PDA

View Full Version : Tạ ơn Mẹ - Mẹ của chúng con...



ailaudu
14-05-2009, 09:16 AM
http://i244.photobucket.com/albums/gg36/ailaudu/mariafatima.jpg
Hôm qua, 13-05-2009, kỷ niệm đúng 92 năm ngày Mẹ Fatima hiện ra tại Bồ Đào Nha.
Ngoài những lời kinh nguyện chúng con dâng lên để tôn vinh Mẹ. Chúng con cũng muốn hiệp dâng lời tạ ơn, tạ ơn Mẹ đã đoái thương đến đoàn con. Mẹ đã không quên con cái của Mẹ. Mẹ đã đến, ân cần nhắn nhủ với chúng con mọi điều...
~~~

http://i244.photobucket.com/albums/gg36/ailaudu/fatima.jpg
Con xin tạ ơn Mẹ vì tất cả những điều mà Mẹ đã cho con...
Con luôn luôn tin rằng Mẹ sẽ đồng hành và dẫn dắt con đi trên bước đường đời gian khó...
Vì Mẹ là Mẹ của con...

arsenal]
14-05-2009, 10:35 PM
Bạn viết thật tuyệt vời về mẹ
Mẹ ơi con yêu mẹ
Không có mẹ thì chúng con khó đến với Chúa hơn

arsenal]
14-05-2009, 10:50 PM
- Ôi Bà đẹp! Ôi Bà sáng quá! Ôi Bà thật dịu hiền! Bà đang mỉm cười cùng tôi. Bà gọi tôi. Vâng, tôi đến! Bogomatier .. Mẹ THIÊN CHÚA!

... ”Chỉ trong THIÊN CHÚA mà thôi, này hồn con hãy nghỉ ngơi yên hàn. Vì hy vọng của con bởi Ngài mà đến, duy Ngài là núi đá, là ơn cứu độ của con, là thành lũy chở che: con chẳng hề nao núng. Nhờ THIÊN CHÚA, con được cứu độ và vinh quang. Ngài là núi đá vững vàng, ở bên THIÊN CHÚA con hằng ẩn thân. Hỡi dân ta, hãy tin tưởng vào Ngài luôn mãi, trước mặt Ngài, hãy thổ lộ tâm can: THIÊN CHÚA là nơi con ẩn náu” (Thánh Vịnh 62,6-9)..

arsenal]
14-05-2009, 10:54 PM
Vào cuối thế chiến thứ hai 1939-1945, Ba Lan bị Hồng Quân Nga chiếm đóng. Sau khi thủ đô Varsava thất thủ, Hồng Quân Nga tiến chiếm thành phố Plock nằm cạnh dòng sông Wisla. Chỉ trong vòng ba ngày đầu, có không biết bao nạn nhân thuộc cả hai phía: Nga và Ba Lan. Nhà thương thành phố Plock chật ních người bị thương. Dụng cụ y tế và thuốc men trong thời chiến đã khan hiếm giờ đây lại càng khan hiếm hơn. Tình cảnh đau thương đặt các bác sĩ và y tá Ba Lan trước chọn lựa xé lòng:

- Trong trường hợp thiếu thuốc, giữa một người Nga và một người Ba Lan, ai sẽ là kẻ bị hy sinh???

Sau đây là câu chuyện cô y tá Hania đứng trước hai người cùng bị bệnh phong-đòn-gánh. Yanek, thanh niên trẻ tuổi Ba Lan và Piotr Ivanovitch, người lính Nga trạc tứ tuần.

Cả hai được đưa vào một phòng nhỏ ở cuối hành lang. Cứ mỗi lần lên cơn, trông hai con bệnh vô cùng thảm hại. Buổi chiều hôm trước, bác sĩ trưởng phòng Chmiel dõng dạc tuyên bố với đoàn y tá:

- Kho thuốc nhà thương gần như bị cạn. Các cô hãy tự xoay xở lấy. Đôi khi để nâng cao tinh thần bệnh nhân, chỉ cần tiêm nước biển cũng đủ!

Cô Hania giật nẩy mình khi nghe bác sĩ nói thế. Cô kéo riêng bác sĩ Chmiel ra và hỏi:

- Thưa bác sĩ, còn hai người bệnh phong-đòn-gánh của tôi thì sao? Tôi chỉ có mũi chích duy nhất cuối cùng! Vậy tôi phải chọn chích cho ai?

Bác sĩ Chmiel nhìn thẳng vào mắt cô y tá và nói:

- Cô là y tá phải không? Vậy chớ nên hèn nhát trốn tránh trách nhiệm!

Tức giận, cô Hania như muốn hét lớn. Người ta giao cho cô trách nhiệm tuyên án tử sao? Chọn một người để cho họ sống, còn người kia, bỏ cho họ chết! Thông cảm với nỗi đau đớn của cô y tá, bác sĩ Chmiel hiền từ nói:

- Tôi biết rõ trong thời gian học tập, người ta không giải thích cho cô biết, đứng trước vấn đề luân lý, phải xử sự ra sao. Riêng tôi, tôi không có quyền đưa ra chỉ thị mơ hồ. Vậy tốt hơn là cô tự giải quyết khi chạm trán với thực tế. Rồi phó thác mọi sự trong bàn tay THIÊN CHÚA Quan Phòng!

Còn lại một mình, cô Hania thầm thì cầu nguyện:

- Lạy Chúa, xin đừng để con phải giết chết bất cứ ai! Chúa dựng nên con làm người nữ. Người nữ trao ban sự sống chứ không phải để tiêu diệt!

Dầu cầu nguyện như thế, Hania vẫn đau đớn đắng cay với thực tế phũ phàng: mũi thuốc duy nhất cho hai bệnh nhân, một trẻ, một già - một Ba Lan và một lính Nga.

Hania nhớ lại câu chuyện Piotr Ivanovitch - người lính Nga - khi mới đưa vào nhà thương. Ông đưa cho Hania xem ảnh vảy phép lạ (ảnh Đức Mẹ ban ơn) và hỏi:

- Bà này là ai mà tôi lượm dưới đất?

Hania ngạc nhiên mở to mắt. Cô nhủ thầm:

- Đúng là quân cộng sản vô thần!

Nghĩ thế nên Hania dằn mạnh từng tiếng:

- Bà này là Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA. Trong tiếng Nga gọi là Bogomatier!

Người lính Nga lập lại ”Bogomatier” với dáng điệu thật ngớ ngẩn! Hania không thèm nói thêm, bởi lẽ có giải thích cũng vô ích. Ông ta có hiểu mô tê gì đâu!

... Với tâm thần bấn loạn, với con tim cay đắng, Hania bước vào phòng hai bệnh nhân. Người lính Nga đang ngủ, nhưng Yanek, chàng thanh niên Ba Lan đang thức. Chàng đợi chích thuốc theo đúng thời hạn. Thấy cô y tá loay hoay mãi, Yanek như linh-tính một chuyện chẳng lành. Hay là hết thuốc??? Và khi Yanek cất tiếng nhắc, Hania bỗng lúng túng nói quanh. Yanek bình tĩnh nói:

- Cô hết thuốc phải không? Tôi muốn biết sự thật. Xin cô đừng nói dối!

Liếc sang giường bên cạnh, thấy người lính Nga vẫn ngủ say, Hania buột miệng nói:

- Sự thật là chỉ còn một mũi thuốc cho hai người!

Yanek nói như hốt hoảng:

- Vậy cô sẽ là người quyết định phải không? Và cô quyết định chích cho ai?

Như bị dồn vào chân tường, Hania nói nhanh:

- Tôi sẽ chích cho cậu rồi sau đó sẽ tính.

Yanek chỉ tay sang người lính Nga và hỏi:

- Còn ông kia?

Hania trả lời bâng quơ:

- Ông ta cũng sẽ được chích sau!

Đang còn cầm ống thuốc trên tay và quay sang giường bên cạnh, Hania thấy

người lính Nga bỗng mở to mắt và nói lớn tiếng:

- Không! Không cần! Cô chỉ còn một ống thuốc và cô vừa quyết định chọn chích cho anh kia. Anh ta còn trẻ, còn mẹ. Tôi đã già lại không có cha mẹ, một kẻ mồ côi. Vậy hãy chích cho anh ta!

Piotr Ivanovitch cương quyết nhường mũi thuốc cho Yanek. Và anh trút hơi thở cuối cùng mấy ngày sau đó, sau khi can đảm chống cự với tàn phá khủng khiếp của vi trùng phong-đòn-gánh. Cô Hania ngày đêm túc trực bên giường người hấp hối. Trước khi tắt thở, ông Ivanovitch thầm thì với giọng nói gần như reo vui:

arsenal]
14-05-2009, 11:01 PM
CNGF TÔI TÌM HIỂU VỀ MẸ KÍNH YÊU !!!
CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁN GIẢ

1. Tên “Maria” có nghĩa là gì?

Theo tiếng Aram, “Maria” có nghĩa là công chúa, nữ hoàng, hoặc là dầu thơm quí, là ánh sáng.

2. Cách nói “Thiên thần Truyền tin cho Đức Mẹ” nghĩa là gì? Hãy cho biết tên của thiên thần được Chúa sai truyền tin cho Đức Mẹ và cho biết ý nghĩa tên gọi đó.

Nghĩa là thiên thần vâng lệnh Chúa đến báo tin cho Đức Mẹ biết Đấng Cứu Thế sẽ nhập thể làm người trong lòng Đức Mẹ, và Đức Mẹ sẽ làm Mẹ Thiên Chúa.

Thiên thần có nhiệm vụ truyền tin tên là Gabriel. Tên này có nghĩa là Linh dược của Thiên Chúa.

3. Ngoài việc truyền tin cho Đức Mẹ, thiên thần còn truyền tin cho ai? Bạn biết gì về những người được truyền tin ấy?

Đó là thánh Cả Giuse và ông Giacaria. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc Đavit là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ông Giacaria là thượng tế, là cha ruột của thánh Gioan Tẩy giả.

4. Sau khi nhận lời truyền tin của thiên thần, Đức Mẹ đi thăm ai? Lúc đó Đức Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu trong lòng chưa? Trong ngày thăm viếng này có phép lạ nào xảy ra không?

Đức Mẹ đi thăm gia đình ông Giacaria. Ngay sau khi nhận lời truyền tin, Đức Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu. Phép lạ đó là thai nhi (tức thánh Gioan Tẩy giả) trong lòng bà Êlizabeth, vợ ông Giacaria nhảy mừng.

5. Có phải Chúa Giêsu giáng sinh đúng ngày 25. 12 không? Dựa trên truyền thống nào, của nước nào, Giáo Hội mừng lễ Giáng sinh?

Ta không biết chính xác Chúa Giêsu sinh ra ngày nào. Lễ Giáng sinh được cử hành dựa trên thói quen thờ thần mặt trời của người Lamã. Hằng năm vào ngày 25. 12, người Lamã tổ chức long trọng kính nhớ thần mặt trời. Giáo Hội lấy lại ngày này làm ngày lễ Sinh nhật Chúa Giêsu, có ý nói rằng: Chúa Giêsu chính là mặt trời công chính, Người là mặt trời đích thực, là vị thần trên các thần. Chính Người mới là Đấng đáng tôn thờ.

6. Ông Simêon nói tiên tri về chính Chúa Giêsu và Đức Mẹ như thế nào?

"Thiên Chúa đã đặt trẻ này làm cớ cho nhiều người vấp ngã hay được chỗi dậy. Trẻ này là dấu hiệu để người đời chống báng, còn chính Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà”.

7. Năm Chúa Giêsu bao nhiêu tuổi thì Thánh Gia đi Giêrusalem và Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ? Ở lại mấy ngày thì được Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy? Đức Mẹ đã nói điều gì, Chúa trả lời thế nào?

Chúa Giêsu lên 12 tuổi. Người ở lại trong đền thờ ba ngày thì được thánh Giuse và Đức Mẹ tìm thấy. Khi gặp con, Đức Mẹ nói như trách rằng: “Sao con lại làm như vậy? Con không biết cha mẹ đã vất vả tìm con sao?”. Chúa Giêsu trả lời: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 48 tt).

8. Tin Mừng có lần nào cho biết tính hiệu nghiệm trong lời cầu nguyện của Đức Maria không? (Nói cách khác: quyền phép của Đức Mẹ trong lời chuyển cầu). Nếu có, bạn cho biết chính xác đó là lần nào?

Đó là lần mà cả Chúa Giêsu và Đức Mẹ đều có mặt trong tiệc cưới ở làng Cana. Đang giữa chừng tiệc thì hết rượu. Nhờ lời gợi ý của Đức Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, để nhà đám tiếp tục đãi khách.

9. Phép lạ tại Cana là phép lạ lần thứ mấy? Đó là dấu chỉ có liên quan đến bí tích nào?

Đó là phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu. Giáo Hội xem đây là hành động Chúa Giêsu nâng hôn nhân lên hàng bí tích (hay đó là dấu chỉ cho biết Chúa Giêsu lập bí tích hôn nhân - trích linh mục Trần Ngọc Thọ- sổ Gia đình Công giáo, phần giáo lý hôn nhân đại cương, bài 2).

10. Trong thời gian từ khi rao giảng đến lúc chịu tử nạn, Tin Mừng mấy lần nhắc đến việc Chúa Giêsu gặp Đức mẹ? Bạn hãy kể ra.

Hai lần:

Khi Chúa Giêsu đang giảng, có người báo tin: “Này Mẹ và anh em Thầy đang tìm Thầy ở ngoài kia” (Mc 3, 31- 33).

Trên đồi Gongota, khi Chúa Giêsu chịu tử nạn. Tin Mừng thánh Gioan cho biết: “Dưới chân thập giá có Mẹ Người” (Ga 19, 25).

11. Có mấy chân lý về Đức Mẹ, Giáo Hội buộc phải tin? Đó là những chân lý nào?

Có 4 chân lý:

Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Mẹ đồng trinh trọn đời.

Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Đức mẹ hồn ác lên trời.

12. Niềm tin “Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội” là tin điều gì? Chân lý này do ai tuyên bố, năm nào?

Ta tin rằng Đức Mẹ được Chúa giải thoát khỏi tội Tổ tông truyền ngay từ khi thành thai trong lòng mẹ. Chân lý này do Đức giáo hoàng Piô IX long trọng tuyên bố ngày 8. 12. 1854. Kể từ đó, 8. 12 hàng năm cũng là ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội.

13. Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa vào ngày nào? Khi nói Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ta phải hiểu thế nào?

Ngài 1. 1 hàng năm. Ta phải hiểu rằng Đức Mẹ là người sanh ra Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Vì thế, Mẹ của Chúa Giêsu cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa.

14. Tin “Đức Mẹ lên trời hồn xác” là tin điều gì? Ai tuyên bố chân lý này? Và tuyên bố ngày tháng năm nào, đúng vào dịp lễ gì?

Ta tin rằng: Đức Mẹ đã được Chúa thương cho hưởng vinh quang thiên quốc cả linh hồn và thân xác ngay từ hôm nay. Chân lý này được Đức giáo hoàng Piô XII tuyên bố 1. 11. 1950.

15. Bạn hãy kể khoảng năm tước hiệu nói lên vinh quang hay sự che chở của Đức Mẹ (ngoài các tước hiệu thuộc về các tín điều):

Ví dụ: Đức Mẹ Hằng cứu giúp, Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu, Nữ Vương ban sự bình an, Nữ Vương trên trời dưới đất, Nữ Vương hòa bình…

16. Kinh Kinh mừng gồm mấy phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu? Phần nào được rút ra từ Tin Mừng?

Hai phần. Phần đầu từ “Kính mừng… gồm phước lạ”. Phần này được rút ra từ Tin Mừng. Phần thứ hai từ “Thánh Maria… Amen”: Đây là lời cầu nguyện của Giáo Hội. Qua lời cầu nguyện này, chúng ta xin Đức Mẹ cầu bàu cho chúng ta hết mọi ngày trong đời sống, từ bây giờ và nhất là trong giờ nguy tử.

17. Phần đầu của kinh Kính Mừng bao gồm lời của ai? Chính xác là lời gì?

Bao gồm hai lời chào của hai người khác nhau. Lời chào của thiên thần: “Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”. Và lời chào của bà Êlisabeth: “Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Con lòng Bà gồm phước lạ”.

18. Kinh lạy Cha và kinh Sáng danh có phải là những kinh được trích từ trong Tin Mừng không? Hai kinh này là lời cầu nguyện hướng về ai?

Kinh Lạy Cha và kinh Sáng danh đều có trong Tin Mừng. Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu dạy. Kinh Sáng danh được lấy ý từ lời ca tụng “Vinh danh Thiên Chúa trên trời” của thiên thần trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh. Cả hai kinh này đều là lời ngợi khen và cầu xin qui về chính Thiên Chúa.

19. Đức Mẹ hiện ra ở Phatima tất cả mấy lần, vào những giờ và ngày tháng năn nào?

Tất cả 6 lần. Thường vào 12 giờ trưa các ngày 13 trong các tháng 5; 6; 7; 8; 9;10 năm 1917.

20. Phatima thuộc nước nào? Đức Mẹ hiện ra cho ai, tên gì? Lúc đó bao nhiêu tuổi?

Bồ Đào Nha. Ba trẻ được thấy Đức Mẹ là Phanxicô lúc đó 9 tuổi, Giasinta, em gái Phanxicô lúc đó 7 tuổi và Luxia lúc đó 10 tuổi.

21. Người (hoặc những người) được Đức mẹ hiện ra còn sống không? Hoặc nếu đã chết, có được phong thánh chưa? Nếu có, ai phong? Phong năm nào?

Phanxicô và Giasinta đã qua đời khi còn rất trẻ (Giasinta chết năm 1920 khi em 10 tuổi và Phanxicô chết năm 1919 khi em được 11 tuổi), được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 5. 3. 2000. Luxia ngày xưa, bây giờ đang là nữ tu ở một dòng Kín bên Bồ Đào Nha. Nữ tu Luxia hiện nay 97 tuổi.

22. Khi hiện ra ở Phatima, Đức Mẹ truyền dạy những mệnh lệnh nào?

Ba mệnh lệnh: Ăn năn đền tội; tôn sùng trái tim Đức Mẹ; siêng năng lần chuỗi Mân Côi.

23. Năm 2003 này, cả Giáo Hội hoàn cầu nói chung và giáo phận Phú Cường nói riêng, chọn chủ đề gì để mọi Kitô hữu sống và thực thi?

Theo lệnh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, năm nay là năm Thánh Mẫu Mân Côi, năm mà cả Giáo Hội thực thi việc lần chuỗi Mân Côi và sống các mầu nhiệm Mân Côi.

Cách riêng đối với giáo phận Phú Cường, năm nay còn là năm Học hỏi và sống Lời Chúa.

24. Để công bố năm kính Thánh Mẫu Mân Côi, Đức Thánh Cha đã ban hành một văn kiện nào? Năm Thánh Mẫu Mân Côi được bắt đầu và kết thúc khi nào?

Đức Thánh Cha ban hành một văn kiện, trong đó đề cao vai trò của kinh Mân Côi trong đời sống của xã hội, của Giáo Hội, của từng gia đình và của mỗi cá nhân. Văn kiện đó mang tên là: tông thư Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria (Rosarium Virginis Mariae). Năm Thánh Mẫu Mân Côi bắt đầu tháng 10. 2002 và kết thúc tháng 10. 2003.

25. Để làm hoàn hảo các mầu nhiệm Mân Côi, Đức Thánh Cha thêm vào chuỗi Mân Côi truyền thống mầu nhiệm gì? Bạn có thể nêu tên những mầu nhiệm mới này không? Việc thêm năm mầu nhiệm sự Sna8mrrtu72 nay về sau các mầu nhiệm MC được phân bổ thế nào?

Đức Thánh Cha đề nghị thêm vào mầu nhiệm Năm sự Sáng. Mầu nhiệm năm sự sáng gồm: 1) Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sống Giodan. 2) Chúa Giêsu là phép lạ tại tiệc cưới Cana. 3) Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. 4) Chúa Giêsu biến hình trên núi. 5) Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Từ nay về sau các mầu nhiệm được phân bổ: Thứ Hai và thứ Bảy: Năm sự Vui; thứ Ba và thứ Sáu: Năm sự Thương; thứ Tư và Chúa nhật: Năm sự Mừng; thứ Năm: năm sự Sáng.

26. Có phải mầu nhiệm Năm sự Vui chỉ toàn mang niềm vui không?

Không phải. Trong mầu nhiệm Năm sự Vui đã có bóng dáng của thập giánhư: Chúa Giêsu sinh ra trong hoàn cảnh quá nghèo nàn. Sau đó lại phải trốn tránh vua Hêrôđê vì Chúa Giêsu bị ông đang tìm giết hại. Nhất là trong lời tiên báo của ông Simêon khi Đức Mẹ và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong đền thánh: “Thiên Chúa đã đặt trẻ này làm cớ cho nhiều người vấp ngã hay được chỗi dậy. Trẻ này là dấu hiệu để người đời chống báng, còn chính Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà” (Tông thư RVM số 20).

27. Trong các mầu nhiệm Mân Côi mà Giáo Hội suy niệm, mầu nhiệm nào cho thấy mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa đạt đến mức cao điểm?

Đó là mầu nhiệm Năm sự Thương. Mở đầu với biến cố vườn Cây dầu, khi tính yếu đuối của xác thịt đối diện với thánh ý Thiên Chúa; Khi sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa tỏ lộ qua việc bị đánh đòn, đội mão gai, vác thập giá và chết trên thập giá: Chúa Kitô đã bị gục ngã trong đau khổ và hèn hạ nhất. Những biến cố đó cho thấy mạc khải cao điểm về tình yêu Thiên Chúa, và cao điểm của sự bày tỏ ơn cứu độ (Tông thư RVM số 22).

28. Trọng tâm của kinh MC là Chúa Kitô hay Đức Maria?

Trọng tâm của kinh Mân Côi là Chúa Kitô. Vì khi đọc kinh Mân Côi, ta kết hợp với Đức Maria tôn thờ Chúa Kitô, cầu nguyện với Chúa Kitô. Nhất là cùng với Mẹ, chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô (Tông thư RVM số 9).

29. Chiêm ngắm mầu nhiệm Năm sự Mừng cho ta niềm hy vọng thánh thiện nào?

Khi chiêm ngắm Chúa Kitô phục sinh và Đức Mẹ được đưa về trời hồn xác, giúp củng cố niềm hy vọng mạnh mẽ và lòng ao ước được hưởng quê trời vĩnh cửu của người tín hữu (Tông thư RVM số 23).

30. Vì sao nói kinh Mân Côi là bảng tóm gọn Tin Mừng?

Vì toàn bộ các mầu nhiệm được chiêm ngưỡng trong kinh Mân Côi đều rút ra từ Tin Mừng theo một trật tự từ khi Chúa Kitô bắt đầu nhập thể đến khi Chúa về trời, và Đức Maria được đưa về trời hồn xác.

31. Khi lần chuỗi Mân Côi, ta có thể thêm những ý cầu nguyện riêng của mình không?

Ta có thể gán vào từng chục kinh những ý cầu nguyện riêng tư để cầu cho ta, cho gia đình, xã hội, Giáo Hội, cho những người đã qua đời và cho mọi nhu cầu khác…

32. Việc công bố các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng trước mỗi chục kinh có ý nghĩa gì?

Giúp ta tập trung chú ý vào các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô, để suy ngắm các mầu nhiệm này, nhằm làm cho kinh Mân Côi trở thành lời kinh hướng về Chúa Kitô nhờ Đức Maria, chứ Đức Maria không là trọng tâm của kinh Mân Côi (Tông Thư RVM số 29).

33. Việc đọc kinh Mân Côi chung trong gia đình có cần thiết không?

Rất cần thiết. Vì khi đọc chung, kinh MC sẽ lôi kéo các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn. Nhờ sự hiệp thông và tinh thần cầu nguyện đó, mọi thành viên sẽ dễ tha thứ, thông cảm nhau hơn.

Nhờ đọc chung kinh Mân Côi, gia đình sẽ đặt Chúa Kitô và Mẹ người làm trung tâm của gia đình, từ đó gia đình sẽ dễ cầu nguyện cho nhau, sẽ đặt những dự tính, những nỗi vui buồn của mình, của gia đình mình trong tay Chúa và Mẹ Người,

arsenal]
14-05-2009, 11:19 PM
hai bài giống nhau do có llooix chút
thông cảm cho tôi nhé
vì tôi mới tập viết bài hihi
:2:

bethichconlua
15-05-2009, 05:50 PM
;51375']
hai bài giống nhau do có lộn chút
thông cảm cho tôi nhé
vì tôi mới tập viết bài hihi
:2:


:secret:Vì hai bài giống nhau ..nên bé xin phép được xoá một bài nhé...Úp bài nhiều chia sẻ cùng ACE nhé....cảm ơn bạn....Chúc bạn an vui trong Chúa và Mẹ Maria....Amen:53:

ailaudu
13-06-2009, 07:31 PM
http://i244.photobucket.com/albums/gg36/ailaudu/Me20Maria20Fatima.jpg

(Đây đã là bài viết thứ 300 của mình rồi!)

Mẹ ơi!

Hôm nay, ngày 13 tháng 06, cũng là ngày kỷ niệm mà Mẹ đã hiện ra lần thứ 2.

Con lên nhà thờ mang tên Mẹ trên Bình Triệu (Tp.HCM) để được nhìn ngắm Mẹ, để được cảm tạ và cầu nguyện cùng Mẹ.

Nhưng sao con thấy trống trải quá, Mẹ ơi! Nhà thờ vắng vẻ không như ngày 13 tháng 5 vừa rồi..
+ Có phải chăng ít người đến vì đây chỉ là kỷ niệm lần thứ 2 mà Mẹ hiện ra hay không??? Vậy thì những ngày 13 của những tháng kế tiếp cũng sẽ ít như vầy, hả Mẹ???
+ Hay hôm nay mọi người đều bận bịu với công việc đời thường của họ. Vậy thì cũng không đúng. Vì ngày 13 tháng 5 vừa rồi là ngày thứ Tư, còn hôm nay là thứ Bảy !
+ Hay là, à, hay là con đã đến trễ! Con đến trễ nên mọi người đã về hết, phải không Mẹ?

Xin Mẹ nói cho con biết một lời nha Mẹ!
Con cũng hy vọng là con đã đến trễ...
Chỉ có lý do đó thì con mới cảm thấy Mẹ không cô đơn vì còn có chúng con như chúng con cũng vậy. Không bao giờ cô đơn vì đã có Mẹ luôn đồng hành cùng chúng con trên bước đường gian khó và đầy cạm bẫy này. Phải không Mẹ?

Lại một lần nữa, con cảm tạ Mẹ...

:118:Mẹ đã đến như lời Mẹ đã hứa:118:

Và chính lời hứa của Mẹ đó đã giúp con biết thêm mọi điều:
- Giúp con biết tin yêu Chúa và Mẹ hơn.
- Giúp chúng con biết tự hào mà xưng danh Chúa và Mẹ ra trước mặt thiên hạ hơn.
- Giúp chúng con biết Mẹ không bao giờ quên con cái của Mẹ - là chúng con đây.
- Và điều quan trọng nữa là Mẹ đã giúp chúng con cần phải biết giữ chữ TÍN với Chúa, với Mẹ và với người đời...
Mẹ đã không quên lời hứa của Mẹ với chúng con thì chúng con cũng cần phải giữ lời hứa với Chúa và với Mẹ... Chúng con sẽ cố gắng Sống tốt Đạo, đẹp Đời. Chúng con sẽ cố gắng giữ đúng 10 ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Chúng con sẽ... Và Chúng con sẽ...

Xin Mẹ giúp cho chúng con. Xin Mẹ sửa lại mọi sự trong ngoài của chúng con...
Để mỗi lần con gặp Mẹ, con sẽ thấy Mẹ mỉm cười...
Nha Mẹ của con....


Con cái của Mẹ dù bận việc như thế nào đi nữa cũng vẫn không bao giờ quên Mẹ. Dù họ có lên viếng Mẹ hay không thì trong tâm họ vẫn luôn luôn có hình bóng Mẹ...

Nganguyen
15-06-2009, 11:37 PM
Mẹ ơi con cảm tạ Mẹ , ngày hôm nay con vui vì con đã biết thêm về hoàn cảnh bạn của con ,vì cuộc sống của người bạn là người bổn đạo mới , con nài xin Mẹ luôn đồng hành cùng bạn con để khi gặp thử thách , thì cho bạn của con vững một niềm tin vào Chúa và Mẹ không thì khi bạn con gặp chuyện lại mất niềm tin , vì gia đình bạn con là người đạo , mà có một người chị theo đạo tin lành rủ bạn con về bên đó mất Mẹ ơi . Mẹ cũng thất suốt con người bạn con trong những ngày đã qua , vì những điều không hay đến trong cuộc sống của bạn con Mẹ ơi . con ta thiết nài xin Mẹ ban thêm sức mạnh cho bạn con vượt mọi thử thách đó , xin Mẹ luôn đồng hành bên bạn con luôn . Amen .

Guilenguyen
15-06-2009, 11:58 PM
Trên thế gian này còn nhiều tội lỗi, có những người đã gây ra nhiều đau thương mất mát cho gia đình và cho chính họ. Con xin Mẹ thứ tha vì họ không biết việc họ làm. Vì mưu cầu lợi ích cá nhân, mê tín dị đoan, chiến tranh tàn phá cùng rất nhiều tệ nạn khác đang tồn tại trong xã hội này. Con người sống vì thể xác quá nhiều mà quên đi trách nhiệm tinh thần, vô tình làm hoen ố tâm hồn mình, ủng hộ cái xấu cái ác. Con biết Mẹ đang buồn vì con cái của mình, và con chỉ xin Mẹ giúp chúng con nhận ra rằng cuộc sống tốt đẹp chỉ xuất phát từ tấm lòng, từ những việc làm có ích cho mình và mọi người. Xin cho mỗi người chúng con là tấm gương sáng để những ai chưa biết Người hãy sống thật tốt, khoan dung nhân từ như Mẹ đã dạy chúng con. Amen. :77: