để truyền từ tấm bánh được nên mình Chúa và những giọt rượu trở nên máu Chúa cho chúng ta nuôi dưỡng linh hồn chúng ta … và khi dâng lễ chúng ta thường nghe Linh mục đọc lời nguyện rất nhỏ ( Lạy Chúa đây là từng giọt rượu nho mà chúng con đã đem sức lao công để trồng và thu gom về từng nơi từ núi đồi trên địa cầu về để làm nên những giọt rượu như giáo hội Chúa sống rải rác khắp nơi xin Chúa cho chúng con thống nhất về cùng một chén thánh để trở nên một nhiệm thể cùng với Chúa KYTO trong cùng một nhiễm tích ….) dựa trong đoạn tin mừng của Thánh Gioan (15,1-8) trên chúng ta hãy cùng nhau đọc lướt qua một câu chuyện về cây nho để có thể chúng ta liên tưởng tới Chúa GIESU , giáo hội và mọi thành phần tín hữu NHƯ CÀNH LIỀN CÂY.
Những chất liệu cần thiết để được sử dụng trong thánh lễ đó là rượu nho , rượu nho này được làm từ trăm ngàn trái nho, người ta đem đi ép lấy nước và để lên men đến một nồng độ nhất định do tòa thánh ấn định để được sử dụng để làm lễ , rượu nho ở nước ta có nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được phép sử dụng trong thánh lễ vì thế phải nhập khẩu từ các nước Âu Châu, Pháp,Tây Ban Nha và những nước có truyền thống trồng nho từ lâu đời và chuyên môn sản xuất những loại rượu nho nổi tiếng trên thế giới , thí dụ như: Công ty Demuller, SA Ben Tarragona, Tây Ban Nha ….
Khi chúng ta được phép quan sát những vườn trồng nho nếu chúng ta không có chút kinh nghiệm trong nghề trồng nho chắc chúng ta phải tiếc ngẩn người khi thấy những vườn trồng nho được những người thợ cắt tỉa, thế nhưng đây lại là một định luật trong nghề trồng nho có cắt đi , tỉa đi thì thân cây nho mới có thể đâm thêm chồi mọc thêm nhánh rồi vào khoảng giữa mùa xuân những người thợ cắt tất cả những cành nào không cần thiết có thể người ta cắt trụi cây nho không còn thấy cành , lá nho đâu nữa nhìn vào vườn nho chúng ta thấy một cành tiêu điều như khu vực này mới trải qua một trận hỏa hoạn kinh khủng. Nhưng đến khoảng tháng 8 khi nho đâm cành trổ lá người ta lại thanh lọc một lần nữa lại cắt tỉa những cành, nhánh còn phát triển yếu đuối để cây có sức đưa những thực phẩm cho vào những cành có bông trái thật dồi dào và cây nho sẽ cho vườn nho nhiều trái kết qủa thật tốt, cành nho không tốt tbì cắt đi dùng làm phân cho cây thêm tươi tốt những cành nho bị cắt tỉa đii đương nhiên sẽ bị phân hủy còn những cành tốt được chăm bón tốt sẽ dính chặt với cây và cho kết qủa thật khả quan.

Bạn thân mến,
Hình ảnh vườn nho, trái nho là những hình ảnh quen thuộc chúng ta thường thấy trong kinh thánh và cũng thường dùng trong những dụ ngôn để cảnh cáo,đe dọa và khiển trách …chúng ta thấy ngôn xứ Gieremia đã nói (ta trông ngươi như cây nho say trái được tuyển chọn giống tốt sao ngươi lại trở thành cây nho dại sinh trái chưa? ) và chúng ta cũng lại thấy ngôn xứ Isaia cũng có một bài ca về vườn nho và Ngài ví dân Israel như vườn nho qúy nhưng cứng đầu quá nên trở thành vườn nho dại khiến chủ vườn nho bị thất bại nên đã phải bỏ thành vườn hoang (ls,1-7)
Trong đoạn Tin mừng tren Chúa GIESU đã tự nhận chính mình là CÂY NHO THẬT và chính Đức Chúa Cha là người TRỒNG NHO, Ngài đã xác minh : đây là cây nho tốt sinh trái ngon ngọt không như cây nho dại sinh trái chưa làm cây nho thật này do chính Chúa Cha trồng tỉa để đem lại hoa trái và sự sống dồi dào ( Thầy là cây nho thật và Cha thầy là người trồng nho, cành nào gắn liền với thầy mà không sinh hoa trái thì ngươi chặt đi còn cành nào sinh hoa trái thì ngươi cắt tỉa cho sinh nhiều trái hơn …. Thật là cây nho, anh em là cành, cành nào kết hợp mật thiết với cây thì sẽ sinh hoa kết trái tươi tốt ngọt ngào, cành nào lìa cây sẽ chết và không sinh nảy được gì nữa , những cành này Cha thầy sẽ cho người đem vào lò mà đốt đi ….)
Như cành nho gắn liền với thân cây thì mới sống được và sinh hoa trái, nếu cành nào tách ra hay bị cắt lìa ra khỏi cây nho sẽ khô héo; cũng vậy người tín hữu phải kết hợp mật thiết với Chúa KYTO mới có được sự sống của Thiên Chúa và được sống đời đời như Chúa đã hứa ban, còn ngược lại sẽ chết đi và khi ấy sẽ bị quăng vào ngọn lửa đời đời thiêu đốt, cho nên mối quan hệ giữa Chúa GIESU và các KYTO hữu là một quan hệ rất mật thiết đến nỗi cả hai được trở nên như một vì sẽ được cùng sống chung một sự sống. Chúa KYTO và các KYTO hữu tạo thành một cộng đồng sự sống như các chi thể trong một thân thể mà thánh Phaolo đã gọi là NHIỄM THỂ hay còn gọi là thân thể màu nhiệm của Chúa KYTO. Trong nhiễm thể ấy các chi thể liên kết với nhau và liên kết một dấu như những cành nho liên kết với thân cây nho vào một gốc nho, cũng như nhựa sống được giao lưu từ gốc cây đến các cành cây nho thi sự sống của Thiên Chúa cũng được chuyển đến các chi thể như trong một thân thể; như thế các KYTO hữu được gắn liền với nhau vào một gốc là Chúa GIESU ( Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em ).
Một điểm khác cũng được Chúa GIESU nhấn mạnh đó là ( cành nho phải sinh hoa trái ) người KYTO hữu không chỉ gắn liền với cây nho thôi nhưng còn phải sinh hoa kết trái nữa, bởi vì không thiếu gì những cành đã dính chặt với cây nhưng lại không phát sinh được hoa trái vì vậy những cành đó sẽ được người làm vườn đem ra xử lý bằng cách cắt đi , chặt bỏ đi và quăng vào đống lửa vì không sinh trái tức là bằng chứng không còn kết hợp với cây tức là không còn ở trong Thầy vì không còn kết hợp với Thầy mặc dầu bên ngoài vẫn còn là cây xanh rờn nhưng không có kết qủa….. sinh hoa kết qủa dồi dào mới trở thành người một đế đích thực của Thầy nhưng hình ảnh có thể làm cho chúng ta sửng sốt đâu phải đợi đến khi bị liệt vào hàng khô khan, người lành hay tham nhũng tội tày đình mới bị loại bỏ khỏi những cộng đồng của Chúa, sự sống từ Chúa GIESU chỉ có thể là sức sống là động lực làm nở hoa kết trái. Chỉ có hai trạng thái sinh trái hoặc không sinh trái chứ không thể có trạng thái thứ ba cầm hơi hay cầm chừng. Người KYTO hữu trở thành môn đệ của Chúa KYTO bằng chính việc sinh nhiều hoa trái và Thiên Chúa được tôn vinh cũng bằng chính việc người KYTO hữu sinh nhiều hoa trái. Chúa GIESU đã khẳng định ( điều làm cho Chúa Cha được tôn vinh là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy).

Bạn thân mến,
Có lẽ chúng ta tự hỏi thế nào là sinh hoa kết trái? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong bài đọc, thánh lễ ngày hôm nay Thánh Gioan đã nói : Ai tuân giữ giới răn của Thiên Chúa thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy và giới răn của Thiên Chúa là tin vào Đấng GIESU KYTO, con của Ngài và yêu thương nhau như lời Ngài đã truyền dạy và Thánh Gioan còn căn dặn: chúng ta đừng yêu thương trên đầu môi chót lưỡi nhưng phải yêu thương thật sự bằng việc làm. Do vậy chúng ta có thể hiểu được rằng SINH HOA KẾT TRÁI là yêu thương một cách hữu hiệu bằng việc làm có sức biến đổi môi trường chung quanh, tạo dựng hạnh phúc cho người khác phái, phục vụ lợi ích thật của anh em thì mới nói được rằng chúng ta đang ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta, chỉ có tình yêu thương đích thực từ trong lòng mới trào ra hành động, như vậy mới là tình yêu thương hợp nhất, hiệp nhất chúng ta nên một với anh em hiệp nhất chúng ta trong Chúa GIESU KYTO là cây nho của Chúa Cha trồng tỉa để sinh nhiều hoa thơm trái ngọt …
Hình ảnh của sự cắt tỉa cây nho còn gợi lên sự mất mát, đau đớn. Thế nhưng mất mát dẫn đến thắng lợi, đau khổ dẫn đến vinh quan, sự chết dẫn đến Phục sinh đó là bài học của cuộc đời rao giảng và cái chết của Chúa GIESU trong suốt hơn 2000 năm qua. Giáo hội đã tiến bước với niềm xác tín nhựa sống từ thân cây nho là Chúa GIESU đã không ngừng nuôi sống giáo hội với cái nhìn đức tin, người ta vẫn nhìn thấy cái được trong cái mất qua việc trở lại với những giá trị của tin mừng. Giáo hội đã cởi bỏ được cái áo khoác của sự quyền lực, hào nhoáng để mặc lấy tinh thần phục vụ, khiêm tốn, đơn sơ, sự hoán cải của nhiều KYTO hữu trở thành con đường cho những người thành tâm thiện chí tìm gặp được Chúa KYTO. Giáo hội sinh nhiều con cái là nhờ các chi thể của mình là những cành nho luôn được cắt tỉa, vun trồng, uốn nắn …
Như cành liền cây mới sống được và phải cắt tỉa mới sinh hoa thơm trái ngọt, người KYTO hữu phải sống nhờ Chúa KYTO với Chúa KYTO và trong Chúa KYTO mới có thể sống như Chúa KYTO, sống cho Thiên Chúa và cho mọi người anh em. Đó là đòi hỏi căn bản của đời sống KYTO hữu, người KYTO hữu nào sống yêu thương mọi người như anh em một cách chân thành có hiệu qủa bằng việc làm cụ thể giúp đỡ, bảo vệ, xây dựng xã hội đồng bào, đất nước…. Người KYTO hữu ấy mới thật sự người ở trong Thiên Chúa kết hợp với Chúa KYTO mới thật là cành nho gắn liền với cây nho.

Cầu nguyện
Lạy Chúa GIESU xin cho chúng con luôn là cành luôn gắn chặt với Chúa là thân cây vì cành chỉ sống được nhờ sức sống của cây, chúng con chỉ có thể sống lớn lên và sinh nhiều hoa trái trong đức tin và ân sủng nhờ sức sống của Chúa , xin cho chúng con có đủ can đảm để được Chúa cắt tỉa, dù khi cắt tỉa chắc chắn là phải đau xót nhưng thà chúng con chịu đau để được sống đời đời còn hơn vì không chịu hy sinh , từ bỏ ,chúng con sẽ chỉ là một cành nho trơ trụi, vô dụng không sinh hoa thơm trái ngọt hoặc nếu có sinh được một vài nụ hoa thì không được xanh tươi, còn trái thì lại hoàn toàn là trái nhỏ dại chua lòm mà Chúa sẽ loại trừ, chặt bỏ và đem vào lò thiêu đốt đời đời không được thấy nơi mát mẻ và bình an ….. AMEN.


Ong Gia Chong Gay 99
Sydney Chúa Nhật thứ 5 Phục Sinh