PDA

View Full Version : Giáo xứ Thủ Thiêm Saigòn mừng 150 năm thành lập



Rocky
24-05-2009, 03:46 AM
VietCatholic News (23 May 2009 17:53)


http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem4.JPG


SAIGÒN - Ở bên kia sông Sài Gòn có một ngôi nhà thờ được thành lập đã lâu năm, trở thành nhân chứng cho chặng đường dài lịch sử của một vùng dân cư và thăng trầm với 150 năm hiện diện. Đó là nhà thờ Thủ Thiêm.
Xem hình ảnh (http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/)

Bối cảnh và lịch sử

http://vietcatholic.org/pics/90522ThuThiem7.jpgThủ Thiêm là một vùng quê nhỏ bé, nằm ven sông Sài Gòn ít ai biết đến. Người dân địa phương truyền miệng nhau rằng, Thủ Thiêm là vùng đất bồi mỗi ngày một cao thêm nhờ sông Sài Gòn nên lúc đầu người ta gọi là Thổ Thêm (Thổ, tiếng Hán Việt là đất). Với thời gian người ta đổi thành Thủ Thêm, đồng âm đầu với những vùng lân cận như Thủ Dầu Một, Thủ Đức; và dần dần, từ “Thêm’ được đọc trại ra là “Thiêm”.

Trước đây, khi Việt Nam chưa thuộc quyền đô hộ của người Pháp, Thủ Thiêm bấy giờ gần như hoang vu với rừng tràm, rừng chủi, không khác gì truông nhà Hồ dưới thời Chúa Nguyễn, dân cư chỉ ở thưa thớt ven rừng. Trong rừng là giang sơn của thú dữ, rắn rết và giặc cướp đã dùng nơi đây làm sào huyệt để lẩn trốn mỗi khi cướp của giết người; quan quân không bao giờ dám vào đây để truy tầm.

Giáo họ Thủ Thiêm ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19, nằm đối diện bên kia sông của thành Sài Gòn. Thời trước, nơi đây không có người theo đạo sinh sống vì là nơi hay bị bắt bớ đạo.

Tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp chiếm được thành Sài Gòn, người dân địa phương bỏ chạy hết để lánh nạn. Nhưng nhiều người giáo dân ở các nơi vùng Gia Định, Biên Hòa lại kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Lúc đó chính quyền đã bán rẻ đất cho dân và đặc biệt còn tặng cho các tín hữu một ngôi đình bỏ hoang gần chợ, rồi cho thêm đất đai…thế là một ngôi nhà thờ được hình thành.

Thánh lễ tạ ơn

Sáng thứ bảy, ngày 23/5/2009, cộng đoàn giáo xứ Thủ Thiêm đã hân hoan dâng thánh lễ tạ ơn mừng 150 năm thành lập giáo xứ.

Đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ một cách trang trọng. Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã cắt sợi chỉ nhỏ để những trái bong bóng nhiều mầu tung bay lên trời như hòa chung niềm vui của giáo xứ, của mọi người tham dự hôm nay, làm một.

Trước thánh lễ, cha chánh xứ GB. Lê Đăng Niêm đã trân trọng đọc sắc lệnh được phép khai mạc năm thánh vào ngày 23/5/2009 và bế mạc vào ngày 28/6/2010 của Tòa Thánh ban cho giáo xứ Thủ Thiêm; và theo đó cộng đoàn giáo dân và những người tham dự được lãnh Ơn Toàn Xá khi tham dự những cử hành thánh trong thánh lễ khai mạc và bế mạc, những Chúa nhật cuối tháng, lễ bổn mạng giáo xứ Phêrô và Phaolô, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Chúa Giáng Sinh và lễ thánh Giuse.

Trong thánh lễ, Đức Hồng y đã ngỏ lời với cộng đoàn Thủ Thiêm về đạo làm con Thiên Chúa và đạo làm người trong xã hội. Nếu chữ HIẾU đứng đầu trong đạo làm người thì cội nguồn tổ tiên số 1 chính là CHA TRÊN TRỜI; cần cầu nguyện xin ơn Chúa giúp sức cho chúng ta biết làm tròn bổn phận làm con Thiên Chúa…Chúng ta nhận được những quà tặng của Thiên Chúa thì cách tạ ơn tốt nhất là chia sẻ món quà đó trên đất nước chúng ta. Cụ thể là chia đức tin, vì ƠN ĐỨC TIN đã đến trên đất nước chúng ta 500 năm nay, mà nhiều vị đã phải nỗ lực gieo trồng, nhiều vị khác đổ máu làm chứng nhân,còn chúng ta thì phải tuyên xưng và rao giảng Tin Mừng.

Đức Hồng y còn có những lời chúc tốt đẹp cho cha sở, cha phó, Hội Đồng Mục Vụ và cộng đoàn dân Chúa nơi đây.

Được biết, giáo dân giáo xứ Thủ Thiêm đang phải tản mác vì Nhà Nước đang giải tỏa năm phường để qui hoạch khu đô thị mới. Nhà thờ và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cũng nằm trong khu qui hoạch đô thị đó. Có ý kiến cho rằng, nếu Nhà Nước qui hoạch khu đô thị ở nơi nào, trong đó có nhà thờ hay cơ sở tôn giáo, thì nên bàn hỏi lấy ý kiến của nhiều người trong khu vực và bàn bạc với Tòa Giám Mục có liên quan đến khu vực đó thì hay nhất.

Một giáo xứ thăng trầm theo thời gian và công việc

http://vietcatholic.org/pics/90522ThuThiem2.jpg Có thể nói giáo xứ Thủ Thiêm trong chặng đường 150 năm đã qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành; 1859 đến 1873
- Giai đoạn xây dựng và củng cố: 1784 đến 1917
- Giai đoạn trưởng thành: 1917 đến 1953
- Giai đoạn phát triển: 1953 đến 2002
- Giai đoạn hiện nay.

Thật vậy, giáo xứ Thủ Thiêm chỉ có 4.000 giáo dân, nhưng cha sở Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm và cha phó Laurensô Hoàng Bá Quốc Huy phải giúp phần thiêng liêng cho hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là một cộng đoàn độc lập nằm trong ranh giới xứ đạo; một nhà nguyện nằm dọc theo con đường cạnh bờ sông Sài Gòn cách giáo xứ 3 km, và còn công việc mục vụ cho giáo dân ở làng phong Thanh Bình.


http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem13.JPG


Giáo xứ Thủ Thiêm qua chặng đường dài đến nay đã có những nếp sinh hoạt quen thuộc như bao xứ đạo lâu đời khác. Với những mốc điểm về thời gian như thế cho thấy giáo xứ được hình thành và lớn lên từng ngày trong tình thương của Thiên Chúa Quan Phòng, cộng với bao nhiêu công khó của các bậc tiền nhân, quí cha và quí tu sĩ đến phục vụ nơi đây và không thể quên công lao của quí ân nhân chung tay hy sinh vất vả.


Maria Vũ Loan

conchien
24-05-2009, 05:20 PM
Cám ơn pethoang về bài này! đọc tiểu sử hình thành của Giáo xứ , tôi chợt nhớ lại hồii còn rất nhỏ đã 1 lần cùng gia đình đến giáo xứ này 1 tai nạn cũng là 1 kỷ niệm tôi bị trượt chân té và gãy tay phải băng bó!Đọc bài này ký ức trong tôi chợt quay về mới đây mà đã mấy chục năm!Nhân kỷ niệm 150 năm thànhlập , nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng luôn gìn giữ Cha Xứ và cộng đồng Dân Chúa của Ngài trong bình an

Rocky
27-05-2009, 10:18 AM
http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem7.JPG
http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem1.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem5.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem3.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem6.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem2.JPG



http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem8.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem15.JPG
http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem13.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem12.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem11.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem10.JPG


http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem17.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem18.JPG



http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem20.JPG



http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem25.JPG

http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem21.JPG




http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem24.JPG
http://catholicvideo.org/Albums/90522ThuThiem23052009/Pics/90522ThuThiem23.JPG

cafeda2009
06-09-2009, 09:57 AM
Thăng trầm của một xứ đạo




Maria Vũ Loan


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhPX.jpg


Có một số nhà thờ ở vùng Chợ Lớn, thuộc Giáo hạt Chợ Quán, dù có những sinh hoạt sống động như nhiều xứ đạo khác nhưng hình như vẫn có một nét thầm lặng hơn những nơi khác. Nhà thờ Phanxicô Xaviê lại có một nhịp sống đặc biệt trong khi tuần có cử hành Thánh lễ tiếng Việt, tiếng Hoa và nhà thờ này gắn liền với chặng đường lịch sử của người Hoa Công giáo sống tại vùng Chợ Lớn, Việt Nam.

Chặng đường hình thành và phát triển Giáo xứ Phanxicô Xaviê

Trước đây, giảng đạo cho người Hoa là một việc mà Giáo phận Đàng Trong có quan tâm đến. Vì thế, vào năm 1865, một linh mục của Hội Thừa Sai Paris là cha Philippe, thuộc Giáo phận Quảng Đông đã đến thành lập một nhà thờ đầu tiên cho người Hoa tại Chợ Lớn, dù lúc đó chỉ có khoảng hơn mười người Hoa Công giáo định cư tại đây.

Ban đầu, người ta gọi là Nhà thờ Thanh Nhân, nghĩa là người Thanh, vì lúc đó ở Trung Hoa đang là triều đại Mãn Thanh. Một ngày nọ, Thống đốc Nam Kỳ thăm vùng Chợ Lớn, thấy ngôi nhà thờ bé nhỏ, nghèo nàn, ông ra lệnh dùng ngân quỹ Nhà Nước dể xây nhà thờ thứ hai, trên thửa đất rộng hơn và cách đó không xa. Đó là nhà thờ thứ hai ở Chợ Lớn và cũng là nhà thờ duy nhất dành cho người Hoa ở xứ Nam Kỳ.

Nhà thờ Thanh Nhân (nhà thờ thứ hai, năm 1866)

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre, Giám mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn 40 người, nên đã quyết định cử cha Phanxicô Xaviê Tam Assou (đọc theo tiếng Hán là Đàm Á Tô) là người Hoa biết đủ loại tiếng Trung Quốc, vào Chợ Lớn để làm hồi sinh lại lòng đạo. Cha mua khu đất rộng đẹp ngay trung tâm Chợ Lớn và khởi sự xây dựng nhà thờ mới, chính là ngôi thánh đường Phanxicô Xaviê hiện nay.

Những con số đẹp

Vì nhà thờ được hình thành từ cuối thế kỷ 19 nên những con số đầu tiên phải là những con số về thời gian gắn liền với những biến cố đặc biệt của giáo xứ:

Năm 1934 cha Tam qua đời. Từ đó giáo xứ xuống dốc, giáo dân bỏ đạo cũng đông. Mãi đến 1952, các cha thừa sai Paris từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang mới bắt đầu khởi sắc lại.

Năm 1960 đã có một tiểu chủng viện dành cho người gốc Hoa tại Sài Gòn. Năm 1960 tiểu chủng viện đặt tại Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình (đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1). Năm 1963 xây tiểu chủng viện mới ở Phú Lâm (nay là 54, Kinh Dương Vương, Quận 6).

Năm 1963 thầy phó tế Stêphanô Trần Đạt Minh, giáo phận Hồng Kông chịu chức linh mục tại khuông viên nhà thờ; sau đó trở thành linh mục phụ tá từ năm 1963 đến 1975.

Năm 1972, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn bản Quy chế Hội Đồng Giáo Xứ Nhà thờ Phanxicô Xaviê gồm 9 chương.

Năm 1974 thầy Stêphanô Huỳnh Trụ, phó tế đầu tiên của họ đạo, được thụ phong linh mục ngay tại khuông viên nhà thờ.

Nhưng những con số sau đây của giáo xứ mới thật sự đẹp, chính là các cơ sở tôn giáo do quý cha sở Phanxicô Xaviê đã dầy công gầy dựng. Đó là:

Năm 1952, cha sở Robert Lebas mở Nhà nguyện Đức Bà Hòa Bình, nay trở thành Giáo xứ Đức Bà Hòa Bình.

Năm 1953, cha Joseph Guimet mở thêm Giáo điểm Bình Tây, nay là Giáo xứ Bình Phước.

Năm 1962, cha Joseph Guimet mở thêm Giáo điểm Phú Lâm, một nhà thờ dành cho giáo dân Hoa và Việt, nay là Giáo xứ Chúa Hiển Linh.

Năm 1968, cha Joseph Guimet xây một nhà thờ trên đường An Bình, nay trở thành Giáo xứ Thánh Giuse. Cũng năm ấy Gabriel Lajeune mua thêm đất dựng hai nhà nguyện, nay thuộc Giáo xứ Bình Thới.

Năm 1974 xây nhà nguyện cho giáo dân người Hoa trong địa giới Giáo xứ Hiền Hòa, Giáo phận Xuân Lộc.

Ngoài ra, giáo xứ còn khá nhiều đất đai mà nay đã trở thành những công trình chung của xã hội. Cũng cần nhắc lại, năm 1974, Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn tái xác nhận: “Các linh mục thuộc giáo xứ Phanxicô Xaviê có nhiệm vụ đặc biệt lo thăm viếng các giáo hữu Việt gốc Hoa trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời giúp các giáo phận về những vấn đề có liên quan đến việc truyền giáo của người Việt gốc Hoa, như đã được Hội Đồng Giám Mục Miền nam Việt Nam thông qua hồi năm 1965”. Vì thế, đến thời điểm năm 1975, riêng số giáo dân người Hoa trong giáo xứ đã lên đến 8.000, trong đó có 17 đại chủng sinh, 32 tiểu chủng sinh, 2 dòng tu Gioan Tẩy Giả và Têrêsa, 1 tiểu chủng viện, 1 trung tâm công giáo người Hoa, 3 nhà nguyện, 3 trường trung học, 4 trường tiểu học, 120 căn nhà cho thuê, 1 trường giáo lý hàm thụ, 1 tờ nguyệt san thông tin, 1 nhóm phát thanh viên giáo lý và 1 đội ngũ giáo lý viên nhiệt thành đi truyền giáo khắp các tỉnh.

Theo dòng thời gian những con số cũng thăng trầm theo biến cố của giáo xứ.

Một giáo xứ sinh động giữa vùng Chợ Lớn.

Có đến thăm giáo xứ Phanxicô Xaviê mới thấy đây là nhà thờ có nhiều đoàn thể và sinh hoạt sống động dù chỉ tròm trèm 3.500 giáo dân. Việc sinh hoạt phụng tự tổ chức nhiều giờ, sinh hoạt bồi dưỡng đức tin cũng được tổ chức qua các khóa học. Trong sinh hoạt xã hội từ thiện, ngoài việc phát thuốc, giúp đỡ người nghèo, giúp học bổng cho học sinh, giúp đỡ trại cùi Phước Tân, xây nhà tình thương… giáo xứ còn cho giáo dân mượn vốn không lấy lãi, số tiền đủ để làm vốn buôn bán nhỏ; nhiều gia đình đã qua cơn túng cực nhờ vốn vay đó.

Hay nhất là giáo xứ có một nhà tang để phục vụ giáo dân miễn phí, một nhà sách Công giáo. Nhưng vui và lạ nhất là trong khuông viên nhà thờ có một căn-tin phục vụ giáo dân sau Thánh lể sáng Chúa Nhật, nhiều người có dịp trao đổi câu chuyện khi ngồi ăn bánh uống nước. Và “hiện đại” hơn là hằng năm vào những dịp lễ quen thuộc, giáo xứ còn tổ chức ngày Valentine cho giới trẻ.

Ngoài những sinh hoạt trên, giáo xứ còn có những sinh hoạt đặc thù, từ xa xưa mang tính văn hóa và đức tin Công giáo. Thí dụ Mồng Một Tết, sau Thánh lễ đầu xuân, cha xứ phát quýt cho tất cả giáo dân dự lễ. Quýt có nghĩa là “cát tường”, cho quýt tức là cầu chúc may mắn. Mồng Hai Tết có nghi thức tế tổ: bàn thờ tổ tiên được đặt ngay bên trong nhà thờ có bày biện hoa quả, nhang đèn. Cha chánh xứ và những người đại diện vái tổ tiên và đọc điếu văn.

Nhìn chung, mọi sinh hoạt đều có sự tham dự của cả người Việt lẫn người Hoa nhung không hề có sự chia rẽ hay cục bộ. Trái lại, giáo xứ thực sự là một cộng đồng sống hòa thuận và yêu thương nhau, chuyên cần cầu nguyện, sốt sắng trong việc phụng vụ, tích cực hòa mình vào nhịp sống của xã hội qua việc từ thiện bác ái; phục vụ đồng bào và đồng đạo cả về tinh thần lẫn vật chất. Giáo xứ rất tự hào về tinh thần đoàn kết của hai dân tộc Việt và Hoa nơi đây.

Nhân chứng một chặng đường dài

Ngày 19.7.1976, tất cả các cha thừa sai bị trục suất khỏi Việt Nam, cha Stêphanô Huỳnh Trụ được bổ nhiệm làm chánh xứ. Chặng đường thăng trầm của giáo xứ từ đó đến nay được linh mục chánh xứ lèo lái trong khó khăn. Cha chánh xứ là một linh mục người Hoa, sinh tại Chợ Lớn, học tại Tiểu chủng viện Phú Lâm. Cha là người cuối cùng ở Việt Nam sang học Thần học và Triết học tại Chủng viện Pénang – một nơi đào tạo linh mục dành cho các chủng sinh ở Châu Á.

Coi giáo xứ được hai năm, Nhà nước đánh tư sản, cha được đi học tập hai năm rưỡi rồi lại trở về làm chánh xứ giáo xứ này. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn đó, khi nhà nước không cho các hội đoàn hoạt động trong nhà thờ, cha liền mở một hợp tác xã cói mây, chuyên sản xuất các giỏ lát và các đồ dùng bằng sợi cói hoặc mây. Hợp tác xã này qui tụ hơn 70 người, thế là nhà thờ vẫn đông vui. Vì nhà nước chỉ cho mỗi nhà thờ có một ban hát và một ban giúp lễ nên thanh niên và thiếu nhi có mặt đầy đủ trong hai tập thể đó, như vậy các thành phần Dân Chúa cũng được quây quần đầy đủ tại nhà thờ và uy tín của cha ảnh hưởng đến rất nhiều giáo dân.

Năm 1978, 10 đại chủng sinh gốc Hoa bị trục xuất khỏi Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn; Tiểu chủng viện Thánh Carôlô, Phú Lâm bị giải tán, người Hoa không còn được chấp nhận vào đại chủng viện nữa; sau đó nhiều năm, khi việc ấy được chấp nhận thì người Hoa ở Chợ Lớn không còn bao nhiêu, nhiều gia đình giàu có hoặc khá giả đi tìm chân trời mới ở quốc gia khác, thế nên số giáo dân của giáo xứ ở thời điểm 1974 là 8.000 người thì đến nay chỉ còn 3.500 giáo dân, đa số là nghèo với việc buôn bán nhỏ.

Vì là một linh mục người Hoa nên cha đã hiểu, cảm thông, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng và giúp những giáo dân ở đây thấm cách sống Tin Mừng từng bước. Một vị linh mục gắn bó trên ba mươi năm tại một giáo xứ với biết bao buồn vui cùng các giáo dân đồng hương cũng là một ơn gọi riêng trong đời linh mục.

Một chút suy tư

Nhìn những con số và hành trình 144 năm của giáo xứ với 40 linh mục đến đây phục vụ, người ta mường tượng được một hình ảnh trong quá khứ. Đó là mảnh đất được chọn để rao giảng Tin Mừng. Hạt giống Tin Mừng được nhân lên từ ân sủng Chúa Thánh Thần và lòng nhiệt thành của các linh mục thừa sai cùng quý linh mục tại Việt Nam, đã hiện diện để phục vụ nơi đây. Mảnh đất tốt và hạt giống tốt đã để Thiên Chúa được vung tay cho mọc lên hoa trái thiêng liêng nơi vùng Chợ Lớn sầm uất này.



(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
09-09-2009, 04:34 PM
Lược Sử Giáo xứ Nam Thái



50 Năm


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NamThai.jpg

Hình thành và phát triển


1.GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP TRẠI ĐỊNH CƯ:

Theo tinh thần Hiệp định Geneve được ký tại Thụy Sĩ ngày 20/7/1954, một số đồng bào Miền Nam ra định cư ở Miền Bắc và một số đồng bào Miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Năm 1954 khu đất Giáo Xứ Nam Thái hiện nay là một khu đất bỏ hoang, chỉ có một căn biệt thự liền vào một dãy nhà trệt 7 gian sát nhau. Căn biệt thự và dãy nhà này là của vợ chồng một sĩ quan Pháp đã hiến cho tòa Giám Mục Sài Gòn trước khi về nước.

Ngày 16/08/1954 CHA GIÁO ĐA-MINH VŨ ĐỨC TRIÊM Chánh Xứ Cổ Việt Địa Phận Thái Bình cùng một số con chiên di cư vào Sài Gòn, sang Hố Nai (Biên Hòa) và đến ngã ba Ông Tạ vào trung tuần tháng 9 năm 1954. Cha và các con chiên đã tạm cư tại căn biệt thự nói trên theo sự chấp thuận của Tòa Giám Mục.

Sau đó ít lâu, bà con gốc Giáo xứ Cổ Gia quê hương các nơi đã báo tin nhau xin tạm cư ngày càng đông, vì thế Cha Giáo đã lên Tòa Giám Mục xin đất định cư và đã được Tòa Giám Mục dành cho 03 mẫu đất ruộng thuộc Sở Hưu Dưỡng Chí Hòa quản lý ở khu Tân Việt hiện nay.

Đúng 4 giờ sáng ngày 22/01/1955, Cha giáo dâng Thánh lễ tạ ơn tại căn biệt thự trước khi dẫn đoàn chiên Giáo Xứ Cổ Việt lên lập nghiệp tại Tân Việt. Khu vực tạm trú này Ngài giao lại cho Đồng Hương Cổ Gia, bà con mua lại một số căn nhà của giáo dân gốc Cổ Việt và những vườn rau của đồng bào địa phương để làm nhà và lập trại định cư do ông VŨ ĐÌNH HÀO làm Trưởng Trại và ông PHẠM VĂN NHƯỠNG làm thư ký hành chánh. Về phần thiêng liêng Cha giáo nhờ CHA HUÂN trại Nam Hòa coi sóc.

2.GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH NHÀ THỜ TẠM:

Đầu năm 1956, Cha giáo cùng quý cụ cao niên các ban ngành họp bàn quyết định việc bầu Ban Hành Giáo và xin thành lập Giáo Xứ. Sau khi tiến hành bầu Ban Hành Giáo hội nghị đã nhất trí đặt tên cho giáo xứ là NAM THÁI với ý nghĩa kết hợp hài hòa (Nam là Nam Định và Thái là Thái Bình).

Một thời gian sau, Tòa Giám Mục chính thức công nhận Giáo Xứ Nam Thái và Cha Xứ tiên khởi được gởi đến chăm sóc đoàn chiên là linh mục BATÔLÔMÊÔ NGUYỄN QUANG VINH (CHA CHÍNH ÂN). Ngài cho sửa sang lại căn biệt thự làm nhà nguyện nhưng vì đau yếu, ngài chỉ ở được một thời gian và chuyển đi nơi khác dưỡng bệnh.

Từ năm 1957 đến năm 1960 Cha Cố GIUSE PHẠM THANH NHÂN được Tòa Giám Mục chỉ định coi sóc Giáo Xứ. Năm 1958 ngài cho xây ba gian cuối áp sát vào nhà nguyện làm thành nhà thờ vào dịp mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi tháng 10 năm 1958. Sau đó Cha Xứ cho thành lập các đoàn thể gồm:

- DÒNG BA ĐAMINH + HIỆP HỘI THÁNH MẪU + HỘI CON CÁI ĐỨC MẸ

- NGHĨA BINH THÁNH THỂ + CA ĐOÀN

Từ năm 1960 đến năm 1967 linh mục GIUSE LAI HỮU CHÍ được chuyển đến đảm nhận Giáo Xứ. Trong thời gian này Hội Đồng Giáo Xứ được thành lập có 05 khu họ.

Đầu năm 1961 Cha Xứ cho dỡ bỏ căn nhà nguyện và xây thêm 04 gian đầu áp vào 03 gian cũ hình thành ngôi Thánh đường Giáo Xứ Nam Thái. Đồng thời nhà xứ và trường học bằng gỗ lợp ngói cũng được hình thành trong thời gian này.

Ngày 14/06/1967 nhân dịp mừng Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cộng đoàn Nam Thái hân hoan đón mừng linh mục ANTÔN TRẦN VĂN BẬT được bổ nhiệm dẫn dắt đoàn chiên. Mở đầu Ngài cho bầu lại ban Hành Giáo và các khu họ, đồng thời tiến hành chấn chỉnh các đoàn thể.

Vào dịp Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo ngày 19/10/1969 Đức Giám Mục Giáo Phận đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Trụ Sở Giáo Dục Trường Tiểu Học TÊRÊSA phục vụ việc học tập của con em trong giáo xứ và cũng là địa điểm sinh hoạt của các đoàn thể công giáo tiến hành . Sau đó Cha Xứ cho thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể theo sinh hoạt của Giáo phận và hoàn thiện các Đoàn thể công giáo tiến hành.

Vào năm 1970 đáp ứng nhu cầu mục vụ của Giáo Xứ cần thiết phải có tiếng chuông ngân vang thay thế tiếng chuông điện cũ kỹ. Với lòng hảo tâm của các qúy vị ân nhân. Cha xứ đã đặt mua một bộ chuông đồng tại Pháp, ĐỨC CHA PHỤ TÁ PHANXICOXAVIE TRẦN THANH KHÂM đã về làm phép bộ chuông. Sau khi công việc xây dựng gác chuông đã hoàn thành, ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHALÔ NGUYỄN VĂN BÌNH đã đến thăm Giáo Xứ và dâng lễ tạ ơn khánh thành gác chuông một trong niềm vui sướng của đoàn chiên Chúa.

Ngày 20/05/1974 Giáo Xứ vui mừng đón nhận linh mục PHAOLÔ BÙI VĂN PHỔ được sai đến để cùng CHA CỐ ANTÔN điều hành Giáo Xứ. Tháng 4 năm 1975 đất nước thống nhất hai miền Nam Bắc và đến năm 1976, mỗi Giáo Khu cử ra một người tham gia vào Ban Đại Diện Giáo Xứ.

3. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG MỚI:

Đầu năm 1992, dưới sự chỉ đạo của Cha Xứ, Hội Đồng Giáo Xứ tiến hành tái lập các Đoàn Thể Công Giáo trong Giáo Xứ. Đây là bước đầu xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn mỗi tín hữu trong cộng đoàn, chuẩn bị cho công việc xây dựng ngôi thánh đường bằng gỗ đá sau này.

+ HUYNH ĐOÀN ĐAMINH là Hội Đoàn kỳ cựu của Giáo Xứ được thành lập trước năm 1975 vẫn tiếp tục tồn tại. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1993, Giáo Xứ tiếp tục hình thành và xây dựng các đoàn thể khác gồm HỘI GIA TRƯỞNG (TỨC HỘI THÁNH TÂM), HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO, GIỚI TRẺ, BAN GIÁO LÝ.

Ngày 13/06/1993 là ngày hội lớn của cộng đoàn dân Chúa Giáo Xứ Nam Thái Kính Thánh AnTôn mừng bổn mạng Cha Cố và tạ ơn mừng Ngân Khánh Linh Mục Cha Phó Phaolô Bùi Văn Phổ. Trong tâm tình tạ ơn Chúa, Cha Phaolô đã bày tỏ lòng biết ơn Cha Cố và cộng đoàn. Ngài xin dành số tiền mừng lễ đóng góp vào qũy Tái Thiết Thánh Đường.

Ngày 13/10/1993 nhân dịp Lễ Đức Mẹ Fatima, Giáo Xứ phát động việc chuẩn bị xây dựng Thánh đường mới. Trong cuộc họp khoáng đạt của Giáo Dân dưới sự chủ tọa của hai Cha, “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG” của Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo Xứ Nam Thái đã biểu lộ quyết tâm xây dựng Ngôi Thánh Đường mới mà người đã mong mỏi từ trước năm 1975.

Ngay sau đó, Ban Thường Vụ Hội Đồng Giáo Xứ đã lập thủ tục xin phép xây dựng Thánh đường và đã được Giáo phận cùng các cấp Chính Quyền chấp thuận. Từ đó đã dấy lên phong trào tiết kiệm để xây dựng Thánh đường, đầu tiên là Phong Trào Kế Hoạch Nhỏ của các cháu Thiếu Nhi đến Phong Trào Nuôi Heo Đất của Giới trẻ. Từ việc tiết giảm cà phê thuốc là của Qúy Ông Gia Trưởng đến việc chi tiêu dè sẻn của Qúy Bà Hiền Mẫu.


“TẤT CẢ VÌ NGÔI THÁNH ĐƯỜNG THÂN YÊU”


Ngày 03/12/1993 Giáo Xứ vui mừng vì nhận được giấy phép của Sở xây dựng TPHCM cấp phép xây dựng với tổng diện tích 667 mét vuông.

Ngày 08/12/1993 nhân dịp MỪNG LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, cộng đoàn Nam Thái hân hoan đón mừng ĐỨC GIÁM MỤC BATÔLÔMÊÔ NGUYỄN SƠN LÂM chủ tế dâng Thánh Lễ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN Xây Dựng Ngôi Thánh Đường Mới.

Ngày 01/01/1994 Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng Kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được Qúy Cha dâng lễ trọng thể, hợp cùng toàn thể đoàn chiên phó thác công trình xây dựng Giáo Xứ lên Mẹ Maria quan thày che chở. Sau Thánh Lễ, các hạng mục công trình bắt đầu khởi công xây dựng.

Trong thời gian xây dựng Thánh đường, việc hiệp dâng Thánh Lễ hằng ngày được tạm dời vào sân đài Đức Mẹ Lộ Đức Giáo Khu 2. Song song đó các phong trào hy sinh cầu nguyện, phong trào lao động công ích được mọi người mọi giới hưởng ứng nhiệt tình đã góp phần giúp công trình được hoàn thiện nhanh chóng.

Đúng 08h00 ngày 20/07/1994. Trong bầu không khí trang nghiêm và ấm cúng của buổi LỄ THƯỢNG KÈO, Cha Cố AnTôn chính thức làm phép các vỉ kèo trong lời kinh nguyện ngân vang của cộng đoàn tại công trường xây dựng Giáo Xứ. Vào lúc 08h30 vỉ kèo đầu tiên đã được thượng lên đỉnh nóc trong tiếng vỗ tay reo hò mừng vui của đoàn chiên Chúa.

Ngày 15/08/1994 Thánh Lễ tạ ơn mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, quan thày của Giáo Xứ được hiệp dâng trọng thể tại gian Cung Thánh ngôi Thánh Đường mới được hoàn thiện xong phần thô. Từ đây việc dâng lễ hằng ngày được cử hành tại Thánh Đường Giáo Xứ.

Vào trung tuần tháng 9 năm 1994 trong phiên họp Hội đồng Mục vụ mở rộng, sau khi bàn bạc, hội nghị đã biểu quyết nhất trí xây dựng thêm Nhà Xứ phục vụ cho việc sinh hoạt của các lớp Giáo lý và các Đoàn Thể.

Ngày 01/01/1995 trong niềm hân hoan mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cộng đoàn Giáo Xứ vui mừng đón ĐỨC GIÁM MỤC BATÔLÔMÊÔ NGUYỄN SƠN LÂM chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn KHÁNH THÀNH NGÔI THÁNH ĐƯỜNG MỚI.

“TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN”, với lòng hảo tâm của các qúy vị ân nhân xa gần cùng với sự chắt chiu của Cộng Đoàn Dân Chúa, từ khởi sự đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa và sự quan phòng của Mẹ Maria. Vào thời điểm này, Cha Phaolô đã thay mặt Cha Cố cùng với Hội Đồng Giáo Xứ đến thăm hỏi từng gia đình, đồng thời cho lập Sổ Nhân Danh mới trong toàn xứ.



TỔNG KẾT SỐ NHÂN DANH VÀO NĂM 1995 : 2463


Ngày 15/08/1996 Nhân Dịp Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng quan thày Giáo Xứ, Hội Đồng Mục Vụ thay mặt Gia Đình Giáo Xứ tổng kết quá trình thành lập và phát triển Giáo Xứ trong 40 năm qua. Với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Thiên Chúa đã ban nhiều hồng ân xuống các gia đình qua bàn tay quan phòng của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Chính tình yêu Chúa Kitô đã thôi thúc các Đấng chủ chăn quyết định xây dựng Giáo xứ về cả tâm hồn lẫn vật chất cùng với tinh thần đoàn kết của cộng đoàn quyết tâm xây dựng Giáo Xứ trở thành một tổ ấm gia đình hiệp nhất - yêu thương - bác ái - nhiệt thành .

Ngày 13/06/2000 Trong không khí trang trọng của Năm Thánh 2000 và Kính Thánh AnTôn, cộng đoàn dân Chúa Hân Hoan Mừng Kim Khánh Linh Mục – Thượng Thọ Bát Tuần Cha Cố ANTÔN TRẦN VĂN BẬT cùng hiệp thông Tạ Ơn Kỷ Niệm 32 năm Linh Mục Cha PHAOLÔ BÙI VĂN PHỔ đặc biệt có sự hiện diện của ĐỨC GIÁM MỤC GIUSE TRẦN XUÂN TIẾU Địa Phận Long Xuyên là Nghĩa Tử của Cha Cố, Cha Tổng Đại Diện GP.TPHCM, Cha Hạt Trưởng Chí Hòa, Qúy Cha Nghĩa Tử và Qúy Cha cùng đồng tế dâng Thánh Lễ Tạ ơn trọng thể.

Đầu năm 1994 Cha Cố AnTôn đã từng bước giao một số công việc điều hành Giáo xứ cho Cha Phaolô. Ngày 10/11/2001 Linh Mục Phaolô Bùi Văn Phổ chính thức nhận sứ vụ Linh Mục Chánh Xứ theo Quyết Định Bổ Nhiệm của Tòa Tổng Giám Mục TP.HCM. Thời gian này vì tuổi cao sức yếu Cha Cố đã làm đơn xin nghỉ hưu tại Giáo Xứ và đã được Tòa Giám Mục chấp thuận.

Tháng 12/2002, Cha Xứ cho tái lập sinh hoạt hội LeGio Mariae theo nguyện vọng của một số hội viên kỳ cựu. Đầu năm 2004, đáp lời mời gọi của Giáo phận, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ mời gọi các thầy cô giáo cùng giáo lý viên đã và đang giảng dạy quy tụ nhau thành lập Hội Ái Hữu Giáo chức, chính thức sinh hoạt ngày 15/02/2004. Tiếp nhận chỉ đạo của Giáo Phận ngày 15/02/2006 Cha Xứ chính thức công nhận Ông Hội Trưởng Hội Giáo Chức là một thành viên HĐMV Giáo Xứ.

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG MỤC VỤ:

Theo quy chế của Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, các tên gọi Hội Đồng Giáo Xứ, Ban Hành Giáo, Ban Đại Diện,… được thống nhất tên gọi là HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ.

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ là cánh tay nối dài của Cha Xứ trong việc điều hành dân Chúa sống đạo. Các thành viên Hội Đồng Mục Vụ được cộng đoàn các Giáo Khu bầu chọn vào Ban Thường Vụ và Ban Hành Giáo, cùng với Trưởng các đoàn thể và Trưởng Ca Đoàn, hợp thành Hội Đồng Mục Vụ. Hội Đồng Mục Vụ nhận Thánh Quan Thày Đức Maria Mẹ Thiên Chúa mừng kính vào ngày mồng 1 Tết dương lịch hàng năm. Đây là Thánh Lễ Tạ ơn cầu bình an cho tất cả Quý Chức Tân Cựu HĐMV còn sống hoặc đã qua đời và cầu bình an cho gia đình các Qúy Vị Ân Nhân của Giáo xứ. Hiện nay nhiệm kỳ Hội Đồng Mục Vụ là 4 năm và thánh lễ nhận chức tuyên hứa Hội Đồng Mục Vụ được tổ chức trọng thể vào ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi đầu mỗi nhiệm kỳ.

a) BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ:

Thành phần: Gồm 5 vị đại diện 5 Giáo Khu.
Chức Danh: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 1 thư ký, 1 thủ qũy.

b) BAN HÀNH GIÁO CÁC GIÁO KHU:

Thành phần: Ban Hành Giáo mỗi Giáo Khu gồm 3 vị.
Chức danh: 1 trưởng khu, 1 phó khu, 1 thư ký (kiêm thủ qũy).

c) ĐOÀN THỂ:

Hiện nay Giáo Xứ có 7 đoàn thể gồm:

- HUYNH ĐOÀN ĐAMINH + HỘI THÁNH TÂM + HỘI CÁC BÀ MẸ

- GIỚI TRẺ + BAN GIÁO LÝ

- HỘI LEGIO MARIAE + HỘI GIÁO CHỨC Thành phần: Ban Chấp Hành mỗi đoàn thể gồm 5 vị.

Chức danh: Một hội trưởng, 2 hội phó, 1 thư ký, 1 thủ qũy.

Mỗi đoàn thể thành lập 2 tổ: Tổ Phụng vụ và Tổ Xã hội.

Ban phục vụ gồm: Ban chấp hành, các toán trưởng, các thành viên tổ phụng vụ và xã hội.

d) CA ĐOÀN:

Hiện nay Giáo xứ có 3 ca đoàn

- CA ĐOÀN ĐỨC MẸ MÂN CÔI

- CA ĐOÀN CÊCILIA

- CA ĐOÀN THÁNH GIA (trực thuộc Hội Thánh Tâm và Các Bà Mẹ)

e) HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ:

Thành viên gồm (29 người)

- Ban Thường vụ: 5 vị

- Ban hành giáo các Giáo Khu: 15 vị

- Trưởng đoàn thể: 7 vị

- Trưởng ca đoàn: 2 vị

5. PHẦN ĐỊA GIỚI CỦA GIÁO XỨ HIỆN NAY:

Tháng 10 năm 2005, tiếp nhận chỉ thị của Giáo phận TPHCM, Giáo Xứ Nam Thái chính thức chuyển giao số hộ gia đình thuộc đường Cách Mạng Tháng Tám phía đối diện Thánh Đường Giáo Xứ, gồm:

- Các hộ gia đình Giáo Khu 5 bàn giao về Giáo Xứ Xây Dựng.

- Các hộ gia đình thuộc một phần Giáo Khu 4 cũ bàn giao về Giáo Xứ Xây Dựng.

Đồng thời nhận chuyển giao từ Giáo Xứ An Lạc một số hộ gia đình thuộc Giáo Họ Vicentê thuộc hẻm 175 Phạm Văn Hai.

Vậy hiện nay phần địa giới của Giáo Xứ như sau:

Giáo Xứ Nam Thái nằm trên đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc địa bàn Phường 5 Quận Tân Bình, được giới hạn từ số nhà 100 (đầu hẻm 98) đến số nhà 254 (đầu hẻm Trường Mầm Non Phường 5). Cả hai hẻm trên kéo dài xuống tới đường bờ kênh Nhiêu Lộc.

Vị trí nhà thờ nằm cách ngã ba Ông Tạ khoảng 30m về hướng Sài Gòn
Hướng Đông giáp Giáo Xứ An Lạc

Hướng Tây Bắc giáp Giáo Xứ Thái Hòa

Hướng Nam giáp Giáo Xứ Xây Dựng

Hướng Bắc giáp kênh Nhiêu Lộc và Giáo Xứ Vinh Sơn

Hướng Đông Bắc giáp kênh Nhiêu Lộc và Giáo Xứ Tân Chí Linh

Hướng Tây Nam giáp đường Cách Mạng Tháng Tám.

Vào tháng 3/2006 Cha Xứ phân chia lại ranh giới các Giáo Khu cho hợp lý, theo đó một phần các hộ gia đình thuộc Giáo Khu 2 từ đầu hẻm số 235 Phạm Văn Hai chạy dài về hướng Kênh Nhiêu Lộc Được bàn giao về Giáo họ Vicentê hợp thành Giáo Khu 5 mới (Giáo Khu Vicentê)

Tổng Hợp số Nhân danh tính đến tháng 5/2006 là: 2.141.

Sưu tầm.

cafeda2009
09-09-2009, 04:44 PM
Hình ảnh Giáo Xứ Nam Thái Bổn mạng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NamThai.jpg

Sưu tầm

cafeda2009
21-09-2009, 08:40 AM
Giáo xứ Vườn Chuối: nhà thờ nhỏ, trái tim lớn



WGPSG -- Vào lúc 5 giờ chiều Chúa nhật 13-9-2009, trời Sài Gòn mưa như trút nước. ĐGM Phêrô Nguyễn văn Khảm cùng một số linh mục, tu sĩ, cùng nhiều vị khách đã đội mưa, lội nước, lách mình đi vào những con hẻm chật hẹp để có thể vào được ngôi nhà thờ nhỏ mang tên Nhà thờ Vườn Chuối.

Tại đây, khác hẳn với bầu trời u ám bên ngoài, cộng đoàn dân Chúa Vườn Chuối hết sức hân hoan chào đón vị linh mục tân chánh xứ mới: Cha FX. Bảo Lộc. Thánh lễ nhận chức Chánh xứ được cử hành vào lúc 17:30 với Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng Sài Gòn, cha sở mới, 5 cha đồng tế, nhiều tu sĩ, và cộng đoàn giáo dân.

Sau Thánh lễ là bữa cơm liên hoan, có sự đóng góp văn nghệ tự phát của mọi giới trong giáo xứ. Đức cha Phêrô cũng đóng góp tiếng hát: “Chúa không lầm” và “Con tim đã vui trở lại.”, làm cho bầu khí liên hoan vui tươi ấm áp hẳn lên.

Sự tham dự tích cực của mọi người trong Tiệc Thánh cũng như Tiệc Agape cho thấy đây quả là một cộng đoàn đẹp.

Lược sử Giáo xứ Vườn Chuối:

Năm 1954 - 1955, trong số đồng bào di cư từ Bắc vào lập nghiệp ở Sàigòn, có một số giáo hữu đến lập cư tại khu vực chợ Vườn Chuối, nay thuộc Phường 4, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, các tín hữu thường đi lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Huyện Sĩ - Chợ Đũi. Theo lịch Địa phận Sàigòn 1956, Chợ Đũi là một trong 21 nhà thờ có linh mục, trước khi thành lập các giáo xứ di cư.

Sau một thời gian, một số phụ huynh nhận thấy con cái mình gặp trở ngại trong việc di chuyển để đi lễ và học giáo lý... nên giáo dân ước ao được sinh hoạt phượng tự gần nơi cư ngụ của mình hơn. Làm thế nào thoả mãn khát vọng chính đáng nầy?

Trước hết, cần họp mặt nhau để cầu nguyện và xây dựng.

Một số gia trưởng trong đó có các ông Gioan Trần Hữu Bích (+), Nguyễn Văn Ngọ, Nguyễn Văn Điều, Vũ Văn Dực (+), Vũ Quốc Tuân (+), Phạm Vĩnh Tuy, Trần Duy Hùng (+), Nguyễn Văn Hải (+), Trương Văn Giáo, Giuse Maria Trần Kim Phát tìm cách liên lạc các giáo hữu cư ngụ tại khu vực chợ Vườn chuối
- Cao Thắng.

Sự qui tụ đầu tiên diễn ra trong tháng Mân côi năm 1955. Nhà cụ Gioan Trần Hữu Bích, số 404/77 Nguyễn Đình Chiểu (trước là Phan Đình Phùng) là địa điểm hội họp đầu tiên. Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được rước đi từng gia đình để mời gọi các tín hữu hiệp thông trong kinh nguyện dưới sự đùm bọc của Đức Mẹ. Sau một ngày lao động, các gia đình luân phiên nhau đón Đức Mẹ vào mỗi tối để cùng Mẹ ca tụng Chúa và cầu xin Chúa đáp ứng những nhu cầu của đời sống thường nhật. Chính Mẹ Maria đã liên kết những người con của Mẹ lại với nhau để dẫn đến Chúa Kitô. Nhờ đó, giáo dân ngày càng gắn bó mật thiết với nhau và với Chúa hơn. Hiệp nhất trong kinh nguyện, đồng tâm trong ý muốn xây dựng nơi thờ phượng Thiên Chúa, dù đời sống vật chất còn chật vật, các giáo dân đã chung góp tài chánh, và làm đơn xin Cha sở Chợ Đũi Carôlô Lê Văn Nhơn cho mua một căn nhà làm nhà nguyện.

Sau một thời gian cứu xét, năm 1956, Cha Sở nhà thờ Chợ Đũi đồng ý và giúp đỡ mua nhà để làm nhà nguyện cho bổn đạo. Căn nhà nhỏ đầu tiên ấy là một phần của nhà nguyện hiện nay. Bấy giờ, chỉ là một mái nhà tranh đơn sơ được chống đỡ trên các cây cột gỗ, giữa những ngõ hẻm sình lầy. Những khi trời mưa, giáo dân phải che dù, mặc áo mưa tham dự Thánh Lễ.

Ngày 14 tháng 3 năm 1957, Cha Sở mua tiếp căn nhà số 202 xóm Phú Thạnh đường Phan Đình Phùng cũ, thuộc quyền sở hữu của bà Phùng Thị Hưởng. Diện tích nhà nguyện ban đầu được nới rộng thêm 5m x 10m= 50m2 . Đây chính là 1/2 gian nhà hội hiện nay, với cửa chính hướng về hẻm 205 CMT8.
Họ Đạo nhận Đức Mẹ Hòa Bình làm danh hiệu và mừng bổn mạng vào ngày 1/1 hàng năm.

Nhà thờ giáo xứ Vườn Chuối hiện toạ lạc tại 199/40/6 Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3, TP.HCM.

Dân số Phường 4, Quận 3 (phường có đông dân cư nhất của quận): gần 24.000 người.

Giáo dân Công giáo: 1.412, Nam : 636 và Nữ :776 (tính đến tháng 6/2009).

Trong địa bàn giáo xứ có Bệnh viện Bình Dân và chợ Vườn Chuối.

Các cơ sở tôn giáo khác :

1. Chùa Phật Đà, 362/48 Nguyễn Đình Chiểu

2. Chùa Từ Minh, 43/4 Cư Xá Đô Thành

3. Phật Bửu Tự, 80A Cao Thắng

4. Chùa Huệ Quang, 524/6 Nguyễn Đình Chiểu

5. Tam Tông Miếu, 82A Cao Thắng

6. Phước Quang Tự, 353/52 Điện Biên Phủ

Một nhà thờ nhỏ bé nằm giữa nhiều ngôi chùa và cơ sở thờ phượng của các tôn giáo khác. Rất nhiều giáo dân phải gửi xe ở chùa để có thể yên tâm vào nhà thờ của Chúa để dự lễ, nên trong Thánh lễ nhận chức của cha tân chánh xứ, Đức cha Phêrô đã nhắc lại câu nói đùa: “Tại đây, không ai đến được với Chúa nếu không qua chùa!”

Cộng đoàn dân Chúa Vườn Chuối đã sống rất hài hoà với các tôn giáo bạn ở đây. Và đây cũng là môi trường rất tốt để cha sở mới, vốn là cha giáo phụ trách “Đối Thoại Liên Tôn” thể hiện chuyên môn của mình. Sống như một hạt men bé nhỏ trong một môi trường đặc biệt như thế, cộng đoàn Vườn Chuối quả đã giống như ngôi giáo đường của mình: nhà thờ nhỏ với một trái tim lớn!


(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-09-2009, 08:48 AM
Giáo xứ Bến Hải: Vũng Bèo xưa và nay



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BenHai.jpg


http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ben%20hai.jpg
Lược sử giáo xứ Bến Hải

Nhà thờ Bến Hải tọa lạc tại số 332/60 đường Dương Quảng Hàm, phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Giáo xứ Bến Hải được thành lập năm 1956. Trải qua năm tháng chiến tranh, ngôi thánh đường vẫn sừng sững theo năm tháng trôi qua nơi miền đất trên bến dưới thuyền, dù rằng nay thuyền chẳng còn, nhưng nước vẫn mênh mông. Lịch sử thăng trầm của giáo xứ Bến Hải gắn liền với công lao của Quý Cha cố, Quý Cha tiền nhiệm và mọi người trên khắp miền đất nước từ 54 năm qua.

Năm 1956, cha già cố Giuse Maria Nguyễn Kế Phú đưa một số giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng về miền đất lúc ấy được gọi là “Vũng Bèo”, có các bến như Bến cát, bến tắm ngựa, bến Tàu…xây dựng ngôi thánh đường nhỏ bé và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Đó là tiền thân giáo xứ Bến Hải ngày nay.

Sau chiến tranh, Bến Hải nay đã dần dần đô thị hóa, bỏ lại sau lưng những hoang vu và vắng lặng sau lũy tre làng. Năm 1982, Cha Gioan Baotixita Gioan Baotixita Nguyễn An Hòa xây dựng và nâng cấp lại ngôi thánh đường: vì kèo sắt, tường gạch tô đá rửa, cửa sắt, mười bốn chặng đường Thánh giá…

Năm 1992-1994: Cha Vinh Sơn Trần Văn Hòa nới rộng nhà thờ hai bên cánh gian Cung Thánh, trùng tu gian cung Thánh, mua thêm đất và sửa nhà xứ,… Trong thời gian này giáo xứ đã nhận Đức Mẹ Hồn xác lên Trời là bổn mạng.

Năm 2001 – 2005: Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái nới rộng nhà thờ sang hai bên cánh nam nữ, mua thêm đất chuẩn bị xây nhà thờ mới, làm nhà thờ tạm...

Cha xứ đương nhiệm Giuse Phạm Công Trường tiếp tục công trình xây dựng nhà thờ mới trong hoàn cảnh khó khăn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay ……..

Hiện nay tổng số giáo dân gần bốn ngàn giáo dân, và vào khoảng 2000 di dân xa quê đi làm ăn vẫn cùng sinh hoạt phụng vụ tại giáo xứ. Địa bàn của giáo xứ Bến Hải trải dài trên 3km2, được chia thành bốn giáo họ mang tên: Thánh An-tôn, Thánh Giuse lao động, Thánh Louis, Đức Mẹ Mân côi.

Giáo xứ hiện có 5 vị trong ban thường vụ, và 24 vị trong ban điều hành các giáo họ. Bên cạnh đó còn có các ban ngành đoàn thể như sau: Hội các Bà mẹ Công giáo, Huynh đoàn Đaminh, Hội Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Hội Legio Mariæ, Hội Cầu Nguyện, Hội Lòng Thương Xót Chúa, và bốn Ca đoàn, ban Lễ sinh, Giới Trẻ giáo xứ và Ban kẻ liệt (chăm sóc bệnh nhân).

Đặc biệt đội ngũ giáo lý viên khá hùng hậu gồm có 80 anh chị phụ trách, dạy giáo lý cho 900 em thiếu nhi từ lớp Khai Tâm đến Bao Đồng vào ngày chúa nhật.
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/Graphic1.jpg
Lễ Bổn mạng giáo xứ: Đức Mẹ hồn xác lên Trời

Tiết trời Sài Gòn oi ả vào trung tuần tháng tám báo hiệu cho một ngày đẹp trời, không mưa. Chuẩn bị cho lễ mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời vào ngày 15-8-2009 là muôn màu hoa cùng khoe sắc dâng kính Mẹ của đàn con Bến Hải: ngày trẩy hội hàng năm của giáo xứ nhận Đức Mẹ làm bổn mạng.

Trong ba ngày chuẩn bị, Cha xứ đã nhờ Cha Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, CSsR, giúp mọi người học hỏi nơi Đức Mẹ những đức tính đẹp: vâng lời, khiêm nhu, phục vụ tận tụy...

Trong Thánh lễ đồng tế mừng kính Mẹ Lên Trời, bổn mạng của giáo xứ, được sự chuẩn nhận của Đức Hồng Y Tổng giám mục Tổng giáo phận Gioan Bao tixita Phạm Minh Mẫn, Cha xứ Giuse Phạm Công Trường đã tuyên đọc, tiếp nhận, và trao tác vụ cho mười một Tân Thừa tác viên, đồng thời cám ơn các vị đã đến tuổi nghỉ.

Giáo xứ hân hoan và tiếp tục cầu nguyện cho các Tân Cựu Thừa tác viên luôn can đảm, vững tin, nhiệt thành... Mọi người cũng chia sẻ nỗi băn khoăn, thao thức, trăn trở của cha Giuse chính xứ hiện nay là làm sao xây dựng ngôi Thánh đường còn đang dang dở. Và mọi người cũng luôn nhắm đến việc xây dựng “ngôi đền thờ tâm hồn” của mỗi người ngày càng vững chắc xinh đẹp hơn, một cộng đoàn dân Chúa Bến Hải luôn hiệp nhất, yêu thương, phục vụ…


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-09-2009, 09:44 AM
Giáo xứ Tân Phú Hòa: ra mắt tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhuHoa.jpg


Theo đường Lạc Long Quân về hướng Chợ Lớn, qua giáo xứ Phú Bình đến ngã ba rẽ phải đường Khuông Việt, đi tới chừng 300m, ta đến được cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa.

Thánh lễ, tĩnh tâm giáo hạt, và ra mắt tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ

Hôm nay, ngày 4-8-2009, là ngày ra mắt tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Tân Phú Hòa. Lúc 9 giờ, các linh mục trong giáo hạt Phú Thọ cũng tập trung đông đảo ở đây, vì hôm nay cũng là ngày tĩnh tâm tháng 8.2009 của các cha trong hạt . Các cha đã tĩnh tâm, trao đổi, chia sẻ, và chụp ảnh cá nhân theo yêu cầu của giáo phận.

Lúc 10 giờ, theo sau đám rước Phụng vụ, các cha tiến vào thánh đường. Các tổ chức, đoàn thể và cộng đoàn có mặt rất đông đảo, tham dự trang nghiêm, sốt sắng. Thánh lễ diễn tiến thật trang trọng:

- Mở đầu, ông Hồ Văn Tranh, Chủ tịch HĐMVGX long trọng chào mừng các linh mục tham dự.

- Cha Hạt trưởng, chánh xứ Hòa Hưng phát biểu khai mạc

- Thư kí HĐMVGX giới thiệu thành phần và sinh hoạt của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Tân Phú Hòa

- Trong Thánh lễ, Cha phụ tá giáo xứ Hòa Hưng đọc Phúc âm. Cha Hạt trưởng chia sẻ Lời Chúa, Ngài nhấn mạnh vai trò của các linh mục đối với cộng đoàn, giới thiệu gương mẫu linh mục tiêu biểu của giáo hạt và giáo phận là Cha cố Gioan Baotixita Trần Văn Cừ.

- Thánh lễ kết thúc, các cha nhận những bông hoa tươi thắm của cộng đoàn giáo xứ dâng lên. Sau đó là tiệc liên hoan chiêu đãi.

Sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ Tân Phú Hòa

Số giáo dân hiện nay của Giáo xứ Tân Phú Hòa là 2844. Hội đồng Mục vụ Giáo xứ gồm 25 thành viên, 5 vị trong Ban Thường vụ, và 20 vị còn lại phụ trách 5 giáo khu.

Giáo xứ có: Hội Dòng Ba Cát Minh, Hội các Bà Mẹ Công Giáo, Legio Mariae, Giới trẻ, Giáo lý viên…
Về sinh hoạt mục vụ bác ái, giáo xứ phát tiền cho các học sinh nghèo hàng tháng, thăm và tặng quà cho các cụ neo đơn cơ nhỡ vào dịp Tết và các ngày lễ lớn.

Với sự ra mắt của tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, cộng đoàn Tân Phú Hòa đang mở ra một giai đoạn mới với nhiệt huyết rất cao, mong cộng tác với ân sủng tràn trề của Chúa, để làm vinh danh Chúa và thể hiện tình yêu Chúa trong xã hội Việt Nam hôm nay.

(Nguồn://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-09-2009, 09:49 AM
Giáo xứ Phú Hữu: trên đà đô thị hoá




Sinh hoạt giáo xứ:

Sáng sớm Chúa nhật 13.09.09, trong khuôn viên của ngôi thánh đường giáo xứ Phú Hữu, tuy nhỏ nhưng khang trang, như bừng sáng lên bởi sự nhộn nhịp khác thường. Bên ngoài, cờ xí tung bay; bên trong nhà thờ được trang hoàng, điểm tô bằng những bông hoa rực rỡ. Hôm nay, Phú Hữu đón Đức cha Phêrô, Phụ tá Giáo phận Sàigòn đến thăm và ban Bí tích Thêm sức cho 48 em trong giáo xứ và một em của giáo xứ bạn. Cha chánh xứ Phanxicô Xaviê Lê Văn Thái, cùng với các em thiếu nhi và giáo dân quy tụ trong sân nhà thờ làm thành hàng rào danh dự để chuẩn bị đón chào vị Mục Tử.

Một hồi chuông dài ngân lên chào mừng Đức Cha Phêrô, ngài đã đến sớm để có thời gian thăm hỏi con chiên, tham quan nhà xứ trước giờ cử hành Thánh Lễ.

Đúng 8giờ 30, tiếng kèn vang lên rộn rã đón Đức Cha và cha xứ vào thánh đường để bắt đầu Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ, cha chánh xứ thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa dâng lời kính chào Đức Cha; giáo dân phụ hoạ bằng những tràng pháo tay thật dài.

Trong phần giảng, Đức Cha đã nói chuyện thân tình với các em thiếu nhi, ngài quan tâm đến từng chi tiết để khích lệ các em. Đặc biệt, ngài đặt những câu hỏi liên quan đến Bí tích Thêm sức và các em đã trả lời rất trôi chảy. Ngài không quên cộng đoàn giáo dân, đang hiện diện trong Thánh Lễ cũng như vắng mặt: Ngài ngỏ lời cám ơn mọi người đã cộng tác với các Đức Giám Mục trong việc giáo dục đức tin cho con em mình, vì một giáo phận chỉ phát triển trên đường đạo đức nhờ có linh mục, tu sĩ và giáo dân cộng tác. Ngài cũng đưa ra vấn nạn của thời đại hôm nay: thế giới vật chất, hưởng thụ, đã lôi kéo thanh thiếu niên ra khỏi Giáo Hội xa con đường đạo đức. Vì thế, ngài nhắn nhủ mọi người quan tâm hơn nữa, đầu tư thật nhiều, đến việc giáo dục đức tin cho mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt giới trẻ.

Tiếp theo là phần nghi thức Ban Bí tích Thêm sức cho các em và Thánh lễ tiếp tục.

Trước khi nhận Phép lành của vị Mục tử, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ, đại diện giáo xứ dâng lời cám ơn Đức Cha. Ông bày tỏ lòng kính trọng, vâng phục và trung thành của giáo dân Phú Hữu đối với Giáo Hội qua các Đấng Bản quyền Giáo phận, và hứa sẽ cộng tác với các vị chủ chăn để làm cho Phú Hữu mỗi ngày một tiến thêm trên con đường hoàn thiện bản thân và mở mang Nước Chúa. Sau đó, các em thiếu nhi dâng lên Đức Cha 48 bông hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn của 48 em lãnh Bí tích Thêm sức hôm nay và thay lời tri ân chân thành của toàn thể giáo xứ Phú Hữu kính gởi đến Đức Cha.

Một lần nữa, Đức cha cám ơn giáo xứ đã đón tiếp ngài một cách long trọng với ban kèn đồng; cám ơn các tu sĩ, các giáo lý viên đã tận tình hướng dẫn các em để có một thành quả tốt đẹp hôm nay.

Thánh Lễ kết thúc với Phép lành trọng thể của Đức Cha Phêrô, là một lời chúc bình an của Thiên Chúa gởi đến toàn thể và từng người trong giáo xứ Phú Hữu để mọi người luôn trung thành với Chúa với Giáo Hội, hôm nay và mãi mãi.

Lược sử giáo xứ Phú Hữu:

Phú Hữu là một trong 6 xã vùng bưng phía đông nam Sàigòn, nay thuộc quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, Phú hữu được tô điểm bằng những đồng lúa bát ngát, bao quanh bởi những rặng dừa xanh tươi bên dòng sông uốn mình trôi lặng lẽ. Phú Hữu đã đạt được nhiều thành tích trong lao động: đồng lúa mênh mông mượt mà trước nắng sớm, quyện hương thơm trong gió chiều làm dịu mát lòng người; cộng thêm những trại chăn nuôi heo, gà, vịt cá sấu… đã đóng góp cho sự thịnh vượng của quê nhà. Tuy nhiên, từ ngày Phú Hữu được nâng lên thành một phần của thành phố, nhiều dinh thự, cao ốc thi nhau mọc lên thay thế những cánh đồng êm mát; các dự án về khu công nghiệp, vui chơi đang hình thành. Diện mạo Phú Hữu đang thay đổi.

Giáo xứ Phú Hữu tọa lạc trong vùng đất này, thuộc Giáo hạt Thủ Thiêm; Giáo dân xứ Phú Hữu chỉ là một phần thiểu số trong một vùng đa số là lương dân. Xin lược qua đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ Phú Hữu cho đến hôm nay.

Năm 1954, một số gia đình Công giáo, khoảng trên 200 người, gốc Cao Mộc, Xá Thị, Mỹ Hoà, Phục Lễ… đến lập cư tại địa bàn Phú Hữu, đã quy tụ thành họ đạo Phú Hữu, nhận bổn mạng là Thánh Giuse. Khởi đầu, giáo dân đã dựng căn nhà tranh vách đất để làm nơi thờ phượng.

Năm 1960, số giáo dân tăng, họ đạo làm lại ngôi nhà thờ khác để đáp ứng nhu cầu và cũng để có một nơi xứng đáng hơn cho việc thờ phượng.

Năm 1969, họ đạo xây dựng nhà xứ làm nơi nghỉ ngơi cho các cha đến phục vụ giáo xứ; lập đài Đức Mẹ và nghĩa trang.

Thời gian từ năm 1954-1975, họ đạo Phú Hữu thuộc quyền cha cố Vinhsơn Phạm Chí Thiện, chánh xứ giáo xứ Tân Lập. Cha Cố đã lần lượt gởi các cha phó của ngài đến phục vụ họ Phú Hữu: cha Đaminh Đặng Duy Hoà, cha Luca Nguyễn Thanh Bình, cha Vinhsơn Ngô Minh Tân, cha Gioan B. Nguyễn Văn Thục. Giáo dân cũng bầu ra bốn vị cao niên làm thành Ban Hành giáo để cộng tác với các cha đặc trách trong việc điều hành họ đạo

Năm 1975, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình nâng họ đạo Phú Hữu lên thành giáo xứ và bổ nhiệm cha Đaminh Nguyễn Đình Tân làm chánh xứ. Số giáo dân trong thời điểm này khoảng 500 người.

Năm 1984, đáp lại lời mời gọi của cha xứ và Ban Hành giáo, Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập gởi các nữ tu thuộc Hội Dòng đến Phú Hữu để cộng tác với cha trong công việc của giáo xứ. Rồi một ngôi nhà thờ đơn sơ nhưng chắc chắn được xây dựng, thay thế căn nhà thô sơ ngày nào.

Năm 1988, sau 13 năm phục vụ Phú Hữu, cha Đaminh Nguyễn Đình Tân đã được thuyên chuyển đến giáo xứ Thanh Đa, nơi cần đến sự hiện diện của cha hơn. Sự ra đi của cha Đaminh và nhất là không có vị chủ chăn khác thay thế đã để lại cho giáo xứ Phú Hữu một nỗi lo và một mất mát lớn lao.

Thế rồi trong 20 năm tiếp theo, Phú Hữu được đón và phải tiễn 5 linh mục. Ngoài ra, giáo xứ còn có những thời điểm vắng bóng chủ chăn.

- 1990-1993 : cha Đaminh Nguyễn Đạt Tam.

- 1994-1995 : Cha Giuse Phạm Văn Nhân.

- 1996-1998 : Cha Luca Nguyễn Thanh Bình.

Vào năm 1999, giáo dân xứ Phú Hữu đã xây cất một ngôi thánh đường mới, khang trang hơn, trên nền nhà thờ cũ.

- 2000-2002 : Cha Antôn Nguyễn Văn Toàn - Xây dựng nhà xứ, các phòng giáo lý và hội trường.

- 2002-2005 : Cha Louis Tô Minh Quang - Chỉnh trang lại đài Đức Mẹ và xây nhà hài cốt (1994). Địa bàn giáo xứ được mở rộng thêm gồm phường Phú Hữu, phường Long Trường và ½ phường Trường Thạnh; số giáo dân khoảng trên 1.000 người.

- Năm 2005 giáo xứ Phú Hữu đón cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Thái về làm chánh xứ cho đến nay. Đài Đức Mẹ được sửa thành núi Đức Mẹ; xây dựng tượng đài thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trong khuôn viên nhà xứ (2008). Vì tình trạng di dân đang diễn ra, Phú Hữu đã tiếp nhận thêm nhiều người đến định cư trong địa bàn này. Tổng số giáo dân hiện nay lên đến khoảng 1.500 người.

Hội Đồng Mục vụ hiện nay:


Chủ tịch : Ông Giuse Nguyễn Văn Từa
Phó Chủ tịch Nội vụ : Ông Gioan B. Phạm Đức Quý
Phó Chủ tịch Ngoại vụ : Ông Giuse Nguyễn Trang Nghiêm
Thư ký kiêm thủ quỹ : Ông Đaminh Nguyễn Văn Huấn
Trưởng Ban Truyền giáo : Ông Giuse Phạm Văn Đoàn
Trưởng Ban Khánh Tiết : Ông Đaminh Nguyễn Văn Minh

Phú Hữu đang cùng đồng hành với các giáo xứ thuộc giáo hạt Thủ Thiêm và giáo phận thành phố Hồ Chí Minh về sinh hoạt đạo đức, công tác xã hội, truyền giáo … cũng như cơ cấu tổ chức. Trên đà đô thị hoá của quận 9, giáo xứ Phú Hữu mang cả tâm trạng vui mừng lẫn băn khoăn thao thức. Ước mong rằng cộng đoàn giáo xứ Phú Hữu, với ơn Chúa và trong hiệp nhất với nhau, sẽ vượt qua được những thách đố của thời cuộc và tận dụng những phương tiện hiện nay để phát triển về toàn bộ.

Xin tình yêu Thiên Chúa luôn là mối dây liên kết mọi người trong cộng đoàn giáo xứ Phú Hữu, để mọi người được sống trong bình an-hạnh phúc và luôn là chứng nhân Tin Mừng của Chúa cho muôn dân.



(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-09-2009, 09:54 AM
Giáo xứ Tân Đông: Lễ Bà Bầu



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanDong.jpg

Qua "cầu vượt" Ngã tư ga, theo đường Hà Huy Giáp đến Ngã ba Tân Quy (Nhị Bình), rồi theo đường Bùi Công Trừng qua giáo xứ Tân Quy, tiếp tục đi thẳng qua hai chiếc cầu, đến ngã tư rẽ trái, ta sẽ gặp được cộng đoàn giáo xứ Tân Đông.


Hôm nay, ngày 22-7-2009, một bầu khí nao nức lan toả trong khuôn viên nhà thờ Tân Đông. Vào lúc 8g30, sân nhà thờ đã chật ô tô. Chúng tôi nhận thấy có nhiều xe mang bảng số Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bến Tre và các tỉnh lân cận TP.HCM. Giáo dân đã vào nhà thờ. Hơn 1000 bà bầu từ các nơi đến, được vào chỗ ngồi ưu tiên trong Thánh đường.

Thánh lễ bắt đầu lúc 9g30, được cử hành và tham dự hết sức sốt sắng. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha sở Giuse Phạm Quốc Tuấn nhấn mạnh trách nhiệm cưu mang và bảo vệ thai nhi của các bà mẹ. Sau đó, cha làm phép thai, thánh hoá các bà mẹ và thai nhi. Tiếp đến là phần dâng lễ và hiệp lễ.

Cuối lễ, đại diện các bà bầu gửi cha sở và hội đồng mục vụ lời cám ơn chân thành và bó hoa tươi thắm. Thánh lễ kết thúc lúc 10g30, mọi người ra về trong niềm hân hoan vì được chia sẻ niềm vui của các bà mẹ và các thai nhi vừa được chúc lành và thánh hoá.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-09-2009, 10:01 AM
Giáo xứ Ninh Phát: sức sống mạnh mẽ



Sinh hoạt giáo xứ:

Vào chiều ngày 05/9/2009, Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt Tân Sơn Nhì đã đến thăm giáo xứ Ninh Phát nhân dịp các em thiếu nhi ở đây được lãnh nhận Bí tích thêm sức và rước lễ lần đầu do Đức Cha Phụ tá
Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự thánh lễ.

Đoàn viếng thăm có cha hạt trưởng và quí ông trong Ban Thường Vụ. Sở dĩ đây là lần đầu tiên HĐMV của giáo hạt đến đây vì giáo xứ Ninh Phát khá xa, ở ấp 3 xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, thuộc vùng kinh tế mới của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm gần 30 km. Vị trí của nhà thờ: phía bắc giáp xứ Cầu Bông, phía nam giáp xứ Lương Hòa, Long An, phía tây giáp xứ Đức Hòa (Long An) mặt đông nam giáp xứ Phaolô. Riêng cha hạt trưởng đã đến đây vài lần còn số lần những quí chức ở giáo xứ khác đến thăm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì đường xa, vài năm trước đây còn lầy lội khó đi.

Quang cảnh giáo xứ đứng đón Đức Cha phụ tá và quan khách là hình ảnh quen thuộc ở nhiều nơi với hai hàng rào do các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể và các em lãnh nhận bí tích hôm nay tạo thành. Cờ quạt, băng - rôn nhiều màu làm cho bầu khí trong ngôi nhà thờ có mái ngói đỏ và tháp chuông bằng khung sắt bỗng dưng vui hẳn lên. Hôm nay, bốn bề của ngôi thánh đường đã được xây từ năm 1994, rộn ràng bước chân của những người giáo dân lam lũ vùng Bình Chánh đồng chua nước mặn này.

Cha xứ Đa Minh Nguyễn Văn Minh tươi cười đón tiếp quí cha, là những linh mục ở tu hội, nhà dòng, thường đến phụ giúp mục vụ ở giáo xứ truyền giáo này. Còn ông chánh trương Gioan B. Lê Phát Tài đúng là ông trùm xứ đạo vùng quê, mỗi lần giáo xứ có dịp lễ lạc gì, ông vui hẳn lên, nói với người này vài câu, người kia vài lời rồi lại vội đi lo việc khác.

Hôm nay đúng là ngày hội của giáo xứ Ninh Phát vì có 103 em vừa lãnh nhận bí tích Thêm sức, vừa rước lễ lần đầu. Các em mặc những chiếc áo trắng tinh, hình như tương phản với nước da đen giòn. Có vài em trông cao to vì đã phải đi làm. Em nào cũng tươi tắn, nhưng có lẽ lòng các em hân hoan hơn nhiều vì được lãnh bí tích một cách trọng thể tại ngôi thánh đường thân quen này.

Lược sử:

Giáo xứ Ninh Phát được thành lập từ năm 1956 với một nhà thờ nhỏ bằng gỗ. Ban đầu có 500 gia đình với khoảng 2.700 tín hữu. Qua 53 năm, giáo xứ đã phát triển từng ngày, tuy vào những năm 1965 đến 1975 khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh nên số giáo dân tăng giảm bất thường.

Nếu cha cố Gioan B. Nguyễn Công Tứ thành lập giáo xứ, qui tụ giáo dân, mở rộng ngành dệt may, làm chiếu, giúp đỡ người khuyết tật… thì cha cố Gioan Đinh Tiến Hoàn và cha Anrê Trần Minh Thông làm cho giáo xứ được phát triển như xây dựng nhà xứ, rửa tội cho người ngoại đạo, qui hoạch đất nhà xứ và nghĩa trang, làm gác chuông, chỉnh trang khuôn viên…để trở thành điểm truyền giáo trong khu vực nhiều người ngoại giáo.

Từ năm 2003, cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Văn Minh thuyên chuyển về đã phát triển giáo xứ mọi mặt từ phương tiện mục vụ đến cơ sở, phong trào và ban ngành đoàn thể.

Lời cảm ơn của Đức giám mục phụ tá đến với những người có trách nhiệm giáo dục đức tin cho các thiếu nhi và giới trẻ ở đây như khơi dậy lòng hăng say của từng người và lời cầu chúc của Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt Tân Sơn Nhì làm cho nhiều thành phần trong giáo xứ thêm ấm lại, thêm phấn khởi trong trọng trách của mình.

Có đến giáo xứ Ninh Phát mới thấy một sức sống mạnh mẽ ở đây, tất cả sự tốt đẹp này là do nỗ lực của nhiều người, nhất là sự ý thức của các Kitô hữu trong việc loan báo Tin Mừng.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
24-09-2009, 11:55 PM
Nhà thờ Chợ Quán một công trình cổ





Maria Vũ Loan


http://static.panoramio.com/photos/original/10950875.jpg



Đọc lược sử của các nhà thờ có tuổi từ 100 năm trở lên, có lẽ lịch sử của họ đạo Chợ Quán đem lại cho người đọc nhiều thú vị nhất vì có nhiều điều để nói trong khoảng thời gian 286 năm thành lập họ đạo (1723 – 2009)

Một họ đạo cổ

Gọi Giáo xứ Chợ Quán là một họ đạo cổ vì lịch sử họ đạo gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đất nước và có tuổi gần đến ba thế kỷ.

Khi có nhiều di dân muốn khởi nghiệp trên vùng đất mới phía Nam hoặc trốn cảnh bắt đạo, bắt lính, xâu thuế, đói kém…nhiều giáo dân xuất xứ từ khắp nơi tề tựu tạo thành Họ đạo Chợ Quán. Danh xưng Chợ Quán không biết có từ thời gian nào, chỉ biết các bô lão nói rằng, nhiều di dân có cùng nghề, cùng lòng tin tạo nên Xóm Bột, có chợ, có nhiều lều quán nên hình thành cái tên Chợ Quán.

Nhiều vị mục tử nhiệt thành đã đến đây chăn dắt con chiên, từ các vị thừa sai Dòng Phanxicô đến các giáo xứ người Việt. Các cha thừa sai gặp nhiều khó khăn gian khổ khi truyền giáo. Gian nan nhất là cha José Garcia: vừa đối phó với hành động chống lại đạo Chúa, vừa bị bão cuốn đi tất cả công trình xây dựng, lại sợ quân Chân Lạp tấn công; chưa hết, cha José còn bị quân của Võ Vương bắt giải ra Huế, rồi trục xuất về Philipines (Sau này cha chỉ hoạt động ở Hà Tiên và qua đời tại đây. Điều đó nói lên sự dũng cảm đáng khâm phục của các cha thừa sai khi truyền giáo trên đất Việt).

Năm 1766, có Đức cha Piguel đến dâng lễ tại Nhà thờ Chợ Quán theo nghi thức giám mục giành cho cả giáo dân và lương dân. Dịp này có 600 người được rửa tội và 7.000 người được thêm sức. Nhiều người ùn ùn kéo đến, lòng sùng mộ của giáo dân suýt nữa đưa đến một lệnh cấm đạo khác.

Và cha Joseph Marie là vị mục tử thừa sai Phanxicô sau cùng coi sóc họ đạo, kết thúc 115 năm hoạt động truyền giáo mà dòng Phanxicô khởi đầu tại Đàng Trong.

Trong giai đoạn này, có sự chuyển tiếp quyền quản nhiệm mục vụ giữa các thừa sai Phanxicô và linh mục bản quốc. Sau đó, Tòa Thánh chú trọng đào tạo các giáo sĩ bản xứ, để dần dần tiến tới thành lập Giáo Hội địa phương do người địa phương trông coi, gia tăng và củng cố quyền hạn của Đại diện Tông tòa, tổ chức lại các đơn vị cơ sở là giáo điểm và giáo xứ; đào luyện những người chuyên trách việc dạy Giáo lý.

Khi nhà Nguyễn lên ngôi (1802- 1820) thì họ đạo Chợ Quán trải qua thời gian thử thách lớn lao mà Giáo Hội Việt Nam cũng phải gánh chịu dưới quyền bính của nhà Nguyễn.

Kiên trung trong thử thách và phục hồi phát triển

Trong thời gian từ 1834- 1859, khi vua nhà Nguyễn tỏ ý chống lại đạo công giáo thì cuộc bách hại đạo cũng bắt đầu. Họ đạo Chợ Quán không được sinh hoạt bình thường. Giáo dân vừa lo cho thân mình vừa phải bảo vệ các cha nên phải di chuyển đây đó rất cực. Có lúc Chợ Quán không còn nhà thờ, cha phải lẩn trốn trong nhà dân, hoặc phải giả dạng người thường trong đám cưới hay đám ma; còn Thánh lễ được cử hành vào ban đêm, Giáo lý do cha mẹ dạy cho con cái…nhưng các quới chức vẫn trợ giúp các cha và cộng đoàn giáo dân một cách tích cực. Khi quân Pháp xâm lăng Sài Gòn thì triều đình nhà Nguyễn gia tăng tìm giết người có đạo, nhiều người giáo dân Chợ Quán bị bắt đi phân sáp vào 18 thôn vườn trầu nhưng chính những người này tạo điều kiện cho nhiều người biết đến Chúa và làm nòng cốt phát triển thành các họ đạo về sau như Hóc Môn, Bà Điểm, Tân Hưng và Chợ Cầu.

Khi quyền bính chính trị lần lượt rơi vào tay người Pháp thì người Công giáo được truyền đạo và giữ đạo tự do; Họ đạo Chợ Quán được phục hồi và phát triển về nhiều mặt, có sự trợ giúp đắc lực của các nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Niềm tin của giáo dân được củng cố, các hội đoàn được thành lập, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, truyền giáo để tăng trường số giáo dân, mở rộng để phát triển những họ đạo mới như Chánh Hưng, Bình Xuyên, Môi Khôi…

Với chiều dài thời gian, họ đạo đã có nhiều vị mục tử được sai đến chăm sóc và đến nay nhà thờ được xây dựng là ngôi thánh đường thứ tám, theo thứ tự các năm 1720, 1727, 1733, 1775, 1789, 1793, 1862 và 1986; như thế ngôi thánh đường còn lại đến nay là nhà thờ lần thứ tám, được khánh thành vào năm Bính Thân 1896.

Giáo xứ Chợ Quán - sức sống tràn đầy

Đến thăm giáo xứ có ngôi nhà thờ cổ này, ai đó sẽ thấy một sức sống tràn đầy. Trước hết, hình ảnh của một cha xứ có khuôn mặt hiền từ, dáng người thanh tao, khoan thai - cha Phanxicô X. Lê Văn Nhạc - cha đã chăm sóc giáo xứ hơn mười năm nay, làm cho cộng đoàn này trở nên mạnh mẽ qua những việc làm cụ thể như:

- Xây dựng cơ sở vật chất: trong khuôn viên giáo xứ có một trường tiểu học do Nhà nước quản lý, nhưng trong khuôn viên 16.922 mét vuông, vẫn rộng rãi để xây một Nhà giáo lý 12 phòng và một hội trường; Nhà hài cốt, tu sửa phòng thánh. Việc trồng cây cỏ chung quanh nhà thờ là việc làm cũng cần thiết không kém, làm cho cảnh quan nhà thờ được tôn tạo đẹp, xứng hợp nơi thờ phượng. Một hệ thống âm thanh trong ngoài nhà thờ, một nhà sách, một bàn thờ đá…
- Tất cả những công trình đó do cha xứ khởi xướng, giáo dân chung tay xây dựng, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là công trình xây dựng cộng đoàn đức tin. Bản tin Họ Đạo Chợ Quán được phát hành hàng tháng, được chuyển đến từng gia đình qua hệ thống chín giáo khu, tập trung vào những thông tin Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam. Rồi tĩnh tâm theo mùa, các lớp Giáo lý, Giáo lý Dự tòng, Hôn nhân như bao nơi khác.
- Một cộng đoàn Phụng vụ duy trì sức sống mạnh mẽ qua các Thánh lễ, giờ chầu, giờ cầu nguyện Taizé, rước kiệu hàng tháng, kinh Phụng vụ, ca đoàn, lễ sinh…
- Nhưng cái hồn của tất cả các việc làm trong giáo xứ là xây dựng một cộng đoàn bác ái: lớp học tình thương, phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí, lớp dạy cắt may, Hội Bác ái Vinh Sơn, giúp các xứ nghèo xây sửa nhà thờ.

Với sự dấn thân phục vụ nhiệt thành, cha chánh xứ PX. Lê Văn Nhạc hiện còn kiêm nhiệm chức vụ Hạt trưởng Hạt Chợ Quán, đã dẫn dắt cộng đoàn thăng tiến không ngừng về nhiều mặt.

Nếu có dịp trao đổi thân thiện với cha, có thể sẽ khám phá nơi con người giản dị ấy một quá trình phục vụ gian nan khi cha là thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong giai đoạn 1980 - 1998. Trong khoảng thời gian ấy, sát cánh cùng các giám mục, đi nhiều nơi để giao tiếp cho công việc của Giáo Hội, cha cũng phải chịu những khó khăn ngoài ý muốn nhưng vẫn kiên trì chấp nhận. Là giáo sư đại chủng viện sau thời gian đi du học ở Thụy Sĩ, là một cha giáo trẻ, cha đã dắt các chủng sinh lớp đầu tiên đi nông trường lao động hoặc đi thanh niên xung phong…khi Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình có những thỏa thuận với Nhà nước trong việc tu hành của chủng sinh. Mới đây, cha còn tặng nhiều linh mục trong giáo phận cuốn sách cha mới dịch là “Đức Kitô hẹn gặp tôi”.

Lời kết

Họ đạo Chợ Quán đã vượt qua những thử thách để sống còn và lớn lên; một giáo xứ thật đáng tiêu biểu cho cộng đoàn tín hữu miền Nam trong quá trình làm chứng cho Tin Mừng theo dòng lịch sử. Hôm nay, Giáo xứ Chợ Quán vẫn đang có những đổi mới mạnh mẽ trong một Giáo Hội và Đất nước có nhiều chuyển biến.

Sưu tầm

cafeda2009
08-10-2009, 12:11 AM
Giáo xứ Công Thành: Một điều kỳ diệu



WGPSG -- Giáo xứ Công Thành toạ lạc giữa một cộng đồng dân cư địa phương, trên đường Nguyễn Thị Định, phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP. HCM.

Tuy chỉ cách Sài Gòn 12km và với 54 tuổi đời, nhưng GX này được ít người biết đến; bởi vì đã có một thời Công Thành nằm trong vùng mang biệt danh “Vùng Bưng Sáu Xã”, một nơi hoang vu, giữa cánh đồng bao la, bao quanh bởi rặng dừa xanh bát ngát.

I. Hình thành:

Vào tháng 05.1954, một số người gốc Tử Nê, Bắc Ninh, trên đường di cư lập nghiệp đã dừng chân ở khu đất Công Thành. Sau hơn ba tháng ổn định đời sống vật chất (bằng nghề dệt vải thủ công), ước nguyện của mọi người là có được một ngôi thánh đường và một linh mục để nuôi dưỡng đời sống tâm linh.

Tháng 08.1954, cha Giuse Ngô Văn Yên được bổ nhiệm về Công Thành theo như nguyện vọng của giáo dân tại đây. Đựơc sự đồng thuận của mọi người, cha Giuse chọn Đức Mẹ Mân Côi làm Bổn mạng của giáo xứ. Giáo xứ Công Thành hình thành từ đây. Số giáo dân khoảng 60 người.

Năm 1955, một ngôi nhà thờ thô sơ mọc lên, giúp cho việc sống đạo được dễ dàng hơn. Cùng lúc đó, đồng bào di cư từ nhiều nơi kéo đến xin được gia nhập vào giáo xứ này. Để cho đời sống đạo được phong phú, sinh động, cha Giuse thành lập một số hội đoàn: Hội Thiếu nhi, Hội Hát, Hội Trống trắc.

II. Quá trình phát triển:

Năm 1956, cha Giuse Nguyễn Xuân Cảnh được bổ nhiệm đến giáo xứ Công Thành thay thế cha Giuse Yên. Số giáo dân lúc này khoảng 200 người.

Dựa trên một số nề nếp sinh hoạt trong GX, cha Giuse Cảnh tiếp tục phát huy bằng cách thành lập thêm hội đoàn: Hội Thánh Tâm, Hội Thánh Mẫu, Hội Dòng Ba Đa Minh.

Tuy đã cao niên, nhưng cha không quản ngại hy sinh để quan tâm đến đời sống vật chất: Ngài vận động để đưa máy phát điện về Công Thành, vừa cung cấp ánh sáng, vừa sử dụng cho các máy dệt tân tiến; lập ra Chợ Nê nhằm giải quyết phần nào kế sinh nhai cho những người trong vùng này, cả lương lẫn giáo. Năm 1963 cha Giuse Cảnh về hưu.

Từ năm 1963, cha Tôma Dương Ngọc Phán cùng đồng hành với GX Công Thành trong 39 năm. Là một thần học gia, với học vị Tiến sĩ, cha Tôma áp dụng cách sống đạo có phần cởi mở, rộng rãi hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội hôm nay.

Năm 1967, một ngôi thánh đường mới, với lối kiến trúc Á Đông, được dựng lên. Năm 1995, một công viên với đài Đức Mẹ hình thành trước tiền đình nhà thờ. Số giáo dân thời gian này lên đến trên 1.000 người.

Trong những năm chăn dắt con chiên Công Thành, cha Tôma thay đổi mô hình sinh hoạt trong GX: lập Hội Thiếu Nhi Thánh Thể (từ Hội Thiếu nhi), ca đoàn Cêcilia, ca đoàn Thiên thần Micae, Hội Bác Ái, Hội Goretti, nhóm Công tác Xã hội Bồ Câu, nhóm Chăm sóc Bệnh nhân. Đầu năm 2002, Cha Tôma xin về hưu tại nhà Hưu dưỡng Bắc Ninh Thủ Đức.

Ngày 23.5.2002, GX Công Thành hân hoan đón mừng vị tân linh mục chánh xứ, cha Phêrô Nguyễn Văn Trọng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cha đã ổn định được nếp sống đạo theo mô hình mới: phân chia GX thành 4 giáo khu: Giuse, Vinh Sơn, Mẹ Thiên Chúa, Phaolô; củng cố và thành lập các hội đoàn cho phù hợp với tinh thần canh tân không ngừng của Giáo Hội: Hội đồng Mục vụ, Thừa tác viên, Ca đoàn, Ban Lễ sinh, Hội Thiêu nhi Thánh Thể, Hội các Bà Mẹ Công Giáo, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm… Số giáo dân khoảng 2.000 người; ngài mở các lớp huấn luyện giáo lý viên, giáo lý Hôn nhân, Dự tòng…

Tuy nhiên, trên đây chỉ là bước khởi đầu, cha Phêrô đã hoàn thành một đề án quan trọng và khó khăn hơn nhiều, đó cũng là niềm mơ ước của bao người trong GX: Xây cất ngôi thánh đường mới.

Ngày 15.02.2003, Lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường mới được cử hành trọng thể. Ngày 09.10.2004, những sự kiện quan trọng cùng đến với GX Công Thành: Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn đến với GX để chủ sự Thánh Lễ Đồng tế mừng Kỷ niệm 50 năm Thành lập Giáo xứ, Lễ Mẹ Mân Côi (Bổn mạng GX), và Cung hiến ngôi Thánh Đừờng mới.

Đây là một bước ngoặt quan trọng trong GX. Mọi người hân hoan đón mừng sự kiện này với lòng cảm tạ sâu thẳm dâng lên Thiên Chúa và niềm tri ân sâu xa gởi đến cha xứ, các ân nhân xa gần đã góp công sức để hoàn thành niềm mơ ước của bao người.

III. Công Thành hôm nay:

Những ai từng biết đến GX Công Thành trước đây, nay có dịp đi qua chắc không khỏi ngạc nhiên. Một ngôi thánh đường mới với lối kiến trúc đồ sộ, kết hợp những đường nét hài hoà, khiến khách vãng lai không khỏi trầm trồ khen ngợi. Nó đáp ứng được cả 2 lãnh vực: mỹ quan và nhu cầu.

Chiều hôm nay, 4.10.2009, một lần nữa, GX Công Thành lại được đón ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm về chủ sự Thánh Lễ Đồng tế Mừng Bổn mạng giáo xứ, kỷ niệm 5 năm ngày Cung hiến Thánh đường, Ban Bí tích Thêm sức, và Rước lễ Lần đầu.

Thánh Lễ được cử hành trong bầu khí sốt sắng. Một vài điểm nổi bật: phần Dẫn Lễ được chuẩn bị chu đáo, tạo cho cộng đoàn sự hiểu biết rõ ràng hơn về các nghi thức trong Thánh lễ; diễn tiến các phần của buổi lễ ăn nhịp với nhau khít khao, chứng tỏ có một sự hiệp nhất, hài hoà giữa những thành viên liên quan; số đông anh chị em Tân tòng lãnh bí tích Thêm sức nói lên tinh thần truyền giáo của giáo xứ.

Có ai đó đã nói rằng: sự kỳ diệu đang đến với GX Công Thành: sự kỳ diệu ấy đã làm tan dần những mối bất hoà và chia rẽ; chính sự kỳ diệu ấy đã thúc đẩy mọi người biết hy sinh đoàn kết, yêu thương, chung sức chung lòng . . . để làm cho GX lớn mạnh. Giáo dân Công Thành có quyền tự hào về những gì mình đã làm được với một lòng cảm tạ dâng lên Thiên Chúa, như biểu tượng trên ngọn tháp của Thánh đường: Hai bàn tay chắp lại dâng lên lời: “ Hồng Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:19 AM
Giáo xứ Long Bình: cánh đồng Tròn xưa và nay



Năm 2008, có nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Tp HCM đã kỷ niệm 50 năm thành lập, trong đó có một giáo xứ thuộc giáo hạt Thủ Thiêm, đó là giáo xứ Long Bình, nằm trên địa bàn quận 9.

Quá trình hình thành:

Năm 1954, giáo dân làng Bồ Ngọc từ miền Bắc vào Nam đã về tạm cư tại Hố Nai. Gần một năm sau, nguyên cha xứ Micae Nguyễn Khắc Tuần OP, đã đưa giáo dân ba làng Bồ Ngọc, Chi Lai và Nghĩa Chính cùng đến định cư ở cù lao Long Phước Thôn.

Nhưng Long Phước Thôn là một cù lao bị cô lập, cuộc sống nhiều khó khăn nên cha xứ cùng các bô lão, giáo dân hai làng Giáo Thiên, Bồ Ngọc về định cư tại cánh đồng Tròn, thuộc xã long Bình huyện Thủ Đức, nay là quận 9, Tp HCM.

Trước đây giáo xứ có tên là Đa Minh Phước, tức là phước lộc của thánh Đa Minh; còn cái tên giáo xứ Long Bình là do Đức Cha Si-mon Hòa Nguyễn Văn Hiền đổi tên khi Ngài đến thăm giáo xứ. Ý của Đức Cha là muốn mọi người hội nhập với người dân địa phương và mỗi người giáo dân Long Bình phải trở nên muối nên men trong thúng bột đời.

Thế rồi những người giáo dân đã cần cù lao động, cải tạo vùng hoang sơ thành cánh đồng lúa xanh với khoảng 40 căn nhà mái rơm vách đất vây quanh ngôi nhà thờ.

Một quá khứ đáng trân trọng:

Tuy đời sống sinh nhai lam lũ, vất vả, nhưng giáo dân vẫn siêng năng việc đạo: sáng dâng lễ sau tiếng chuông, tối cùng nhau kinh kệ nơi nhà thờ. Những ngày lễ lại tổ chức rước kiệu với trống chiêng cờ xí rập rình, vang rộn cả một vùng quê hiu hắt.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhiều chức sắc trong làng có lòng tốt, giúp đỡ, nên giáo dân dễ dàng thuê mướn đất ruộng để sinh cơ lập nghiệp; những vị ân nhân còn dâng tặng cả khu đất thánh nữa.

Trình độ văn hóa của thanh thiếu niên Long Bình có phần bị hạn chế vì trường học ở xa, đường xá thì nắng bụi, mưa xuống thì lầy lội. Dẫu vậy, nhiều con em ở giáo xứ đã vượt khó để đáp lại tiếng Chúa kêu gọi vào đời sống tu trì nên hiện nay đã có nhiều tu sĩ xuất thân từ giáo xứ Long Bình này.
Đã có nhiều linh mục được đến đây phục vụ và để lại những dấu ấn mục vụ đặc biệt. Linh mục Phêrô Vũ Văn Mạch hoàn chỉnh gian cung thánh, xây trường học, thành lập hội Bác Ái. Cha Giuse Vũ Quang Tuyến xây nhà xã hội để dạy nghề may cho thanh thiếu niên. Cha Gio-a-kim Vũ Ngọc Long xây năm gian nhà giáo lý. Cha Giuse Phạm Văn Nhân quan tâm xây nhà tình thương tình nghĩa. Cha Giuse Đỗ Duy Lạn giúp giáo dân có lòng sùng kính Đức Mẹ Mễ Du. Cha xứ đương nhiệm thì đang ấp ủ những công trình xây dựng cho giáo xứ này.
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/cha%20so%20longbinh.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/hinh%20082.jpg
Những sinh hoạt hiện tại và đường hướng tương lai:

Từ ngày 17/4/2004, cha Phêrô Nguyễn Bá Ân OP đã quản nhiệm giáo xứ, và đến năm 2006 thì chính thức nhậm chức chánh xứ Long Bình.

Về tình hình xã hội, từ năm 2003, hầu như đất sản xuất của người trong xứ nằm trong qui hoạch mới của Nhà Nước: cánh đồng Tròn ngày xưa, nay được qui hoạch thành khu dân cư nằm trong khu Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng và khu tái định cư trong Công Viên Di Tích Lịch Sử Văn Hóa. Với qui hoạch này, người lớn thì gặp khó khăn khi muốn xoay qua nghề khác để làm, còn thanh niên nam nữ đi làm công nhân. Nói chung, trình độ văn hóa, chuyên môn để thanh niên đủ hành trang vào đời rất cần được quan tâm.

Trong tình hình trên, vì giáo dân đông hơn, giáo xứ cũng phải lên dự án xây dựng nhà thờ lớn hơn, có nhà sinh hoạt mục vụ, tháp chuông…

Nhìn vào sinh hoạt của khối đoàn thể như Gia Đình Phạt Tạ, Bà Mẹ Công Giáo, Huynh Đoàn Đa Minh, Giáo lý viên, lễ sinh, hội Cầu Nguyện, hội Mân Côi và tổ Mai táng, người ta có thể thấy được sức sống đang mạnh mẽ vươn lên trong giáo xứ.

Trong tâm tình đơn sơ, giáo dân giáo xứ Long Bình vẫn luôn tỏa sáng niềm tin và có những quyết tâm rõ rệt trong những mục tiêu như:

- Nỗ lực củng cố đức tin: tích cực học hỏi Lời Chúa, quan tâm đến giáo dục trong gia đình và sinh hoạt trong các hội đoàn.

- Cố gắng trở thành men trong thúng bột đời.

- Giáo xứ sẽ đầu tư nhiều hơn nữa để giúp thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông, học đại học…để mở rộng tầm nhìn và giúp cho thế hệ giáo dân kế tục được thành công hơn nữa, cả về hai mặt đạo đời.
Giáo xứ Long Bình sẽ mãi còn phát triển trên vùng đất cánh đồng Tròn ngày xưa.

(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:26 AM
Giáo xứ Long Đại: quê hương Thánh Gẫm



Vào một buổi trưa tháng sáu, nắng như đổ lửa, từ xa lộ Hà Nội, nhóm Truyền Thông chúng tôi rẽ phải để vào đường Nguyễn Xiển, rồi đi thêm 8 cây số đường nhựa, và vượt qua 5 cây cầu mới đến được giáo xứ Long Đại.

Đây là giáo xứ tận cùng của hạt Thủ Thiêm, tọa lạc tại phường cù lao Long Phước quận 9, nằm êm ả cạnh bờ sông Đồng Nai hiền hòa, nên thơ, như an phận trước bao năm tháng đổi thay của lịch sử loài người.

Được sự đón tiếp ân cần, cởi mở của Cha chính xứ, chúng tôi như nhận được một hạnh phúc bất ngờ, quên đi bao mệt mỏi của một chuyến đi đầy gió bụi.

Theo Cha sở thì giáo xứ đã hiện diện cách đây 109 năm. Đây chính là quê hương của Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm. Theo truyền khẩu và theo sách Hạnh Các Thánh, Thánh tử đạo Matthêu Lê Văn Gẫm sinh tại làng Long Đại; cộng đoàn giáo xứ ở đây mừng trọng thể lễ kính thánh nhân vào ngày 11 tháng 5 hằng năm, và tin rằng đức tin của người tín hữu chốn này được nuôi dưỡng, lớn lên là nhờ lời cầu bầu của Ngài.

Quá trình hình thành và phát triển của giáo xứ Long Đại được thuật lại như sau:

- Nhà thờ họ hình thành khỏang hơn 100 năm

- 1935-1947: Cha Tiên giáo xứ Bến Gỗ đến dâng lễ

- 1947-1968: không biết rõ

- 1968: nhà thờ bị tàn phá do chiến tranh

- 1975: nhà thờ làm bằng vách lá, mái tôn do cha Théorodo Nguyễn Công Hoan, dòng Xitô Phước Sơn. Sau đó được xây lại năm 1983

- 1988-1991: Cha Gioakim Vũ Ngọc Long

- 1991-2001: Cha Đaminh Nguyễn Đạt Tam, dòng Thánh Thể

- 2001-2002: Cha Phêrô Trịnh Như Cung, dòng Thánh Thể

- 2002-2003: Cha Giuse Phan Ngọc Trợ, dòng Thánh Thể

- 2003-2007: Cha Giuse Nguyễn Công Kỳ, tu sửa nhà thờ năm 2004

- 2007 đến nay: Cha Micae Phạm Tiến Thành, dòng Thánh Thể

- Số giáo dân:

Năm thành lập giáo họ: 40 người

Năm 1944: khoảng 44 người

Năm 1974: khoảng 200 người

Năm 2004: 310 người

Năm 2009: 362 người

- Hội đồng Mục vụ Giáo xứ thành lập tháng 11 năm 2004 gồm 11 thành viên, họp vào chủ nhật đầu
tháng

- Ca đoàn thành lập 1989-1992, hát chung với cộng đoàn

- Các Đoàn Thể: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo: 25 người, và Hội Gia Trưởng 15 người, sinh hoạt 1 lần
trong tháng.

- Các Giới: giới Nguời Cha 20 người, giới Bà Mẹ 40 người, Giới Trẻ 20 người, Giới Thiếu Nhi 50 em sinh hoạt các ngày trong tuần.

- Sinh hoạt Giáo lý: gồm các lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, Thêm Sức, Bao Đồng, Dự Tòng và Hôn
Nhân.

- Bác Ái xã hội: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thường xuyên thăm hỏi, tặng quà những người neo đơn, bệnh tật, già nua công giáo và ngoại giáo. Giáo xứ chia sẻ quà tết khi Xuân về và tích cực hưởng ứng quyên góp giúp nạn nhân thiên tai, lũ lụt.

Vào năm 2010 cộng đoàn giáo xứ sẽ hân hoan đón mừng kỷ niệm 110 năm thành lập.

Rời Giáo xứ Long Đại, chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì vừa thực hiện được một cuộc hành hương về quê cha đất tổ của một vị thánh tử đạo nổi tiếng của Việt Nam: Thánh Matthêu Gẫm của cù lao Long Đại, Long Phước hiền hoà.


(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:31 AM
Giáo xứ Tân Phú: Vầng trăng ước mơ



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhu.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhuMartino.jpg



I. Vầng trăng ước mơ:

Vào Rằm tháng tám âm lịch năm nay, giáo xứ Tân Phú đã tổ chức cho các em thiếu nhi xứ nhà một đêm Trung Thu tuyệt đẹp mang chủ đề: "Vầng trăng ước mơ" (xem Album ảnh bên dưới). Cụm từ "Vầng trăng ước mơ" cũng nói lên tâm trạng chung của Tân Phú, một giáo xứ có số giáo dân đông nhất TGP.TPHCM.

II. Lược sử Giáo xứ:

- Giáo xứ Tân Phú thành lập năm 1963 với 500 giáo dân, lớn mạnh lên dần qua sự chăm sóc của các cha xứ:

+ Lm Đaminh Đinh Xuân Hải : 1963 – 1972

+ Lm Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo : 1972

+ Lm Tôma Trần Quốc Phú : 1972 – 1973

+ Lm Đaminh Vũ Nguyên Thiều : 1973 -2005

+ Lm Giuse Lê Đình Quế : 2005 đến nay

Hiện nay có 24.000 giáo dân chính thức, khoảng 6.000 dân nhập cư.

Giáo xứ nhận hai Bổn Mạng: thánh Giuse Lao động 1/5 và Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12.

+ Đặc biệt lễ Thánh Giuse Lao Động 1/5, các giáo họ làm các đài chung quanh nhà thờ, và tổ chức kiệu Thánh Thể đến các trạm đài của các giáo họ sau đó cử hành Thánh lễ Trọng thể ở đài chính.

+ Các lễ lớn đều có tổ chức tuần Tam Nhật.

III. Nhân sự và cơ cấu tổ chức của giáo xứ:

- Linh mục : Cha chính xứ và hai cha phụ tá

+ Cha chính xứ : Giuse Lê Đình Quế (Minh) từ năm 2005

+ Cha phụ tá : - Maximô Ngô Vĩnh Hy từ năm 2003

- Giuse Nguyễn Văn Lãnh từ năm 2009

- Mục vụ : Các linh mục dâng thánh lễ luân phiên và làm mục vụ trong tuần:

+ Ngày thường : 3 lễ tại nhà thờ giáo xứ và 1 lễ tại họ Matinô

+ Ngày Chúa nhật : 7 lễ tại nhà thờ giáo xứ và 2 lễ tại họ Matinô

+ Ngày thứ bảy hàng tuần : giải tội từ 14g30-16g00.

+ Ngày thứ bảy đầu tháng : rửa tội cho trẻ sơ sinh (khoảng 40 em)

- Ban thường vụ gồm 5 người: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Nội vụ, Phó Chủ tịch Ngoại vụ, Thư ký và Thủ quỹ

+ Phó Chủ tịch Ngoại vụ : ông Giuse Nguyễn Công Trung

+ Phó Chủ tịch Nội vụ : ông Inhaxiô Đặng Phúc Khoái

+ Thư ký : ông Gioan Nguyễn Đức An

+ Thủ quỹ : bà Maria Nguyễn Thị Cảnh

* Giáo xứ có 6 giáo họ trực thuộc: họ Matinô, họ Mông Triệu, họ Thăng Thiên, họ Chư Thánh, họ Phục Sinh và họ Giáng Sinh

- Trong mỗi giáo họ có khoảng 10 giáo khu, mỗi giáo khu có trưởng khu và phó khu.

- Ban Điều hành Giáo họ: mỗi giáo họ có từ 3 đến 5 người với danh xưng là: trùm Chánh, trùm Phó nội, trùm Phó ngoại, Thư ký và Thủ quỹ

IV. Đoàn thể công giáo trong giáo xứ:

1. Lêgiô Maria : 200 hội viên

2. Thiếu nhi Thánh Thể : 1.900 em

3. Giáo lý viên : 110 hội viên

4. Hội Hiền mẫu Công giáo : 460 hội viên

5. Hiệp hội Thánh mẫu : 70 hội viên

6. Gia đình Thánh Tâm : 800 hội viên

7. Gia đình Phúc Âm : 115 hội viên

8. Gia đình NADA : 250 hội viên

9. Gia đình Bác ái Phanxicô : 25 hội viên

10. Thăng tiến Hôn nhân gia đình :120 hội viên

11. Học hội Kitô giáo : 60 hội viên

12. Hội Tận Hiến Đức Mẹ : 50 hội viên

13. Hội Lòng thương xót Chúa : 150 hội viên

14. Dòng Ba Đaminh : 455 hội viên

15. Hội chăm sóc bệnh nhân : 25 hội viên (chuyên giúp các bênh nhân chuẩn bị tâm hồn về với Chúa)

* Ngoài ra còn có 10 ca đoàn (8 tại giáo xứ, 2 ở họ lẻ)

V. Hoạt động giáo xứ:

- Các lớp giáo lý từ Vỡ lòng cho đến Bao đồng

- 3 lớp giáo lý dự tòng (mỗi năm rửa tội khoảng 300 người)

- 2 lớp giáo lý hôn nhân

- Công tác tông đồ: các đoàn thể chia nhau phụ trách

- Vào các dịp lễ trọng, công tác được phân bổ cho các đoàn thể, các giáo họ, mọi người cộng tác rất
đắc lực với cha xứ và Hội đồng Mục vụ trong tinh thần hiệp nhất yêu thương.

* Công tác xã hội

Hằng năm giáo xứ tổ chức 2 buổi quyên góp để giúp các cha hưu dưỡng tại nhà hưu Chí Hoà, các gia đình neo đơn, các trẻ em mồ côi, khuyết tật (mái ấm Truyền Tin, Thiên Phước, trung tâm Mai Hoà, Quê Hương, Khiếm thị Vĩnh Lộc, các cụ ở Vĩnh Lộc).

VI. Tương quan giữa chính quyền với giáo xứ:

Mỗi năm khi vào các dịp lễ lớn như: Lễ Giáng Sinh, Giao Thừa… giáo xứ thường thông báo cho chính quyền địa phương. Sau đó lực lượng phường bố trí cho các chiến sĩ phường đội cũng như các chiến sĩ công an đến giữ an ninh trật tự tốt. Vì thế, mối quan hệ giữa chính quyền và giáo xứ rất thuận lợi.

Với hiện trạng như trên: giáo xứ lớn, công việc nhiều, ước mơ cũng rất nhiều. Nhưng ước mơ lớn nhất vẫn là mong trở thành chứng nhân đích thực cho tình yêu Chúa Kitô trong xã hội hôm nay qua sự chăm sóc phục vụ, mà sự chăm sóc cho thiếu nhi trong dịp Trung Thu năm nay là một ví dụ thiết thực.

(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:35 AM
Giáo xứ Tân Việt: mừng đón linh mục tân chánh xứ



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DucMeHCG_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanVietGioanB.jpg




Từ năm 1954, hướng dẫn giáo dân xứ Cổ Việt di cư vào nam, Cha cố Đaminh Vũ Đức Triêm đã đồng hành với con chiên gầy dựng giáo xứ từ mảnh ruộng còn trơ gốc rạ. 35 năm xây dựng giáo xứ Tân Việt với tư cách chánh xứ, Cha đã cùng giáo dân vượt qua nhiều thử thách cam go trong hoàn cảnh và môi trường mới. Ngày 2-12-1990, Chúa gọi Cha về để lại bao luyến tiếc, thương nhớ cho cả cộng đoàn dân Chúa.

Sau đó, Cha Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục cùng cộng đoàn mở mang giáo xứ ngày một rộng lớn hơn, giáo dân ngày càng thêm đông đúc.

Ngày 25-8-2009, cộng đoàn giáo xứ hân hoan đón mừng Cha Đaminh Vũ Ngọc Thủ, được Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục TGP.TPHCM bổ nhiệm làm linh mục tân chánh xứ Tân Việt. Thánh lễ được tổ chức long trọng với sự tham dự của các Cha đồng tế và đông đảo cộng đoàn dân Chúa Tân Việt.

Đôi nét về sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ Tân Việt:

Chủ tịch HĐMVGX: Ông GB Nguyễn Thiện Thành
Phó chủ tịch 1: Phêrô Dương Mạnh Hùng
Phó chủ tịch 2: Giuse Trịnh Ngọc Chiêu
Giáo xứ được chia làm 8 giáo họ:
- Giáo họ Môi Khôi: 892 giáo dân
- Giáo họ Kitô Vương: 1583 giáo dân
- Giáo họ Lộ Đức: 1205 giáo dân
- Giáo họ Mông Triệu: 1292 giáo dân
- Giáo họ Giuse: 1535 giáo dân
- Giáo họ Gioan Tẩy Giả: 437 giáo dân
- Giáo họ Đaminh: 809 giáo dân
- Giáo họ Bàu Cát: 730 giáo dân
Các đoàn thể:
- Huynh đoàn Giáo dân Đaminh
- Gia đình Legio Mariae
- Gia đình Con Đức Mẹ
- Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu
- Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể
- Gia đình Phúc Âm
- Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế
- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
- Gia đình Giáo lý
- Giới trẻ
- Nhóm ca Cung thánh giáo xứ
Trong tâm tình tạ ơn Chúa, linh mục Tân chánh xứ và cộng đoàn giáo xứ Tân Việt hân hoan bước vào một giai đoạn mới: nhiệt thành, gắn bó và hiệp nhất hài hoà để xây dựng một giáo xứ không ngừng phát triển về mọi mặt.


(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:38 AM
Giáo xứ Gia Định: Những mảnh đời dâng hiến




Bầu khí trang nghiêm, thanh thoát. Tiếng hát ca đoàn êm đềm dìu dặt vang lên trong buổi chiều lất phất mưa bay. Cộng đoàn sốt sắng dâng thánh lễ cùng 7 vị linh mục đồng tế, và một phó tế, nhân ngày lễ thánh I-nha-xi-ô, Bổn mạng của cha sở Gia Định, cũng là Cha giám đốc Trung Tâm Công Giáo, đặc trách văn phòng Toà Tổng Giám Mục TP.HCM. Đó là ngày 31-7-2009, tại nhà thờ Gia Định.

Người ta thấy tình huynh đệ linh mục thể hiện rất tự nhiên trước và sau Thánh lễ, đồng thời rất nồng ấm lúc hiệp dâng Thánh lễ. Trên dĩa thánh dâng lên là chính Đức Giêsu cùng với bao nhiêu hy sinh tận tuỵ cho Giáo Hội, đặc biệt của vị chủ tế hôm nay.

Sau Thánh lễ, có một bữa cơm thân mật, vừa để mừng Bổn mạng Cha sở, vừa để tiễn đưa ba nữ tu sắp lên đường phục vụ nơi khác. Tham dự có các linh mục, tu sĩ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, và những người tích cực với Họ đạo.

Đặc biệt, Đức Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, đang tá túc ở Trung Tâm Công Giáo, cũng có mặt để chia sẻ những tâm tình khác nhau của giáo xứ chiều nay.

Sau khi Cha sở nói lý do của buổi họp mặt, để diễn tả cảm xúc của mình trước khi ra đi, ba vị nữ tu áo trắng, rất đơn sơ, ôm đàn ghi-ta, cùng nhau hát lên lời cầu nguyện nổi tiếng của Thánh I-nha-xi-ô, quan thầy Cha sở Hồ Văn Xuân.

Khi phục vụ ở giáo xứ Gia Định, các nữ tu này đã phụ trách các lớp giáo lý Chiên Con, sinh hoạt với ngành Thiếu và Nghĩa Sĩ, giúp trao Mình Thánh Chúa trong các Thánh lễ, giúp Dâng Hoa tháng 5 và tháng 10, giúp Hoạt cảnh Giáng Sinh, phụ trách Hội Legio mỗi tối thứ bẩy, thăm viếng và trao Mình Chúa cho bệnh nhân, thăm người già yếu dịp Tết…

Vâng, có những mảnh đời dâng hiến như thế, những cuộc đời luôn muốn hướng về Chúa và chân thành yêu thương nâng đỡ nhau như cha sở, các cha phụ tá, các tu sĩ, và những giáo dân nhiệt thành ở đây…


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinh.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinhThanhGiuse.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinhThanhMau.jpg



(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:44 AM
Gx. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Sức sống tràn đầy



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DucMeHCG_0.jpg



http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thayxo8/gx_dm_0.jpg
WGPSG -- Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tọa lạc tại số 38 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, Tp. HCM. Đã từ lâu, nơi đây tiếp nhận một số lớn khách hành hương từ thập phương về kính Đức Mẹ, không những chỉ có người Công giáo mà còn thu hút cả những người thuộc các tôn giáo bạn. Giáo xứ ĐMHCG dường như rất quen thuộc với nhiều người trong Tp. HCM, nhưng cũng xin gởi đến quý vị một vài điểm rất sơ lược của giáo xứ này.

I. Đôi nét sinh hoạt của giáo xứ:

Khởi đầu, một nhà thờ đơn sơ được xây dựng vào năm 1952 để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho một số giáo dân trong vùng này. Năm 1968, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được chính thức thành lập.

Càng ngày, sinh hoạt mục vụ của giáo xứ càng lớn mạnh, không những chỉ phục vụ cho giáo dân thuộc giáo xứ ĐMHCG, mà còn đón nhận tất cả những ai có nhu cầu tìm đến. Sinh hoạt này rất đa dạng và phong phú: từ những giờ thờ phượng trong thánh đường, đến các lớp giáo lý cho đủ mọi thành phần; từ những ngày thường niên đến những mùa đặc biệt trong năm phụng vụ. Sinh hoạt của giáo xứ luôn được thay đổi cho phù hợp với ý nghĩa của từng Mùa trong năm.

Sức sống của giáo xứ ĐMHCG được khơi lên và nuôi dưỡng bởi các cha Dòng Chúa Cứu Thế, cùng với sự đóng góp tích cực của bao tài năng, nhiều thiện chí của giáo dân trong xứ đạo. Thiết tưởng một vài trang giấy không thể ghi lại hết những sinh hoạt đa dạng và phong phú của giáo xứ này. Hy vọng một sẽ có ngày được giới thiệu nhiều chi tiết hơn về giáo xứ ĐMHCG.

Hiện nay

- Cha chánh xứ: Phêrô Nguyễn Quang Duy.

- Các cha phụ tá: Giuse Phạm Văn Bảo, Phêrô Nguyễn Thành Tâm, Giuse Phạm Thanh Quang, Phêrô Nguyễn Hữu Hạnh.

- Tổng số giáo dân: 5.876 người, trong 1.493 gia đình.

- Hội đồng Mục vụ: gồm 36 vị điều hành 8 giáo khu.

- Các đoàn thể: Giới Gia trưởng, Giới Bà Mẹ, Giới Trẻ, Đoàn Thiếu nhi, Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Hội
Lòng Thương xót.

- Bác ái xã hội: thăm viếng giúp đỡ người nghèo cô đơn hàng tháng; giúp người nghèo vùng sâu, vùng xa dịp tết và những ngày lễ lớn; giúp 80 học sinh nghèo với số tiền 40 triệu đồng; tham gia hiến máu 1 năm 2 đợt của 160 người.

- Cơ sở vật chất: Giáo xứ ĐMHCG vừa mới hoàn thành một hội trường đồ sộ, một nhà sách với nhiều sắc thái, và một tầng hầm giữ xe rộng lớn hiện đại, tầm cỡ quốc tế, được điều hành bằng hệ thống vi tính.

- Giáo xứ đang thể hiện sự lớn mạnh về mọi mặt, hoà mình vào sự phát triển chung của Giáo phận, của quê hương.

II. Viếng thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm sức:

Chiều ngày 27.09.09, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận Tp.HCM đã đến giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để chủ sự Thánh Lễ ban Bí tích Thêm sức cho 146 em.

Từ 14g30, khuôn viên Thánh đường đã đông đảo giáo dân hiện diện, linh mục Chánh xứ, cha Phêrô Nguyễn Quang Duy và các em thiếu nhi hân hoan chuẩn bị đón ĐHY, vị chủ chăn khả kính của TGP.
15g30 Thánh Lễ bắt đầu bằng đoàn rước: Đức Hồng y, các cha đồng tế, các em thiếu nhi trong bầu khí long trọng, trang nghiêm tiến vào thánh đường.

Trong phần chia sẻ, Đức Hồng y cám ơn công sức của cộng đoàn trong việc vun tưới cho cánh đồng truyền giáo của giáo xứ, Ngài cũng nhắc nhở đề phòng chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ lan tràn trong giới trẻ hiện nay.

Nghi thức ban Bí tích Thêm sức được Đức Hồng y cử hành trong trang nghiêm và trật tự. Từ nay, Ấn tín ơn Chúa Thánh Thần luôn hiển hiện trong tâm hồn các em, để các em có sức mạnh trở thành những chứng nhân sống động của Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

Thánh lễ kết thúc sau lời cám ơn của đại diện các em thiếu nhi và cha Chánh xứ; cùng với những bông hoa tươi thắm được dâng lên Đức Hồng y và các cha đồng tế.

Thánh Lễ kết thúc, nhưng dư âm của đại lễ như vẫn còn đâu đây. Mỗi người ra về mang theo niềm vui, hạnh phúc của riêng mình hoà trong niềm hân hoan chung của toàn giáo xứ. Niềm vui, hạnh phúc và hân hoan này dường như còn đọng trong không gian, thoang thoảng với làn gió, vương vương trên bầu trời đã bắt đầu lên đèn của thành phố về đêm.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 12:51 AM
Giáo xứ Thánh Linh: Tăng Nhơn Phú xưa và nay




Maria TL (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/614)



http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thayxo8/GX_Thanh_Linh.jpg

I. Ngày hội của giáo xứ:

WGPSG -- Ngay từ sáng sớm, bầu khí giáo xứ Thánh Linh nhộn nhịp khác thường, từ trong khuôn viên thánh đường đến địa bàn chung quanh: mọi người đang nô nức chuẩn bị đón Đức Cha Phêrô, GM Phụ tá Giáo phận Tp. HCM, về ban Bí tích Thêm sức cho gần 100 em trong giáo xứ. Niềm vui được tăng thêm vì có thêm một số em được rước lễ lần đầu trong dịp này.

Để có được kết quả hôm nay, trước hết là do sự nhiệt tâm của cha xứ, nguời đã hy sinh quên mình, không ngại gian nan, không quản vất vả để lo cho đoàn chiên. Thứ đến là công ơn của các anh chị giáo lý viên, những người đã cống hiến thời giờ, tâm huyết để tận tình hướng dẫn các em trong suốt thời gian dài. Và không thể không nói đến các bậc cha mẹ, những người đã đồng hành, khích lệ con em mình, cộng tác với chủ chăn để giúp các em đào sâu đức tin cũng như thực hành việc sống đạo một cách thực tiễn hơn.

Càng lúc, khung cảnh trong khuôn viên thánh đường càng nhộn nhịp hơn: người từ khắp nơi trong giáo xứ quy tụ về; các em thiếu nhi trong hàng ngũ chỉnh tề để đón Đức Cha; giáo dân ổn định chỗ ngồi dọc theo hành lang nhà thờ (nhà thờ không đủ chỗ).

Thánh Lễ được cử hành vào lúc 7g00, nhưng Đức Cha đã đến sớm hơn để có thời gian thăm hỏi giáo xứ và chuẩn bị tâm hồn trước khi cử hành Phụng vụ.
Đúng 7g00, Đức Cha và các cha đồng tế tiến vào nhà thờ trong tiếng hát rộn ràng, giữa cộng đồng Dân Chúa. Sau lời mở đầu, Đức Cha bắt đầu cử hành Thánh Lễ.

Trong phần giảng, Đức Cha nói đôi lời khích lệ các em. Ngài đưa ra những câu hỏi cho các em chuẩn bị rước lễ lần đầu và ngài hài lòng với những câu trả lời đơn sơ của các em. Rồi qua những gợi ý cụ thể, bằng những giải thích đơn giản, Đức Cha hướng dẫn các em (và cả cộng đoàn) đi vào trọng tâm của Bí tích Thánh Thể và Thêm sức. Ngài dùng cả tiếng hát “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi…” để làm cho lời giảng của ngài thêm sống động. Ngài không quên nói đôi lời với cộng đoàn để nhắc nhở mọi người quan tâm hơn đến việc giáo dục đức tin và đời sống đạo đức cho con em mình; đồng thời ngài khuyến khích giáo dân cộng tác tích cực với cha xứ trong việc này.

Nghi thức ban Bí tích Thêm sức được cử hành rất trang trọng và trật tự. Từ đây Ấn Tín Chúa Thánh Thần đã đóng dấu trong tâm hồn các em; ước gì các em luôn là chứng nhân sống động của tình yêu Chúa để loan báo Tin Mừng một cách cụ thể trong xã hội hôm nay.

Trong phần Hiệp Lễ, các em rước Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu được dành cho một sự quan tâm đặc biệt. Chắc chắn hôm nay sẽ để lại một dấu ấn đậm nét trong tâm hồn thơ bé của các em.

Thánh Lễ kết thúc với Phép lành trọng thể của Đức Cha cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa. Sau đó, vị đại diện giáo xứ dâng lời cám ơn Đức Cha, cha xứ, cha khách, các anh chị giáo lý viên và mọi người đã cộng tác trong việc tổ chức Thánh Lễ hôm nay. Một lời thật hay: “Trong muôn ngàn vẻ đẹp, có vẻ đẹp của lòng biết ơn” có thể tóm gọn tâm tình tri ân của mọi người đối với nhau.


II. Lược sử giáo xứ Thánh Linh:

Giáo xứ Thánh Linh tọa lạc tại Phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Nhìn ngắm ngôi thánh đường khang trang, khách thập phương tự hỏi: Giáo xứ này bắt nguồn từ đâu? Quá trình hình thành của giáo xứ thế nào? Tình hình hiện nay của giáo xứ ra sao? Khi đặt câu hỏi, ai cũng mong được lời giải đáp. Sau đây là đôi nét rất khái quát về giáo xứ Thánh Linh, mong trả lời được một phần những câu hỏi trên.

1. Sự khai sinh của giáo xứ:

Vào khoảng năm 1965, một số giáo dân đến lập cư tại vùng Tăng Nhơn Phú. Vì nhu cầu tôn giáo, họ đã làm hai nhà nguyện: một cho họ đạo Tăng Nhơn Phú, một cho họ đạo Thánh Tâm.
Năm 1971, giáo dân thuộc họ đạo Tăng Nhơn Phú, khoảng 700 người, đã góp công sức để xây dựng một nhà nguyện khang trang hơn.

Năm 1972, họ đạo Tăng Nhơn Phú được chính thức nâng lên hàng giáo xứ với tên gọi mới: Giáo xứ Thánh Linh. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của cha xứ Henri Nguyễn Xuân Xuyên (1972-1975), giáo xứ Thánh Linh bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Tuy nhiên, sự xây dựng giáo xứ gặp trở ngại vì thời cuộc và vì hai lần thay đổi chủ chăn trong thời gian quá ngắn: cha Phêrô Nguyễn Văn Châu (1975-1977) và cha cha Đaniel Nguyễn Thăng Cao (1977-1980).

Năm 1980, cha Phaolô Đỗ Quang Chí được bổ nhiệm làm cha xứ giáo xứ Thánh Linh. Cũng trong năm này, họ đạo Thánh Tâm tách rời khỏi giáo xứ Thánh Linh.

Năm 1999, giáo xứ khởi công xây một ngôi thánh đường mới để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của giáo dân; đến năm 2003, giáo xứ khánh thành ngôi thánh đường mới này.

Năm 2007, một lần nữa giáo xứ được đón chủ chăn mới, cha Vinh Sơn Phạm Văn Tính. Hai năm, một thời gian chưa đủ dài để có thể hình thành một mô hình giáo xứ hợp với hoàn cảnh hiện nay như lòng vị chủ chăn mong ước. Tuy nhiên, ngài đang nỗ lực mở ra một hướng giáo dục đức tin mới, không những cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, mà còn cho cả các bậc cha mẹ nữa. Ngài mời gọi mọi thành phần trong giáo xứ cộng tác chặt chẽ với ngài trong việc xây dựng giáo xứ, với sự quan tâm đặc biệt đến chiều kích tâm linh. Việc này được thể hiện qua sinh hoạt của các đoàn thể trong giáo xứ, nhất là đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.

2. Số giáo dân và các hội đoàn:

Hiện nay giáo dân trong giáo xứ khoảng 3.000 người; một số không nhỏ đã gia nhập các hội đoàn trong giáo xứ:

Giáo xứ có 4 ca đoàn, Hội Lêgiô, Hội Đức Bà Phù hộ các tín hữu, Hội Các Bà Mẹ Công giáo, Hội Sinh viên Công giáo, Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.

Đặc biệt, còn có Hội Đồng Mục vụ, thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa, giáo lý viên là những người đang sát cánh với cha Vinh Sơn trong việc điều hành và phục vụ giáo xứ.

3. Những khó khăn hiện tại:

- Về cơ sở vật chất

Giáo xứ rất mừng vì có được ngôi thánh đường khang trang, thoáng mát để làm nơi quy tụ dân Chúa, cử hành phụng vụ. Nhưng với việc tăng dân số, nhà thờ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Hiện nay, giáo xứ chưa có nhà xứ, phòng giáo lý, phòng hội; bãi giữ xe chưa đủ chỗ.

- Về nhân sự

Việc tìm người cộng tác trong lãnh vực đào tạo đức tin không dễ. Đa số vì việc học, vì mưu sinh nên không có thời gian dành cho công việc đòi hỏi phải hy sinh cả thời giờ lẫn năng lực.

Do đó, giáo xứ phải xin sự hỗ trợ của các tu sĩ Dòng Phanxicô trong việc dạy giáo lý cho các em.

- Về quan điểm

Hiện nay, nhiều cha mẹ chú trọng quá nhiều vào việc đầu tư kiến thức cho con cái, nhưng lại lơ là việc giáo dục đức tin, ít quan tâm đến đời sống tâm linh của con em mình.

Về phần các em, do dành quá nhiều thời giờ cho các môn học, nên không còn năng lực để trau dồi những gì cần thiết cho việc sống đạo.

4. Hướng về tương lai:

Tuy có những trắc trở về nhiều phương diện, nhưng cha xứ, Hội đồng Mục vụ và những cộng tác viên nhiệt thành trong giáo xứ Thánh Linh, đang sát cánh cùng nhau tìm giải pháp vượt qua những khó khăn về vật chất, cũng như nỗ lực hình thành một đường hướng giáo dục đức tin có thể đem lại hiệu quả trong bối cảnh hôm nay.

Ước mong rằng, những hạt giống hôm nay được gieo vãi trên cánh đồng giáo xứ Thánh Linh sẽ gặp được những mảnh đất tốt, để mỗi hạt có thể sinh ba mươi, sáu mươi, một trăm…


(Nguồn:http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:07 AM
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: hài hòa yêu thương


Xuân Thái & Quang Ngọc (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/581)

T3, 01/09/2009 - 19:21
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/DSC_0010_0.JPG


Gần bờ sông, cách trục lộ giao thông chính một khoảng khá xa, ngôi Thánh đường rất khang trang và đẹp đẽ của Giáo Xứ Đức mẹ HCG, tọa lạc giữa một khu dân cư cùng với những con đường trải nhựa sạch sẽ vào ra nhiều ngã.
Với trên 2000 giáo dân, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (GX/ĐMHCG) được coi là một xứ đạo tương đối sầm uất vào loại trung bình khá thuộc Hạt Xóm Mới (Gò Vâp).

Dù đã ngoài 40 tuổi, một cái tuổi chín mùi và đẹp nhất đời người, nhưng Cha xứ Phanxicô Đậu Nguyễn Hoàng Linh vẫn được mọi người thương mến coi là “cha trẻ” vì sự năng động và nhiệt huyết của ngài, nhất là, mọi người đã và đang được hưởng nhờ rất nhiều ơn ích của đặc điểm ấy từ Ngài, dù Ngài về nhận xứ chỉ hơn 5 năm.

Hôm nay, ngày 30/8/ 2009, Cha xứ Đậu Nguyễn Hoàng Linh cùng với tất cả giáo xứ đã tưng bừng chào đón Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn văn Khảm, về ban bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu cho các giáo dân của mình.

Thánh lễ ban bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu

Đúng 8 giờ sáng, Đức cha Phêrô đã có mặt theo lịch hẹn để cùng đoàn rước tiến vào Thánh đường.
Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô là hai cha Phanxicô Đậu nguyễn Hoàng Linh và cha GB Nguyễn Hữu Hiệp, phụ tá của GX Tam Hà (Thủ đức ).

Ngỏ lời chào mừng cộng đoàn, với một phong thái từ tốn song không thiếu sự hân hoan phấn khởi, Đức cha nói :

“….Hôm nay, tôi rất vui mừng được đến thăm Ông bà và quý anh chị, được thấy ngôi Thánh đường khang trang và đẹp đẽ như thế này, và Cha xứ lại là học trò cũ của tôi, niềm vui ấy như đã được nhân lên nhiều lần trong Thánh lễ ban bi tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu vào lúc này ….”

Thánh lễ tiếp tục với Bài đọc 1 là Thư Thánh Giacôbê và một trích đoạn Tin mừng của Thánh Máccô. Trích đoạn Tin
mừng vẫn ngắn như thường lệ, nhưng ấn tượng với những ai được nghe Lời Chúa lúc này, thật chẳng ngắn chút nào, khi đoạn Tin mừng ấy đã thuật lại những lời của Luật sĩ và Kinh sư lẩm bẩm chê trách các môn đệ Chúa không rửa tay trước khi ăn theo tập tục, vì họ đã cho rằng, như thế đã trở nên nhơ bẩn ô uế, nhưng họ đã được nghe Chúa nói những lời đầy bất ngờ vì lạ lẫm và chói tai khó chịu:

“…..Này, hỡi các Luật sĩ và Kinh sư giả hình ! Các ngươi đã chỉ theo giáo lý của loài người mà đã quên rằng, không có gì từ bên ngoài có thể làm ra ô uế, nhưng chính từ bên trong với những ngoại tình, dâm ô, phản trắc, giết người, độc ác và toan tính lọc lừa….mới làm con người ra ô uế…… Dân này kính thờ Ta bằng môi miệng, còn lòng nó thì xa Ta……”

Quả thật, những lời trên rất ngắn, nhưng đã gây một ấn tượng không nhỏ cho những ai muốn kết hợp thực sự với Chúa, để có những suy nghĩ đúng đắn và thể hiện một lối sống đạo phù hợp với tinh thần Tin Mừng.

Phần giảng thuyết

Trong các buổi lễ ban bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu cho phần lớn là các em thiếu nhi, Đức Cha Phêrô rất ít khi đứng trên giảng đài, nhưng Ngài đã bước xuống, đến mỗi hàng ghế để hỏi han các em, như một “cuộc khảo bài tập thể”, nhưng luôn là những cuộc khảo bài rất vui. Lúc này cũng vậy, Ngài đến mỗi hàng ghế và hỏi từng em rằng:

Hôm nay, con chịu phép gì vậy? . Rước lễ lần đầu là sao hả con ?....

Mỗi câu trả lời đúng (hầu hết đều đúng) liền nhận được những tràng pháo tay tán thưởng rất nhiệt tình từ cộng đoàn. Ngài nói:

“Khi rước lễ, là các con rước chính Chúa Giêsu vào lòng, chứ không phải rước bánh mì. Khi đưa bánh cho các con, cha không nói đây là bánh mì, nhưng cha đã nói: Đây là Mình thánh Chúa Kitô và con đã thưa rằng, AMEN, nghĩa là, đúng là như vậy .

Cũng là tấm bánh, chỉ là tấm bánh thôi, nhưng Chúa Thánh thần đã biến đổi tấm bánh bình thường để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.

Khi cha cùng với các vị đồng tế đặt tay là để xin ơn biến đổi tấm bánh và nhất là, xin cho mỗi chúng con được trở nên những con người mới, giống Chúa Kitô, ngay từ bên trong…. ”.

Rồi Đức cha Phêrô đã kể chuyện, cách đây 2 tháng, cha đã cùng với hơn 30 Đức Giám Mục Việt nam sang Roma dự Ad Limina để chào thăm và nghe huấn thị hàng năm từ Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh cha đã nói nhiều điều, mà trong đó có 3 điều cụ thể liên quan đến việc biến đổi con người như cha vừa nói, 3 điều đó là:

1/ Yêu thương (trong đó, tất nhiên phải có bao dung tha thứ)

2/ Ngay thẳng (thời nay dối trá đang ngự trị khắp nơi, nên ngay thẳng phải là ưu tiên trước hết với mọi tấm lòng và lương tâm)

3/ Tôn trọng tài sản và những sinh hoạt và các qui định vì lợi ích chung.

Tất cả những điều trên là không dễ thực hiện, nên rất cần ơn của Thánh thần tác động, nhắc nhở và hỗ trợ.

Đức cha nói: “Cha chưa nghe ai đi xưng tội mà kể ra những thiếu sót của mình về các chuyện như xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ v.v….

Tất cả đều cho rằng, tội đó là chỉ có với công an, mà không phải với Chúa. Đang khi thực ra, những điều ấy là rất lỗi phép công bằng và thiếu hẳn tinh thần bác ái…. ”

Cuối cùng, ngài kết luận, Đức Giáo hoàng đã dạy 3 điều thật đơn giản đó là: để được là người công giáo tốt, cũng phải là người công dân tốt để xây dựng một xã hội tốt và giáo hội tốt, vì qua đó, sẽ làm chứng về Chúa một cách cụ thể, thực tế và thuyết phục hơn.

Sau đó, các phần Nghi thức tuyên xưng Đức tin và Xức dầu đặt tay trên 77 thành viên ( 39 Thêm sức + 37 Rước lễ lần đầu + 1 tân tòng = 77 ) đã được tiến hành một cách rất sốt sắng với thật nhiều cảm xúc.

Một cộng đoàn yêu thương

Thánh lễ đã kết thúc và để lại nhiều ấn tượng tốt lành. Để có được thành quả ấy, phải nói đến sự hợp tác của mọi giới mọi đoàn thể trong giáo xứ đã sinh hoạt và phát triển rất tốt.

Từ Legio, Đaminh đến Thánh Tâm hoặc Hội Dòng Ba …luôn sinh hoạt đều đặn và năng động.
Riêng thành phần các Giáo lý viên luôn rất tích cực và khởi sắc với 35 thành viên cùng với 32 em giúp lễ thay nhau luân phiên mỗi ngày.

Hội đồng Mục vụ (Ban Hành giáo) gồm 17 thành viên do ông Phêrô Trần Văn Đoát làm chủ tịch. Cha xứ và HĐMV của giáo xứ ĐMHCG vẫn thường tổ chức những chuyến hành hương, hoặc đi đó đây bồi dưỡng cho các thành viên của mình với nhiều niềm vui, nhờ đó tạo nên sự nhiệt thành hài hoà trong phục vụ.

Lễ Bà Bầu mỗi tháng

Theo thống kê xếp hạng, từ lâu nay, Việt nam đang là một trong những nước có tỷ lệ phá thai vào hàng cao nhất khu vực và cả thế giới. Đó là điều nhức nhối không chỉ của riêng xã hội, nhưng còn là những ưu tư canh cánh bên lòng của mỗi người Công giáo, những người đã được giáo dục và xác tín thâm sâu về một nền văn minh Tình Thương và VĂN HÓA SỰ SỐNG.

Cũng đang có những nghịch cảnh và mâu thuẫn khó bề tháo gỡ, khi rất nhiều người có thai nhưng chỉ muốn bỏ đi, bên cạnh đó, vẫn đang có rất nhiều người khác, lại hết lòng mong được một mụn con nhưng vẫn mãi chẳng được, vì họ bị hiếm muộn vô sinh với cả tỷ nguyên nhận khác nhau, sau khi đã điều trị khắp nơi với đủ loại thuốc men nhưng vẫn không kết quả.

Thánh lễ đã trở thành nguồn hy vọng và niềm trông cậy vô song cho họ, nên được gọi là Lễ Bà Bầu một cách trìu mến và dân dã quen thuộc như thế.

Giáo xứ ĐMHCG đã tổ chức được 2 Thánh lễ như vậy. Thánh lễ cuối cùng cách đây hai tuần với hơn 3000 người tham dự. Số các anh em giữ xe và các trật tự viên lên tới hơn 40 người. Mọi người đã kể lại những điều ấy một cách rất vui, nhưng cũng không giấu sự ngạc nhiên bất ngờ rằng, hơn 50% những người dự lễ không phải là người Công giáo. Họ thuộc đủ mọi tôn giáo khác nhau ở khắp nơi. Có nhiều người đã từ Hà Tĩnh xa xôi với cơm nắm muối vừng tìm đến.

Hãy hình dung, cả GX / ĐMHCG chỉ có 2000 giáo dân, nhưng người đến dự Lễ Bà Bầu hôm ấy là hơn 3000 người để thấy được phần nào sự phức tạp và cả những rộn ràng vất vả của họ.

Lễ Bà Bầu đã được tổ chức ở nhiều nơi từ Quận 8, 9, 3 và quận Tân Bình, Gò Vấp của Sài gòn đến các tỉnh như Biên Hòa, Đồng Nai, Vũng Tầu ….Vậy mà, chỉ được nghe kể lại một cách hết sức sơ sài chung chung không một chút nào chứng tích để lưu giữ chứng minh, thật đáng tiếc về truyền thông. Ngay cả Lễ Bà Bầu ở Xóm Mới mà nhiều người cũng không hay biết, dù được tổ chức trong chính Hạt của mình, lại thêm một điều đáng tiếc nữa về truyền thông.

Thấy rõ nhu cầu của mọi người, Giáo xứ ĐMHCG đã quyết định sẽ tổ chức Lễ Bà Bầu vào chiều Thứ Bảy mỗi cuối tháng.

Thiên Chúa chẳng cần ai quảng cáo cho mình, nhưng cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa lại sinh ơn cứu độ và muôn vàn ân phúc như lời Thánh vịnh thường được nghe trong mỗi Thánh lễ.

Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa qua những kỳ công của Ngài, cũng vậy, mỗi giáo dân cũng phải là các thông tín viên tường thuật những ân phúc của Ngài qua từng Thánh lễ.

Xin mượn niềm xác tín và những tâm tình trên để loan tin về Lễ Bà Bầu ở các nơi được tổ chức, và đặc biệt, về Lễ Bà Bầu sẽ được tổ chức ở Giáo xứ Đức mẹ hằng cứu giúp vào chiều Thứ bảy mỗi cuối tháng, để tạm thay cho phần kết bài viết này.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:12 AM
Giáo xứ Vinh Sơn 3: những giáo dân nhiệt thành


Vũ Loan (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/582)

T3, 01/09/2009 - 19:21
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/DSC07260_0.JPG

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/VinhSonOngTa.jpg



Dọc con kênh Nhiêu Lộc có một số nhà thờ. Đặc biệt, có một nhà thờ lại ở cuối con kênh, thuộc phường 3, quận Tân Bình nên người ta gọi là nhà thờ Vinh Sơn 3.

Trước khi hiểu được vì sao giáo xứ này có nhiều giáo dân nhiệt thành, cũng nên biết qua về quá trình hình thành và phát triển giáo xứ.

Lược sử

Giữa năm 1960, một số giáo dân giáo xứ Tân Chí Linh lập một ngôi đền để kính thánh Vinh Sơn, cách nhà thờ khoảng nửa cây số. Lúc đầu ngôi đền chỉ là một căn nhà lá thuộc một giáo họ, dưới thời cha chánh xứ Đa-minh Mai Văn Cẩm.

Tại đền thánh Vinh Sơn này, nhiều thánh lễ được cử hành để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của khá nhiều giáo dân. Năm 1965, cha Đa-minh Đinh Tiến Khoa, linh mục phụ tá được đặc trách đền thánh Vinh Sơn, từ đây, giáo dân được dâng thánh lễ hằng ngày. Và ngày 23-1-1973, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình ra sắc lệnh số 0010/VP-73 phê chuẩn và ban phép thành lập giáo xứ Vinh Sơn, biến cố này trở thành niềm vui lớn cho nhiều giáo dân.

Ở thời điểm mới thành lập, diện tích giáo xứ không lớn lắm, chỉ có 2500 giáo dân. Để nhà thờ được vuông vức, một vài gia đình đã hy sinh dời đi nơi khác, nên khuôn viên hiện nay khá rộng. Số giáo dân cũng thay đổi, cao nhất là gần 4.000 trước khi giải tỏa để làm kênh Nhiêu Lộc, nay chỉ còn gần 3.000 giáo dân, được sinh hoạt tế tự trong ngôi thánh đường kiên cố, khang trang đẹp đẽ, do cha chánh xứ thứ hai Giuse Nguyễn Trung Nghĩa khởi xướng và cùng giáo dân xây dựng.

Cho đến nay, giáo xứ đã có bốn cha chánh xứ chăm sóc cộng đoàn:

- Cha Đa Minh Đinh Tiến Khoa

- Cha Giuse Trần Trung Nghĩa

- Cha Phanxicô A. Nguyễn Văn Dinh

- Cha Giuse Nguyễn Minh Khôi.

Ngoài ra có linh mục Giacôbê Phạm Văn Phượng đã đến giúp mục vụ một thời gian.


Những giáo dân nhiệt thành

Chặng đường dài giáo xứ đã đi qua là gần 50 năm, nhưng chỉ có bốn linh mục chánh xứ và một linh mục dòng chăm sóc và đồng hành cùng giáo dân. Thăng trầm, sôi nổi không nhiều nhưng điểm đặc biệt là một số giáo dân ở đây rất nhiệt thành việc nhà Chúa, có thể nêu ra một số điển hình để thấy rằng giáo dân tích cực luôn là những nhân tố tốt làm dậy men trong cộng đoàn dân Chúa.

Khi Ban Hành Giáo đầu tiên được thành lập, có ông cụ trùm Khiêm, với chùm râu dài, áo the đen, khăn đống trên đầu, trông cụ như ông đồ nho, mà thế hệ của cụ rành rẽ chữ nho là đúng. Cái bề ngoài đó còn phù hợp với đức độ của ông: khiêm tốn, chân thật, hiền lành. Cụ còn bán ngôi nhà thân yêu của gia đình để nới rộng đầu nhà thờ rồi vào con hẻm nhỏ để ở.

Cùng thời đó có ông quản Châu. Gia cảnh thanh bần nhưng ông vẫn trông coi trẻ con trong giờ lễ tại nhà thờ, đúng nghĩa là một ông quản. Con trai ông đã gắn bó, hướng dẫn đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể nhiều năm. Nhiều lớp trẻ trong đoàn TNTT của giáo xứ đã trở thành những người xông xáo hoạt bát, hữu ích cho xã hội và Giáo hội.

Còn có ông trùm Hoàn, từ khi Hội Đồng Giáo Xứ Vinh Sơn đầu tiên được thành lập, đã đứng trong hàng ngũ quí chức cộng tác với cha xứ trong công việc mục vụ. Cho đến khi cao tuổi ông vẫn tham gia việc nhà thờ. Đặc biệt là ông đã chèo chống công việc giáo xứ khi có sóng gió.

Khi cha xứ tiên khởi già yếu, giáo xứ mời cha Giacôbê Phạm Văn Phượng OP đến phụ giúp mục vụ thì có ông trùm Trung, con ông quĩ Hoan, sáng nào cũng đến nhà thờ Ba Chuông rước cha về dâng lễ mà chẳng quản ngại sương sớm, tốn phí xăng xe, giáo dân không hề thiếu thánh lễ trong tuần.

Hiện nay, gia đình ông chủ tịch HĐMV Hồng và hai ông phó chủ tịch Nha, Tín đã tích cực trong công việc nhà Chúa, kể cả con của các ông dù đã có gia đình vẫn không ngần ngại gắn bó với nhà thờ.
Còn nhiều nữa những giáo dân tích cực ở giáo xứ này, đang cùng với cha chánh xứ trẻ Giuse Nguyễn Minh Khôi làm cho cộng đoàn giáo xứ Vinh Sơn ngày càng vui tươi, đoàn kết.

Thế nên, hiện nay giáo xứ có đủ các đoàn thể Công giáo tiến hành với nhiều sinh hoạt mục vụ phong phú như: phụng tự, giáo lý, bồi dưỡng đức tin, bác ái tông đồ…


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:16 AM
Giáo xứ Bùi Môn: phong phú Ơn gọi Linh mục


Quang Thiêm (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/412)

CN, 06/09/2009 - 11:06
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vhh7/13bm.jpg


Lược sử:

Giáo xứ Bùi Môn hiện tọa lạc tại: 4/2 ấp Tân Tiến, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Vào năm 1955, cha cố Đaminh Đinh Xuân Hải và cha phó Đaminh Đinh Công Uẩn cùng với đông đảo bà con giáo dân di cư đã chọn vùng đất hoang sơ rộng khoảng 27 ha, cách Sài Gòn chừng 17 km, ngay sát quốc lộ 1 cũ ( nay là quốc lộ 22), thuộc địa giới xã Tân Thới Trung, huyện Hóc Môn để xây dựng nhà thờ và khu định cư cho giáo dân.

Vào ngày 27/02/1955, cộng đoàn đã chọn tên giáo xứ là Bùi Môn (được ghép từ Bùi Chu là quê cha đất tổ, và Hóc Môn là nơi sẽ gắn bó cuộc sống lâu dài), đồng thời nhận Chúa Ki Tô Vua là bổn mạng của giáo xứ.

Các Vị Mục Tử :

1955 Cha chánh xứ Đaminh Đinh Xuân Hải; Cha phó Đaminh Đinh Công Uẩn.

1956 Cha chánh xứ Giuse Phạm Hữu Công

1957 Cha chánh xứ Đaminh Lê Bá Tư; Cha phó Đaminh Đinh Hữu Dong ( 1956-1960 )

1961 Cha chánh xứ Phêrô Tạ Đức Kiểm.

1969 Cha chánh xứ Phaolô Đỗ Kim Phan; Cha phó Đaminh Vũ Nguyên Thiều ( 1961-1970 )

1970 Cha chánh xứ Đaminh Đinh Cao Thuấn; Cha phó Antôn Phạm Gia Thuấn (1970-1992)

1975 Cha chánh xứ Phanxico Xavie Đinh Quang Tịnh; Cha phó Vicentê Nguyễn Văn Hồng (1992-2003)

2003 Cha chánh xứ Giuse Trần Trung Nghĩa; Cha phó Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thanh (2003-2009)

2006 Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng; Cha phó Giuse Nguyễn Minh Đức (2009)

Tổng số gia đình công giáo: 1805 hộ.

Tổng số giáo dân: 7805 giáo dân, không kể số giáo dân tạm cư khá đông.

Đặc biệt giáo xứ có dòng Thừa Sai Trinh Vương, nên có tới 40 xơ và 50 anh chị giáo lý viên, cùng 80
huynh trưởng để coi sóc và giảng dạy giáo lý cho hơn 1.300 em thiếu nhi.

Giáo xứ hiện có 5 vị trong ban Thường vụ và 7 ủy viên.

Giáo xứ được chia thành bốn giáo khu mỗi giáo khu có 5 vị trong ban chấp hành giáo khu.
Mỗi giáo khu chia ra các vị trưởng và phó đường cùng các ủy viên gồm có:

- Giáo khu Đông: có ba đường và nhận Thánh Phanxico Xavie là quan thầy

- Giáo khu Tây: có tám đường và nhận Thánh Gia Thất là quan thầy.

- Giáo Khu Nam: có chín đường và nhận Thánh Giuse là quan thầy (1/5).

- Giáo Khu Bắc: có bốn đường và nhận Thánh Giuse là quan thầy (19/3).

Ban Thường Vụ, cùng quí chức trong ban chấp hành các giáo khu và quí vị trưởng phó đường, và các
ủy viên cộng tác với cha sở, cha phụ tá để điều hành giáo xứ.

Bên cạnh đó còn có các ban ngành đoàn thể như sau:

- Huynh Đoàn Đa Minh

- Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm

- Đoàn Gia Trưởng HHTM

- Đoàn Bác Ái Thánh Mẫu

- Đoàn Thanh Nam HHTM

- Đoàn Gia Lao Công

- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

- Hội Legio Mariae

- Hội Lễ Sinh

- Gia Đình Tận Hiến

- Gia Đình Don Bosco

- Nhóm Tinh Thần

- Nhóm Nay Con Trở Về

Và 7 ca đoàn, 2 nhạc đoàn và hội trống Thánh Giuse.

Giáo xứ Bùi Môn là nơi sản sinh cho giáo hội 20 linh mục, 5 tu sĩ và 13 nữ tu. Điều đó cho thấy cộng
đoàn giáo xứ Bùi Môn đã không tiếc công sức, mồ hôi và máu xương của mình xuyên suốt hơn nửa thế
kỷ để đan dệt lên một giáo xứ rộng lớn và tươi đẹp như ngày hôm nay.

Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức

Vào ngày 27-8-2009, giáo xứ Bùi Môn tưng bừng như một ngày hội. Tiếng vỗ tay reo vui, tiếng kèn
đồng vang lừng, hàng ngàn quả bong bóng bay rợp trời, cùng đủ mọi sắc áo: đây đúng là ngày hội lớn
mừng đón Đức Giám mục về ban Bí Tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi.

Vào đúng 17:10, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến cổng giáo xứ, trước một hàng rào danh dự
sặc sỡ muôn mầu. Sau đó Đức Cha cùng với cha Hạt trưởng, Cha Chánh xứ và Cha Phụ tá long trọng
hiệp dâng thánh lễ đồng tế và ban Bí Tích Thêm Sức cho 130 em thiếu nhi xứ nhà.

Nổi trăn trở mục tử

Bằng những phương pháp mới phù hợp với xã hội hiện nay, Cha chánh xứ Phêrô đã và đang từng bước
phát triển giáo xứ về nhiều mặt. Trong trăn trở và ưu tư ngài chia sẻ:

“Nói chung mọi sự hết sức thuận lợi: giáo dân tham dự thánh lễ rất đông và rất tích cực trong công
việc bác ái. Có những giáo xứ đến xin tiền xây dựng nhà thờ, các vị đó đã không thể ngờ giáo dân ở
đây rộng lượng như vậy. (Tuy nhiên - cha xứ nói thêm - bổn đạo xem ra quảng đại với “người ngoài”
hơn là “người trong nhà!..)

Đa số giáo dân làm nghề tự do nên có những lúc nghỉ việc (thí dụ: cúp điện, hay cuối ngày), một số
người chẳng biết làm gì ngoài nhậu nhẹt và cờ bạc…Một số thanh thiếu niên, ngoài giờ đến trường,
chẳng biết gì ngoài game và internet…

Phần nổi của tảng băng, mọi người có thể nhìn thấy, còn phần chìm… Vì thế, ngài rất băn khoăn và
trăn trở: sẽ có bao nhiêu gia đình đổ vỡ, bao nhiêu tệ nạn xã hội và còn bao nhiêu những cái bất ngờ
sẽ xẩy đến…Trong tâm tình mục tử, ngài đã kêu gọi mọi gia đình mỗi tối vào lúc 21 giờ hãy bớt chút thời gian để đọc kinh chung với nhau và năng cầu nguyện…

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:19 AM
Giáo xứ Chợ Cầu: những vị khách đặc biệt


Quang Thiêm (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/412)

T5, 20/08/2009 - 04:24
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/2b.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ChoCau.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20cho%20cau.jpg




Thánh lễ Thêm Sức & Khách phương xa

Vào lúc 17:15 thứ hai ngày 17/8/09, thật bất ngờ, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Chợ Cầu, ngạc nhiên lẫn vinh dự và hạnh phúc, được đón tiếp hai Đức Giám mục: đó là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Đức Cha William Stephen Skylstad, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Cùng đi với Đức Cha Skylstad còn có linh mục Gioakim Lê Quang Hiền và bà Virginia Farris làm việc tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Hai Đức Cha Phêrô và William cùng cha chánh xứ và các linh mục đã long trọng hiệp dâng thánh lễ đồng tế và ban bí tích Thêm sức cho 69 em thiếu nhi xứ nhà.

Sau thánh lễ, Đức Cha Skylstad chia sẻ về cuộc đời của ngài: khu vực gia đình Đức Cha ở không có người công giáo. Vì thế, từ thuở nhỏ, ngài rất muốn trở thành linh mục truyền giáo, mong có thêm người công giáo. Nhưng mãi đến năm 14 tuổi ngài mới có thể bỏ nhà ra đi với quyết tâm dâng hiến đời mình cho Chúa. Và hôm nay, được vinh dự đến thăm, cùng tham dự thánh lễ và ban bí tích Thêm sức ở đây, trong khung cảnh hân hoan nô nức và đông đảo giáo dân tham dự, ngài rất xúc động, vì bên Hoa Kỳ, thánh lễ Thêm sức không được ấm cúng hoành tráng như vậy.

Lược sử giáo xứ Chợ Cầu:

Nhà thờ Chợ Cầu tọa lạc tại số 30/7 đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM.

Giáo xứ Chợ Cầu được thành lập năm 1896 dưới thời Pháp thuộc. Trải qua những năm tháng thời chiến, ngôi thánh đường sụp đổ, hoang tàn, hầu hết dân Sài Gòn – Gia Định lúc đó đều biết đến địa danh quen thuộc với tên gọi là “Nhà thờ Đổ”.

Năm 1964 cha già cố Giuse Nguyễn Hữu Nguyên lánh nạn chiến tranh, đưa một số giáo dân thuộc gốc Đồng Xá, Kiến An, Hải Phòng đang cư ngụ sinh sống tại Rạch Bắp, Bến Cát, tỉnh Bình Dương về đây, đồng thời xây dựng ngôi thánh đường nhỏ bé trên nền cũ “Nhà thờ Đổ”, và nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng. Đó là tiền thân giáo xứ Chợ Cầu ngày nay.

Năm 1989 Cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm xây dựng lại ngôi thánh đường và tượng đài thánh Giuse.

Các cha sở tiếp theo: Cha Luy Gondaga Tô Minh Quang sửa nhà xứ, Cha An Tôn Nguyễn Văn Toàn xây dựng nhà sinh hoạt giáo lý và linh đài Đức Mẹ La Vang.

Cha sở đương kim Giuse Trần Thanh Công xây dựng lại hội trường và tôn tạo lại toàn bộ khuôn viên, tượng đài thánh Giuse. Đặc biệt ngài đã tạo nên một sân chơi cho các em thanh thiếu niên rất đa dạng và phong phú.

Hiện nay tổng số giáo dân là 5969 giáo dân, và vào khoảng 2000 di dân xa quê đi làm ăn đến tham dự phụng vụ tại giáo xứ. Địa bàn của giáo xứ Chợ Cầu trải dài trên 3km2, được chia thành 10 giáo họ mang tên: Thánh Anna, Thánh Giuse cầu Bầu, Thánh Đaminh, Thánh Gioan Tiền Hô, Đức Mẹ Lộ Đức, Thánh Phê rô, Thánh Giuse lao động, Đức Mẹ Ban Ơn, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Chúa Kitô.

Giáo xứ hiện có 5 vị trong ban thường vụ, và 40 vị trong ban điều hành các giáo họ. Bên cạnh đó còn có các ban ngành đoàn thể như sau: Hội các Bà mẹ Công giáo, Huynh đoàn Đaminh, Hội Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Hội Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa, và bốn Ca đoàn, ban Phụng vụ, ban Lễ sinh, Giới Trẻ giáo xứ và hai nhóm Chăm sóc bệnh nhân.

Đặc biệt đội ngũ giáo lý viên khá hùng hậu gồm có 67 anh chị phụ trách, dạy giáo lý cho 807 em thiếu nhi từ lớp Khai Tâm đến Bao Đồng vào ngày chúa nhật.

Sự thao thức, băn khoăn và trăn trở của cha Giuse chánh xứ hiện tại là làm sao qui tụ được các em thiếu nhi và thanh thiếu niên để hướng dẫn các em sống đức tin trong một xã hội tục hoá đầy cạm bẫy...


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-23.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-22.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-21.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-20.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-19.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-18.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-17.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-16.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-15.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-14.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-12.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-10.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-9.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-5.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-6.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-4.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Resize%20Wizard-13.jpg




(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:22 AM
Giáo xứ Cao Thái: đón cha Tân Chánh xứ


Ngọc Đức & Quang Ngọc (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/561)

T7, 15/08/2009 - 02:02
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/002.jpg


- Mày là ai, vì sao mày lại muốn chết cho nó? Tên lính Đức Quốc xã đã hỏi Maximilian Kolbe như thế. Kolbe không xưng tên ra, nhưng chỉ trả lời ngắn gọn: tôi là một linh mục. Vì là linh mục, Maximilian Kolbe đã sống cho tha nhân, và chết cho tha nhân.

Trong thánh lễ chào đón linh mục tân chánh xứ của giáo xứ Cao Thái sáng thứ sáu 14-8-2009, linh mục Phanxicô X. Đào Trung Hiệu đã đưa ra tấm gương cao đẹp của cha thánh Kolbe vào cuối bài giảng, vì hôm nay là ngày lễ kính vị thánh tuyệt vời này.

Nhưng vào đầu bài giảng, cha Hiệu lại cố tình gây “sốc” khi đưa ra hình ảnh một cha sở chẳng tốt một chút nào: say sưa bí tỉ, có con riêng… Chuyện giả tưởng này có bối cảnh là thời bách hại tại Đông Âu. Vị linh mục lôi thôi này rất xấu hổ vì đời tư của mình, nên lúc nào cũng muốn trốn chạy khỏi giáo xứ. Ngặt một nỗi vào thời bách hại ấy, mọi linh mục ở trong vùng hoặc đã chết, hoặc ở tù, hoặc đã di tản hết. Chỉ còn mình ngài, nên khi cần xức dầu, cần giải tội, cần thánh lễ, người ta chẳng biết nhờ ai, ngoài vị linh mục này. Rất nhiều lần, linh mục ấy tưởng là mình đã “vượt biên” thành công rồi, từ nay sẽ không còn phải thi hành công việc của linh mục với đôi bàn tay bất xứng nữa, thì người ta lại kéo ngài đi xức dầu! Thế là lại vượt biên hụt. Lần cuối khi đã qua bên kia biên giới rồi, ngài lại phải quay ngược trở lại vì có người đang cần mình giải tội và ban bí tích sau cùng. Trên đường quay về, cha bị bắt và bị xử tử!

Vâng, uy lực và vinh quang của Chúa đã thể hiện như thế, thông qua những nhân vật thánh thiện cũng như những con người bất xứng. Và linh mục là thế, không sống cho mình, nhưng sống cho người khác, cho Giáo hội và cho Thiên Chúa.

Bài giảng đã gây một ấn tượng sâu sắc cho cộng đoàn giáo xứ Cao Thái, đặc biệt, khi họ ngắm nhìn hai linh mục thân thương tốt lành của mình cùng xuất hiện trong thánh lễ, cha Giuse Trần Chí Nguyện và cha Phêrô Phan Khắc Triển, một người sắp ra đi và một người vừa được sai đến… Cả hai đều nhiệt thành, đạo đức, hết lòng với Giáo hội. Chung quanh hai linh mục trung tâm này là rất nhiều linh mục đồng tế, sốt sắng cử hành thánh lễ…

Buổi lễ “tống cựu nghinh tân” của Giáo xứ Cao Thái đã diễn ra rất trang trọng (như thấy trong album hình kèm theo). Và mọi người đã tha thiết cầu nguyện để, tiếp nối công trình của các vị tiền nhiệm, linh mục tân chánh xứ Cao Thái sẽ làm cho giáo xứ luôn phát triển về mọi mặt trong tư cách là chứng
nhân tình yêu của Đức Kitô cho xã hội Việt Nam hôm nay.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/001ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/001%20gx%20Cao%20Thai%201.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/008ken.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/012ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/013ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/016ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/018ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/027ct.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/005.%20cong%20doan%205.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/007.phat%20bieu%20khai%20mac%207.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/009.tuyen%20hua%209.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/010.nghi%20thuc%20Cha%20moi%2010.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/011.nghi%20thuc%202%2011.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/012.nghi%20thuc%203%2012.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/014.HDMVGX%2014.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/015.loi%20chua%2015.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/016.chia%20se%2016.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/018.thanh%20le%20dong%20te%2018.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/Lm%20tham%20du%202.jpg







(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:24 AM
Giáo xứ An Phú: Lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng thánh đường


Quang Ngọc (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/557)

T4, 12/08/2009 - 01:56
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/001.jpg


Thánh lễ khởi công

Vào lúc 9g00 ngày 9.8.09, cha Hạt Trưởng Tân Định về thăm viếng mục vụ và chủ sự Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Thánh đường giáo xứ An Phú. Cha Hạt Trưởng Tân Định, Cha Chánh xứ cùng 9 cha khách đã long trọng hiệp dâng thánh lễ đồng tế với khoảng 500 giáo dân tham dự.

Lược sử giáo xứ An Phú

Giáo xứ An Phú thành lập năm 1962 do cha Matthêu Phạm Công Ngơi, chánh xứ tiên khởi.

Sau khi cha cố mất năm 1991, cha Giuse Nguyễn Duy Diễm làm chánh xứ. Năm 2003, cha Giuse Diễm được thuyên chuyển đi giáo xứ Thánh Gia, cha Phêrô Lê Hoàng Chương về làm chánh xứ cho đến nay.

Hiện giáo xứ An Phú có khoảng 2600 giáo dân, chia làm 4 họ giáo, với Hội đồng mục vụ gồm 23 người.

Các đoàn thể trong giáo xứ :

- Hội Liên Minh Thánh Tâm

- Hội các Bà Mẹ Công giáo

- Hội Legio

- Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.

Hướng về tương lai

Thánh đường An Phú được xây dựng năm 1965 trên vùng ao hồ sình lầy và đã được sửa chữa nhiều lần.

Thánh lễ đặt viên đặt viên đá đầu tiên lần này không chỉ nhằm khởi công xây dựng một ngôi thánh đường mới bằng vật chất, mà còn là để mở ra một tương lai mới mẻ cho cả giáo xứ và cho tâm hồn từng giáo dân. Chắc chắn những ước nguyện canh tân đổi mới này đã được Chúa chúc phúc, để trong niềm vui, mọi người trong giáo xứ sẽ tích cực cùng nhau xây dựng được một ngôi thánh đường khang trang chắc chắn, và một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:27 AM
Giáo xứ Tân Mỹ: Quán Tre Tân Bùi xưa...


Quang Thiêm (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/412)

T5, 06/08/2009 - 05:14

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/nhathoTan%20My.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanMy.jpg




Lược sử:

Giáo Xứ Tân Mỹ nằm trên trục Quốc Lộ 22, cách ngã tư Trung Chánh khoảng chừng 500m, thuộc Khu 18, Ấp Mỹ Hòa, xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn

Vào năm 1962 có khoảng bảy, tám gia đình công giáo bị giải tỏa từ khu Quán Tre đến lập nghiệp tại đây. Vì xa nhà thờ nên mọi người đều cảm thấy thiếu một bầu khí linh thiêng và một sự gần gũi yêu thương. Vì vậy họ đã đồng lòng xây lên một ngôi nhà nguyện nhỏ để lui tới cầu nguyện.

Năm 1963, cộng đoàn nhỏ này đã được công nhận là giáo họ của giáo xứ Bùi Môn, với tên gọi: giáo họ Tân Bùi.

Năm 1967, Cha Phaolô Đỗ Kim Phan về đây, quyết tâm đồng lòng với giáo dân để đúng ngày 19/3/1968 khởi công xây dựng Thánh đường. Ngày 7/6/1970 giáo họ Tân Bùi được tách khỏi Giáo xứ Bùi Môn lấy tên là Giáo xứ Tân Mỹ, nhận thánh cả Giuse làm bổn mạng (19/3). Cùng lúc, cha Phaolô và HĐMV quyết định mua đất xây dựng nghĩa trang cho Giáo xứ.

Năm 1977-1978 Giáo xứ không có linh mục.

Năm 1978, Cha Giuse Trần Văn Đắc về nhận chánh xứ, và thầy Giuse Vũ Duy Thống là thầy giúp xứ
(hiện nay là Đức Giám mục Chánh tòa Giáo phận Phan Thiết).

Năm 1992, Cha Đa minh Nguyễn Văn Bình về nhận chánh xứ.

Năm 1993, Cha Phêrô Lê Thành Khoái.

Năm 1997, Cha Vinh Sơn Bùi Quang Điện.

Năm 2001, Cha Giuse Trần Đức Mến.

Năm 2003, Cha Giuse Nguyễn Minh Khôi.

Năm 2007, Cha Martin Đoàn Văn Hoàng Thanh Đạm về nhận chánh xứ cho đến nay.

Hiện nay tổng số gia đình công giáo là : 520 hộ, số giáo dân khoảng 2.300 người.

Giáo xứ chia làm ba giáo khu : Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Phê rô, Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Giáo xứ có văn phòng thường trực HĐMV, gồm có 4 vị, để tiếp đón và giải quyết công việc của giáo dân.

Các Ban bao gồm : Ban Trật tự, Ban Khánh tiết, Ban Phụng vụ, Ban Tôn giáo, Ban Gia đình, Ban Kiến thiết, Ban Nghĩa trang.

Ca đoàn: có 3 ca đoàn.

Hội đoàn: Hội Liên minh Thánh Tâm, Hội Thánh Giuse, Huynh đoàn Đaminh, Hội Kính lòng thương xót Chúa, Hội Legio Mariae, Hội các Bà mẹ Công giáo

Hiện nay giáo xứ có khoảng chừng 300 em thiếu nhi đang theo học các lớp giáo lý. Tổng cộng có 12 lớp (từ Khai Tâm đến Thêm Sức). Đội ngũ giáo lý viên khá hùng hậu, gồm có các xơ và 30 anh chị GLV. Đặc biệt lớp Giáo lý Hôn nhân và Dự tòng do cha chánh xứ cùng các xơ giảng dạy.

Thánh lễ Thêm Sức
http://www.tgp-tphcm.net/sites/default/files/themsuc.jpg
Cái nóng oi nồng mùa hạ và những cơn mưa từng chặp vẫn không ngăn cản được sự hiện diện rất đông đủ và nao nức của giáo dân Tân Mỹ tại khuôn viên nhà thờ vào ngày 31-7-2009.

Đúng 17 giờ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến. Ngài về thăm giáo xứ, dâng Thánh lễ và ban Bí tích Thêm Sức cho 61 em thiếu nhi của xứ nhà. Đồng tế trong Thánh lễ có cha hạt trưởng, cha chánh xứ, cùng hai cha khách.

Người ta có cảm tưởng niềm vui của “ngày hội Thêm Sức” đúng là một sự cô đọng của tất cả niềm hân hoan trong quá khứ, để mở ra một hướng rất phấn khởi cho tương lai của giáo xứ: một tương lai được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, làm cho Tân Mỹ mỗi ngày một thêm đẹp, thêm mới với những cõi lòng sẵn sàng làm nhân chứng cho Chúa trong thế giới hôm nay.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:30 AM
Giáo xứ Trung Chánh: Nhà trẻ & dưỡng lão


Bài và ảnh: Ngọc Đức (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/542)

T7, 01/08/2009 - 03:58
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/01_gxtrungchanh1.jpg



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TrungChanh.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TrungChanhMyHoa.jpg




Từ cầu vượt An Sương, theo đường đi Tây Ninh, đến ngã tư Trung Chánh, rẽ phải, ta đến được với cộng đoàn giáo xứ Trung Chánh

Giáo xứ Trung Chánh, với 5778 giáo dân, là một giáo xứ lớn của Giáo hạt Hóc Môn, có những sinh hoạt mục vụ và truyền giáo rất tốt đẹp. Ở đây chỉ muốn giới thiệu hai cơ sở tình thương, được thành lập trong giáo xứ từ năm 1980:

1. Nhà trẻ Bác Ái: chăm sóc cho 140 cháu mồ côi, và một số em tật nguyền(thiểu não).

Nhà trẻ có 3 lớp: Chồi, Lá và lớp Nhà trẻ, chỉ thu lệ phí tượng trưng, còn lại do Cha xứ và giáo xứ cung cấp. Hiện xơ Maria Lê thị Mỹ Nương và các xơ thuộc tu hội Sống Thánh Thể (gp. Phú Cường) điều hành cơ sở này. Các xơ mong có điều kiện mở rộng cơ sở vật chất để đáp ứng số các cháu ngày một tăng.

2. Nhà Dưỡng lão Tình Thương: có cơ sở cạnh giáo xứ, chăm sóc 5 cụ bà neo đơn. Chi phí: giáo xứ đài thọ.

Xin Chúa chúc lành cho công việc bác ái từ thiện của giáo xứ Trung Chánh.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)





http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display/sites/default/files/01_gxtrungchanh1_0.jpg (http://www.tgp-tphcm.net/node/1637)

(http://www.tgp-tphcm.net/node/1637)

cafeda2009
08-10-2009, 09:32 AM
Giáo xứ Đông Quang: hướng về ổn định


Quang Thiêm (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/412)

T2, 27/07/2009 - 07:58


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DongQuang.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/dq11.jpg


Thánh lễ ban bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu

Vào lúc 9 giờ sáng thứ bảy 25-07-2009, Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức được một đoàn mô tô hộ tống đến Giáo Xứ Đông Quang. Hai bên đường có hàng rào danh dự đón tiếp gồm có giáo dân, thiếu nhi, hiệp sĩ, nghĩa sĩ, quí chức tân cựu... Ban kèn tấu lên niềm vui vì được Đức Cha đến ban hồng ân Thánh Thần Chúa xuống cho 70 em Thêm sức và Rước lễ lần đầu.

Đức Cha Giuse, Cha Hạt Trưởng, Cha Chánh Xứ cùng 17 cha khách sau đó đã long trọng hiệp dâng thánh lễ đồng tế và ban các bí tích cho các em.

Lược sử Giáo xứ Đông Quang

Nhà thờ Đông Quang hiện đang nằm trên đất nghĩa trang giáo xứ Thị Nghè số 35 đường Đông Hưng Thuận 2, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, giáo xứ Đông Quang đã trải qua nhiều thăng trầm:

- Khởi đầu vào năm 1965: có 45 hộ gia đình từ giáo xứ Ninh Phát (Cầu Xáng, bây giờ thuộc xã Phạm Văn Hai, quận Bình Tân, TP HCM) di cư lên ấp Bầu Nai, xã Đông Hưng Thuận, huyện Hóc Môn (nay là Q.12) để thành lập nên giáo họ Tân Lập thuộc giáo xứ Lạc Quang, hạt Hóc Môn.

- Năm 1972: cha Rémy Bùi Bằng Hiến về giáo họ Tân Lập, và giáo họ Tân Lập tách ra khỏi giáo xứ Lạc Quang, thành một giáo xứ mới có tên là giáo xứ Đông Quang, nhận Đức Mẹ Mân Côi là bổn mạng giáo xứ.

- Năm 1988: cha Vinh Sơn Bùi Quang Điện về nhận chánh xứ, chia giáo xứ thành 4 giáo khu: Giuse, Phanxicô, Phêrô, Têrêsa.

- Năm 1996: cha Giuse Đinh Quang Thịnh về nhận chánh xứ, liên hệ với Tòa Tổng Giám Mục giáo phận TP HCM để xin đất nghĩa trang của giáo xứ Thị Nghè, giáo xứ Xóm Chiếu, và Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Cùng lúc này, ngài cũng làm đơn lên chính quyền để xin lấy lại đất đã bị các hộ dân lấn chiếm bất hợp pháp.

- Năm 2004: cha Đaminh Ngô Quang Tuyên về nhận chánh xứ, xây ngôi nhà thờ tạm trên đất nghĩa trang để chuẩn bị cho việc di dời nhà thờ ở số 222 đường Trường Chinh bị giải tỏa.

- Năm 2005: cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái về nhận chánh xứ Đông Quang. Bước đầu ngài thành lập lại Ban Hành Giáo các giáo họ và các Ủy Viên chuyên trách để phụ giúp trong công tác phụng vụ, kế tiếp bầu ban thường trực Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ với nhiệm kỳ bốn năm. Ngài tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xin lại đất nghĩa trang để chuẩn bị xây dựng nhà thờ mới.

Giáo xứ Đông Quang cũng có một chương trình Giáo lý khá ổn định, gồm 12 lớp do các anh chị giáo lý viên phụ trách, học vào thứ năm và Chúa Nhật gồm có :

- Ấu nhi: 1, 2, 3.

- Thiếu nhi: 1, 2, 3.

- Hiệp sĩ: 1, 2, 3.

- Nghĩa sĩ: 1, 2, 3.

Đặc biệt hai lớp Hôn nhân và Dự tòng do cha chánh xứ, quí xơ và một vị giáo lý viên có bằng cấp chuyên dạy.

Ranh giới hiện nay của giáo xứ Đông Quang: phía Đông giáp giáo xứ Hy Vọng, phía Nam giáp giáo xứ Lạc Quang, phía Tây giáp giáo xứ Bạch Đằng, phía Bắc giáp giáo xứ Hàng Sao (Chợ Cầu).Tổng số giáo dân khoảng 2500 người.

Điểm nổi bật của giáo xứ là đã hoàn thiện được bản Nội Quy gồm có 10 chương và 50 điều cùng sơ đồ tổ chức HĐMV Giáo xứ do chính Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn phê duyệt vào ngày Thứ Ba, 30 tháng 09 năm 2008.

Cha xứ mới và ngôi thánh đường trong tương lai

Vào ngày 07-07-2009, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã có lệnh thuyên chuyển và bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đình Đại về nhận chánh xứ giáo xứ Đông Quang.

Cộng đoàn giáo dân tha thiết nguyện xin Đức Mẹ Mân Côi bổn mạng giáo xứ cầu bầu cùng Chúa ban cho cha sở mới tràn đầy sức khỏe và ơn Chúa Thánh Thần, để ngài đủ khôn ngoan và ân sủng chăm sóc một giáo xứ đang đối diện với một số vấn đề phức tạp (như việc xây dựng một ngôi nhà thờ ổn định trên một mảnh đất chưa hoàn toàn ổn định…).


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:38 AM
Giáo xứ Gò Vấp: bảo tồn và phát triển


Đinh Tiến Thuấn (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/526)

T4, 22/07/2009 - 03:16


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GoVap.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/DSCF0009.JPG


Nhân lễ kính thánh quan thày giáo xứ Gò Vấp, xin được sơ lược lại lịch sử hình thành và phát triển của Họ đạo Gò Vấp.

Thuở ban đầu

Năm 1867, Gò vấp mới chỉ là một điểm truyền giáo với 75 giáo dân, phần lớn là con cháu của hai ông Điều và ông Nhàn từ Chợ Quán đến lập nghiệp. Năm 1888, giáo điểm Gò Vấp được nâng lên thành Họ đạo nhưng vẫn chưa có linh mục phụ trách. Việc mục vụ đều do các linh mục từ các nơi khác đến giúp (các linh mục : Tôma Dưỡng và Phêrô Chính ở Họ đạo An Nhơn – Gò Vấp). Đến năm 1897, Cha L. Lambert được cử về làm Cha sở đầu tiên của Họ đạo Gò Vấp.

Các linh mục đã từng làm Cha sở Họ đạo

Stt

Tên Cha sở

Thời gian quản xứ

1
Linh mục L.Lambert

1897 - 1899

2
Linh mục D. Dessaume

1899 – 1916

3
Linh mục Tôma Nguyễn Khoa Thi

1916 – 1918

4
Linh mục Phaolô Lê Văn Mười

1918 – 1922

5
Linh mục J. M Bùi Công Thích

1922 – 1927

6
Linh mục Giacôbê Huỳnh Công Quận

1928 – 1934

7
Linh mục Giuse Nguyễn Tri Thơ

1934 – 1937

8
Linh mục Grabiel Phan Văn Thọ

1937 – 1940

9
Linh mục Maurice Bạch Văn Lê

1940 – 1946

10
Linh mụcPhaolô Bạc

1946

11
Linh mục Micae Nguyễn Văn Học

1946 – 1953

12
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trung

1953 – 1960

13
Linh mục Phêrô Trần Văn Thông

1960 – 1961

14
Linh mục Phêrô Trần Viết Thọ

1961

15
Linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi

1961 – 1965

16
Linh mục Phanxicô X.Trần Ngọc Dương

1965 – 1974

17
Linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch

1974 – 1993

18
Linh mục Tôma Nguyễn Văn Khiêm

15/12/1993 đến nay


Thánh đường

Thánh đường của Họ đạo đã ba lần thay đổi địa điểm cho đến năm 1933 mới ở vào địa điểm cố định như hiện nay.

Trong suốt thời gian dài 70 năm, thánh đường cũng đã được tu sửa nhỏ nhiều lần.

Thời Cha sở Nicôla Huỳnh Văn Nghi (1961 – 1965), nhà thờ được sửa lại phần mặt tiền.


Ngày 16/12/1993, Cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm về làm Cha sở Họ đạo.

Ngày 09/03/1997: lễ Động thổ xây dựng nhà thờ mới.

Sau khi hoàn thành phần móng của nhà thờ mới, ngày 07/09/1997 lễ đặt viên đá đầu tiên được Đức Cha phụ tá Aloisiô Phạm Văn Nẫm chủ sự.

Sau gần 10 năm xây dựng, ngôi Thánh đường được hoàn thành. Lễ khánh thành được tổ chức vào hai ngày : ngày thứ bảy 27/01/2007 dành cho giáo dân trong họ đạo, với nghi thức làm phép tượng đài Đồi Đức Mẹ, ban bí tích Thêm sức và Thánh lễ Tạ Ơn khánh thành Nhà thờ mới, do Đức Cha phụ tá Giuse Vũ Duy Thống chủ sự. Và ngày Chúa nhật 28/01/2007 cho khách mời ngoài Họ đạo, với Nghi thức Cung hiến Thánh đường, Thánh hiến Bàn thờ và Thánh lễ Tạ Ơn khánh thành Nhà thờ mới do Đức Hồng Y Tổng Giám mục Giáo phận Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự. Từ đây, Hạt Gò Vấp nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói chung có thêm ngôi Thánh đường mới, đẹp đẽ, khang trang, xứng đáng là nơi thờ phượng Chúa.

Bảo tồn và Phát triển

Họ đạo Gò Vấp vẫn còn giữ lại được những kỷ vật quý giá là tượng Chúa chịu nạn (trên cung thánh), tượng Đức Mẹ (ở hội trường), tượng Thánh Anna (trước mặt tiền nhà thờ) và 3 quả chuông (trên tháp chuông).

Nhưng điều quan trọng nhất là Họ đạo Gò Vấp vẫn gìn giữ và phát huy niềm tin sống động của mình, thể hiện ra bằng nếp sống đạo đức, yêu thương hiệp nhất để làm chứng cho Đức Kitô trong môi trường xã hội Việt Nam thân thương.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)


Họ đạo Gò Vấp: Một chặng đường phát triển

Đinh Tiến Thuấn (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/526)

T2, 18/01/2010 - 08:38




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/tsgv_0.jpg



WGPSG -- Vào lúc 18g chiều thứ bảy 16/01/2010 Họ đạo Gò Vấp vui hẳn lên. Các đoàn thể đồng phục chỉnh tề cùng với 98 con em trong họ đạo quần áo thật đẹp làm thành dàn chào đón Đức Cha Phêrô, Giám mục phụ tá TGP.TPHCM về thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức.


Trong phần đầu lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ, đại diện cho Cộng đoàn Dân Chúa Họ đạo gởi đến Đức Cha Phêrô lời chào mừng và đã giới thiệu giáo xứ với lược sử về Họ đạo Gò Vấp.


Ông cho biết: theo tài liệu của Giáo phận Sài Gòn, Họ đạo Gò Vấp là một trong 23 Họ đạo tính đến năm 2010 được trên 100 năm hình thành. Gò Vấp được thành lập từ năm 1857 tính đến nay đã là 153 năm.


Ngay từ năm 1857, Gò Vấp mới chỉ là một điểm truyền giáo với 75 giáo dân. Năm 1888, giáo điểm Gò Vấp được nâng lên thành Họ đạo nhưng vẫn chưa có linh mục phụ trách. Đến năm 1897, Cha L. Lambert được cử về làm Cha sở tiên khởi của Họ đạo Gò Vấp.


Hơn 100 năm trước đây, sinh hoạt của Họ đạo đã thấm nhuần lòng đạo. và được nhiều người biết đến. Theo báo Nam kỳ địa phận viết thì “Gò Vấp là địa danh tuy là nhỏ mọn trong Nam kỳ lục tỉnh, nhưng chẳng phải là nhỏ mọn đâu, vì bởi nơi đây sinh ra Đấng Thầy Cả Thánh, đó là Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục tử đạo, người làng Hanh Thông xã, Gò Vấp, Gia Định, chịu tử đạo ngày 07/04/1861 tại Mỹ Tho.” và ngày 19/06/1998 Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Cha Thánh lên hàng Hiển Thánh. Đây chính là điểm son, là hạt giống tốt đã nảy sinh mà kết quả là Họ đạo Gò vấp đã có được như ngày hôm nay.

Riêng đối với thánh đường của Họ đạo sau ba lần thay đổi địa điểm. Đến năm 1933 mới cố định ở vị trí như hiện nay. Trong suốt thời gian dài 70 năm sau đó, thánh đường cũng đã được tu sửa nhỏ nhiều lần. Thời Cha sở Nicôla Huỳnh Văn Nghi là Cha sở từ 1961 đến 1965 nhà thờ được sửa lại phần mặt tiền.

Ngày 15/12/1993, Cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm về nhận Cha sở Họ đạo và là Cha sở thứ 18 của họ đạo cho đến hôm nay. Ngày 09/03/1997 cha Tôma đã cho động thổ xây dựng nhà thờ mới. Sau gần 10 năm trời ròng rã xây dựng, ngôi Thánh đường được hoàn thành. Lễ khánh thành đã được tổ chức vào ngày Chúa nhật 28/01/2007 với Nghi thức Cung hiến Thánh đường, Thánh hiến Bàn thờ và Thánh lễ Tạ Ơn khánh thành Nhà thờ mới do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám mục Giáo phận chủ sự.

Hiện nay, Họ đạo Gò Vấp có 1.185 gia đình công giáo, số giáo dân là 3.632 và một số lượng lớn sinh viên và người di dân công giáo cư trú trên địa bàn họ đạo. Có 7 khu xóm bao quanh nhà thờ, mang 7 danh hiệu Đức Mẹ cao quí làm bổn mạng, đó là các khu xóm Đức Mẹ Chúa Trời, Đức Mẹ Mân Côi, Đức Mẹ Xuống Ơn, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Phù Hộ, Đức Mẹ Hằng Cứu Gíup, các khu xóm được Cha sở linh hướng qua việc sùng kính Đức Mẹ một cách sốt sắng. Hơn nữa, nhà thờ được vinh dự nhận thánh nữ Anna là bổn mạng, đó là vị thánh quan thày duy nhất trong 200 giáo xứ của giáo phận mà nhà thờ Gò Vấp vinh dự nhận làm quan thầy.

Điều đáng chú ý cho ngôi thánh đường này, như Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống trong lần thăm mục vụ Họ đạo đã nói: “Nhìn lên trần nhà thờ, chúng ta có thể lần chuỗi Mân Côi bằng mắt.”

Về sinh hoạt trong họ đạo, có các đoàn thể như Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Huynh đoàn Đaminh, Hội các Bà Mẹ Công giáo, Ca đoàn Anna, ca đoàn Cecilia, Hội người cao tuổi, đội ngũ Giáo lý viên... và hơn 300 em Thiếu nhi được tổ chức học giáo lý hằng tuần vào các ngày Chúa nhật, sau thánh lễ buổi sáng dành riêng cho thiếu nhi.

Nay Họ đạo Gò Vấp còn giữ lại được những kỷ vật qúi gía là tượng Chúa chịu nạn (trên cung thánh), tượng Đức Mẹ (ở hội trường), tượng Thánh Anna (trước mặt tiền nhà thờ) và 3 quả chuông (trên tháp chuông).

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã tạo một bầu khí thật là gần gũi với thiếu nhi. Ngài đến hàng ghế các em ngồi, trao đổi với các em về ngày trọng đại của các em, để các em hiểu thêm ý nghĩa của việc lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Ngày hôm nay chính là ngày các em có một kỷ niệm đẹp nhất trong đời, ngày lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Đức Cha cũng đã khen ngợi Gò Vấp đã có sự thay đổi đáng kể theo thời gian, ngài cũng nêu các mặt thuận lợi và khó khăn của Họ đạo là: gần nơi thương mại (chợ Gò Vấp), gần các trường học (trường Đại học Công Nghiệp) nên có các sinh viên công giáo các nơi đến học tập, đồng thời cũng có giáo dân từ các nơi khác đến làm ăn sinh sống, nên chắc chắn số giáo dân di dân đó cũng cần được nâng đỡ, cần được giúp đỡ về tinh thần. Do đó, công tác mục vụ ở đây cần phải được quan tâm. Đức Cha cũng cám ơn và mong mỏi Hội đồng mục vụ, các đoàn thể và giáo dân cố gắng dành nhiều thời gian cộng tác với Giáo Hội, với giáo xứ; nhất là trong việc giáo dục Nhân Bản Kitô giáo cho thiếu nhi.

Các linh mục đã từng làm Cha sở Họ đạo:

1. Linh mục L. Lambert (1897 - 1899)
2. Linh mục D. Dessaume (1899 - 1916)
3. Linh mục Tôma Nguyễn Khoa Thi (1916 - 1918)
4. Linh mục Phaolô Lê Văn Mười (1918 - 1922)
5. Linh mục J. M Bùi Công Thích (1922 - 1927)
6. Linh mục Giacôbê Huỳnh Công Quận (1928 - 1934)
7. Linh mục Giuse Nguyễn Tri Thơ (1934 - 1937)
8. Linh mục Grabiel Phan Văn Thọ (1937 - 1940)
9. Linh mục Maurice Bạch Văn Lê (1940 - 1946)
10. Linh mục Phaolô Bạch (1946)
11. Linh mục Micae Nguyễn Văn Học (1946 - 1953)
12. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trung (1953 – 1960)
13. Linh mục Phêrô Trần Văn Thông (1960 - 1961)
14. Linh mục Phêrô Trần Viết Thọ (1961)
15. Linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi (1961 - 1965)
16. Linh mục Phanxicô X. Trần Ngọc Dương (1965 - 1974)
17. Linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch (1974 - 1993)
18. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Khiêm (15/12/1993 - đến nay)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_2.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_4.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_5.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_10.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_13.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_14.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_16.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_17.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_18.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_19.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tsgv_20.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:40 AM
Giáo xứ Phaolô 3: đơn sơ mà mạnh mẽ


Thy Loan (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/404)

T7, 18/07/2009 - 15:01


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/Phaolo3.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/DSC07080.JPG




Cách đây hơn 30 năm, cạnh một nhánh sông Sài Gòn thuộc quận 3, từ một ao rau muống đầm lầy, một ngôi nhà nguyện bằng vật liệu tranh đơn sơ đã được dựng lên nhằm phục vụ cho bà con giáo dân xung quanh. Diện tích nhà nguyện vỏn vẹn với chiều ngang 8m và chiều dài 20m (8x20). Đây là giáo điểm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Vườn Xoài). Theo dòng thời gian, nay nhà nguyện này đã trở thành một ngôi nhà thờ khang trang nằm ẩn bên trong một con đường nhỏ nhắn, và được gọi là nhà thờ thánh Phaolô 3 vì nằm trên địa bàn quận 3.

Giáng Sinh năm 1973, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nâng giáo điểm này lên hàng giáo xứ. Giáo xứ đã được rất nhiều vị linh mục đến phục vụ, từ quý cha quản nhiệm nhà thờ Vườn Xoài đến quý cha dòng Chúa Cứu Thế, và nhiều vị linh mục khác... Điều đó nói lên rằng đây là địa điểm truyền giáo được rất nhiều vị bề trên thương yêu.

Hiện nay, số lượng giáo dân vào khoảng 2000 người với cha quản xứ là linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thu. Cha sở rất quan tâm đến việc canh tân, tổ chức cơ cấu điều hành và các nền tảng hoạt động của xứ đạo. Ngoài ra, ngài còn kết hợp với chính quyền địa phương trong nhiều hoạt động như: chương trình “Vì Người Nghèo” của Ủy Ban Nhân Dân phường... Với nhiều kinh nghiệm mục vụ tại các giáo xứ ngài đã từng trông coi như Hạnh Thông Tây, Thủ Thiêm... ngài đã từng bước xây dựng một cộng đoàn ngày càng hiệp nhất yêu thương nhau, mỗi ngày một trưởng thành hơn trong đức tin và lòng mến.

Lịch sử hình thành và phát triển của giáo xứ Phaolô 3 nhỏ bé không có nhiều nét nổi bật, nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt để trở thành một cộng đoàn chứng nhân mỗi ngày một sống động hơn cho thế giới hôm nay.




Nguồn:
Gx Phaolô 3

cafeda2009
08-10-2009, 09:44 AM
Giáo xứ Tân Phước: tiếp sức mùa thi 2009


PV. (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/434)

T7, 11/07/2009 - 09:50
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/DSC02486.jpgĐón tiếp & ghi danh


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhuoc.jpg




- “Tuy chúng con chỉ ở nơi đây vài ngày nhưng đã có biết bao kỷ niệm thật đẹp từ những người bạn chưa hề quen biết, từ những anh chị em tình nguyện viên tuyệt vời và những bữa cơm đượm thắm tình anh em. Cha đã chắp cánh cho chúng con, để mọi người chúng con tung bay trên bầu trời tri thức. Dù con đường phía trước còn nhiều chông gai nhưng chúng con sẽ vượt qua và sống trọn với tình yêu Thiên Chúa.”

- “Con là người không theo đạo, nhưng hôm qua và hôm nay, con rất muốn cha cầu nguyện cho con thi tốt hơn, vì đợt đầu con thi rất tệ làm ba mẹ con buồn và con cũng buồn lắm…”

- Con về đến nhà rồi cha ạ! Con cám ơn mọi người nhiều lắm, con xin tặng giáo xứ bài thơ:

“Đẹp thay Tân Phước: mái nhà chung

Thiên Chúa sáng soi những tấm lòng

Cha chú, giáo dân vui tiếp sức

Chấp cánh chúng con bước đến trường.”

Đấy là một số trong rất nhiều tin nhắn mà các thí sinh, tá túc tại “Nhà thờ Hầm” (Nhà thờ Tân Phước) trong những ngày thi, đã gửi đến điện thoại di động của cha xứ Tân Phước để cám ơn cha và giáo xứ đã lo cho các em có chỗ ăn chỗ ở trong những ngày thi.

Tiếp sức mùa thi

Mùa thi đến. Rất nhiều học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa đổ về thành phố để đi thi Cao đẳng hay Đại học. Lạ lẫm, ngơ ngác, lo âu. Ăn chỗ nào, ở nơi đâu? Sẵn lòng giúp các em, giáo xứ Tân Phước (TP), nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ, P9, Q.Tân Bình, TP.HCM, cùng với một số giáo xứ và cộng đoàn khác trong và ngoài Giáo hội đã tích cực tham gia vào công cuộc hỗ trợ có tên “Tiếp sức mùa thi”: cho các em ăn ở miễn phí (ăn sáng và ăn tối). Có tất cả 3 đợt thi. Đợt thi 1, từ 02 đến 05-07-2009, giáo xứ TP đón nhận 300 em. Đợt thi 2, từ 07 đến 10-07-2009, giáo xứ TP đón nhận 420 em. Và đợt thi thứ 3 sắp tới, từ 13 đến 16-07-2009: giáo xứ đã bắt đầu đón tiếp các em đến dần dần. Lo ăn ở cho một số lượng lớn như thế quả không đơn giản chút nào. Chúng ta hãy xem Bảng Phân Công và Nội Quy mà Ban Tổ Chức của giáo xứ TP soạn ra để giúp cho sinh hoạt của các thí sinh được tốt đẹp khi các em được đón nhận ăn ở nơi đây:

Ban tổ chức

- Trưởng ban: Cha chánh xứ

- Phó ban: Cha phụ tá

Ban Thường vụ

- Ủy viên: các đơn vị

Bảng phân công

STT

Đơn vị

Nhiệm vụ
01
Cát Minh
Chuẩn bị vệ sinh phòng, nhà WC mỗi ngày.
Chuẩn bị xô (10 cái)+ca (5 cái) mỗi dãy phòng,nước uống.

02
Lòng thương xót Chúa
Chuẩn bị vệ sinh phòng, nhà WC mỗi ngày.
Chuẩn bị xô (10 cái)+ca (5 cái) mỗi dãy phòng,nước uống.

03
Đaminh
Phụ trách ăn sáng (5g00 sáng) và cơm tối (18g30 chiều),
xe ôm ban sáng đưa thí sinh đến trường.

04
Kinh thánh
Rửa khay ăn tối của thí sinh trong 03 đợt thi.

05
Hiền Mẫu
Chuẩn bị dụng cụ: chiếu, mền, gối;
Cho gửi, nhận đồ dùng cá nhân;
Phụ quán cơm ban chiều (2000đ): 02 người/ngày

06
Thánh Tâm
Xe ôm ban sáng đưa thí sinh đến trường

07
Lasan
Hành chánh: tiếp nhận, ghi danh sách, phân phòng, hướng dẫn lên phòng.

08
Giới trẻ
Hành chánh: tiếp nhận, ghi danh sách, phân phòng, hướng dẫn lên phòng; chuẩn bị dây đeo 400 cái, sơ đồ, nội quy; giấy báo tạm trú cho công an.

09
Trật tự
Trật tự an ninh cho khu vực thí sinh ngày và đêm, xe ôm ban sáng đưa thí sinh đến trường.

10
Hướng đạo
Hành chánh: tiếp nhận, ghi danh sách, phân phòng, hướng dẫn lên phòng. Xe ôm ban sáng đưa thí sinh đến trường.

11
Thiếu nhi
Hành chánh: tiếp nhận, ghi danh sách, phân phòng, hướng dẫn lên phòng . Xe ôm ban sáng đưa thí sinh đến trường.

12
Y tế
Bệnh viện Thánh Mẫu: khám và phát thuốc từ 19g00 – 20g00 tại phòng y tế.

13
Điện nước
Trực nước và điện, bảo đảm cho các thí sinh sinh hoạt, giá phơi đồ trong phòng và trên sân thượng.

Nội quy phụ huynh

1. Cần liên hệ: tổ hành chánh hay ban trật tự của giáo xứ tại tầng trệt.

2. Trong khu vực nhà thờ: luôn đeo bảng tên.

3. Tiếp khách và thí sinh tại khu vực Hành chánh.

4. Khu vực sinh hoạt: giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng nước tiết kiệm, không xả rác.

5. Ăn uống tự túc (có thể đăng ký mua phiếu ăn sáng và tối tại Tổ hành chánh, tầng trệt: sáng
5.000đ/phần, tối 12.000đ - 15.000đ/phần)

6. 21h30 đóng cổng chính nhà thờ.

7. Tắm giặt: kết thúc trước 16giờ, sau đó dành ưu tiên cho thí sinh khu vực tắm giặt.

Nội quy thí sinh


Mọi liên hệ: tổ hành chánh hay ban trật tự của giáo xứ tại tầng trệt.
Trong khu vực trọ của thí sinh: luôn đeo bảng tên.
Không tiếp khách lạ trong phòng kể cả phụ huynh thí sinh, tiếp tại tầng trệt.
Nữ (nhà sinh hoạt), Nam (tầng hầm nhà thờ) có khu vực riêng, không được tiếp trong phòng chung.
Ăn mặc kín đáo: nam không cởi trần, nữ không mặc áo hai dây.
Giờ lễ của nhà thờ 17g30 - 18g30, không đứng ngoài hành lang.
Trong phòng ngủ: nhỏ tiếng, trật tự, ngăn nắp.
Khu vực sinh hoạt: giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng nước tiết kiệm, không xả rác.
Lịch sự văn minh, trung thực thật thà, vui tươi nhã nhặn.
Không thay đổi chỗ đã quy định khi chưa được phép.
Học và ôn bài tại phòng học chung (nữ lầu 2.1; nam phòng học, tầng hầm), tối đa 11g00 đêm.
Có thể gởi TIỀN cho tổ Hành chánh ở tầng trệt.
Những ngày thi, có thể gởi túi sách tại NƠI TIẾP THÍ SINH.


Thời khóa biểu của thí sinh


Sáng: 6h00 (ngày 03/07/2009 – ngày chuẩn bị), ăn sáng.

Sáng: 5h00 (ngày 04-05/07/2009 – ngày thi), ăn sáng.


Trưa: tự túc.
Chiều: 18h30 (ngày 03-05/07/2009), ăn tối.
Tối: 21h30 đóng cổng chính Nhà thờ.

22h00 tắt đèn phòng ngủ.

23h00 tắt đèn phòng học chung.

Ghi chú: Thí sinh được ăn sáng + tối miễn phí.

Chúc các bạn đạt được nhiều kết quả tốt đẹp

Đt Cha xứ: 0908.424.670 (08.8655299)

Đt Cha phụ tá: 0909.317.837

Chắp cánh

Vâng, tổ chức quả là chu đáo! Và trên cả những gì đã vạch ra, có những buổi trưa, thấy các em đi thi về mệt mỏi, cha xứ đã nhờ người mua sữa và cháo để bồi dưỡng thêm cho tất cả các em. Rồi khi các em thi xong, cha tổ chức lửa trại và chè cháo sau đó thật hân hoan thoải mái.

Nên đúng như lời các em gửi về để cám ơn: "Cha đã chắp cánh cho chúng con, để mọi người chúng con tung bay trên bầu trời tri thức. Dù con đường phía trước còn nhiều chông gai nhưng chúng con sẽ vượt qua và sống trọn với tình yêu Thiên Chúa.”

Xin Chúa chúc lành cho những tấm lòng và những hy sinh quá đẹp như thế!

Nguồn:
Gx Tân Phước

cafeda2009
08-10-2009, 09:46 AM
Giáo xứ Cầu Lớn: Đức Mẹ vườn Điều



T6, 10/07/2009 - 09:42


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/CauLon.jpg



Câu chuyện kể lại

Ở một nơi xa xôi hẻo lánh thuộc vùng ven huyện Hóc Môn, do sự thôi thúc của đức tin và lòng mến, một nhóm giáo dân đã cùng nhau xây dựng tượng đài Đức Mẹ tại chỗ cao ráo nhất trong một vườn điều địa phương. Cũng từ đó, ngày ngày trong vườn vang lên lời kinh, tiếng hát ngợi khen Thiên Chúa.
Từ năm 1979, một số linh mục và thầy dòng Don Bosco thuộc giáo xứ Tân Thịnh, Cầu Bông, đã không quản ngại đường xá xa xôi gian khó mà đi vào vườn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt mục vụ của giáo dân. Và vì đây cũng là giáo khu Đức Mẹ Phù Hộ thuộc Giáo xứ Tân Thịnh, nên một lần nọ, một linh mục dòng Don Bosco đã làm phép tượng đài Đức Mẹ vườn Điều.

Năm 1997, dưới chân đài Đức Mẹ, một chòi lá đã được dựng lên để làm nhà nguyện.

Năm 2003, Lm Phêrô Phạm Văn Bộ cùng cộng đoàn giáo dân nơi đây đã xây dựng một ngôi thánh đường, thành lập giáo xứ Cầu Lớn thuộc hạt Hóc Môn. Giờ đây, sau 14 năm nhiệm sở, cha Bộ đã chuyển về làm chánh xứ Bến Cát, Gò Vấp.

Hiện nay, Lm Đaminh Đỗ Văn Bình đang là Cha sở đương nhiệm, ngài nhận nhiệm sở từ năm 2008, đến nay đã được 2 năm.

Chỉ dẫn

Theo đường Trường Chinh, qua cầu Tham Lương, đến cuối đường Phan Văn Hớn, bạn rẽ trái đường Nguyễn Văn Bứa, đến Cầu Lớn rẽ phải khoảng 100m, ngôi thánh đường khang trang, đẹp mắt dần dần hiện ra, đó chính là Giáo xứ Cầu Lớn. Từ một chòi lá năm xưa đến ngôi thánh đường xinh đẹp như hiện nay, giáo xứ đã trải qua 6 năm (1997-2003) cầu nguyện và xây dựng.

Sinh hoạt hiện nay

Số giáo dân: 939 người, đa phần là công nhân.

Hội đồng mục vụ giáo xứ: 11 người.

Các đoàn thể: Gia đình Phạt tạ, Hội các Bà mẹ Công giáo.

Bổn mạng giáo xứ: Đức Mẹ Phù Hộ, vào ngày 24/05 hàng năm.

Các lớp giáo lý: gồm 5 lớp dự tòng, thêm sức, hôn nhân.

Việc bác ái xã hội: phát gạo cho người nghèo hàng tháng, các dịp Tết, Giáng Sinh.

Phương hướng: trở thành giáo xứ truyền giáo.

Cảm tạ

Mọi người khi đến đây đều cảm tạ Chúa cho giáo xứ Cầu Lớn và tin rằng, với sự cộng tác vào ơn Chúa, cộng đoàn giáo xứ Cầu Lớn sẽ ngày càng phát triển cả về chất lẫn lượng, xứng đáng với sự cầu bầu của Đức Mẹ vườn Điều, bổn mạng của giáo xứ Cầu Lớn.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:49 AM
Giáo xứ Bình An Thượng: sinh hoạt Hè


CN, 05/07/2009 - 01:02
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/nghi%20he.jpg


Chương trình sinh họat giúp các em tránh xa các trò chơi máy tính và lêu lổng ngòai đường.

TP. HỒ CHÍ MINH (UCAN) – Thánh lễ, điểm tâm, và trọn một ngày vui với các trò chơi và thể thao là cách của xứ đạo ở đây tổ chức chương trình hè cho các em trong những ngày nghỉ hè.
Với bạn Anna Nguyễn Hải Cơ, 13 tuổi, và bạn bè của em, các họat động của một ngày sinh họat tại xứ đạo Binh An Thương bắt đầu lúc 4.45 sáng với Thánh Lễ, sau đó là điểm tâm rồi chơi những trò chơi như trốn tìm, nhảy dây trong khuôn viên nhà thờ.

Vì hát trong ca đòan nhà thờ, nên Cơ phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể đến nhà thờ đúng giờ mỗi ngày. Nhưng em cho rằng những nỗ lực đó cũng đáng công. Em rạng rỡ bày tỏ: “Em thấy vui hơn vì tới nhà thờ mỗi ngày.”

Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Quang, 48 tuổi, chánh xứ Bình An Thượng, nói có khoảng 150 em nhỏ tại địa phương tham gia chương trình với các môn bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, cờ, đôminô, ca-rô, và các trò chơi truyền thống khác.

Chương trình hè bắt đầu vào ngày 20-05 cho đến đầu tháng 8. Cha Quang nói Cha đã chi 10 triệu đồng (555 USD) cho dụng cụ thể thao của chương trình.

Cha nói các nhà hảo tâm địa phương đã chịu chi phí 5000 đồng/ mỗi em cho điểm tâm sáng gồm cơm, thịt và sữa cho các em tham dự Thánh lễ vào mỗi sáng.

Cha nói, “Chương trình hướng các em vào thói quen tham dự Thánh Lễ mỗi ngày vào những tháng hè để các em có thể duy trì thói quen đó vào những thời gian khác trong năm.”

Cha Quang nói: trước đây Thánh Lễ ngày thường chỉ có khỏang 80 người lớn. Nhưng bây giờ có khỏang 120 trẻ em và nhiều phụ huynh cũng tham dự, đưa con số lên đến khoảng 300. Cha nói, những buổi sinh họat chiều tối thậm chí còn đông hơn với khỏang 500, trong đó hơn 200 là trẻ em.

Thầy dòng Salêdiêng Phêrô Chu Quang Minh, người quản lý các cuộc thi thể thao cho các em nói, các họat động giúp tăng cường thể lực sau một năm học. Thầy nói thêm, họat động cũng đem lại cho các em cơ hội phát triển tình bạn, lòng tốt, sự tôn trọng với người khác và những phẩm chất tốt khác ở trẻ em.

Thầy Minh, 33 tuổi làm việc với ba thầy dòng Salêdiêng khác tại xứ đạo trong cuốt kỳ nghỉ hè nói, chương trình còn là một cách loan báo Tin Mừng cho các em ngòai Công Giáo có tham gia vào chương trình.

Ông Đaminh Nguyễn Văn Quyết, 63 tuổi, là người tài trợ của chương trình nói, ông quý cách chương trình đem lại những họat động vui chơi lành mạnh cho các em, để các em không phí thời giờ vào trò chơi máy tính hay lêu lổng ngòai đường.

Cô Têrêsa Vũ Thị Kim Dung, phụ trách dạy các em môn thể dục nhịp điệu nói, chương trình cũng giúp tạo tình thân của các em với cha Quang, các thầy dòng Salêdiêng và các giáo lý viên vì tất cả đều cùng nhau tham gia họat động. Cô nói, “Trước đây các em thường ngại gặp gỡ hay nói chuyện với các linh mục.”

Chị Têrêsa Trần Thị Thanh Tâm, 39 tuổi, thức dậy lúc 4 giờ để đưa ba con tới nhà thờ bằng xe máy nói, các con của chị rất thích môi trường học hỏi vui vẻ tại nhà thờ.

Chi Tâm nói, con trai 10 tuổi của chị bị nghiện trò chơi máy tính trước khi tham gia chương trình, bây giờ đã thay đổi hòan tòan. Chị kể “Bây giờ cháu đã biết giúp tôi chuẩn bị thức ăn và rửa chén bát - một việc mà trước đây cháu chưa từng làm.”

Cha Quang nói trẻ em tại địa phương còn tham gia học các lớp Giáo Lý vào những ngày Chủ Nhật trong suốt kỳ nghỉ hè, đi chơi ở các công viên và bãi biển trong những chuyến đi do xứ đạo tổ chức.
Xứ đạo Bình An Thượng có khỏang 4500 người Công Giáo, trong đó có 650 trẻ em tuổi từ 3 đến 16.



Người chuyển dịch:
Quỳnh Như


Nguồn:
http://www.ucanews.com/2009/07/03/program-keep-kids-away-from-computer-addiction-streets/

cafeda2009
08-10-2009, 09:53 AM
Giáo xứ Tam Hà: sinh hoạt Giáo Chức Công Giáo


GB. Xuân Thái (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/411)

T3, 30/06/2009 - 03:29
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/giaochucphatbieu.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/giaochucphatbieu.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/cha%20Thao%20dien%20nguyen_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/cha%20Thao%20giang%20nguyen_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/cung%20dang%20thanh%20le_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/hay%20lam%20cho%20Ngai%20lon%20len_0.jpg




Hồi 9 giờ sáng ngày 27/6/2009, một buổi sinh hoạt, chia sẻ của giới Giáo Chức Công Giáo thuộc giáo xứ Tam Hà đã được thực hiện. Buổi chia sẻ với chủ đề: “Hãy làm cho Chúa lớn lên” dưới sự chủ trì của cha Raymond Trần Đức Thảo, dòng Đồng Công, với.sự tham dự của 53 quý thầy cô, các tu sĩ nam nữ của giáo xứ Tam Hà, và quý cô giáo Mầm Non của giáo phận.

Buổi sinh hoạt sôi nổi và hữu ích này đã kết thúc bằng một tiệc buffet nhẹ rất ấm lòng và tràn đầy cảm thông lưu luyến.

Sinh hoạt giáo xứ Tam Hà

Giáo xứ Tam Hà có khoảng 5000 giáo dân do Cha Giuse Nguyễn Hiến Thành là chánh xứ cùng với cha GB Nguyễn Tuấn Hiệp làm phụ tá. Nằm giữa khu dân cư sầm uất, giáo xứ Tam Hà có ngôi thánh đường thật khang trang với một khuôn viên và hội trường tuy không lớn, nhưng rất đẹp và hài hòa.

Các đoàn thể ở đây luôn được chăm lo, phát triển với nhiều sinh hoạt nổi bật. Từ Legio, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm đến các bà mẹ Công giáo, Hội Dòng Ba Cát Minh…mỗi đoàn thể như những bông hoa luôn tỏa hương khoe sắc trong vườn hoa giáo xứ. Giới Chức Công giáo của giáo xứ Tam Hà cũng là một bông hoa như thế.

Từ lâu nay, giáo dục luôn là những ưu tư lớn của mọi người, mọi giới. Vì vậy, giới Giáo Chức Tam Hà luôn được quan tâm, khuyến khích và tạo mọi điều kiện của cha xứ, nên ngay từ đầu tổ chức đã có nhiều phấn khởi thuận lợi.

Buổi sinh hoạt của giới Giáo Chức Tam Hà
http://www.tgp-tphcm.net/sites/default/files/cha%20Thao%20dien%20nguyen_0.jpghttp://www.tgp-tphcm.net/sites/default/files/cha%20Thao%20giang%20nguyen_0.jpghttp://www.tgp-tphcm.net/sites/default/files/cung%20dang%20thanh%20le_0.jpghttp://www.tgp-tphcm.net/sites/default/files/hay%20lam%20cho%20Ngai%20lon%20len_0.jpg
Thật nhiều nụ cười, cũng như những quàng vai và rất nhiều các bàn tay đã nắm chặt nhau nồng nhiệt thân ái. Hơn 9 giờ sáng, trong hội trường nhà xứ, 53 thầy cô gặp nhau và họ đã đón chào nhau như thế.

Nhiều mái đầu bạc của những vị đã về hưu bên cạnh những mái tóc xanh trẻ trung phơi phới, hòa chung với y phục đủ sắc mầu nơi mọi người, trong đó có cả trang phục nền nã dễ thương của các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Đặc biệt, với sự chủ trì của cha Raymond Trần Đức Thảo, mới từ dòng Đồng Công bên Mỹ về, buổi sinh hoạt đã diễn ra thật ấn tượng. Họ cùng vỗ tay ca hát. Họ cùng nhau xoay thành vòng tròn. Mọi ranh giới về tuổi tác, cả những khác biệt về đời sống và công việc như đã lui hẳn, chỉ còn lại là những thanh thản vui tươi và chan hòa sinh động.

Từ xa xưa, nghề giáo vốn vẫn được xem là một nghề cao quý và mang tính thiêng liêng nên còn được gọi là thiên chức. Nghề giáo luôn được tôn vinh với những danh xưng đẹp đẽ là các kỹ sư đào tạo tâm hồn, người đưa đò kiến thức. Nhưng đồng thời, đây cũng là một nghề bạc bẽo nhất, đơn nghèo nhất, thường được gọi một cách trần trụi là nghề bán cháo phổi, nghể gõ đầu trẻ…. Trong dân gian đã không thiếu những câu chuyện khôi hài có, mỉa mai có, cả chua xót nữa cũng không thiếu. Cái câu : “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” ai cũng một lần nghe biết. Không có thực, hoặc thực quá yếu, sẽ khó lòng vực được đạo. Với đồng lương quá mỏng, nhà giáo đang gặp vô vàn khó khăn. Bao nhiêu lần cải cách, bao nhiêu buổi họp với thật nhiều chữ nghĩa cùng những ngôn từ thông thái cao siêu, nhưng cái gần nhất và thiết thực nhất chính là các bao tử của nhà giáo thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đồng lương của nhà giáo vẫn luôn phải đuổi theo vật giá một cách vất vả đến hụt hơi.
Những điều bất cập kể trên là điều ai cũng biết, các thầy cô giáo còn thấm thía điều ấy hơn bất cứ ai nên hôm nay chẳng người nào muốn đề cập, hoặc dù có xa gần nói đến thì cũng chỉ bằng những khôi hài dí dỏm, rất vui.

Mở đầu phần chia sẻ, cha Thảo đã nhắc đến gương sống của vị ngôn sứ tiền hô là Gioan Baotixita với câu nói nổi tiếng: “Ngài phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại”.

Giới Công giáo nói chung và các giáo viên Công giáo nói riêng, từ lâu đã có những uy tín lớn lao không thể phủ nhận trong sự nghiệp giáo dục với xã hội ở mọi thời và trong mọi giới.

Nhiệm vụ giáo dục không bao giờ là nhẹ nhàng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay càng tăng thêm phần khó khăn vất vả. Phải có một tấm lòng thiết tha yêu nghề mới có thể trụ vững. Thật đáng cảm phục những tấm gương ấy nơi các anh chị giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ, để có thể thanh thản về hưu đang có mặt hôm nay. Chính các anh chị em đã là những tấm gương lớn, có sức động viên cổ vũ thuyết phục nhất, đối với các người trẻ đang bước đi trong nhiệm vụ giáo dục lúc này.

Là các giáo viên Công giáo anh chị không chỉ truyền đạt văn hóa và kiến thức, nhưng quý anh chị còn truyền đạt cả lòng TIN, CẬY, MẾN cho các học sinh. Truyền đạt không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính lối sống khiêm nhu, thương mến và nhiệt tình của mình.

Những điều ấy ta không thể làm được dễ dàng, vì thường vượt quá khả năng tự nhiên mỗi người. Nhưng một khi vững tin nơi Đức Kitô, chính thần lực của Ngài sẽ nâng đỡ, soi sáng và thêm sức mạnh để giúp ta hoàn thành bổn phận.

Muốn được như vậy, không gì khác hơn ta phải luôn gắn bó để học, thực hành bài học hiền lành và khiêm tốn nơi Ngài. Thánh Tâm Chúa Giêsu chính là trường học tuyệt vời giúp ta ngày thêm khiêm tốn. Vì khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức, chính khiêm nhu sẽ giúp ta mở được mọi cánh cửa ân điển Chúa. Không thể cho đi điều mình không có. Vì thế, mọi khiêm tốn giả vờ sẽ chỉ gây những phản ứng ngược trong phục vụ. So với anh em Tin Lành, chúng ta phải nhìn lại về cung cách phục vụ của mình.
Tuy chỉ là một số ít các con sâu, nhưng ngài cũng nói đến những phản chứng của một số giáo viên tham tiền, sử dụng bạo lực …đã như những nhắc nhở không thừa.

Sau đó đến phần thảo luận với chủ đề: “Làm thế nào để Chúa lớn lên trong môi trường giáo dục và xã hội hôm nay”. Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Gia Kiệm, cô Lã Thị Lan kể :

- Trường của tôi ở vùng sâu vùng xa. Đa số học sinh đều nghèo tận mạng. Học phí chỉ 20.000/ tháng nhưng nhiều em cũng không đóng nổi. Các giáo viên cũng không khá hơn với đồng lương khiêm tốn của mình, dù vậy, các cô giáo có đạo vẫn cố gắng làm, dạy miễn phí, giúp cho các em ăn trưa, ăn chiều. Bớt tiền nâng cao đời sống của mình để giúp các em…

Chị Thu, chị Thúy Nga, Sơ Xuân và rất nhiều thầy cô khác đã có những phát biểu rất chân thành.
Phần chia sẻ đã trở nên thật sinh động, nhờ có nhiều hình ảnh minh họa bằng slideshow. Cả hình ảnh mới nhất là chuyện tử vong của vua nhạc Pop Michael Jackson cũng đã được cập nhật kịp thời, nhờ thế, phần chia sẻ của cha Thảo càng tăng thêm phần hấp dẫn.

Bữa tiệc buffet và “Tờ, gờ, pờ”

Tiếp theo là Thánh lễ do cha Trần Đức Thảo làm chủ tế. Cuối cùng, mọi người được mời dự tiệc buffet.
Trong dịp này, mọi người được biết thêm trang http://tinmung.net (http://tinmung.net/) của dòng Đồng Công do cha Thảo phụ trách.Trang web http://tgp.tphcm.org (http://tgp.tphcm.org/) cũng được nhắc đến. Người giới thiệu nói thêm: trang web ấy đang xây dựng, nên đang rất cần sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa. Tên trang web hơi dài nên nhiều người đã nói vui rằng, xin gọi trang Web của Giáo phận là trang “tờ gờ pờ” cho dễ nhớ.
Tiệc tan, nhưng niềm vui không tàn, vì lời cầu nguyện của Giáo chức trong Thánh lễ vừa qua vẫn như đọng lại trong lòng mỗi người:

“Lạy Chúa Giêsu dịu dàng nhân hậu, chúng con là những nhà giáo, những người giáo dục tâm hồn và đào tạo tri thức cho thanh thiếu niên, chúng con tha thiết nguyện cầu:

- Xin ban cho chúng con một bầu nhiệt huyết, một tấm lòng tha thiết hăng say, để dấn thân cho tuổi trẻ, dù có bao nhiêu hao mòn mỏi mệt.

- Xin cho chúng con một tinh thần siêu nhiên cao cả, vì yêu mến Chúa và mến thương mọi người, mà tận tâm giảng dạy, chấm bài, soạn giáo án, hy sinh thời giờ và công khó cho học sinh.

- Xin cho chúng con, biết tự giáo dục mình trước khi giáo dục người khác và đừng để chúng con quên rằng, chúng con là những nhà giáo dục Công giáo, nên phải ra sức học hỏi chân lý Đức tin, để hiểu biết Chúa hơn và tận tình dấn thân phục vụ.

- Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, là nhà giáo dục không thể tuyệt vời hơn, mà nhìn lên Thánh Tâm đầy yêu thương, đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc nhân loại. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.”

Mọi người chia tay ra về. Ngoài kia, nắng mùa hè vẫn đang rất gắt.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:55 AM
Giáo xứ Tân Hiệp: hân hoan và trăn trở


Quang Thiêm (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/412)

T2, 22/06/2009 - 03:54
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/TH1.jpgNhà thờ Giáo xứ Tân Hiệp

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHiep.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20tan%20hiep.jpg



Thánh lễ Thêm Sức

Vào sáng sớm ngày 19-6-2009, không khí giáo xứ Tân Hiệp như mở hội. Trong nhà thờ thì phụ huynh và những người đỡ đầu được cha chánh xứ ban bí tích giải tội. Trong khuôn viên thì người làm vệ sinh, kẻ dựng rạp tấp nập hân hoan, sửa soạn tâm hồn cũng như thánh đường để mừng đón Đức Cha về ban bí tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu cho hơn bốn mươi em thiếu nhi của giáo xứ.

Và vào lúc 5 giờ chiều, Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến tại giáo xứ, cùng cha hạt trưởng, cha xứ và hai cha khách dâng thánh lễ đồng tế, và ban các bí tích cho các em.

Quá trình và Trăn trở

Giáo xứ Tân Hiệp tọa lạc tại huyện Hóc Môn, trên quốc lộ 22, cách cầu An Hạ (cầu Bông) khoảng chừng 1 km (hướng từ Củ Chi về Sài Gòn).

Giáo xứ được thành lập từ năm 1954, do cha cố Phanxicô Xaviê Phan Thành Ngọ (chánh xứ, cùng với cha cố Giuse Trần Trọng Báu làm phó xứ). Sau hai năm, cha cố mất, cha Giuse lên làm chánh xứ được hai mươi năm. Sau đó cha Tịnh về làm chánh xứ hai tháng, cha Hiển sáu tháng, cha Thậm bốn năm, cha Phước bảy năm, cha Hải hai mươi tháng. Tiếp theo, giáo xứ không có cha xứ trong ba năm. Rồi cha Bạch về nhận nhiệm sở mười hai năm, và qua đời. Cha Gioan Nguyễn Như Yêng nhận chánh xứ cho đến nay.

Khởi đầu, cha Ngọ đặt tên cho họ đạo là Giáo xứ Tân Hiệp, nhà thờ chỉ có tôn và gỗ. Cha Báu xây dựng lại thánh đường và đặt tên là Phát Môn (tức là Phát Diệm và Hóc Môn). Khi cha Phước về đổi tên lại là Giáo xứ Tân Hiệp cho đến nay.

Lúc đầu giáo xứ chỉ có chừng 1000 giáo dân nhưng đến nay số giáo dân đã phát triển lên được trên 2000 người. Giáo xứ được chia làm hai giáo khu:

- Giáo khu Đức Mẹ Vô Nhiễm.

- Giáo khu Đức Mẹ Lộ Đức.

Còn nhà xứ thì rất nhỏ hẹp (4m x 16m), được sử dụng lúc thì hội trường, nhà ăn, phòng họp, nhà chầu (vào thứ năm tuần thánh) và khi các em học giáo lý thì phải chia ra thành những phòng nhỏ bằng những tấm ngăn, để có chỗ cho các em học.

Đội ngũ giáo lý viên gồm có các xơ dòng Mến Thánh Giá và các anh chị giáo lý viên. Dạy vào sáng và chiều ngày chủ nhật. Tối thứ hai, cha xứ dạy Kinh Thánh cho mọi người.

Ông chủ tịch hội đồng mục vụ Đa Minh Nguyễn Thanh Bình và Bác Cựu Trùm Tôma Nguyễn Viết Ninh cũng trăn trở và mong muốn Tòa Tổng Giám Mục và nhà nước giải quyết cho xin lại ngôi nhà đã xập xệ tan nát để xây dựng lại nhà xứ vì hiện nay đã quá nhỏ hẹp.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net) (http://tgp-tphcm.net)

cafeda2009
08-10-2009, 09:57 AM
Giáo xứ Thái Bình: Lễ Bà Bầu


GB. Xuân Thái (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/411)

T7, 20/06/2009 - 13:16

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/Snap10.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/Snap10.jpg


Hồi 15 giờ ngày Thứ bảy 13/6/2009, tại Giáo xứ Thái Bình, Thánh lễ TẠ ƠN và XIN ƠN NHƯ Ý do Linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn chánh xứ là chủ tế, cùng với sự tham dự của hơn 1000 người, tuyệt đại đa số là các phụ nữ, trong đó có rất nhiều người không phải là Công giáo. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau.

Một Thánh lễ đã làm anh em trật tự của Giáo xứ rất vất vả vì phải lo điều hành, tiếp tân, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi và giữ xe cho một lượng người và xe đông đảo ngoài dự kiến, dù vậy, vẫn không phải là một bất ngờ lớn lao, nên mọi chuyện đều hết sức tốt đẹp trong niềm vui và sự hân hoan của mọi người. (Xin xem thêm chi tiết bài ký ghi nhanh bên dưới)

Lễ Bà Bầu

Đó là tên mà mọi người đã gọi, để nói về Thánh lễ Tạ ơn và xin ơn như ý tại Giáo xứ Thái Bình hôm nay. Một Thánh lễ rất độc đáo, rất đặc trưng.

Quả thật, đúng là lễ của các phụ nữ đang mang bầu, hoặc mới sanh con. Họ đến để cùng nhau dâng những tâm tình biết ơn lên Thiên Chúa Tình yêu vì Ngài đã đáp lại lời cầu khấn của họ, cho họ sinh con, hoặc đang diễm phúc được mang mầm sống thiêng liêng trong cung lòng mình, nhờ thế họ đang tuyệt vời hạnh phúc.

Họ còn là những người hiếm muộn đang trông đợi và rất mong mỏi có được một đứa con. Dù trong số họ, rất nhiều người chưa biết Thiên chúa là ai, nhưng họ vẫn tin có Trời Phật, tin có Thượng Đế, tin Ngài sẽ lắng nghe lời họ, như đã từng lắng nghe và đáp lời bao nhiêu người khác.

Đến từ khắp nơi

Hơn hai giờ chiều, cái nắng oi nồng mùa Hạ với gần 37độ C rất khó chịu. Dù vậy, mọi người vẫn tuôn về Giáo xứ Thái Bình như đi trảy hội. Một bầu khí hân hoan kỳ diệu hiếm hoi ít gặp.

Tranh thủ còn một chút thời gian ít ỏi (3 giờ bắt đầu Thánh lễ), tôi đã tìm dịp trao đổi để có những cuộc phỏng vấn tốc hành bỏ túi, về một buổi lễ đặc biệt nhiều cảm xúc mà lần đầu tiên mình được tham dự. Tôi tự chuẩn bị cho mình vài câu hỏi mẫu, đại khái : Đến từ đâu? Tôn giáo? Lý do? Nếu là người Công giáo, tại sao lại không dự lễ tại xứ mình mà đã đến đây ?

Phần lớn người đi dự lễ hôm nay đều đến từ các quận huyện Sài gòn, nhưng nhiều người khác lại đến từ các nơi Tây ninh, Vũng Tầu, Long An, Bến Tre… Người ở xa nhất mà tôi được biết thì ở Kontum. Người đầu tiên tôi phỏng vấn là chị Nguyễn thị Lan, 27 tuổi, ở Biên Hòa. Chị đang bồng em bé khỏang 8 tháng tuổi, cùng với nụ cười rạng ngời chị đã hãnh diện nói :
"Ôi! Tôi phải là người Công giáo chứ ông! Lễ ở đâu thì cũng có Chúa, nhưng hôm nay tôi phải đến đây, vì lễ này đã dành riêng cho chúng tôi là những kẻ đang có các hoàn cảnh đặc biệt. Thánh lễ chỉ được thông báo một cách bình thường như mọi thông báo khác, nhưng vì có chung hoàn cảnh và tâm sự giống nhau, nên người này bảo người kia vậy thôi. Tôi lấy chồng đã 6 năm nay, bây giờ mới có được “cục vàng” này đó bác. Không phải tự nhiên mà có được đâu bác ơi, nhưng đã nhờ nhiều người cầu nguyện rồi kêu khấn khắp nơi mới có được đấy bác." Vừa nói, chị vừa âu yếm nựng yêu em bé đang nhoẻn miệng cười trên tay chị. Tôi ân cần cám ơn rồi chào từ biệt.

Bầu khí của một lễ hội đang ngập tràn xung quanh, đông đảo quá. Chị Trần mỹ Duyên, 32 tuổi, háo hức cho biết : "Chúng tôi phải đi từ đêm hôm qua, vì tuyến xe của Đắc Lắc kỳ này bất thường lắm nên phải đi sớm cho chắc ăn."

Ánh mắt nồng nàn của chồng chị đang đứng bên cạnh như thay lời xác nhận điều chị vừa nói. Tôi nhìn cái bụng sắp vượt mặt nơi chị. Như hiểu ý, chồng chị chậm rãi bảo:

"Chúng tôi không phải đạo Chúa đâu bác ! Tôi đạo ông bà mà. Chúng tôi lấy nhau đã hơn 5 năm mà vẫn chẳng sanh được cháu. Không chỉ vợ chồng tôi lo, mà cả họ hàng nội ngoại hai bên đều rất lo lắng, vì tôi là con một nên đã mong lắm có một đứa con để nối giõi tông đường. Mong mãi, mong mãi mà vẫn cũng không có. Tất nhiên là trong suốt thời gian ấy, chúng tôi đã thuốc men, đã chạy chữa tứ phương, với đủ cả Đông và Tây Y nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mãi đến khi, nhờ có người mách, chúng tôi đã được một ông cha đạo Chúa cầu nguyện nên bà xã tôi đã mang thai được 7 tháng rồi."

Anh nói liền một hơi rồi nói :

"Hôm nay, chúng tôi đến đây để cùng cám ơn Đức Chúa của người Công giáo và cũng để xin cho người em gái của tôi cũng sẽ được như bà xã tôi, vì nó lấy chồng đã lâu mà không có con."

Vừa nói anh vừa chỉ tay về phía cô gái áo hồng đang đi thơ thẩn ngắm nhìn xung quanh gần đó.

Xin đừng lên rước lễ

Thời gian luôn trôi nhanh hơn ta tưởng, nên tôi không còn kịp để gặp nhiều người cần gặp, vì đã đến giờ lễ hồi nào không hay.

Nhà thờ tràn ngập người, ngồi chật ních trên các hàng ghế, trên gác đàn, hai bên cung thánh, cả hai bên hành lang phải trái, có bao nhiêu ghế thì đã được đem ra xử dụng bằng hết. Dù vậy có rất nhiều người vẫn phải đứng. Tính theo số hàng ghế cả trong ngoài nhà thờ, cộng với số người phải đứng xung quanh, số tham dự chắc chắn phải hơn 1000 người.

Thánh lễ được cử hành trong bầu khí trang nghiêm đầy tính thánh thiêng.

Đặc biệt, trong phần giảng lễ, cha chủ tế đã nói nhiều về quyền năng của Thiên Chúa. Một Thiên Chúa là chúa tể lịch sử của nhân loại và cũng làm chủ cuộc đời của từng người. Ngài thường làm những điều kỳ diệu ngoài sức mà con người có thể tưởng tượng được. Rất lạ lùng. Rất khác thường. Nhiều khi không thể hiểu được.

Để minh chứng, cha chủ tế đã trích dẫn nhiều bà mẹ hiếm muộn trong Thánh kinh, từ bà Sara vợ tổ phụ Abraham đến người mẹ của người ngôn sứ lừng danh Samuel.

Cha đang giảng, nhưng có lúc ngài lại nói thật vui giống như kể chuyện nên rất lôi cuốn và thu hút.

Cha cũng nói về Lộ Đức, nơi từ lâu đã rất nổi danh về các phép lạ chữa lành hoặc ban ơn. Cha nhấn nhủ rằng: "Không phải ai đến hành hương nơi đây cũng đều được khỏi bệnh và chữa lành. Tuy nhiên, tất cả đều được ơn bình an. Một ân phúc cao quý nhất, luôn rất cần cho cả người dù tin hoặc không tin Chúa."

Cha nhấn mạnh: "Cầu nguyện là nhiệm vụ của chúng ta, còn ban ơn là quyền của Chúa. Tuy nhiên, tất cả mọi điều đều sinh lợi cho người nào yêu mến Chúa. Trong bất cứ phép lạ nào Chúa cũng nói đến niềm tin, vì Kinh Thánh đã nói rõ: Niềm tin của con đã cứu con. Tin như thế nào thì sẽ được như vậy."

Sau cùng, cha xin Chúa chúc lành cho các gia đình. Ngài nói: "Chúa đã tạo lập gia đình, xin mỗi người hãy sống theo mẫu gương gia đình Thánh gia." Cha cũng đặc biệt cầu nguyện cho các bà mẹ đang mang thai, sẽ sinh thêm đức tin đang khi sinh con.

Bầu khí trong nhà thờ như lắng hẳn xuống khi Ngài nói. Bài giảng 27 phút nhưng chẳng ai thấy là dài, mọi người như thấm từng lời Ngài nói. Đã hơn 4 giờ chiều, nhưng nắng vẫn còn gắt, trời đầy oi nồng. Trong nhà thờ không gian như đặc quánh hơi người vì quá đông, dù các cây quạt trần vẫn đang xoay tít, cha chủ tế vẫn phải nhiều lần rút khăn tay để lau mồ hôi trán.

Trước khi bước qua phần phụng vụ Thánh Thể, Ngài đã ân cần nhắc nhở: "Xin các anh chị em, nếu không phải là người Công giáo thì đừng lên rước lễ, vì trong Thánh lễ đã có phần cầu nguyện chung rồi." Đúng là một nhắc nhở vô cùng đúng đắn và hết sức cần thiết, nhưng nghe vẫn có vẻ lạ tai, khi chợt nhớ tới lời nhắc nhở thường xuyên của cha xứ mình năm nào xa lắm: Anh chị em phải luôn biết kính trọng, biết ước ao và hãy năng rước Thánh Thể Chúa mỗi khi có dịp.

Hôm nay, những người không được phép lên rước mình Thánh Chúa không hề là ít.

Và những điều rất khó hiểu

Trong những lời cầu nguyện giáo dân, có nhiều cặp vợ chồng đã xin được đau bụng (đau bụng vì sinh con), xin được sạch kinh nguyệt khi đang mang thai. Theo sự thường xưa nay, khi cấn thai thì kinh nguyệt sẽ không còn. Nhưng nơi nhiều người hiếm muộn, khi mang thai họ vẫn có kinh nguyệt. Mấy cặp vợ chồng đi với nhau đang ở trong tình trạng này. Vừa có thai mà vẫn còn kinh. Có chị hiếm muộn 19 năm. Có người 21 năm. Còn những người từ 5 đến 10 năm thì nhiều lắm. Có thai nhưng vẫn còn kinh, là điều vô cùng khó hiểu, nhưng đó lại là những thực tế tại buổi lễ hôm nay. Họ rất mừng vì đã có thai sau nhiều năm không sinh đẻ, nhưng họ cũng rất lo khi thường bị đau bụng cùng với kinh nguyệt. Nhiều người đặt câu hỏi: Có phải là mang thai thật hay không?

Tất nhiên, tất cả đều đã đi khám phụ khoa ở các bệnh viện chuyên môn đủ cả, nhưng vẫn chưa có giải thích nào thỏa đáng, nên họ phải đến đây để tìm đến các quyền năng siêu nhiên và xin cứu giúp là vậy.

Nhiều người khác lại coi đây như một dấu chỉ của Trời cao, như một dấu ấn, nhằm để phân biệt với những trường hợp bình thường, có thai thì phải hết kinh nguyệt. Có đúng thế không?

Lễ đã xong, cha xứ vừa kịp thay áo lễ thì lại được mọi người mời ra chụp hình lưu niệm. Trên thềm cung thánh, bị vây kín bởi đám đông phụ nữ và các bà bầu, ngài lại liên tục phải rút khăn tay ra lau trán, lưng áo ướt đẫm mồ hôi.

Sau đó, nhiều bà bầu còn kéo nhau vào nhà xứ xin cha cầu nguyện, phòng khách của ngài đã trở nên quá tải. Ngài đón tiếp mọi người rất ân cần cởi mở, ngài hồn nhiên nói : Nhiều người đã xin tôi cầu nguyện, tôi luôn sẵn lòng, Chúa làm chứ tôi có làm được gì đâu.

Mọi người đang lần lượt ra về. Kẻ xa người gần đều đã lên xe. Tất cả đều hân hoan mãn nguyện và hớn hở vui mừng cùng biết bao cảm giác khó thể nói hết bằng lời.

Nắng đang nhạt dần để trả lại bầu trời trong xanh êm ả. Tôi nghe được nhiều làn gió nhẹ nhàng đang lướt qua tai theo những vòng quay bánh xe. Chiều nay, tôi nghe lòng mình thật ấm, vì biết rằng, những cảm xúc đặc biệt và các ấn tượng tốt lành của buổi lễ này sẽ còn đọng lại trong tôi, lâu lắm. Dẫu sao, tôi cũng không muốn nói đến phép lạ, khi chưa có thẩm quyền Giáo hội chính thức lên tiếng. Có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Nhưng quả thật, đang có một điều gì đó xảy ra rất khó gọi tên, khi tôi được may mắn tham dự Lễ Bà Bầu hôm nay…


(Nguồn:http://tgpsaigon.net) (http://tgp-tphcm.net)

cafeda2009
08-10-2009, 10:00 AM
Giáo xứ Lạc Quang: sinh hoạt giáo lý


Paulus Đoàn (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/382)

T7, 13/06/2009 - 03:18
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/lacquang.jpg


Nhà thờ của giáo xứ Lạc Quang nằm trên đường Trường Chinh, thuộc địa bàn quận 12 của Tp. HCM, hướng đi từ Tây Ninh đến Tp. HCM, qua khỏi vòng xoay ngã tư An sương khoảng 1km.

Giáo xứ Lạc Quang được cố linh mục Phaolô Trần Hữu Lý thành lập từ năm 1961. Lúc ban đầu có khoảng 1000 giáo dân, đến nay con số đã tăng lên trên 6000, không tính những giáo dân đến đây tạm trú để sinh sống. Phạm vi giáo xứ nằm trải dài trên 2 km, nằm dọc hai bên đường Trường Chinh và đi sâu vào hai bên, mỗi bên khoảng 1 km tạo thành một tứ giác rộng. Hiện nay linh mục Phanxicô Trần Văn Thi là cha sở và linh mục phụ tá là Antôn Nguyễn Thanh Danh.

Ngày 4 tháng 6 năm 2009 vừa qua, 89 em thiếu nhi trong xứ được lãnh bí tích Thêm sức do Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP Tp. HCM, cùng với cha quản hạt Hạt Hóc môn và 5 linh mục đồng tế trong Thánh lễ.

Linh mục phụ tá Antôn Nguyễn Thanh Danh, phụ trách các lớp giáo lý cho thanh thiếu niên trong xứ, cho biết: hiện nay, giáo xứ có 1100 em đang theo học trong 25 lớp giáo lý, mỗi lớp học một giờ giáo lý trong tuần và bố trí vào ngày Chúa nhật để không ảnh hưởng đến giờ học tập ngoài xã hội. Các lớp được phân như sau:

1- Lớp Khai Tâm 1 và 2, thời gian học tập là 2 năm

2- Lớp Rước Lễ 1 và 2, thời gian học tập là 2 năm

3- Lớp Thêm Sức, thời gian học tập là 4 năm

4- Lớp Bao Đồng, thời gian học tập là 4 năm

5- Lớp Rước Lễ Trọng Thể, thời gian học tập là 2 năm.

Tổng cộng thời gian theo học đủ các lớp từ Khai Tâm đến Rước Lễ Trọng Thể là 14 năm. Suốt thời gian này, ngoài việc học hỏi giáo lý, các em còn tham gia những chương trình sinh hoạt theo từng lớp như Đố vui giáo lý, Phụng vụ, Thánh kinh và những trò chơi vận động...Trong quá trình học giáo lý, các em còn được trau dồi đạo đức, nhân bản, để trở thành con ngoan, trò giỏi.

Điều trăn trở của cha phụ trách là làm sao mọi thành phần trong giáo xứ, đặc biệt là gia đình các em động viên và tạo điều kiện để các em tham gia trọn các khoá học, nhờ đó các em trở thành giáo dân và công dân tốt. Có một số em sau khi học hết lớp Thêm sức, không muốn tham gia học những lớp tiếp theo, hoặc bê trễ. Trong khi đó các em ở lứa tuổi này lại rất cần được tiếp tục bồi dưỡng giáo lý và đạo đức để có thể đứng vững trước bao nhiêu cám dỗ và cạm bẫy...

Một điều đáng mừng là, dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của ngài, có đội ngũ giáo lý viên đầy thiện chí. Ngài thường xuyên theo dõi và hướng dẫn những giáo lý viên soạn bài giảng. Ngoài ra ngài còn mời những vị có kinh nghiệm, nghiệp vụ đến huấn luyện cho giáo lý viên về mặt sư phạm, kỹ năng sinh hoạt. Hiện nay số giáo lý viên là 58 anh chị. Ngoài ra còn có 10 nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt và Tân Lập, cũng như 10 dự tu của hai hội dòng này tham gia giảng dạy, quản lý các lớp giáo lý.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
08-10-2009, 10:02 AM
Giáo xứ Phát Diệm trong đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống


Bài và ảnh: Đinh Tiến Thuấn (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/355)

T6, 05/06/2009 - 07:47
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/phatdiem1a.jpg


Sáng ngày 31/05/2009 Nhà thờ Phát Diệm như một ngày hội, mọi người đến Nhà thờ sớm hơn mọi thánh lễ khác, các em trong trang phục thật đẹp, nam áo cài thêm bông, nữ gắn thêm hoa; hàng ngũ ngay ngắn chỉnh tề, còn cộng đoàn tín hữu ai nấy đều mặc quần áo đẹp hẳn lên, nữ mặc áo dài nhiều hơn, nam thắt cà vạt trông trịnh trọng lắm. Tất cả Cộng đoàn trong sự điều động của Cha sở Giuse Bùi Bằng Khấn với hàng ngũ trật tự trang nghiêm từ cổng nhà thờ ra đến đầu đường Nguyễn Kiệm.

À! Hôm nay đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, con em Phát Diệm lãnh nhận Bí-tích Thêm Sức, tuyên hứa Bao Đồng, rước lễ lần đầu. Giáo xứ hôm nay vinh dự đón tiếp vị Cha chung của Giáo phận là Đức Hồng Y Gioan Baoiixita Tổng Giám Mục đến thăm và ban Bí-tích cho con em trong Giáo xứ.

Có 79 em lãnh nhận Bí-tích Thêm Sức, 20 em tuyên hứa Bao Đồng và 59 em rước lễ lần đầu. Anh Trung - phụ huynh cháu Nguyễn Thị Đoan Trang hôm nay Thêm Sức tỏ ra phấn khởi khi con mình được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, anh cho đó là niềm vui lan tỏa cho tất cả mọi người trong gia đình anh và gia đình anh trưa nay ăn mừng kỷ niệm để cả nhà nhớ đến ngày trọng đại này.

Còn một em đã cho biết rất là vui vì được nhận lãnh Bí-tích Thêm Sức, có Chúa Thánh Thần Thêm Sức để em sẽ sống ngoan ngoãn hơn, vâng lời Cha mẹ Thầy Cô hơn và em sẽ tiếp tục đăng ký học tiếp lớp Bao Đồng 1. Chi Dung là Vú của một em Thêm Sức cũng cảm thấy hạnh phúc khi nhận đỡ đầu và nói cầu nguyện thêm cho con đỡ đầu của mình.

Trong bài giảng của thánh lễ này, ĐHY nêu lên sự cần thiết trong việc liên kết với nhau trong cuộc sống. Chỉ có sự liên kết mới có đủ sức mạnh, là điều kiện cần thiết để Chúa Thánh Thần hiện diện, Chúa thánh hóa ban ơn thêm sức, đổi mới mang lại kết quả hơn, con em mình có đời sống lành mạnh hơn, nhờ Chúa Thánh Thần mới làm cho chúng ta nên giống Chúa GiêSu hơn. Ngài nhấn mạnh ở thành phố có sâu rầy, bệnh dịch nhiều (tệ nạn xã hội) nên cần phải thực hiện sự liên kết mọi người với nhau, liên kết các gia đình với nhau, các khu xóm lại với nhau, mới đẩy lùi được các tệ nạn xã hội. Ngài kêu gọi mọi gia đình hãy nên giống các tông đồ ngày xưa, phải ngồi lại với nhau, cầu nguyện chung với nhau thường xuyên, vì cầu nguyện chính là ơn Chúa tốt đẹp nhất.

Các em hôm nay đón nhận tràn đầy hồng ân Chúa, ơn Chúa ban các em như những hạt giống mới mọc lên. Do đó nhiệm vụ của Cha xứ, các Cha, các GLV, các gia đình phải vun phân tưới nước bằng đời sống cầu nguyện, bằng sự hy sinh mỗi ngày để hạt giống cuộc đời các em ngày càng phát triển, ngày càng lớn lên, vì đó là sự sống, sự bình an của mọi người, của mọi gia đình, và của cả Giáo xứ.
Được biết Giáo xứ Phát Diệm có một đội ngũ Giáo Lý viên rất là hùng hậu, 45 GLV là những giáo dân tự nguyện tham gia với lòng yêu mến giáo hội, yêu mến các em. Các linh mục thì rất quan tâm lo lắng đến đời sống giáo lý của thanh thiếu niên trong giáo xứ. Chị Trần thị Tuyết Vân là Giáo lý viên có thâm niên 9 năm cho biết, các em Thêm Sức hôm nay đã học qua 6 lớp Giáo lý đó là Khai Tâm 1, Khai Tâm 2, Xưng tội 1, Xưng tội 2, Thêm sức 1, Thêm sức 2.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
16-10-2009, 09:28 AM
Giáo xứ Bình Triệu: Đại lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima


Bài: Quang Thiêm & Ảnh: Duy Linh (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/630)

T4, 14/10/2009 - 16:52


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxbinhtrieu.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thayxo8/FT5_5.jpg


Không bút mực nào có thể diễn tả được dòng người đông đảo, đủ mọi thành phần với nhiều tâm trạng buồn vui, thất vọng, bệnh tật chen chúc nhau đến với Mẹ Maria vào ngày 13.10.2009 tại Nhà thờ Fatima Bình Triệu.

Vào dịp này, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Bình Triệu đồng một lòng phục vụ đoàn người hành hương với hết khả năng của mình.

Đặc biệt năm nay Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến long trọng cử hành Thánh lễ vào lúc 12g trưa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời: Đây là Trung tâm Hành hương được xây dựng cách đây hơn 30 năm, cũng đã xuống cấp nhiều và như mọi người nhìn thấy: Trung tâm quá nhỏ hẹp không đủ chỗ cho những ngày đại lễ như hôm nay, và cũng vì lòng yêu mến Mẹ mà quí vị đã đến đây, Đức Cha mong rằng quí vị cùng chúng tôi (Đức Hồng y, Đức Cha Phụ tá, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ) đồng tình, để năm Thánh sắp tới chúng ta sẽ khởi công xây dựng lại ngôi Thánh Đường này.

Lược sử hình thành Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu

Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu, nằm trong địa bàn củagiáo xứ Bình Triệu hạt Thủ Đức, tọa lạc tại số: 58 đường 5, khu phố 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Theo truyền thuyết, vào tháng Hoa năm 1962, phong trào Quốc tế Tông đồ Fatima tổ chức cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima đi khắp mọi miền đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam thân yêu của chúng ta. Trong cuộc cung nghinh tượng Mẹ, đến vùng đất hoang vu gần cầu Bình Triệu bây giờ, xe chở tượng Đức Mẹ bỗng chết máy. Các thợ giỏi được huy động đến sửa; sau hai tiếng đồng hồ coi máy, các toán sửa chữa đều bó tay, và nói: xe không hư gì cả, nhưng tại sao không chạy thì chúng tôi không biết. Cha Phaolô Võ Văn Bộ, người tổ chức cuộc rước kiệu xin mọi người lần chuỗi cầu nguyện để xin ý Mẹ. Sau chuỗi 50 kinh, xe nổ máy được. Ngài cầu nguyện: nếu Mẹ muốn, chúng con sẽ xây dựng một Trung tâm Hành hương Fatima tại đây kính dâng Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con thực hiện ý muốn của Mẹ.

Sau đó, cha Bộ dò tìm xem ai là chủ khu đất này, một khu đất rất thích hợp cho một trung tâm hành hương: khu đất rộng mười hai mẫu rưỡi, một mặt sát quốc lộ 13 và ga xe lửa Bình Triệu, một mặt có sông bao quanh, trên bến, dưới thuyền. Chủ muốn bán trọn khu đất với giá là 25 triệu đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Nhưng với trọn niềm tín thác vào Đức Mẹ, cha đã mua được miếng đất với sự giúp đỡ của rất nhiều người.

Tượng đài Đức Mẹ Fatima

Bước đầu, ngài xây dựng một đài để đặt tượng Đức Mẹ Fatima cao 3m. Vào ngày 15.08.1966, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đến làm phép tượng đài, và dâng Thánh lễ đầu tiên tại đây.

Kể từ đó, đặc biệt là ngày 13.10 hằng năm, hàng hàng lớp lớp người đến đây kính viếng Mẹ, tâm sự với Mẹ, khẩn cầu cùng Mẹ, và khi ra về, họ hân hoan vui sướng, như thể mình đã được Mẹ ấp ủ, yêu thương, nâng đỡ.

Thánh đường Chúa Kitô và Nhà Tĩnh tâm

Ngày 08.12.1966, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đến Trung tâm và cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Chúa Kitô và khu nhà tĩnh tâm, cùng với kế hoạch xây một tháp chuông cao 30m.

Sau khi cha Phaolô xuất ngoại du học và trở về, ngài tiếp tục công việc xây cất nhà Tĩnh tâm tại khu vực nhà thủy tạ, gồm có 3 nhà lầu, một nhà trệt, nhà nguyện, giảng đường, phòng ăn, nhà bếp.

14 Chặng đàng Thánh Giá

Vào đầu tháng 6.1969, Đức Tổng Giám mục đến Trung tâm Đức Mẹ Fatima Bình Triệu và làm phép 14 Chặng đàng Thương khó Chúa Giêsu, được xây dựng hai bên con đường dẫn vào trung tâm.

Đền Đức Mẹ Fatima

Lúc đầu, tượng đài Đức Mẹ đứng ngoài trời mưa nắng, chỉ có mái che dựng lên cho dân chúng đến hành hương cầu nguyện. Khách hành hương mỗi ngày đến mỗi đông, mái che không đủ, nên rất nhiều người phải đứng chen chúc nhau giữa trời nắng gay gắt, hoặc dưới những cơn mưa tầm tã buốt lạnh…

Do đó công trình Đền Đức Mẹ đã được khởi công, và được xây dựng trong điều kiện thuận lợi: giáo dân khắp nơi đến kính viếng đều hưởng ứng nhiệt tình, người thì giúp đỡ tiền bạc, người thì phương tiện…

Đúng ngày 13.10.1970, Đức TGM đến làm phép khánh thành Đền Đức Mẹ và dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu bình an cho các ân nhân đã giúp công giúp của để hoàn thành công trình lớn lao này.

Nhà hưu dưỡng

Nhớ lời căn dặn của Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Giuse Caprio trước đây, cha Phaolô vận động anh em trong ban chấp hành góp công sức và tiền của để xây dựng 6 căn nhà chính và nhà sinh hoạt phụ cùng nhà bếp cho những người giúp việc để chăm sóc các linh mục già yếu đến tuổi về hưu.

Khánh thành Thánh đường Chúa Kitô và nhà tĩnh tâm thứ hai

Hằng tháng số người đến xin tĩnh tâm quá đông, nên ngôi nhà tĩnh tâm thứ nhất không đủ chỗ tiếp đón, nhất là các đoàn thể Công Giáo đến hội họp, học hỏi liên tục. Cha Phaolô quyết định xây dựng ngôi nhà tĩnh tâm thứ hai lớn hơn , đồng thời ngài vẫn tiếp tục công trình xây dựng thánh đường dâng kính Chúa Kitô.

Ngày 06.01.1973: khánh thành thánh đường Chúa Kitô và nhà tĩnh tâm thứ hai. Tu Hội Bác Ái Fatima Bình Triệu đã hiện diện tại đây từ lúc đầu để cộng tác xây dựng và phục vụ tĩnh tâm.

Những cơ sở tôn giáo chung quanh:

Trụ sở Hội Bạn Người Cùi

Nhà Dòng Kín Cát Minh

Nhà Dòng Mến Thánh Giá Kim Đôi

Tu Hội Thánh Gioan

Nhà nuôi dưỡng trẻ em tàn tật

Nhà Dòng Đấng Chăn Chiên Lành

Dòng nữ tu Thánh Phaolô

Dòng Phước Sơn

Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo

Dòng Nữ tu Đaminh

Tu hội Nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn

Dòng Mến Thánh Giá Huế

Những cơ sở này khiến khách thập phương đến hành hương Fatima Bình Triệu đều có cảm tưởng đây là một trung tâm đạo đức, một linh địa rất thánh thiêng của Đức Mẹ

Giáo xứ Bình Triệu

Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu là một cơ sở nằm trong giáo xứ Bình Triệu, một giáo xứ có lược sử và sinh hoạt như sau:

- Ngày 02.08.1977, cha Phaolô Võ Văn Bộ phải đi học tập cải tạo. Ngày 30.01.1986, ngài được trả tự do. Cha Simon Nguyễn Văn Lập thay cha Phaolô Võ Văn Bộ. Cùng năm này, khu vực chung quanh Trung tâm được nâng lên hàng giáo xứ, chọn ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15-8 là ngày lễ bổn mạng.

- Cha xứ hiện nay: linh mục Aloysio Lê Văn Liêu, được bổ nhiệm chánh xứ Fatima ngày 11.01.2000. Ngài cũng là hạt trưởng hạt Thủ Đức và là linh phụ của Tu Hội Bác Ái.

- Cha phó hiện nay: Giuse Nguyễn Trí Dũng.

- Giáo dân hiện có: 5313 người.

- Giáo xứ được chia làm 15 xóm giáo.

- Trong những ngày đại lễ, giáo xứ thành lập ban trật tự khá hùng hậu để giữ an ninh cho khách hành hương.

- Về phụng vụ: các tu sĩ nam nữ phụ trách.

- Giáo xứ hiện có hơn 700 em thiếu nhi đang theo học giáo lý từ lớp Khai tâm đến lớp Trưởng thành,
các em được học ngay sau Thánh lễ Chúa nhật từ 9 giờ đến 10 giờ 15; gồm có 17 lớp dưới sự hướng dẫn của 57 anh chị giáo lý viên, các tu sĩ nam nữ.

- Lớp giáo lý Hôn nhân và Dự tòng do cha phó phụ trách.
Nỗi trăn trở của cá linh mục ở đây: phụ huynh vì quá lo cho các em về văn hóa nên rất nhiều khi quên lo cho các em học giáo lý.

Cha chánh xứ Aloysio tâm tình: “Mọi sự, mọi việc tôi xin phó thác hết cho Thiên Chúa và Mẹ Fatima.”

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
16-10-2009, 09:33 AM
Giáo xứ Đức Bà Fatima: Giáo Hội hôm nay


Ngọc Đức & Maria TL (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/616)

T4, 14/10/2009 - 16:44
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thayxo8/n1_0.jpg


Lược sử Giáo xứ Đức Bà FATIMA

Giáo xứ Đức Bà Fatima thuộc hạt Sài Gòn, toạ lạc tại 212B/1A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM.

Năm 1968, do nhu cầu của 600 giáo dân sinh sống trong khu vực trại Võ Tánh (thành Ôma cũ), cha sở Chợ Đũi, linh mục Carôlô Lê Văn Nhơn, đã cùng với bà con giáo dân sửa sang lại dãy nhà đã xin được để làm nhà nguyện và nhận Đức Bà Fatima làm bổn mạng. Từ đó, giáo xứ Chợ Đũi có thêm một họ nhánh: Đức Bà Fatima.

Năm 1972, cha sở Chợ Đũi xin thêm được dãy nhà bên cạnh nhà nguyện và bắt tay xây dựng ngôi nhà thời mới, nhà nguyện cũ được dùng làm nơi dạy giáo lý cho các em thiếu nhi.

Năm 1983, Đức TGM đã nâng họ Đức Bà Fatima thành giáo xứ, tách khỏi giáo xứ Chợ Đũi.

Các Linh mục đã từng phụ trách giáo xứ

- Linh mục Inhaxiô Nguyễn Thới Hòa làm cha xứ từ khi thành lập năm 1983 đến năm 1996

- Linh mục Phêrô Lê Thành Khoái: 1996-1999

- Linh mục Gioan Baotixita Huỳnh Văn Huệ: 1999-2007

- Linh mục Anrê Nguyễn Văn Hai: 2007- cho đến nay

Hoạt động giáo xứ

- Năm 1999-2007: ngôi thánh đường, nhà xứ và trường tình thương, được xây dựng mới toàn bộ.

- Hiện nay giáo xứ có khoảng 650 giáo dân.

- Các nữ tu Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn phục vụ giáo xứ trong các lãnh vực:

+ Phụ trách các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Dự tòng;

+ Phụ trách nhà trẻ tình thương, gồm 3 lớp: Mầm, Chồi, Lá khoảng 70 cháu;

+ Giúp đỡ những gia đình nghèo trong xứ.

- Chiều ngày 13/10/2009 Đức cha Phụ tá Phêrô TGP.TpHCM, đã đến dâng Thánh lễ nhân ngày mừng
Bổn mạng giáo xứ và ban Bí tích Thêm sức cho 20 em.

- Thánh lễ bắt đầu lúc 17g30 bằng đám rước long trọng với sự hiện diện của cha Hạt trưởng, quý cha, các em thiếu nhi cùng toàn thể cộng đoàn.

- Trong bài chia sẻ Đức Cha Phêrô khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo của Gx làm cho Thánh đường trở nên rực rỡ, tươi đẹp với trang phục của các em thiếu nhi. Ngài cám ơn cộng đoàn đã hợp tác với cha xứ chăm lo, vun tưới cho cánh đồng truyền giáo của Gx đơm hoa kết trái thể hiện trong việc giáo dục, chăm sóc cho các em nhận lãnh Bí tích Thêm sức hôm nay.

Nghi thức ban phép Thêm sức được cử hành trang nghiêm, trật tự.

Sau Thánh lễ, đại diện các em thiếu nhi, HĐMV dâng lên Đức Cha, quý cha và nữ tu phụ trách lời cảm ơn và những bó hoa tươi thắm.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
20-10-2009, 07:11 PM
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ NGHĨA HÒA
1954 - 2004






LỜI NGỎ


Nghĩa Hòa: hai tiếng ngọt ngào
Quê hương yêu dấu, dạt dào nghĩa ân.
Từ khi giáo xứ hình thành
Năm mươi năm, đủ để hậu sinh lưu truyền
Rằng: bao suy thịnh nối liền
Bể dâu dời đổi, vững tin một bề
Trong tình thương Chúa bước đi
Dẫu qua sóng gió chẳng hề đảo chao.
Tình Chúa cho nắng xôn xao
Cho lòng tuôn chảy rộng sâu cam tuyền.
Cho mênh mông: suối ơn thiêng
Cho giáo xứ đẹp: dưới trên một lòng.
Ai góp của, ai góp công
Góp xuân cho thắm, hanh thông đạo đời.
Thánh đường vươn tháp lên trời,
Nhà nhà êm ấm, người người hân hoan.
Ơn trên đổ xuống tuôn tràn
Nên xin Năm Thánh, cho ngàn lời ca
Tri ân tình Chúa bao la
Luôn yêu mến, dẫu đời là bão dông.
Hôm nay ghi lại mấy dòng,
Ghi ơn tiền bối, nhắn cùng hậu sinh:
Tương lai chờ đợi chúng mình…



LƯỢC SỬ

1954
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image004.jpg
Vào năm 1954, có một cuộc di cư trong nước. Trong cuộc di cư này, Cha xứ Nghĩa Chính, linh mục Đaminh Đinh Huy Năng, và ông chánh trương cùng vài ba mươi gia đình đến được nơi tiếp cư lớn nhất là trại lều ở trường đua ngựa Phú Thọ. Cha con tìm nơi định cư. Khi đến khu vực giáo xứ Chí Hòa thì gặp được hai gia đình, một thuộc xứ Ngọc Cục và một thuộc xứ Bồng Tiên đã đến đây mua nhà của người địa phương ở được ít ngày. Ở đây đất rộng, phần lớn là của Toà Giám Mục Sài Gòn cho người địa phương lĩnh canh, chỗ trũng thì cấy lúa, chỗ cao thì trồng lài, muốn sang lại đất phải thương lượng với người lĩnh canh. Thế là vấn đề đất ở đã có hướng giải quyết.
Nhưng nhà cầm quyền lúc ấy không muốn có những trại định cư tự phát, mà phải theo kế hoạch tổng thể. Nếu tự sang đất lập trại, thì coi như cá nhân tự lập, vấn đề cứu trợ sẽ gặp khó khăn. Vì thế phải ngoại giao và vận động… Cuối cùng Phủ Tổng Uỷ Di Cư và chính quyền Tỉnh Gia Định cũng chấp thuận.
Lúc đầu, sang được khoảng 500m2 đất đang trồng lúa, từ khu nhà xứ đến hết hai dãy nhà thuộc khu 2 bây giờ. Vào trung tuần tháng 10/1954, vài chục gia đình đã đào đất đắp nền làm nhà.
Ngày 29/10/1954, một số thanh niên đào đất giữa một ruộng lúa, đắp lên một cái nền khoảng mươi mét vuông, cắm bốn cây tràm làm cột, làm thành một cái chòi lợp tàu lá dừa, (nay là đường Nghĩa Hòa phía trước Hội Quán giáo xứ), mượn một cái bàn của bà Bẩy (người địa phương) làm bàn thờ. Cha xứ đã dâng Thánh lễ tại đây ngày 1/11/1954, lễ Các Thánh. Giáo dân đứng dự lễ dưới ruộng, bùn đến mắt cá chân. Cha xứ cùng mọi người đã nhất trí đặt tên cho giáo xứ mới thành lập là Nghĩa Hòa (tức là Nghĩa Chính ở Chí Hòa) và nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm quan thầy.
Những ngày tiếp theo, một ban điều hành trại định cư được thành lập gồm:
Giám đốc tinh thần: Cha xứ
Trưởng trại: Cụ Bùi Chuyên
Phó trại: Ông Nguyễn Văn Y
Thư ký: Ông Nguyễn Văn Hịch
Hoạt động của ban này gồm: lo sang đất mở rộng trại, tiếp đón người xin nhập trại, nhận cứu trợ phát lại cho dân, lo có nơi thờ phượng…
Thời gian ngắn sau, sang lại được một khu đất đang trồng lài của một người Hoa lĩnh canh, khu đất này gồm khu 3 và khu 4 bây giờ. Số người đến xin nhập trại rất đông, bất kể gốc tại địa phận hay giáo xứ nào.
1955
Đến tháng 3/1955 đã có hàng trăm gia đình đến định cư. Thời điểm này Cha xứ cùng giáo dân dựng một nhà nguyện 5 gian, cột cây, mái lá, vách đóng ván thùng (nay là những nhà 11/18, 12/18D, 13/18D, 14/18, 15/18D, 16/18D đường Lộc Vinh). Cha xứ cử hành Thánh lễ tại đây và được phép đặt Mình Thánh Chúa.
1956
Đầu năm 1956, số người ở trại đã trên 3.000. Lúc này nhà nước đã hoàn tất một số điểm định cư như Cái Sắn, Hố Nai… kêu gọi những ai chưa có công ăn việc làm nên đến các điểm nói trên để được cấp đất làm nhà, làm ruộng. Gần 100 gia đình đã bán nhà ra đi, một căn nhà lúc ấy giá chỉ 600 đồng, tương đương với 2 chỉ vàng. Những người ở lại phần đông đã có nghề nghiệp ổn định: công chức, công nhân, buôn bán… Nhà của những người ra đi, người khác đến trám chỗ, trại vẫn phát triển.
1957http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image006.jpg
Cha xứ mua khu đất của bà Bẩy, dựng một trường tiểu học sơ cấp lấy tên là trường Bán công Thánh Giuse (nay gọi là trường Trần Văn Đang), có Ban Giám Hiệu và 16 thầy giáo. Đồng thời, Cha Chính Ân sang khoảnh đất ở Hội quán bây giờ cho các nữ tu mở xưởng dệt chiếu, mấy tháng sau sang lại cho Cha xứ Nghĩa Hòa.
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image008.jpg



Giáo xứ cũng bắt đầu chương trình xây vững chắc Nhà thờ và Nhà xứ. Địa điểm nhà thờ cũng chính là nhà thờ bây giờ. Nhà thờ mới với cột bêtông, tường gạch, mái lợp fibro, có thể chứa được 600-700 người cho một buổi lễ. Giai đoạn đầu chưa xây tháp chuông, 2 năm sau mới thực hiện.
1958 – 1960http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image010.jpg
Để mở rộng giáo xứ, Cha xứ sang một khu đất đang trồng bông lay ơn. Chủ đất là một người Huế, rất tốt bụng, cho sang đất trả chậm. Khu đất đó trở thành khu 9, khu 10 và một phần khu Vinh Sơn.
Tiếp theo, cha xứ cùng với một số giáo dân gốc Phú Nhai xây một ngôi đền khấn Thánh Vinh Sơn. Cho đến thời điểm này số giáo dân trong xứ khoảng 5.000 người chia làm 11 khu họ:
Khu 1 là giáo họ Kitô Vua
Khu 2 là giáo họ Thánh Giuse
Khu 3 là giáo họ Thánh Phanxicô Xaviê
Khu 4 là giáo họ Thánh Têrêxa
Khu 5 là giáo họ Thánh Antôn
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image012.jpgKhu 6 (bây giờ là giáo xứ Antôn)
Khu 7 là giáo họ Đức Mẹ Mông Triệu
Khu 8 (bây giờ là họ Giuse, Lộc Hưng)
Khu 9 là giáo họ Thánh Phêrô
Khu 10 là giáo họ Đức Mẹ Dâng Con
Khu đền là giáo họ Thánh Vinh Sơn
1961 – 1965
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image014.jpgNăm 1959, chiến tranh tái diễn tại niềm Nam ở quy mô nhỏ. Cha xứ mở một xưởng dệt chiếu nhỏ ở cạnh đền, nay là nhà xứ Vinh Sơn. Đồng thời chính phủ Nhật Bản viện trợ cho ngành dệt 20 máy dệt KURAKAO. Cha xứ đầu tư một khoảnh đất làm xưởng dệt vải, lấy tên là Hợp tác xã Liên Minh ở góc đường Nghĩa Phát, Đại Nghĩa bây giờ. Sau đó, lập chợ Nghĩa Hòa. Giáo xứ ổn định cả hai mặt đạo, đời.
1965 – 1975
Thời kỳ này chiến cuộc sôi động. Quân đội ngoại quốc vào Việt Nam đem theo nhiều tệ nạn xã hội. Tại Nghĩa Hòa, một số thanh thiếu niên sa vào ma tuý. Một vài ngành nghề đình trệ như dệt vải, chiếu.
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image016.jpgKhoảng thời gian này, đền khấn Vinh Sơn được xây lại lớn hơn. Cha Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm báo Xây Dựng, mỗi chiều ngày thường cũng như Chúa nhật cử hành Thánh lễ tại đây.
Năm 1969, Cha phó Mai Chí Thành vận động những gia đình cư trú ở các đường Nghĩa Hòa, Dân Trí, Đại Nghĩa, Lê Phát Đạt, cùng tổ chức xây cống thoát nước, tránh cảnh lầy lội về mùa mưa, rồi tráng xi măng các con đường trên.
Cha xứ và Hội Đồng Giáo Xứ nhận thấy nhà thờ hiện tại không đủ chỗ cho giáo dân dự lễ, quyết định xây lại nhà thờ dài rộng thêm. Nhà thờ mới dài 57m, rộng 17m, tháp chuông cao 32m. Công trình khởi sự vào đầu năm 1971 và hoàn thành trong năm, có tổ chức ăn mừng. Tổng kết còn dư 300.000 đồng nộp cha xứ để trang trí thêm bàn thờ.
Năm 1970, một số cựu viên chức trong xứ vận động cơ quan phát triển quốc tế viện trợ xây một trường trung học lấy tên là Trung học Nghĩa Hòa. Mục đích của các vị đó là nhằm có một trường trung học công lập thuận lợi cho con em http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image018.jpgtrong xứ có chỗ học hành gần gũi, miễn phí. Vì thế sau khi xây cất hoàn tất, giao cho Ty trung tiểu học Gia Định quản lý, để bổ nhiệm Ban Giám hiệu và các giáo viên; các vị chỉ giữ vai trò Hội Phụ Huynh Học Sinh. Hai năm sau, Ban Giám hiệu trường sắp xếp bầu lại Ban Chấp Hành Hội Phụ Huynh Học Sinh cho người của mình, và đổi tên trường thành Nguyễn Gia Thiều.
Cũng thời gian này, Cha Mai Chí Thành cũng vận động viện trợ để xây lại trường Thánh Giuse thành Trung tâm Giáo dục Thánh Giuse (trường Trần Văn Đang bây giờ) dạy đến lớp 9. Cha Thành làm Hiệu trưởng. Nhưng cũng vì ngôi trường này, nội bộ sinh bất đồng. Năm 1972, Cha Thành xin đi du học http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image020.jpgHoa Kỳ.
Lúc này, Cha Lương Hoàng Kim du học ở Pháp về. Vì là nghĩa tử của Cha già Năng nên Người về giúp Cha Năng, nhưng xin phụ trách hẳn khu Đền khấn. Một thời gian sau, Cha Kim xây phòng riêng ở cạnh đền khấn (nhà xứ Vinh Sơn bây giờ). Mọi sinh hoạt cũng như phụng vụ của đền khấn có chương trình riêng, thực tế đã coi như một giáo xứ độc lập.
Trong khi đó Cha Nguyễn Quang Lãm xây nhà nguyện Xây Dựng và cũng như Vinh Sơn, trên thực tế đã sinh hoạt như một giáo xứ về nhiều mặt.
Về ranh giới các giáo xứ này, với tính cách phức tạp của các giáo xứ di cư nên phương thức “Giáo xứ tòng nhân” được áp dụng, ai muốn về giáo xứ nào tuỳ ý. Nhiều gia đình ở ngay cạnh nhà thờ xứ này lại là người thuộc xứ khác.
1975 – 1991
Ngày 30/4/1975 mở ra một khúc ngoặt mới cho lịch sử đất nước. Trong nỗi băn khoăn, lễ chiều nhà thờ rất đông người, có những buổi sám hối và giải tội tập thể, chuẩn bị cho một tình thế rất đặc biệt.
Khi chính quyền mới tiếp quản, một số gia đình trong xứ di dời về miền quê. Có kẻ tìm cách vượt biên ra nước ngoài. Nghĩa Hòa có hơn 100 gia đình có người ra đi, vì thế ngày nay có đồng hương Nghĩa Hòa ở hải ngoại.
Năm 1979, chính quyền cho phép người ở nước ngoài được gởi thư, gửi qùa về gia đình. Các ngành nghề tiểu thủ công nghệ hoạt động trở lại.
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image022.jpg
1991 – 2003
Cuối năm 1991, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm Cha Đaminh Bùi Quang Tuyến về làm chánh xứ, kế nhiệm Cha Đaminh Đinh Huy Năng. Cha già Năng hưu tại giáo xứ.
Cha xứ mới bắt tay vào việc, củng cố việc điều hành giáo xứ, bầu các Ban mục vụ giáo xứ và khu họ, chấn chỉnh các đoàn thể, lập thêm hội Gia trưởng kinh Văn Côi, tổ chức các khu lần lượt rước tượng Đức Mẹ đến từng gia đình, tổ chức đọc kinh Văn Côi hàng tối trong tháng 10 có phép lành Mình Thánh, tổ chức trình diễn Thánh ca. Các ngày lễ lớn như Giáng sinh, Phục sinh được tổ chức rầm rộ theo tập quán truyền thống,
Năm 1992, cha xứ làm hàng rào sắt đầu và cuối nhà thờ, tách biệt nơi tôn nghiêm, sơn lại trong ngoài nhà thờ, đặt mới các tượng Thánh.
Năm 1993, cha và hàng xứ vận động đòi lại khu hội quán, do phòng Giáo dục Tân Bình mượn làm trường học. Dự định trương trình xây lại cung thánh, bằng cách đặt tại mỗi gia đình một hòm tiết kiệm gây quỹ.
Năm 1995, xây lại phần đầu nhà thờ để có đường kiệu chung quanh nhà thờ. Sửa lại cung thánh, sửa lại trong và ngoài nhà thờ, lợp lại mái nhà thờ.
Trong thời kỳ này, Tòa Tổng Giám Mục cho sắp xếp lại ranh giới giữa các giáo xứ. Trước http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image024.jpgđây, giáo xứ Nghĩa Hòa có 11 giáo khu, gồm khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khu Đền Vinh Sơn. Bây giờ, ranh giới đã có nhiều thay đổi:
Một phần khu 4, được giao về giáo xứ Nam Hòa vào trước năm 1975. http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image026.jpg
Khu 5 và khu 8 được giao về xứ Lộc Hưng vào trước năm 1975. Khu Antôn trở thành khu 5.
Khu 6 chính thức trở thành giáo xứ An Tôn. Khu 9 và khu 10 sau này nhập lại thành giáo khu 6.
Khu Đền thánh Vinh Sơn chính thức trở thành giáo xứ Vinh Sơn.
Một phần khu 1 và một phần khu 7 đã tách ra trước đây để thuộc về giáo xứ Xây Dựng.
Giáo xứ Nghĩa Hòa còn lại 7 giáo khu với khoảng 4.500 giáo dân.
Năm 1998, bắt đầu gây quỹ xây Hội quán bằng cách đặt hòm công đức ở sân nhà thờ trong các ngày Chúa Nhật. Nhưng vì nhiều lý do, công trình dở dang, kéo dài khá lâu.
http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image028.jpgNăm 2003-2004
Cuối năm 2003, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm cha Giuse Vũ Hữu Hiền kế nhiệm cha Đaminh Bùi Quang Tuyến về hưu. Cha xứ mới lãnh một gánh nặng phải giải quyết về tinh thần cũng như vật chất.
Cho tới thời điểm ghi những dòng này, tuy mới về Nghĩa Hòa được 9 tháng. Cha xứ cũng đã thực hiện một số công việc như sửa sang sắp xếp lại nhà xứ, hoàn tất công trình nhà Hội quán, phân lại các khu họ, bầu lại Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image030.jpgGiáo khu.
Tiếp theo, cha cho chỉnh sửa lại cung thánh, thay hệ thống âm thanh, lát gạch nền nhà thờ, nới rộng gác đàn, mở rộng tiền đình, sơn quét lại trong ngoài giáo đường, làm Nhà Chầu Thánh Thể thường trực, nâng cao sân nhà thờ, đóng ghế nhà thờ, chuẩn bị làm nhà hài cốt. Đặc biệt, cha còn xin Tòa Thánh cho phép tổ chức Năm Thánh Nghĩa Hòa mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ (1954-2004).
Đối với các đoàn thể, Cha luôn hun đúc tinh thần đạo giáo, động viên mọi người tham gia vào các hội đoàn, ca đoàn, mở lớp giáo lý Kinh thánh hàng tuần, chấn chỉnh đội ngũ giáo lý viên và giới trẻ. Cha còn đích thân xuất ngoại, gặp gỡ thăm viếng đồng hương, vận động thêm kinh phí.

KẾT LUẬN

http://robehoang.summerhost.info/giaoxu/tieusugiaoxu/image002.jpgTrải qua 50 năm, bãi bể nương dâu, từ một khu ổ chuột, tối tăm bùn lầy ven biên thộc tỉnh Gia Định cũ, ngày nay thành khu nội thành, nhà cửa khang trang, đường xá sạch sẽ, điện nước tiện nghi, buôn bán, làm ăn sầm uất, thế hệ nối tiếp học hành tiến bộ. Về mặt đạo, nhà thờ, nhà xứ, hội quán, được liên tiếp chỉnh sửa, xây cất đẹp đẽ.
Dẫu trải qua sóng gió thời cuộc, Nghĩa Hòa vẫn bình an vô sự. Được như vậy, do ơn Chúa an bài, cùng với sự giúp đỡ của Mẹ Vô Nhiễm, quan thầy Giáo xứ.
Hưởng đặc ân Năm thánh, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và cầu nguyện cho mọi người đã góp công sức, tiền của, trong việc xây dựng Giáo xứ, cùng nỗ lực làm cho Giáo xứ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.




Nghĩa Hòa, ngày 10-10-2004
Ban truyền thống
Ông chánh Kiên và ông chánh Chung


st


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user7/nhathonghiahoa.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user7/nhachau.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user7/hoitruongnghiahoa.jpg

cafeda2009
20-10-2009, 07:30 PM
Danh Xưng Giáo Xứ (http://gxdaminh.net/oi-net-v-giao-x.html)


Thứ hai, 12 Tháng 1 2009 09:44

(http://gxdaminh.net/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL2d4ZGFtaW5oLm5ldC9vaS1uZXQtdi1naWFvLXguaHRtbA%3D%3D)



Danh Xưng Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông

“Nhà thờ Ba Chuông”, một tên gọi gần gũi, bình dị nơi cửa miệng dân gian, nhưng đã gợi lên thắc mắc cho nhiều người về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử.

Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, do các Linh mục Dòng Đaminh sáng lập. Dòng Đaminh Việt Nam đã đến đây từ năm 1957. Các tu sĩ xây dựng tu viện thánh Albêtô năm 1959 và mở trường trung tiểu học Thánh Thomas.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho00.jpg


Toàn cảnh Tu Viện - Đài Đức Mẹ Apollo - Nhà Thờ

Sau dịp long trọng mừng “bách chu niên” bốn chân phước Tử Đạo Hải Dương (1861-1961), tu viện đã tiến hành xây dựng một Đền Thánh dâng kính các Ngài, được khánh thành vào ngày 5-10-1962.

Ngày 24.06.1967, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký quyết định chính thức thành lập giáo xứ mới với danh xưng Thánh Đaminh, Đấng sáng lập Dòng của các tu sĩ phục vụ tại đây. Bổn Mạng giáo xứ : Thánh Đaminh,Lễ kính 08.08.

Nhà thờ đầu tiên của giáo xứ chính là “Đền Thánh” trên, có kiến trúc khá độc đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển mềm mại. Nhà thờ hình thánh giá với hành lang rộng và hàng hiên gợn sóng. Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là chân lý, thánh giá và các nhành thiên tuế tử đạo.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho14.jpg

Nhưng ấn tượng nhất với mọi người là tháp chuông ba khía mầu đỏ sẫm, cao 14 mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ. Dáng tháp chuông thon thả, phía trên nở ra như một bông huệ, khoe cho mọi người thấy ba quả chuông. Phía trên cùng có quả địa cầu cách điệu, gồm những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, đôi khi được thắp điện sáng ngời. Có lẽ chính vì thế mà nhà thờ được dân gian đặt cho một tên gọi mới là “Nhà thờ Ba Chuông”.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho03.jpg

Cho đến hôm nay đã gần nửa thế kỷ, “Nhà thờ Ba Chuông” trở thành một danh xưng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Có những cuốn Agenda còn giới thiệu với khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan.

Dần dà “Nhà thờ Ba Chuông” bỗng trở thành một tên riêng, dù nhiều nhà thờ khác cũng có đủ ba quả chuông. Ghép tên gọi của giáo xứ và danh xưng dân gian trên ta có Nhà thờ Đaminh - Ba Chuông.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/noel01.jpg
Noel 2008


Thánh Đường Đaminh Ba Chuông (http://gxdaminh.net/oi-net-v-giao-x/thanh-ng-xa-va-nay.html)

Thứ sáu, 16 Tháng 1 2009 22:25

(http://gxdaminh.net/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL2d4ZGFtaW5oLm5ldC9vaS1uZXQtdi1naWFvLXgvdGhhbmgtbmcteGEtdmEtbmF5Lmh0bWw%3D)


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/chandung/zthinh2.jpg



Lời giới thiệu



LM. GIUSE PHẠM HƯNG THỊNH, OP.

Giữa cuộc trần muôn vạn nẻo thăng trầm, Đức Kitô đã giới thiệu Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Ngài luôn mời gọi con người cùng cất bước trên con đường sự sống, là nhận biết và yêu mến Chúa Cha, để được đoàn tụ hiệp nhất trong Nhà Cha miên viễn.

Người Tín Hữu trong thân phận lữ hành, rất thường khi khát khao một bóng mát cây xanh, ước mơ một mái nhà êm ả. Nhiều lúc muốn ngồi lặng thinh, ngơi nghỉ, thầm thĩ nguyện cầu, phụng thờ trong Nhà Cha nơi dương thế.
Tìm về một mái nhà thân thương, một tình quê bao dung ấp ủ luôn canh cánh bên lòng người lữ thứ. Lạ thay, trong khi Âu Mỹ đang hành trình về phương Đông, để tìm niềm an hoà sâu lắng, thì người Đông Phương lại muốn chạy đua với cuộc bùng nổ công nghệ hiện đại, năng động đến mỏi mệt.

Thánh Đường Việt Nam hôm nay cũng thao thức tìm một con đường. Phô trương hiện đại, to lớn, nguy nga, hoành tráng với đời, có thể là một nhu cầu. Cũng không phải là quá đáng. Thực lòng, một khi tâm hồn đã tĩnh lại, mới nhận ra “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”. Nhà Cha chính là chặng dừng chân thiêng thánh, nhẹ vơi cho bước đường hành hương đang nặng lòng mang vác cuộc nhân sinh.

Trong muôn vàn nghĩ suy, trong ngổn ngang chọn lựa, Thánh Đường Đa Minh-Ba Chuông muốn ấp ủ một hoà điệu giữa lòng người với đất trời, giữa kiến trúc dân tộc với cách tân hiện đại, giữa Đức Tin với Văn Hoá. Công trình kiến trúc này rất ước mong mang vác được nét văn hoá Công Giáo cho Quê Hương, đồng thời chuyên chở được Đức Tin tinh ròng vào khung cảnh và nếp sống thờ tự của Dân Tộc Việt Nam, mà không tách khỏi dòng chảy truyền thống ngàn đời của Giáo Hội Mẹ. Bởi vì, một khi Đức Tin có trở thành Văn Hoá và Tin Mừng được diễn tả theo cung cách riêng của mỗi dân tộc, thì Đức Tin và Tin Mừng ấy mới sống động, dồi dào, mới trở thành máu thịt.

Ba năm trôi qua (28.8.2005 - 28.8.2008), Thánh Đường Đa Minh - Ba Chuông đã là một thời sự kiến trúc trong tổng thể cảnh quan của TP. HCM. Dư luận ngọt nhạt gần xa không thiếu. Đến hôm nay, một chút dừng chân để nhìn lại, để xin được tỏ bày một ý hướng và cũng xin được một đồng cảm sớt chia.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho06.jpg

Chân thành cảm ơn Lm Phanxicô Xavie Đào Trung Hiệu OP., đã đóng góp nhiều trong phần lịch sử và nội dung của tập sách này. Trân trọng giới thiệu và mời Quý độc giả cùng chia sẻ với Lm. Giuse Đỗ Trung Thành OP., qua những trang giấy nặng tâm tình về “Thánh Đường Đa Minh - Ba Chuông Hôm Nay” dưới khía cạnh những nhân tố văn hoá. Và cùng với nhà thơ Phanxicô Átxidi Lê Đình Bảng, từ buổi ban sơ đã hiện diện, đã đồng hành. Từ tầm nhìn tinh tế đến tấm lòng gần gụi thân thiện dành cho Thánh Đường nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày Cung Hiến.

Giao Ước Yêu Thương : Ngôi Thánh Đường Mới

a. Khởi từ nhu cầu Dân Chúa

Là giáo xứ do một Dòng Tu phụ trách, sinh hoạt giáo xứ ngay từ đầu đã khá phong phú, đa đạng, và đã quy tụ được đông đảo các thành phần dân Chúa từ nhiều nơi trong thành phố. Số người đến tham dự phụng vụ tại đây đông gấp nhiều lần so với số giáo dân trong xứ. Số thành viên trong các đoàn thể, ca đoàn, hay lớp giáo lý vượt xa khỏi ranh giới và quy mô của các giáo xứ thông thường. Nhất là từ khi ân huệ Thiên Chúa được ban phát cách quảng đại qua lời chuyển cầu của vị thánh da màu Martinô.

Chính vì thế trong các thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ lớn, nhiều giáo dân phải tham dự thánh lễ từ sân nhà thờ, thậm chí có khi còn phải đứng cả ra ngoài lề đường, vừa khó tập trung tham dự phụng vụ vừa cản trở việc giao thông. Khó khăn trên còn lớn hơn nữa vào những ngày mưa bão.

Ngoài ra, khi đó giáo xứ Đa Minh cũng là trụ sở của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, nơi diễn ra nhiều nghi lễ chính thức của toàn Dòng.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho07.jpg

Lễ truyền chức linh mục năm 2007


Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, ý tưởng xây dựng nhà thờ mới ra đời, với ba yêu cầu cơ bản : tăng thêm diện tích, thực hiện tầng hầm để chứa xe và nếu được có thêm gác lửng… Mong muốn của giáo xứ và tu viện đã được Tỉnh Dòng Đa Minh Việt nam chấp thuận, việc xây dựng từng bước được tiến hành.

b. Đến một ngôi thánh đường xứng hợp

Con đường từ dự tính đến hiện thực không phải là đơn giản. Linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, ngay khi nhận làm chánh xứ Đa Minh năm 1999, đã coi ngôi thánh đường mới là một ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh thuận lợi và đầy cảm hứng của Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vatican II, Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cha Giuse đã mạnh dạn khởi xướng việc xây dựng Thánh Đường mới theo định hướng khá rõ rệt là Hội Nhập Văn Hóa.

Trong hướng đi đó, những yêu cầu đề ra cho Thánh Đường tương lai cũng khá cụ thể : một ngôi thánh đường đậm đà bản sắc dân tộc, chắc chắn và rộng rãi, nhưng vẫn phải là nơi giúp ai đến đây cũng đều cảm nghiệm được Giao ước Yêu thương của Đấng đã đến ở giữa con người ; là nơi người tín hữu kín múc được ân sủng cứu độ phong phú của trời cao qua phụng vụ và bí tích. Làm thế nào để có một không gian vừa gần gũi vừa thiêng thánh, có thể giúp con người gặp gỡ được Đấng Vô Hình !


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho09.jpg



Phải mất ba năm cho khâu chuẩn bị. Có đến mười mấy mô hình cho ngôi thánh đường tương lai được giới thiệu. Nhiều mô hình được trưng bày công khai để xin ý kiến của mọi người. So sánh, bổ sung, thêm bớt … cuối cùng mô hình của kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh đã được chấp thuận. Năm 2003 công trình được khởi sự và ngày 28.08.2005, ngôi thánh đường mới đã được cung hiến.

st

cafeda2009
20-10-2009, 07:44 PM
Giáo xứ Tân Hưng - Xóm Mới: Hiệp nhất yêu thương


Bài: Xuân Thái & Ảnh: Ngọc Đức (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/631)

T4, 14/10/2009 - 15:51


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHung_0.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/b3_0_0.jpg


Xin được gọi như thế, để phân biệt với giáo xứ Tân Hưng (Chợ Cầu), tuy ở cùng một địa phương.

Hôm nay, Chúa nhật 11/10/2009, giáo xứ Tân Hưng như được thay áo mới với tưng bừng cờ xí và những trang hoàng đẹp mắt, đặc biệt nơi khu Thánh đường tôn nghiêm, vì hôm nay, toàn thể xứ đạo hân hoan chào đón Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về ban Bí tích Thêm sức cho 88 con em của mình.

Thánh lễ thật long trọng với sự đồng tế của 6 cha: Cha Khổng Thành Bao, Cha Phùng Ngọc Mỹ, Cha Phạm Đình Nhu, Cha Nguyễn Văn Bút và cha Đặng Văn Hải.

Rất long trọng nhưng cũng đầy thân tình ấm cúng, vì đã có nhiều tràng pháo tay và cả những nụ cười hoan hỉ, nhờ tính dung dị gắn bó và dễ gần của Đức cha chủ tế, vì như mọi người đều biết, đây chính là một nét son theo bản tính của Ngài.

Càng vui hơn nữa, như lời giảng trong Thánh lễ, Ngài như có dịp về thăm nhà, để được gặp và chào mừng những người thân quen, đặc biệt, Cha xứ Tân Hưng, Phêrô Nguyễn văn Thiềm, chính là một trong những người anh đi trước của Ngài.

Giáo xứ Tân Hưng

Là một giáo xứ có thể nói là nghèo, với phần lớn giáo dân là các công chức và những người sống bằng lao động chân tay hoặc làm nông nghiệp với nghề trồng rau muống. Có thể là nghèo về vật chất tiền của, nhưng về tri thức và dân trí, những giáo dân Tân Hưng không nghèo chút nào, đặc biệt, về tinh thần với lòng sùng mộ trong đời sống đạo, họ đã minh chứng một cách thuyết phục qua các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của mình.

Cho đến lúc này, trong giáo xứ vẫn không có tệ nạn xã hội như: mãi dâm, cờ bạc hoặc xì ke trộm cấp. Chồng bát trong chạn vẫn có đôi khi còn xô lệch, thỉnh thoảng chín người mười ý với những dị biệt và cá tính khác nhau của từng người, nên trong cả giáo xứ, chẳng thể nói là không có xích mích hoặc bất đồng này nọ, nhưng tất cả, cuối cùng, đều đã được thu xếp hài hòa vui vẻ, trong tinh thần con chung một Cha, người cùng một nhà của một đại gia đình là giáo xứ.

Để được như thế, từ mấy thập niên qua, không ai có thể quên nhiều công khó qua những dìu dắt uốn nắn của người đứng đầu, đó chính là vị chủ chăn khiêm nhu hiền hòa của họ.

Nếu phải nói một lời ngắn nhất về giáo xứ Tân Hưng, thì người nào cũng hãnh diện nói về nơi chốn của mình rằng, đây là một giáo xứ " Hiệp nhất yêu thương". Đây quả là một nét nổi bật thật đáng quý.

Quá trình hình thành và phát triển

Linh mục Chánh xứ hiện nay của giáo xứ Tân Hưng là cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm 63 tuổi (sinh 1947), người đã gắn bó với Tân Hưng lâu nhất, từ tháng 08.1975 đến giờ, với một Hội đồng Giáo xứ năng động và nhiệt thành là các vị:

1/ Ông Giuse Nguyễn Văn Khang: Chánh trương.

2/ Ông Đaminh Đặng Đình Chính: Phó Nội vụ.

3/ Ông GB Lê Xuân Minh: Phó Nội vụ

4/ Ông Giuse Nguyễn Ngọc Thành: Thư ký.

5/ Ông Phêrô Nguyễn Văn Thịnh: Thủ quỹ.

Giáo xứ được thành lập năm 1955 với những giáo dân di cư từ Bắc vào. Cộng đoàn được sự dìu dắt và nâng đỡ từ các linh mục tiên khởi, lần lượt như sau:

- Cha Giuse Phan Trọng Kim: 1955 – 1959, Chánh xứ

- Cha Giuse Mai Xuân Hòa: 1955 - 1960, Phó xứ

- Cha Hưu: 1959 – 1962, giúp giáo xứ

- Cha Giuse Đỗ Sỹ Vịnh: 1960 – 1962, Chánh xứ

- Cha Phêrô Trần Văn Thận: 1959 – 1962, giúp giáo xứ

- Cha Phêrô Dư Tác Thiện: 1962 – 1975, Chánh xứ

- Cha Cha già Ngoạn: 1965 – 1969, giúp giáo xứ

- Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm: từ 1975 đến nay, Chánh xứ

- Thầy Phêrô Phan Văn Sài: 1955 – 1975, giúp giáo xứ

Với 323 gia đình gồm 1.776 giáo dân, Tân Hưng được chia thành 4 Khu: Duy Tân, Tân Hợp, Đông Thịnh, Bắc Hợp.

Dòng tu, Đoàn thể và các Ban: Dòng Đa Minh, Hiệp hội Thánh Mẫu, Giới Gia trưởng, Ban Văn hóa Giáo dục, Ban Mục vụ Giới trẻ... luôn sinh hoạt tích cực.

Tuy có 3 ca đoàn, Cecilia, Gia trưởng và Thiếu nhi, nhưng Ca đoàn Gia trưởng có những nét rất riêng. Đây là một khối quy tụ toàn nam giới đã có gia đình, với lòng nhiệt thành và sùng mộ để sinh hoạt cùng mọi người qua các buổi lễ.

Hàng ngày, tuy làm ăn vất vả, nhưng các anh em vẫn phụ trách hát lễ sáng quanh năm, thay cho ca đoàn Cecilia còn trẻ bận bịu học hành và sinh kế. Họ sinh hoạt và tập hát đúng vào 8 giờ 30 mỗi tối thứ năm hàng tuần, luôn đầy đủ các ca viên.

Thánh đường và những công trình xây dựng

Ngôi thánh đường khang trang hiện nay với tổng diện tích 426m42 chính là công khó của toàn thể giáo dân Tân Hưng, cùng với biết bao ân nhân xa gần, đã chung lòng chung sức dựng lên để mọi người có nơi thờ phượng Chúa hàng ngày.

Để được như hiện trạng, ngôi Thánh đường đã phải qua 3 lần xây dựng, khởi từ ngôi nhà lợp lá đơn sơ, rồi từng bước tu bổ sửa sang qua mỗi thời kỳ, để cuối cùng như hôm nay, gồm đủ tháp chuông, nhà xứ, hội trường, trường học... và đặc biệt, một Đài Đức Mẹ La Vang đã được khánh thành vào ngày
Chúa Nhật 07/02/1965.

Tính đến nay, đã hơn 44 năm, Đài Đức Mẹ La Vang vẫn là nơi mỗi sáng trước khi đi làm ăn, buôn bán, chạy xe hoặc kiếm kế sinh nhai, mỗi người con Tân Hưng đều cúi đầu chào Mẹ. Và khi về, từng người con lại ngả mũ tạ ơn Mẹ đã giúp con cái hoàn thành công việc . Một nét sinh hoạt và sống đạo thật cảm động.

Chăm sóc ơn gọi

Linh mục và các tu sĩ nam nữ luôn là các nhân tố quan trọng hàng đầu cho dời sống đạo và phát triển tôn giáo. Với số giáo dân không nhiều, nhưng con số các Linh mục và tu sĩ nam nữ xuất thân từ giáo xứ Tân Hưng thật đáng khích lệ với các vị như sau:

1/ Linh mục đầu tiên: Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm: Chánh xứ Tân Hưng từ ngày 17/08/1975.

2/ Linh mục Antôn Ngô Văn Hữu: Chánh xứ Hải Xuân, kiêm Hạt trưởng hạt Vũng Tàu, Giáo phận Bà Rịa.

3/ Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am: Giám học SDB Đà Lạt ( Salédien Don Bosco).

4/ Thầy Giuse Đồng Minh Hiệp Độ: đang theo học tại Đại Chủng viện Sao Biển, Nha Trang.

5/ Thầy Giuse Nguyễn Anh Tài: đang theo học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse.

6/ Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Phượng: khấn trọn đời ngày 30/4/1974.

7/ Nữ tuCecilia Nguyễn Thị Mạnh Để: Nữ tu Dòng Khiết Tâm Đồng Nai. Hiện đang phục tại Úc.

8/ Nữ tu Maria Đỗ Thị Thư: Nữ tu Dòng Sisters of Mercy. Hiện đang phục vụ tại Úc.

9/ Nữ tu Lucia Nguyễn thị Kim Loan: Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hiện đang theo học và phục vụ tại Hoa Kỳ.

Từ năm mới thành lập giáo xứ Tân Hưng đến nay, nữ tu Kim Loan chính là một nhân tố gương mẫu cho giới trẻ nữ noi theo để có các hạt giống tốt như các vị Nữ tu:

1/ Nữ tu Lê thị Tình.

2/ Nữ tu Lê thị Định.

3/ Nữ tu Loan.

4/ Nữ tu Lê thị Hội.

Thay lời kết

Bí tích Thêm sức là một hồng ân lớn lao và cũng là một biến cố trọng đại luôn khắc sâu trong lòng mỗi
người tín hữu. Hôm nay, 88 em được nhận lãnh Bí tích cao trọng ấy tại ngôi Thánh đường thân thương của mình, những chồi non và các búp măng đang mọc để chuẩn bị tiếp nối những cụm tre già giáo xứ Tân Hưng.

Trong dịp long trọng này, không gì ý nghĩa hơn là cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của xứ đạo mình, quê hương tinh thần của mình như một sự biết ơn để cùng học hỏi noi theo. Đó chính là nét văn hóa ngàn đời vậy.

Xin được cùng với cộng đoàn Dân Chúa để dâng lời tạ ơn về ngày được nhận lãnh Bí tích Thêm sức của 88 thành viên của giáo xứ Tân Hưng Xóm Mới.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
20-10-2009, 08:03 PM
Giáo xứ Khiết Tâm với công tác Bác Ái và Mục Vụ Di Dân


Bài: Nguyễn Kình & Ảnh: Ngọc Đức (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/625)

T6, 09/10/2009 - 11:31


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxkhiettam.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/2.jpg


Tọa lạc tại số 15 đường 4, phường Linh Chiểu huyện Thủ Đức, nằm giữa cụm công nghiệp Sóng Thần, Bình An, khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đồng An, giáo xứ Khiết Tâm đã trở thành nơi để sẻ chia, tụ họp và chăm sóc lẫn nhau của hơn mười ngàn người Công giáo di dân.

Được thành lập vào năm 1965, lấy Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng, hiện giáo xứ đang được Cha Giuse Phan Ngọc Trợ cùng Cha phụ tá Phêrô Phạm Ngọc Hải trông coi. Tuy số giáo dân chính thức chỉ có 4388 người, với 1129 gia đình Công giáo, nhưng những người Công giáo di dân mà giáo xứ đang chăm lo đời sống đức tin lên đến hơn mười ngàn người.

Giáo xứ Khiết Tâm – Nơi những trái tim của tình thân ái hòa chung nhịp đập

Hằng tháng, giáo xứ đã cung cấp khoảng 700 kg gạo, chia sẻ và giúp đỡ cho các gia đình cả trong và ngoài giáo xứ. Tinh thần đoàn kết, bác ái tương trợ lẫn nhau trong tình huynh đệ của giáo xứ được tạo dựng và ngày càng thắt chặt hơn qua những buổi thăm viếng, ủi an, động viên và giúp đỡ của Dòng Mến Thánh giá Khiết tâm, dòng Thánh Thể, con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Lê-giô đến những gia đình khó khăn, người già neo đơn, ốm đau bệnh tật…




Trước đây, giáo xứ tổ chức phát thuốc miễn phí cho những bệnh nhân nghèo, nhưng từ khi nhiều giáo dân đã có bảo hiểm y tế, giáo xứ chuyển sang công tác tư vấn hôn nhân và gia đình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn trong đời sống hôn nhân của nhiều gia đình trong giáo xứ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ những gia đình công nhân nghèo, giáo xứ đã nhận nuôi nấng trẻ sơ sinh cho đến khi bé được hai tuổi. Giáo xứ cũng thành lập quỹ học bổng dành cho các lớp học tình thương bán trú cấp 1 và mầm non, giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Những người Công giáo di dân luôn được giáo xứ quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tận tình trong việc hội nhập. Họ đa phần là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Giáo xứ đã thành lập ca đoàn, các đoàn thể dành cho những người Công giáo di dân, giúp họ nâng cao đời sống đức tin cũng như đời sống tinh thần. Hiện nay lớp giáo lý và ca đoàn di dân vẫn được sinh hoạt đều đặn vào những buổi tối Chúa nhật. Hằng tuần Thánh lễ chiều Chúa nhật cử hành cho đông đảo anh em Công giáo di dân đến tham dự và cầu nguyện. Các lớp dự tòng di dân và giáo lý hôn nhân cũng được giáo xứ tổ chức và hằng năm đón mừng nhiều gia đình Công giáo mới cũng như nhiều thành viên mới của Hội Thánh. Đặc biệt, nhân dịp các lễ lớn như 2-9, 30-4 các Thánh lễ kỷ niệm di dân được giáo xứ cử hành long trọng.




Hiện nay, Cha xứ cộng đoàn đang xin hỗ trợ từ Giáo phận các hướng dẫn cụ thể để cấp phiếu, sổ Gia đình Công giáo cho các anh chị em tín hữu di dân, với ước mong đời sống Đạo của họ được tốt hơn và đâm hoa trái dồi dào.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
20-10-2009, 08:11 PM
Gx. Hoà Hưng: ĐGM Nguyễn Năng dâng lễ Tạ ơn


Ảnh: Ngọc Đức & Nhật Tiên (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/601)

CN, 20/09/2009 - 07:44


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/a1_0.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vhh7/a1_0_0.jpg


WGPSG -- Vào lúc 9:30 ngày 19-9-2009, Đức Tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã dâng Thánh lễ đồng tế Tạ ơn với khoảng 100 linh mục và rất đông giáo dân tại Nhà thờ Hoà Hưng. Giáo xứ Hoà Hưng có thể được coi là 'quê nhà' thứ hai của ĐGM Giuse, sau giáo xứ Bạch Lâm (Xuân Lộc). Thánh lễ Tạ ơn tại 'quê nhà' thân thương này của vị Tân Giám mục cũng là Thánh lễ hiệp thông với ngài của:

- Cộng đoàn giáo xứ Hoà Hưng;

- Anh em lớp Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn năm 1962;

- Anh em xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt;

- Cộng đoàn linh mục gốc Phát Diệm;

- Thân nhân gia đình của vị Tân Giám mục.

st


Giáo xứ Hòa Hưng: mừng lễ Mẹ Thiên Chúa

PV (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/368)
T6, 01/01/2010 - 11:43


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/hh3_0.jpg




WGPSG (01.01.2010) - Vào lúc 6g sáng ngày 01.01.2010, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ mừng lễ Mẹ Thiên Chúa Bổn mạng giáo xứ Hòa Hưng thuộc giáo hạt Phú Thọ.


Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phêrô chủ tế, cùng với cha Chánh xứ Giuse Phạm Bá Lãm và các cha trong giáo hạt. Mọi thành phần thuộc cộng đoàn Dân Chúa Hòa Hưng đã hân hoan vui mừng tham dự Thánh lễ.






http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh4.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh7_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh11_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh13_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh16.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh17.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh20.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh23.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh27_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh31.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh33.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh38.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh40.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh41_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh42.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/hh43_0.jpg

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

phalexanh0123
21-10-2009, 09:24 AM
Cảm ơn bạn cafeda200 rất nhiều. Nhưng bạn ơi! Bạn có thế cho thêm địa chỉ của mỗi giáo xứ được không?

cafeda2009
21-10-2009, 10:33 PM
Bạn có thể vào http://tgp-tphcm.net/giole-trungtam

Angelus
24-10-2009, 03:37 PM
Có thể kể về Giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam (Vườn Xoài) được không ạ? Ở đó có... nhiều chuyện vui!

cafeda2009
27-10-2009, 10:16 AM
Giáo xứ Phú Trung: Vấn đề giáo dục được quan tâm


Thy Loan (http://www.tgp-tphcm.net/taxonomy/term/404)

T5, 22/10/2009 - 20:54

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/PT06.jpg



Giáo xứ Phú Trung thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì là một trong những giáo xứ có diện tích lý tưởng cho việc sinh hoạt và phục vụ. Đặc biệt là giáo xứ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục.

Thăm lớp học tình thương

Một ngày trong tuần, tôi đến thăm lớp tình thương - bổ túc văn hóa của giáo xứ. Bước qua cánh cổng là không gian thoáng đãng của khuôn viên. Ngôi nhà thờ kiên cố trên một diện tích lý tưởng, có lối kiến trúc tuy không mới nhưng đẹp.

Tôi bước lên cầu thang để vào lớp học tình thương. Có khoảng trên ba chục em đang học ở hai phòng với hai cô giáo. Trông các em tươm tất với áo trắng quần xanh như học sinh phổ thông vậy, nhưng với con mắt "nhà nghề", tôi có thể nhận ra các em là con nhà rất nghèo, đang được giáo xứ cưu mang cho học miễn phí ở đây.

Đây là nhóm trẻ em ở xóm Miên và xóm nhà cháy ở phường 10 Tân Bình với "đặc điểm Khơ-me" là da đen sạm, tóc hơi quăn quăn, mắt tròn to. Cách đây 15 năm, tôi đến xóm Miên mở lớp tình thương, trẻ em lượm bọc nilon đến học rất đông. Được hai năm, chúng tôi chuyển giao lớp thuộc xóm Khơ-me cho các giáo sinh ở trường sư phạm tình nguyện đến giúp, còn số em ở xóm nhà cháy thì tôi mượn một giáo viên tư dạy cho các em. Tưởng rằng sau nhiều năm, vùng này đã hết trẻ em thất học, nào ngờ đến nay vẫn còn nhiều em bụi đời, đi bới rác, nhặt bao nilông, gia đình nghèo khó hoặc cha mẹ bị bệnh tật, thất nghiệp, có trường hợp cha mẹ bị tù tội, gia đình ly hôn, phân tán… và giáo xứ Phú Trung đã tạo điều kiện để các em có cơ may học hành.

Việc mở một hai lớp tình thương trong khuôn viên nhà thờ rồi tìm giáo viên dạy là việc nhiều giáo xứ đã làm được, nhưng cách giúp học sinh nghèo của giáo xứ Phú Trung đáng chú ý: đó là làm từ gốc đến ngọn. Các em học lớp tình thương này nếu độ tuổi thích hợp sẽ được chuyển qua trường tiểu học Lạc Long Quân và trường Lê Thị Hồng Gấm để học chính thức và được cấp mọi phí tổn trong việc học để các em yên tâm học tập như các học sinh cùng trang lứa.

Ngoài hai lớp học tình thương này, vào đầu mỗi năm học, Ban Khuyến học của giáo xứ còn phát học bổng cho nhiều em học sinh nghèo trên địa bàn giáo xứ, từ cấp 1 đến đại học, không phân biệt tôn giáo. Phần học bổng trao cho các em thích hợp cho từng cấp học. Đặc biệt hằng năm, giáo xứ tặng 10 học bổng cho trường Tiểu học Lạc Long Quân.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tapthe.jpg



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/PT01.jpg
Cha Chánh xứ Giuse Maria Lê Quốc Thăng

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/PT05_3.JPG

Gx. Phú Trung: Vấn đề giáo dục được quan tâm


http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display/sites/default/files/tapthe.jpg
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display/sites/default/files/PT01.jpgHọc bổng Phanxicô Xaviê trong năm học 2009-2010 dành cho 76 học sinh, đặc biệt cho hai sinh viên ở miền Bắc, khen thưởng 57 em. Số tiền tổng cộng lên đến gần 90 triệu. Cha Chánh xứ Giuse Maria Lê Quốc Thăng, HĐMV giáo xứ cùng ban Bác ái Xã hội, nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện và đặc biệt là sự chung tay góp sức của quý vị ân nhân trong và ngoài giáo xứ… đã nhiệt tâm yểm trợ, giúp đỡ.

Là sinh viên Y khoa trước khi gia nhập Đại Chủng viện, nên Cha chánh xứ Giuse rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Cha trình bày cho giáo dân một ý tưởng trong Thư Chung của HĐGMVN năm Giáo Dục Kitô Giáo: "Người Kitô hữu cần quan tâm đến những thành phần bị xã hội ruồng rẫy, khinh miệt, lãng quên, những người bị thất học, những trẻ em không có điều kiện đến trường học, thành phần cô lập do mặc cảm bị kỳ thị…" Mở rộng hơn nữa, cha thường xuyên tổ chức cho giới trẻ trong giáo xứ học tập về nhiều chủ đề liên quan đến giáo dục để các bạn trẻ chia sẻ và giúp đỡ nhau sống Đức Tin trong xã hội, biết sống lành mạnh, xa lánh những tệ nạn xã hội.

Ông Giuse Bùi Đức, Phó Chủ tịch HĐMV, trưởng Ban Khuyến học Phanxicô Xaviê, cho biết: "Những năm qua, chúng tôi làm rất tốt việc tiếp nhận hồ sơ, đi thực tế để biết rõ hoàn cảnh học sinh nghèo. Chúng tôi ước mong cha mẹ và những người bảo hộ biết giám sát, coi sóc các em, luôn động viên con em mình chăm chỉ học tập để trở thành con hiếu ngoan, trò siêng giỏi, đồng thời luôn liên hệ chặt chẽ với Ban Khuyến học để tìm ra những giải pháp thích hợp, giúp các em không bỏ dở việc học vì lý do này hay vì lý do khác."

Hằng năm, vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, giáo xứ còn thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” đối với các thầy cô giáo qua việc gửi thư mời quí thầy cô giáo trường THCS Quang Trung và trường TH Lạc Long Quân đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các giáo chức, cha xứ tặng hoa và mời các thầy cô cùng dự tiệc mừng.
Ra khỏi khuôn viên nhà thờ Phú Trung, tôi thấy vui. Thế hệ trẻ được quan tâm về giáo dục, đất nước sẽ tốt hơn, những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh được giáo dục, tội ác sẽ giảm nhiều.

Lược sử giáo xứ Phú Trung

Từ năm 1968, Phú Trung là một thí điểm truyền giáo của Giáo phận Sài Gòn. Đó là một xóm đạo nhỏ bé, thuộc giáo xứ Tân Việt, có khoảng 300 giáo dân, sống rải rác từ mũi tàu Bảy Hiền xuôi về đình Phú Trung. Địa bàn này nằm trong khu dân cư khá đông đúc của làng nghề dệt nhuộm Quảng Nam-Đà Nẵng. Năm 1972, xóm đạo vui mừng đón cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng về chăm sóc đoàn chiên. Họ đạo từng bước vượt qua những khó khăn thử thách để phát triển.

Vào lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1974, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nâng họ đạo lên hàng giáo xứ, trực thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì, số giáo dân lúc này khoảng 700 người.

Từ ngôi nhà nguyện nhỏ bé, qua bao nhiêu thăng trầm, đến năm 1996, giáo xứ khởi công xây ngôi thánh đường mới để đáp ưng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của 4.000 giáo dân. Lễ thánh Giuse thợ năm 1998, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chủ sự Thánh lễ Khánh thành thánh đường trong niềm vui và hân hoan của toàn giáo xứ.

Hiện nay giáo xứ Phú Trung có khoảng 5.000 giáo dân chính thức và 1.000 giáo dân nhập cư, được tham gia trong cơ cấu tổ chức và sinh hoạt mục vụ rất sống động của giáo xứ.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net) (http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
28-10-2009, 05:58 PM
Giáo xứ có cái tên lạ: Cầu Kho




Maria Vũ Loan



Một buổi sáng đẹp trời, tôi đến thăm Giáo xứ Cầu Kho. Nhà thờ nằm ở gần cuối đường Trần Đình Xu (Quận 1) một khu vực không có gì là sang trọng mà còn có phần buồn tẻ vì cuối con đường người ta đã bít lối đi, trở thành đường cụt.

Trước khi đến đây, tôi cứ ngỡ cha xứ là một cụ già lọm khọm vì theo tài liệu thì cha đã qua vạch “thất thập cổ lai hy”. Nhưng khi vừa gặp cha tôi thấy một hình ảnh vui tươi trẻ trung đến bất ngờ, và càng trao đổi với cha tôi càng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Một giáo xứ thầm lặng mà sống động

Giáo xứ Cầu Kho cũng có cơ cấu tổ chức như bao xứ đạo khác: Hội đồng Mục vụ, các giáo dân, các hội đoàn, các lớp Giáo lý. Mỗi ban, đoàn thể đều hoạt động theo chức năng của mình để cộng tác với cha sở trong việc điều hành xứ đạo. Rồi cũng mừng bổn mạng, rước kiệu, chịu phép Thêm sức, Xưng Tội lần đầu…

Đặc biệt từ năm 2003, hằng tháng giáo xứ có phát hành một tập “Sinh hoạt Họ đạo Cầu Kho” dầy 20 trang, có khổ là 20 x 14, phổ biến nội dung đức tin của họ đạo, tin tức Giáo phận và Giáo Hội, suy niệm Tin Mừng hằng tuần, có trang thơ, lịch Công giáo hằng tháng, trang thiếu nhi và còn có cả một - hai bài viết thời sự dưới cái nhìn của người giáo dân nữa. Tập sách nhỏ này được tặng cho giáo dân nhưng các giáo khu lại chung tay đóng góp chút đỉnh cho việc phát hành. Tập sách trông sinh động vì có nhiều hình vẽ minh họa do chính tay cha sở thực hiện.

Từ năm 1984, Linh mục Félix Nguyễn Văn Thiện là cha sở ở đây đã làm cho giáo xứ thêm sinh động khi thành lập phòng Khám bệnh và phát thuốc miễn phí, phòng Đông y, Châm cứu, phòng Nha, phòng Xét Nghiệm. Vào các ngày thứ năm và Chúa Nhật, các bệnh nhân nghèo tại địa phương và khu vực, không phân biệt tôn giáo, đến đều được điều trị miễn phí.

Ngoài việc khám bệnh tại giáo xứ, nhiều địa phương khác còn yêu cầu nhóm y bác sĩ của phòng khám này đến vùng xa để giúp người dân nghèo như đến Tây Ninh, Bình Giả, vùng Tây Nguyên…Mỗi chuyến đi như thế phải chi phí từ hai mười lăm đến ba mươi triệu đồng. Đây là số tiền của nhiều ân nhân hảo tâm đóng góp.

Giáo xứ còn tu sửa lại một số phòng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến ăn bữa trưa và một - hai lớp học tình thương học ngay tại giáo xứ.

Một cuộc gặp gỡ nhiều thú vị

Trao đổi với linh mục chánh xứ, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lời thoại của cha và tôi đơn sơ, dí dỏm như sau:

- Giáo xứ có ít giáo dân, có phải vì thế mà cha có nhiều thời gian để đi khám bệnh vùng sâu vùng xa?
- Trước khi trở thành linh mục, tôi là một bác sĩ chuyên Khoa Tim Mạch. Từ ngành nghề đó, tôi có những mối quan hệ đủ để lập nên một nhóm bác sĩ, tình nguyện khám bệnh cho người dân ở đây và giúp vùng khác.
- Vừa chăm sóc đoàn chiên ba ngàn người của Chúa, vừa được thực hành ngành nghề mình đã học, chắc là cha rất vui?
- Vui nhiều chớ! Ngoài việc giảng đạo trong nhà thờ, tôi còn được loan truyền Tin Mừng qua các chuyến đi. Việc đó đem lại niềm vui tràn đầy.
- Thật tuyệt vời! Mỗi chuyến đi khoảng bao nhiêu tiền ạ? Nhìn bằng khen của cha treo trên tường, con thấy cha thật oanh liệt!
- Mỗi chuyến đi cần từ hai mươi lăm đến ba mươi triệu đồng, số tiền này là do người hảo tâm đóng góp. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tặng bằng khen cho tôi về việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào nghèo.
- Trong nghề bác sĩ hay trong cuộc đời linh mục của cha có kỷ niệm gì đặt dấu ấn sâu sắc trong lòng cha không?
- Có chuyện này hay hay, kể cho chị nghe nè: “Khoa học kỹ thuật mỗi ngày một mới nên tôi thường sắp xếp thời giờ để vào bệnh viện học hỏi thêm một số điều, tìm hiểu công thức điều trị và tên thuốc mới sản xuất, để phù hợp với việc khám chữa bệnh. Một ngày nọ, đang đi dọc hành lang bệnh viện, tôi thấy một bà già cầm viên thuốc Maalox trong tay mà không dám uống. Tôi khuyên bà bẻ ra, nhai nhuyễn rồi uống một hớp nước. Tuy làm theo lời chỉ dẫn nhưng bà thổ lộ: “Tôi thấy ông giống linh mục. Tôi không thích linh mục vì tôi có một đứa con trai duy nhất, nó lấy vợ có đạo, tôi cũng cho nó theo đạo. Hôm lễ cưới của nó, tôi nghe ông linh mục giảng rằng, người đàn ông khi lấy vợ thì bỏ cha bỏ mẹ mà luyến ái vợ mình. Tôi nghe như vậy thấy giận quá! Tôi theo đạo ông bà mà nó bỏ tôi như vậy, tôi không chịu!”.
- Trước thái độ của bà, cha nói làm sao ạ?
- Tôi giải thích về Điều răn thứ bốn của đạo Công giáo là phải thảo kính cha mẹ…Thế là bà tâm phục khẩu phục ngay. Tôi vui và nhớ mãi cho đến bây giờ.

Tôi còn được biết cha Félix Thiện là con người tài năng: chẳng những là một bác sĩ, cha còn là một họa sĩ từng được học Trường Mỹ Thuật Gia Định (nay là Trường Đại Học Mỹ thuật Thành phố), cha còn là một nhạc sĩ tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc. Thấy cha có vẻ vui, tôi cũng “phỏng vấn vui”, nào ngờ, câu trả lời của cha làm tôi “cần nghĩ lại”.

- Trong giáo phận, cha nào giỏi và nhân đức đều có thể được đề cử chức giám mục, cha nghĩ gì về chức giám mục?
- Chức giám mục làm cho linh mục thêm phần trọng trách, từ trọng trách đó, giám mục sẽ bị mất ba thứ: mất bạn bè (vì làm lớn bạn bè ngại đến gần); mất tự do (đi đâu cũng có người đi kèm); mất Chân Lý, tức là ít có ai nói thật về mình, nghe nhiều lời khen tặng nhưng không biết được sự thật về mình qua nhận định của người khác (có khi làm sai mà vẫn có người khen nức nở).
- Đó cũng là một phần của đau khổ nhưng con vẫn thích làm giám mục vì được đi xe hơi, được nhiều người nghênh đón, được người ta nhớ đến ngày bổn mạng và khi qua đời có đông người dự đám tang.
- Quý Đức Cha như loài chim quý được ở trong một cái lồng son mà niềm vui hay nỗi khổ chỉ có Chúa và các ngài biết mà thôi!

Từ giã cha ra về, tôi cứ nghĩ về cái tên của một người: có phải cái tên của mỗi người gói ghém cả ý định của Thiên Chúa hay không nhỉ? Như cha này tên Thiện thì thích làm việc thiện. Một ông bác sĩ, họa sĩ hay nhạc sĩ sau nhiều năm học tập, có quyền vui hưởng hạnh phúc gia đình bên vợ đẹp con khôn; thế mà Chúa lại làm cho mọi việc khác đi trên ý định của một con người: hình ảnh một linh mục đơn sơ trong căn phòng nhỏ, bận nhiều công việc vì người khác làm tôi xúc động.

Lược sử Giáo xứ Cầu Kho

Giáo xứ Cầu Kho được thành lập từ năm 1863, lúc đó chỉ là họ nhánh của Giáo xứ Chợ Quán với tên gọi là Bến Nghé. Ban đầu chỉ có một ít giáo dân địa phương, đến khi nhà Nguyễn bắt bớ đạo thì có thêm một số giáo dân từ miền Trung vào lánh nạn. Thời gian này có các cha dòng Phanxicô đến họ đạo để dâng lễ và ban các phép bí tích vì chưa có cha sở.

Linh mục Phanxicô Phan Đăng Khoa được cử làm linh mục tiên khởi để chăm sóc số giáo dân ngày càng tăng, họ đạo đổi tên thành Tân Thanh.

Sau đó họ đạo được dời về địa điểm ngày nay và đổi tên là Cầu Kho. Cầu Kho là tên gọi do truyền khẩu của người dân địa phương, vì ở đây trước kia có lắm sông rạch, có nhiều cầu bắc qua. Bên cạnh sông rạch có kho lúa, kho hàng hóa, thế là địa phương này có tên là Cầu Kho và nhà thờ đầu tiên cũng được gọi như thế.

http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14889171.jpghttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14889170.jpghttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14889169.jpghttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14889172.jpghttp://static.panoramio.com/photos/original/14889173.jpghttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14889175.jpg

st

cafeda2009
28-10-2009, 06:22 PM
Nhà thờ Cha Tam: Một địa danh lịch sử với những thăng trầm ấn tượng


Xuân Thái (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/403)

CN, 25/10/2009 - 14:46


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhPX.jpg

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/PX01_1.jpg


WGPSG -- Sáng Chúa nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2009, mọi người trong giáo xứ Phaxicô Xaviê rộn ràng với xiêm y áo quần đủ mầu đẹp mắt, để chào đón Đức Giám Mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn văn Khảm về ban Bí tích Thêm sức cho 86 con em của giáo xứ mình. Một bầu khí tràn ngập hân hoan đang thể hiện qua những khuôn mặt rạng rỡ tươi vui của cộng đoàn.

Giáo xứ Phanxicô Xaviê Quận 5 Chợ Lớn, hiện do Linh mục Stephanno Huỳnh Trụ làm Cha chánh xứ, là một ngôi nhà thờ thuộc vào loại đẹp và cổ xưa nhất của Giáo phận miền Nam. Năm 1963, ngôi nhà thờ này cũng là địa danh liên quan đến một sự kiện lịch sử lớn lao của đất nước.

Lẽ thường, ai cũng tưởng cha Tam là tên của một người Việt Nam, nhưng thật ra, tên của cha là Tam Assou, một linh mục Trung Quốc. Ngài biết rất nhiều thứ tiếng Trung quốc, và cũng vì là người có công lớn với giáo xứ Phanxicô, nên mọi người ở đây gọi Ngài bằng một tên một cách thân mật gần gũi như thế, lâu dần thành thói quen cho đến bây giờ. Quen đến nỗi rằng, nói đến nhà thờ Phanxicô có người không biết, hoặc dù có biết, thì nhiều người vẫn có thể lầm với một Phanxicô đâu đó trùng tên, song, khi nói đến nhà thờ cha Tam, thì ai cũng biết ngay đó là giáo xứ của người Hoa ở Quận 5 Chợ lớn.
Nói về nhà thờ cũng là nói đến giáo xứ. Đây là một giáo xứ gồm một nửa là các giáo dân người Việt gốc Hoa với nhiều nét đặc trưng cùng những thăng trầm hết sức ấn tượng. Vì trong quá khứ, vào thời kỳ đầu thành lập, giáo dân chỉ có khoảng 15 người rồi tăng dần lên đến 100, rồi lại tụt xuống chỉ còn khoảng 40 người, nhưng khi cao nhất, lại đông tới 8000 giáo dân cùng với rất nhiều linh mục, tu sĩ.
Hiện nay, con số giáo dân gồm khoảng 3500 người với những sinh hoạt và mục vụ rất ổn định và hài hòa sinh động.

Thánh lễ đặc biệt

Chào đón Đức Cha Phêrô là hai hàng người, gồm các quý chức Việt Hoa, những đoàn thể và rất đông các em thiếu nhi với những bông hoa rực rỡ trên tay. Khung cảnh thánh lễ trở nên sinh động và nhiều cảm xúc với mầu đỏ của trang phục truyền thống dân tộc các quý chức người Hoa.

Thánh lễ nào cũng là đặc biệt vì tính thiêng liêng và có Chúa ngự đến, nhưng điều đặc biệt muốn nói ở đây là, Thánh lễ hôm nay đã được cử hành với một cộng đoàn có chung cả người Hoa và người Việt.
Những lời đầu tiên chào mừng cộng đoàn, Đức Cha đã vui vẻ thú nhận: “Tôi không biết tiếng Hoa, nhưng tôi nói anh chị em có hiểu không? Ai hiểu xin giơ tay”. Và thế là, nhiều, rất nhiều cánh tay đưa cao: “Hiểu, hiểu, thưa Đức Cha, hiểu”.

Trên gian Cung Thánh gồm 2 ca đoàn, người Hoa một bên, người Việt một bên. Tất cả đều hát thật hay với kỹ thuật điêu luyện, điều này cho thấy các anh chị trong ca đoàn đã tập tành với nhiều công phu. Cả 2 ca đoàn còn sử dụng cả Play back.

Cùng đồng tế với Đức cha Phêrô là cha Chánh xứ, cha Phụ tá của Giáo xứ Phanxicô, cha Chánh xứ Bình Thái, cha Chánh xứ Trung Bắc cùng với quý Cha thuộc dòng Thánh Gioan Baotixita.

Ngay khởi đầu, từ phần ca nhập lễ, đọc sách Thánh đến phần công bố Tin Mừng và cầu nguyện giáo dân đều được trình bày bằng 2 ngôn ngữ Việt và Hoa thật hài hòa sinh động.

Sau nghi thức xức dầu Thánh và đặt tay của Bí Tích Thêm Sức, Thánh lễ đã kết thúc hồi 11 giờ 40 phút cùng ngày.

Sơ lược vài nét về thành lập giáo xứ và xây dựng nhà thờ

Dù cùng hòa chung với niềm vui của buổi lễ trọng đại hôm nay, nhưng chẳng ai có thể quên những công khó của biết bao tiền nhân đi trước. Với tâm tình biết ơn sâu lắng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại quá trình hình thành, sinh hoạt và phát triển của Giáo xứ người Hoa trong hơn 100 năm, qua nhiều thăng trầm đổi thay với những nét rất riêng của mình. Đây cũng là một dịp thuận lợi để có một việc làm thiết thực và nhiều ý nghĩa.

I. Nhà thờ đầu tiên

Ngay từ đầu, giáo phận Đàng Trong đã quan tâm tới việc giảng đạo cho người Hoa tại Nam Kỳ. Vào năm 1865, đời Đức Cha Miche (Mịch, 1865-1872), Cha Phllippe, linh mục Hội Thừa Sai Paris thuộc giáo phận Quảng Đông, đã đến thành lập một nhà thờ đầu tiên cho người Hoa tại Chợ Lớn. Lúc đó có khoảng hơn chục người Hoa Công Giáo đã định cư tại đây được ít lâu để buôn bán, cũng có mấy bệnh nhân người Hoa đã trở lại đạo đang nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Quán. Chính với cộng đoàn người Hoa Công Giáo bé nhỏ này, cha Philippe đã thành lập giáo xứ gốc người Hoa tại Chợ Lớn.

II. Nhà thờ thứ hai

Là một ngôi nhà cũ kỹ kiểu Việt Nam, gần ga xe lửa ở đường Thủy Quân (Rue des Marins, nay là ngã tư đường Châu Văn Liêm và Trần Hưng Đạo B) được dùng làm nhà thờ và nhà xứ. Năm sau đó, 1866, Đô Đốc De Lagrandière, lúc bấy giờ là Thống Đốc Nam Kỳ, một hôm đi thăm vùng Chợ Lớn, đã dừng lại nơi này. Xúc động về sự nghèo nàn thiếu thốn của ngôi thánh đường, khi trở về dinh, ông đã ra lệnh cho Sở Công Trình Công Cộng dùng ngân quỹ nhà nước, để xây một nhà thờ lớn hơn và xứng đáng hơn, trên một thửa đất rộng rãi cách xa đó một chút trên đường Cây Mai (nay là Báo Sài Gòn Giải Phóng (vì Ngân Hàng Việt Hoa đã bị đóng cửa), ở ngã tư đường Hùng Vương và Phùng Hưng, chính xác là 203, Hùng Vương, Phường 14, Quận 5, Vì nay mở cửa hướng về đường Hùng Vương). Đó là nhà thờ thứ hai ở Chợ Lớn và cũng là nhà thờ duy nhất dành cho người Hoa ở Miền Nam.

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/u15/thuhai.jpg


Nhà thờ thứ hai của người Hoa
Nhà Thờ Thanh Nhân, xây năm 1866 tại đường Paris (Phùng Hưng)

III. Nhà thờ hiện nay

Vào năm 1898, tức là cách nay hơn 100 năm, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng 40 người, nên đã quyết định cử cha Phanxicô Xaviê Tam Assou (đọc theo tiếng Hán là Đàm Á Tô), là người Hoa biết đủ loại tiếng Trung Quốc, đang làm cha phó Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn kiêm chức giáo sư trường Tabert, vào Chợ Lớn với mong mỏi làm hồi sinh lại đời sống đạo của người Hoa. Cha đã tìm mua được một khu đất rất đẹp, rộng chừng 3 mẫu ở ngay trung tâm Chợ Lớn và trên đó ngài khởi sự xây dựng một ngôi nhà thờ mới, tức là ngôi thánh đường mà chúng ta đang có hiện nay. Đức Cha Lucien Mossard (Mão, 1899-1920) đã cử hành Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê 03/12/1900 và Lễ Cung Hiến trọng thể vào ngày 10/01/1902.

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/u15/hiennay.jpg
Nhà thờ hiện nay của người Hoa
Nhà Thờ Cha Tam, xây năm 1900 tại đường Marin (Trần Hưng Đạo B)

Sau khi xây dựng nhà thờ, cha Tam còn xây thêm được một trường học, một nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà ở cho thuê. Số giáo dân người Hoa bấy giờ đã lên đến khoảng 400.

IV. Những mốc phát triển

Năm 1934, cha Tam qua đời. Từ đó giáo xứ xuống dốc rất nhiều, giáo dân bỏ đạo cũng đông. Mãi đến năm 1952, các cha Thừa Sai Paris từ Quảng Tây, Trung Quốc sang, đời sống đạo của giáo dân nơi đây mới bắt đầu khởi sắc lại.

Năm 1952, cha Sở Robert Lebat thuê thêm một căn nhà lớn ở Quận 1 làm nhà nguyện Đức Bà Hòa Bình. Nay đã trở thành Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Bà Hòa Bình thuộc Hạt Sài Gòn.
Năm 1953, cha Joseph Guimet kế nhiệm cha Lebas, mở thêm giáo điểm Bình Tây, xây dựng Nhà Thờ Bình Phước. Nay đã trở thành Nhà Thờ Giáo Xứ Bình Phước thuộc cùng Hạt Chợ Quán.

Năm 1960, một Tiểu Chủng Viện dành cho người Hoa được cha Carôlô Chang thành lập tại nhà thờ Đức Bà Hòa Bình, Q. 1.

Năm 1962, cha Joseph Guimet mở thêm giáo điểm Phú Lâm, xây dựng Nhà Thờ Phú Lâm cho giáo dân Hoa và Việt. Nay đã trở thành Nhà Thờ Giáo Xứ Chúa Hiển Linh thuộc cùng Hạt Chợ Quán.

Năm 1963, Cha Charles Chang được sự giúp đỡ của Đức Cha Carlo van Melckebeke, khánh thành Tiểu Chủng Viện Thánh Carôlô dành cho người gốc Hoa bên cạnh Nhà Thờ Phú Lâm.

Năm 1968, cha Joseph Guimet xây dựng nhà thờ Thánh Giuse tại đường An Bình. Nay đã trở thành Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Giuse thuộc cùng Hạt Chợ Quán. Cùng năm ấy, cha Gabriel Lajeune đã mua thêm hai nhà nguyện tại đường Lãnh Binh Thăng và đường Âu Cơ thuộc Giáo xứ Bình Thới.

Năm 1972 thành lập Hội Đồng Giáo Xứ gồm Ban Thường Vụ và 6 Ủy Ban : 1. Ủy Ban Các Hội Đoàn, 2.
Ủy Ban Bất Động Sản, 3. Ủy Ban Trường Học, 4. Ủy Ban Truyền Thông, 5. Ủy Ban Phụng Vụ, 6. Ủy Ban Bác Ái Xã Hội. Ngày 30-12-1972 Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã phê chuẩn bản Qui chế Hội Đồng Giáo Xứ Nhà Thờ Phanxicô Xaviê gồm 9 chương.

Năm 1974, Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn tái xác nhận: “Các linh mục thuộc giáo xứ Phanxicô Xaviê có nhiệm vụ đặc biệt lo thăm viếng các giáo hữu Việt gốc Hoa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đồng thời giúp các giáo phận về những vấn đề có liên quan đến việc truyền giáo của người Việt gốc Hoa, như đã được Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam thông qua hồi năm 1965”.

Năm 1975, riêng số giáo dân người Hoa trong giáo xứ đã lên đến 8.000, trong đó có 17 đại chủng sinh, 32 tiểu chủng sinh, 2 dòng tu Gioan Tẩy Giả và Têrêsa, 1 tiểu chủng viện, 1 Trung Tâm Công Giáo

Người Hoa, 3 nhà nguyện, 3 trường trung học, 4 trường tiểu học, 118 căn nhà cho thuê, 1 trường giáo lý hàm thụ, 1 tờ nguyệt san thông tin, 1 nhóm phát thanh viên giáo lý và 1 đội ngũ giáo lý viên nhiệt thành đi truyền giáo khắp các tỉnh.

Tháng 3 năm 1975, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã ký lệnh giao trách nhiệm cho các cha tại nhà thờ Phanxicô Xaviê trực tiếp quản lý và điều hành tất cả các nhà thờ và cơ sở tôn giáo người Hoa tại miền nam Việt Nam.

Giáo xứ Phaxicô Xaviê đã được các Cha sau đây coi sóc, lần lượt qua những thời kỳ:

1/ Lm. Philippe: 1865-1869

2/ Lm. Rémi Delpech: 1869-1873

3/ Lm. Le Vicent: 1873-1875

4/ Lm. Derval (Tạm coi sóc): 1875-1876

Lm. Humbert (Tạm coi sóc): 1875-1876

5/ Lm. Jacquemin: 1876-1879

6/ Lm. Brillet: 1879-1884

7/ Lm. Hirbec: 1884 -1885

8/ Lm. Joseph Martin: 1885-1890

9/ Lm. Lucien Mossard: 1890-1891

Lm. Phong (Phụ Tá): 1890 ~1891

10/ Lm. Boutier: 1891-1895

11/ Lm. Moreau: 1895-1898

12/ Lm. Phanxicô Xaviê Tam Assou: 1898-1934

13/ Lm. G.B Huỳnh Tịnh Hướng: 1934-1949

Lm. Anton Phùng Quang Mạnh (Phụ Tá): 1949 ~1953

14/ Lm. Maurice Bạch Văn Lễ: 1949-1952

15/ Lm. Robert Lebas: 1952-1953

16/ Lm. Joseph Guimet: 1953-1969

Lm. Gabriel Lajeune (Phụ Tá): 1953-1969

Lm. A.Pinsel (Phụ Tá): 1953-1964

Lm. Tisserant (Phụ Tá): 1966- 1972

Lm. Clément Nguyễn Văn Thạch (Phụ Tá): 1953-1969

Lm. Tisserant (Phụ Tá): 1969~1972

Lm. Nguyễn Văn Thạch (Phụ Tá): 1953 ~ 1969

Lm. Fernand Billaud (Phụ Tá): 1953 ~ 1969

Lm. Joachim Lâm Như Hào (Phụ Tá): 1968 ~ 1969

Lm. Stêphanô Trần Đạt Minh (Phụ Tá): 1963 ~ 1969

17/ Lm. Gabriel Lajeune: 1969 ~ 1976

Lm. Fernand Billaud (Phụ Tá): 1969 ~ 1976

Lm. Stêphanô Trần Đạt Minh (Phụ Tá): 1969 ~ 1975

Lm. Paul Vallat (Phụ Tá): 1969 ~ 1976

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ (Phụ Tá): 1974 ~ 1976

Lm. Nguyễn Xuân Hy (Phụ Tá): 1975 ~ 1976

Lm. Phêrô Bùi Duy Nghiệp (Phụ Tá): 1975 ~ 1976

18/ Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ: 1976 ~ 1978

Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Hy (Phụ Tá): 1976 ~ 1978

19/ Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Hy: 1979 ~ 1980

Lm. Giuse Đoàn Văn Thịnh (Phụ Tá): 1979 ~ 1980

Lm. Martinô Đỗ Văn Diệp (Phụ Tá): 1975 ~ 1978

20/ Lm. Stephano Huỳnh Trụ: 1980-nay
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/u15/chatam.jpg
Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Hy (Phụ Tá): 1980-2006

Lm. Giuse Đoàn Văn Thịnh (Phụ Tá): 1980-1985

Lm. Martinô Đỗ Văn Diệp (Phụ Tá): 1980-1989

Lm. Louis Tô Minh Quang (Phụ Tá): 1980-1991

Lm. G.B Nguyễn Văn Hiếu (Phụ Tá): 1992-1999

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Tâm (Phụ Tá): 1998-2002

Lm. Giuse Đinh Đức Thịnh (Phụ Tá): 2002-2009

Lm. Phanxicô Ass. Trần Đức Huấn (Phụ Tá): 2009-nay

Tiểu sử Cha Tam (Phanxicô Xaviê Tam Assou)
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/u15/TamAssou.jpg
Cha Phanxicô Xaviê Tam Assou sinh năm 1855 tại Macao, Trung Quốc. Cha có một người em trai. Lúc còn nhỏ, cha mẹ ngài gửi hai anh em cho các dì phước Nhà Trắng ở Hồng Kông coi sóc nuôi dưỡng. Đức Cha Pellerin ban phép Thánh Tẩy và đỡ đầu cho ngài. Sau một thời gian, người em của ngài lâm bệnh và đã qua đời. Cha Phanxicô lúc ấy chừng 8 tuổi, thì bà Benjamin đem sang Sàigòn. Lúc ấy bà Bề trên sai bà Benjamin lập dòng. Bà mẹ Benjamin dày công khó với Cha Phanxicô lắm; lúc bé bà chịu khó dưỡng nuôi, lớn lên cho ăn học, bà hết lòng lo lắng, khi ngài chịu chức Thầy Cả, thì bà thêu cho ngài 2 bộ áo lễ trắng. Cha Phanxicô hằng trân trọng giữ gìn như của quý báu, để kỷ niệm công lao khó nhọc của bà mẹ Benjamin. Trong cuốn lịch sử của Dòng Thánh Phaolô de Chartres (Histore de la congrégation des surs St. Paul de chartrers) mới xuất bản ít năm nay, có ghi lại sự tích bà mẹ Benjamin nuôi dưỡng ngài lúc ngài còn thơ ấu, và cũng thuật lại cuộc lễ vinh quy Cha làm tại nguyện đường của Dòng Thánh Phaolô de Chartres Sàigòn. Điều này chứng tỏ nhà Dòng rất lấy làm vinh hạnh, vì thấy hai trẻ nhỏ nhờ các bà nuôi dưỡng, bây giờ đã công thành danh toại, được quyền chánh tế hiển vinh, nên đã ghi chép trong cuốn sử của nhà Dòng, để lưu truyền cho hậu thế. Tưởng lúc bà mẹ Benjamin quỳ chầu lễ mở tay của Cha Phanxicô, thì bà vui mừng thoả dạ là dường nào. Vì thấy rằng công khó lúc xưa nay được kết quả rất trọn lành quý báu.

Khi tới Sàigòn, bà mẹ Benjamin cho ngài về ở cùng Cha Philipphê, Cha Sở họ đạo Chợ Lớn. Ở đây ngài học tiếng Triều Châu và tiếng nước Hẹ. Cha Philipphê thấy ngài có tánh tốt và ham học, nên Cha Philipphê hết lòng lo lắng dạy dỗ, và một ít năm sau, khi ngài được 13 tuổi, nhân dịp ngài trở về Pháp dưỡng bệnh, thì Cha Philipphê đem ngài qua học tại Đại Chủng Viện Penang.

Tại trường Penang, cậu Phanxicô được học 6 năm. Cha giáo Chibaudel thấy cậu tánh tốt lại sáng trí, nên rất thương và nhận đỡ đầu cho. Về sau, khi đã làm Linh mục và bề trên đã rút Cha Chibaudel về Paris lo cho Hội Thừa Sai, nhiều dịp nói chuyện, Cha Phanxicô vẫn hay nhắc đến và ca ngợi tài đức Cha giáo xưa của mình.

Trong Nhà Nguyện trường Penang, trước bàn thờ chính, dưới ngay đèn Nhà Tạm, là phần mộ của Đức Cha Pellerin, người ngày xưa khi ở Hongkong, đã rửa tội và đỡ đầu cho cậu Phanxicô. Vì thế ra vào Nhà Nguyện, Cha hay đến mộ phần Đức Cha để cầu nguyện, xin cho được ơn bền đỗ. Chắc chắn bên toà Chúa, Đức Cha cũng không thể quên được người con thiêng liêng của mình.

19 tuổi, khi đã học xong các lớp nhỏ ở trường Penang, chú Phanxicô được về học tại Chủng Viện Sài
Gòn. Cũng như khi ở Penang, Thầy siêng năng học tập, trau dồi tính nết, dần dần được chịu các chức nhỏ; đến chức tư, thì được giữ làm giáo sư tại Chủng Viện. Thầy dạy 3 năm liền. Nhiều học trò của Thầy đã làm linh mục. Mãi đến năm 1882, Đức Cha Colombet mới phong chức Linh Mục cho Thầy. Chịu chức xong, Cha đã dâng lễ mở tay đầu tiên tại Nhà Nguyện Tu Viện Thánh Phaolô Sài Gòn. Về sau, khi mừng lễ Vàng tại Chợ Lớn, Cha vẫn không quên dâng 1 lễ tại Nhà Trắng cho bà mẹ Benjamin, người đã dày công nặng nghĩa với Cha.

Đức Cha sai Cha Phanxicô về làm phó tại Nhà Thờ Chính Toà Sài Gòn, đồng thời làm giáo sư cho trường Taberd. Bấy giờ Cha Le Mée là Cha Sở họ Sài Gòn và Cha Joubert là bề trên của trường Taberd. Ngoài ra, Cha Phanxicô còn được giao nhiệm vụ tập hát và đánh đàn cho Nhà Thờ Đức Bà.

Cha phục vụ tại Sài Gòn như vậy được 16 năm. Năm 1898, Đức Cha Dépierre thấy giáo dân họ đạo Thanh Nhân trong Chợ Lớn ngày càng giảm sút - chỉ còn khoảng chừng 40 người ! Đức Cha đã sai Cha Phanxicô về Thanh Nhân để chấn chỉnh lại. Đức Cha rất trông đợi ở Cha, vì Cha vừa là người đồng hương, lại vừa nói được rất nhiều tiếng các vùng của người Hoa đang cư trú tại Chợ Lớn.

Trước khi nhận nhiệm sở mới, Cha xin phép đi nghỉ một thời gian. Qua Singapore, Cha về thăm lại Chủng Viện Penang, nơi xưa Cha đã được huấn giáo. Khoảng tháng 8 năm 1898, Cha trở về Chợ Lớn. Mới đầu, Cha tạm trú tại họ đạo Annam Chợ Lớn với Cha Maritte, để đi kiếm đất xây Nhà Thờ. Không phí công tìm lâu, Cha đã thấy được một lô đất rộng hơn 3 mẫu tây ở ngay trung tâm Chợ Lớn, vừa đủ để cất Nhà Thờ, trường học và nhà xứ. Nhưng thật khó mua, vì là đồng sở hữu của 9 Hoa Kiều. Lô đất này xưa nguyên là nhà hội của người Thanh dùng làm nơi nghỉ ngơi, giải trí và bàn tính công việc. 20 năm qua, đất đã bỏ hoang, chủ đất kẻ về Tàu, người biệt tin tức. Muốn mua, phải tìm sao cho ra 9 người chủ hay là con cháu thừa kế của họ. Thật là nan giải. Nhưng Cha vẫn một lòng trông cậy Chúa và cầu nguyện gửi gấm cho Thánh Phanxicô Xaviê là bổn mạng của Cha. Cha hứa sẽ dựng Nhà Thờ mới, nhận Thánh danh Phanxicô để kính nhớ. Cha đã đi khắp nơi Chợ Lớn - Sài Gòn, gửi nhiều thư ra Bắc, qua Trung Quốc, Cao Miên, Thái Lan để truy tầm chủ đất. Sau nhiều tháng, Cha mới gặp được 8 người thừa kế của các chủ đất. Cha mời hội 8 người lại để ngỏ ý mua. Ban đầu, có chủ chê rẻ không bán. Nhưng cuối cùng mọi người đều đồng ý và sẵn sàng đến phòng chưởng khế làm giấy bán.

Qua biết bao gian nan vất vả, Cha Tam Assou mới được như ý nguyện. Các thủ tục mua đất hoàn tất đúng ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê. Đối với Cha Tam, đây thật là ngày có ý nghĩa.

Mua đất xong xuôi, Cha khởi công ngay việc dựng một ngôi nhà tạm làm Nhà Thờ cho giáo dân người Hoa (Thanh Nhân) và nhà xứ. Cuối năm 1898, Cha dọn hẳn về đây, sắp xếp công việc xây cất Nhà Thờ mới. Cha tổ chức quyên góp. Rất nhiều người : giáo dân có, các nhà giàu có và thương gia người Hoa bên lương cũng có, đều sẵn lòng rộng tay giúp đỡ Cha.

Ngày 03/12-1900, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Đức Cha Mossard đã về làm lễ trọng thể thánh hoá và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường. Rất mau chóng, ngôi Thánh Đường đã được hình thành. Bấy giờ, Cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng còn là Thầy Năm, được Bề trên sai về Chợ Lớn, học tiếng Hoa. Thầy Gioan khéo tay vẽ kiến trúc và thành thạo việc xây dựng, nên khoảng 10 tháng sau, ngôi nhà đã gần xong. Điều không may là Cha Tam Assou lâm bệnh nặng, phải nằm bệnh viện 2 tháng. Còn lại một mình Thầy Gioan xoay sở. Dầu vậy, công việc vẫn tiến hành. Ngày 10/02-1902, Đức Cha Mossard làm lễ khánh thành và làm phép Nhà Thớ mới. Lễ nghi rất long trọng. Nhiều Cha người Pháp, người Việt; nhiều quan chức chính quyền, đông đảo giáo dân tham dự. Nhà Thờ được lấy tên Thánh là Phanxicô Xaviê, cất kiểu Gô-tích (Gothique). Mặt tiền và lầu chuông do Cha Pianet vẽ.

Tuy bệnh đã khỏi, nhưng còn rất yếu, nên cất xong Nhà Thờ, Cha Tam đã xin Bề trên đi nghỉ. Cha qua Hongkong, Macao và đến đảo Thượng Xuyên viếng mộ Thánh Phanxicô Xaviê.

Nghỉ về, Cha lập nhà Dục Anh giúp nuôi những trẻ mồ côi người lương, hằng năm số trẻ này ở đây được rửa tội rất nhiều. Riêng năm 1952, đã thánh tẩy cho 1.093 em.

Cha xây thêm một trường học, giao cho các dì phước Dòng Thánh Phaolô Thành Chartre giúp các trẻ
người Hoa học giáo lý, kinh bổn. Năm 1907, kỷ niệm 25 năm lãnh chức Linh Mục, giáo dân đã tổ chức mừng Ngân Khánh cho Cha rất trọng thể.

Bấy giờ Chợ Lớn có nhiều nhà thương, nên Cha cũng phải chăm lo thăm viếng cho những người bệnh trong các nhà thương này. Cha còn lập nhà Bảo Trợ trẻ em; đích thân Cha cũng dạy cho các trẻ trong nhà này. Chiều thứ Năm hằng tuần, nhiều người đem con tới nhờ Cha dạy giáo lý. Mỗi năm, Cha rửa tội cũng như lo cho rất nhiều trẻ em được rước lễ vỡ lòng.

Xét về số giáo dân, thì Thanh Nhân không phải là một xứ đạo lớn, nhưng việc truyền giáo lại gặp nhiều khó khăn. Trước hết là vì người Hoa qua Việt Nam chỉ quan tâm việc làm ăn buôn bán, để khi có ít của, là trở về quê quán. Mấy ai nghĩ đến để lập nghiệp ! Giáo dân Hoa cũng vậy, nên số người trong giáo xứ khi tăng khi giảm. Hơn nữa, số người Công Giáo rất ít, sống tứ tán trong các làng các tỉnh, khó quy tụ lại thành một xứ. Đồng thời, một nguyên nhân khác cũng làm trở ngại không ít, là nhiều người qua Việt Nam, làm công trong các cửa tiệm, các sở hãng, gặp phải những người chủ tham việc, không muốn người Công Giáo có giờ đi học kinh, dâng lễ.

Vì những lý do đó mà số giáo dân người Hoa ở Thanh Nhân không tăng lên bao nhiêu. Trước năm 1876, Cha Jacquemin, người Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris, đang ở Quảng Đông, được Đức Cha Colombet cho qua Chợ Lớn giúp giáo xứ Thanh Nhân và truyền giáo cho người Hoa. Nhưng sau 3 năm tận lực cố gắng, cũng không đạt được kết quả bao nhiêu, nên muộn phiền, Cha lại xin trở về Trung Quốc.

Còn trong giáo xứ, nhờ tài khéo léo, từ hai bàn tay trắng, Cha Phanxicô đã ổn định được nhiều việc. Chúa đã chúc phúc cho các việc Cha làm. Tuy cũng có những lúc khó khăn, nhưng Cha luôn cậy trông Thiên Chúa và Thánh Phanxicô bổn mạng, nên mọi việc đều thành công.

Đó là vài nét sơ lược về những công việc Cha Phanxicô Xaviê Át Xu đã thực hiện trong 50 năm qua với giáo xứ mà Ngài phụ trách. Còn tính nết và lòng đạo hạnh của Cha, thì nhiều nhân chứng đã kể lại rằng, ai đã từng diễm phúc được quen biết Cha Phanxicô đều yêu mến và thấy rõ Cha là một Linh mục rất đứng đắn, tính tình vui vẻ hoà nhã, ăn nói khôn ngoan bặt thiệp, thông thạo lịch lãm, yêu thương mọi người và đặc biệt, rất quý trọng những kẻ hiền tài.

Dù Cha đã được Chúa gọi về từ lâu, nhưng công lao và tinh thần của Cha Tam Át xu vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người, cách riêng với những giáo dân, không phân biệt Việt Hoa, tại Giáo xứ Phanxicô Xavie hôm nay và trải dài đến mãi mãi sau này.

Xin ghi lại đây vài tâm tình đơn sơ để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ vị thừa sai ngước ngoài, người đã làm bùng cháy và sáng lên ngọn lửa yêu thương của Đức Kitô, trên mảnh đất thân yêu của quê hương nhỏ bé là Quận 5 Chợ lớn Việt Nam.

V. Hiện trạng

Sau khi cha Thừa sai cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 19/07/1976, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã bổ nhiệm Linh mục Stêphanô Huỳnh Trụ làm Cha chánh xứ.

Sau biến cố năm 1978, toàn bộ cơ sở vật chất không còn nữa, giáo dân người Hoa hầu hết tản mác qua các nước khác, đời sống tinh thần sa sút, thanh thiếu niên thất học và mù chữ. Trong khi đó số ơn gọi tu trì của người Hoa lại rất ít, bởi nhiều nguyên do như: số cựu tòng rất ít, gia đình ít con, thất học lại nhiều và còn có một lý do không kém phần quan trọng là chưa có sự quan tâm, giúp đỡ của giáo phận một cách đặc biệt tương xứng với trọng trách mà Hội Đồng Giám Mục cũng như giáo phận đã trao phó cho các linh mục trong giáo xứ. Nhưng với “số còn lại” lòng đạo lại cao, cùng với số dự tòng người Việt, người Hoa bên lương trở lại rất đông, đã dần dần làm cho đời sống đạo của các tín hữu nơi đây đơm hoa kết trái và lan rộng hơn. Hiện nay, chan hòa với cộng đồng giáo hữu, còn có sự hiện diện và đóng góp tích cực của các nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres.

Về phụng vụ :

Mỗi ngày giáo xứ có 2 thánh lễ, 1 cho người Việt, và 1 cho người Hoa. Riêng ngày Chúa Nhật có 7 thánh lễ, 4 cho người Việt và 3 cho người Hoa, nhưng vẫn có nhiều lễ mà số người tham dự gấp đôi số ghế trong nhà thờ.

Về công tác giảng dạy giáo lý :

Hiện có 4 lớp giáo lý dự tòng và 15 lớp giáo lý cho thanh thiếu niên và 1 lớp giáo lý dự bị hôn nhân dành cho học viên từ nhiều giáo xứ trong hạt (lớp này có ban giảng huấn gồm các cha trong giáo phận và chuyên viên các ngành đến giúp).

Về hoạt động tông đồ giáo dân:

Ngoài 2 Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Hoa Việt phụ trách các mặt công tác có liên quan đến sinh hoạt chung của cộng đồng giáo dân Hoa Việt, còn có 22 đoàn thể, chia nhau đảm nhận các mặt sinh hoạt của giáo xứ từ việc phụng vụ, giảng dạy giáo lý, việc truyền giáo và tái truyền giáo, các hoạt động xã hội và từ thiện, cho đến cả các dịch vụ căn tin, giải trí và vệ sinh.
Nhìn chung, mọi sinh hoạt đều có sự tham dự của cả người Việt lẫn người Hoa, nhưng không hề có sự ganh tị, chia rẽ hay cục bộ, bè phái. Trái lại, giáo xứ thực sự là một cộng đồng sống hòa thuận yêu thương nhau, chuyên cần cầu nguyện, sốt sắng trong việc phụng vụ, tích cực hòa mình vào nhịp sống của xã hội qua những việc từ thiện bác ái, phục vụ đồng bào và đồng đạo cả về tinh thần lẫn vật chất, giáo xứ rất tự hào về tinh thần đoàn kết của hai dân tộc Việt và Hoa tại đây.

VI. Sinh hoạt

1. Giờ thánh lễ:

Ngày thường: 5g30 Việt - 17g30 Hoa

Chiều thứ bảy (PV CN): 18g30 Việt - 19g30 Hoa

Ngày Chúa Nhật: 5g30 Việt 7g00 Hoa

8g30 Việt 16g00 Việt

17g00 Hoa

2. Giờ chầu Mình Thánh Chúa: 14g30 (V+H) mỗi Chúa Nhật

3. Các lớp giáo lý

Ngày Chúa Nhật: (Gồm các lớp: Khai tâm, Rước lễ vỡ lòng,Thêm sức, Bao đồng, Vào đời, Kinh Thánh)

Tiếng Hoa: 08g30-11g00,

Tiếng Việt: 14g00-16g00.

Giáo lý Dự tòng:

Tiếng Hoa: 09g00-10g00 thứ hai, tư, sáu hàng tuần.

Tiếng Việt: 18g00-19g00 thứ hai, tư, sáu hàng tuần.

Tiếng Việt: 19g30-20g30 thứ hai, tư, sáu hàng tuần.

Giáo lý Hôn nhân:

Tiếng Hoa: 19g00-20g00 thứ ba và thứ năm hàng tuần.

Tiếng Việt: 19g30-21g00 thứ năm trong ba tháng sau Phục Sinh.

Cùng cộng tác và giúp việc cho Giáo xứ hiện nay, với nhiệm kỳ 4 năm từ 2009 đến năm 2013, là một
Hội đồng Mục vụ giáo xứ gồm các vị:

Người Việt:

1/ An tôn Nguyễn Thanh Long: sinh năm 1948, Chủ tịch HĐMV

2/ Giuse Phạm Văn Thành: sinh năm 1954, P.CT/ HĐMV/ Đối nội

3/ Phêrô Nguyễn Tâm Thành: sinh năm 1961, PCT/HĐMV/ Đối ngoại.

4/ Maria Vũ Thị Hòa: sinh năm 1948, Thư ký.

5/ B.Pauline Lê kim Ngọc Tuyết: sinh năm 1934, Thủ quỹ.

Người Hoa:

1/ Philiphe Vương Gia Trang: sinh năm 1967, Chủ tịch HĐMV

2/ Giuse Giang Khi: sinh năm 1956, PCT/HĐMV/ Đối nội.

3/ Phêrô Van Thoai Hoa: sinh năm 1947, PCT/ HĐMV/ Đối ngoại.

4/ Maria Giang Huệ Nghi: sinh năm 1957, Thủ quỹ.

5/ Philipphe Châu Trí Cần: sinh năm 1963, Thư ký.

Ngoài ra, Giáo xứ Phanxicô cũng có nhiều đoàn thể như mọi giáo xứ khác với những sinh hoạt hàng
ngày và định kỳ rất sốt sắng nhiệt thành.

VII. Tu sửa

Trong vòng một trăm năm qua, nhà thờ hiện nay đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối cùng vào ngày
02-01-2000, Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita đã đến chủ sự khánh thành nhà sinh hoạt gồm tầng
trệt và hai tầng lầu, trong đó có tám lớp học, một Hội trường có thể chứa được 400 người.

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/u15/NTpx.jpg

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xa
viê sau khi tu sửa năm 1998
VIII. Từ thiện

Từ năm 1994 giáo xứ thành lập nhóm từ thiện Vinh Sang, chuyên lo việc xã hội. Công việc của nhóm
gồm cứu trợ hàng tháng cho những gia đình neo đơn, trợ giúp học phí cho những học sinh nghèo, cho mượn vốn không tính lãi.

Năm 1995 thành lập phòng khám bệnh phát thuốc từ thiện dưới tên Phòng Khám Nhân Đạo Cơ Sở 3, thuộc Hội Chữ Thập Đỏ Quận 5.

Năm 1999 thành lập thêm Tổ Chẩn Trị Y Học Dân Tộc. Phòng khám này phục vụ cho giáo dân và nhân
dân thuộc phường 13, 14 và 15, Quận 5.

Ngoài ra, còn có nhiều công tác xã hội được thực hiện như:

Giúp người nghèo vui xuân.

Hưởng ứng tuần lễ từ thiện, giúp người nghèo Củ Chi.

Cứu trợ đồng bào bị thiên tai.

Thăm viếng và tặng qua cho các trại dưỡng lão và trai cô nhi khuyết tật.

IX. Kế hoạch tương lai, cùng với những trăn trở...

Ưu tư hàng đầu hiện nay của cha Chánh xứ là cộng cuộc truyền giáo cho người Hoa, ngài mong muốn
và đang cố gắng hình thành một nhóm những người có thiện chí truyền giáo cho người Hoa gồm có
các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân cả người Việt lẫn người Hoa, để việc truyền giáo không còn lệ
thuộc vào một giáo xứ hay một vài linh mục trong xứ.

Trong khi chờ đợi nhóm mục vụ người Hoa được hình thành, cha Chánh xứ đang nỗ lực huấn luyện một
số giáo dân người Hoa đảm trách công việc tông đồ giáo dân.

Lạy Thánh Phanxicô Xaviê, nhà truyền giáo vĩ đại của mọi thời, xin phù hộ và nâng đỡ Giáo hội truyền giáo Việt Nam, và cách riêng, xin nâng đỡ giáo xứ đã được vinh dự mang tên Ngài, cùng với những
thành viên đã được lãnh nhận ấn tín Thêm Sức hôm nay, để nhờ sự nâng đỡ và phù hộ ấy, mọi người
sẽ cùng nhau loan báo Tin Mừng một cách sinh động bằng chính đời sống chứng nhân của mình.

st

cafeda2009
01-11-2009, 08:04 PM
Giáo xứ Thánh Tâm: Giáo Hội hôm nay


Bài và ảnh: Ngọc Đức (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/542)



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_thanh_tam.jpg




CN, 01/11/2009 - 14:45


Giáo xứ Thánh Tâm đón Đức Cha Phêrô Phụ tá về chủ sự Thánh lễ Tạ ơn ban Bí Tích Thêm Sức và Rước lễ lần đầu.

WGPSG (31.10.2009) - Giáo xứ Thánh Tâm chiều ngày 31-10 hòa trong niềm hân hoan và vui mừng được đón Đức Cha Phêrô Phụ tá về chủ sự Thánh lễ Tạ ơn và ban Bí tích Thêm Sức cho 48 em cùng 32 em rước lễ lần đầu của giáo xứ. Thánh lễ đồng tế được cử hành trong bầu khí thiêng liêng, long trọng, bắt đầu bằng đám rước với sự tham dự của Đức Cha, cha Chánh xứ Đaminh Phạm Văn Đổng, các cha giúp xứ thuộc Dòng Anh em hèn mọn, các em thiếu nhi và đông đảo cộng đoàn.

Đức Cha Phụ tá đã chia sẻ niềm hạnh phúc và vui sướng của các em trong ngày nhận Ấn tín của Chúa Thánh Thần. Trong bài chia sẻ của mình, ngài cũng bày tỏ nỗi niềm, những trăn trở và băn khoăn trước sự xuống cấp về đạo đức trong giới trẻ hiện nay. Đức Cha mong mỏi mỗi gia đình sẽ cùng với giáo xứ quan tâm chăm sóc con em mình nhiều hơn nữa, đặc biệt chăm lo cho các em về đời sống đức tin và gìn giữ đạo đức trong đời sống thường ngày. Thánh lễ kết thúc sau lời cảm ơn chân thành của cộng đoàn đối với Đức Cha, trong niềm vui sướng và hạnh phúc của những tâm hồn thơ trẻ vừa được nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cũng như được đón Chúa Giê-su Thánh Thể lần đầu tiên. Các em từ nay đã bước sang một cột mốc mới trong đời sống Ki-tô hữu của mình. Cầu chúc các em sẽ ngày một gắn bó mật thiết với Chúa nhiều hơn và lớn lên trong ơn Thánh của Người.

Được thành lập từ năm 1971, lấy Thánh Tâm Chúa Giêsu làm bổn mạng, giáo xứ Thánh Tâm hiện nằm tại số 43 Trần Hưng Đạo, khu phố 1, phường Hiệp Phú, Q.9, được cha Đaminh Phạm Văn Đổng chăm sóc. Năm 2004, giáo xứ được tu bổ và xây dựng lại, và nay trở thành nơi sinh hoạt và cầu nguyện của một cộng đoàn tín hữu gần 1500 người, được chia thành 7 giáo khu. Các tu sĩ Dòng Anh em hèn mọn gồm 7 vị đã cùng với Hội đồng Giáo xứ tận tình chăm lo những công việc chung của giáo xứ. Giáo xứ có tất cả 9 lớp giáo lý được sinh hoạt đều đặn, giúp các em thiếu nhi ngày một trưởng thành hơn trong đời sống đức tin. Giáo xứ cũng đã có những người con đi theo ơn gọi và đang là chủng sinh. Hiện Cha xứ đang cùng cộng đoàn chuẩn bị từng bước xây dựng Nhà xứ sau đến Thánh đường dể phục vụ cho sinh hoạt của giáo xứ ngày càng thêm phát triển hơn, từ đó sinh thêm nhiều ơn ích cho cộng đoàn Dân Chúa.

st

cafeda2009
01-11-2009, 08:09 PM
Giáo xứ Thánh Tâm: Giáo Hội hôm nay


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/2w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/3w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/4w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/5w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/6w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/7w.jpg






http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/1w.jpg
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/2w.jpg
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/3w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/4w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/5w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/6w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/10w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/12w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/13w.jpgNguồn: http://tgpsaigon.net (http://tgp-tphcm.net)

cafeda2009
01-11-2009, 08:14 PM
Giáo xứ Thánh Tâm: Giáo Hội hôm nay



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/9w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/10w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/11w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/12w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/13w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/14w.jpg



http://tgpsaigon.net (http://tgp-tphcm.net)

cafeda2009
01-11-2009, 08:16 PM
Giáo xứ Thánh Tâm: Giáo Hội hôm nay

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/11w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/7w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/8w.jpghttp://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/9w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/15w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/16w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/17w.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/18w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/19w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/22w.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/23w.jpg


Nguồn http://tgp-tphcm.net

cafeda2009
02-11-2009, 10:08 AM
Thời kỳ hình thành


I : Khởi đầu từ một giáo điểm

1: Vài nét lịch sử cội nguồn địa danh Giáo xứ Vườn Xoài

Từ phía Nam đèo Ngang – Hoàng sơn đi dần dần vào đến Cà Mau, Hà Tiên dân Việt Nam thực hiện cuộc di dân có tính tổ chức bắt đầu từ năm 1623 khi quốc vương Chân Lạp Chei-Chetta II (1568-1635) di dân lập dinh điền ở Mô Xoài (Mỗi Xuy) gần Bà Rịa. Từ đó, dân Việt Nam Khai khoang lập ấp trên các vùng cứ địa nhưng màu mỡ như “ Tằm ăn lá dâu” ngày càng đông.

Đến năm Mậu Thân 1698, Thống nhất Nguyễn Hưu Cảnh (Kinh 1650-1700) lấy xứ Sài Côn lập huyện Tân Bình tức Gia Định ngày nay. Sang thế kỷ XVIII, nhiều thôn ấp phát triển, làng xã được thành lập, như xã Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì ra đời năm 1749 (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146)

Sinh sống tróng các xã thôn, có những người Công Giáo, làm nương rẫy, trồng lúa nước. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, nông dân còn lập vười cây ăn trái, trồng mít, trồng xoài. Cũng có những giống cây mới từ nước ngoài đưa vào như măng cụt, được Đức cha Bá Đa Lộc đem từ đảo La Sonde ở mạn nam Indonesia trồng thử vào cuối thế kỷ XVIII (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146).

Đức cha Bá Đa Lộc, tên Pháp là Pigneau De Béhaine, vị giám mục thứ 7 giáo phận Đàng Trong (1771-1799), trong thời gian lưu trú tại Thị Nghè, từ tháng 7-1789, thường tới vùng Chí Hòa thuộc xã Tân Sơn Nhất. Đức cha có gặp một số giáo dân đi làm dẫy sinh sống tại đây, thường chiều tối tụ tập nhau đọc kinh. Đức cha quy tụ giáo dân dựng lên một nhà nguyện. Đức cha cũng nhường một vùng đất cao ráo làm noi nghỉ mát của Đức cha, nơi đây khí hậu mát mẻ, quang cảnh đẹp, tĩnh mịch.

Là một người ưa thích trồng các loại cây ăn trái, Đức cha đem các giống xoài về trồng chung quanh nhà nghỉ mát, nhà nguyện, rồi cho trồng khắp vùng Chí Hòa. Sau này, người ta còn thấy nhiều gốc xoài rất lớn 50-60 năm tuổi xung quanh nhà thờ Chí Hòa ( theo tư liệu của ông Lêô Nguyễn Văn Quý, thư ký Tòa Giám Mục Sài Gòn).Thuở ấy, một vùng rộng lớn từ Chí Hòa, Hòa Hưng vòng lên đến Phú Nhuận là vùng hoang vắng, người ta trồng cây ăn trái. Khu vực ngày nay dân gian gọi là “Lăng Cha Cả” ngày xưa um tùm rừng mít, rừng xoài, dân gian gọi vùng trồng xoài rộng lớn là “Vười Xoài” những nơi gò cao cũng trồng xoài gọi là “Gò Xoài”

2: Giáo điểm “Vườn Xoài Sở Rác”: Một quyết định của Đức Giám mục giáo phận Sài Gòn

a: Xuất xứ tên gọi “ Vườn Xoài Sở Rác”

Từ 1946 -1947 là thời chiến trang, người lao động sống chen chúc ở vùng ven đô, như vùng Vườn Xoài, Gò Xoài, Chí Hòa, ở ven kênh Nhiêu Lộc, chạy đến xuống vùng Lăng Cha Cả. Trong đám lưu dân này có người Công Giáo, sống đông ở vùng Chí Hòa, còn lại rải rác ở vùng Vười Xoài, vùng này lúc bấy giờ hoang vu um tùm lau lách cỏ dại, lạch nước quanh co gò nỗng. Đô thành Sài Gòn Gia Định dùng làm bãi rác, do đó được gọi là vùng “ Vườn Xoài Sở Rác”.

Trên vùng đất “Vườn Xoài Sở Rác” khoảng 1947, là vùng hoang vắng đồng không mông quạnh, quanh vùng rộng lớn “Vườn Xoài Sở Rác” nổi bật lên cao nhất là Dòng Chúc Cứu Thế Sài Gòn. Trên vùng đất ấy, sinh sống vài chục gia đình Công Giáo lêu tranh vách ván lụp xụp, họ sinh sống bằng nghề lượm rác, ve chai hoặc chăn nuôi các bầy bò.

b: Đức Giám mục Sài Gòn Jean Cassaigne thành lập “Vườn Xoài Sở Rác”

Số người có đạo gồm những dân phiêu cư. Cũng có những giáo dân ở họ đạo Chí Hòa.

Bấy giờ, linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại, cha sở họ đạo Phú Nhuận, quan tâm giúp đỡ mục vụ cho nhóm giáo dân ở “Vườn Xoài Sở Rác”. Đồng thời linh mục Giuse Phạm Văn Thiên, cha sở họ Chí Hòa, cũng quan tâm vì trong nhóm giáo dân này có một số vốn thuộc họ Chí Hòa.

Cha Giuse Phạm Văn Thiên bàn xin Đức Cha Sài Gòn cho lập một giáo điểm tại Vườn Xoài Sở Rác. Đức cha Jean Cassaigne Sanh, Giám mục Tổng Tòa Giáo Phận Sài Gòn, chấp thuật lập giáo điểm và ủy thác linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại lãnh nhiệm thành lập và chăm sóc mục vụ cho giáo hữu.Giáo điểm được gọi tên: “Giáo Điểm Vườn Xoài Sở Rác”

Tên gọi này được dùng trên giấy tờ sổ sách của giáo điểm, trong sổ rửa tội và trong dấu mộc một thời gian khá dài.


Thành Phố - Hồ Chí Minh

Ngày 14 tháng 07 năm 2009

GIÁO XỨ VƯỜN XOÀI

LM Chánh sở

PHÊRÔ PHAN KHẮC TỪ

cafeda2009
02-11-2009, 10:11 AM
II : Lớn lên thành một giáo xứ


1: Thời kỳ 1957-1958

Với linh mục chánh xứ tiên khởi: Phêrô Đặng Thành Tiên

Từ tháng 3 năm 1957, cha Phêrô Đặng Thành Tiên về giáo xứ Vườn Xoài. Lúc đó, giáo dân đã khá đông nên cha chánh xứ phải tìm cách cải tạo ngôi nhà thờ được cất lên bên cạnh ngôi nhà nguyện đã có trước đó bằng cách mở rộng 2 cánh hiên nhà thờ thêm 4m và nâng hàng cột lên cao hơn trước.

Sinh ngày 11-11-1922, tại làng Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn lúc mới lên 10 tuổi và thụ phong linh mục ngày 22-09-1948. Cha đã từng ở nhiều nhiệm sở như Thị Nghè, Đà Lạt, Tân Định, Xuân Lộc, trước khi về giao xứ Vườn Xoài. Cha phục vụ giáo xứ này từ năm 1957 cho đến khoảng tháng 8 năm 1958 thì đi lãnh trách nhiệm ở giáo xứ Bình Đại, rồi cuối cùng làm chánh xứ và hạt trưởng Sadec


Ngài qua đời tại Sadec ngày 18-05-1997 thọ 75 tuổi, sau 49 năm làm linh mục,

Linh mục Phêrô Đặng Thành Tiên

Chánh xứ tiên khởi Giáo xứ Vườn Xoài

2: Thời kỳ 1958-1961

Với linh mục chánh xứ thứ hai: Antôn Phùng Quang Mạnh

Năm 1958 cha đang làm chánh xứ Bình Đại thì được thuyên chuyển làm chánh xứ Vườn Xoài. Tại giáo xứ mới này, tuy yêu cầu bức thiết là xây nhà thờ mới nhưng chưa thực hiện được nên cha đành chọn giải pháp tu sửa nhà thờ như đóng trần, gắn quạt, san bằng sân nhà thờ cũ.

Chính cha chánh xứ Antôn Phùng Quang Mạnh đã cùng cha Phêrô Nguyễn Văn Truyền thành lập Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Vườn Xoài ngày 10-05-01958 và trong này này có tổ chức rước kiệu Đức Mẹ

Sinh ngày 12-09-1922 tại Mỹ Tho, cha thuộc một gia đình không Công Giáo, thân phụ là ông Phùng Hiệp, gốc người Hoa và là một thương gia giầu có làm Bang trưởng Bang Hoa Kiều Quảng Đông tại Mỹ Tho, thân mẫu là bà Hà Thị Mai. Rồi ông bà Phùng Hiệp cùng 7 người con xin theo đạo Công Giáo và cùng nhận lãnh Bí tích Rửa tội tại nhà thờ Mỹ Tho ngày 22-12-1928 lúc cha mới được 6 tuổi.

Cha vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn năm 1937, lên Đại Chủng Viện năm 1941 và thụ phong linh mục ngày 21-09-1947 Cha còn có 2 người anh em ruột nữa cũng làm linh mục là cha Phùng Thành, và cha Phùng Cảnh.

Trước khi về làm chánh xứ Vườn Xoài 1958 Cha Antôn Phùng Quang Mạnh đã từng làm chánh xứ các giáo cứ: Phanxico Xavie (nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn) từ năm 1947 – 1953 Bình Đại Bến Tre, từ năm 1953 – 1958 Cha ở giáo xứ Vườn Xoài cho đến năm 1961 thì được thuyên chuyển về làm chánh xứ Gia Định cho đến khi ngài qua đời vào ngày 16-01-2004 hưởng thọ 82 tuổi, sau 57 năm linh mục, Hài cốt của cha được hỏa táng theo di chúc và di cốt của cha được an vị tại giáo xứ Gia Định


Linh mục Antôn Phùng Quang Mạnh

3: Thời kỳ 1961-1980

Với linh mục chánh xứ thứ ba: Phaolô Trần Viết Thọ

Cha Phaolô Trần Viết Thọ sinh năm 197 tại Tây Ninh, thụ phong linh mục năm 1955 tại Sài Gòn sau khi du học Pháp về năm 1960, cha được Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm làm chánh xứ Vườn Xoài vào tháng 7 năm 1961.

Thời kỳ này, cha chanh xứ Phaolô Trần Viết Thọ có được nhiều phụ tá để cùng xây dựng giáo xứ Vườn Xoài mới được thành lập. như cha Gioa Kim Lương Hoàng Kim, cha Nguyễn Thiện Toàn, cha Phêrô Trương Bá Cần, và thầy đại chủng viện : Phêrô Phan Khắc Từ. Rồi từ năm 1973 và sau đó có thêm cha Phanxicô Xaviê Trần Xuân Lai, cha Phêrô Nguyễn Đức Chính, cha Phêrô Hoành Văn Thiên

Lúc đó giáo xứ gồm có 9 khu giáo và yêu cầu cấp bách của giáo dân là xây dựng một ngôi nhà thờ mới kiên cố, nhưng sau nhiều lần tổ chức lễ “đặt viên đá đầu tiên” cuối cùng nhà thờ cũng chưa được xây dựng lại, chỉ dựng thêm được cái ghác chuông sơ sài bằng 4 cây sắt làm chân chống và có mái tôn che ở trên. Tuy nhiên, ngày 20-10-1968 Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng đã đến dâng Thánh Lễ tạ ơn tại ngôi nhà thờ này và đặt tên mới cho giáo xứ này là giáo xứ “ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” đồng thời cũng làm phép ghác chuông mới.


Nhà thờ “ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”

Trên giấy tờ sỗ sách của giáo xứ đều dùng danh xưng “ Họ Tử Đạo Vườn Xoài”
Thư Đức Tổng Giám Mục NGUYỄN VĂN BÌNG gửi giáo hữu
Họ Mới Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

SÀI GÒN ngày 23 tháng 9 năm 1968
Anh Chị Em thân mến,

Tôi hoan hỷ hận lời mời sẽ về thăm Anh Chị Em Chúa Nhật ngày 20/10/1968, vào lúc 7.30 giờ sáng.

Nhân dịp này, tôi sẽ chính thức đặt danh hiệu cho Nhà Thờ Họ Mới, làm phép Chuông Mới, Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, cầu nguyệt và chúc phúc cho tất cả Anh Chị Em, đã cố gắng hy sinh xây dựng Họ Mới từ mấy năm nay.

Tôi tha thiết mời gọi tất cả anh chị em, nhất là các vị hằng tâm, hằng sản xa gần, hãy nhiệt thành công tác với Cha sở, và Quý Chức, góp phần thật rộng rãi vào cuộc quyên góp đợt II để sớm hoàn tất công việc phát triển Họ Mới, chính là công việc xây dựng Hội Thánh, mà Anh Chị Em đã khởi đầu cách tốt đẹp như vậy.

Xin Chúa trả công vô cùng cho Anh Chị Em, và ở cùng Anh Chị Em luôn mãi


Ấn ký

Phaolô NGUYỄN VĂN BÌNH

Tổng Giám Mục Sài Gòn

NGUYỄN VĂN BÌNH

Tổng Giám Mục Sài Gòn

Ý nghĩa biểu tượng Logo Giáo Xứ Vườn Xoài

Được Cha xứ Phaolô Trần Viết Thọ vẽ biểu tượng Họ Tử Đạo Vười Xoài với 3 nội dung ý nghĩa sâu sắc.

- Nhánh lá thiên tuế màu xanh lá cây, đặt nàm xiên chéo từ trái sang phải- từ tây sang đông xuyên qua tâmTthánh Giá. Từ trái sang phải là từ phía mặt trời lăn tối tăm sang phía mặt trời mọc, phía ánh sáng.

- Hình thập giá màu đỏ.

- Những đường gẫp khúc màu vàng theo hình xoáy ốc có tâm khởi xuất từ tâm Thập Giá mở rộng từ đông sang tây từ phải sang trái - đến vô tận.

Cho tới ngày nay biểu tượng “ Thập Giá với cành thiên tuế” vẫn được Giáo Xứ sử dụng.

4. Thời kỳ 1980 đến nay.

Với linh mục chánh xứ thứ tư: Phaolô Phan Khắc Từ

Cha Phaolô Phan Khắc Từ được bổ nhiệm làm phó xứ Vườn Xoài từ 1968 trong thời kỳ Cha Phaolô Trần Viết Thọ làm chánh xứ, rồi đến ngày 10/05/1980 thì lãnh nhiệm vụ chánh xứ thay thế Cha Phaolô Trần Viết Thọ, theo lệnh từ Tòa Tổng Giám Mục, và sau đó mới có giấy bổ nhiệm chính thức do Đức Giám Mục phụ tá Aloisiô Phạm Văn Nẫm ký ngày 02/11/1980,

Trong thời gian còn là thầy Đại Chủng Viện, Cha cũng đã về giúp Giáo Xứ Vườn Xoài một thời gian. Khi làm phó xứ Vườn Xoài, cha còn kiêm nhiệm vụ tuyên úy của tổ chức Thanh Lao Công (Thanh niên lao động công giáo) thuộc giáo phận Sài Gòn. Với tư cách tuyên úy Thanh Lao Công, cha đã đi dự Hội Thanh Lao Công tổ chức tại Beyrouth (Liban) trong thời gian 1968-1969 từ 1971-1975, cha tham gia phong chào đấu tranh đòi công bằng xã hội, đòi quyền lợi cho người lao động, nhất là người lao động nghèo. Cha được từng mệnh danh là “cha hốt rác” vì cha đã hai năm (1973-1974) đi hốt rác ngoài đường phố cùng với đội lao công hốt rác chuyên nghiệp của thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ.

Từ sau biết cố lịch sử 30-04-1975 cho đến nay, cha đã giữ các chức vụ sau.

- Phó chủ tịch Công Đoàn Thành Phố,

- Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam,

- Phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh,

- Phó tổng thư ký Hội cứu trợ Trẻ Em Tàn Tận Việt Nam

- Phó chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tận Thành Phố Hồ Chí Minh

- Giám Đốc cơ sở nuôi trẻ khuyết tật Thiên Phước

Ngoài ra, Cha còn làm đại biểu Hội đồng nhân dân Thành Phố ba khóa và là Đại biểu Quốc Hội trong ba khóa liên tục. Mới đây, cha đã ở trong thành viên của phái đoàn Việt Nam tham dự cuộc hội thảo về chất độc màu da cam được tổ chức tại Pháp, và hội nghị đoàn kết các tôn giáo Á Âu tại Bali, Indonesia.

Trong thời gian làm chánh xứ Vườn Xoài cho đến nay, cha đã thực hiện được 2 việc gây ấn tượng hơn cả Trong lòng mọi người giáo dân Vườn Xoài. Đó là việc xây dựng ngôi nhà thờ kiên cố nhà xứ khang trang và việc tổ chức được Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ theo mô hình bầu cử tự do dân chủ.

Cha sinh ngày 28-12-1938 tại xứ Hội Am thuộc xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng, cha đã học tiểu Chủng Viện Viện Chân Phúc Liêm thuộc Giáo phận Hải Phòng trong thời gian 1952-1954, rồi theo Chủng Viện dư cư vào nam, và cư trú lại Bình Đức (Mỹ Tho) tiếp tục học ở Chủng Viện Bùi Chu trong thời gian 1958-1959 rồi sau đó về học Chủng Viện Thánh Tịnh của giáo phận Bùi Chu di cư trong thời gian 1960-1962 và thụ phong linh mục ngày 14-05-1968 tại Sài Gòn.

Thành Phố - Hồ Chí Minh

Ngày 14 tháng 07 năm 2009

GIÁO XỨ VƯỜN XOÀI

LM Chánh sở

PHÊRÔ PHAN KHẮC TỪ

cafeda2009
02-11-2009, 10:15 AM
III: Tri ân tưởng nhớ các Linh mục

III. TRI ÂN TƯỞNG NHỚ CÁC LINH MỤC ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG CHO GIÁO ĐIỂM VƯỜN XOÀI


1.Linh Mục Andrê Nguyễn Văn Đại :

Tuy lúc đó đang làm Chánh Xứ Phú Nhuận nhưng hàng tuần Cha đều đến giúp về Mục Vụ cho nhóm giáo dân ở giáo điểm Vườn Xoài. Cha vận động dựng nên một nhà nguyện nhỏ. Ông bà Huyện Nhơn dâng cúng đất. Tòa Giám Mục cũng cho tiền mua đất. Vị trí nhà nguyện lúc đó như sau : Từ đường Trương Minh Giảng cũ (Lê Văn Sỹ hiện nay) kéo dài cho tới lạch nước. Nhà nguyện lợp ngói âm dương, vách ván dài 8m, rộng 5m, phía sau Cung Thánh là vách đất nhồi rơm.

Sinh ngày 20.11.1909 tại Xã Hòa Bình, Gia Định, Cha vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn năm 1922 và thụ phong Linh Mục ngày 18.09.1937 tại Sài Gòn, do Đức Giám Mục Dumortier chủ tế tấn phong. Cha đã từng lãnh trách nhiệm ở các giáo xứ như : Lương Hòa, Cái Bèo, Phước Khánh, Biên Hòa, Tâm Hưng, Phú Nhuận và đã từng giảng dạy tại Tiểu Chủng Viện Sài Gòn.


2.Linh Mục Alôsiô Phạm Văn Nẫm :

Lúc giáo điểm Vườn Xoài vừa mới được thành lập, Tân Linh Mục Alôsiô Phạm Văn Nẫm đang giảng dạy tại Tiểu Chủng Viện Sài Gòn thì được Đức Cha Jean Cassaigne cử về giúp Cha Andrê Nguyễn Văn Đại để lo cho giáo điểm Vườn Xoài kể từ tháng 4 năm 1950.

Từ giáo điểm này, trong các ngày Chúa Nhật, vào dịp Tuần Thánh, dịp Lễ Giáng Sinh, Cha Alôsiô Phạm Văn Nẫm cùng một số Cha bạn ở Tiểu Chủng Viện đều đến giúp về Mục Vụ, dạy Giáo Lý, tập hát, tĩnh tâm, sinh hoạt Thiếu Nhi.
Ngoài ra, Cha còn đến các nhà buôn để xin thùng gỗ làm vách nhà nguyện của giáo điểm. Đến tháng 6 năm 1956, Cha phụ trách họ đạo Tân Phước.

Cha Alôsiô Phạm Văn Nẫm vốn thuộc gia đình không Công Giáo, sinh ngày 17.09.1919 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, nhưng đến ngày 31.01.1934 mới nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, lúc đã 16 tuổi. Sau đó, cả gia đình Cha đều được Rửa Tội theo Công Giáo. Năm 1938, Cha vào học Tiểu Chủng Viện Sài Gòn, rồi được gởi đi du học tại Chủng Viện Penang. Đến năm 1945, Cha trở về Việt Nam, học tại Chủng Viện Cái Nhum và thụ phong Linh Mục ngày 18.09.1948, do Đức Cha Cassaigne làm chủ tế lễ phong chức. Sau đó, Cha được giữ lại giảng dạy tại Chủng Viện Sài Gòn. Đến ngày 02.02.1978, Cha được tấn phong Giám Mục và trở thành Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh kiêm Tổng Đại Diện Giáo Phận.

Ngài qua đời ngày 30.06.2001 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 82 tuổi, sau 53 năm làm Linh Mục trong đó có 23 năm làm Giám Mục.


3.Linh Mục Nicola Huỳnh Văn Nghi :

Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi vừa giảng dạy ở Tiểu Chủng Viện Sài Gòn vừa cùng với Cha Alôsiô Phạm Văn Nẫm phụ thêm Cha Andrê Nguyễn Văn Đại lo cho giáo điểm Vườn Xoài. Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi còn mời các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá ở Chợ Quán đến giáo điểm Vườn Xoài.

Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi sinh ngày 01.05.1927 tại Xóm Chiếu, Vĩnh Hội, Sài Gòn, du học tại Pháp năm 1950, trở về nước năm 1953, thụ phong Linh Mục ngày 29.06.1957 và được tấn phong Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết ngày 29.07.1974.

cafeda2009
02-11-2009, 10:16 AM
IV: Các Linh Mục phụ tá

1.Linh Mục Phanxicô Xavie Trần Xuân Lai :

Cha Phanxicô Xavie Trần Xuân Lai sinh ngày 04.05.1935 tại Giáo Xứ Phúc Hải Tỉnh Ninh Bình. Cha Phanxicô Xavie Trần Xuân Lai vào Tiểu Chủng Viện Ba Làng thuộc Giáo Phận Thanh Hóa năm 1953, vào Chủng Viện Xuân Bích di cư ở Thị Nghè, Sài Gòn năm 1959 rồi theo Đại Chủng Viện này ra Huế năm 1966 và thụ phong Linh Mục ngày 31.05.1966 tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế do Đức Cha Phaolô Seitz làm chủ tế. Thời gian năm 1966 – 1968, Cha dạy ở Chủng Viện Sao Biển, Nha Trang, sau đó làm Hiệu Trưởng trường Trung Học Thư Thục Lê Bảo Tịnh của Giáo Phận Thanh Hóa di cư ở đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ hiện nay) trong thời gian năm 1970 – 1971. Từ năm 1973, Cha giúp Giáo Xứ Vườn Xoài về Mục Vụ trong khi vẫn cư trú tại trường Lê Bảo Tịnh. Đến năm 1980, Cha được bổ nhiệm làm Phụ Tá Giáo Xứ Vườn Xoài. Cha phụ trách các lớp Giáo Lý cho Thiếu Nhi và làm linh hướng cho một số đoàn thể, Hội Nhóm Đạo đức trong giáo xứ. Sau một thời dài đau bệnh, Cha đã qua đời tại Giáo Xứ Vườn Xoài ngày 19.01.2003, thọ 68 tuổi, sau 37 năm làm Linh Mục, giúp Giáo Xứ Vườn Xoài 30 năm

2.Linh Mục Phêrô Nguyễn Đức Chính :

Cha Phêrô Nguyễn Đức Chính sinh ngày 20.08.1940 tại Mưỡi Giáp, Thanh Quyết, Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo Phận Phát Diệm, Cha Phêrô Nguyễn Đức Chính vào Tiểu Chủng Viện Xuân Bích di cư ở Thị Nghè năm 1961 và thụ phong Linh Mục ngày 28.05.1969. Sau đó, Cha tình nguyện lên Pleiku giúp Giáo Phận Kontum. Tháng 3 năm 1975, Cha về cư trú ở nhà thân nhân trong Giáo Xứ Vườn Xoài, rồi được Cha Chánh Xứ Phaolô Trần Viết Thọ mời giúp Mục Vụ cho Giáo Xứ Vườn Xoài và được Tòa Tổng Giám Mục chấp thuận. Tại Giáo Xứ Vườn Xoài, Cha phụ trách về Phụng Vụ. Sau một thời gian ngắn đau bệnh, Cha đã qua đời tại Giáo Xứ Vườn Xoài ngày 16.06.2000, hưởng thọ 60 tuổi, sau 31 năm làm Linh Mục, giúp Giáo Xứ Vườn Xoài được 25 năm.

3.Linh Mục Phêrô Hoàng Văn Thiên (OP) :

Cha Phêrô Hoàng Văn Thiên sinh năm 1645 tại Sài Gòn, được thụ phong Linh Mục Dòng Đaminh năm 1972. Sau năm 1975, Cha đi học tập cải tạo trở về, Cha được bổ nhiệm là Phụ Tá cho Cha Chánh Xứ Vườn Xoài Phêrô Phan Khắc Từ. Cha Phêrô Hoàng Văn Thiên rất nhiệt tình đóng góp công sức cho công trình xây dựng ngôi nhà thờ Giáo Xứ Vườn Xoài năm 1981. Cha rời Giáo Xứ Vườn Xoài để trở về Dòng Đaminh.

4.Linh Mục Đaminh Trần Đức Công :

Cha Đaminh Trần Đức Công sinh ngày 12.12.1951 tại làng Trà Đoài, Xã Trà Lũ, Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, thuộc Giáo Phận Bùi Chu. Cha Đaminh Trần Đức Công vào học Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse thuộc Giáo Phận Sài Gòn, năm 1963, lên Đại Chủng Viện năm 1971 và thụ phong Linh Mục ngày 08.12.1988 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Cha Đaminh Trần Đức Công được bổ nhiệm là Phụ Tá Giáo Xứ Tân Hòa năm 1988, rồi Phụ Tá Giáo Xứ Vườn Xoài năm 1991, kiêm phụ trách Giáo Xứ Phú Hòa thuộc Quận Tân Bình. Tháng 9 năm 2003, Cha được bổ nhiệm làm Chánh Xứ họ đạo Xóm Lách.

5.Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Bút :

Cha Giuse Nguyễn Văn Bút sinh ngày 12.03.1930 tại Mưỡu Giáp, Xã Thanh Quyết, Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Cha Giuse Nguyễn Văn Bút vào Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm năm 1942, lên Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội năm 1952, và thụ phong Linh Mục ngày 23.03.1958 tại Nhà Thờ Phát Diệm – Phú Nhuận, Sài Gòn. Cha Giuse Nguyễn Văn Bút làm Mục Vụ tại Giáo Phận Vĩnh Long. Năm 1992, Cha vì đau bệnh về nhà hưu Phát Diệm, Xóm Mới, xin nhập tịch vào Tổng Giáo Phận Sài Gòn ngày 11.09.2000 và được bổ nhiệm về giúp Cha Chánh Xứ Vườn Xoài. Dưỡng bệnh và làm Mục Vụ tùy khả năng sức khỏe cho đến nay. Cha về Giáo Xứ Vườn Xoài ngày 11.09.2000.

6.Linh Mục Giuse Nguyễn Bá Long :

Cha Giuse Nguyễn Bá Long sinh ngày 21.09.1958 tại Tân Thanh, Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. Cha Giuse Nguyễn Bá Long vào Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn năm 1981. Cha Giuse Nguyễn Bá Long thụ phong Linh Mục ngày 01.01.1997, và được bổ nhiệm làm Phụ Tá cho Cha Chánh Xứ Vườn Xoài từ ngày 19.09.2003.

7.Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Toàn :

Cha Phêrô Nguyễn Quang Toàn sinh ngày 20.12.1946 tại Trà Cổ, Quảng Ninh. Cha Phêrô Nguyễn Quang Toàn thụ phong Linh Mục ngày 07.12.1974 và được bổ nhiệm làm Linh Mục Phụ Tá cho Giáo Xứ Vườn Xoài từ ngày 30.09.2005.

8.Linh Mục Giuse Hoàng Minh Liệu :

Cha Giuse Hoàng Minh Liệu sinh ngày 05.12.1965 tại Sài Gòn. Cha Giuse Hoàng Minh Liệu thụ phong Linh Mục ngày 29.06.2007 và được bổ nhiệm làm Linh Mục Phụ Tá cho Giáo Xứ Vườn Xoài từ ngày 20.07.2007.

cafeda2009
02-11-2009, 10:17 AM
V: Các Linh mục hỗ trợ mục vụ thường xuyên

1. Linh Mục Phêrô Trương Bá Cần :

Cha Phêrô Trương Bá Cần sinh ngày 13.07.1930 tại làng Hà Đông, Xã Hương Giang, Huyện Hương Khuê, Tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Giáo Phận Vinh, thụ phong Linh Mục ngày 28.06.1958 tại Nhà Thờ Đức Bà Paris.Cha từng hỗ trợ Mục Vụ tại Giáo Xứ Vườn Xoài từ ngày 28.08.1963 đến tháng 11 năm 1971. hiện đang là Tổng Biên Tập Báo Công Giáo và Dân tộc.

2. Linh Mục Antôn Bảo Tịnh Vương Đình Bích :

Cha Antôn Bảo Tịnh Vương Đình Bích sinh ngày 26.08.1928, quê ở Xứ Thọ Ninh, Huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh, vào học Tiểu Chủng Viện năm 1944, vào Đan Viện Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo năm 1946.Cha Antôn Bảo Tịnh Vương Đình Bích thụ phong Linh Mục ngày 06.01.1959 tại Fribourg, Thụy Sĩ. Cha nguyên là Bề Trên của Dòng nhưng nay đã nghỉ hưu. Cha đã đến dâng Thánh Lễ ở Nhà Thờ Vườn Xoài mỗi Chúa Nhật trong một thời gian dài để hỗ trợ Mục Vụ cho Giáo Xứ Vườn Xoài.

3. Linh Mục Gioakim Lương Hoàng Kim :

Cha Gioakim Lương Hoàng Kim sinh ngày 12.09.1927, quê ở Đồng Quan, Xã Vũ An, Phủ Kiến Tường, Tỉnh Thái Bình, vào Tiểu Chủng Viện Mỹ đức thuộc Giáo Phận Thái Bình năm 1942, lên Đại Chủng Viện Nam Định năm 1949, và thụ phong Linh Mục trong tháng 6 năm 1953. Cha Gioakim Lương Hoàng Kim du học tại Roma và Pháp trong tháng 10 năm 1954. Trở về Sài Gòn vào cuối năm 1964, Cha cư trú tại Giáo Xứ Vinh Sơn, thuộc Quận Tân Bình.Từ năm 1965, Cha về giúp Mục Vụ cho Giáo Xứ Vườn Xoài trong một thời gian rồi đi Buôn Ma Thuột. Cha còn là Nhạc Sĩ và Thi Sĩ, đã sáng tác nhiều Thánh Ca hiện đang được hát trong các nhà thờ.Từ tháng 6 năm 1984, Cha bị bệnh ung thư và đã qua đời ngày 15.04.1985, hưởng dương 58 tuổi, sau 32 năm làm Linh Mục.

1. Linh Mục Tôma Thiện Trần Minh Cẩm (bút danh: Thiện Cẩm)

Cha Tôma Thiện Trần Minh Cẩm sinh ngày 03.08.1933 tại Bùi Chu, thụ phong Linh Mục trong Dòng Đaminh, chi Lyon, năm 1956. Cha đã du học ở Pháp, đỗ Tiến Sĩ Triết Đông tại Đại Học Sorbone năm 1967, trở về nước năm 1968 và dạy ở Đại Học Đà Lạt. Cha Tôma Thiện Trần Minh Cẩm đã đến dâng Thánh Lễ ở Nhà Thờ Vườn Xoài mỗi Chúa Nhật trong một thời gian dài để hỗ trợ Mục Vụ cho giáo xứ..

2.Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Võ :

Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ sinh ngày 05.01.1958 tại Sài Gòn, thuộc Giáo Xứ Vườn Xoài. Cha vào học Tiểu Chủng Viện Sài Gòn năm 1969, lên Đại Chủng Viện Sài Gòn năm 1977 và thụ phong Linh Mục ngày 27.06.1991 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Ông bà cố của Cha nguyên là giáo dân Trung Đồng, Xã Gia Trung, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo Phận Phát Diệm, di cư vào Nam năm 1954 và cư trú tại Giáo Xứ Vườn Xoài từ đó cho đến nay. Khi còn là Thầy Đại Chủng Viện, Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ đã từng có thời gian dài giúp Giáo Xứ Vườn Xoài về Mục Vụ. Sau khi thụ phong Linh Mục, Cha làm Giáo Sư phụ khảo về Thánh Kinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Thành phố Hồ Chí Minh, rồi lên đường du học Pháp ngày 27.11.1993 và trở về nước ngày 31.12.2001 để tiếp tục làm Giáo Sư Thánh Kinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse và giúp Mục Vụ cho Giáo Xứ Vườn Xoài.

3.Linh Mục Giuse Nguyễn Tri Hùng :

Cha Giuse Nguyễn Tri Hùng sinh ngày 21.02.1968 tại Thừa Thiên Huế. Cha gia nhập Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn năm 1992 và thụ phong Linh Mục ngày 17.12.2004 tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thành Phố Chí Minh. Ông bà cố của Cha quê ở Xã Chí Long, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, khi vào Nam cư trú tại Sài Gòn, thuộc Giáo Xứ Vườn Xoài. Hiện nay, Cha quản lý cộng đoàn Gabriel của học viện Thần Học tại Thành Phố Hồ Chí Minh và đang giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Vườn Xoài.

cafeda2009
02-11-2009, 10:22 AM
Giai Đoạn Phát Triển


I : Tính chất cơ bản

1. Vai trò của Ban Hành Giáo trước :

Khi còn là giáo điểm, Vườn Xoài đã có “Ban Điều Hành giáo điểm”. Tuy nhiên ngày ấy chưa có cái tên gọi “Ban Điều Hành”. Ngày nay, trong số các gío dân tham gia “Ban Hành Giáo” chỉ còn nhớ tên hai ông Đinh Văn Thọ và Vũ Văn Học. Năm 1955 – 1956, Cha Giáo Nicola Huỳnh Văn Nghi ở Tiểu Chủng Viện về giúp có lập “Ban chức việc” còn nhớ có các ông Đinh Quang Lượng, Nguyễn Phú Thọ, …Trong thời kỳ này đã có “Ban chức việc” để phụ giúp Cha Sở điều hành giáo xứ về phụng vụ và hành chánh, còn tài sản – tài chánh do Cha Sở tự quản lý.

2. Vai trò của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ :

Công Đồng Vaticanô II (năm 1965) nhìn nhận giá trị và đánh giá cao vai trò vị trí của giáo dân trong Giáo Hội. nhưng vai trò vị trí của giáo dân trong việc điều hành giáo xứ chưa thật sự được nhiều nơi chấo nhận. Năm 1980, Cha Phêrô Phan Khắc Từ thành lập Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ lâm thời mang tính thử nhiệm. Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ gồm những tín hữu được tín nhiệm trong 9 Khu Giáo tiến cử vào 9 Ban Điều Hành 9 Khu Giáo. Mỗi Ban Điều Hành Khu Giáo bầu chọn một vị tham gia Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. Ban Thường Vụ bỏ phiếu bầu chọn người tín nhiệm giữ chức vụ Trưởng, Phó Ban có nhiệm vụ thay mặt Cha Chánh Xứ quản lý mọi thu chi tài chánh cũng như tài sản trong giáo xứ với sự giám sát của Ban Kiểm Soát Tài Sản cũng là những thành viên được bầu chọn.

3. Hệ thống dân chủ :

Năm 1981, Cha Phêrô Phan Khắc Từ quyết định thành lập hệ thống điều hành cơ sở gồm 10 Khu Giáo. Các Khu Giáo được đặt tên theo Thánh danh vị Thánh được chọn làm Bổn Mạng Khu Giáo gồm : Khu Giáo Thánh Mẫu, Khu Giáo Thánh Linh, Khu Giáo Thánh Tùy, Khu Giáo Thánh Giuse, Khu Giáo Thánh Đê, Khu Giáo Thánh Gẫm, Khu Giáo Thánh Gioan, Khu Giáo Thánh Mỹ, Khu Giáo Thánh Minh, Khu Giáo Thánh Tịnh. Tùy theo số hộ giáo dân mà có số người được chọn tham gia Ban Điều Hành.

4. Cơ cấu dân chủ :

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ gồm những người được giáo dân giới thiệu tham gia bầu cử tại Khu Giáo. Những người được chọn là những người được tín nhiệm có số phiếu cao nhất. Ban Điều Hành tiếp tục bầu chọn Trưởng, Phó Khu và các chức danh khác cùng một người dự kiến giới thiệu tham gia Ban Thường Vụ. Mười người do 10 Khu Giáo giới thiệu tiếp tục bầu chọn chức danh Trưởng Phó Ban Thường Vụ còn gọi là Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. các chức danh còn lại được tín nhiệm phân công. Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ thay mặt Cha Sở điều hành quản lý mọi sinh hoạt thu chi tài chánh tài sản có sự giám sát của Ban Kiểm Soát Tài Sản do Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ giới thiệu ứng cử và bầu chọn. Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ chính thức Khóa 1 ra mắt ngày 01.09.1981, ngày Lễ Kính Các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam, gồm 68 thành viên có nhiệm kỳ ba năm. Không kể nhiệm kỳ lâm thời ra mắt ngày 01.09.1980 với 53 thành viên. Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ có 9 vị do 9 Khu Giáo để cử do ông Phêrô Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng Ban, Ông Antôn Phạm Văn Song và ông Phaolô Lê Văn Thi, Phó Ban.

cafeda2009
02-11-2009, 10:23 AM
II : Các khóa chính thức

Kể từ năm 1981 đến nay (2009) chính thức có 8 nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.
Khóa 1 : Nhiệm kỳ 3 năm (1981 – 1984).
Khóa 2 : Nhiệm kỳ 3 năm (1984 – 1987).
Khóa 3 : Nhiệm kỳ 3 năm (1987 – 1990).
Khóa 4 : Nhiệm kỳ 3 năm (1990 – 1993).
Khóa 5 : Nhiệm kỳ 4 năm (1993 – 1997).
Khóa 6 : Nhiệm kỳ 5 năm (1997 – 2002) (lưu nhiệm 1 năm).
Khóa 7 : Nhiệm kỳ 4 năm (2002 – 2006).
Khóa 8 : Nhiệm kỳ 4 năm (2006 – 2010).

cafeda2009
02-11-2009, 10:24 AM
III: Quá trình xây dựng cơ sở vật chất

1. Tâm sự chủ chăn :

Do nhiều hoàn cảnh, Giáo Xứ Vườn Xoài là một giáo xứ có nhiều nét độc đáo, đã từng tập họp nhiều Linh Mục trí thức từ Châu Âu trở về và hưởng ứng mạnh mẽ Công Đồng chung Vaticanô II, nhưng đoàn chiên lại phân tán, ngôi Thánh Đường mái tôn cứ tồn tại mãi, nên khi được bài sai về Giáo Xứ Vườn Xoài vào ngày 10.05.1980, tôi nhận thấy hai công việc thiết yếu đối với cộng đoàn này là xây dựng sự hiệp nhất và xây dựng ngôi Thánh Đường.
Từ năm 1962 – 1963, tôi được về giúp Giáo Xứ Vườn Xoài sống chung với một số Linh Mục vừa từ bên Pháp về, cùng với Công Đồng chung Vaticanô II khai mạc, tôi như được tăng thêm sinh lực và có lẽ từ đó tôi đã có một định hướng cho cuộc đời Linh Mục của riêng mình. Năm 1968, sau khi thụ phong Linh Mục, tôi lại được bài sai về làm Phó Xứ Vườn Xoài và ít lâu sau được bổ nhiệm là Tuyên úy Thanh Lao Công Địa Phận. việc dấn thân với người nghèo và người lao động mỗi ngày càng thêm sâu sắc.

Trước một khúc quanh của đất nước, người giáo dân ở đây còn bao băn khoăn lo lắng, tôi vẫn được coi là con người hiền từ, nhưng nay xem chừng đã quá “nhuộm đỏ”. Chắc có nhiều người suy nghĩ tương lai giáo xứ sẽ trở về đâu.

Tôi đã liên kết với các anh em Linh Mục tại chỗ : Cha Phanxicô Xavie Trần Xuân Lai, Cha Phêrô Nguyễn Đức Chính, Cha em Phêrô Hoàng Văn Thiên mà tôi bảo lãnh về để cùng xây dựng cộng đoàn giáo xứ. Trước hết, chúng tôi sống tinh thần huynh đệ Linh Mục, chia sẻ mọi công việc của giáo xứ, rồi chúng tôi tổ chức chuẩn bị Lễ Chúa Nhật, hằng ngày, chuẩn bị nội dung bài giảng có một số Linh Mục Tu Sĩ giáo dân khác cùng đến dự. Để xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất và đáp ứng được nhu cầu Truyền Giáo, chúng tôi thấy cần xây dựng ngay một Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. Giáo Xứ Vườn Xoài trải dài trên ba Phường của Quận 3 và ba Phường của Quận Phú Nhuận. Khác Giáo Xứ Bùi Phát, giáo dân tập trung rất đông trên một mảnh đất hẹp, còn Giáo Xứ Vườn Xoài, giáo dân sống xen kẽ, có khi cả mấy chục gia đình lương mới có một gia đình Công Giáo. Nội quy Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ quy định cứ 20 – 25 gia đình cử một vị đại diện, để chịu trách nhiệm và quy tụ các giáo dân của mình. Giáo Xứ Vườn Xoài có 10 Khu Giáo, mỗi Khu Giáo có một Ban Đại Diện từ 5 – 9 thành viên. Thành viên của 10 Khu Giáo họp lại thành Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ lâm thời ra mắt giáo xứ vào Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1980 với 53 thành viên, rồi 72 thành viên ở nhiệm kỳ khóa 8 như hiện nay. Nội quy cho phép Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ được thảo luận dân chủ, được tranh luận và cuối cùng sẽ biểu quyết theo đa số. nội quy cũng cho phép Linh Mục Chánh Xứ được quyết định tối hậu, không cần tham khảo ý kiến của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, nhưng rất ít khi Linh Mục Chánh Xứ sử dụng quyền này, thường xuyên là thuyết phục và nhiều khi Linh Mục Chánh Xứ chấp nhận “thua” để biểu quyết của tập thể được tôn trọng. Trong điều hành, tôi có cảm nghiệm chính lúc mình chấp nhận “thua” lại là lúc thắng lớn.
Một đặc điểm nữa của Giáo Xứ Vườn Xoài là tài chánh công khai và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ quản lý toàn bộ tài sản và tài chánh của giáo xứ. Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, có Kế Toán, có Thủ Quỹ, có Ban Kiểm Soát Tài Sản có quyền kiểm tra thường xuyên và bất thường, nên mọi nguồn thu chi đều rất rành mạch.

Các Linh Mục phục vụ tại Giáo Xứ Vườn Xoài được lo lắng chu đáo về ăn ở, chữa bệnh, … Về việc xin lễ, giáo dân đến văn phòng giáo xứ xin ghi ý lễ rồi bỏ tiền vào thùng. Cuối năm, giáo xứ tổng kết tiền dâng cúng theo nội quy rồi trích 10% nộp về Tòa Tổng Giám Mục.
Xây dựng sự hiệp nhất vẫn là ưu tiên số một. Chúng tôi vẫn nói với nhau là phải xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, cầu nguyện và chứng tá. Có được điều đó mới có thể làm được mọi sự. Nỗi bức xúc hết sức lớn của Giáo Xứ Vườn Xoài là cần có một ngôi Thánh Đường khiêm tốn làm nơi quy tụ cộng đoàn. Từ năm 1962, khi tôi về giúp xứ ở Giáo Xứ Vườn Xoài, thì trên mái nhà thờ băng tôn đã có một tấm bảng lớn : Năm nay sẽ khởi công xây dựng Thánh Đường. Rồi đầu những năm 1970 thì đã làm lễ đặt viên đoá, rồi khai móng, nhưng đều không xong. Rồi năm 1975 xảy tới, Giáo Xứ Vườn Xoài như mang một nỗi hận, khi viết đơn xin làm nhà thờ, thì anh Mai Chí Thọ, lúc đó làm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, đã hai lần về để quan sát, có lần anh băn khoăn nói, hay là tôi cứ cấp phép sửa chữa. Tôi nói, nhưng hiện trạng nhà thờ đang nằm trên lộ giới, thế là sau đó ít ngày tôi có giấy phéo xây dựng. Giáo Xứ Vườn Xoài có phép xây dựng nhà thờ vào cuối năm 1980 làm nức lòng không phải chỉ giáo dân Vườn Xoài, mà có lẽ cả giới Công Giáo và các giáo xứ lân cận đều xin đào một chân cột. Đây quả là ngôi nhà thờ mới đầu tiên sau giải phóng, loan báo một chính sách rộng mở sau này.

Năm 1993, nhân kỷ niệm 25 năm Linh Mục của tôi, Giáo Xứ Vườn Xoài đã cho xây dựng khu nhà xứ và năm 1995, Giáo Xứ Vườn Xoài đã dành một phòng lớn trên lầu hai làm nhà nguyện cho Cộng Đoàn Công Giáo Hàn Quốc và sau này Cộng Đoàn Công Giáo Philippin và những người nói tiếng Anh đến sinh hoạt. nhờ đó, thêm nhiều vị Hồng Y, Giám Mục, Tu Sĩ, Nghị Sĩ, quan chức Công Giáo các nước khi đến Việt Nam đã đến với Giáo Xứ Vườn Xoài, cũng từ đó nhiều hoạt động của người Công Giáo nước ngoài được phối hợp tổ chức, nhiều hoạt động mang tính đại kết với anh em Tin Lành được mở ra khiến mặt bằng Giáo Xứ Vườn Xoài trở nên chật chội.

Năm 1997, khi kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ Vườn Xoài, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và các Linh Mục phụ trách đã quyết định phá nhà thờ cũ, đào thêm một cái hầm lòng nhà thờ, nâng thêm hành lang chung quanh, tăng sức chứa của nhà thờ gấp đôi. Đồng thời, xây dựng tháp chuông và tượng đài Đức Mẹ Lavang thỏa mãn nguyện vọng của cộng đoàn dân Chúa muốn tôn sùng Đức Mẹ Lavang cách đặc biệt và phía hầm tượng đài là một nhà tang lễ. Thế là từ đó, Giáo Xứ Vườn Xoài được đón tiếp nhiều người, người có hoàn cảnh đặc biệt về tổ chức tang lễ, người nước ngoài, Việt Kiều, người ở chung cư, người nghèo trong Giáo Xứ Vườn Xoài và nhất là người bị nhiễm HIV/AIDS chết không thân nhân, neo đơn đã được giúp đỡ theo Chúa vào giây phút cuối của cuộc đời. Lắm lúc việc tổ chức tang lễ cho những người bị nhiễm AIDS cứ dồn dập, mà ra tay lòng quảng đại của giáo dân tại đây vẫn bao bọc được hết.

Với lượng hoạt động đa dạng, tấp nấp như thế ở một mặt bằng nhỏ như Giáo Xứ Vườn Xoài, tôi càng ý thức phải củng cố Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và các nhóm Đạo Đức luôn hiệp nhất, yêu thương và chứng tá và tôi thấy lòng nhiệt thành và khả năng của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các nhóm Đạo Đức và giáo dân còn lớn lắm. Là mục tử trên một địa bàn cụ thể suốt 25 năm qua, tôi thấy mình vẫn chưa huy động hết tiềm năng và lòng nhiệt thành cho công việc tông đồ.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm về phục vụ Giáo Xứ Vườn Xoài, tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, tri ân các Đấng Bề Trên, nhất là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã tín nhiệm cho tôi làm Mục Vụ và nhiều hoạt động khác tại đây và đã vượt qua nhiều sóng gió. Các thầy và các bạn của tôi biết tôi chỉ là một đứa nhút nhát, thế mà tôi lại có một ơn gọi đặc biệt yêu mến nó, vì hầu như Chúa đã chọn tôi đặc biệt cho nó. Nhưng nay tôi đã tuổi 67, nhiều bạn bè đạo đức tài năng hơn tôi đã vĩnh viễn ra đi, một số đang đau ốm hoặc về hưu. Được như thế này là một đặc ân quá lớn lao. Dầu đã 25 năm làm Chánh Xứ Vườn Xoài và hơn 40 năm gắn bó với giáo xứ này, tôi vẫn còn được bà con giáo dân ở đây cũng yêu mến chăm sóc cách đặc biệt.


(Linh Mục Phêrô Phan Khắc Từ, Chánh Xứ Giáo Xứ Vườn Xoài).

2. Hai mươi lăm năm nhìn lại :

Giáo Xứ Vườn Xoài đã đề ra tôn chỉ là cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương. Chính nhờ tinh thần hiệp nhất ấy mà giáo xứ đã chọn ra ngày 01.11.1981, Lễ Các Thánh Nam Nữ, để khởi công đào 49 móng cột với diện tích 640 m2, có thể chứa được 600 người dự lễ. Trong ngày khởi công, đa số móng được phân chia cho các Khu Giáo đảm trách, số còn lại cho các giáo xứ bạn.

Ngày Chúa Nhật 15.11.1981, với lời kêu gọi của Cha Sở và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, đã có 18 họ đạo cùng ra quân một ngày để tham gia việc đào chân móng. Đó là các Giáo Xứ Bùi Phát, Tân Định, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Chúa Cứu Thế), Phú Nhuận, Bà Chiểu, Thánh Tịnh, Đaminh, Tân Sa Châu, Mẫu Tâm, Chí Hòa, Tân Chí Linh, Vinh Sơn, An Lạc. Ngoài ra, còn có các Dòng Tu ở trong địa bàn giáo xứ cũng tham gia tích cực, với những giọt mồ hôi kèm theo tiếng cười. Đặc biệt ngày 10.01.1982 là ngày đổ bê tông mái hiên, giáo xứ đã có số lượng rất đông giáo dân đến làm, và càng lúc càng đông. Vì thế, ban xây cất và các Kiến Trúc Sư Nguyễn Như Bá, Nguyễn Như Hà (Phật Giáo) đã khóa cổng để không tiếp nhận thêm giáo dân đến góp công vì sợ xảy ra sự mất an toàn.

Sau 5 tháng khẩn trương thi công, kiến trúc đã được thượng vì kèo đầu tiên vào ngày 03.04.1981, có Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và Đức Cha Alôsiô Phạm Văn Nẫm cùng Cha Sở quay vì kèo trong tiếng pháo với tiếng hò reo lẫn chuông trống của toàn thể giáo dân.

Việc đáng nói ở đây, khi thực hiện xây cất Thánh Đường, là được sự hưởng ứng của mọi thành phần, kể cả người ngoài giáo xứ. Người không cùng Tôn Giáo cũng đóng góp nữa. Riêng trong họ đạo Vườn Xoài, người thì xin đóng góp một cây cột, dâng một vì kèo, tặng một bàn thờ, những chặng đàng Thánh Giá, hệ thống quạt, những hàng ghế, … Khi công trình xây cất Thánh Đường hoàn tất, giáo xứ tổ chức lễ khánh thành vào hai ngày : Ngày 31.12.1983 dành cho quan khách và chính quyền, do Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ tế, và ngày 01.01.1983 dành cho giáo dân Vườn Xoài, do Đức Giám Mục Phụ Tá Alôsiô Phạm Văn Nẫm chủ tế.

Với công trình này, chúng ta có thể nói đây là ngôi Thánh Đường đầu tiên trong chế độ mới, nên giáo xứ này đã được giáo quyền quan tâm, điển hình là Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn và Đức Giám Mục Huỳnh Văn Nghi đến thăm ngôi Thánh Đường này hai lần. Ngoài ra, còn có các Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm, Đức Cha Bùi Tuần và nhiều Cha Bề Trên Dòng cũng đến thăm nữa. Đặc biệt, Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh còn hỗ trợ một phần tài chánh cho công trình xây cất này. Chúng ta có thể khẳng định rằng khi khởi công xây dựng Thánh Đường, hầu như giáo xứ chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng nhờ vào lòng quảng đại của nhiều người mà giáo xứ đã hoàn thành được ngôi Thánh Đường không mấy khó khăn. Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 25 năm xây cất Thánh Đường, giáo xứ muốn nói lên lòng biết ơn đối với tất cả mọi người đã có công đóng góp cho giáo xứ.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/VuonXoai.jpg


st

cafeda2009
02-11-2009, 10:37 PM
Đôi Dòng Lịch Sử Về Giáo Xứ Đồng Tiến


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DongTien.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DongTienThanhGiuse.jpg





® 12.12.2007 06:14 | hits ®


Lời dẫn : chúng ta vừa mừng lễ bổn mạng Giáo Xứ Đồng Tiến hôm 24/11/2007 vừa qua. Thánh lễ đồng tế hôm đó được chủ tọa bởi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt với 3 ý nguyện

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo VN - bổn mạng Giáo Xứ - Mừng kỷ niệm 37 năm Linh mục của Cha Sở, Mừng thượng thọ của một số cụ cao niên. Nhằm giúp các bạn thêm thông tin về Giáo Xứ, xin gửi đến các bạn vài dòng về lịch sử Giáo Xứ Đồng Tiến.



http://www.cadoanhienlinh.com/hienlinh/uploads/spaw/news/1206514244.nv.jpg (http://www.cadoanhienlinh.com/hienlinh/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21#)


Vào những năm cuối thập niên 1950, địa bàn Phường 12 và 14 hiện nay là những khoảng đất trống, hoang vu, có một số ngôi mộ cổ, sau đó, chính quyền cho xây dựng các cư xá và trại gia binh. Do nhu cầu về phần hồn, một số anh em công chức và quân nhân cư ngụ tại các trại gia binh này tự nguyện góp công, góp của để dựng nên một ngôi nhà nguyện với kích thước 6m x 15m, sườn nhà bằng sắt, vách bằng ván gỗ, mái lợp tole. Ngôi nhà nguyện này ở vị trí đối diện với chợ nhỏ Phường 14, trên đường Nguyễn Tri Phương, nay là vị trí của ngôi nhà số 522 Nguyễn Tri Phương cũ , nay là Thành Thái.



Đến năm 1960, có thêm nhiều trại gia binh được xây dựng thêm nên số giáo dân tăng vọt, Giáo phận đã xin chính quyền cho khoảng đất trống cạnh phía Tây đường Nguyễn Tri Phương để xây nhà nguyện thứ hai, nay là Câu lạc bộ thể thao Quận 10. Nhà nguyện này có kích thước 10m x 20m được xây bằng gạch, mái lợp tole. Cũng chính năm nay, Giáo quyền Địa phận Sài Gòn mới chính thức cho thành lập Giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Đồng Tiến thuộc Hạt Phú Thọ, Địa phận Sài Gòn.


http://www.cadoanhienlinh.com/hienlinh/uploads/spaw/news/1206514357.nv.jpg (http://www.cadoanhienlinh.com/hienlinh/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21#)




Qua đến năm 1965, Cha quản xứ nhờ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn xin chính quyền cấp cho khoảng đất trống ngay cạnh phía Đông đường Nguyễn Tri Phương để xây dựng nhà thờ mới. Mảnh đất rộng khoảng 2 mẫu tây. Ngôi nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, nhưng lại mang dáng dấp của ngôi nhà làng miền cao nguyên, với hai mái nhà trải dài hai bên chụm lại thành một hình dấu y, nét đặc sắc là giữa lòng nhà thờ không có bất kỳ một cây cột nào, tạo cho không gian nhà thờ hoàn toàn thoáng mát với trần cao, hai bên vách là các cửa sổ và cửa đi rộng rãi, sức chứa của nhà thờ có thể đến 2000 giáo dân trong các ngày đại lễ. Phía bên phải của nhà thờ là tháp chuông cao vút, nhờ tháp chuông này mà đi từ xa có thể thấy sự hiện diện của Thánh Giá như một dấu chỉ giữa lòng đô thị sầm uất. Từ ngày có nhà thờ mới, mọi họat động tôn giáo được thăng tiến rõ rệt , tính đến nay Giáo xứ đã có hơn 5000 giáo dân gồm 4 Khu giáo (Khu I : Phanxicô Trần Văn Trung – Khu II : Phaolô Lê Bảo Tịnh – Khu III : Andrê Dũng Lạc – Khu IV : Annê Lê Thị Thành ) và họ Thánh Giuse.

Trước khi Giáo xứ được chính thức thành lập, một số cha từ các nơi đến dâng thánh lễ và giúp công tác mục vụ cho Giáo xứ tại 2 ngôi nhà nguyện nói trên : Cha Đaminh Nguyễn Đức Khôi, Cha Giuse Bùi Đức Cường, Cha Giuse Khổng Tiến Giác, Cha Antôn Nguyễn Văn Thịnh.

Sau khi Giáo xứ được chính thức thành lập, các cha sau đây đã giữ nhiệm vụ chánh xứ :

Cha Phêrô Lê Văn Triệu (1958 – 1960)

Cha Giuse Phạm Văn Hiệu (1960 – 1963)

Cha Giuse Đinh Cao Thuấn (1963 – 1966)

Cha Phêrô Phạm Văn Long (1966 – 1967)

Cha Ferland Cao Đức Thuận (1967)

Cha Nicola Đinh Quang Điện (1967 – 1995)

Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Cao (1995 – đến nay)

st

Giáo xứ Đồng Tiến: ôn cố tri tân



Thy Loan (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/404)

T7, 05/12/2009 - 11:33








http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ntdt_4b_0.jpg



WGPSG -- Nhà thờ Đồng Tiến là một trong 16 điểm được chọn làm nơi hành hương trong Năm Thánh 2010 để lãnh ơn Toàn xá.

I. Lễ Hội của giáo xứ

Hằng năm, vào ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo xứ Đồng Tiến, thuộc hạt Phú Thọ đều tổ chức Thánh lễ mừng Bổn mạng giáo xứ.

Năm nay, Thánh Lễ trọng thể được cử hành vào lúc 17g30 ngày 28.11, để mừng Bổn mạng GX, mừng thọ các cụ cao tuổi và mừng kỷ niệm 39 năm Linh mục của cha xứ Gioan B. Trần Thanh Cao. Hơn nữa, lễ mừng này trùng hợp trong dịp Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, nên đã mang lại cho GX một sắc thái lễ hội đặc biệt hơn nữa.

Như thường lệ, việc cung nghinh các Thánh Tử Đạo VN diễn ra rất trang trọng. Đoàn đồng tế, Đức Cha Phụ tá Phêrô và quí cha thân hữu trong giáo hạt; quí ông trong trang phục truyền thống khăn đống áo dài, và đông đảo giáo dân hợp thành đoàn rước, trang nghiêm tiến bước trong tiếng hát lời kinh rất sốt sắng.

Trong bài giảng, để nhấn mạnh đến sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Kitô và kêu gọi mọi người nỗ lực sống sứ vụ đó, Đức Cha đã giới thiệu hình ảnh Giáo hội Công giáo Đài Loan, một Giáo hội đang có nhiều khó khăn về sự giảm sút giáo dân, ơn gọi linh mục, tu sĩ…

Hiện nay, mỗi giáo xứ ở Đài Loan chỉ có khoảng hai, ba trăm giáo dân; giáo xứ Bản Kiều với 2.000 giáo dân được coi là giáo xứ đông nhất. Như thế, Giáo hội Việt Nam khá lý tưởng vì số giáo dân đông, ơn gọi linh mục tu sĩ phong phú; sự dồi dào đó còn lan ra nhiều nơi trên thế giới nơi có nhiều linh mục, tu sĩ Việt Nam đang phục vụ.

Đức Cha cho rằng, đó là một ân huệ Thiên Chúa dành riêng cho Giáo Hội Việt Nam. Nếu các nhà truyền giáo đến gieo hạt giống Tin Mừng thì chính máu của các Thánh Tử Đạo là các bậc Tiền Nhân đã làm những hạt giống ấy nảy sinh hoa trái dồi dào trên quê hương chúng ta.

Hiện nay, Giáo hội Đài Loan tuy ít giáo dân, tỷ lệ người Công giáo rất nhỏ nhưng hoạt động xã hội lại chiếm 50% trong các tổ chức phục vụ người nghèo như bệnh viện, xã hội, trường học…Trong khi đó, Giáo Hội Việt Nam không được tham gia vào việc giáo dục ở các bậc trung học phổ thông, đại học, không được mở bệnh viện và nhiều điều không được phép nữa, vì thế, chúng ta phải cố gắng phát huy nhiều sáng kiến, bằng nỗ lực không ngừng, để hạt giống đức tin được nảy mầm, phát triển mạnh mẽ trên quê hương Việt Nam.

Trong Thánh lễ có phần chúc mừng quí cụ ông cụ bà cao tuổi và đặc biệt là cha Chánh xứ đã hát cho cộng đoàn nghe.

Được biết rằng, Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Cao đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI truyền chức ngày 28/11/1970 tại Manila, nhân dịp Ngài công du Châu Á. Cha là một ứng sinh Việt Nam cùng với các ứng sinh của Nhật Bản, Đài loan, Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan… đã được Đức Thánh Cha truyền chức trong dịp này.

Sau Thánh lễ, nhiều người đã chụp hình kỷ niệm với ông bà, cha mẹ của mình để thể hiện tình hiếu thảo và lòng kính trọng đôi với các ngài.

II. Lược sử giáo xứ Đồng Tiến

Vào những năm cuối thập niên 1950, địa bàn Phường 12 và 14 hiện nay là những khoảng đất trống, hoang vu, chỉ có một số ngôi mộ cổ. Sau đó, chính quyền cho xây dựng các cư xá và trại gia binh. Do nhu cầu thiêng liêng, một số anh em công chức và quân nhân cư ngụ tại các trại gia binh này tự nguyện góp công, góp của để dựng nên một ngôi nhà nguyện với kích thước 6m x 15m, sườn nhà bằng sắt, vách bằng ván gỗ, mái lợp tôn. Ngôi nhà nguyện này ở vị trí đối diện với chợ Nhỏ phường 14, trên đường Nguyễn Tri Phương, nay là Thành Thái.

Đến năm 1960, có thêm nhiều trại gia binh được xây dựng thêm nên số giáo dân tăng vọt. Giáo phận đã điều đình với chính quyền nhường lại khoảng đất trống cạnh phía Tây đường Nguyễn Tri Phương để xây nhà nguyện thứ hai, nay là câu lạc bộ Thể thao Quận 10. Nhà nguyện này có kích thước 10m x 20m, tường bằng gạch, mái lợp tôn. Cũng chính năm nay, Giáo quyền Địa phận Sài Gòn chính thức thành lập Giáo xứ với tên gọi Đồng Tiến thuộc hạt Phú Thọ.

Vào năm 1965, cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn nhờ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn xin chính quyền cấp cho khoảng đất trống ngay cạnh phía Đông đường Nguyễn Tri Phương để xây dựng nhà thờ mới. Mảnh đất rộng khoảng 2 mẫu tây. Ngôi nhà thờ khang trang như hiện nay đã được cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn đứng ra xây dựng. Đồ án thiết kế do hai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Lê Anh Kiên, theo kiến trúc hiện đại, nhưng lại mang dáng dấp của ngôi nhà miền cao nguyên. Nét đặc sắc là giữa lòng nhà thờ không có bất kỳ một cây cột nào. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên không cột của Tổng Giáo phận Sài Gòn, rất thoáng mát và vẫn còn hợp thời cho đến ngày nay.

Nhà thờ có đủ chỗ cho khoảng 2.000 giáo dân. Phía bên phải của nhà thờ là tháp chuông cao vút, nhờ tháp chuông này mà đi từ xa người ta có thể thấy sự Thánh Giá trên đỉnh tháp như một dấu chỉ của Chúa Kitô giữa lòng đô thị sầm uất.

Xung quanh thánh đường là khuôn viên rợp mát bóng cây, rộng hơn 11.000 mét vuông, phù hợp cho những cuộc hành hương, tĩnh tâm, tổ chức đại lễ và sinh hoạt mục vụ. Đầu nhà thờ có một công viên nhỏ, với nhiều cây xanh mang vẻ hoang sơ tự nhiên chứ không quá chăm chút gọt tỉa. Trong khuôn viên, có một hồ nước và trên hồ là nơi có thể cử hành nghi thức hoặc dâng lễ; có cả hội trường, nhà trẻ và nơi để xe…

Từ ngày có nhà thờ mới, sinh họat tôn giáo trong GX được thăng tiến rõ rệt. Theo thống kê hiện nay, giáo xứ hơn 5.000 giáo dân chia thành 4 giáo khu (Khu Phanxicô Trần Văn Trung, Khu Phaolô Lê Bảo Tịnh, Khu Andrê Dũng Lạc, Khu Annê Lê Thị Thành) và họ Thánh Giuse.

Cha Đinh Cao Thuấn đã xây dựng họ Giuse trong một hoàn cảnh khá đặc biệt nên cộng đồng dân Chúa ở đây gồm đủ mọi thành phần Bắc Trung Nam chứ không đồng nhất như các giáo xứ khác.

Trước khi Giáo xứ được chính thức thành lập, một số cha từ các nơi khác đến dâng Thánh lễ và giúp công tác mục vụ cho giáo xứ tại 2 ngôi nhà thờ nói trên: Cha Đaminh Nguyễn Đức Khôi, Cha Giuse Bùi Đức Cường, Cha Giuse Khổng Tiến Giác, Cha Antôn Nguyễn Văn Thịnh.

Sau khi Giáo xứ được chính thức thành lập, các cha sau đây đã giữ nhiệm vụ chánh xứ:

Cha Phêrô Lê Văn Triệu (1958 – 1960)

Cha Giuse Phạm Văn Hiệu (1960 – 1963)

Cha Giuse Đinh Cao Thuấn (1963 – 1966)

Cha Phêrô Phạm Văn Long (1966 – 1967)

Cha Ferland Cao Đức Thuận (1967)

Cha Nicola Đinh Quang Điện (1967 – 1995)

Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Cao (1995 – đến nay)

Trang sử của giáo xứ tạm dừng ở đây. Chắc chắn những trang sử này đã để lại cho GX niềm hãnh diện, tự hào về các bậc Cha Ông đã hy sinh xây dưng GX; đồng thời cũng đặt ra cho mỗi người một câu hỏi: Tôi đã làm gì để duy trì, phát triển thêm gia sản mà Cha Ông đã để lại cho tôi?

Hy vọng rằng, trang sử mới của giáo xứ Đồng Tiến sẽ được viết thêm bằng những nét son, do bàn tay khối óc của mọi người cùng hy sinh tô điểm cho trang sử này. Do đó, mỗi người có thể tự hào vì có một gia sản phong phú hơn để truyền lại cho thế hệ tương lai.








http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_1b.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_1c.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_3b.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_4a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_4b.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_5.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_5c.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_7.jpg



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_8a.jpg



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_8b.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_9.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_11.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntdt_14.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

Angelus
02-11-2009, 10:49 PM
Quá công phu...
Có thể cho bon chen một góp ý be bé được kg ạ: Anh có thể bổ sung địa chỉ cụ thể mỗi Giáo xứ được kg ạ? Còn không cho bà con xem cái sơ đồ đường đi để dễ hình dung...

Hok được thì thôi nha! Đừng la em!

cafeda2009
04-11-2009, 10:21 AM
Hình ảnh "Gx. Bình Chánh: Thêm sức & Mừng bổn mạng"


Ảnh: Nhật Tiên (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/644)

T4, 04/11/2009 - 10:08
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/BC.JPG


WGPSG (3.11.2009) - Vào lúc 17g chiều ngày 3.11.2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ Thêm sức, mừng bổn mạng, kỷ niệm 125 năm thành lập và ra mắt tân Hội đồng Mục vụ tại giáo xứ Bình Chánh thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì.

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phụ tá Phêrô chủ tế, cùng với cha Chánh xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Việt và các cha trong giáo hạt tân Sơn Nhì. Mọi thành phần thuộc cộng đoàn Dân Chúa Bình Chánh đã hân hoan vui mừng tham dự Thánh lễ.


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
04-11-2009, 10:40 AM
Hình ảnh Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Bình Chánh.

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_0.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_1_0.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_2_0.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_3_0.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_5.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_6.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_7.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_8.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_10.JPG

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_14.JPG

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)



http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_1_0.JPG

http://tgp-tphcm.net/node/2923
(http://tgp-tphcm.net/node/2923)

cafeda2009
04-11-2009, 10:44 AM
Hình ảnh Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Bình Chánh.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_16.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_17.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_18.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_19.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_20.JPG

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)






http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_3_0.JPG

cafeda2009
04-11-2009, 10:49 AM
Hình ảnh Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Bình Chánh.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_21.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_22.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_23.JPG


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_6.JPG

cafeda2009
04-11-2009, 10:57 AM
Hình ảnh Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Bình Chánh.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_24.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_25.JPG


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_26.JPG


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)


http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_14.JPG

st

cafeda2009
04-11-2009, 10:59 AM
Hình ảnh Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Bình Chánh.





http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_27.JPG



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_28.JPG



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_29.JPG



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_30.JPG

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/BC_16.JPG

st

cafeda2009
04-11-2009, 08:10 PM
Nhà thờ Huyện Sỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ Công giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o) cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_T%C3%B9ng), Quận Một (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn_1,_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh), Thành phố Hồ Chí Minh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)
Mục lục



1 Lịch sử (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#L.E1.BB.8Bch_s.E1.BB.AD)
2 Khuôn viên (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#Khu.C3.B4n_vi.C3.AAn)
3 Kiến trúc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#Ki.E1.BA.BFn_tr.C3.BAc)
4 Chú thích (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#Ch.C3.BA_th.C3.ADch)
5 Tham khảo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#Tham_kh.E1.BA.A3o)

Lịch sử

Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9&action=edit&redlink=1), hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) bạc. Khởi công xây dựng năm 1902 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1902) theo thiết kế của Linh mục (http://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_m%E1%BB%A5c) Bouttier[1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_note-0), đến 1905 thì được khánh thành, nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).
Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_x%E1%BB%A9), do nhận bảo trợ của thánh Philipphê tông đồ, thánh bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ thánh Philipphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.
Khuôn viên

Nhà thờ Huyện Sĩ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Matthêu Lê Văn Gẫm[2] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_note-1). Gần cổng chính còn có đài Thiên Thần bổn mạng và tượng đài thánh Giuse.
Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các cha sở họ Chợ Đũi có thói quen dâng thánh lễ tại núi này cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.
Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita (Iohannes Baptista) Dương Hoàng Thanh.
Kiến trúc

Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian [3] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_note-2)rộng 18 mét. Nhà thờ dùng đá granite (http://vi.wikipedia.org/wiki/Granite) Biên Hòa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_H%C3%B2a) để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc_Gothic) mới.
Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philipphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/7/78/Thapchuongnhathohuyensy.jpg/180px-Thapchuongnhathohuyensy.jpg (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Thapchuongnhathohuyensy.jpg) http://vi.wikipedia.org/skins-1.5/common/images/magnify-clip.png (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Thapchuongnhathohuyensy.jpg)
Tháp chuông nhà thờ Huyện Sỹ với chú gà trống Gaulois


Ngọn tháp chuông chính diện cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong ngọn tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1m05 do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0m95 không ghi người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.
Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh.
Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng và một vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).


Chú thích



^ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_ref-0) Linh mục Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Phong Phú - Thủ Đức năm 1880. Ông cũng là một kiến trúc sư có tài và nhà thờ Thủ Đức cũng do ông thiết kế
^ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_ref-1) Thánh tử đạo Mattheus Lê Văn Gẫm, bị xử thắt cổ ngày 11 tháng 5 năm 1847 dưới triều vua Thiệu Trị (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%87u_Tr%E1%BB%8B), gần vị trí nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay. Thánh Matthêu Gẫm sinh tại họ đạo Tắt, Gò Công Đông (nay thuộc Tiền Giang), là một lái buôn, bị triều đình bắt và kết án tử hình vì tội chuyên chở các giáo sĩ Âu châu từ Singapore vào để giảng đạo.
^ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Huy%E1%BB%87n_S%E1%BB%B9#cite_ref-2) Thiết kế ban đầu của nhà thờ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì thế giới chức trong họ đạo đã xin cắt bớt 1 gian, lấy số tiền đó xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần, nên rất khang trang.

Nhà thờ Huyện Sĩ là một trong những ngôi thánh đường lâu đời của Sài Gòn, được khởi công xây dựng vào mấy năm cuối của thế kỷ 19, khánh thành năm 1905 của thế kỷ 20.

Nhà thờ do ông Huyện Sỹ, tên thật là Lê Phát Đạt, là người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ xây dựng với tên gọi ban đầu là Nhà thờ chợ Đũi. Sau này mới đổi thành Nhà thờ Huyện Sĩ như ngày nay.

http://www.saigon24h.vn/pictures/nhathohuyensi4.jpg
Nhà thờ Huyện Sĩ, còn được gọi là nhà thờ thánh Philipphê, thuộc họ Chợ Đũi, toạ lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis và Frère Guilleraut (Võ Tánh và Bùi Chu), bây giờ đổi thành đường Nguyễn Trãi và Tôn Thất Tùng, mặt tiền quay về đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.

Theo học giả Vương Hồng Sển, ông Huyện Sĩ, cũng có tên gọi là Lê Phát Đạt (1841-1900), người Cầu Kho, theo đạo Công giáo, tên thánh là Philipphê, thuở nhỏ tên là Sĩ, khi học La Tinh ở Cù lao Penăng gặp thày dạy trùng tên nên đặt tên là Đạt. Thời đó rất hiếm người biết chữ nghĩa (chữ quốc ngữ, chữ Hán) và nhất là tiếng La Tinh và tiếng Pháp, nên hầu hết những người được đào tạo từ trường dòng ra, đều được trọng dụng, trong đó có ông ông Lê Phát Đạt được cử làm thông phán. Ông phục vụ ở tỉnh Tân An nhiều năm.

http://www.saigon24h.vn/pictures/nhathohuyensi2.jpg
Nhà thờ Huyện Sỹ trong chiều Sài Gòn

Tương truyền, buổi đầu Tây mới qua, dân cư thưa thớt, tản mác, thực dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận với giá rẻ mạt mà vẫn không có người mua, thế rồi họ ép ông Sĩ mua. Bất đắc dĩ, ông phải chạy bạc khắp nơi để mua. Không ngờ mấy năm liên tiếp được mùa, ông trở nên giàu có. Trong nhà ông có treo câu đối dạy đời:

Cần giữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hoà, xử thế lương đồ.

Thời đó có câu “nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, vậy là ông đứng thứ nhất trong bốn người giàu nhất Sài Gòn và Nam kỳ. Thứ nhì là Đỗ Hữu Phương, làm tổng đốc, gọi là Tổng đốc Phương. Thứ ba là Lý tường Quan, người Minh Xương, tục danh là Hộ Xường, thứ tư là ông Hộ trưởng tên là Định, gọi là Hộ Định.

Ông huyện Sĩ mất năm 1900 trước khi nhà thờ xây xong. Sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa xác hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh như một nhà mồ.

http://www.saigon24h.vn/pictures/nhathohuyensi3.jpg
Đi lễ tại Nhà thờ Huyện Sỹ

Theo di chúc, phần tiền xây dựng nhà thờ trích từ 1/7 gia tài của ông, nên khi ông chết, việc thi công xây dựng vẫn được tiến hành một cách suôn sẻ. Nhà thờ rộng 18 mét, dài mới đầu dự tính là 5 gian, tức khoảng 50 mét. Lúc đó ở khu Chí Hoà, nhà thờ tạm bị hư hại trầm trọng, không có nơi cho bổn đạo thờ phụng, nên các giới chức trong đạo đã xin cắt bớt 1 gian ở nhà thờ Huyện Sĩ, lấy số tiền đó xây nhà thờ Chí Hoà (đến nay nhà thờ Chí Hoà vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần, nên rất khang trang).

Nhà thờ Huyện Sĩ được kiến trúc theo kiểu tân Gothic do Đức cha Bouttier thiết kế. Là một trong số hiếm công trình sử dụng vật liệu đá granít Biên Hòa, tại mặt tiền cũng như các phần đế và nhất là các cột chính điện. Loại đá này rất cứng nên không có các chi tiết trang trí truyền thống nhưng lại thể hiện ý muốn phô trương sự giàu có.

Chính điện có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Cửa sổ có vòm đỉnh nhọn và một số trang trí đặc thù. Tường có cửa sổ nhưng ánh sáng ít vào được bên trong do được sàng lọc bởi các lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong chung quanh tường có nhiều tượng thánh.

Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philipphê bằng đá cẩm thạch, bổn mạng nhà thờ, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh. Ngọn tháp chính diện cao 57 mét kể cả bề cao cây thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong ngọn tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.

Nhà thờ Huyện Sĩ là một trong những nhà thờ có khuôn viên rộng rãi, khoáng đãng nhất ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.

http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/100_02992.jpg?w=480&h=640http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/100_03001.jpg?w=480&h=360http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/100_03022.jpg?w=480&h=640http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/100_03031.jpg
http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/100_03091.jpg?w=480

st

cafeda2009
04-11-2009, 08:22 PM
Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc


TH JEANNE D'ARC
Giáo hạt , Giáo phận Tp HCM (http://giothanhle.com/Churches.php?PME_sys_fl=1&PME_sys_fm=0&PME_sys_qfn=%26&PME_sys_qf6=Tp%20HCM)
116B Hùng Vương, P.9, Quận 5 (http://giothanhle.com/Churches.php?PME_sys_fl=1&PME_sys_fm=0&PME_sys_qfn=%26&PME_sys_qf4=Qu%E1%BA%ADn%205&PME_sys_qf5=TP%20HCM), TP HCM (http://giothanhle.com/Churches.php?PME_sys_fl=1&PME_sys_fm=0&PME_sys_qfn=%26&PME_sys_qf5=TP%20HCM)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc, tên thường gọi là Nhà thờ Ngã Sáu, là một giáo đường (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng&action=edit&redlink=1) tại 116B Hùng Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn_5,_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh). Nhà thờ này được cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng cho xây từ năm 1922 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1928, mang tên Thánh Jeanne d'Arc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Jeanne_d%27Arc). Nhà thờ có phong cách kiến trúc gothique, được xây trên khu nghĩa trang Hoa kiều.

Những thập niên đầu thế kỷ 20, vùng Chợ Lớn rất phồn thịnh. Dân chúng chuyển về đây sinh sống ngày một đông. Giáo dân người Việt cũng theo đà phát triển kinh tế mà gia tăng. Vào thời điểm này, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng đã cất một ngôi thánh đường với danh hiệu là Jeanne d' Arc. Người dân thường gọi là "Nhà thờ Ngã Sáu", vì gần nhà thờ có ba con đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh đan chéo nhau chia thành sáu hướng đi.

Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc, tên thường gọi là Nhà thờ Ngã Sáu, là một giáo đường tại 116B Hùng Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, được cha Juan Baotisita Huỳnh Tịnh Hướng cho xây từ năm 1922 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1928.

Những thập niên đầu thế kỷ 20, vùng Chợ Lớn rất phồn thịnh. Dân chúng chuyển về đây sinh sống ngày một đông. Giáo dân người Việt cũng theo đà phát triển kinh tế mà gia tăng. Vào thời điểm này, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng đã cất một ngôi thánh đường với danh hiệu là Jeanne d' Arc.


http://www.saigon24h.vn/pictures/nhathongasau.jpg


Người dân thường gọi là "Nhà thờ Ngã Sáu", vì gần nhà thờ có ba con đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh đan chéo nhau chia thành sáu hướng đi.

Nhà thờ Thánh Jeanne d' Arc được kiến trúc theo Tây phương, kiểu Gothique, toạ lạc trên nghĩa trang Hoa Kiều (người Pháp gọi là Plaine des tombeaux).

st

cafeda2009
06-11-2009, 08:26 AM
Giáo xứ Lạc Quang - Một tiếng lòng…


Bài: Xuân Thái (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/631)
T5, 05/11/2009 - 20:10
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/9r.jpg


Vào lúc 17g chiều ngày 4/11/2009, Đức cha Phụ tá Phêrô chủ sự Thánh lễ mãn tang ông cố Antôn Trương Văn Đính, thân phụ của cha Đaminh Trương Bình Định, hiện đang công tác tại Thụy Sĩ; mặc dù cha không hiện diện để dâng Thánh lễ, nhưng ở nơi xa chắc cha cũng rất vui khi các cha: cha Hiền, cha Thi, cha Danh, cha Diện, cha Tuấn và cha Phó GX Hà Đông cùng đồng tế dâng Thánh lễ cầu nguyện cho ông cố An tôn sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha đã nói về ông cố Antôn Trương văn Đính và gia đình với nhiều xúc động đến nao lòng. Ông cố Antôn sinh năm 1928 và từ trần ngày 08/11/2006, hưởng thọ 78 tuổi.

Đặc biệt, ngài có những gắn bó độc đáo với cha Đaminh Trương Bình Định: khi còn nhỏ, cả hai cùng ở trong giáo xứ Hà Đông, Xóm Mới; khi là thanh niên, cả hai cùng học văn hóa ở Đại học Văn khoa, rồi cùng tu học lớp Khai phá tại Long Xuyên, Cần Thơ.

Ngài cũng nhớ về quá khứ với những ổ bánh mì chung nhau, trên chiếc xe đạp kẽo kẹt cùng vào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi và ngắm bia mộ năm nào. Một trong các hàng chữ khắc trên mộ bia hồi đó, đã theo Ngài đến tận lúc này là: “Quên những người đã chết, là bắt họ chết thêm một lần nữa.”
“Và nhớ để làm gì? Thưa, để cầu nguyện cho họ.
Ông cố của cha Trương Bình Định cũng là ông cố của tôi.”

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trước khi mất, Ngài đã bày tỏ mong ước: “Xin được chôn ở nơi nào có nhiều người qua lại.”

Để làm gì vậy? Thưa, để mong được cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng mà còn như thế, thì ai dám thờ ơ?

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngày xưa, nay đã thành công viên Lê Thị Riêng bây giờ, chính là những nhắc nhở thầm lặng cho mọi người về mục đích và chặng đường cuối cùng ai cũng phải đi. Nếu nghe được nhắc nhở thầm lặng ấy, mỗi người sẽ rút ra được bài học của riêng mình, để đổi thay điều chỉnh.

Ông cố Antôn đã hoàn tất hành trình của mình thật tốt lành.

Là những người môn đệ của Đức Kitô, chúng ta phải không ngừng noi theo bắt chước và luôn tỉnh thức cầu nguyện.

Bài giảng của Đức Cha như một tiếng lòng, đã rung lên trong mỗi trái tim đang thổn thức. Tiếng nói từ trái tim, sẽ đến được nhiều trái tim khác nữa, tất nhiên là thế, không thể khác.

Lược sử Giáo xứ Lạc Quang

- Giáo xứ Lạc Quang được thành lập năm 1962, sau cuộc di chuyển hai trại di cư Hòa Lạc và Tân Châu từ khu Quang Trung đến vùng ruộng sâu Thuận Kiều và Bàu Nai, dọc hai bên Quốc lộ 1.

- Tọa lạc tại 51/5 Lạc Quang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.

- Số giáo dân ban đầu là 500 người.

- Thánh lễ đầu tiên của giáo xứ được cử hành giữa ruộng sình lầy vào dịp lễ
Giáng Sinh năm 1962.

- 1966 xây xong ngôi thánh đường đầu tiên.

- 1973 trùng tu, nới rộng.

- Cha sở đầu tiên: cha Phaolô Trần Hữu Lý

Các linh mục Chánh xứ

- 1961-1990: cha Phaolô Trần Hữu Lý

- 1991-2007: cha Antôn Mai Đức Huy

- 2007- nay: cha Phanxicô Xavê Trần Văn Thi

Các linh mục Phó xứ

- 1970-1975: cha GB Trần Minh Thực
- 1976-1979: cha Giuse Trần Văn Phước
- 1979-1998: cha Giuse Thịnh Văn Thậm
- 2004-2005: cha Phêrô Nguyễn Công Tâm
- 2005-nay: cha Antôn Nguyễn Thanh Danh

Hội đồng Mục vụ, nhiệm kỳ 2008- 2011

- Chủ tịch: ông Đaminh Đỗ Viết Đức
- Phó Chủ tịch I: ông GB Nguyễn Hữu Hạnh
- Phó Chủ tịch II: ông Giuse Trần Thái Minh
- Thư ký: ông Giuse Phạm văn Hoàng
- Thủ quỹ: ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Sanh

st

cafeda2009
07-11-2009, 07:32 AM
Giáo xứ Thánh Martin De Porres: Mục vụ Bác Ái


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_0.jpg


Ngọc Đức (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/529)

T6, 06/11/2009 - 15:22
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/MartinDe.jpg


Giáo xứ Martino hân hoan mừng lễ Bổn mạng giáo xứ, cũng là dịp tĩnh tâm của các cha hạt Gia Định.

Lúc 10g30 sáng ngày 4 tháng 11 năm 2009, Thánh lễ mừng Bổn mạng giáo xứ được Cha Giám tỉnh Dòng Đaminh chủ sự cử hành long trọng cùng với cha Hạt trưởng, các cha trong hạt đồng tế và sự hiện diện của đông đảo cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt có Ni sư và ban đại diện Chùa Châu Lâm cùng tham dự.
Sau Thánh lễ cha xứ cùng với Ban Bác ái phát quà và gạo cho những người khuyết tật, khó khăn trong cộng đoàn, không phân biệt tôn giáo.

Lược sử giáo xứ

Tọa lạc tại 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, F.17, Q. Bình Thạnh

Ngôi nhà thờ nằm lọt thỏm giữa những nhà hàng, cửa hiệu, văn phòng chi cục phòng chống tội phạm, bãi đậu xe...trong khu đất rộng lớn trước đây là Viện dưỡng lão Thị Nghè của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô. Nhà thờ cổ, nhỏ và xinh xắn, khiêm tốn và khuất vắng giữa khu kinh doanh, nhưng lại là điểm hẹn của nhiều người bất hạnh, đơn độc.

- 1974 - 2007: cha già Aloisio Nguyễn Văn Long (Dòng Biển Đức) phụ trách

- 5/2007 Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn bổ nhiệm linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng về trông coi họ đạo, và cũng từ thời điểm đó, một sức sống mới đã ngập tràn tại họ đạo Martinô này.

Khi về nhận xứ, cha Hùng đã trùng tu toàn bộ ngôi thánh đường. Chỉ sau vài tháng, nhà thờ Martinô đã có một gương mặt mới, khang trang nhưng vẫn giữ lại toàn bộ kiến trúc cũ.

Chuyện trùng tu một ngôi thánh đường cũ có tuổi hơn một thế kỷ chỉ trong vòng vài tháng của cha Hùng đáng kể là một kỳ tích, cao hơn và ý nghĩa hơn cha đã vực dậy những sinh hoạt của giáo dân nơi đây, giúp họ sống yêu thương sẵn sàng đến với tha nhân, chia sẻ cuộc sống với nhau một cách thiết thực. Đặc biệt hơn là ngôi thánh đường nhỏ bé này được cha biến thành điểm gặp gỡ, lui tới của nhiều người bất hạnh, đơn độc trong cuộc sống mưu sinh.
Ngoài cha phụ trách, đồng hành cùng những người bất hạnh còn có một nhóm thiện nguyện Martinô gần 20 người có tấm lòng, luôn biết lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng đưa ra những lời khuyên, những hướng ra cho họ khi cần thiết. Nhà nguyện nhỏ bé này thật sự trở thành ngôi nhà chung của nhiều người, nhất là với những người bị xã hội gạt ra bên lề, ít có cơ hội vươn lên.

Sinh hoạt giáo xứ

- Hàng tuần: sau thánh lễ sáng Chúa nhật, GX chia sẻ từ 150 đến 200 phần ăn cho người nghèo, khuyết tật.

- Hàng tháng: trợ cấp hơn 2.000 kg gạo cho người nghèo, khuyết tật không phân biệt tôn giáo

- Dịp tết và những ngày lễ lớn: phát quà và tặng phẩm.

- Mỗi tối: dạy kèm miễn phí cho các em lớp 6,7,8.

- Thỉnh thoảng, giáo xứ lại mời những nhóm thiện nguyện đến hớt tóc, phát quà cho tất cả những người nghèo, khuyết tật…

- Nhà thờ Martinô, sau 132 năm tồn tại, có lúc chìm lắng, nay đã như bừng tỉnh. Chỉ tiếc là, theo như lời cha Hùng, vì diện tích quá bé nhỏ nên việc tổ chức những hoạt động có tính xã hội bị hạn chế.

- Cha xứ luôn kêu gọi: mỗi người hãy là cánh tay nối dài của Chúa và Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ cho mọi người biết quan tâm đến anh chị em mình, đang đói không phải chỉ cơm bánh, mà là cơn đói tình thương và sự quan tâm, đói khao khát chân lý, và cả đói cơm bánh mỗi ngày. Chính anh em là cánh tay của Chúa.

cafeda2009
07-11-2009, 07:37 AM
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_1.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_2.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_11.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/MT1s_14.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)


st

cafeda2009
08-11-2009, 08:23 AM
Giáo xứ Tân Phước: Ra mắt tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhuoc.jpg


Ngọc Đức (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/529)

T4, 04/11/2009 - 23:20
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/toanbong15/1z.jpg
WGPSG (1.11.2009) - Vào lúc 7g30 sáng ngày 1.11, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn và ra mắt tân Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tân Phước. Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phụ tá Phêrô chủ tế, cùng với cha Chánh xứ Giuse Vũ Minh Danh và các cha trong giáo hạt Phú Thọ.

I. Sơ lược qúa trình thành lập Giáo xứ

Trước năm 1966, nhà thờ ở đây màn tên Nhà Thờ Hầm vì đó là căn hầm đạn trống trải, bùn lầy nước đọng của Pháp bỏ lại, giáo dân dọn dẹp làm nơi cầu nguyện. Sau đó Nhà Thờ Hầm nhập vào xứ Thăng Long thành giáo họ 7.
Số giáo dân tăng nhanh, căn hầm không đủ chỗ, nên một nhà nguyện tạm bằng lều vải, sau bằng tôn đươc dựng lên tại phần đất hiện nay.

Ngày 6 tháng 6 năm 1966, Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh thành lập Giáo xứ lấy tên GX Tân phước.

Vị chủ chăn đầu tiên là cố linh mục Giacôbê Maria Đỗ Thiên Bình, cựu giáo sư Chủng viện Pio XII. Năm 1968 ngài cho xây dựng ngôi thánh đường mới. Ngày 8/6/1984 ngài được Chúa gọi về trong niềm tiếc thương vô hạn của giáo xứ.
Nối tiếp công việc của ngài là cha Phaolô Nguyễn Xuân Đỉnh (1984-2002).

Vị cha xứ hiện nay là cha Giuse Vũ Minh Danh (02/07/2002 đến nay).

Tháng 07/2005 cha Giuse Đỗ Quang Khả được cử về làm phụ tá.

II. Sinh hoạt hiện nay của Giáo xứ

Hội đồng Mục vụ giáo xứ nhiệm kỳ (2009-2013)
Chủ tịch : Ông Giuse Nguyễn Công Phú
Phó Nội vụ : Ông Đaminh Nguyễn Văn Thái
Phó Ngoại vụ : Bà Angéla Vũ Hoàng Yến
Thư ký : Ông Tôma Phan Tấn Phú
Thủ quỹ : Bà Maria Nguyễn Thị Lụa
Giáo xứ có tám giáo họ, bốn hội đoàn: Cát Minh, Đa Minh, Hiền Mẫu và Thánh Tâm; bốn Ca đoàn: Têrêsa, Tình Thương, Hiền Mẫu và Thánh Tâm; Ban Mục vụ Giới trẻ và Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.
Các thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ; Ban Phụng tự; Ban Khánh tiết; Ban Trật tự; Ban Thánh nhạc; Tổ Săn sóc bệnh nhân và các nhóm cầu nguyện.
Số giáo dân hiện nay trên 6.000 người.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
21-11-2009, 12:06 AM
Giáo xứ Thạch Đà và một ngày đáng nhớ


Xuân Thái (http://tgp-tphcm.net/taxonomy/term/403)

T6, 20/11/2009 - 07:36
http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/bmtd_0.jpg


WGPSG - Ngày 17/11/2009, hồi 17giờ 30, với sự chủ trì của linh mục Quản hạt Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Giáo xứ Thạch Đà (Hạt Xóm Mới) đã long trọng cử hành Lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, Quan thầy của Hội đồng Mục vụ. Đây cũng là Lễ Tuyên hứa của 53 thành viên Ban Điều hành Mục vụ, những vị đã được mọi người tín nhiệm bầu vào Ban Điều hành các Khu của Giáo xứ.
Đồng thời, linh mục Quản hạt cũng tiến hành nghi thức xông hương và làm phép bộ chuông thánh đường. Bộ chuông này gồm 3 quả, tạo nên hợp âm "Đồ, Mi, Sol" được thỉnh từ Pháp về năm 2008, nhưng đến nay mới thực sự hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng.

Trong ngày này, từ 8 giờ đến 11 giờ 30, đã có một lớp học bồi dưỡng về những kỹ năng chăm sóc bệnh nhân cho 140 thành viên của Liên xứ (gồm 15 giáo xứ trong Hạt) do Thầy Giuse Trịnh Xuân Tài hướng dẫn. Thầy Tài thuộc dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa, Tỉnh dòng Đức Maria Thánh linh Việt Nam, đến giúp lớp học theo lời mời của Cha Chánh xứ Thạch Đà.
Đây không chỉ là một ngày quan trọng, đáng nhớ của riêng cộng đoàn giáo dân Thạch Đà, nhưng còn là niềm vui lớn lao của toàn thể dân Chúa trong Giáo hạt.


Thạch Đà, đôi nét

Là một trong các giáo xứ lớn nhất của Hạt Xóm Mới, Thạch Đà có 11.000 giáo dân chính thức và thường xuyên có từ 2000 đến 3000 giáo dân vãng lai và nhập cư.

Linh mục GB. Nguyễn Xuân Đức đang phụ trách GX Thạch Đà. Dù đã qua cái ngưỡng của “lục thập” (64 tuổi), nhưng sự nhiệt tình và những năng động của Ngài đã làm nhiều người trẻ phải “ghen tỵ” và nghĩ ngợi, ghen với cả mái tóc dài rất nghệ sĩ và ấn tượng của ngài. Cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài là LM phụ tá Antôn Nguyễn Ngọc Thông, được bổ nhiệm từ vài tháng nay.

Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ niên khóa 2009 - 2013 gồm 5 vị:
- Đaminh Vũ Hoàng Đô : Chủ tịch.
- Gioankim Hoàng văn Mỹ : Phó CT Nội vụ.
- Giuse Đỗ Văn Thuận : Phó CT Ngoại vụ.
- Antôn Đặng Đa Ấp : Thư ký.
- Giuse Vương Hữu Linh : Thủ quỹ.

Giáo xứ Thạch Đà gồm 6 khu giáo, mỗi khu có một Ban Điều hành 5 người. Trưởng khu là các vị: Giuse Nguyễn Văn Minh, Giuse Nguyễn Văn Đoàn, Vicentê Nguyễn Văn Hòa, Đaminh Vũ Hoàng Khiêm, Matthêu Nguyễn Văn Nguyện, Giuse Nguyễn Văn Vượng, Giuse Nguyễn Công Thuyết và Giuse Nguyễn Văn Lập là Trùm Chánh của Giáo họ.

Thạch Đà có hầu hết những đoàn thể quan trọng:
- Liên ca Trưởng: Phêrô Trần Văn Kha.
- Hiền mẫu ( Bà mẹ Công giáo ): Maria Nguyễn Thị Thiều.
- Gia đình PTTT: Giuse Lê Đình Nhu.
- Huynh đoàn Augustinô: Tôma Nguyễn Văn Phúc.
- Hội Bác ái: Maria Nguyễn Thị Tình
- Chăm sóc bệnh nhân: Tômasô Nguyễn Kim Ngọc.
- Lòng Thương xót Chúa: Maria Nguyễn Thị Trung.
- Giới trẻ: Giuse Đinh Văn Thông.
- Hiệp hội Thánh Mẫu: Anna Đinh Thị Thọ.
- Giáo lý viên: Maria Mai Thị Mỹ Thiên.
- Phụng vụ: Đaminh Hà Minh Hoàng Nhật.

Sinh hoạt của Giáo xứ

Các ngày trong tuần đều có Thánh lễ. Ngày Chúa nhật cử hành 8 Thánh lễ. Sau Thánh lễ, nhà thờ hầu như lúc nào cũng có người đọc kinh và cầu nguyện, tùy theo thời biểu đã được ấn định cho từng giới và các đoàn thể.
Đặc biệt, Gia đình Phạt tạ Thánh tâm đã có những sinh hoạt tích cực qua những buổi đọc kinh tối tại nhà, lần lượt từng gia đình. Riêng trong nghi thức Tôn Vương Thánh Tâm Chúa, Cha xứ luôn đích thân đến từng nhà cử hành nghi thức cùng với mọi người.

Hội Bác ái thường có những quan tâm kịp thời cho các hoàn cảnh neo đơn khó khăn, không chỉ riêng trong Giáo xứ, nhưng còn mở rộng đến nhiều nơi khác. Hàng năm và riêng từng quí hoặc khi hữu sự, rất nhiều phần quà đã được vận động và được trao đến tận nơi khi cần.

Với hơn 70 thành viên trong độ tuổi đôi mươi, Giới trẻ luôn được đặc biệt quan tâm, thường tổ chức sinh hoạt lành mạnh và học tập hữu ích thiết thực.
Giáo xứ có 8 Ca đoàn phục vụ luân phiên trong các Thánh lễ. Ca viên tập hát và rèn luyện rất công phu, nên các Ca đoàn của Thạch Đà luôn là nòng cốt trong các buổi lễ lớn của Giáo Hạt và cả Giáo phận.

Lực lượng Giáo lý viên hùng hậu với hơn 90 thành viên, luôn đắc lực và hiệu quả trong công tác Khai tâm và giáo dục Đức tin của Giáo xứ.

Hàng tháng, Cha xứ ban Bí tích Rửa tội cho hàng trăm người.

Có được đời sống đạo năng động và những sinh hoạt như trên, trước hết, phải kể đến lòng đạo, ý thức và mặt bằng dân trí của những giáo dân Giáo xứ Thạch Đà.

Nhưng trên tất cả, phải nhấn mạnh những công khó của vị Chủ chăn gần gũi, năng động và nhiều sáng tạo. Cha Gioan về Giáo xứ mới khoảng 5 năm, nhưng ngài đã thực hiện được bao nhiêu việc quan trọng đáng ghi nhớ. Với đạo hạnh và uy tín, ngài đã tập hợp được biết bao tâm huyết, công sức và tiền bạc của mọi người để cùng xây dựng một Nhà Giáo lý khang trang và tiện nghi.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo cho con người về đời sống tinh thần và tâm linh luôn phát triển hài hòa, ngài còn thường xuyên mời các Sơ, các Thày ở nơi khác đến huấn luyện bồi dưỡng cho giáo dân. Đỉnh cao của những hoạt động ấy là việc chăm sóc ơn gọi cho cộng đồng, mà hoa trái lúc này là 4 chủng sinh đang theo học tại Đại Chủng viện, 12 dự tu cùng 7 vị Linh mục đã được thụ phong xuất thân từ Giáo xứ này. Những thành quả thật đáng ao ước.

Nhưng dù vậy, khi nói về những trăn trở của mình, vị Chủ chăn có dáng vẻ nghệ sĩ này đã trầm ngâm: “Ngôi nhà thờ ngày đang trở nên quá tải”. Thật vậy, nếu chỉ nhìn bề ngoài của một ngôi Thánh đường khang trang rộng rãi như lúc này, khó ai có thể chia sẻ những băn khoăn ấy của ngài, nhưng khi dự lễ, được thấy tận mắt cảnh nhiều người phải đứng ngoài sân trong buổi lễ, mới hiểu được phần nào những trăn trở của Ngài.

Mặt khác, nhiều lần, Ngài đã vận động để xin lại ngôi trường học của Giáo xứ, và đã được hứa trả lại, nhưng nếu được nhận lại cũng phải bồi hoàn cho nhà nước một số tiền không nhỏ. Số tiền ấy làm sao có, đang khi Giáo xứ không có nguồn kinh phí nào?

Trăn trở là thế, lo lắng là thế, nhưng nụ cười cởi mở và tươi tắn như chẳng bao giờ vắng trên môi của vị chủ chăn khả kính và dễ gần.

Bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc bệnh nhân

Hai buổi học, sáng và chiều ngày 17/11/ 2009 để bồi dưỡng về những kỹ năng chăm sóc bệnh nhân đã được triển khai trên lầu 3 Phòng hội của Giáo xứ Thạch Đà. Hướng dẫn là Thày Giuse Trịnh Xuân Tài, dòng Gioan Thiên Chúa, cùng với sự tham dự của 140 thành viên của Gia đình chăm sóc bệnh nhân liên xứ, đến từ 15 Giáo xứ của Hạt.

Chăm sóc bệnh nhân, thường quen gọi là “Giúp kẻ liệt”, không chỉ là đến với các bệnh nhân để “kêu tên cực trọng” khi họ sắp chết, nhưng là phải chăm sóc cả phần thể xác, tinh thần và tâm linh cho họ.

Chăm sóc bệnh nhân cũng là một ơn gọi.

Chính vì thế, rất cần đến các kỹ năng và những kiến thức nhất định về các loại bệnh, tâm lý người bệnh để có thể chăm sóc cách tốt nhất với hiệu quả cao.

Buổi học đã được trình chiếu nhiều “slide show” thật công phu, nên đã tạo được bầu khí sinh động và thú vị.

“Gia đình chăm sóc bệnh nhân” hiện nay đã quy tụ được 260 hội viên, họ có mặt trong 15 giáo xứ của nhiều hạt khác nhau. Dù tính phổ quát là rất rõ ràng, nhưng tính pháp nhân vẫn còn đang là một mơ ước, vì chưa được chính thức công nhận như những cộng đoàn khác thuộc Giáo phận nhà.

Hiện nay, Cha linh hướng của “Gia đình chăm sóc bệnh nhân” là Linh mục Antôn Nguyễn Trân Hồng. Thầy Cố vấn là Phêrô Phạm Văn Phú. Thầy Phụ trách là Giuse Trịnh Xuân Tài.

Ban đại diện liên xứ gồm:
- Trưởng ban: Vicentê Dương Văn Trường.
- Phó ban : Giuse Trần Văn Tài.
- Thư ký : Giuse Trần Vinh Quang.
- Thủ quỹ : Maria Nguyễn Thị Tuyến.

Lễ các Thánh tử đạo tại GX Thạch Đà

Với sự Chủ tế của linh mục Quản hạt, Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, cùng với sự đồng tế của 5 Cha trong Hạt và đông đảo giáo dân tham dự, Lễ các Thánh Tử đạo đã được long trọng cử hành tại GX Thạch Đà hồi 17 giờ 30 chiều ngày 17/11/2009.

Đi đầu đoàn rước là Phường trắc của các em thiếu nhi, tiếp theo là Hội kèn nghinh đón đoàn linh mục đồng tế.

Cha Chủ tế xông hương và làm phép bộ chuông 3 quả với hợp âm "Đồ, Mi, Sol". Được biết, 2 quả chuông đã được thỉnh từ Pháp năm 2008, quả thứ 3 nhỏ nhất được thỉnh mới đây, lúc này mới được xông hương, làm phép và chính thức đưa vào sử dụng.

Cha Chủ tế, cùng với ông Thư ký HĐMV và 2 vị khác, đã kéo chuông để phát đi những âm thanh đầu tiên, tượng trưng cho Tiếng Chúa mời gọi mọi người khắp nơi.

Trong phần Hiệp lễ, nghi thức Tuyên hứa của 53 thành viên HĐMV đã được thực hiện thật trang long trọng và cảm động.

Tất cả các thành viên đều mặc âu phục tề chỉnh, trang nghiêm. Khi được xướng tên, mỗi người đều thưa: “Lạy Chúa, này con đây” và từng người tiến lên Cung Thánh xếp hàng.

Trong phần giảng lễ, Cha Chủ tế đã thuật lại sơ lược lịch sử và sự hình thành của Giáo phận Đàng trong. Ngài nói nhiều đến sự tín nhiệm đối với quý chức được bầu cử hôm nay. Ngài cũng nhấn mạnh tinh thần phục vụ vô vị lợi. Cuối cùng, ngài kêu gọi sự cộng tác của mọi người đối với các chức sắc đang có mặt trên Cung Thánh lúc này.

Sau phần Kết lễ, mọi người vào Hội trường để dự một bữa cơm thân mật, ấm tình Cha con và anh em huynh đệ một nhà.

Mọi người hân hoan trong niềm tin vào các Thánh tử đạo Việt Nam, cũng là quan thầy của Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Thạch Đà.


tgp-tphcm.net

cafeda2009
21-11-2009, 12:24 AM
https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1639&stc=1&d=1258737696https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1640&stc=1&d=1258737754https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1641&stc=1&d=1258737794https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1642&stc=1&d=1258737832https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1643&stc=1&d=1258737856

tgp-tphcm.net

cafeda2009
21-11-2009, 12:32 AM
https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1645&stc=1&d=1258738114https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1646&stc=1&d=1258738163https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1647&stc=1&d=1258738206https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1648&stc=1&d=1258738252https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1649&stc=1&d=1258738276

tgp-tphcm.net

cafeda2009
21-11-2009, 12:35 AM
Giáo xứ Tân Đông


Giáo Xứ Tân Đông hình thành năm 1864. Giáo Xứ cũng là một trong các họ Đạo được thành lập rất sớm của Địa Phận Tây Đàng Trong (là quê hương của Đức Giám Mục Phụ Tá FX. Trần Thanh Khâm) Giáo Xứ tọa lạc tại ấp 4 Xã Đông Thạnh, ở ngoại ven TP diện tích 3.250 m2. Truớc năm 1975, số Giáo Dân rất ít phần đông là dân địa phương, sống rải rác chung quanh nhà thờ. Đời sống vật chất khó khăn, giáo dân chủ yếu sống bằng nghề nông & chăn nuôi, giáo dân ít lại không có cha sở thường trú cùng với bao nhiêu thăng trầm và biến động của thời cuộc, cho nên hạt giống Tin Mừng ở đây đã có lúc tưởng chừng như không thể sinh sôi nảy nở. Sau năm 1975 với chính sách giãn dân của chính quyền cùng với làn sóng nhập cư, số Giáo Dân đã đông hơn với những Giáo Dân mới về.

Nhìn lại lịch sử GX Tân Đông đã trải qua có thể chia ra thành 4 giai đoạn :

o Giai đoạn Hình thành: Từ năm 1864-1885

o Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ năm 1885-1925

o Giai đoạn trưởng thành và phát triển: Từ năm 1925-2005

o Giai đoạn hiện nay: 2005-2009

GX Tân Đông ngày nay đã trở thành một GX lớn trong Hạt Hốc Môn với 700 gia đình Công Giáo và số Giáo Dân là 3.000 người
Bốn năm qua kể từ năm 2005. Nhờ Lòng Thương Xót Của Chúa, dưới sự hướng dẫn và Chăm sóc của Cha Sở Tiên khởi Jos. Phạm Quốc Tuấn. GX Tân Đông đã có những thay đổi rõ rệt, nhà Chúa ngày càng đẹp hơn, cơ sở GX đã được xây dựng để phục vụ cho mọi sinh họat của GX. Cơ cấu tổ chức GX ngày càng hoàn thiện, đời sống đức tin của giáo dân ngày càng vững mạnh, sống tốt đạo đẹp đời. Qua đó GX đã trở thành một cộng đoàn truyền giáo, cộng đoàn đức tin, cộng đoàn bác ái, để giới thiệu Chúa cho mọi người anh em.

“Ôn cố Tri Tân”, để cảm tạ Lòng Thương Xót Chúa đã thương GX cách riêng, và cũng xin tri ân công lao to lớn của quý cha tiền nhiệm đã gầy dựng GX từ những ngày đầu cho tới hôm nay. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la.

st

cafeda2009
26-11-2009, 11:01 AM
Lược sử giáo xứ



http://tandong1864.com/images/stories/scan23.jpg

Khoảng năm 1863, triều đình phong kiến Huế bổ nhiệm ông Trần Tử Ca vào chức vụ tri huyện Bình Long (nay là huyện Hóc Môn), và năm 1868 người Pháp cai trị ở miền nam lúc bấy giờ cử ông làm Đốc phủ sứ (tiếng Pháp: cochinchinese district chief - viên quan cao cấp người Việt, đứng đầu bộ máy cai trị một quận ở Nam Bộ thời Pháp thuộc), nên trong các tài liệu thường gọi là Đốc phủ Ca. Năm 1861, tại Hạnh Thông Tây, gia đình và bà con ông Ca đã được cha Puginer rửa tội (cha Puginer hay gọi là cha Phước - các linh mục truyền giáo thời sơ khai thường lấy các tên Việt Nam – lúc bấy giờ đang coi họ Thị Nghè cùng lo việc giảng đạo tới Hóc Môn, sau làm Giám Mục ở Hà Nội - Mgr Puginer). Những người tới xin theo đạo rất nhiều, khoảng 400 người, sau vì cha Phước chuyển về nơi khác, không người trông coi, nên tại đây số người xao lãng bỏ đạo ngày càng tăng. Ông Ca khi ấy làm hương chức ở Hạnh Thông Tây đã đến làng Tân Đông thuyết phục dân làng trở lại đạo, phần nhiều hương chức trong làng qui thuận cho dựng tạm đình miễu để làm nhà thờ, số người trở lại đạo lúc đó khoảng 150 người. Cũng nhờ ơn Chúa, có Cha Lý (Père GaLy) tới thay thế cha Phước, coi họ Bà Điểm, lo công việc mục vụ và giảng đạo cho những người tân tòng và người trở lại đạo rải rác khắp nơi từ Gò Vấp đến Hóc Môn. Cha Lý đã nhờ Thầy Dư (sau là Père Dư), sau đó là Thầy Bình (sau là Père Bình) đến dạy Chầu cho những người theo đạo.




http://tandong1864.com/images/stories/1_resize.jpg

Năm 1866, Thầy Bình cho cất ngôi nhà thờ Tân Đông đầu tiên dựa trên đình miễu của làng. Đến năm 1880, nhả thờ đó đã hư cũ, cha Điều làm cha sở Hóc Môn bấy giờ đã cho cất lại nhà thờ mới, ông Đốc phủ Ca đã tài trợ toàn bộ chi phí xây dựng và tiền mua đất cất nhà thờ. Năm 1885, ông Đốc phủ Ca và gia đình đã tuẫn nạn trong cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá. Mặc dù trong thời gian tại chức ông không được lòng nhân dân Hóc Môn và có nhiều sai trái, nhưng trên phương diện "công đền oán trả", ông Ca vẫn là người có công đầu trong việc gìn giữ và truyền bá đạo ở đây. Sau khi ông Ca mất, số người theo đạo mà vì ý không ngay lành hay vì cậy thế thần cũng chẳng còn tha thiết, nên số giáo dân xuống còn khoảng 90 người. Họ đạo nhỏ bé không có cha sở ở thường xuyên, khi thì thuộc về Hóc Môn, An Nhơn, khi thì thuộc Bà Điểm, Tân Quy, vì thế đức tin giảm sút.




http://tandong1864.com/images/stories/2_resize.jpg

Đó là Tân Đông ngày xưa, còn ngày nay, người ta sẽ thấy một hình ảnh mới mẻ, sống động của một cộng đoàn ven đô. Ngày 21/10/2006, giáo xứ đã dâng thánh lễ tạ ơn, chính thức khánh thành ngôi thánh đường mới khang trang và đẹp đẽ. Với sự có mặt của Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, Ngài đã cầu chúc cho cộng đoàn Tân Đông luôn đoàn kết, yêu thương để trở thành một nơi qui tụ những người tin theo Chúa, lắng nghe Lời Chúa, hiệp nhất trong bí tích Thánh Thể, cùng nhau xây dựng đời sống hạnh phúc, ấm no cho gia đình và xã hội.


Tiếp theo sau đó, được sự quan tâm và giúp đỡ của khá nhiều ân nhân trong và ngoài nước, ngày 12/01/2008, sau 7 tháng xây dựng, giáo xứ đã khánh thành Nhà Giáo Lý kiên cố và hoàn tất việc trùng tu thánh đường. Nhà Giáo Lý với 3 tầng lầu, xây trên diện tích 600m vuông, gồm 12 phòng học, 1 phòng sinh hoạt, 1 phòng dành cho hội đồng mục vụ. Với số thiếu nhi gần 550 em, Nhà Giáo Lý sẽ đáp ứng được nhu cầu học giáo lý và cả sinh hoạt hội họp của các đoàn thể trong giáo xứ.

Song song với việc nâng cấp cơ sở vật chất, những sinh hoạt tinh thần của giáo dân cũng được thăng tiến. Hi vọng với sức sống mới của một cộng đoàn trẻ, giáo xứ Tân Đông sẽ luôn mới (Tân) và ngày càng đông đúc (Đông) những giáo dân biết yêu thương và phục vụ theo đúng tinh thần thần của Phúc Âm.

st

cafeda2009
26-11-2009, 11:21 AM
Nhà thờ bên bờ Sông Sàigòn




Giáo xứ Thị Nghè




Maria Vũ Loan



http://khamphavn.com/img/thumbscache/286-217-0_1242705735.jpg



Có lẽ khi đọc lược sử các giáo xứ thuộc Giáo phận Sàigòn thì thú vị nhất là quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ Thị Nghè, vì có nhiều chi tiết gắn với lịch sử vùng đất Sàigòn, song tiếc rằng chỉ có thể nói đến những điểm chính. Và hiện nay các nét riêng trong sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ này cũng có nhiều điểm đáng chú ý.

Một lược sử độc đáo

Thị Nghè là một vùng đất cao được bao quanh bằng sông Sàigòn. Sông Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát, qua kênh Nhiêu Lộc rồi đổ ra Sông Sàigòn. Giữa con sông và vùng Cầu Sơn là mảnh đất sớm có dân cư và đường xá. Ngày xưa, đây là vùng vành đai bảo vệ khu trung tâm Sàigòn nên người dân ở đây là chứng nhân nhiều biến cố lịch sử và cũng là những người làm nên lịch sử trên mảnh đất này.

Gọi là Thị Nghè vì đây là danh xưng thân mật và quý trọng để gọi bà Nguyễn Thị Khánh, là con gái đầu của quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân, có chồng là thư ký nên gọi là “bà Nghè”. Bà có công khẩn hoang, xây cầu nên dân gian gọi là cầu Bà Nghè, giữa thế kỷ XIX đổi thành Thị Nghè. Cây cầu đầu tiên do bà Nghè làm dài 9 trượng, xe ngựa có thể qua lại được. Chợ Thị Nghè khá lớn, trên bến dưới thuyền, có vai trò quan trọng trong sự phát triển địa phương trong thời gian dài khi hình thành điểm tụ cư.

Ngoài ra trên vùng đất này còn có một số cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa như miếu Văn Thánh, tịch điền(đất công) và đàn Xã tắc, Sở Bông, nhà làng Thạnh Mỹ Tây, đình Phú An, phủ Thiên Hoa, nhà dưỡng lão, hồ nước, nhà tù Phú Mỹ…

Dân cư ở đây đa số là người Kinh, một ít là người Hoa, Khơmer, Chăm theo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, thờ cúng tổ tiên và đất Thị Nghè cũng là nơi văn hóa được đề cao.

Bối cảnh truyền giáo

Giáo xứ hình thành từ những ngày đầu thành lập Địa phận Đàng Trong vì Thị Nghè là vùng đất có những đặc điểm thuận lợi về tự nhiên, chính trị, kinh tế, thích hợp cho lưu dân đến buôn bán, định cư lâu dài và sớm trở thành một điểm truyền giáo.

Năm 1790, vua Gia Long cất cho Đức cha Bá Đa Lộc một nơi ở yên tĩnh, gần rạch Thị Nghè, gọi là dinh Tân Xá và trở thành Tòa Giám mục từ năm 1790 đến 1830. Có thể nói, Thị Nghè là một điểm tụ cư gần trung tâm phát triển đạo Công giáo, ở cùng trên một địa bàn với Tòa Giám mục nên ánh sáng Tin Mừng đã chiếu soi trên mảnh đất “ven nội” này rất lâu đời. Những lưu dân theo đạo Công giáo là hạt nhân xây dựng cộng đoàn, cất nhà thờ, nhà nguyện, quy tụ nhau đọc kinh. Vì thế, có ý kiến cho rằng, Họ đạo Thị Nghè chính là một trong nhưng chiếc nôi đầu tiên của Giáo phận Tây Đàng Trong.

Năm 1799, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây cất bằng cây ván thô sơ trên khu đất ba ngàn thước vuông, xung quanh toàn là ruộng, sình lầy nước đọng, nhà thưa người ít, giáo dân chừng vài chục người. Dưới triều đại vua Gia Long. Họ đạo Thị Nghè được phát triển nhưng đây cũng được coi là nơi tạm trú, lai vãng của cha cố và bổn đạo trong cơn bách hại ngặt nghèo đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị vì giáo dân hết lòng che giấu hàng giáo phẩm, giáo xứ tránh khỏi sự bắt bớ của vua quan và Thị Nghè cũng là nơi lưu dấu chân của nhiều đấng Thánh Tử đạo.

Sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Thành Phụng năm 1859 là nỗi đau lớn của dân tộc. Sau hòa ước năm 1862, vua Tự Đức hạ chỉ ân xá cho tín đồ Thiên Chúa giáo. Giáo dân Thị Nghè vừa đau vì mất nước, vừa mừng vì thoát khỏi cơn cấm đạo quẫn bách. Thị Nghè là nơi đức giám mục chọn làm địa điểm tái lập chủng viện để đào tạo linh mục. Nhà trường La Tinh (chủng viện) ban đầu được dựng trong một nơi đất thấp, hay bị ngập sình, lại là nơi cọp hay lai vãng và ở gần đồn binh cưu.

Như vậy, từ thế kỷ XVIII, họ đạo Thị Nghè đã là một giáo điểm có những yếu tố cần của một giáo xứ được hình thành và tồn tại gần như đồng thời với quá trình xây dựng Phiên trấn (Sàigòn).

Còn về cơ sở vật chất của nhà thờ, sau nhiều lần thay đổi, vị trí nhà thờ của giáo xứ đã hình thành (1890) và sau đó được tôn tạo, khánh thành (1953) với hình dạng như hiện nay.

Như thế, qua nhiều biến cố thuận lợi và khó khăn, phải chăng việc gieo vãi Tin Mừng của đạo Công giáo, được thuận tiện hay gặp muôn vàn khó khăn, luôn nằm trong sự nhận định và tình cảm riêng của những người có trách nhiệm trên lãnh thổ qua từng thời kỳ lịch sự?

Một giáo xứ sống động trong sinh hoạt tôn giáo

Nếu có ai hỏi thăm cha sở Thị Nghè về tình hình giáo xứ thì cha không trả lời ngay được mà phải tìm những con số hiện trên giấy tờ.

Thực tế, những con số về nhân khẩu trong giáo xứ, tính từ đơn vị là giáo khu, thì ta biết được số giáo dân chuyển đến, chuyển đi, mới sinh, qua đời, hiện có rất rõ ràng với hơn 7.000 giáo dân. Đặc biệt, việc liệt kê thành phần xã hội làm cho người ta hiểu ngay dân cư trong giáo xứ thế nào: sản xuất kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức, nghề chuyên môn, nội trợ, gia đình khó khăn, thương binh liệt sĩ, người cao tuổi hay khuyết tật.

Trong vai trò là vị chủ chăn, cha xứ nắm rõ những thành phần giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình rối, rối phức tạp, đã trở lại, ly thân…) hay vướng vào tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, AIDS) là một công việc của sự quan tâm. Nếu con số 4 người đã ly dị hay 14 người vướng vào ma túy tại các giáo khu làm cho chúng ta buồn, thì các sinh hoạt rất đặc biệt tại giáo xứ làm mọi người thấy phấn khởi hơn, có thể mường tượng ra hình ảnh một khu rừng, chỉ có 54 cây héo úa, sâu mọt làm ngã đổ thì hằng ngày dưới ánh nắng, nguồn nước, chất bổ của đất làm cho các cây được tươi tốt và nhiều mầm xanh đang nhú lên với nhiều hy vọng.

Với 6 giáo khu, 12 đoàn thể (thuộc nhóm cầu nguyện và nhóm đoàn thể trẻ) 7 ca đoàn, 1 nhóm bác ái, 8 đơn vị Senior và Junior của Legio Mariae thì có thể thấy giáo dân đã tham gia các sinh hoạt của giáo xứ với một lực lượng rất hùng hậu. Đây là một lợi thế mà cha chánh xứ có thể phát triển các công việc về Phụng Vụ và xã hội như nhiều giáo xứ khác đang làm mà còn làm những việc không phải giáo xứ nào cũng có những thuận lợi để thực hiện như: dâng lễ chúc thọ cho 380 cụ trên 70 tuổi; tổ chức khấn dòng, giao lưu với tôn giáo bạn (Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo); đi thăm Trung tâm Trọng Điểm và anh em dân tộc tại Bình Phước; giúp Đại Chủng Viện 2 máy Photocopy; duy trì một số em lễ sinh đạo đức vào nhóm Nuôi Ơn Gọi; trợ giúp mai táng khi hữu sự; nấu ăn buổi sáng cho các em khuyết tật Hồng Hà; làm tuần cửu nhật cho những người đau ốm và hấp hối; nấu bánh chưng phát cho người nghèo và khuyết tật; phân công dọn vệ sinh các WC của giáo xứ.

Ngoài những công việc khá đặc biệt đó, giáo xứ đang tiến hành công việc cần thiết để Nhà thờ Martinô thuộc giáo khu 5 bước lên hàng giáo xứ; thực hiện phương thức quản lý thư quán theo quy chế Tòa Giám mục và làm một đặc san Giáo xứ Thị Nghè Năm Thánh 2010 về chặng đường 5 năm 2005-2010.

Cha xứ Phêrô Nguyễn Công Danh cho biết, từ cuối năm 1991 đến nay, giáo xứ là một cộng đoàn trên thuận dưới hòa, mối quan hệ giữa cha xứ và giáo dân rất tốt trong công việc. Hội đồng Mục vụ và đại diện các đoàn thể ngày càng thêm gắn bó vì cha sở cho học tập tài liệu một tuần một lần; hiện nay giáo xứ đang được học hỏi về Thông điệp Bác Ái của Đức Thánh cha.

Ngoài việc mục vụ, cha sở còn tham gia việc xã hội qua một số các chức danh mà cha cho rằng mục đích là để giúp giới Công giáo đi vào hoạt động chung của thành phố. Dù làm gì, cha vẫn ưu tiên hàng đầu cho công việc mục vụ và coi đó là bổn phận phải chu toàn, còn về việc xã hội là công việc tự nguyện tham gia với tư cách công dân và chủ đích là triển khai và thực hiện Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam 1980.

Và cha cho rằng, huấn từ của Đức Thánh cha chính là những định hướng mà mỗi Giáo Hội địa phương phải quan tâm triển khai trong đời sống; và Đức Thánh cha đã nhắc lại định hướng Thư chung 1980: “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình”.

Lời kết

Với khoảng thời gian hơn 200 năm, tài liệu về lược sử Họ đạo Thị Nghè có nhiều chi tiết, chỉ xin nêu lên vài nét tiêu biểu. Dù nhìn ở góc độ nào thì Họ đạo Thị Nghè mãi còn đó một nét son, chứng nhân cho Chúa Kitô qua dòng lịch sử. Và hiện nay, sức sống mạnh mẽ của giáo xứ vẫn như là một dòng chảy nối tiếp thời gian của quá khứ hào hùng đó.


st

cafeda2009
26-11-2009, 11:47 AM
Nhà thờ Tân Định


Nhà thờ Tân Định là công trình tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách nghệ thuật kiến trúc khác nhau. Được khánh thành ngày 16/12/1876.

Đây là một trong những công trình tôn giáo được xây dựng sớm ở Sài Gòn và được tu bổ thường xuyên nhưng vẫn giữ nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu.


http://www.saigon24h.vn/pictures/nhathotandinh.jpg


Năm 1896, nhà thờ được nối thêm hai căn và hai hàng ba có xây tường chung quanh. Từ năm 1926, Thánh đường được nới rộng thêm. Cũng trong thời điểm này, tháp chuông nhà thờ được xây dựng cạnh công lộ Hai Bà Trưng, cao 52,62m.

Trên tháp chuông có sáu cỗ chuông quí. Ngày 6/01/1929, nhà thờ Tân Định nhận được ba bàn thờ cẩm thạch trị giá 50.000 quan do một gia đình tặng. Đây là những bàn thờ được làm toàn bằng cẩm thạch Ý. Năm 1949, sườn nhà thờ được chỉnh sửa lại, thay đổi kèo và đòn tay bằng sắt.

Năm 1957, sân nhà thờ được trải đá và tráng nhựa. Tháng 12/1976, để kỷ niệm 100 năm xây dựng, nhà thờ Tân Định được sơn lại, gỡ bỏ các hàng rào sắt. Đồng thời Cung thánh cũng được đổ cao hơn, tráng lại bằng đá mài màu xanh cho hợp với các cột chung quanh.


http://www.saigon24h.vn/pictures/tandinh3%281%29.jpg
Phía trong Nhà thờ Tân Định

Một công trình khác cũng được thực hiện vào thời gian này là sửa và sơn lại tháp chuông, tô lại trần. Với màu hồng đặc trưng, tháp chuông cao vút của nhà thờ Tân Định luôn nổi bật trên nền trời xanh thẳm trông rất đẹp mắt. Tháng 7/1999 và tháng 9/2000, nhà thờ Tân Định tiếp tục được sơn lại cả bên ngoài và bên trong.

Tọa lạc trên một đường phố nhộn nhịp người xe qua lại, nhà thờ Tân Định với kiến trúc đẹp mắt từ những vòm cung cong cong cho đến các chi tiết chạm khắc tinh xảo, trở thành điểm tham quan hấp dẫn tại TP.HCM. Vào mỗi buổi chiều tà, khi chuông thánh đường ngân từng hồi thánh thót, mây trắng bay về từng cụm, tháp chuông nhà thờ như in trên bầu trời một vệt dài thăm thẳm.

st

cafeda2009
26-11-2009, 11:08 PM
Nhà thờ Bùi Phát (Hạt Tân Ðịnh, TGP Sài Gòn), thuộc khu vực Phường 12, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Nam Việt Nam. Được xây dựng cách nay khoảng hơn 50 năm và tái thiết qui mô (như hiện nay 2007) vào khoảng năm 1968. Phục vụ giáo dân trong xứ và khu vực lân cận. Trước đây (1975 về trước), khuôn viên giáo sứ gồm cả nhà thờ, nhà nghỉ cho các linh mục và trường tiểu học Bùi Phát. Sau 1975, trường đã được quốc hữu hóa và đổi tên thành Đô Lương như ngày nay (10/2007).


Địa chỉ:
Giáo Xứ Bùi Phát
453/105KC Lê Văn Sỹ, P. 12, Q. 3
Tel: (08) 843-6376, (08) 931-3220
Link: www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vnchurch.htm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vnchurch.htm)
(Địa chỉ và thông tin liên quan được trích từ www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vnchurch.htm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vnchurch.htm))

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BuiPhat.jpg

cafeda2009
26-11-2009, 11:12 PM
Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Saigon (Nhà Thờ Chính Tòa) (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/ducba.jpg)
1 Công Xã Paris, P. Bến Nghé, Q. 1
Tel: (08) 829-4822, (08) 822-1285

Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Saigòn
6 Tôn Ðức Thắng (đường Cường Ðể cũ), P. Bến Nghé, Q. 1
Tel: (08) 829-0109
E-mail: dcvgiuse@tlnet.com.vn

Ðịa Chỉ Các Dòng Tu trong Tổng Giáo Phận Saigòn (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/dtsaigon.htm)

Hạt Bình An
Giáo Xứ Bình An
2287 Phạm Thế Hiển, P. 6, Q. 8
Tel: (08) 856-9139, (08) 981-2896

Giáo Xứ Bình An Thượng
2903 Phạm Thế Hiển, P. 7, Q. 8
Tel: (08) 850-1047

Giáo Xứ Bình Ðông
119 Bến Mễ Cốc, P. 15, Q. 8
Tel: (08) 875-6579

Giáo Xứ Bình Hưng
A24/09, ấp 1, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh
Tel: (08) 981-0972

Giáo Xứ Bình Minh
132/69B Nguyễn Duy, P. 14, Q. 8
Tel: (08) 875-6579

Giáo Xứ Bình Sơn
3012 Phạm Thế Hiển, P. 7, Q. 8
Tel: (08) 981-3006, (0918) 261-433

Giáo Xứ Bình Thái
1755 Phạm Thế Hiển, P. 6, Q. 8
Tel: (08) 856-9348, (08) 981-2827

Giáo Xứ Bình Thuận
3131 Phạm Thế Hiển, P. 7, Q. 8
Tel: (08) 850-1336

Giáo Xứ Bình Xuyên
68 Dương Bá Trạc, P. 2, Q. 8
Tel: (08) 851-5939

Giáo Xứ Chánh Hưng
45 Phạm Thế Hiển, P. 4, Q. 8
Tel: (08) 850-0751

Giáo Xứ Hưng Phú
100-102 Bến Nguyễn Duy, P. 9, Q. 8

Giáo Xứ Mông Triệu
11E Phạm Thế Hiển, Dạ Nam, Dạ Cầu chữ Y, P. 3, Q. 8
Tel: (08) 851-5871

Giáo Xứ Nam Hải
8/18B Chánh Hưng, P. 4, Q. 8
Tel: (08) 850-4206

Hạt Chí Hòa
Giáo Xứ An Lạc (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/anlac.gif)
15/2 Cách Mạng Tháng Tám, P. 5, Q. Tân Bình
Tel: (08) 845-3834, (08) 993-0046

Giáo Xứ An Tôn
189/7 Cách Mạng Tháng Tám, P. 7, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-8327

Giáo Xứ Chí Hòa (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/chihoa.gif)
245/45 Cách Mạng Tháng Tám, P. 7, Q. Tân Bình
Tel: (08) 970-0392

Giáo Xứ Khiết Tâm
28 Long Hưng, P. 7, Q. Tân Bình
Tel: (08) 864-3509

Giáo Xứ Lộc Hưng
58/6 Chấn Hưng, P. 6, Q. Tân Bình
Tel: (08) 970-1895

Giáo Xứ Mẫu Tâm
389 Hoàng Văn Thụ, P. 2, Q. Tân Bình
Tel: (08) 845-3684, (0903) 624-376

Giáo Xứ Nam Hòa
35/40/9 Ðất Thánh, P. 6, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-3044, (08) 865-3664

Giáo Xứ Nam Thái
168/50 Cách Mạng Tháng Tám, P. 5, Q. Tân Bình
Tel: (08) 845-1887

Giáo Xứ Nghĩa Hòa
25/18 Nghĩa Phát, P. 6, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-1679, (08) 970-1435

Giáo Xứ Sao Mai
130/54 Nghĩa Phát, P. 7, Q. Tân Bình
Tel: (08) 864-3353, (08) 970-6224

Giáo Xứ Tân Dân
1392 Hoàng Văn Thụ, P. 4, Q. Tân Bình
Tel: (08) 842-0290

Giáo Xứ Tân Chí Linh
6/25 Phạm Văn Hai, P. 3, Q. Tân Bình
Tel: (08) 845-0559, (08) 991-2342

Giáo Xứ Tân Sa Châu (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/sachau.gif)
387 Lê Văn Sỹ, F. 2, Q. Tân Bình
Tel: (08) 844-9497

Giáo Xứ Thái Hòa
320/456 Cách Mạng Tháng Tám, P. 5, Q. Tân Bình
Tel: (08) 845-4773

Giáo Xứ Vinh Sơn - Nghĩa Hòa
1/10/2 Nghĩa Phát, P. 6, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-6399

Giáo Xứ Vinh Sơn - Ông Tạ
154/333 Phạm Văn Hai, P. 3, Q. Tân Bình
Tel: (08) 844-9613

Giáo Xứ Xây Dựng
5/27 Bành Văn Trân, P. 6, Q. Tân Bình
Tel: (08) 864-1104

Hạt Chợ Quán
Giáo Xứ An Bình
4 An Bình, P. 5, Q. 5
Tel: (08) 836-3640

Giáo Xứ Bình Phước
634 Phạm Văn Chí, P. 8, Q. 6
Tel: (08) 967-1225

Giáo Xứ Chợ Quán (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/choquan.gif)
120 Trần Bình Trọng, P. 2, Q. 5
Tel: (08) 923-5067, (08) 838-4084

Giáo Xứ Hiển Linh
582 Hùng Vương, P. 13, Q. 6
Tel: (08) 751-4365, (0903) 801-566

Giáo Xứ Jeane d'Arc
116A Hùng Vương, P. 9, Q. 5
Tel: (08) 855-7616

Giáo Xứ Mai Khôi
48/39 Bến Hàm Tử, P. 1, Q. 5
Tel: (08) 836-6461

Giáo Xứ Thánh Phanxicô Xaviê
25 Học Lạc, P. 14, Q. 5
Tel: (08) 856-0274, (08) 950-5907

Nhà Thờ Ngã Sáu (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/ngasau.jpg)
Q. 5

Hạt Gia Ðịnh
Giáo Xứ Bác Ái
144 Nguyễn Thượng Hiền, Q. Gò Vấp

Giáo Xứ Bình Hòa
93/9 Nơ Trang Long, P. 11, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 843-1861

Giáo Xứ Bình Lợi
430 Nơ Trang Long nối dài, P. 13, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 553-0081

Giáo Xứ Chính Lộ
45/4N Ðiện Biên Phủ, P. 15, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 898-0820

Giáo Xứ Ðức Mẹ Vô Nhiễm
4bis Hoàng Hoa Thám, P. 7, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 841-0210

Giáo Xứ Gia Ðịnh (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/bachieu.gif) (2 họ lẻ)
280 Bùi Hữu Nghĩa, P. 2, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 841-2184

Giáo Xứ Hàng Xanh (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hangxanh.gif)
76 Bạch Ðằng, P. 24, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-0282, (08) 511-3898

Giáo Xứ Hiển Linh
5 GH Ngô Tất Tố, P. 22, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-3732

Giáo Xứ Mông Triệu
78 Nguyễn Cửu Vân, P. 17, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-7761

Giáo Xứ Phú Hiền
214/57bis Vạn Kiếp, P. 3, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 843-1167

Giáo Xứ Thanh Ða (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/thanhda.gif) (1 họ lẻ)
595/11A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-2329

Giáo Xứ Thánh Nguyễn Duy Khang (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/duykhang.gif) (2 họ lẻ)
195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-6681, (08) 898-2611

Giáo Xứ Thánh Tịnh (1 họ lẻ)
47/57 Nguyễn Văn Ðậu, P. 6, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 841-3876

Giáo Xứ Thị Nghè (1 họ lẻ)
22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 19, Q. Bình Thạnh
Tel: (08) 899-2965, (0908) 281-080

Hạt Gò Vấp
Giáo Xứ Bến Cát
173/2/3 Dương Quảng Hàm, P. 5, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-0854

Giáo Xứ Bến Hải
332/60 Dương Quảng Hàm, P. 5, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-5670, (0903) 343-363

Giáo Xứ Ðức Tin
112/11 Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-2577

Giáo Xứ Gò Vấp
45 Nguyễn Văn Bảo, P. 4, Q. Gò Vấp

Giáo Xứ Hạnh Thông Tây (1 họ lẻ)
53/7 Quang Trung, P. 11, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-8069, (08) 589-3084

Giáo Xứ Hòa Bình
95/645 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-5730

Giáo Xứ Mân Côi
90 Nguyễn Thái Sơn, P. 3, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 985-2776

Giáo Xứ Giuse - Gò Vấp
32 Nguyễn Du, P. 7, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-1998

Giáo Xứ Xóm Thuốc
213 Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp
Tel: (0903) 908-039

Hạt Hóc Môn
Giáo Xứ Ba Thôn
5/6/ Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Q. 12
Tel: (08) 891-9012

Giáo Xứ Bà Ðiểm
10/8 Ấp Trung Lân, Bà Ðiểm, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 712-5934

Giáo Xứ Bạch Ðằng
591A Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Q. 12
Tel: (08) 718-9618

Giáo Xứ Bùi Môn (Tân Tiến)
4/2 Ấp Tân Tiến, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 891-4304

Giáo Xứ Cầu Lớn
1E Ấp 5, xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 713-1561

Giáo Xứ Châu Nam
76/8 Thống Nhất 2, Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn
Tel: (07) 713-0630

Giáo Xứ Chợ Cầu
30/7 Nguyễn Văn Quá, Ðông Hưng Thuận, Q. 12
Tel: (08) 891-6140

Giáo Xứ Ðông Quang
169/6 Trường Chinh, Ðông Hưng Thuận, Q. 12
Tel: (08) 891-1422

Giáo Xứ Hóc Môn
5/15C tổ 68, Khu Phố 8, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 891-0646

Giáo Xứ Lạc Quang
51/5 Lạc Quang, Tân Thới Nhất, Q. 12
Tel: (08) 719-0754

Giáo Xứ Nam Hưng
53/7 Thống Nhất 2, Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 715-9971

Giáo Xứ Tân Hiệp
2/1 Ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 713-3825

Giáo Xứ Tân Hưng
1C Khu Phố 1, P. Tân Thới Hiệp, Q. 12
Tel: (08) 715-9971

Giáo Xứ Tân Mỹ
K18 Ấp Mỹ Hòa 2, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 891-2051

Giáo Xứ Tân Quy (1 họ lẻ)
1/1 Ấp 2, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 712-0285

Giáo Xứ Tân Thịnh (1 họ lẻ)
4/33A Ấp Nhị Tân 2, TânThới Nhì, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 713-1561

Giáo Xứ Trung Chánh (1 họ lẻ)
103/5 Trung Chánh, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 718-2598

Giáo Xứ Trung Mỹ Tây
40/4 Trung Mỹ Tây, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn
Tel: (08) 891-2229

Hạt Phú Nhuận
Giáo Xứ Ða Minh (Ba Chuông) (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/daminh.gif)
190 Lê Văn Sỹ, P. 10, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 844-8206

Giáo Xứ Phát Diệm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/phatdiem.gif)
458 Nguyễn Khiêm, P. 9, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 845-3445, (08) 990-4747

Giáo Xứ Phú Hải
69 Cô Giang, P1, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 842-4062

Giáo Xứ Phú Hạnh (1 họ lẻ)
121 Phan Ðăng Lưu, P. 7, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 844-1405, (08) 990-3819

Giáo Xứ Phú Lộc
109-113 Duy Tân, P. 15, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 845-5891

Giáo Xứ Phú Nhuận
91 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 845-9438

Giáo Xứ Phú Quý
130 Cao Thắng, P. 17, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 990-0479

Giáo Xứ Tân Hòa (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/tanhoa.gif)
525/92 Huỳnh Văn Bánh, P. 14, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 845-3134, (08) 990-7478

Giáo Xứ Thánh Giuse
96 Thích Quảng Ðức, P. 5, Q. Phú Nhuận
Tel: (08) 844-9177

Hạt Phú Thọ
Giáo Xứ Bắc Hà (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/bacha.gif)
419 Lý Thái Tổ, P. 9, Q. 10
Tel: (08) 839-1032, (08) 834-5994

Giáo Xứ Bình Thới
161/106/10 Lạc Long Quân, P. 3, Q. 11
Tel: (08) 858-4807

Giáo Xứ Ðồng Tiến (1 họ lẻ)
518 Nguyễn Tri Phương, P. 12, Q. 10
Tel: (08) 655-207

Giáo Xứ Hòa Hưng (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hoahung.gif)
Trang Web Giáo Xứ Hòa Hưng (http://giaoxuhoahung.com/)
104 Tô Hiến Thành, P. 15, Q. 10
Tel: (08) 865-0820

Giáo Xứ Phú Bình
423 Lạc Long Quân, P. 5, Q. 11
Tel: (08) 860-0081

Giáo Xứ Tân Phú Hòa
1772 Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú
Tel: (08) 861-7382

Giáo Xứ Tân Phước
78/12 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 9, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-5299

Giáo Xứ Tân Trang
153/10/3 Tân Lập, P. 8, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-4858

Giáo Xứ Tống Viết Bường
J10 Hương Giang, cư xá Bắc Hải, P. 15, Q. 10
Tel: (08) 970-3252

Giáo Xứ Thánh Phaolô
352 Lê Hồng Phong, P. 1, Q. 10
Tel: (08) 835-5890

Giáo Xứ Thăng Long (1 họ lẻ)
84/80 Tôn Thất Hiệp, P. 13, Q. 11
Tel: (08) 858-1174

Giáo Xứ Vĩnh Hòa (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vinhhoa.gif)
86/75 Ông Ích Khiêm, P. 5, Q. 11
Tel: (08) 884-1355

Giáo Xứ Vinh Sơn
423-425 Ðường 3 Tháng 2, P. 9, Q. 10
Tel: (08) 927-2337

Hạt Saigòn
Giáo Xứ Chính Tòa (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/ducba.jpg)
1 Công Xã Paris, P. Bến Nghé, Q. 1
Tel: (08) 829-4822, (08) 822-1285

Giáo Xứ An Tôn - Cầu Ông Lãnh
18 Phan Văn Trường, P. Cầu Ông Lãnh, Q. 1
Tel: (08) 829-9810

Giáo Xứ Bàn Cờ
48 Nguyễn Thiện Thuật, P 1, Q. 3
Tel: (08) 839-2813, (08) 839-0232

Giáo Xứ Cầu Kho (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/caukho.gif)
31 Trần Ðình Xu, P. Cầu Kho, Q. 1
Tel: (08) 836-9617, (08) 837-3711

Giáo Xứ Chợ Ðũi (1 họ lẻ)
1 Tôn Thất Tùng, Q. 1
Tel: (08) 833-0820

Giáo Xứ Ðức Bà Fatima
212B/1A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1
Tel: (08) 837-7686

Giáo Xứ Ðức Bà Hòa Bình
26A Nguyễn Thái Bình, Q. 1
(08) 821-2326

Giáo Xứ Mạc Ty Nho
16A Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1
Tel: (08) 823-7095

Giáo Xứ Phanxicô - Ðakao
50 Nguyễn Ðình Chiểu, P. Ðakao, Q. 1
Tel: (08) 822-2294. (08) 910-2173

Hạt Tân Ðịnh
Giáo Xứ An Phú
205/45 Trần Văn Ðang, P. 11, Q. 3
Tel: (08) 884-0142

Giáo Xứ Bùi Phát
453/105KC Lê Văn Sỹ, P. 12, Q. 3
Tel: (08) 843-6376, (08) 931-3220

Giáo Xứ Công Lý
62/147A Lý Chính Thắng, Q. 3
Tel: (08) 843-5551

Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/kydong.gif) (8 họ lẻ)
38 Kỳ Ðồng, P. 9, Q. 3
Tel: (08) 931-1779, (08) 834-7715

Giáo Xứ Mai Khôi (1 họ lẻ)
44 Tú Xương, P. 7, Q. 3
Tel: (08) 932-5738, (08) 932-0360

Giáo Xứ Regina Mundi
228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 6, Q. 3
Tel: (08) 932-6991

Giáo Xứ Tân Ðịnh (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/tandinh.jpg)
289 Hai Bà Trưng, P. 8, Q. 3
Tel: (08) 829-0093, (08) 829-3088, (08) 820-6010

Giáo Xứ Thánh Gia
18/2 Trần Quý Khoách, Tân Ðịnh
Tel: (08) 848-3226

Giáo Xứ Phaolô 3
262/14 Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3
Tel: (08) 843-6681

Giáo Xứ Vườn Xoài (1 họ lẻ)
413 Lê Văn Sỹ, P. 12, Q. 3
Tel: (08) 931-8297, (08) 846-7616

Giáo Xứ Xóm Lách
134/109/18A Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3
Tel: (08) 848-2900

Hạt Tân Sơn Nhì
Giáo Xứ Bình Chánh
C5/1 Trịnh Như Khuê, Bình Chánh, Huyện Bình Chánh

Giáo Xứ Bình Thuận (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/saigon/gxbinhthuan.jpg) (1 họ lẻ)
4/48 Tân Kỳ, Tân Quý, Q. Bình Tân
Tel: (08) 875-5212

Giáo Xứ Ðắc Lộ
97 Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình
Tel: (08) 849-0004, (08) 849-3740

Giáo Xứ Nhân Hòa (1 họ lẻ)
38/24 Hồ Ðắc Di, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú
Tel: (08) 849-5274, (08) 849-5690, (08) 815-700

Giáo Xứ Ninh Phát
3A 62 ấp 3, X. Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh
Tel: (08) 877-2158

Giáo Xứ Phaolô
280 Bành Văn Trân, P. Bình Trị Ðông B, Q. Bình Tân
Tel: (08) 762-2403

Giáo Xứ Phú Hòa
338B Hoàng Xuân Nhị, P. Phú Trung, Q. Tân Phú
Tel: (08) 974-0470

Giáo Xứ Phú Thọ Hòa
1A Lũy Bán Bích, P. Hiệp Tân, Tân Phú
Tel: (08) 864-8076

Giáo Xứ Phú Trung
1434 Lạc Long Quân, P. 11, Q. Tân Bình
Tel: (08) 865-1781

Giáo Xứ Tân Châu
98/1 Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình
Tel: (0908) 168-124

Giáo Xứ Tân Hương
1/30 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú
Tel: (08) 847-0325

Giáo Xứ Tân Phú (1 họ lẻ)
33/4 Nguyễn Hậu, P. Tân Thành, Q. Tân Phú
Tel: (08) 810-6500, (08) 810-4509

Giáo Xứ Tân Thái Sơn
35/8 Hoàng Văn Hoè, P. Tân Quý, Q. Tân Phú
Tel: (08) 842-5691

Giáo Xứ Tân Thành
371/35B Trường Chinh, P. 14, Q. Tân Bình
Tel: (08) 849-2526

Giáo Xứ Tân Việt (1 họ lẻ)
241bis Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình

Giáo Xứ Thiên Ân
58/21 Lê Niệm, P. 18, Q. Tân Bình
Tel: (08) 978-0258

Giáo Xứ Văn Côi
97/41 Trần Tử Nha, P. 12, Q. Tân Bình
Tel: (08) 842-6833

Hạt Thủ Ðức
Giáo Xứ Bình Chiểu
50/6 KP. 1, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 897-1664

Giáo Xứ Bình Thọ
356/20 Võ Văn Ngân, KP. 3, P. Bình Thọ, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 897-2061

Giáo Xứ Châu Bình
470/17 tỉnh lộ 43, P. Tam Phú, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 896-3324

Giáo Xứ Fatima Bình Triệu (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/bintrieu.gif)
355/5 Ấp Bình Triệu, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 726-8561

Giáo Xứ Hiển Linh
19 đường 15, KP. 2, P. Linh Trung, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 897-1473, (08) 896-0349

Giáo Xứ Khiết Tâm
150B KP. 4, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 896-0690

Giáo Xứ Thánh Nguyễn Duy Khang (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/ngduykh.gif) (1 họ lẻ)
220 Ấp Tam Hà 1, KP. 1, P. Linh Ðông, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 897-1012

Giáo Xứ Tam Hà
66 đường Tam hà, P. Tam Phú, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 896-9322

Giáo Xứ Tam Hải
180 Tam Châu, KP. 2, P. Tam Bình, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 896-3119

Giáo Xứ Thủ Ðức (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/thuduc.gif)
51 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 896-0803, (08) 720-0219

Giáo Xứ Từ Ðức
42 đường 4, KP. 2, P. Bình Thọ, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 897-8713, (08) 722-0501

Giáo Xứ Xuân Hiệp
33/9A Bà Giang, KP. 4, P. Linh Xuân, Q. Thủ Ðức
Tel: (08) 724-0313

Hạt Thủ Thiêm
Giáo Xứ Cao Thái
44/1 Vĩnh Thuận, P. Long Bình, Q. 9
Tel: (08) 725-0138

Giáo Xứ Công Thành
58 đường 27, Ấp tây B, P. Bình Trưng, Q. 2
Tel: (08) 742-1004

Giáo Xứ Thánh Gẫm
Ấp Gò Công, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9
Tel: (08) 897-3102

Giáo Xứ Long Bình
98/2 Ấp Thái Bình, P. Long Bình, Q. 9
Tel: (08) 732-5370

Giáo Xứ Long Ðại
282 Long Ðại, P. Long Phước, Q. 9

Giáo Xứ Long Thạnh Mỹ
3/5 Ấp 1, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9
Tel: (08) 732-5055

Giáo Xứ Minh Ðức
7/89 Cây Dầu, P. Tân Phú, Q. 9
Tel: (08) 896-5152

Giáo Xứ Mỹ Hòa
136 KP. 1, P. Bình Trưng, Q. 2
Tel: (08) 743-0808

Giáo Xứ Phú Hữu
139A Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu, Q. 9
Tel: (08) 731-6076

Giáo Xứ Tân Ðức
đường Ðỗ Xuân Hợp, P. Phước Bình, Q. 9
Tel: (08) 731-3783

Giáo Xứ Tân Lập
460 KP. 2, Tân Lập, P. Bình Trưng, Q. 2
Tel: (08) 896-1596

Giáo Xứ Thanh Bình
Trại Thanh Bình, P. Bình Khánh, Q. 2
Tel: (08) 897-6453

Giáo Xứ Thánh Cẩm
16/1 Nguyễn Văn Tăng, ấp Chân Phúc Cẩm, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9
Tel: (08) 897-3102

Giáo Xứ Thánh Giuse Thợ
120 KP. 3, P. Phước Long, Q. 9
Tel: (08) 731-3176

Giáo Xứ Thánh Linh
1/6 KP. 1, P. Tăng Nhơn Phú B, Q. 9
Tel: (08) 896-5074

Giáo Xứ Thánh Tâm
396B Trần Quốc Toản, P. Hiệp Phú, Q. 9
Tel: (08) 896-0017

Giáo Xứ Thiên Thần
600 KP. 4, P. An Phú, Q. 2
Tel: (08) 899-0766

Giáo Xứ Thủ Thiêm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/saigon/gxthuthiem.jpg) (2 họ lẻ)
58 KP. 1, P. Thủ Thiêm, Q 2
Tel: (08) 740-0456

Hạt Xóm Chiếu
Giáo Xứ An Phú
258/7 Trần Xuân Soạn, KP. 3, P. Tân Hưng, Q. 7

Giáo Xứ An Thới Ðông (1 họ lẻ)
Ấp An Hòa, xã An Thới Ðông, Huyện Cần Giờ
Tel: (08) 888-7861, (08) 888-7877

Giáo Xứ Cần Giờ
183/2 Miễu Nhì, xã Cần Thạnh, Huyện Cần Giờ
Tel: (08) 874-0660, (08) 874-0261

Giáo Xứ Ðồng Hòa
Ấp Ðồng Hòa, xã Ðồng Hòa, Huyện Cần Giờ
Tel: (08) 874-3038

Giáo Xứ Thánh Giuse
114B ấp Trần Hưng Ðạo, xã tam Thôn Hiệp, Huyện Cần Giờ
Tel: (08) 889-4092

Giáo Xứ Khánh Hội (2 họ lẻ)
136 Tôn Ðản, P. 10, Q. 4
Tel: (08) 888-5354, (08) 940-5298

Giáo Xứ Mẫu Tâm
17-18 đường số 5, P. Tân Kiểng, Q. 7
Tel: (08) 771-1090, (08) 771-6984

Giáo Xứ Tắc Rỗi
Lô I, Khu dân cư Tân Mỹ, P. Tân Phú, Q. 7
Tel: (08) 771-7609

Giáo Xứ Môi Khôi
295 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Ðông, Q. 7
Tel: (08) 872-1433

Giáo Xứ Phú Xuân
6 Huỳnh Tấn Phát, K. 2, KP. 6, Huyện Nhà Bè
Tel: (08) 873-8750

Giáo Xứ Thuận Phát
253 Trần Xuân Soạn, P. Tân Kiểng, Q. 7
Tel: (08) 872-0329

Giáo Xứ Vĩnh Hội (1 họ lẻ)
158 Bến Vân Ðồng, P. 6, Q. 4
Tel: (08) 940-0768

Giáo Xứ Xóm Chiếu (3 họ lẻ)
92B/20bis Tôn Thất Thuyết, P. 16, Q. 4
Tel: (08) 825-4739

Hạt Xóm Mới
Giáo Xứ An Nhơn
15/173 Lê Hoàng Phái, P. 17, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-0241, (08) 984-1392

Giáo Xứ Bắc Dũng
31/330 Thống Nhất, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-1238

Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Chỉnh Trang) (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/cuugiup.gif)
5/82 Lê Ðức Thọ, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-0342

Giáo Xứ Hà Ðông
530 Thống Nhất, P. 16, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 891-1157, (08) 996-4123

Giáo Xứ Hà Nội (1 họ lẻ)
49/7 Thống Nhất, P. 13, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 891-9044

Giáo Xứ Hoàng Mai
18/368 Lê Ðức Thọ, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-1119

Giáo Xứ Hợp An
41/1 Phạm Văn Chiêu, P. 13, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 891-9096

Giáo Xứ Lam Sơn
106/1124 Lê Ðức Thọ, P. 13, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-7887

Giáo Xứ Lạng Sơn
25/1 Lê Ðức Thọ, P. 16, Quận Gò Vấp
Tel: (08) 891-9284

Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình
62/3 Lê Ðức Thọ, P. 13, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-7371

Giáo Xứ Tân Hưng
2/43 Lê Ðức Thọ, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-8049

Giáo Xứ Thái Bình
48/16 Thống Nhất, P. 13, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 891-9092

Giáo Xứ Thạch Ðà
1/1 Phạm Văn Chiêu, P. 12. Q. Gò Vấp
Tel: (08) 894-7804, (08) 996-4925

Giáo Xứ Trung Bắc
18/358 Lê Ðức Thọ, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-1091

Giáo Xứ Tử Ðình
20/233 Thống Nhất, P. 15, Q. Gò Vấp
Tel: (08) 895-1162

(dựa theo Niêm Giám 2005 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam)

cafeda2009
26-11-2009, 11:27 PM
http://wikimapia.org/p/00/00/76/83/35_75.jpg

Nhà thờ Xóm Chiếu
Địa chỉ: 92B/20 bis Tôn Thất Thuyết, P.16, Q.4.
Điện thoại: 8254739.
Thành lập: năm1856.
Linh mục chánh xứ đầu tiên: Linh mục Nguyễn Văn Thuyết.
Linh mục hiện nay: Linh mục Nguyễn Thới Hòa.
Nhà thờ Xóm Chiếu có niên đại gần 100 năm, được xây dựng theo trường phái kiến trúc Pháp - Nhật. Nhà thờ cao 30 mét, diện tích xây dựng 500m2 nằm trong khuôn viên rộng 3ha.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/XomChieu.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/XomChieuTanHoi.jpg



st

cafeda2009
27-11-2009, 09:39 AM
Giáo xứ Gia Định: Những mảnh đời dâng hiến

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinh.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinhThanhGiuse.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GiaDinhThanhMau.jpg










Bầu khí trang nghiêm, thanh thoát. Tiếng hát ca đoàn êm đềm dìu dặt vang lên trong buổi chiều lất phất mưa bay. Cộng đoàn sốt sắng dâng thánh lễ cùng 7 vị linh mục đồng tế, và một phó tế, nhân ngày lễ thánh I-nha-xi-ô, Bổn mạng của cha sở Gia Định, cũng là Cha giám đốc Trung Tâm Công Giáo, đặc trách văn phòng Toà Tổng Giám Mục TP.HCM. Đó là ngày 31-7-2009, tại nhà thờ Gia Định.

Người ta thấy tình huynh đệ linh mục thể hiện rất tự nhiên trước và sau Thánh lễ, đồng thời rất nồng ấm lúc hiệp dâng Thánh lễ. Trên dĩa thánh dâng lên là chính Đức Giêsu cùng với bao nhiêu hy sinh tận tuỵ cho Giáo Hội, đặc biệt của vị chủ tế hôm nay.

Sau Thánh lễ, có một bữa cơm thân mật, vừa để mừng Bổn mạng Cha sở, vừa để tiễn đưa ba nữ tu sắp lên đường phục vụ nơi khác. Tham dự có các linh mục, tu sĩ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, và những người tích cực với Họ đạo.

Đặc biệt, Đức Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, đang tá túc ở Trung Tâm Công Giáo, cũng có mặt để chia sẻ những tâm tình khác nhau của giáo xứ chiều nay.

Sau khi Cha sở nói lý do của buổi họp mặt, để diễn tả cảm xúc của mình trước khi ra đi, ba vị nữ tu áo trắng, rất đơn sơ, ôm đàn ghi-ta, cùng nhau hát lên lời cầu nguyện nổi tiếng của Thánh I-nha-xi-ô, quan thầy Cha sở Hồ Văn Xuân.

Khi phục vụ ở giáo xứ Gia Định, các nữ tu này đã phụ trách các lớp giáo lý Chiên Con, sinh hoạt với ngành Thiếu và Nghĩa Sĩ, giúp trao Mình Thánh Chúa trong các Thánh lễ, giúp Dâng Hoa tháng 5 và tháng 10, giúp Hoạt cảnh Giáng Sinh, phụ trách Hội Legio mỗi tối thứ bẩy, thăm viếng và trao Mình Chúa cho bệnh nhân, thăm người già yếu dịp Tết…


Vâng, có những mảnh đời dâng hiến như thế, những cuộc đời luôn muốn hướng về Chúa và chân thành yêu thương nâng đỡ nhau như cha sở, các cha phụ tá, các tu sĩ, và những giáo dân nhiệt thành ở đây…


(Nguồn: http://tgpsaigon.net) (http://tgp-tphcm.net)

cafeda2009
27-11-2009, 10:58 AM
Khánh Thành Nhà Thờ Tân Chí Linh thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn


VietCatholic News (19 Mar 2005 12:41)

http://i265.photobucket.com/albums/ii219/ruby_nice0606/DSCF2690-1.jpg

SAIGÒN -- Thành phố Sài Gòn trong những ngày vừa qua trời nóng bức, những cơn nóng khiến cho con người cảm thấy ngột ngạt khó chịu… những cơn gió hiếm hoi thỉnh thoảng vụt đến trong phút chốc cũng chỉ làm cho người ta dễ chịu trong một lúc nào đó thôi. Vậy mà ở con đường Phạm Văn Hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc những ngày qua, từ ngày 18, 19, 20/03/2005 hàng ngàn người từ khắp nơi trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã đến để tham dự Thánh Lễ Cắt Băng Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Chí Linh, hạt Chí Hoà trong cái nóng khó chịu này những vị khách quý từ mọi nơi như quên đi và vui với niềm vui của toàn thể giáo dân thuộc giáo xứ Tân Chí Linh.

Ngôi Thánh Đường với màu vàng nhạt điểm chút đỏ như nổi bật lên bên bờ kênh Nhiêu Lộc, toàn bộ khuôn viên Nhà Thờ được liên kết hài hoà giữa kiến trúc Nhà Thờ - Tháp Chuông với những mảng xanh của cỏ cây, hoa lá và hai tượng đài dâng kính Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Đúng 9 giờ sáng ngày 18.03.2005 đoàn rước của khoảng 120 cha Đồng Tế với Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường sau khi làm phép Tháp Chuông và Tượng Đài Các Thánh Tử Đạo VN, tiếp theo là nghi thức cắt băng khánh thành, trao chìa khoá để mở cửa ngôi Thánh Đường mới được xây dựng thật khang trang sau một năm xây dựng từ ngày 19.03.2004 đến 18.03.2005 trong lời chào mừng của Linh Mục Giuse Vũ Minh Nghiệp, chính xứ. Ngài nói: ”Từ năm 1999 trong quy hoặch của Thành Phố thì Giáo xứ có 4 cái mất:


1/ Mất đất
2/ Mất Giáo Dân
3/ Mất Nhà xứ
4/ Mất Nhà Giáo Lý

Nhưng giờ đây, sau những năm vất vả để hoàn thành những công trình của giáo xứ thì đã hân hạnh đón Đức Cha và quý khách khắp nơi về dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa đã gìn giữ cho công trình hoàn tất tốt đẹp với cùng công sức của rất nhiều ân nhân trong cũng như ngoài nước … “

Trong phần chia sẻ của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ ngài nói về ý nghĩa của ngôi Thánh Đường là biểu trưng của phong tục, tập quán người giáo dân trong giáo xứ trong một thời gian nhất định, ngài ngỏ lời chúc mừng và khen ngợi toàn thể mọi người trong giáo xứ đã đóng góp công sức, của cải để có được ngôi Nhà Thờ tốp đẹp nầy… “ Sau kinh cầu Các Thánh, Đức Cha Chủ Tế đã tiếp nhận Hài Cốt của 8 Thánh Tử Đạo Việt Nam để đặt vào Bàn Thờ và Đức Cha cũng cử hành nghi thức Cung Hiến Bàn Thờ.

Thánh lễ diễn ra trong khoảng hai giờ đồng hồ, sau đó trong phần tiệc mừng các nghệ sĩ - ca sĩ Công Giáo như: Kim Lệ, Tam Ca Ao Trắng, Mai Thảo, Tuyết Mai Ly, Mai Hậu, Xuân Trường, Ảo Thuật Z 26 … cùng dàn múa cồng chiêng của các nghệ sĩ Dân Tộc Tây Nguyên thuộc Giáo Phận Đà Lạt đã cống hiến nhiều tiếc mục đặc sắc.

Lê Kim

cafeda2009
29-11-2009, 11:05 AM
Giáo xứ Phú Thọ Hòa, nhiều ấn tượng



CN, 29/11/2009 - 10:35

http://tgp-tphcm.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/pth_0.jpg



WGPSG -- Vào lúc 17g30 chiều ngày 26.11.2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ mừng bổn mạng, làm phép tượng và khánh thành nhà sinh hoạt tại giáo xứ Phú Thọ Hòa thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì. Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phụ tá Phêrô chủ tế, cùng với cha Chánh xứ Giuse Đinh Hiền Tiến và các cha trong giáo hạt Tân Sơn Nhì.

Thánh đường Giáo xứ Phú Thọ Hòa tọa lạc trên một con đường nhỏ, nghe lạ tai, đường Lương Trúc Đàm, phường Hiệp Tân, và một quận nghe cũng mới, quận Tân Phú, tách ra từ quận Tân Bình, thuộc Hạt Tân Sơn Nhì.

Quả thật, mới và cũ, Sài Gòn luôn luôn vừa quen vừa lạ. Rất quen với ai đã sinh sống nơi đây từ bé nhưng thật lạ vì đường phố và sự phát triển kinh tế xã hội tạo nên những đổi thay chóng mặt, và để đến được giáo xứ, người Sàigòn đã phải hỏi thăm rất nhiều, vậy mà lần sau vẫn lạc đường.

Nghe Audio: Tin Mừng & Giảng lễ của Đức Cha Phêrô (http://tgp-tphcm.net/audio/20091127/3156)


Đôi nét về giáo xứ

Vị trí

GX Phú Thọ Hòa có địa giới bao gồm các phường Hiệp Tân và Tân Thới Hòa, phần lớn phường Phú Thạnh và Hòa Thạnh quận Tân Phú. Một địa bàn không nhỏ. Đến cuối năm 2009, số giáo dân chính thức là 3818 người, 1023 gia đình, và phải kể đến hàng ngàn giáo dân nhập cư, vãng lai.

Lịch sử

Giáo xứ nhận Đức Kitô Vua làm bổn mạng và được chính thức phê chuẩn thành lập vào ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15/8/1965. Giáo xứ hình thành từ sự kết hợp giáo dân của Giáo xứ Châu Hiệp, Mỹ Tho về đây định cư và giáo dân tại chỗ của Họ Trái Tim Vẹn Sạch, Giáo xứ Tân Phú. Vị có công khai sáng và thành lập GX là Linh mục GB Đinh Hữu Dong, năm nay Ngài đã gần 90 tuổi.

Nhân sự phục vụ GX gồm các vị lần lượt theo thời gian và chức vụ:

Lm Chánh xứ:

- Lm GB Đinh Hữu Dong (1965 – 1989)

- Lm GB Đoàn Vĩnh Phúc (1989 – 2001)

- Lm Giuse Đinh Hiền Tiến ( từ 2001)

Lm Phụ tá:

- Lm Gioan Thiên Chúa Nguyễn Quang Hòa (1972 – 1977) (hiện nay đang làm việc Mục vụ tại Hoa Kỳ)

- Lm Giuse Phạm Đức Tuấn (1998 – 2002)

Cộng đoàn Tu sĩ:

- Trước 1975: Nữ tu Dòng Mân Côi : từ 10 – 15 người.

- Từ 1989: Nữ tu Dòng Trinh Vương: từ 15 – 24 người.

- Từ 2006: Nữ tu Dòng Mến Thánh giá Huế: 12 – 15 người.

- Hiện nay: Dòng Trinh Vương, 30 người.

Dòng Mến Thánh giá Huế: 17 người

Ban Mục vụ Hội đồng Giáo xứ, (2006 – 2010):

Ban Thường vụ:

- Gioan Trần Ngọc Ban: Chủ tịch

- Tôma A Vũ Văn Lịch: Phó nội vụ

- Phanxicô Hoàng Ngọc Hiệp: Phó ngoại vụ

- Giuse Đỗ Văn Xa: Thủ quỹ

- Giuse Văn Chu Tâm: Thư ký

Khu Trưởng:( 5 Giáo khu )

- Khu Thánh thể : Đaminh Bùi Văn Hiếu

- Khu Tổng lãnh thiên thần Micae: Giuse Đinh Hữu Khang

- Khu Đức Mẹ Mân Côi: Giuse Hoàng Văn Đăng

- Khu Thánh Giuse: GB Phạm Xuân Tân

- Khu Đức Mẹ Vô Nhiễm: Giuse Vũ Quốc Phong

Đoàn thể:

- Huynh đoàn Đa Minh: 119 đoàn viên, Trưởng đoàn: Giuse Nguyễn Văn Trinh

- Các Bà mẹ Công Giáo: 145 Hội viên, Hội trưởng: Maria Nguyễn Thị Kim Phượng

- Gia đình Thánh Tâm: 92 Hội viên, Trưởng đoàn: Giuse Phạm Văn Lý

- Ca đoàn Thánh Tâm: 45 ca viên, Ca Trưởng: Têrêsa Phạm Thị Tuyết Mai

Nhà thờ và các công trình xây dựng

Nếu ngôi Thánh đường và các công trình xây dựng là những tài sản hữu hình của một Giáo xứ, thì tài sản của GX Phú Thọ Hòa đã phải gầy dựng với biết bao tâm huyết, công sức của cộng đoàn Dân Chúa, trải qua vô vàn gian nan vất vả, có lần trắng tay mất người lẫn của và phải làm lại từ đầu.

Khởi đầu, tháng 5/ 1965, một ngôi nhà thờ tạm dựng lên từ một khung sườn nhà vòm y tế từ Châu Hiệp chuyển về.

Đến Mậu Thân 1968 và tháng 5/1968, gần 200 căn nhà bị thiêu rụi cùng với nhiều người chết, ngôi nhà thờ và trường học Tuấn Đức cũng cùng chung số phận. Nhưng với niềm tin sắt đá vào sự quan phòng của Thiên Chúa từ nhân, tấm lòng yêu thương gắn bó, tinh thần tương trợ, các giáo dân Phú Thọ Hòa đã gượng dậy để xây dựng lại từ đầu.Trên đống hoang tàn đổ nát, khó khăn thêm chồng chất khi nghề dệt truyền thống mang từ Châu Hiệp lên cũng bị phá hủy hoàn toàn.

Năm 1971, Cha xứ Đinh Hữu Dong cùng với mọi người đã bắt tay xây dựng Trường học và Nhà xứ. Những công trình này được khánh thành năm 1972.

Sau đó, Giáo xứ khởi công xây dựng Thánh đường ( 36m x 16m) dâng kính Đức Kitô Vua với sự hỗ trợ của Giáo hội và các Giáo xứ bạn, đặc biệt là sự trợ giúp từ Linh mục Vinh Sơn Trần Công Uẩn, đang làm mục vụ tại New Calédonie.

Ngày 3/11/2001, Linh mục Giuse Đinh Hiền Tiến nhận nhiệm vụ Chánh xứ. Ngay sau đó, ngài thực hiện việc tu bổ khuôn viên Thánh đường (113m65 x 87m35). Tiếp theo, ngài cho khởi công xây dựng Đài Thánh Giuse và ngày 29/7/2002, Đức TGM / GB Phạm Minh Mẫn làm phép khánh thành.

Ngài tiếp tục làm sân Nhà xứ, lắp đặt hệ thống ánh sáng cho khuôn viên Thánh đường và xây dựng Văn phòng Ban Mục vụ Giáo xứ. Tháng 9/2004 Cha xứ cho nâng cấp VP ban Mục vụ lên 2 tầng lầu để dùng làm Văn phòng Giáo xứ, cùng với hàng rào bên trái Thánh đường 113m50.

Và hôm nay, có được ngôi Nhà Sinh hoạt thật thoáng đãng khang trang hoàn toàn nhờ “nội lực” của cây nhà lá vườn, thật là điều trước đây không thể hình dung. Đây cũng chính là điều tự hào của mỗi giáo dân Phú Thọ Hòa về giáo xứ của mình.

Nhà Sinh hoạt sẽ là nơi giúp nâng cao đời sống người giáo dân một cách thiết thực cụ thể:

- Có một nơi thoáng khí yên tĩnh để tập thể dục hàng ngày hoặc tập dưỡng sinh mỗi buổi sáng.

- Các sinh hoạt tôn giáo với nhiều loại hình khác nhau.

- Các buổi tiệc liên hoan. Cho mượn mặt bằng, hỗ trợ các gia đình di dân, những diện khó khăn trong giáo xứ được miễn phí hoàn toàn.

- Công tác bác ái, xã hội: Hiến máu nhân đạo. Tiếp sức mùa thi. Hỗ trợ các sinh viên về thi mỗi năm có nơi chốn ăn nghỉ, học tập và ôn luyện…

Thánh lễ và làm phép nhà sinh hoạt, phép tượng

Chiều nay, hân hoan mừng kính Lễ bổn mạng, nhà thờ Phú Thọ Hòa như được thay áo mới, cờ xí rực rỡ tung bay. Giáo dân trang phục đẹp đẽ, nhiều kiểu dáng và đủ sắc mầu.

Hai hàng rào giáo dân, cờ hoa trên tay; dàn kèn đồng sẵn sàng chờ đón vị cha chung, Đức Giám mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về dâng Thánh lễ, khánh thành Nhà Sinh Hoạt và làm phép tượng cho giáo xứ.

Đồng tế với Đức Cha là 15 vị linh mục, gồm các quý cha Hạt trưởng Xóm Mới và Tân Phú, các linh mục xứ bạn và cả các linh mục từ Đồng Tháp, Cần Thơ, Long Xuyên.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha kể những nét chính về việc dự Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện vừa rồi, và giải thích lễ phục của Ngài hôm nay, cũng là lễ phục đặc biệt sẽ được mang trong suốt cả Năm Thánh, như một dấu chỉ bên ngoài để nhắc nhở về sự kiện đặc biệt của Năm Thánh hồng ân. Ngài nói nhiều về tình yêu và sự hiệp nhất của Vua Giêsu, một vị tối cao Hoàng đế với tuyên ngôn nổi danh mọi thời đại: “Tôi đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ”.

Trước đó, Đức Cha chân thành xin lỗi về sự chậm trễ làm mọi người phải chờ đợi. Ngài nhẹ nhàng nói rằng điều ấy cũng không hoàn toàn tại ngài, vì mọi người đều biết rõ tình trạng giao thông hiện nay trong thành phố chúng ta.

Thánh lễ đã kết thúc hồi 20 giờ 10 phút cùng ngày với nhiều ấn tượng tốt lành và thật khó quên.

Nguồn: tgp-tphcm.net

cafeda2009
01-12-2009, 10:14 PM
Nhà thờ Chí Hòa

http://static.panoramio.com/photos/original/13427625.jpg

http://static.panoramio.com/photos/original/13376852.jpg



https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1708&stc=1&d=1259678256


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Môi Khôi

Kính ngày : 7-10

Số giáo dân : 4.164

Linh mục phụ trách:

- Cha sở Gioan Baotixita Hồ Văn Vui

- Cha phó Augustinô Nguyễn Thái Sanh

Lược sử:

Họ Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ Chợ Quán (1771-1890) được Đức Giám mục Phêrô Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định.

Họ đạo được chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa, gồm có 100 giáo dân, do linh mục Jean Génibrel (Thượng) (cha sở Tân Định) phụ trách.

Thánh đường đầu tiên cũng là thánh đường hiện tại, được Đức cha Mão (Mossard) xây vào năm 1890 (khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 1890) trên khu đất do ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt dâng cúng, khu đất này rộng tới 600 mẫu. Cũng năm đó, một số giáo dân ở Họ Đạo bên cạnh sát nhập vào nên bổn đạo lên tới 700 người và linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý được đặt làm cha sở đầu tiên.

Năm 1910 đổi tên thành Họ Chí Hòa với 700 giáo dân do linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy phụ trách.

Cha sở hiện tại là linh mục Gioan Baotixita Hồ Văn Vui.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý (1910-1911)

2. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy (1911-1919)

3. Linh mục Gioan Baotixita Lê Minh Cậy (1919-1920)

4. Linh mục Mátthêw Lưu Minh Chiểu (1920-1923)

5. Linh mục Sébas Hồ Đoan Chánh (1923-1924)

6. Linh mục Mátthew Lưu Minh Chiểu (1924-1940)

7. Linh mục Mátthew Đức (1940-1941)

8. Linh mục Gabriel Phan Văn Thọ (1941-1942)

9. Linh mục Phêrô Đặng Ngọc Thái (1942-1943)

10. Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (1943-1956)

11. Linh mục Phêrô Nguyễn Thành Công (1956-1957)

12. Linh mục Phaolô Đào Năng Tịnh (1957-1958)

13. Linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Thời (1958-1961)

14. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tam (1961-1975)

15. Linh mục Gioan Baotixita Hồ Văn Vui (1975 đến nay)

(Trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch2.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch3.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch6a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch9.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch10.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch13_0.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch21.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch22.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch27.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch28.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch33.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ch37.jpg

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
01-12-2009, 10:37 PM
Nhà thờ Tân Sa Châu

https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1709&stc=1&d=1259680713


Địa chỉ: 387 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Giuse

Kính ngày: 19 tháng 3

Số giáo dân : 5000

Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Hữu Triết

- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức, các lớp giáo lý từ lớp 6 đến lớp 12, Thần học giáo dân, Hôn nhân, Dự tòng, Lời Chúa cho phụ huynh.

- Xã hội từ thiện: Giúp các nhà thờ nghèo xây hoặc sửa chữa. Giúp đỡ người nghèo, học bổng cho các học sinh nghèo, giúp đỡ người cùi, người Thượng; thường xuyên thăm viếng bệnh nhân, người già cả; giúp bão lụt, xóa đói, giúp thiếu nhi Phường sinh hoạt hè.

Lược sử:

Họ Tân Sa Châu được thành lập năm 1954 với 4.000 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây xong năm 1954

Thánh đường hiện tại được xây xong 1969.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Đaminh Mai Ngọc Khuê (1954-1964)

2. Linh mục Giacôbê Đỗ Minh Lý (1964-1966)

3. Linh mục Giuse Maria Nguyễn Đức Thịnh (1966-1992)

4. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết (1993- đương nhiệm).

(Trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 08:25 AM
Nhà thờ Mạctynho


Địa chỉ: 16A Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Máctinô

Số giáo dân: 1.287

Linh mục phụ trách: cha sở Phaolô Nguyễn Văn Đậu

Lược sử:

Họ Mạctynho được thành lập năm 1906 do cố linh mục Soullard, Bề trên địa phận đồng thời là cha sở nhà thờ Chính Tòa. Số giáo dân ban đâu vào khoảng 100 người, thuộc trại gia đình binh sĩ người Việt của quân đội Pháp.

Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo bằng vật liệu nhẹ (gỗ, tôn) được cất lên vào năm 1906. Năm 1950, linh mục Robert Séminel, cha sở nhà thờ Chính Tòa đã xây ngôi nhà thờ mới.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Từ năm 1906 đến năm 1961: các linh mục nhà thờ Chính Tòa quản nhiệm.

2. Linh mục Phaolô Lê Trung Thịnh (1961-1975)

3. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Đậu (1975 đến đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/Martinho.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 09:08 AM
Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình


Địa chỉ: 26A Nguyễn Thái Bình, Phường Nguyễn thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Hòa Bình (Mẹ Thiên Chúa)

Số giáo dân:

- Người Hoa: 50

- Người Việt: 250

Linh mục phụ trách: cha sở Tôma Huỳnh Bửu Dư

Sinh hoạt của Họ Đạo: có thánh lễ, mục vụ dành cho anh em người Hoa.

- Các lớp giáo lý: gồm tiếng Hoa và tiếng Việt: Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Dự tòng, Hôn nhân.

- Xã hội từ thiện: Sinh hoạt chung với Hội Chữ Thập Đỏ của Phường, giúp đỡ những người già, neo đơn.

Lược sử:

Từ năm 1922, cha Phanxicô Tam (Assou) đã rửa tội cho 3 gia đình người Hoa ở khu vực Chợ Cũ (nay là đường Hồ Tùng Mậu), và 30 năm sau, theo số liệu 1951, thêm được 7 gia đình người Hoa Công giáo. Tính đến năm 1953, số giáo dân người Hoa ở khu vực Sàigòn được hơn 300 người.

Năm 1955, cha Guimet mướn ngôi nhà thờ tổ tiên của gia đình ông Ad. Nam Hee để sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chúa nhật.

Năm 1957, Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập Họ Đức Bà Hòa Bình. Năm sau (năm 1958), Đức cha mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee vừa làm nhà thờ, vừa làm nơi đào tạo chủng sinh người Hoa.

Năm 1959, linh mục Melchior Chang được cử làm cha sở đầu tiên của Họ Đạo người Hoa này. Số giáo dân lúc đó khoảng 650 người. Có 6 chủng sinh người Hoa theo học tại đây, do cha M. Chang phụ trách.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Melchior Chang (1959-1975)

2. Linh mục Gabriel Lajeune: quản nhiệm (sau khi cha M. Chang về Đài Loan)

3. Linh mục Phanxicô Xaviê Huỳnh Trụ (1975-1978)

4. Linh mục Inhaxiô Nguyễn Thới Hòa (1978-1995)

5. Linh mục Tôma Huỳnh Bửu Dư (1996-đương nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DucMeHoaBinh.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 09:42 AM
Nhà thờ AnTôn Cầu Ông Lãnh


Địa chỉ: 18 Phan Văn Trường, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bổn mạng nhà thờ: Thánh Antôn Pađôva

- Số giáo dân: 600

- Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô-Khoa Ngô Công Tâm và một số anh em trong cộng đoàn tu viện phụ giúp.

- Sinh hoạt của Họ Đạo: Phụng vụ bí tích, mục vụ, xã hội, tông đồ, từ thiện

- Các lớp giáo lý: Khối Rước lễ vỡ lòng gồm các lớp 1, 2, 3 khối Thêm sức gồm các lớp 4, 5; khối Bao đồng gồm các lớp 6, 7, 8. Ngoài ra còn giáo lý Dự tòng và giáo lý Hôn nhân.

- Xã hội từ thiện: Phòng khám bệnh, chuẩn trị, phát thuốc miễn phí (gồm cả Đông y, Tây y). Lớp học tình thương cho con cái gia đình lao động nghèo, dưới gầm cầu và ven sông rạch.

Lược sự:

Họ Antôn Cầu Ông Lãnh được thành lập vào năm 1975. Ngôi nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1925. Trước khi trở thành Họ Đạo, nơi đây vốn là một trung tâm xã hội từ thiện rồi thành tu viện và nhà nguyện của các linh mục dòng Phanxicô.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Benoit Benn và Bresson (1947-1948)

2. Linh mục Bônaventura Mân, Augustinô Phượng, Phanxicô Hoàng Trọng Tiến (1947-1957)

3. Linh mục Phêrô Bộ, Anphong Đức, Stêphanô Tân (1958-1975)

4. Linh mục Boscô Đình và Inhaxiô Ngô Đình Phán (1975-1978)

5. Linh mục Gentil Trần Anh Thi (1979-1992)

6. Linh mục Inhaxiô Ngô Đình Phán (1992-1996)

7. Linh mục Phêrô Ngô Công Tâm (1996-đương nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhAnton.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 10:07 AM
Nhà thờ Phanxicô Đakao


Địa chỉ: 3 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bổn mạng nhà thờ: Thánh Phanxicô Átxidi

- Số giáo dân: 1.500

- Linh mục phụ trách: cha sở Irênê Nguyễn Thanh Minh

Sinh hoạt của Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: thiếu nhi từ lớp 1 đến lớp 10 gồm Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng; Thanh niên , Dự tòng, Hôn nhân.

- Xã hội từ thiện: giúp một số học bổng, giúp người nghèo vào dịp mùa Vọng và mùa Chay.

Lược sử:

Họ Phanxicô được thành lập vào năm 1975 do các linh mục dòng Phanxicô đảm trách. Ngôi nhà thờ đầu tiên vốn là nguyện đường của nhà dòng, đã được xây dựng từ năm 1950. Ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng vào năm 1973.

Các cha sở của Họ Đạo là những linh mục dòng Phanxicô:

1. Linh mục Benoit Trần Minh Phương (1975-1978)

2. Linh mục Boscô Nguyễn Văn Đình (1978-1987)

3. Linh mục Saviô Nguyễn Chí Chức (1987-1993)

4. Linh mục Irênê Nguyễn Thanh Minh (1993-đến nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/PhanxicoDakao.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 11:03 AM
Nhà thờ Bàn Cờ


Bổn mạng nhà thở: Thánh Giuse

- Số giáo dân: 2.000

- Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Võ Văn Ngộ

Sinh hoạt của Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức, đào tạo giáo lý viên, Bao đồng, thanh niên vào đời.

- Xã hội từ thiện: giúp tập viết 300 phần cho các em lương giáo nghèo trong Phường ngày khai trường, mỗi phần quà trị giá 30.000 ngàn đồng. Tổ chức "cây mùa Xuân", phát gạo và đường, mỗi phần 5 kg gạo và 1 kg đường.

Lược sử:

Vào năm 1954, một số khá đông anh chị em Kitô hữu gốc miền Bắc vào Nam lập nghiệp sinh sống, do đó, số người Công giáo ở vùng Bàn Cờ tăng lên nhanh chóng. Vốn rất nhiệt tình trong đời sống đạo, nên anh chị em đã cùng nhau đóng góp để mua ngôi nhà nhỏ làm nhà nguyện với sự yểm trợ của cố linh mục Carôlô Lê Văn Nhơn, lúc bấy giờ đang làm cha sở Họ Chợ Đũi.

Anh chị em bầu ra một ban quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cha sở, còn các linh mục khác chỉ là cha khách, do cha sở mời đến dâng lễ cho anh em chị em giáo dân, như cha Trang (đã vào dòng Lazaríst), cha Vũ Văn Mạch, cha Huỳnh Hữu Đặng, cha Đức.

Như vậy, Họ Bàn Cờ lúc đó là họ nhánh của Chợ Đũi và ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng hoàn chỉnh dài 18m, rộng 9m, được Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền làm phép vào năm 1957.

Mãi đến khi linh mục G.B Dương Hoàng Thanh về làm cha sở vào năm 1992, ngài mới cử cha Tôma Đặng Toàn Chí chính thức phụ trách Họ Bàn Cờ. Ngài đã sửa chữa, nâng cấp và tổ chức sắp xếp lại Họ Đạo. Đến năm 1992, Họ Bàn Cờ được Tòa Tổng Giám Mục nâng lên họ chính và cha Phêrô Võ Văn Ngộ được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi của Họ Đạo này vào năm 1993.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
02-12-2009, 06:57 PM
Nhà thờ Regina Mundi


Bổn mạng nhà thờ: Nữ Vương Thế Giới

Kính ngày: 15-8

Số giáo dân: khoảng 500

Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Văn Tuyên

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ vỡ lòng, Thêm sức, Bao đồng (từ 8g30 đến 10g mỗi Chúa nhật).

_ Xã hội từ thiện: thăm trại cùi, Trung tâm bại liệt...

Lược sử:

Năm 1950, tu viện và trường Regina Mundi (Nữ Vương Thế Giới) của dòng Đức Bà (Nữ Kính sĩ thánh Augustinô) được thành lập tại Sàigòn. Ngày 29 tháng 6 năm ấy, lần đầu tiên thánh lễ đã được cử hành trong nhà nguyện của tu viện.

Chẳng bao lâu, do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo mỗi ngày một gia tăng của tu viện, của nhà trường và của các tín hữu vùng lân cận, ngôi nhà nguyện chật hẹp buổi đầu cần được mở rộng và xây dựng lại. Linh mục Nguyễn Văn Thạnh, Tổng quản lý giáo phận, đã giúp thực hiện công trình này.

Ngay từ đầu, tại nhà thờ Regina Mundi, ngoài sinh hoạt tôn giáo nội bộ của dòng Đức Bà, còn có các sinh hoạt mục vụ cho các tín hữu với sự trợ giúp tích cực và rất đắc lực của tu viện như: Phụng vụ, giáo lý, chuẩn bị các bí tích...

Từ năm 1950-1970, nhiều linh mục Triều và Dòng đã lần lượt thay nhau đảm trách việc mục vụ cho tín hữu tại Họ Đạo này. Từ năm 1970, linh mục Giuse Nguyễn Văn Tuyên, thuộc Tòa Tổng Giám Mục, được chỉ định phụ trách cộng đoàn cho tới nay.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ReginaMundi.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
03-12-2009, 10:41 AM
Nhà thờ Mai Khôi


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Mai Khôi

Số giáo dân: trên 400

Linh mục phụ trách:

- Cha sở: Cha Antôn Trần Thành Long

- Cha phó: Tôma-Thiện Trần Minh Cẩm, Stanislas Hoàng Đắc Ánh, Albertô Trần Phúc Nhân

Sinh hoạt Họ Đạo:

Các lớp giáo lý: lớp chuẩn bị Thêm sức, Dự tòng.

Lược sử:

Họ Mai Khôi được thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1955, từ năm 1955-1975 là một Họ Đạo dành riêng cho sinh viên. Tới năm 1975, mới trở thành một Họ Đạo mở rộng cho mọi người. Cha Stanislas Hoàng Đắc Ánh được cử làm cha sở đầu tiên. Đến năm 1976, cha Hoàng Đắc Ánh đi phục vụ tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, cha Phạm Long Tiên lên thay thế. Năm 1981, cha Mai Văn Hùng được cử làm cha sở thay thế cha Phạm Long Tiên. Tới năm 1989, cha Mai Văn Hùng xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe, cha Phạm Long Tiên lại đảm nhiệm chức vụ này cho tới tháng 7 năm 1989, sau đó cha Thiện Cẩm được cử làm cha sở. Từ năm 1990, cha Trần Thanh Long được chính thức bổ nhiệm làm phụ tá cho cha Thiện Cẩm vào năm 1996, cha Long làm cha sở. Tất cả các cha trong tu viện đều trực tiếp tham gia vào việc phục vụ Họ Đạo. Hiện nay, Họ Đạo đang nỗ lực khôi phục truyền thông xưa là phục vụ đặc biệt cho giới trẻ. Đặc biệt từ hai năm qua, mỗi năm, vào mùa Vọng và mùa Chay, ngoài những ngày tĩnh tâm chung cho Họ Đạo, còn có những buổi tĩnh tâm đặc biệt cho giới trẻ, và từ một năm qua, mỗi thứ Sáu cuối tháng đều có tổ chức một thánh lễ riêng cho giới trẻ. Ngoài ra, để thể hiện sự hiệp thông và gắn bó giữa tu viện và Họ Đạo, mỗi thứ Năm đầu tháng có thánh lễ đồng tế, có các cha trong tu viện (Nữ Vương Hòa Bình) tham dự cùng với cộng đồng Họ Đạo (Nhà nguyện Regina Pacis: Nữ tử Bác Ái Vinhsơn, 42 Tú Xương) thành lập 1954 - các linh mục dòng Đaminh Lyon phụ trách.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/MoiKhoi_0.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
03-12-2009, 06:29 PM
Nhà thờ Vĩnh Hội



https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1734&stc=1&d=1259839675



Bổn mạng nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi

Số giáo dân: 6.500

Linh mục phụ trách: cha sở Augustinô Nguyễn Văn Trinh

Lược sử:

Năm 1859 khi quân đội Pháp đánh chiếm Sàigòn-Gia Định dân cư tại vùng Khánh Hội bỏ làng trốn đi hết vì sợ quan quân triều đình Huế bắt bớ. Lúc bấy giờ có ông Chuyên, một người có đạo từ Mặc Bắc (tỉnh Trà Vinh) lên Gia Định, ghé lại vùng Khánh Hội, thấy nhà cửa ruộng vườn đều bỏ hoang liền rủ những người cùng chạy trốn cuộc bách hại đến ở, quy tụ được khoảng 100 người ở gần Rạch Chông.

Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành đang ở bên Rạch Bàng nghe nói đến Rạch Chông có bổn đạo đang tá túc nên đến thăm. Cha thấy có bổn đạo khá đông mà không có nơi cầu nguyện, liền xin Đức cha cho phép sử dụng ngôi đình hoang phế làm nhà nguyện. Các cha Thành, cha Vọng cha Thuyết thường xuyên lui tới dâng lễ, dạy giáo lý cho trẻ em và cả người lớn. Sau đó cha Thành giao cho thầy Công là người đàng ngoài mới chạy vô, dạy giáo lý cho trẻ em và tân tòng là những người địa phương có thiện cảm với đạo.

Năm 1861, bổn đạo từ miền Trung và Biên Hòa tập trung về Khánh Hội khá đông, cư ngụ từ Vàm Bến Nghé tới Rạch Ong Lớn, thành hình một làng mới là Khánh Hội. Vì ngôi đình làng tạm làm nhà nguyện đã trở nên quá nhỏ đối với số giáo dân, nên khi được bà Bạch, một giáo dân nhiệt thành nhường cho một khoảng đất bên bờ sông, một nhà thờ mới được dựng lên. Và cha Thọ từ đàng ngoài chạy vào lánh nạn, được Đức cha cử coi sóc Họ Khánh Hội. Ít lâu sau, cha Thọ xin trở về quê cũ, cha Vọng được bổ nhiệm thay thế.

Lúc bấy giờ, tuy Sàigòn đã tạm yên nhưng các vùng lân cận như ở Mỹ Tho, Tân Triều, Biên Hòa, Bà Rịa, Đất Đỏ…người có đạo vẫn gặp nhiều gian nan. Do đó nhiều người đã lìa nơi chôn nhau cắt rốn, chạy vào Sàigòn, ở dọc theo mé sông tới Rạch Ong. Vì bổn đạo ngày thêm đông, nên một nhà mới được cất lên và một làng mới cũng được thành lập là làng Vĩnh Hội.

Năm 1862, ông Chuyên nhường lại ngôi nhà ba gian hai chái và phần nhà phụ, đất rộng lại có vườn để cất thêm một dãy nhà cho Chủng viện. Cha Wibaux giao cho thầy Phêrô Nguyễn Văn Dậu (thụ phong linh mục năm 1870) trông coi và sắp xếp các sinh hoạt của Chủng viện. Xóm Chiếu gọi là Trường Dưới, còn Khánh Hội gọi là Trường Trên. Năm 1863, Chủng viện dời về Sàigòn. Thanh niên Khánh Hội đi tu khá đông, nhưng chỉ có một người làm linh mục là cha Phêrô Nguyễn Văn Lễ, chỉ làm việc mục vụ được ba năm sau khi chịu chức, rồi vì lý do sức khỏe phải nghỉ hưu luôn.

Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành quy tụ được vài chục chị em dòng Mến Thánh Giá đang trốn tránh cơn bách hại ở các nơi về một nhà gần Cầu Chông. Sau đó, cha dời các chị này qua bên Thủ Thiêm cho tới bây giờ vì ở đây thuận tiện hơn.

Năm 1890, nhà thờ bị mối mọt làm hư hại nhiều chỗ nhưng bổn đạo lại quá nghèo, không có phương tiện sửa chữa nên đành phải nhập chung vào Họ Xóm Chiếu.

Năm 1945, Họ Đạo được tái lập với tên mới là Vĩnh Hội.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Henri Raimbaux (1875-1885)

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Linh Dược (1885-1897)

3. Linh mục Gioan Baotixita Lê Minh Cậy (1897-1902)

4. Linh mục Gabriel Nguyễn Khắc Thành (1902-1907)

5. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Dưỡng (1907-1908)

6. Linh mục Phêrô Nguyễn Công Nhu (1908-1909)

7. Linh mục Phêrô Nguyễn Phi Đậu (1909-1911)

8. Linh mục Giuse Dương Công Đồng (1912-1918)

9. Linh mục Tađêô Nguyễn Tấn Đức (1919-1922)

10. Linh mục Anrê Hồ Bảo Nuôi (1922-1931)

11. Linh mục Tađêô Bùi Tri Phan (1931-1932)

12. Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Đặng (1933-1938)

13. Linh mục Phêrô Bùi Hữu Năng (1939-1942)

14. Linh mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Công (1942-1945)

15. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Minh (1946-1950)

16. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Trí (1950-1973)

17. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Bằng (1973-1990)

18. Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Trinh (1991- đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
03-12-2009, 07:11 PM
Nhà thờ Đắc Lộ



https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=1735&stc=1&d=1259842205





Bổn mạng nhà thờ: Thánh Gioan Tiền Hô

Linh mục phụ trách:

- Cha sở: Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hân

- Cha phó: Vinhsơn Nguyễn Bá Quý, Vinhsơn Phạm Văn Trị, Tôma Trần Bá Đài

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Hôn nhân.

- Xã hội từ thiện: Thăm giúp các trại phong, mù, người ngèo.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
03-12-2009, 11:00 PM
Giáo xứ Tân Lập: Vườn ươm Ơn gọi Linh mục Tu sĩ


Maria TL (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/614)

T5, 03/12/2009 - 20:51

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/1.jpg



WGPSG-- Nhà thờ giáo xứ Tân Lập là một trong 16 điểm được chọn làm nơi hành hương trong Năm Thánh 2010 để lãnh ơn Toàn xá.

I. ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ TÂN LẬP


* GX Tân Lập toạ lạc ở phía Đông Tp. HCM, thuộc giáo hạt Thủ Thiêm.
* Địa chỉ: 460 Đường 24, KP.2, P. Bình Trưng Đông, Quận 2, Tp. HCM.
* Điện thoại: 083 740 0456
* Tôn chỉ: Cộng đoàn hiệp nhất – Yêu thương
* Mục đích: Sống tốt đạo đẹp đời


1. Khởi đầu & Cơ sở vật chất

- Năm 1954, theo làn sóng di cư vào Nam, một đoàn người đã chuyển đến định cư tại Tân Lập. Song song với việc dựng nhà cửa của các gia đình để an trú, 3 căn nhà đơn sơ dùng làm nơi thờ phụng cũng được dựng lên.

- Đầu năm 1955, cha Vinh Sơn Phạm Chí Thiện quy tụ khoảng 60 gia đình Công giáo di cư thuộc các xứ Tràng Lũ, Thọ Cách, Trung Đồng, và các dì Phước Trung Đồng- Đông Thành vào khu nhà thờ hiện nay, cùng nhau phá rừng chồi, khai hoang để định cư.

- Ngày 22/8/1955, ngôi nhà thờ đầu tiên được hình thành bằng những vật liệu thô sơ có tính cách tạm thời, cột bằng cây và mái bằng lều bạt, sau đổi thành mái tranh. Đức Mẹ Trinh Nữ Vương được chọn là Bổn mạng giáo xứ.

- Năm 1957 giáo xứ được chia thành 4 giáo khu: Thánh Liêm, Thánh Tịnh, Thánh Khang, và Thánh Đa Minh. Cũng trong thời gian này, nhà thờ được chỉnh trang lại thay thế mái tranh vách đất bằng tường xây, cột gỗ, mái tôn.

- Năm 1958, nhà xứ được xây dựng với cấu trúc tường xây, mái tôn.

- Năm 1983, nhà thờ được trùng tu quy mô hơn, tường cột được bê tông hoá, với dàn kèo sắt, mái tôn.

- Năm 1985, xứ đường được trùng tu.

- Năm 1994, nhà thở được đại tu: gian cung thánh, tiền sảnh, hành lang và tháp chuông đã hoàn chỉnh như hiện nay. Cũng trong năm này, GX xây dựng hội trường, phòng giáo lý và công viên Đức Mẹ.

- 1999 mái tôn nhà thờ được thay thế bằng tôn màu giả ngói.

- Năm 2001, mở rộng hội trường, xây thêm phòng giáo lý.

- Năm 2005, xây dựng đài Đức Mẹ và làm mô hình địa bàn GX tại công viên đài Đức Mẹ.

2. Giáo dục

- Năm 1960, để thăng tiến việc giáo dục, cha Vinh Sơn đã mở trường tư thục mang tên Nguyễn Trường Tộ, gồm cấp Tiểu học và hai lớp đầu của Trung học đệ I cấp (lớp Đệ Thất và Đệ Lục).

- Năm 1965, trường mở thêm hai lớp cuối của Trung học Đệ Nhất cấp (lớp Đệ Ngũ và Đệ Tứ). Việc điều hành trường do các cha Phó đảm trách. Đa số thầy cô đều là giáo dân và các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá trong GX.

Trường sinh hoạt cho đến năm 1975 thì được chuyển giao cho nhà nước sử dụng.

3. Các vị chủ chăn của giáo xứ


Các cha Phó
- Cha Đaminh Dặng Duy Hoà (1955-1962)
- Cha Luca Nguyễn Thanh Bình (1962-1968)
- Cha Vinh Sơn Ngô Minh Tân (1968-1972)
- Cha Gioan B. Nguyễn Quang Hoà (1972-1973)
- Cha Cha Gioan B. Nguyễn Văn Thục (1973-1976)
- Cha Gioan B. Phạm Văn Hợp (1976-1978)



4. Sinh hoạt trong giáo xứ



Giáo dục đức tin: có các lớp giáo lý, bồi dưỡng học hỏi, tìm hiểu và chia sẻ Lời Chúa.
Đời sống thiêng liêng: Thánh lễ sáng chiều, chầu Thánh Thể suốt ngày, duy trì giờ kinh tối trong gia đình và trong khu xóm.
Bác ái xã hội: Cộng đoàn góp phần tương trợ trong cơn hoạn nạn; thường xuyên tổ chức thăm hỏi và chia sẻ tinh thần, vật chất cho những gia đình khó khăn, những người già yếu trong và ngoài giáo xứ; hàng tháng và vào các dịp lễ lớn, tổ chức bữa cơm thân mật cho người neo đơn hoặc có những phần quà thăm hỏi.
Lễ hội: Hằng năm, GX tổ chức lễ Đức Mẹ Trinh Nữ Vương là bổn mạng và ngày Truyền thống của GX rất trọng thể. Vào năm 2005, GX đã mừng kỷ niệm 50 năm thành lập GX. Đây là điểm dừng quan trọng để GX nhìn lại quá trình 50 năm qua, đồng thời có một định hướng cho những ngáy sắp tới.


5. Vườn ươm ơn gọi Linh mục Tu sĩ

Giáo xứ Tân lập đã được hình thành và lớn lên như thế nơi mảnh đất phèn chua, khô cằn. Tuy nhiên, trên mảnh đất này có biết bao hoa thơm cỏ lạ đã được trổ sinh.

Theo thống kê năm 2008, giáo xứ Tân Lập 872 gia đình với 3.187 giáo dân. Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 31 linh mục, 7 thầy đang học tại Đại Chủng viện và trong các Dòng tu, 28 nữ tu.

Ngoài ra, trong GX còn có Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập, một Hội Dòng đã cùng đồng hành với GX ngay từ buổi đầu gian khổ để rồi cùng hình thành, cùng phát triển bên nhau cho đến hôm nay.



GIÁO XỨ TÂN LẬP: HỒI TƯỞNG NGÀY KHAI MẠC NĂM THÁNH


Ngày Khai mạc Năm Thánh tại GX Tân Lập qua rồi, nhưng ấn tượng của ngày đó đã ghi đậm khắc sâu trong tâm lòng nhiều nguời. Xin được ôn lại đôi nét về ngày đó để tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Thánh Tử Đạo VN được khơi rộng, nâng cao, kéo dài thêm mãi.

1. Chuẩn bị

Ngày 28.11.2009, sau thời gian chuẩn bị cả ngoại giới lẫn nội tâm, hôm nay, GX Tân Lập đã sẵn sàng cho Lễ Khai mạc Năm Thánh. Lễ đài ngoài trời được thiết kế cho những dip đặc biệt đã sẵn sàng.

Cha xứ hiện diện rất sớm với cộng đoàn. Ngài kêu mời mọi người ổn định vị trí để chuẩn bị cho giờ khai mạc sắp đến. Khuôn viên lễ đài không còn chỗ trống, mọi người theo sự hướng dẫn của Ban Trật tự đã an vị.

Băng reo được hô lên: Emanuel – Yêu thương – Hiệp thông – Thiên-Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Ta, mời gọi mọi người hãy sống yêu thương, hiệp nhất để được Thiên Chúa ở cùng, để đón mừng Năm Thánh.

Tiếp theo, tiếng hát của cả cộng đoàn vang lên như đồng hưởng ứng lời mời gọi đó.

2. Nghi thức Thắp Nến Sáng Tin Mừng Cứu Độ

Đúng 19g00, cha xứ tiến lên lễ đài, rồi cùng với cộng đoàn hát lời kinh Xin Ơn Chúa Thánh Thần. Một phút lắng đọng, giúp mỗi người chìm sâu trong nội tâm để nhận thức về những hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ quê hương, trên Giáo Hội Việt Nam, trên từng người.

Ban kèn đồng, ban trống trắc cùng hoà âm thanh hùng tráng, mừng giờ trọng đại, biểu lộ niềm hân hoan của cộng đoàn và chào đón mọi người đang hiện diện nơi đây, trong giờ này.

Lễ Khai mạc Năm Thánh bắt đầu với Nghi thức thắp nến Ánh Sáng Tin Mừng Cứu Độ, đã được cử hành rất trang trọng.

Trước tiên, những ngọn nến pháo hoa toả sáng, reo vui cùng với cộng đoàn. Rồi cha xứ tiến đến châm mồi lửa để thắp ngọn nến Ánh Sáng Tin Mừng Cứu Độ.

Cha xứ giải thích: Lửa tượng trưng cho niềm tin; lửa mang Ánh Sáng đến cho những ai sẵn lòng tiếp nhận. Đây là Ánh Sáng đã được thắp lên trên mảnh đất Việt Nam thân thương hơn 350 năm trước đây. Cũng chính Ánh Sáng này mỗi người đã nhận trong ngày lãnh Bí tích Thanh Tẩy. Qua nghi thức thắp lửa, mỗi người cùng khơi lại ngọn lửa Đức Tin trong tâm hồn mình với xác tín rằng, có Ánh Sáng Chúa Kitô trong tôi. Lửa đã được nổi lên, chúng ta phải có bổn phận giữ lửa và truyền lửa cho anh chị em chúng ta.

Ngọn lửa được chuyển đến từng người. Ánh sáng dần dần lan toả khắp cộng đoàn phụng vụ, tạo thành một rừng ánh sáng lung linh trong trời đêm.

Lời hát Thắp sáng lên … quyện với khói lửa, hoà trong không gian vang xa, cao vút, thấm sâu vào lòng mỗi người.

2. Làm phép Logo Năm Thánh

Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn những Logo Năm Thánh 2010 để cha xứ làm phép. Sau đó, đại diện các đoàn thể lên nhận Logo và trao lại cho thành viên của mình để mỗi người có thể đeo trên áo, như một nhắc nhở về Năm Hồng Phúc này.

3. Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Mở đầu việc tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam là đọc lại tiểu sử của những vị Thánh có tương quan đặc biệt với con chiên Tân Lập. Cha Ông anh dũng, con cháu tự hào. Xin ghi ơn các Ngài.

Tiếp theo là cuộc rước cung nghinh xương Thánh và tuợng các Thánh Tử Đạo VN. Khởi đầu, cộng đoàn toả ra hai bên rồi gặp nhau trên đường vào lễ đài. Với nến sáng trên tay, đoàn rước tiến bước cùng với kiệu các Thánh Tử Đạo VN, trong tiếng kèn tiếng trống vang trời.

Khi đoàn rước trở về vị trí, cha chủ sự vái hương trước Xương Thánh và Tượng các Thánh Tử đạo VN. Tiếp đến, một nhóm người trong y phục cổ truyền, tiến lên trước toà các Thánh Tử Đạo đọc văn tế. Nội dung bài văn tế: Tạ ơn Thiên Chúa; ca ngợi các Bậc Tiền Nhân anh dũng; cầu nguyện cho mọi thành phần trong Giáo Hội, cho thế giới.

Để kết thúc phần tôn vinh các Thánh Tử đạo VN, đại diện các đoàn thể dâng lễ vật tượng trưng lòng thánh kính tri ân kính dâng lên các Ngài.

4. Nghi thức Sám hối

Trước khi vào Thánh Lễ, cha chủ sự gợi ý để cộng đoàn xin lỗi Chúa, xin lỗi các bậc Tiền Nhân, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người.

Xin lỗi Chúa
Lạy Chúa! Giáo hội Chúa được thiết lập là Giáo hội duy nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo Hiệp nhất của Chúa. Giáo hội Chúa là Giáo hội thánh thiện, nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo hội Chúa là Giáo hội Công giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin mừng. Giáo hội Chúa là Giáo hội Tông truyền, nhưng chúng con chưa nhận ra hình ảnh Chúa nơi các Đấng bậc mà Chúa tuyển chọn. Chúng con xin lỗi Chúa và xin Chúa tha thứ cho chúng con.

Xin lỗi nhau

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, đó là, chúng con hãy yêu thương nhau”. Đó là lời trăn trối của Chúa Giêsu. Dù chúng con đã cố gắng thực hiện lời trăn trối ấy, nhưng chúng con cũng đã biết bao lần vì vô ý hoặc cố tình xúc phạm nhau, gây tổn thương cho nhau, loại trừ nhau, kỳ thị nhau và không lắng nghe nhau như lời Chúa dạy. Chủ chiên xin lỗi con chiên, giáo dân xin lỗi linh mục, bề trên xin lỗi bề dưới, vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.

Xin lỗi anh chị em đồng bào

Thưa bà con lương dân không cùng tôn giáo, Đức Giêsu, Đấng Sáng lập đạo Công giáo đã dậy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù, lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó ở mọi nơi, mọi lúc và với mọi người, nhưng chúng tôi đã nhận thấy do vô tình hoặc cố ý, chúng tôi đã làm quý vị phiền lòng đến nhiều khi thất vọng, chúng tôi thấy mình thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.
Chiều hôm nay, cộng đoàn giáo xứ Tân Lập muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.
Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.

5. Công bố Khai Mạc Năm Thánh 2010

Đúng 20g, Cha Xứ long trọng đọc thư của Đức Hồng y TGM Gioan Baotixita để công bố khai mạc Năm Thánh tại GX Tân Lập. Từng hồi chuông-chiêng-trống vang lên hoà với những tràng pháo tay rộn rã, mọi người hân hoan đón mừng Năm Hồng Ân.

6. Thánh Lễ

Trong bài giảng, cha xứ giải thích ý nghĩa của Logo Năm Thánh 2010 một cách chi tiết. Cha cũng xác định, Thánh Năm là năm kho tàng ơn thánh của Thiên Chúa được mở ra cho mọi người. Tuy nhiện việc hoà giải thật cần thiết để chúng ta đón nhận ơn Chúa: hoà giải với đồng đạo, đồng bào và đồng loại.

Cha trở lại với chủ đề Ánh Sáng. Xưa kia, Ánh Sáng đã soi đường cho Dân Chúa đi qua sa mạc; ngày nay, Giáo Hội cũng cần Ánh Sáng để vượt qua sa mạc trần gian.

Cuối cùng, cha nhắc lại lời của Đức Hồng y: Đạo chúng ta là đạo yêu thương, chúng ta phải hy sinh tự hiến cho tình yêu bằng việc phát huy tình thân thương trong gia đình, giữa cộng đoàn và ngoài xá hội.

Thánh Lễ kết thúc với Phép lành ban ơn Toàn xá. Mọi người hân hoan ra về trong tâm trạng lâng lâng thiêng thánh. Ước gì ý nghĩa của Năm Thánh được trở thành hiện thực trong đời sống của mỗi người trong giáo xứ. Nếu từng người quyết tâm góp chút lửa đức tin của mình vào ngọn lửa của cộng đoàn, thì chắc chắn Ánh Sáng Tin Mừng Cứu Độ sẽ toả sáng nơi chính bản thân, trong gia đình, cho cộng đoàn giáo xứ, cho Giáo Hội và muôn dân.

Nguồn: tgp-tphcm.net

cafeda2009
04-12-2009, 08:06 AM
Nhà thờ Cần Giờ


Bổn mạng nhà thờ: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Số giáo dân: 500

Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Phạm Kim Điệp

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: giáo lý các cấp. Dự tòng.

- Xã hội từ thiện: Phòng phát thuốc, khám bệnh miễn phí. Nhà dưỡng lão (8 người). Ký túc xá học sinh
(20 em). Trường khuyết tật (36 em). Trường dạy nghề miễn phí (5 lớp)

Lược sử:

Từ cuối thế kỷ 19, Cần Giờ đã là một điểm truyền giáo. Số giáo dân ban đầu độ chừng 70 người từ các nơi đến trú ẩn, tránh cuộc bách hại.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được dựng trên đất Thạnh Thới vào khoảng những năm 1871-1880. Đến năm 1916, ngôi nhà thờ thứ hai được xây dựng ở Đồng Hòa. Vào năm 1930, một ngôi nhà thờ nữa đã được dựng nên tại An Thạnh (An Thới Đông ngày nay).

Cả ba ngôi nhà thờ trên đã bị phá hủy trong những cuộc đánh bom của máy bay Đồng Minh vào năm 1945.

Trong suốt 25 năm (1945-1969), địa bàn Cần Giờ trở thành một vùng “trắng”.

Năm 1969, Tòa Tổng Giám Mục và Ủy Ban Truyền Bá Phúc Âm khởi xướng công cuộc tái Phúc Âm hóa địa bàn Cần Giờ. Thầy Lê Văn Nhạc (nay là linh mục) và thầy Bách (Tu hội nhà Chúa) đã là những người hưởng ứng đầy tiên, tình nguyện đến địa bàn truyền giáo Cần Giờ.

Sau đó các linh mục – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã đến phục vụ. Linh mục Trần Văn Lượng dòng Chúa Cứu Thế đã đến Cần Giờ năm 1971. Linh mục Trần Ngũ Nhạc lập giáo điểm Trần Hưng Đạo (1972). Các linh mục Ngô Quang Tuyên, Nguyễn Đình Thục, Lại Văn Đoàn lập giáo điểm Tam Thôn Hiệp (1973).
Hiện nay Họ Cần Giờ và các giáo điểm đang trên đà phát triển, dấn thân phục vụ, truyền bá Tin Mừng qua nhiều hình thức phong phú nhằm phát triển đời sống của đồng bào trên địa bàn Duyên Hải - Cần Giờ.

Hiện nay linh mục phụ trách Họ Cần Giờ là cha Giuse Phạm Kim Điệp (dòng Chúa Cứu Thế).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
04-12-2009, 08:32 AM
Nhà thờ Phú Xuân

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Đaminh

Số giáo dân: khoảng 1.000 người

Linh mục phụ trách:

- Cha sở Antôn Vũ Doãn Cát

- Cha phó Đaminh Ngô Quang Tuyên

Sinh hoạt Họ Đạo:

Xã hội từ thiện: theo phát động của chính quyền địa phương.

Lược sử:

Họ Phú Xuân được thành lập từ năm 1958 với khoảng 60 giáo dân. Nhà thờ đầu tiên lợp lá tọa lạc bên trong khuôn viên của hãng Esso. Nhưng một thời gian sau, hãng này không đồng ý cho để nhà thờ trong hãng, nên phải dời nhà thờ xuống ngã ba hãng Shell. Tại đây mua được một chòi lá để làm nhà nguyện. Đến lễ Chúa Thăng Thiên 1959, cha sở Xóm Chiếu bấy giờ là linh mục Võ Văn Bộ khởi công xây dựng nhà thờ mới lợp tôn và năm 1961 hoàn thành. Sau đó, Tòa Tổng Giám Mục cử cha Antôn Trần Ngọc Lạc về làm cha sở được 14 tháng. Kế tiếp là cha Giuse Nguyễn Văn Tố thay cha Lạc và ngài đảm nhận được 24 tháng. Khi cha Tố ra đi, cha Dương Hoàng Thanh, cha sở Xóm Chiếu bấy giờ đảm nhiệm và phục vụ Họ Đạo từ năm 1963 đến 1965. Đến năm 1965, cha Phaolô Minh về coi sóc Họ Đạo này cho đến khi ngài về nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Năm 1973, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm cha Đaminh Ngô Quang Tuyên khi ấy đang truyền giáo ở vùng Rừng Sác về làm cha sở cho đến năm 1983, cha Antôn Vũ Doãn Cát về thay thế.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/PhuXuan.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
04-12-2009, 09:37 AM
Nhà thờ Khánh Hội


Bổn mạng nhà thờ: Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ

Số giáo dân: 2.600

Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Mai Xuân Hòa

- Cha phó Phêrô Hoàng Quốc Trương ngụ tại số 20 Lê Văn Linh , Quận 4.

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức.

- Xã hội từ thiện: tham gia mọi công tác, có quỹ xóa đói giảm nghèo.

Lược sử:

Ngày 1-10-1961, linh mục Phêrô Võ Văn Bộ, cha sở Họ Xóm Chiếu, mua khu đất tại 136 Tôn Đản, Quận 4 để làm nhà nguyện. Đến ngày 29-11, nhân ngày lễ Chúa Giêsu là Vua, ngài dâng thánh lễ tạ ơn và dâng nhà nguyện kính Đức Mẹ Bẩy Sự Thương Khó.

Năm 1967, linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh, cha sở kế nhiệm, đã xây dựng thành nhà thờ hiện nay. Khu Thăng Thiên, Thánh Mẫu, Đồng Công, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Vô Nhiễm và khu Giuse của Họ Đạo được tách ra thành Họ Khánh Hội.

Ngày 21-6-1968, linh mục Giuse Mai Xuân Hòa được bổ nhiệm làm cha sở Họ Đạo mới này cho đến nay.
Nhà thờ hiện nay được khánh thành ngày 4-8-1968.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1.Linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh (1967-1968)

2.Linh mục Giuse Mai Xuân Hòa (1968 - đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/KhanhHoi.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/KhanhHoiGiuse1.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/KhanhHoiGiuse2.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)


Giáo xứ Khánh Hội: Khánh thành nhà thờ họ Thánh Giuse




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh9.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh13.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh14.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh15.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh20.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh21.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh23.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh24.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh25.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh27.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh33.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh34.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh36.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh37.jpg





http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh43.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/kh44.jpg




(http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
04-12-2009, 10:15 AM
Nhà thờ Thuận Phát


Bổn mạng nhà thờ: Thánh Antôn Pađôva

Kính ngày: 13-6

Số giáo dân: 1.411

Linh mục phụ trách: cha sở Antôn Đỗ Minh Độ

Sinh hoạt Họ Đạo:

-- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng, lớp giáo lý thanh niên.

-- Xã hội từ thiện:

- 1 trường tình thương do các nữ tu dòng Đức Bà dạy;

- 1 phòng khám bệnh và phát thuốc mở vào các buổi sáng thứ Bảy;

- 1 thùng tiền bác ái thu các ngày lễ Chúa nhật và tiền thau các thứ Bảy để chi vào dịp Tết và khi cần
đến;

- 1 mái ấm do dòng Nữ Tử Bác Ái cung cấp chi phí.

Lược sử:

Họ Thuận Phát do linh mục Antôn Đỗ Minh Độ thành lập năm 1961 tại xã Tân Thuận Tây, huyện Nhà Bè.

Lúc đầu, số giáo dân ước chừng 500 người sống rải rác dọc theo đường Trần Xuân Soạn từ cầu Tân Thuận đến cầu Rạch Ong. Đến năm 1964, có một số đông giáo dân, nạn nhân trận hỏa hoạn Vĩnh Hội, được chính quyền đưa sang định cư tại xã Tân Quy Đông, làm số giáo dân gia tăng nhanh. Sau khi thành lập thêm hai Họ Đạo mới là Mẫu Tâm và An Phú, Họ Thuận Phát chỉ còn tập trung ở ấp 5 Tân Thuận Đông, nay đổi thành các ấp 5, 6, 9, một phần ấp 4 Xã Tân Thuận Tây và một phần ấp 5 Xã Tân Quy Tây.

Cha sở hiện nay vẫn là cha Antôn Đỗ Minh Độ.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
04-12-2009, 11:34 AM
Nhà thờ Mẫu Tâm


Bổn mạng nhà thờ: Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ (Mẫu Tâm)

Kính ngày: thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Số giáo dân: khoảng trên 2.000

Linh mục phụ trách: cha sở Anrê Nguyễn Văn Hai

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng.

- Xã hội từ thiện: một lớp học tình thương.

Họ nhánh Tắc Rỗi (khu Tân Mỹ)

Địa chỉ: Khu dân cư Tân Mỹ, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM.

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô

Số giáo dân: 215

Linh mục phụ trách: Anrê Nguyễn Văn Hai

Giờ lễ Chúa nhật: 8h

Lược sử:

Họ Mẫu Tâm được thành lập từ năm 1963 với số giáo dân ban đầu rất ít ỏi.

Linh mục Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh đã sửa mới cũ lại vì bị hư khá nhiều.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1.Linh mục Tôma Nguyễn Văn Trí (1966-1971)

2.Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh (1971-1982)

3.Linh mục Félix Nguyễn Văn Thiện (1982-1985)

4.Linh mục Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh (1985-1992)

5.Linh mục Anrê Nguyễn Văn Hai (1992-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
04-12-2009, 07:08 PM
Nhà thờ An Phú


Bổn mạng nhà thờ: Thánh Phanxicô Xaviê

Số giáo dân: khoảng 258

Linh mục phụ trách: cha Đaminh Ngô Quang Tuyên

Sinh hoạt Họ Đạo:

-- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Dự bị bao đồng, Bao đồng, Tân tòng.

-- Xã hội từ thiện:

- Một tháng cho 20 người nghèo, mỗi người 10 ký gạo;

- Khám bệnh, phát thuốc miễn phí hằng tháng cho những vùng nghèo, xa trong Huyện Nhà Bè (gồm 20 bác sĩ, nha sĩ, cán sự y tế;

- Giúp 5 sinh viên đi học sư phạm;

- Đỡ đầu 2 trường cấp 1;

- Hai lớp học tình thương (niên khóa 1996-1997)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
04-12-2009, 07:24 PM
Nhà thờ Môi Khôi (Thuận Phát)


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Môi Khôi

Kính ngày: Chúa nhật đầu tháng 10

Số giáo dân: 540

Linh mục phụ trách: cha sở Antôn Đỗ Minh Độ

Lược sử:

Trước năm 1966, có một số gia đình Công giáo sống rải rác từ cầu Tân Thuận đến Xã Phú Mỹ trực thuộc Họ Xóm Chiếu.

Tháng 4 năm 1966, cha Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh mua ngôi nhà phía nam, lối vào kho 18 làm nhà nguyện và dựng tượng đài Đức Mẹ.

Ngày 1-10-1967, ngài mời cha Antôn Vũ Doãn Cát đến làm cha sở đầu tiên. Về sau, cha Cát xây thêm ngôi nhà ba gian làm nhà thờ mới.

Ngày 13-11-1983, Đức Tổng Giám Mục đổi cha Cát về làm cha sở Họ Phú Xuân và giao việc coi sóc Họ Môi Khôi cho cha Đỗ Minh Độ, cha sở Thuận Phát kiêm nhiệm.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/MoiKhoi.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
05-12-2009, 10:41 AM
Nhà thờ Bình Phước


Bổn mạng nhà thờ: Thánh Giuse Thợ

Số giáo dân: khoảng 2.100

Linh mục phụ trách: cha sở Anrê Vũ Bình Định

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng (8g30-10g Chúa nhật); Tân tòng và Hôn phối vào các ngày Hai, Tư, Sáu.

- Xã hội từ thiện: theo kêu gọi của Phường, Hạt.

Lược sử:

Họ Bình Phước trước kia gọi là Họ Bình Tây.

1. Nguồn gốc đất đai

Bằng khoán số 223 ngày 30-3-1956 do Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền ủy quyền cho cha Guimet (lúc đó là cha sở nhà thờ cha Tam) mua lại mảnh đất 6.700 mét vuông đối diện nhà máy rượu Bình Tây do ông Guillaume le Gall, giám đốc hội Nặc danh Société Francaise des Distilleries de I'Indochine (gọi tắt là Hội SFDIC) làm chủ, và mảnh đất trở thành đất Nhà Chung.

2. Tháng 5 năm 1956

Trên mảnh đất nhà chung này, được khởi công xây cất ngôi nhà thờ đầu tiên do cha Guimet, cha sờ nhà thờ cha Tam và cha Clêmentê Nguyễn Văn Thạch, phụ tá của ngài lúc đó, chủ trì. Nhà thờ đồng thời cũng là trường học (Ecole - Chapelle) khi cử hành thánh lễ là nhà thờ, hết lễ dựng vách ngăn làm trường học. Lễ Giáng Sinh 1957, ngôi "Nhà thờ - Trường học" đã khánh thành và Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền làm phép.

Năm 1966, trưởng tiểu học Bình Phước được xây cất, tách rời khỏi khu vực nhà thờ, thành nơi riêng biệt, vừa giáo dục văn hóa vừa dạy giáo lý, nề nếp đức hạnh cho các trẻ em trong khu vực. Rất nhiều thanh thiếu niên trong khu vực khi ấy và ngày nay đã trưởng thành nên người xuất thân từ ngôi trường Bình Phước ấy. Và cũng trong thời gian này, họ nhánh Bình Tây được nâng lên thành họ chính và cha Clêmentê Nguyễn Văn Thạch là cha sở đầu tiên của họ Bình Tây.

Đầu năm 1973, cha Clêmentê được Bề trên cử về họ Tân Quy. Ngày 1-5-1973, cha Tôma Nguyễn Văn Trí được sai về thay thế, và ngài đổi tên họ Bình Tây thành họ Bình Phước.

Đầu năm 1985, cha Tôma Trí qua đời.

Ngày 10-6-1985, Bề trên cử cha Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh làm cha sở thứ ba của Họ Bình Phước.

- Nhà thờ được xây dựng lại từ ngày 27-8-1986 và khánh thành ngày 12-7-1987.

- Các phòng giáo lý và hội trường, nhà xứ được xây dựng lại từ ngày 1-3-1990 và hoàn tất ngày 21-4-1990.

- Tháp chuông được xây dựng từ ngày 23-11-1993 và hoàn tất ngày 10-12-1994.

Ngày 21-6-1995, Bề trên cử cha Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh đi làm cha sở Họ An Lạc, Quận Tân Bình. Và ngày 24-6-1996, cử cha Anrê Vũ Bình Định, nguyên phó xứ Bùi Phát, về làm cha sở thứ tư của Họ Bình Phước.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhPhuoc.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
05-12-2009, 11:16 AM
Nhà thờ Mai Khôi


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Môi Khôi

Kính ngày: 7-10

Số giáo dân: 1.058

Linh mục phụ trách: cha Phêrô Nguyễn Hoàng Hai

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng.

- Xã hội từ thiện: Vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, mùa Chay: giúp người nghèo, tuổi già, không phân biệt lương giáo.

Lược sử:

Nguồn gốc nhà thờ: Năm 1960, được một giáo dân là ông Đỗ Văn Lý dâng cúng một căn nhà để làm nhà nguyện, lúc đó là họ nhánh của Họ Chợ Quán, do linh mục Phaolô Nguyễn Văn Lành làm cha sở. Nhà nguyện một năm chỉ có thánh lễ một lần.

Đến năm 1976, linh mục Hoàng Trung về đảm trách và mua thêm hai căn, một căn của giáo dân dâng cúng, cho nên nhà thờ được mở rộng với tổng diện tích chiều dài 22m, chiều rộng 14m. Đến năm 1979, cha sở có sửa chữa đơn sơ nhà thờ, mãi đến giữa năm 1995, khi linh mục Hoàng Trung từ nhiệm, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Hai làm cha sở. Sau đó, vào năm 1996, ngài đã cố gắng xây một nhà thờ hoàn toàn mới từ tháng 4 năm 1996 và hoàn thành tháng 7 năm 1996, với số giáo dân là 1.058 người.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/MaiKhoi.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
06-12-2009, 09:09 AM
Nhà thờ Chúa Hiển Linh


Bổn mạng nhà thờ: Chúa Hiển Linh

Số giáo dân: khoảng 2.300

Linh mục phụ trách: cha sở Mátthêw Lê Minh Châu

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng (chiều 14g-18g); Dự tòng và Hôn nhân vào các ngày Hai, Tư, Sáu (18g-19g30).

- Xã hội từ thiện: giúp đỡ người nghèo vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, mùa Chay; giúp 25 học bổng cho các em học sinh nghèo.

Lược sử:

Năm 1962, để có trụ sở lo cho nhóm mồ côi Việt-Hoa, đa số gốc sắc tộc thiểu số người dân tộc Nùng và Tày di cư từ Móng Cái vào năm 1954, cha sở Họ Phanxicô Xaviê Chợ Lớn, còn gọi là nhà thờ cha Tam, có nhã ý mở thêm giáo điểm mới ở Phú Lâm, nay là Họ Chúa Hiển Linh, tọa lạc trên một địa bàn gồm 14.000 mét vuông, cho việc nuôi dạy trẻ mồ côi, đã mua phần đất này sau khi nhờ cha Clêmentê Thạch mở giáo điểm Bình Tây, nay là Họ Bình Phước, ở đường Phạm Văn Chí, gần hãng rượu Bình Tây.

Sau khi xây dựng nhà nguyện và nhà xứ, cha sở họ chính còn muốn chia cơ sở đó ra làm hai phần, một nửa làm Chủng viện cho người Hoa, phần còn lại xây dựng Họ Đạo Việt-Hoa, lấy tên là Họ Chúa Hiển Linh. Đến năm 1963, cha Abel Troger, lập Họ Đạo và làm cha sở đầu tiên của Họ Chúa Hiển Linh, vỏn vẹn có 7 gia đình người Việt và 21 gia đình người Hoa. Nhờ dân chúng ở cư xá Cộng Hòa cũ chuyển về, nên hai cư xá Phú Lâm A và B, (giáo dân đa số gốc di cư về làm ăn ở đây) tăng thêm nhân số. Năm 1964, đã có 240 gia đình Công giáo và trên 640 giáo dân.

Dịp về Paris nghỉ hè, cha Troger nhờ cha Denis Lương Tấn Hoàng, gốc dòng Biển Đức nhờ giúp xứ. Đến Tết Mậu Thân năm 1968, Họ Đạo nổi tiếng là bác ái vì đã giúp đỡ đồng bào tị nạn vì chiến tranh, bất kể là lương hay giáo. Từ đó Họ Chúa Hiển Linh tách biệt hẳn họ mẹ là Họ Phanxicô Xaviê (nhà thờ cha Tam).

Năm 1967, cha Troger lập trường tiểu học và mẫu giáo Tuyết Sao, 107 Bà Hom, Phường 13, Quận 6, nhờ các nữ tu Nhà Trắng (Saint Paul de Chartres) phụ trách hiện là trường điểm Rạng Đông của Quận 6. Năm 1970, cha A. Troger nhường Họ Đạo, nhà xứ cho xa Denis Hoàng, còn cha về ở một ngôi nhà nhỏ cạnh trường Tuyết Sao và rời Việt Nam vĩnh viễn vào trước năm 1975.

Cha D. Hoàng vừa làm cha xứ vừa kiêm chức linh hướng cho sinh viên Công giáo và nhóm trẻ bụi đời sống ngoài hè phố, nên năm 1972, cha Denis Hoàng mời cha Mátthêu Lê Minh Châu về làm phụ tá để cha Denis lo xây dựng một ngôi nhà thờ lớn 45 x 21m, việc xây dựng mãi đến năm 1975 mới tạm hoàn tất.

Từ ngày 8-5-1975, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm cha Mátthêw Lê Minh Châu làm cha sở cho đến ngày nay.

Năm 1980, làm sổ họ, thấy Họ Đạo có một địa bàn rộng lớn từ vòng xoay Minh Phụng đến mũi tàu Phú Lâm và chiều sâu từ cầu Minh Phụng đến Bình Thới, có 338 gia đình Công giáo gồm 3.300 giáo dân, với nhiều hộ ghép.

Năm 1994, cha Châu cho trùng tu nhà thờ, xây mặt tiền và cung thánh, cải tạo mặt bằng và nền nhà xứ.

Tòa Tổng Giám Mục đã ủy thác việc mở thêm nhiều thí điểm truyền giáo trên địa bàn rộng lớn Nam Sàigòn, Bắc Bình Chánh và các khu đô thị hóa cửa khẩu về miền tây nữa.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HienLinh_0.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
06-12-2009, 10:52 PM
Nhà thờ Thánh Giuse (An Bình)


Bổn mạng nhà thờ: Thánh Giuse Thợ

Số giáo dân: 1.124

Linh mục phụ trách: cha sở Máctinô Đỗ Văn Diệp

Sinh hoạt Họ Đạo:

Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng, Kinh Thánh dành cho người Hoa từ 9g đến 11g sáng Chúa nhật, dành cho người Việt từ 15g đến 17g chiều Chúa nhật.

Xã hội từ thiện: Có hội bác ái Vinhsơn luôn giúp người nghèo, nhất là vào dịp Tết và khi chính quyền địa phương phát động.

Lược sử:

- Đầu năm 1967, cha Joseph Guimet, chánh sở Họ thánh Phanxicô Xaviê, khởi công xây cất nhà thờ thánh Giuse tại địa chỉ số 4 An Bình Chợ Lớn.

- Ngày 22-12-1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa. Nhà thờ được dâng kính Thánh Giuse Thợ, nhờ công khó của cha Joseph Guimet với sự trợ giúp của nhiều vị hảo tâm, nhất là trong giới người Hoa, đặc biệt Thánh Bộ Truyền Giáo đã hỗ trợ rất nhiều để hoàn thành việc xây cất. sau phần nghi lễ, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ban phép rửa tội cho 17 người Hoa, dâng thánh lễ tạ ơn và cầu cho các ân nhân.

- Ngày 24-1-1969, cha J. Guimet được bổ nhiệm chính thức làm cha sở họ Thánh Giuse. Cha G. Lajeune được bổ nhiệm thay thế cha Guimet cai quản họ Thánh Phanxicô Xaviê, đồng thời với việc bổ nhiệm cha Clêmentê Thạch về làm cha sở Họ Bình Phước.

- Tháng 3 năm 1975, cha Guimet về Pháp chữa bệnh. Họ Thánh Giuse được cha Lajeune kiêm nhiệm với sự phụ tá của cha Paul Vallat.

- Ngày 23-7-1976: cha Lajeune phải rời nhiệm sở về Pháp sau hơn 20 năm phục vụ tại Việt Nam. Họ Thánh Giuse lại do cha Stêphanô Huỳnh Trụ, cha sở Họ Thánh Phanxicô Xaviê, kiêm nhiệm.

- Ngày 6-4-1978, cha Stêphanô Huỳnh Trụ phải tạm xa cách đoàn chiên, và trọng trách lại đặt cả trên vai cha Đaminh Nguyễn Xuân Hy. Trước những nhu cầu mục vụ rộng lớn của cộng đoàn giáo dân Việt Hoa, cha Đaminh đã được cha Máctinô Đỗ Văn Diệp vui lòng chia sẻ.

- Tháng 6 năm 1990, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm cha Máctinô Đỗ Văn Diệp làm cha sở, đồng thời mở rộng Họ Đạo cho cả giáo dân Việt thuộc Phường 5, 6 và 7 Quận 5. Số giáo dân năm 1995 là 1.077 người thuộc 313 gia đình Công giáo chia thành 5 xóm đạo và một bộ phận giáo dân người Hoa.




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/AnBinh.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)


Giáo xứ An Bình: Giáo Hội hôm nay


Hiếu Thượng (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/hi%E1%BA%BFu-th%C6%B0%E1%BB%A3ng)

T2, 18/01/2010 - 16:40





http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ab1_0.jpg



NHÀ THỜ THÁNH GIUSE AN BÌNH: ĐỨC CHA PHỤ TÁ PHÊRÔ BAN BÍ TÍCH RỬA TỘI VÀ THÊM SỨC, TRAO ỦY NHIỆM THƯ CHO HĐMVGX NHIỆM KỲ 2010 - 2014.

Thánh lễ ban Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức: Đức Cha Phụ tá: “Giáo dục Đức tin Kitô giáo cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của mọi gia đình hiện nay”.

Sáng Chúa nhật, ngày 17/01/2010, nhà thờ Thánh Giuse ở phường An Bình, quận 5 hân hoan đón mừng Đức Cha Phụ tá Phêrô cùng các Quí cha về ban Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các em thiếu nhi và anh chị em tân tòng của giáo xứ mình. Từ sáng sớm, đã có thể cảm nhận được niềm vui và náo nức trên gương mặt của mỗi người.

Những tấm băng rôn được cẩn thận treo, từng dây ruy băng được cài vào những hàng ghế trên gần cung thánh. Các chị em sắp sửa được lần đầu tiên rước Mình Thánh Chúa và Chúa Thánh Thần ngự vào trông thật dễ thương, xúng xính trong những bộ váy trắng muốt và vòng hoa trên đầu, trong khi bên nam cài một cành hoa trên ngực.

Đức Cha Phụ Tá đến trong sự đón tiếp vô cùng ấm cúng và nồng nhiệt của giáo xứ. Hai hàng người với những gương mặt rạng rỡ, cùng cha Sở đón Đức Cha Phụ Tá vào trong nhà thờ. Thánh lễ bắt đầu với tiếng hát thánh thót của ca đòan anh chị em người Hoa.

Cha Phụ Tá mở đầu Thánh lễ bằng nụ cười và những lời nói chân tình: “Đây là lần đầu tiên kể từ khi tôi được nhận chức Giám mục, tôi mới đến đây thăm anh chị em được. Tôi không biết nói tíêng Hoa, chỉ biết nói tiếng Việt thôi, anh chị em nghe có hiểu tôi nói những gì không?” Cộng đòan vài người cười và nói với Đức Cha: “Hiểu, dạ hiểu ạ!” Thánh lễ bắt đầu trong tâm tình giữa người mục tử và đòan chiên thảo hiếu.

Trong bài giảng của mình, Đức Cha Phụ tá đặc biệt nêu cao tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo trong gia đình hôm nay. Trong bối cảnh xã hội đầy những cám dỗ, nơi mà Đức tin của các thế hệ trẻ dễ bị lung lay và mất đi, vai trò của các bậc làm cha mẹ, của cả cộng đòan với các em là vô cùng to lớn. Đó cũng là tinh thần của năm Thánh 2010 mà Giáo Hội kêu gọi.

Đức Cha Phêrô nhắc đến Đức Mẹ trong bài Tin Mừng về tiệc cưới Cana vừa mới được đọc trong Thánh lễ. Tiệc cưới chắc lẽ sẽ mất vui nếu như Mẹ không quan tâm đến sự thiếu hụt của gia chủ và không đến nói với Con của Mẹ. Cha kêu gọi mỗi người hãy biết noi gương Mẹ, hãy biết quan tâm đến nhau nhiều hơn. Giữa cuộc sống xã hội bon chen, cạnh tranh và ganh đua, nơi mọi người dường như chỉ chăm lo vun vén cho lợi ích cá nhân mình, thì lòng yêu thương, quan tâm đến người khác của mỗi người Kitô hữu sẽ là dấu tích hùng hồn của Đức Kitô trong cuộc sống, và đó cũng là phương thế truyền giáo hữu hiệu và sống động nhất.

Có một điều hết sức đặc biệt trong Thánh lễ. Các bài đọc và bài Tin Mừng được đọc bằng cả tiếng Hoa lẫn tiếng Việt. Những câu kinh, lời hát Hoa – Việt được xen kẽ nhau cất lên trong cùng một niềm tin thành kính.

Cuối Thánh lễ, Đức Cha Phụ tá đã ban phép lành và trao ủy nhiệm thư cho 25 vị trong Tân HĐMVcủa giáo xứ. Các thành viên trong HĐMVGX mới, gồm cả người Hoa và Việt đã cùng nhau tuyên hứa phục vụ Thiên Chúa và anh chị em trong tình yêu thương, hy sinh và bác ái. Trong tâm tình cha con, Đức Cha nhắn nhủ với Tân HĐMVGX cũng như với tất cả mọi người: “Như lời Đức cố Tổng Giám mục Phaolô, cha và các quí cha đây là những linh mục thừa tác. Còn anh chị em, anh chị em cũng là linh mục, linh mục cộng đồng. Đó là chức vụ mà Thiên Chúa đa ban cho mỗi người chúng ta khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Mỗi người chúng ta, đặc biệt là những anh chị em trong HĐMV mới của giáo xứ, hãy cố gắng sống bác ái, hy sinh giúp đỡ lẫn nhau và tha nhân. Chúng ta phải cùng nhau tiến đến xây dựng một Giáo Hội Hiệp Thông với tinh thần như thế!”.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui chung của giáo xứ, không kể đó là những tâm hồn thơ bé mới được Mình Thánh Chúa ngự vào, những trái tim đang tràn trề sức mạnh của Chúa Thánh Linh hay những con người đang ắp đầy nhiệt huyết phục vụ tha nhân, tất cả đều cảm thấy Chúa Thánh Thần tác động trong mỗi người, để mỗi đời sống ấy thực sự là những Thánh lễ nối dài.

Lược sử họ đạo Thánh Giuse An Bình

Nằm ở quận 5, phường An Bình, nhà thờ Thánh Giuse An Bình mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận. Theo lời cha Sở nhà thờ Thánh Giuse An Bình hiện nay là cha Martino Đỗ Văn Diệp, đầu năm 1967, cha Giuse Guimet, Chánh Sở họ Thánh Phanxico Xavie đã khởi công xây cất nhà thờ tại địa chỉ số 4 phường An Bình, Q.5.

Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa. Nhà thờ được dâng kính Thánh Giuse Thợ, nhờ công lao của cha Giuse với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, đặc biệt là các nhà hảo tâm người Hoa và Bộ Truyền Giáo hỗ trợ hoàn tất công trình xây dựng. Ngay trong ngày khánh thành, Đức cố Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đã rửa tội cho 17 người Hoa, dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu cho các vị ân nhân.

Ngày 24/11/1969, cha Giuse Guimet được bổ nhiệm làm cha Sở tiên khởi, cho đến đầu tháng 3 năm 1975, ngài về Pháp chữa bệnh. Họ Thánh Giuse lại được cha Lajeune, cha Sở họ Thánh Phanxico Savie kiêm nhiệm với sự phụ tá của cha Phaolo Vallet. Chẳng bao lâu sau, ngày 23 tháng 7 năm 1976, cha Lajeune phải rời nhiệm sở, và cha Stephano Huỳnh Trụ tiếp nhiệm. Ngày 6/4/1978, cha Stephano Hùynh Trụ lại phải tạm xa cách đòan chiên. Trọng trách chăm lo cho giáo xứ được cha Đa Minh Nguyễn Xuân Hy gánh vác, với sự hỗ trợ của cha Martino Đỗ Văn Diệp.

Trung tuần tháng 6 năm 1990, Đức cố Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình chính thức bổ nhiệm cha Martino Đỗ Văn Diệp làm cha Sở, đồng thời mở rộng họ đạo cho cả giáo dân người Việt thuộc phường 5, 6, 7 quận 5. Số giáo dân hiện nay trên 1000 người thuộc 320 gia đình Công giáo chia thành 5 xóm đạo và một bộ phận giáo dân người Hoa.



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab1a.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab4.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab7.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab10.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab12.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab13.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab19.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab21.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab24.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab25.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab26.jpg









http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab32.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab33.jpg














http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab48.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab49.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab50.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab51.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ab52.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
07-12-2009, 08:22 AM
Nhà thờ Bình An Hạ


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Mân Côi

Kính ngày: 7-10

Số giáo dân: 6.703

Linh mục phụ trách:

- Cha sở Luca Trần Khánh Tích

- Cha phó Anrê Trần Minh Thông

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức và Bao đồng

- Xã hội từ thiện: Thăm và tặng quà cho các gia đình nghèo trong dịp lễ Giáng Sinh. Mở một lớp học tình thương.

Lược sử:


Họ Bình An Hạ được thành lập từ tháng 10-1954 do linh mục Hoàng Quỳnh với khoảng 7.000 giáo dân từ miền Bắc vào.

Lúc đầu, giáo dân ở tạm tại nhà kho Trần Đông Á (khu vực của tướng Bảy Viễn, Bình Xuyên_, đến năm 1956 xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo. Năm 1958, Bình Thái tách ra làm Họ Đạo chính thức.

Năm 1970, khởi công xây dựng nhà thờ mới và hoàn thành năm 1973.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phaolô Hoàng Quỳnh (1954-1976)

2. Linh mục Luca Trần Khánh Tích (1976-đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BINHAN.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:19 AM
Nhà thờ Bình Sơn


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Truyền tin

Kính ngày: 25-3

Sồ giáo dân: 552

Linh mục phụ trách: cha Antôn Nguyễn Anh Dũng (kiêm nhiệm)

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Khai tâm, Rước lễ lần đầu và Thêm sức.

- Xã hội từ thiện: góp giúp bão lụt, xóa đói giảm nghèo...

Lược sử:

Họ Bình Sơn được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Gioan Nguyễn Văn Quân. Số giáo dân ban đầu vào khoảng 1.500 người.

Năm 1955, xây ngôi nhà thờ đầu tiên và năm 1969 tái thiết.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Gioan Nguyễn Văn Quân (1954-1979)

2. Linh mục Anphong Hoàng Gia Khanh (1979-1993)

3. Linh mục Antôn Nguyễn Anh Dũng (1993 đến nay).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhSon.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:37 AM
Nhà thờ Bình Thuận


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Kính ngày: 27-6

Sồ giáo dân: 1.227

Linh mục phụ trách: cha Antôn Nguyễn Anh Dũng

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: từ Khai tâm đến Bao đồng.

- Xã hội từ thiện: góp giúp bão lụt, xóa đói giảm nghèo...

Lược sử:

Họ Bình Thuận được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Dương Vĩnh Trị.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây xong vào năm 1955.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phêrô Dương Vĩnh Trị (1954-1975)

2. Linh mục Giuse Trịnh Văn Viễn (1975-1992)

3. Linh mục Giuse Mai Văn Rự (1992-1994)

4. Linh mục Antôn Nguyễn Anh Dũng (1994-đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhThuan_0.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 10:18 AM
Nhà thờ Nam Hải


Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Mông Triệu

Kính ngày: 15-8

Số giáo dân: 2.000

Linh mục phụ trách:

Sinh hoạt Họ Đạo:

- Các lớp giáo lý: Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Bao đồng.

- Xã hội từ thiện: Câu lạc bộ dưỡng sinh, Giáng Sinh, ngày Tết; nhà thờ phát qua cho người nghèo.

Lược sử:

Họ Nam Hải được thành lập 1956 với cha sở đầu tiên là linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Nhân và 1.000 giáo dân.

Ngôi nhà thờ được xây dựng năm 1965.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Nhân

2. Linh mục Giacôbê Đặng Văn Doanh

3. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NamHai.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 08:48 PM
Nhà thờ Bình Đông


Linh mục phụ trách: cha Giuse Mai Văn Rự

Lược sử:

Họ Bình Đông được thành lập 1956 với cha sở đầu tiên là linh mục Tôma Trần Quốc Phú.

Ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng vào năm 1956.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Tôma Trần Quốc Phú (5-1956 đến 5-1960)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Huy Chương (6-1961 đến 7-1976)

3. Linh mục Isiđôrô Nguyễn Bá Kỳ (12-1976 đến 2-1982)

4. Linh mục Giuse Mai Văn Rự (23-7-1982 đến đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhDong.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 08:54 PM
Nhà thờ Bình Thái


Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Trịnh Văn Viễn

- Cha phó Phêrô Nguyễn Văn Bắc

Lược sử:

Họ Bình Thái được thành lập vào năm 1958 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Vũ Hữu Tự với 1.200 giáo dân.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây xong năm 1958.

Năm 1970 xây nhà thờ mới

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phêrô Vũ Hữu Tự (1958-1968)

2. Linh mục Máccô Nguyễn Đỉnh Đăng (1968-1992)

3. Linh mục Giuse Trịnh Văn Viễn (1992-đương nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhThai.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:20 PM
Nhà thờ Bình Xuyên


Linh mục phụ trách: cha Giuse Maria Trần Chí Nguyện

Lược sử:

Năm 1960, Bình Xuyên là họ nhánh của Chợ Quán với ngôi nhà nguyện do chính Đức cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm xây dựng. Số giáo dân ban đầu là 800 người.

Năm 1964, linh mục Giuse Đỗ Đức Hạnh được cử về làm cha sở. Bình Xuyên trở thành Họ Đạo chính thức. Ngôi nhà thờ của Họ Đạo cũng được xây dựng vào năm này.

Linh mục Giuse Đỗ Đức Hạnh phụ trách Họ Đạo từ khi thành lập cho đến năm 1996. Hiện tại, linh mục Giuse Maria Trần Chí Nguyện đang coi sóc Họ Đạo này.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhXuyen.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:26 PM
Nhà thờ Bình Minh


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trần Minh Chiêu

Lược sử:

Họ Bình Minh được thành lập vào năm 1965 với cha sở đầu tiên là linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch và 119 giáo dân.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch (1965-1973)

2. Linh mục Giuse Trần Minh Chiêu (1973-đương nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhMinh.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:48 PM
Nhà thờ Chánh Hưng


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Hữu Bằng

Lược sử:

Họ Chánh Hưng được thành lập vào năm 1971 với cha sở đầu tiên là linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Nhân.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Nhân

2. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Bằng (1991-đương nhiệm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ChanhHung.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:52 PM
Nhà thờ Hưng Phú


Thành lập ngày 16-5-1958

Linh mục phụ trách: cha Anrê Trần Minh Thông

Số giáo dân: khoảng 500 đến 600.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HungPhu.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
07-12-2009, 09:56 PM
Nhà thờ Mộng Triệu

Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Maria Trần Chí Nguyện

Số giáo dân: 1.530


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/MongTrieu_0.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
08-12-2009, 08:41 AM
Hạt Phú Thọ


Hạt Phú Thọ nằm trên địa bàn Quận 10, Quận 11 và Tân Bình, gồm 13 họ chính và 3 họ nhánh.

--Họ chính:

1. Vinh Sơn

2. Hòa Hưng

3. Thăng Long

4. Bắc Hà

5. Đồng Tiến

6. Phú Bình

7. Tân Phú Hòa

8. Tân Phước

9. Bình Thới

10. Tân Trang

11. Thánh Phaolô

12. Vĩnh Hòa

13. Tống Viết Bường

-- Họ nhánh:

- Của Họ Hòa Hưng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

- Của Họ Thăng Long: Đền Vinhsơn

- Của Họ Đồng Tiến: Thánh Giuse.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
08-12-2009, 08:50 AM
Nhà thờ VinhSơn


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trịnh Tín Ý

Số giáo dân: 1.750

Lược sử:

Họ Vinhsơn được thành lập năm 1950 với khoảng 500 giáo dân và một nhà nguyện nhỏ.

Năm 1963, linh mục Đaminh Nguyễn Quang Minh được bổ nhiệm làm cha sở đầu tiên.

Năm 1970 khánh thành nhà thờ mới.

Năm 1976, cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn lo sửa chữa, bình thường hóa sinh hoạt Họ Đạo.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo sau đó:

1. Linh mục Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh (1977-1987)

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Châu (1987-1992)

3. Linh mục Giuse Trinh Tín Ý (1992-đương nhiêm)


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/VinhSonPhaolo.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
08-12-2009, 09:02 AM
Nhà thờ Thăng Long


Linh mục phụ trách: cha sở Antôn Mai Đức Huy

Số giáo dân: 2.750

Lược sử:

Họ Thăng Long được thành lập năm 1955 với khoảng 8.000 giáo dân.

Năm 1966, Họ Tân Phước tách ra từ Họ Thăng Long.

Năm 1970, Họ Bình Thới tách ra từ Họ Thăng Long.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo xây xong ngày 24-7-1955

Thánh đường mới xây xong năm 1967.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Giuse Lê Kim Tự (1955-1956)

2. Linh mục Antôn Nguyễn Văn Ngoạn (1956-1983)

3. Linh mục Antôn Mai Đức Huy (1984-đương nhiệm).

Họ nhánh Đền VinhSơn:

Thành lập tháng 10 năm 1972.

Linh mục phụ trách: cha sở Antôn Mai Đức Huy.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThangLong.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThangLongDenVinhSon.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
08-12-2009, 09:44 AM
Nhà thờ Bắc Hà


Linh mục phụ trách: cha sở Anphong Hoàng Ngọc Bao

Số giáo dân: khoảng 5.587

Lược sử:

Họ Bắc Hà được thành lập ngày 4-11-1957.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1957.

Thánh đường mới xây xong năm 1984.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Đaminh Nguyễn Khắc Thiệu (1957-1961)

2. Linh mục Giuse Trần Văn Thi (1961-1962)

3. Linh mục Giuse Trịnh Tín Ý (quyền cha sở: 1992-1993)

4. Linh mục Anphong Hoàng Ngọc Bao (1993-đương nhiệm).


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BacHa.jpg




(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)





Giáo xứ Bắc Hà: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội


T3, 08/12/2009 - 10:40


WGPSG -- Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương và che chở, sáng ngày thứ bảy 5.12.2009, lúc 9 giờ, giáo xứ Bắc Hà long trọng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, kính bổn mạng của giáo xứ - Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và mừng ngôi thánh đường đã hoàn tất phần xây dựng cơ bản.

Cũng trong ngày này, giáo xứ đã tổ chức thượng kèo.

Tham dự thánh lễ còn có quý ân nhân và đại diện cộng đoàn các giáo xứ bạn có quan hệ thân thiết với giáo xứ Bắc Hà.

Thánh lễ khởi đầu với bài thánh ca bất hủ NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH của Hải Linh, cộng đồng Dân Chúa cảm nhận phút giây lắng đọng của tâm hồn để hiệp thông trong Thánh lễ đồng tế.

Đồng tế với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM phụ tá TGP TpHCM còn có quý cha:

• Hạt trưởng Hạt Phú Thọ

• Hạt trưởng Hạt Chí Hòa

• Quý cha Quản nhiệm, phụ tá các giáo xứ: Tân Phú, Tân Châu, Phú Bình, Phú Hòa, An Lạc

• Cha sở Anphongsô Hoàng Ngọc Bao và cha phụ tá Micae Phạm Tường Trinh
Giáo xứ Bắc Hà: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Nghe Audio:

- Nhập lễ (http://tgpsaigon.net/audio/20091208/3318)

- Tin Mừng & Giảng lễ (http://tgpsaigon.net/audio/20091208/3319)

Đức Cha Phêrô mở đầu bài giảng với những chia sẻ tâm tình riêng tư về Mẹ Maria Vô Nhiễm mà ngài đã trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời mục tử của mình.

Trong phần chính của bài giảng, Đức Cha dùng hình ảnh bụi gai bốc cháy trong sách Xuất Hành để liên hệ đến tín điều: Đức Maria không mắc tội tổ tông truyền. Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và Mô-sê chính là hình ảnh báo trước ơn huệ đặc biệt Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ: VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Điều này đã giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ, cảm thấy hết sức ngỡ ngàng và cảm thấy niềm tin của mình được củng cố sâu sắc.

Ngài cũng dùng chính câu chuyện Cựu ước đã kể, để nói về tầm quan trọng của ngôi Thánh đường trong cộng đoàn Công giáo. Vì đi đến đâu, thì việc đầu tiên cũng là xây dựng Nhà thờ để cùng nhau quây quần thờ phượng Thiên Chúa.
Được biết, nhà thờ Bắc Hà đã được Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn làm phép đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng vào ngày 10/5/2008. Thánh lễ khởi công xây dựng do Cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh chủ sự ngày 14/9/2008. Khi hoàn thành, diện tích sử dụng sẽ tăng lên gấp đôi so với nhà thờ cũ, với tầng trệt là Hội trường - Nhà Chờ Phục Sinh, tầng hai cộng với hai phần lửng sẽ là nơi cử hành thánh lễ.

Và cũng theo quy chế của Năm Thánh 2010: giáo dân tham dự các thánh lễ do ĐGM chủ sự sẽ được lãnh ơn Toàn xá. Nên trong phép lành cuối lễ, Đức cha Phê-rô đã ban phép lành với ơn Toàn xá cho toàn thể cộng đoàn tham dự.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g30 trong bầu khí hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, tung hô tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria và tràn đầy niềm hy vọng nhà thờ Bắc Hà sẽ được khánh thành trong Năm Thánh 2010 như lời Đức Cha Phêrô cầu chúc.

Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho giáo xứ Bắc Hà sớm hoàn thành ngôi Nhà Thờ như lòng Dân Chúa mong ước.
Nguồn: tgpsaigon.net


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_25.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_1_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_3_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_6_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_8_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_10_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_7_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_12_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_15_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_16_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_17_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_21_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_22_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_24_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhbm_26.jpg



Nguồn:http://tgpsaigon.net

cafeda2009
08-12-2009, 10:09 AM
Nhà thờ Phú Bình


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Văn Niệm

Số giáo dân: 2.485

Lược sử:

Họ Phú Bình được thành lập năm 1958 với 500 giáo dân.

Trước đó, vào năm 1955, 500 giáo dân từ Bàu Nai về sống chung với 3.000 đồng bào Tày Nùng làm thành trại Tiểu công nghệ Dệt.

Thánh đường đầu tiên tường đất, mái lá, làm xong năm 1958.

Thánh đường mới xây xong năm 1960 cùng với nhà xứ, hội trường, lớp huấn nghệ.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Tôma Phạm Ngọc Biểu (1958-1975)

2. Linh mục Antôn Nguyễn Quang Bạch (1975-1991)

3. Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Đính (1991-1996)

4. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Niệm (29-10-1997-đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)


Giáo xứ Phú Bình: mừng kính Lễ Thánh Gia Thất



Quang Thiêm (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/412)



T3, 29/12/2009 - 11:21





http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/tspb_1a_0.jpg



WGPSG -- Vào lúc 17 giờ ngày 27/12/2009, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đến chủ tế thánh lễ đồng tế với cha Hạt trưởng Hạt Phú Thọ, cha chánh xứ và một số linh mục để cùng chia sẻ hạnh phúc, trong ngày vui hân hoan mừng lễ Thánh Gia Thất Bổn mạng giáo xứ và niềm vui càng được nhân lên: 49 em trong giáo xứ được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức.

Trong nỗi vui mừng không tả vẫn đan chen những ưu tư của cha chánh xứ, ban thường trực hội đồng mục vụ và của cả các em thiếu nhi. Thánh lễ Thêm Sức được dự kiến cách đây sáu tháng, nhưng vì việc xây dựng nhà thờ đang còn dang dở thánh lễ được dời lại hôm nay hôm nay… Như ông phó chủ tịch HĐMV chia sẻ:

Khi bắt đầu khởi công xây dựng ngôi thánh đường, khó khăn thứ nhất là cơn bão giá trong nước, thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là cuộc sống của bà con trong xứ thực sự vất vả khó khăn, nhưng nhờ ơn Chúa cộng đoàn giáo dân cùng với cha chánh xứ hết sức cố gắng sau một năm sáu tháng, công trình xây dựng ngôi thánh đường đang bước vào giai đoạn cuối chờ hoàn thành. Chính vì thế giáo xứ vẫn còn đang rất cần nhờ sự hảo tâm của quí vị ân nhân xa gần, và của toàn thể cộng đoàn trong giáo xứ để hoàn tất công trình xây dựng nhà chúa.

Cha Chánh Xứ cũng thổ lộ một chút tâm tình: tất cả mọi sự mọi việc đều là phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội. Ngài cũng trăn trở, ưu tư cùng hoài bão nâng trình độ cũng như tri thức của cộng đoàn mỗi ngày một thăng tiến hơn.

Vài nét lược sử Giáo xứ Phú Bình

Giáo xứ Phú Bình tọa lạc tại số 423 đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, thuộc giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài Gòn.

Giáo xứ được hình thành từ năm 1958, với khoảng 500 giáo dân.

Trước đó, vào năm 1955, 500 giáo dân từ Bàu Nai về sống chung với 3000 đồng bào Tày Nùng làm thành trại Tiểu công nghệ Dệt.

Thánh đường đầu tiên tường đất, mái lá, làm xong năm 1958

Với lòng nhiệt tình của người mục tử, cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu đã cùng với giáo dân vượt qua rất nhiếu sóng gió để hoàn thành thánh đường giáo xứ vào năm 1960, cùng với nhà xứ, hội trường và lớp huấn nghệ

Các linh mục đã từng phụ trách giáo xứ:

- Lm. Tôma Phạm Ngọc Biểu: 1958-1975

- Lm. Antôn Nguyễn Quang Bạch: 1975-1991

- Lm. Phêrô Nguyễn Xuân Đính: 1991-1996

- Lm. Giuse Nguyễn Văn Niệm: từ 29/10/2007 đến nay

Năm 1991 hai họ lẻ Phú Hòa và Vĩnh Hòa được tách ra từ giáo xứ Phú Bình.

Từ năm 2001, các gia đình trong giáo xứ đã tiết kiệm dành dụm để chuẩn bị thực hiện một công trình ghi dấu ấn 50 năm hình thành và phát triển.

Giáo xứ Phú Bình trong hơn 40 năm tuy được tu sửa nhiều lần, nhưng nền và trần nhà thờ đã xuống cấp, giáo xứ chưa có một tháp chuông xứng đáng. Trong cuộc họp đại hội toàn xứ vào ngày 9.12.2007, cộng đoàn giáo xứ đã cùng với cha chính xứ đồng lòng đi đến quyết định xây dựng một ngôi thánh đường mới.

Ngày 15.3.2008, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường giáo xứ Phú Bình.

Năm 2008 với số giáo dân là 2759.

Hôm nay thánh đường giáo xứ Phú Bình đang bước vào giai đoạn cuối chờ hoàn thành.



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_8.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_1b.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_3.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_5.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_6.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_7.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_8.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_10.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_11.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_12.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_13.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_14.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_15.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_16.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_17.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_18.jpg










http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_20.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_21.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tspb_22.jpg




(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
09-12-2009, 09:45 AM
Nhà thờ Tân Phú Hòa


Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Trần Văn Cừ

Số giáo dân: 3.249

Lược sử:

Họ Tân Phú Hòa được thành lập năm 1961 với 300 giáo dân

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1966.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phanxicô Hoàng Ngọc Quán (1961-1974)

2. Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Cừ (1974-đương nhiệm).



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanPhuHoa.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 09:56 AM
Nhà thờ Bình Thới


Linh mục phụ trách: cha sở Mátthêw Nguyễn Mạnh Thu

Số giáo dân: 1.335

Lược sử:

Họ Bình Thới được thành lập năm 1970 với 200 giáo dân.

Trước đó, vào năm 1954, Bình Thới là họ nhánh của Họ Phú Bình.

Năm 1960, Bình Thới là họ nhánh của Họ Phanxicô (Chợ Lớn).

Năm 1963, Bình Thới là họ nhánh của Họ Thăng Long.

Nhà thờ đầu tiên xây xong năm 1970.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Giuse Nguyễn Hiến Thành (1971-1977)

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Đính (1977-1992)

3. Linh mục Mátthêu Nguyễn Mạnh Thu (1992-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 10:02 AM
Nhà thờ Tân Trang


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Phan Du Vịnh

Số giáo dân: 1.550

Lược sử:

Họ Tân Trang được thành lập ngày 17-2-1974 với 200 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây xong trước đó vào tháng 5 năm 1973.

Thánh đường mới được xây xong tháng 1 năm 1992.

Cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Phan Du Vịnh (đương nhiệm).



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanTrang.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 10:25 AM
Nhà thờ Thánh Phaolô


Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Trần Văn Kim

Số giáo dân: 1.728

Lược sử:

Họ Thánh Phaolô được hình thành từ một giáo điểm ở khu vực bến xe Petrus Ký (nay là đường Lê Hồng Phong, Quận 10). Sau đó, vào năm 1971, giáo điểm này trở thành họ nhánh của Bắc Hà, do linh mục Ngô Kỷ phụ trách.

Năm 1973, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cho phép xây một nhà nguyện, và năm 1978, ngài đặt Thánh Phaolô trở lại làm bổn mạng của họ nhánh này.

Họ nhánh Thánh Phaolô không ngừng phát triển, vì thế đến năm 1983, Đức Tổng Giám Mục đã nâng lên thành họ chính.

Tuy đã trở thành một Họ Đạo, nhưng đến năm 1995, họ Thánh Phaolô mới có cha sở chính thức: linh mục Gioan Baotixita Trần văn Kim.

Hiện nay Họ Đạo đang xây dựng một ngôi nhà thờ mới, khang trang và nhắm đến phục vụ xã hội.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhPhaolo.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 10:34 AM
Nhà thờ Vĩnh Hòa


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trần Văn Nghị

Số giáo dân: 3.323

Lược sử:

Họ Vĩnh Hòa được thành lập năm 1991 với hơn 3.000 giáo dân

Trước đó, Vĩnh Hòa đã là họ nhánh của Họ Phú Bình vào năm 1958.

Thánh đường hiện nay được xây xong năm 1968.

Vĩnh Hòa trở thành họ chính ngày 24-6-1991.

Linh mục Giuse Trần Văn Nghị làm cha sở tiên khởi và đương nhiệm.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/VinhHoa.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 11:15 AM
Nhà thờ Tống Viết Bường


Linh mục phụ trách: cha sở Nicôla Đinh Quang Điện

Số giáo dân: 839

Lược sử:

Năm 1967, cư xá Bắc Hải đã có đến gần một ngàn giáo dân sinh sống. Số tín hữu này đã sử dụng mảnh đất bỏ hoang, giáp ranh giữa cư xá và nghĩa địa Đô Thành, làm nơi sinh hoạt chung và mời cha Bênađô Phạm Văn Quy (cha sở Hòa Hưng) đến giúp mục vụ.

Đến năm 1968, cộng đoàn giáo dân cư xá Bắc Hải bắt tay vào việc xây dựng nhà thờ. Ngày 20-5-1968, Đức Khâm sứ Angelo Palmas đặt viên đá đầu tiên. Ngày 1-9-1968, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình khánh thành nhà thờ. Họ Tống Viết Bường trở thành họ nhánh của Hòa Hưng.

Ngày 17-6-1995, Họ Tống Viết Bường được chính thức thành lập với cha sở đầu tiên là linh mục Nicôla Đinh Quang Điện.

Trước đó, từ 1967 đến 1995, các linh mục Bênađô Phạm Văn Quy (cha sở), Giuse Phạm Bá Lãm (cha sở), Gioan Baotixita Trần Văn Kim (phụ tá, đặc trách họ nhánh Tống Viết Bường) phụ trách mục vụ ở Họ Đạo này.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TongVietBuong.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 11:32 AM
Hạt Chí Hòa


Hạt Chí Hòa năm trên địa bàn Quận Tân Bình, gồm 17 họ chính và 3 họ nhánh.

I/ Họ chính:


1. Chí Hòa

2. Lộc Hưng

3. Nam Hòa

4. Nghĩa Hòa

5. Tân Sa Châu

6. Mẫu Tâm (Lăng Cha Cả)

7. Tân Chí Linh

8. Thái Hòa

9. Sao Mai

10. Nam Thái

11. An Lạc

12. Vinhsơn (Ông Tạ)

13. Vinhsơn (Nghĩa Hòa)

14. Khiết Tâm

15. Xây Dựng

16. Tân Dân

17. Antôn

II/ Họ nhánh:


1. Của Họ Sao Mai: Nhà nguyện Hiệp Hội Thánh Mẫu

2. Của Họ An Lạc:



a. Đền Đức Mẹ Mân Côi

b. Đền Thánh Giuse

c. Đền Thánh Vinhsơn

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 06:03 PM
Nhà thờ Lộc Hưng


Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Lã Quang Hiệu

Số giáo dân: 4.571

Lược sử:

Họ Lộc Hưng được thành lập vào tháng 11 năm 1954 với 375 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1955.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1962.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phêrô Đinh Công Trình (1954-1955)

2. Linh mục Giuse Đỗ Sĩ Vịnh (1955-1956)

3. Linh mục Giuse Đỗ Đức Hân (1956-1972)

4. Linh mục Bênađô Nguyễn Xuân Chu (1972-1975)

5. Linh mục Phêrô Lã Quang Hiệu (1975-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998).

cafeda2009
09-12-2009, 06:14 PM
Nhà thờ Nam Hòa


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Giuse Trần Văn Đắc

- Cha phó Giuse Maria Phạm Hồng Thái
Số giáo dân: hơn 6.000

Lược sử:


Họ Nam Hòa được thành lập năm 1954.

Thánh đường cũ được xây xong năm 1967, và ngôi thánh đường mới đang được xây dựng.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Đinh Tiến Khoa (1954-1955)

2. Linh mục Đaminh Phạm Gia Huấn (1955)

3. Linh mục Vinhsơn Trần Đức Hóa (1955-1980)

4. Linh mục Đaminh Nguyễn Đức Bình (1980-1982)

5. Linh mục Giuse Trần Văn Đắc (1992-đương nhiệm)



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NamHoa.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 06:33 PM
Nhà thờ Mẫu Tâm (Lăng Cha Cả)


Linh mục phụ trách: cha sở Antôn Nguyễn Văn Luận

Số giáo dân: 2.361

Lược sử:


Họ Mẫu Tâm do cha Antôn Nguyễn Văn Tra thành lập vào năm 1955. Ngôi nhà thờ đầu tiên lợp lá vách ván. Đến khi cha Antôn Nguyễn Văn Thủy được Tòa Giám Mục bổ nhiệm làm cha sở Họ Đạo này, ngài xây dựng nhà thờ bằng vật liệu nhẹ. Năm 1971, cha Antôn Nguyễn Văn Luận về làm cha sở, ngài đã xây nhà thờ hiện tại vào năm 1972.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Tra (1955)

2. Linh mục Antôn Nguyễn Văn Thủy - cha sở đầu tiên (1958 - 1970)

3. Linh mục Antôn Nguyễn Văn Luận (1970 - đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 06:43 PM
Nhà thờ Thái Hòa


Linh mục phụ trách: cha sở Nicôla Vũ Gia Đệ

Số giáo dân: 1.680

Lược sử:


Họ Thái Hòa được thành lập năm 1955 với 500 giáo dân.

Trước đó, tại đây đã xây một nhà nguyện nhỏ vào năm 1954 do cha Đaminh Trần Văn Hoan phụ trách.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1955.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1974.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Trí Tri (1955-1971)

2. Linh mục Nicôla Vũ Gia Đệ (1971-đương nhiệm).




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThaiHoa.jpg




(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 06:51 PM
Nhà thờ Sao Mai


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Đinh Văn Vãng

Số giáo dân: 4.500

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phaolô Lê Nguyên Kỷ (1955-1980)

2. Linh mục Đaminh Đinh Văn Vãng (1980-đương nhiêm).
Họ nhánh Thánh Mẫu



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/SaoMai.jpg


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 07:05 PM
Nhà thờ An Lạc


Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Đoàn Văn Thịnh

- Cha phó Giuse Nguyễn Văn Thanh

Số giáo dân: 5.951

Họ nhánh Đền Thánh Giuse (Giáo Lạc), Đền Thánh VinhSơn (Tân An), Nhà Nguyện Đức Mẹ Mân Côi (Xuân An)

Linh mục phụ trách: cha sở và cha phó.

Lược sử:


Họ An Lạc được thành lập ngày 1-1-1957 với 2.500 giáo dân.

Thánh đường hiện tại được xây xong năm 1973.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc (1957-1975)

2. Linh mục Gioan Baotixita Trần Mạnh Thực (1975-1982)

3. Linh mục Anphong Hoàng Ngọc Bao (1982-1993)

4. Linh mục Vinhsơn Ngô Minh Tân (1993 đến 6-1995)

5. Linh mục Giuse Đoàn Văn Thịnh (6-1995 đến đương nhiệm)



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/AnLac.jpg



(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
09-12-2009, 07:13 PM
Nhà thờ Khiết Tâm


Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị

Số giáo dân: 3.500

Lược sử:


Họ Khiết Tâm được thành lập năm 1968 với 100 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong ngày 11-6-1951.

Cha sở đầu tiên cũng là cha sở đương nhiệm: Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 08:08 AM
Nhà thờ Xây Dựng


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/XayDung.jpg

Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Đinh Cao Thuấn

Số giáo dân: 1.500

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Nguyễn Quang Lãm (1970-1991)

2. Linh mục Giuse Đinh Cao Thuấn (1991-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 08:17 AM
Nhà thờ Tân Dân

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanDan.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Lêô Nguyễn Văn Hiền

Số giáo dân: 2.200

Lược sử:


Họ Tân Dân được thành lập năm 1971 với 700 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong ngày 12-12-1971 và đại tu năm 1972.

Thánh đường hiện tại được xây xong ngày 1-1-1991.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Baotixita Trần Học Hiệu (1971-1976)

2. Linh mục Lêô Nguyễn Văn Hiền (1976-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 08:24 AM
Nhà thờ AnTôn


Linh mục phụ trách: cha sở Vinhsơn Nguyễn Hưng

Số giáo dân: 600

Lược sử:

Họ AnTôn trước là một trong những họ nhánh của Họ Chí Hòa. Đến năm 1972 được Tổng Giám Mục nâng lên thành họ chính và bổ nhiệm linh mục Vinhsơn Nguyễn Hưng làm cha sở đầu tiên từ năm 1972 đến nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 08:32 AM
Hạt Tân Sơn Nhì


Hạt Tân Sơn Nhì nằm trên địa bàn Quận Tân Bình và Huyện Bình Chánh, gồm 16 họ chính và 4 họ nhánh.

I/ Họ chính:


1. Bình Chánh

2. Tân Thái Sơn

3. Tân Việt

4. Ninh Phát

5. Phaolô

6. Tân Phú

7. Phú Thọ Hòa

8. Bình Thuận

9. Nhân Hòa

10. Tân Hương

11. Tân Châu

12. Tân Thành

13. Văn Côi

14. Phú Trung

15. Đắc Lộ

16. Phú Hòa

II/ Họ nhánh:


- Của Tân Việt: Thánh Gioan Tẩy Giả

- Của Tân Phú: Thánh Máctinô

- Của Phú Thọ Hòa: Thánh Giuse

- Của Nhân Hòa: Hy Vọng

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 05:19 PM
Nhà thờ Bình Chánh


Linh mục phụ trách: cha sở Phaolô Phạm Trung Dong

Số giáo dân: 445

Lược sử:

Họ Đạo đã có trên 100 năm nên không biết chi tiết.

Năm 1962, cha Đaminh Đinh Xuân Hải xây dựng nhà thờ mới hiện tại và nhà xứ.

Năm 1985, cha Phaolô Phạm Trung Dong sửa chữa phần nào cung thánh, gia cố lại nhà thờ cũng như nhà xứ.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 05:35 PM
Nhà thờ Tân Thái Sơn


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/DSC07174_1.JPG


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Maria Đinh Cao Tùng

Số giáo dân: 3.400

Lược sử:


Họ Tân Thái Sơn đuợc thành lập năm 1954 với 6.000 giáo dân.

Sau hai lần di dân, giáo dân hiện nay còn 3.400 người.

Lần đầu di dân về Phước Long khoảng 4.000 người (năm 1958).

Lần sau di dân về Lonh Khánh khoảng 1.000 người (năm 1974).

Thánh đường đầu tiên được xây xong năm 1965.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Trần Khắc Triệu (1955-1959)

2. Linh mục AnTôn Trịnh Ngọc Văn (1960-1976)

3. Linh mục Đaminh Bùi Quang Tuyến (1976-1991)

4. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thục (1991-1994)

5. Linh mục Giuse Maria Đinh Cao Tùng (1994-đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 05:48 PM
Nhà thờ Thánh Phaolô


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/Phaolo.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Phaolô Phạm Trung Dong


Số giáo dân: 1.550

Lược sử:


Họ Thánh Phaolô được thành lập năm 1961 với 400 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng xong năm 1969.

Thánh đường hiện tại được xây dựng xong năm 1992.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Vũ Súy Ba (1961-1963)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Toàn Công (1963-1975)

3. Linh mục Phaolô Phạm Trung Dong (1975-đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 06:01 PM
Nhà thờ Phú Thọ Hòa


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc

- Cha Gioan Baotixita Đinh Hữu Dong (nghỉ hưu)

Số giáo dân: 5.883 (kể cả họ nhánh Thánh Giuse)


Họ nhánh Thánh Giuse


Thành lập năm 1969.

Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc


Lược sử:


Họ Phú Thọ Hòa được thành lập năm 1965 với 1.000 giáo dân từ Châu Hiệp, Long An quy tụ về.

Thánh đường đầu tiên được xây xong năm 1965.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1974.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Baotixita Đinh Hữu Dong (1965-1989)

2. Linh mục Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc (1989-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 06:13 PM
Nhà thờ Bình Thuận


Linh mục phụ trách: cha sở Anphong Nguyễn Công Phương

Số giáo dân: 1.370

Lược sử:


Họ Văn Côi - BìnhThuận được thành lập năm 1969 với 250 giáo dân.

Trước đó, từ năm 1967, Bình Thuận là họ nhánh của Họ Tân Phú do linh mục Vinhsơn Đinh Quốc Bảo phụ trách.

Thánh đường đầu tiên được xây xong năm 1966 và sửa chữa lại năm 1981.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Bùi Quang Tuyến (1969-1975)

2. Linh mục Đaminh Vũ Nguyên Thiều (1975-1976 : tạm kiêm nhiệm)

3. Linh mục Giuse Mai Thành Hân (1977-1979)

4. Linh mục Anphong Nguyễn Công Phương (1979-đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)




Giáo xứ Bình Thuận tạ ơn Cung hiến Thánh đường


Quang Vinh (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/quang-vinh)

CN, 20/12/2009 - 16:16


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/binhthuan_12b_0.jpg



WGPSG -– Vào lúc 9g30 sáng Chúa Nhật IV Mùa Vọng, ngày 20/12/2009, giáo xứ Bình Thuận, hạt Tân Sơn Nhì, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa đã chào đón Đức Cha Phụ tá Phêrô đến chủ sự lễ Cung hiến Thánh đường. Đồng tế trong Thánh Lễ tạ ơn có quí cha Hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì, cha Chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Thanh, cha Phụ tá Giuse Nguyễn Văn Long và các cha trong giáo hạt.

Thánh đường giáo xứ Bình Thuận toạ lạc tại số 722 Tân Kỳ Tân Quí, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1966, được xây dựng lại vào năm 1995 và năm nay cha Chánh xứ đã cho đại tu lại nhờ ơn Chúa giúp và sự cộng tác của giáo xứ cùng các vị ân nhân. Giáo xứ Bình Thuận nhận Đức Mẹ Maria Mân Côi làm bổn mạng. Để diễn tả ý nghĩa này, cha xứ đã cho thực hiện những bức hình màu diễn tả 20 mầu nhiệm Mân Côi trên kính dọc hai bên tường nhà thờ. Mặt tiền nhà thờ có biểu tượng đoàn chiên hướng lên Thánh Giá cứu độ, là đồng cỏ tươi và nguồn suối mát. Cung Thánh có nhà tạm thếp vàng, hai bên có hình bốn vị Tông đồ Thánh sử, diễn tả sự hiện diện của Mình Thánh và Lời Chúa giữa dân thánh của Ngài.

Bước vào khuôn viên rộng lớn của Thánh đường và nhà xứ, người ta có cảm giác thanh thảnh bình an. Ấn tượng nhất là nhà chầu Thánh Thể bên cạnh Thánh đường chính, nơi dân Chúa có thể đến thờ kính và tâm sự với Chúa Giêsu hiện diện hàng ngày. Trong sân nhà thờ có đài thánh Giuse, Đấng Công chính và là Đấng Bảo trợ. Phía sau nhà thờ là hội trường rộng rãi với nhà giáo lý dành cho các cấp. Cha Chánh xứ cho biết, nhà giáo lý sắp được xây dựng lại để các em có chỗ khang trang hơn mà học hỏi Lời Chúa.

Thánh Lễ được cử hành long trọng và sốt sắng với những nghi thức thánh hiến Nhà Chúa, xông hương, xức dầu và thắp nến sáng. Trong bài giảng, Đức Cha chủ tế nói rằng Mùa Giáng Sinh năm nay xứ Bình Thuận làm hang đá rất lớn cho Chúa bởi vì ngài cho rằng Thánh đường mới cung hiến chính là hang đá cho Chúa ngự. Đức Cha kể về ngôi nhà thờ ở trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ, ở đó có những nhà nguyện nhỏ có tượng Đức Mẹ của nhiều dân tộc, và ngài thấy tượng nào cũng đẹp. Ngài muốn nói lên rằng Đức Mẹ đẹp vì Mẹ đầy ơn phúc, vì Mẹ “tin rằng những lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện”. Ngôi Thánh đường cũng đẹp vì có Chúa ngự. Và ngài nhắc nhở giáo dân hãy đến với Chúa, đừng để nhà thờ vắng vẻ.

Lễ cung hiến Thánh đường là dịp để giáo xứ tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời cũng nhắc nhở rằng Thánh đường là nơi Thiên Chúa qui tụ dân Ngài, để họ dâng lời ca tụng Thiên Chúa và lãnh nhận muôn hồng ân Chúa tuôn đổ xuống trên họ. Chung niềm vui với cha Chánh xứ và giáo dân Bình Thuận, chúng ta cầu chúc giáo xứ ngày càng phát triển chung quanh ngôi nhà Chúa vừa được cung hiến.

Vài nét về Giáo xứ Bình Thuận

- Vào năm 1966, cha cố Đaminh Hoàng Duy Thanh đã dẫn dưa một số giáo dân từ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An, Bình Dương (thuộc Giáo phận Phú Cường), đến sinh sống và lập nghiệp tại xã Bình Thuận, Bình Chánh. Tại đây, ngài cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ tạm để cầu nguyện và cử hành các Bí Tích.

- Sau đó, cha cố Đaminh Bùi Quang Tuyến đã xây dựng nhà xứ và tu bổ ngôi nhà thờ bị xuống cấp.

- Năm 1975, quý cha Giuse Mai Thành Hân và Vinh Sơn Đinh Quốc Bảo đến phục vụ tại giáo xứ.

- Năm 1979, cha Anphong Nguyễn Công Phương nhận Chánh xứ giáo xứ Bình Thuận. Ngài cho xây dựng nhà thờ mới vào năm 1995. Năm 2001, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã bổ nhiệm cha Đaminh Nguyễn Văn Minh về làm Phụ tá.

- Năm 2003, cha Anrê Trần Minh Thông nhận bài sai làm Chánh xứ. Ngài đã tu sửa nhà xứ, nhà sinh hoạt và nhà giáo lý.

- Năm 2007 cha Giuse Nguyễn Văn Thanh nhận bài sai làm Chánh xứ giáo xứ Bình Thuận cùng với cha Phụ tá Giuse Nguyễn Văn Long. Năm 2009, với ước nguyện của toàn thể cộng đoàn dân Chúa, cha Chánh xứ đã cho đại tu ngôi Thánh đường và hôm nay toàn giáo xứ vui mừng dâng lời ca tụng, cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria Mân Côi, Thánh Cả Giuse và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì “Thiên Chúa hoàn tất điều Ngài đã khởi đầu”.



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_1a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_3.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_5.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_7.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_19.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_22.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_25.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_28.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/binhthuan_43.jpg



(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
10-12-2009, 06:22 PM
Nhà thờ Nhân Hòa


Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Nguyễn Thiện Toàn

- Giúp mục vụ: cha Giuse Trịnh Văn Thậm

Số giáo dân: 3.374

Họ nhánh Hy Vọng

Lược sử:


Họ Nhân Hòa được thành lập năm 1971 với 630 giáo dân.

Ngày đặt viên đá đầu tiên lập Họ Đạo là ngày 14-3-1971.

Thánh đường mới xây xong năm 1996.

Cha sở đầu tiên và đương nhiệm là linh mục Giuse Nguyễn Thiện Toàn.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)



Giáo xứ Hy Vọng: khánh thành nhà sinh hoạt


Quang Thiêm (http://tgpsaigon.net/taxonomy/term/412)

T3, 05/01/2010 - 20:21









http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/gxhv_0.jpg



WGPSG -- Vào lúc 9 giờ 15 ngày 03.01.2010 giáo xứ Hy Vọng hân hoan đón chào Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến chủ tế Thánh lễ đồng tế Khánh Thành nhà sinh hoạt của giáo xứ.

Thời gian qua giáo xứ với bao lận đận và lo toan: từ một giáo xứ xuống thành một giáo họ lẻ và bây giờ lại vươn lên nổi trội thành một giáo xứ khá lớn và phát triển không ngừng.

9 giờ 30 đoàn rước kiệu khởi hành từ nhà xứ đến nhà sinh hoạt cùng tiếng kèn đồng âm vang, như hòa quyện reo vui bày tỏ nguyện ước đã đạt được của cộng đoàn.

Tiếp đến, Đức cha Phêrô, cha Hạt trưởng, cha chánh xứ cùng các linh mục cử hành nghi thức thánh hiến và ban phép lành cho ngôi nhà sinh hoạt của giáo xứ.

Sau đó đoàn rước tiến về thánh đường. Đức cha cùng các linh mục long trọng hiệp dâng Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho các ân nhân và toàn thể cộng đoàn trong dịp khánh thành nhà sinh hoạt.

Vài nét lược sử giáo xứ Hy Vọng

Giáo xứ Hy Vọng tọa lạc tại số: 69 đường Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình

Giáo xứ Hy Vọng thuộc Giáo Hạt Tân Sơn Nhì do cha Giuse Nguyễn Hưng thành lập năm 1957 với 2700 giáo dân với ngôi thánh đường được xây dựng bằng vật liệu nhẹ.

Trong thời gian từ 1957-1965 trải qua ba đời linh mục coi sóc: linh mục Nguyễn Hưng, linh mục Lê Quang Kế và linh mục Nguyễn Bá Chấn.

Đời sống kinh tế giáo dân mỗi ngày một khó khăn, nơi ao tù nước đọng, phèn chua. Nên năm 1965-1966 dân chúng di tản đi Long Khánh, Biên Hòa, Cần Thơ và nhiều nơi khác, giáo xứ phải ngưng sinh hoạt và sát nhập vào giáo xứ Tân Việt.

Năm 1975 dân chúng lại hồi hương một số đi kinh tế mới cộng đoàn giáo dân còn lại 79 người, vì thế thời gian này nhà thờ chỉ còn sinh hoạt vào ngày Chúa nhật.

Đến cuối năm 1979 giáo xứ Hy Vọng chính thức trở thành họ lẻ của giáo xứ Nhân Hòa với 21 gia đình và 131 giáo dân, với một ngôi nhà thờ xiêu vẹo dột nát, nền trũng sâu. Lúc này ban chấp hành giáo họ được thành lập để coi sóc họ đạo; Trong thời gian này cha sở Nhân Hòa có nhờ cha Giuse Trần Văn Phước, cha Giuse Trịnh Văn Thậm, cha Giuse Phượng và cha Phaolô Võ Văn Bộ đến dâng Thánh lễ cho giáo dân vào chiều Thứ Bảy và ngày Chúa nhật.

Ngày 19-12-1998 để ổn định, cha sở Nhân Hòa mời cha cố Tôma Trần Quốc Phú nghỉ hưu làm cha linh hướng. Nhờ có cha Cố thường xuyên ở với họ đạo, nên các đoàn thể và cộng đoàn mỗi ngày một phát triển.

Vào năm 2002 cha Sở, cha cố cùng toàn thể giáo dân đã hợp lòng và quyết định mua thửa đất tiếp nối phía sau để xây dựng Thánh Đường.

Ngày 23-03-2003 Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ giáo phận Phú Cường, cha sở Giuse Nguyễn Thiện Toàn cùng cha cố Tôma Trần Quốc Phú và toàn thể cộng đoàn đã cử hành nghi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường giáo họ Hy Vọng.

Ngày khánh thành Thánh Đường cũng là ngày giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ với tổng số giáo dân khoảng 3000 người.

Số giáo dân năm 2008 khoảng 4732 người.

Và hôm nay Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng cha Sở Vinh Sơn Trần Quốc Sử cùng toàn thể cộng đoàn hân hoan trong niềm vui mừng và hạnh phúc dịp linh mục chánh xứ và cộng đoàn đã hiệp lòng xây dựng hoàn thành nhà sinh hoạt của giáo xứ.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_1.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_3.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_11.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_16.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_19.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_20.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_21.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_23.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_25.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_26.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_27.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_28.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_29.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/gxhv_30.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
10-12-2009, 06:32 PM
Nhà thờ Tân Hương

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHuong.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Lê Đình Quế (Minh)

Số giáo dân: 3.920

Lược sử:


Họ Tân Hương được thành lập năm 1972 với 5.500 giáo dân từ Campuchia về.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1973.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1994.

Cha sở đầu tiên cũng là cha sở đương nhiệm là linh mục Giuse Lê Đình Quế (Minh).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 09:51 PM
Nhà thờ Tân Châu


Linh mục nhà thờ: cha sở Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hân

Lược sử:


Họ Tân Châu được thành lập năm 1973.

Trước đó, vào năm 1959 đã có một nhà nguyện nhỏ với khoảng 30 gia đình Công giáo sống tại đây, do cha Giuse Mai Thành Hân đến dâng thánh lễ mỗi Chúa nhật, và thuộc Họ Tân Việt.

Năm 1963, nhà nguyện mới được xây xong với 70 gia đình Công giáo, do cha Phùng, sau đó là cha Giuse Nguyễn Thanh Khiết và cha Giuse Mai Thành Hân lần lượt phụ trách.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1972.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Mai Thành Hân (1973-1976)

2. Linh mục Gioan Nguyễn Văn Thục (1976-1991)

3. Linh mục Đaminh Đinh Minh Hiền (1991-1996)

4. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hân (1996-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 10:04 PM
Nhà thờ Tân Thành


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanThanh.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Thanh Khiết

Số giáo dân: 3.500

Lược sử:


Họ Tân Thành được thành lập ngày 12-5-1973 với 1.700 giáo dân.

Trước đó, vào năm 1965, có khoảng 600 giáo dân từ Xóm Mắm di tản đến đây và xây lên một ngôi nhà nguyện nhỏ kính thánh Vinhsơn.

Năm 1969, Tân Thành còn là họ nhánh của Họ Tân Việt với 1.200 người và linh mục Giuse Nguyễn Thanh Khiết được bổ nhiệm về phụ trách khu vực này (tháng 6-1969).

Tháng 3-1972, thánh đường được xây xong.

Cha sở đầu tiên cũng là cha sở đương nhiệm là linh mục Giuse Nguyễn Thanh Khiết.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)


Gx. Tân Thành: Cung hiến Thánh đường


Ngọc Đức & Thu Đằng (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/ng%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BB%A9c-thu-%C4%91%E1%BA%B1ng)


T7, 09/01/2010 - 17:30








http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/kttt11.jpg



WGPSG -- Vào lúc 9:00 sáng thứ bẩy 9.1.2010, Thánh lễ đồng tế tạ ơn Khánh thành và Cung hiến Thánh đường giáo xứ Tân Thành (371/35B Trường Chinh, p.14, Tân Bình, TPHCM) đã được cử hành với sự chủ tế của ĐHY. GB. Phạm Minh Mẫn và hơn 60 linh mục đồng tế.

Đoàn rước đầu lễ khởi hành từ Nhà Mục Vụ Giáo xứ cao 5 tầng (cũng mới hoàn tất). Đến trước trước cửa Thánh đường, ĐHY. đã cắt băng khánh thành. Sau đó đoàn đồng tế tiến lên cung thánh cử hành Thánh lễ.

Trong phần Bài Giảng, ĐHY. đã nhắc đến sự hiện diện của Chúa trong kế hoạch cứu độ, sự hiện diện của Chúa trong ngôi nhà thờ bằng gỗ đá và ngôi nhà thờ tâm hồn mỗi người.

Tiếp theo, là nghi thức thánh hiến bàn thờ và cung hiến thánh đường gồm 6 phần:

- Hát Kinh cầu Các Thánh

- Đặt Hài cốt các Thánh Tử đạo vào bàn thờ

- Lời nguyện cung hiến

- Xức dầu bàn thờ và các cột nhà thờ

- Xông hương bàn thờ và các cột nhà thờ

- Phủ khăn bàn thờ và thắp sáng bàn thờ.

Sau phần Phụng vụ Thánh Thể, Cha sở và đại diện giáo dân Tân Thành đã ngỏ lời cám ơn mọi người. Trước khi ban phép lành cuối lễ, ĐHY. đặc biệt cám ơn Cha sở Đaminh Phạm Minh Thủy và giáo dân Tân Thành đã để lại một chứng tích rất đẹp của niềm tin và tình thương là chính ngôi thánh đường được cung hiến hôm nay. Để nói lên tầm quan trọng của niềm tin và tình thương, ĐHY. nhắc lại lời của một chính khách Nhật Bản: khi thực hiện một chính sách xây dựng đất nước mà thiếu tình thương, thì công việc có thể tiến triển, nhưng cũng sẽ để lại rất nhiều vấn đề nan giải sau này. Niềm tin và tình thương luôn phải được quan tâm xây dựng trong gia đình, trong giáo xứ, trong xã hội...

Sau Thánh lễ, cộng đoàn đã gặp nhau trong một bữa tiệc liên hoan thật nồng ấm vui tươi để chia sẻ niềm vui quá lớn của giáo xứ Tân Thành: niềm vui hoàn tất công trình xây dựng một ngôi Thánh đường thật đẹp, là nơi nuôi dưỡng và phát triển niềm tin và tình thương thật hữu hiệu như lời ĐHY nhắn nhủ hôm nay.




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt1.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt3.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt9.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt11.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt14.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt16.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt17.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt24.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt26.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt28.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt30.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt31.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt35.jpg




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tt42.jpg

(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
10-12-2009, 10:13 PM
Nhà thờ Văn Côi


Linh mục phụ trách: cha sở Phanxicô Xaviê Trần Mạnh Hùng

Số giáo dân: khoảng 1.700

Lược sử:


Họ Văn Côi được thành lập năm 1973.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1973.

Thánh đường mới được xây xong năm 1991.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Mai Thành Hân (1973-1976).

2. Linh mục Giuse Maria Đinh Cao Tùng (1976-1994).

3. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Mạnh Hùng (1994-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 10:23 PM
Hạt Phú Nhuận


Hạt Phú Nhuận nằm trên địa bàn Quận Phú Nhuận, gồm 9 họ chính và một họ nhánh

I/ Họ chính:


1. Phú Nhuận

2. Thánh Giuse

3. Phát Diệm

4. Tân Hòa

5. Đaminh

6. Phú Hải

7. Phú Quý

8. Phú Hạnh

9. Phú Lộc

II/ Họ nhánh:


- Họ nhánh của Phú Hạnh: Phú Hòa

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 10:37 PM
Nhà thờ Phú Nhuận

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/PhuNhuan.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Micae Nguyễn Văn Lộc

Số giáo dân: 3.250

Lược sử:


Họ Phú Nhuận được thành lập năm 1945.

Thánh đường xây xong năm 1947.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:



1. Linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại (1945-1955): cha sở đầu tiên

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Đắc Cầu (1955-1962)

3. Linh mục Bênêđictô Nguyễn Tri Phương (1962-1990)

4. Linh mục Micae Nguyễn Văn Lộc (1990-đương nhiệm)


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
10-12-2009, 10:47 PM
Nhà thờ Phát Diệm


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Giuse Bùi Bằng Khấn

- Cha phó Giuse Trần Phước Thành

- Cha phó Giuse Trần Bá Phiên

Lược sử:


Họ Phát Diệm được thành lập ngày 1-5-1955 với 2.400 giáo dân

Thánh đường đầu tiên xây xong ngày 1-5-1956.

Thánh đường hiện tại xây xong ngày 1-1-1967.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Trần Ngọc Nhuận (1955-1987)

2. Linh mục Giuse Bùi Bằng Khấn (1987-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 09:30 AM
Nhà thờ Thánh Giuse


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Maria Phạm Chí Thành

Số giáo dân: 950


Lược sử:



Họ Thánh Giuse được thành lập năm 1954 với 55 giáo dân. Nhà thờ đầu tiên là một biệt thự do một người Âu nhường lại. Năm 1973, tu viện Nadarét nhường cho một nhà trệt rộng hơn để làm nhà thờ.

Ngày 28-7-1985, nhà thờ mới được xây xong trên lầu 1 của lưu xá Thánh Mẫu (thuộc tu viện Nadarét).


Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Trần Văn Thông (cha sở đầu tiên) (1954)

2. Linh mục Đaminh Phạm Chí Thành (1973-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 09:39 AM
Nhà thờ Tân Hòa

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHoa.jpg



Linh mục phụ trách:


- Cha sở Đaminh Bùi Minh Sơn

- Cha phó Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng

Lược sử:


Họ Tân Hòa được thành lập năm 1960 với 1.000 giáo dân. Trước đó một năm, chỉ có 150 giáo dân. Cứ hai tuần một lần cha Giuse Đỗ Trọng Kim đến dâng thánh lễ.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1961.

Năm 1966, xây thánh đường mới.

Năm 1981, thánh đường được đại tu.

Hiện nay, thánh đường đang được xây mới.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Đỗ Trọng Kim (1960-1973)

2. Linh mục Đaminh Bùi Minh Sơn (1974-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 09:50 AM
Nhà thờ Phú Hải


Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Phạm Năng Trí

Số giáo dân: 1.650

Lược sử:


Họ Phú Hải được thành lập năm 1969 với 500 giáo dân gốc Hải Phòng.

Trước đó, từ năm 1962, Họ Đạo là xóm Gioakim, trực thuộc Họ Phú Nhuận, có một nhà nguyện nhỏ do các linh mục Phạm Năng Trí, Nguyễn Đắc Cầu, rồi đến linh mục Nguyễn Tri Phương lần lượt phụ trách.

Năm 1969, nhà thờ mới được xây xong đồng thời với việc công bố thành lập Họ Đạo. Linh mục Gioan Baotixita Phạm Năng Trí làm cha sở cho đến hiện nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 10:01 AM
Nhà thờ Phú Quý


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Phạm Minh Thủy

Số giáo dân: 755

Lược sử:


Họ Phú Quý được thành lập ngày 1-9-1970 với khoảng 1.700 giáo dân. Trước đó Phú Quý là họ nhánh của Họ Phú Nhuận.

- Ngày 24-2-1964: thánh lễ đầu tiên trên đất Phú Quý do linh mục Bênêđictô Nguyễn tri Phương dâng.

- Ngày 1-5-1964: khánh thành nhà nguyện của họ nhánh.

- Ngày 24-4-1966: xây trường học và lưu xá Phú Quý.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


- Ngày 6-9-1970: linh mục Phaolô Phạm Văn Hội nhận chức cha sở đầu tiên, ngài xây trường học mới, nhà thờ mới, lập Tu hội Nhà Cha.

- Ngày 15-7-1987: linh mục Giuse Phạm Trung Thu tạm quyền cha sở.

- Ngày 25-2-1989: linh mục Đaminh Phạm Minh Thủy làm cha sở cho đến hiện nay.

(trích Niên Giám Giáo PhậnTPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 10:43 AM
Nhà thờ Phú Hạnh


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Isiđôrô Bùi Thái Học

- Cha phó Đaminh Trương Kim Hương

Số giáo dân: 1.428

Họ nhánh Phú Hòa

Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Lên Trời

Thành lập năm 1972.

Số giáo dân: 500


Linh mục phụ trách: cha sở và cha phó thay phiên nhau.

Lược sử:


Họ Phú Hạnh được thành lập ngày 23-6-1975 với 47 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây xong ngày 11-11-1989 trên đất của trụ sở Hải Phòng.

Cha sở đầu tiên là linh mục Isiđôrô Bùi Thái Học phụ trách Họ Đạo cho đến nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 10:53 AM
Nhà thờ Phú Lộc


Linh mục phụ trách: cha sở Barnabê Trần Cương Quyết

Số giáo dân: 522

Lược sử:


Họ Phú Lộc được thành lập năm 1988 với 499 giáo dân.

Trước đó, vào năm 1972, với một nhà nguyện mới mua được, Phú Lộc còn là xóm giáo Vinhsơn thuộc Họ Phú Nhuận do linh mục Bênêđictô Nguyễn Tri Phương phụ trách.

Năm 1973, nới rộng nhà nguyện và trở thành họ nhánh do linh mục Antôn Nguyễn Đình Thục phụ trách.

Năm 1988 trở thành Họ Đạo với cha sở đầu tiên là linh mục Barnabê Trần Cương Quyết và cũng là cha sở đương nhiệm.

Năm 1989: xây lại cung thánh và nhà xứ.

Năm 1992: nới rộng nhà thờ.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 11:05 AM
Hạt Gia Định


Hạt Gia Định nằm gọn trong địa bàn Quận Bình Thạnh, gồm 14 họ chính và 8 họ nhánh.

I/ Họ chính:


1. Thị Nghè

2. Gia Định

3. Bình Hòa

4. Phú Hiền

5. Bác Ái

6. Hàng Sanh

7. Bình Lợi

8. Thánh Tịnh

9. Thanh Đa

10. Hiển Linh

11. Chính Lộ

12. Đức Mẹ Vô Nhiễm

13. Mông Triệu

14. Thánh Nguyễn Duy Khang


II/ Họ nhánh:


- Của Họ Thị Nghè:


1. Nhà nguyện Thánh Giuse

2. Đức Mẹ Mân Côi


- Của Họ Gia Định:


1. Thánh Giuse

2. Thánh Mẫu (Đồng Ông Cộ)


- Của Họ Bình Hòa: Thánh Tâm

- Của Họ Bác Ái: Sancta Maria

- Của Họ Thanh Đa: Nhà nguyện La San Mai Thôn

- Của Họ Mông Triệu: Nữ Vương Hòa Bình


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 03:36 PM
Nhà thờ Bình Hòa




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhHoa.jpg





Linh mục phụ trách:


- Cha sở Phêrô Bùi Văn Long

- Số giáo dân: 2.970

Họ nhánh Thánh Tâm


Thành lập năm 1975.

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Tâm Chúa Giêsu

Linh mục phụ trách: cha Giuse Đinh Tất Quý ở nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm sang giúp.

Lược sử:


Họ Bình Hòa được thành lập năm 1947 với 3.000 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây xong năm 1949, đại tu năm 1988.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giacôbê Huỳnh Văn Của (1947-1949)

2. Linh mục Anrê Nguyễn Văn Diên (1950-1954)

3. Linh mục Giuse Huỳnh Kim Đức (1955)

4. Linh mục Phaolô Hưng (1955-1956)

5. Linh mục Phêrô Phan Thanh Thời (1957-1958)

6. Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Nghị (1958-1960)

7. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trung (1960-1984)

8. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hầu (1985-1997)

9. Linh mục Phêrô Bùi Văn Long (1997-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)



Giáo xứ Bình Hòa: kỷ niệm 60 năm thành lập


WGPSG -- Chiều nay, lúc 18g ngày Chúa nhật 6.12.2009, Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự dâng Thánh lễ tạ ơn, mừng 60 năm thành lập Giáo xứ, mừng bổn mạng và ban Bí tích Thêm sức tại nhà thờ Bình Hòa, hạt Gia định.

Cùng đồng tế với Đức cha Phụ tá, là cha Đaminh Nguyễn Đình Tân - Hạt trưởng Hạt Gia Định, cha Phêrô Bùi Văn Long - chính xứ và cha Antôn Nguyễn Cao Thắng SJ.

Trong dịp vui mừng này, 25 em thiếu nhi và 10 người lớn đã được lãnh nhận ấn tín của Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm sức.

Phần giảng lễ, Đức cha phụ tá đã nói nhiều về Hồng ân Năm Thánh 2010 đang khởi đầu tại Việt Nam, đây cũng là dịp nhớ lại công ơn tiền nhân qua 350 năm đức tin có mặt trên quê hương, qua việc kỷ niệm mừng 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm.

Đức cha đã nhấn mạnh, hồng ân Chúa luôn được ban nhưng không cho hết mọi người, nhưng để đón nhận được hồng ân cao quý này, mỗi người cần chuẩn bị tinh thần, cùng với những chuyển biến nội tâm trong sự hiệp nhất yêu thương. Hiệp nhất trong gia đình, trong Giáo xứ, sẽ góp phần của mình trong việc hiệp nhất của toàn thể giáo hội. Đơn sơ như vậy thôi.

Cuối lễ, trong phần cám ơn, các em thiếu nhi đã nói lời xin lỗi cha xứ, các tu sĩ và anh chị huynh trưởng về những thiếu xót trong quá trình học hỏi Giaó Lý.




SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ THỜ BÌNH HÒA



- Năm 1947, cha sở Gia Định lúc bấy giờ là cha Giacôbê Huỳnh Văn Của (Ngài được tấn phong Giám mục phó giáo phận Phú Cường tháng 04/1975). Nhận thấy họ đạo Gia Định quá rộng lớn, bất tiện cho việc tham dự thánh lễ và chịu các phép bí tích của giáo dân. Ngài đệ trình lên Toà Tổng Giám mục ý muốn mở thêm một nhà thờ họ lẻ, nằm trong xã Bình Hòa, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định, TP. Sài Gòn.

- Sau khi được Tòa Giám mục đồng ý, cha sở Gia Định chọn phần đất là tài sản của Giáo Hội 14,408m2 cũng là nhà thờ Bình Hòa hôm nay (lúc bấy giờ ranh giới họ Bình Hòa được bao chung quanh bởi đường Nơ Trang Long, Lê Quang Định, Hoàng Hoa Thám, Phan Văn Trị cho đến gần cầu Bình Lợi, cầu hang trong, cầu hang ngoài).

- Nhà thờ Bình Hoà được xây dựng theo kiến trúc Á Đông: bên dưới, phần nền có hình Thập Giá vuông, bốn cánh bằng nhau, phần trên nóc có hình bát giác, kiểu chùa như hình bây giờ, ngài chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm là bổn mạng cho nhà thờ được kỷ niệm ngày 8/12 hàng năm. Nhà thờ lúc bấy giờ còn đuợc gọi là nhà thờ hầm do cha sở bố trí, nhà thờ có hình dạng chính ở phần nền là thánh giá bốn cánh bằng nhau nên có điểm trung tâm nhìn lên là 2 tầng bát giác. bàn thờ được đặt ngay giữa cung thánh cách nền nhà thờ 3m chiều cao, bên dưới bàn thờ, tầng hầm ngầm dưới đất là phòng thánh.

- Sau ngày khánh thành năm 1949, cha sở và cha Giuse Nguyễn Hữu Lễ là phó nhà thờ Gia Định thay phiên nhau đến dâng thánh lễ tại Bình Hòa, mỗi buổi chiều thứ 7 có tổ chức kiệu Đức Mẹ đi qua 3 con hẻm thuộc vùng đất họ đạo là hẻm 69, 93 và 99.

- Theo truyền tục thì Toà Giám mục muốn chọn nhà thờ Bình Hoà, họ lẻ của Gia Định là nơi nghỉ dưỡng cho các cha già còn làm mục vụ được.

- Vào đầu năm 1950, họ lẻ Bình Hoà được tách ra thành giáo xứ

* Các Cha phục vụ giáo xứ:

+ 1950-1955: cha Anrê Nguyễn Văn Diên là cha sở đầu tiên và đã từ trần

+ 1955: cha Giuse Huỳnh Kim Đức, từ trần cuối năm 1955

+ 1955-1956: cha PhaoLô Nguyễn Tấn Hưng, từ trần cuối 1956

+ 1957-1958: cha Phêrô Phan Thanh Thời đại tu lần thứ I cho phù hợp hơn. Dời cung thánh và bàn thờ
lên phía trên như hiện nay và cho lấp phòng thánh cũ là tầng hầm, mở rộng con hẻm như đường lớn hiện nay.

+ 6/1958-8/1960: Gioan Kim Nguyễn Văn Nghị về nhận xứ, cha đã xây dựng nhà xứ lần thứ II, xây nhà hội và tháp chuông cũ tồn tại cho đến nay.

+ 8/1960 - 1984: cha Phêrô Nguyễn Văn Trung

+ 11/1985: cha Phêrô Nguyễn Văn Hầu sửa lại nhà thờ, thay mái ngói và đúc thêm phần trước khang trang hơn, cung thánh, tiền sảnh và bàn ghế mới

+ 7/1/1998 – nay: cha Phêrô Bùi Văn Long

- Cha sở Phêrô Bùi Văn Long sửa lại: nâng nền, làm mới thay toàn bộ của nhà thờ, sửa phòng thánh, xây thêm tầng lầu phòng thánh làm kho để kỷ niệm mừng nhà thờ Kim Khánh 50 năm (1949-1999). Năm 2002, cha xây mới nhà giáo lý cũ thành toà nhà 2 tầng lầu với nhiều phòng học giáo lý và có tháp chuông trên sân thượng.

- Năm 2004, cha tiếp tục đại tu phần mái và trần nhà thờ, rước tượng Đức Mẹ lên trên ban công nhà thờ như hiện nay. Để xây dựng đời sống đức tin, cha sở Phêrô đã khôi phục lại các lớp giáo lý, đào tạo nhiều giáo lý viên cho giáo xứ, tham gia phong trào thiếu nhi Thánh Thể, giới trẻ, hội Hiền mẫu, Lêgiô, ...

- Trước đây nhà thờ chỉ có 2 thánh lễ lúc 5g00 sáng và 18g00 chiều, hiện nay cha Phêrô thêm một thánh lễ sáng Chúa nhật lúc 7g30 dành riêng cho các em thiếu nhi và các bạn giới trẻ. Bầu chọn ban mục vụ giáo xứ mới, có thêm nhiều thành phần đoàn thể hoạt động thờ phượng Chúa....

- Đời sống đức tin của người giáo dân ngày càng bén rễ sâu, trong giáo xứ đã phát sinh nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ nam nữ. Tất cả là hồng ân của Chúa và sự chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội qua dòng thời gian kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển họ đạo Bình Hoà.
Ơn gọi đã được thể hiện cụ thể qua những con số bao gồm:

- 11 linh mục và chủng sinh

- 11 tu sĩ nam nữ .


******


Đã hơn nửa thế kỷ đã qua đi với biết bao nhiêu thăng trầm dâu biển, lúc này không còn là niềm vui của riêng Giáo xứ, trong ngày mừng 60 năm thành lập hôm nay, nhưng đó chính là sự hân hoan lớn lao của Giáo hạt và cả Giáo hội Việt Nam.

Xin dâng lời cảm tạ về những hồng ân mà Thánh Thần Chúa, đặc biệt Mẹ Maria Vô nhiễm, quan thầy Giáo xứ Bình Hòa đã nâng đỡ, phù hộ cho các tín hữu và chủ chăn của Giáo xứ lâu nay, xin các Ngài hãy tiếp tục quan phòng cách riêng cho họ hôm nay và mãi mãi sau này.




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_1_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_2_0.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_3.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_4.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_5.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_6.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_7.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_9.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_10.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_11.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bhnt_12.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
11-12-2009, 03:48 PM
Nhà thờ Phú Hiền

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/PhuHien.jpg


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Vinhsơn Nguyễn Văn Định

- Giúp mục vụ: cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy (không thường xuyên)

- Số giáo dân: khoảng 2.000

Lược sử:


Họ Phú Hiền được thành lập năm 1955 với khoảng 145 người.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1957.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1990.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phaolô Nguyễn Ngọc Bích (1955-1963)

2. Linh mục Phanxicô Xaviê Vũ Đức Hiệp (1963-1988)

3. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Định (1988-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 04:00 PM
Nhà thờ Bác Ái


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Phạm Văn Thăng

Số giáo dân: 950


Họ nhánh SANCTA MARIA


Thành lập năm 1962.

Số giáo dân: 543

Lược sử:


Họ Bác Ái thành lập năm 1956, với khoảng 3.000 giáo dân, sau chia cắt thành ba Họ Đạo mới là: Thánh Tịnh, Sancta Maria, Thánh Giuse (Phú Nhuận).

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1956, tái thiết năm 1982.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Nguyễn Bảo Hựu: cha sở đầu tiên (1956-1980)

2. Linh mục Giuse Phạm Văn Thăng (1980-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998).

cafeda2009
11-12-2009, 04:19 PM
Nhà thờ Hàng Sanh

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HangXanh.jpg



* Xin sửa lại cho đúng: Hàng Sanh chứ không phải là Hàng Xanh. Sanh là "thứ cây lớn, nhánh có tua, thuộc loại cây da, mà nhỏ lá" (Đại Nam quốc âm tự vị). Hồi xưa ở vùng Gia Định có trồng nhiều cây sanh này. Đây là tên địa danh lấy tên cây, như Hàng Keo (Gia Định), Hàng Sao (Hóc Môn).


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Vũ Ngọc Thủ

Số giáo dân: 5.361

Lược sử:


Họ Hàng Sanh được thành lập ngày 25-12-1959 với 120 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong ngày 14-4-1968.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Vũ Khoa Cử (1959 - 1964)

2. Linh mục Tôma Trần Lê Vinh (1964 - 1994)

3. Linh mục Đaminh Vũ Ngọc Thủ (1995 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 04:32 PM
Nhà thờ Bình Lợi

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BinhLoi.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Vinhsơn Ngô Minh Tân

Số giáo dân: 1.300

Lược sử:


Họ Bình Lợi được thành lập năm 1960 với 150 giáo dân do linh mục Gioan Baotixita Nguyễn An Hòa phụ trách (từ năm 1962).

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1962.

Năm 1964, Bình Lợi là họ nhánh của Họ Bến Hải do linh mục Giuse Trần Hanh phụ trách.

Năm 1974, Bình Lợi thuộc về Hạt Gia Định do các cha Gia định phụ trách.

Năm 1975, Bình Lợi thành Họ Đạo biệt lập do linh mục Vinhsơn Trần Văn Hòa làm cha sở phụ trách (1975-1982), sau đó là linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Hai (1992-1995) và đương nhiệm là cha sở Đaminh Ngô Minh Tân.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 06:13 PM
Nhà thờ Thánh Tịnh

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhTinh.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Nguyễn Đức Bình

Số giáo dân: 1.133

Lược sử:


Họ Thánh Tịnh được thành lập năm 1962 với 400 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1962.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Luca Phạm Anh Dụ (1962-1964)

2. Linh mục Giuse Trần Văn Bình (1964)

3. Linh mục Đaminh Mai Trọng Hiền (1964-1969)

4. Linh mục Vinhsơn Ngô Minh Tân (1975-1993)

5. Linh mục Đaminh Nguyễn Đức Bình (1993-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)




Mùa Vui của Giáo xứ Thánh Tịnh



Khắc Dũng (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/kh%E1%BA%AFc-d%C5%A9ng)



T3, 15/12/2009 - 08:46








http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/nttt_13_0.jpg



WGPSG -- Vào lúc 6g30 sáng Chủ Nhật III Mùa Vọng 13.12.2009, giáo xứ Thánh Tịnh tọa lạc tại số 47/57 Nguyễn Văn Đậu, Phường 06, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM thuộc giáo hạt Gia Định, TGP. Sài Gòn, sau những ngày chuẩn bị đã hân hoan đón tiếp Đức Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về chủ sự Thánh lễ Ban Bí Tích Thêm Sức cho 48 anh chị em và Rước Lễ Lần Đầu cho 25 em.


Trong bầu không khí náo nức, niềm vui dường như bao trùm tất cả mọi người: từ các anh chị em sắp được lãnh nhận Bí Tích, gia đình của họ đến các Hội Đoàn và toàn thể giáo, nhưng vui nhất có lẽ là các anh chị em Giáo lý viên và cha chính xứ Đaminh Nguyễn Đức Bình vị chủ chăn hiền lành của giáo xứ Thánh Tịnh trong mùa gặt này. Mùa gặt của niềm vui diễn ra trong Mùa Vọng càng thêm vui và ý nghĩa cho Mùa Giáng Sinh Năm Thánh 2010 sắp tới của giáo xứ Thánh Tịnh.

Đoạn Tin Mừng Lc 3,10-18 giới thiệu vai trò và sứ vụ dọn đường, sửa lối để Chúa đến của Thánh Gioan Tiền Hô qua việc loan báo, tẩy rửa, và sửa đổi đời sống những người Do Thái lúc bấy giờ. Được Đức cha Phụ tá chia sẻ trong phần bài giảng của Thánh Lễ thật dễ thương và gần gũi.

Đức cha Phụ tá giải nghĩa câu hỏi “Rước Lễ Lần Đầu là gì?”: đơn giản đấy là việc lần đầu được rước lễ, rước Mình Thánh Chúa Giêsu vào lòng. Đức Cha củng cố thêm cho các em ý thức rõ việc kết hợp cụ thể và thiêng liêng với Chúa Giêsu qua hình bánh rượu trong Bí Tích Thánh Thể.

Cũng vậy, câu hỏi “Thêm Sức là gì?”: Đức cha giải thích đó là sự “Lãnh nhận Ấn Tín Chúa Thánh Thần, đóng dấu vào linh hồn để mình trở thành con chiên của Chúa Giêsu, kết hiệp mật thiết với Ngài trong sứ vụ loan báo và rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống kính Chúa yêu người của mình.

Nhân dịp này, qua bài giảng cho các anh chị em Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu. Đức cha cũng nhắc nhớ, mời gọi mọi người hãy cố gắng sống tích cực thay đổi đời sống của mình với hình ảnh gần gũi quen thuộc là dọn dẹp những “Lô Cốt” trong tâm hồn để chuẩn bị đón Chúa vào lòng.

Cuối lễ, ông Chánh trương Giuse Nguyễn Văn Huấn đã thay mặt Hội đồng Mục vụ giáo xứ cảm ơn Đức cha Phụ tá Phêrô và cộng đoàn đến tham dự Hiệp thông cầu nguyện cho các anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu hôm nay.

Thánh lễ khép lại bằng bó hoa tươi thắm của một em thiếu nhi và tràng vỗ tay vang rộn của cả cộng đoàn tham dự Thánh lễ dành cho Đức cha, biểu hiện niềm vui và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ Thánh Tịnh những quả ngọt đầu Mùa Vui.

Đôi nét lược sử giáo xứ Thánh Tịnh

Từ những năm 1954, giáo xứ Thánh Tịnh khi ấy chỉ là một ngôi Nhà Nguyện nhỏ bé được xây dựng sơ xài cho những gia đình sống quanh đó có nơi cầu nguyện và tham dự Thánh lễ. Với các cha được cắt cử thay nhau đến cử hành Thánh Lễ.

* Năm 1962 được nâng lên giáo xứ với 400 giáo dân, hiện nay số giáo dân là 1193 (Nam: 574; Nữ: 619) với diện tích đất gần 1800 m2.


- Năm 1960 thánh đường đầu tiên xây xong

- Năm 1987 nhà thờ được nới rộng

- 20.10.95-29.02.96 xây Đài Đức Mẹ và nhà xứ

- từ 1995-mùa Phục Sinh 2004 xây dựng và đại trùng tu hoàn thành Nhà Thờ

Các linh mục phụ trách giáo xứ


- 1962-1964: Lm. Luca Phạm Anh Dụ

- 1964: Lm. Giuse Trần văn Bình

- 1964-1969: Lm. Đaminh Mai Trọng Hiền

- 1975-1993: Lm. Vinh Sơn Ngô Minh Tân

- 1993- đến nay: Lm. Đaminh Nguyễn Đức Bình

Giáo xứ hiện nay có 4 Giáo khu:

Giáo khu Têrêxa; Giáo khu Giuse; Giáo khu Inhaxiô; Giáo khu Đaminh

BCH Hội Đồng giáo xứ nhiệm kỳ 2009 - 2012


- Chánh trương: Ông Giuse Nguyễn Văn Huấn

- Phó Chánh trương: Ông Giuse Nguyễn Thanh Bình

Ông Gioan Nguyễn Quốc Tuy


- Thư ký: Ông Phêrô Đỗ Văn Minh

- Thủ quỹ: Ông Giuse Đặng Trung Lai


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_2.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_5.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_7.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_9.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_10.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_14.jpghttp://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_16.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/nttt_17.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
11-12-2009, 06:25 PM
Nhà thờ Thanh Đa

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhDa.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhDaLaSanMT.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Nguyễn Đình Tân

Số giáo dân: 5.800


Họ nhánh NHÀ NGUYỆN LA SAN MAI THÔN

Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Truyền Tin


Lược sử:


Họ Thanh Đa được thành lập năm 1963 với khoảng 500 giáo dân trên một thửa đất rộng 6.000 mét vuông, do cha sở Thị Nghè Phanxicô Xaviê Lê Vĩnh Khương mua trước đó vào năm 1957 để làm nhà tĩnh tâm cho các hội đoàn.

Nhà nguyện đầu tiên xây xong năm 1963.

Thánh đường hiện tại xây xong năm 1990.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Lê Trung Độ (1963-1988)

2. Linh mục Đaminh Nguyễn Đình Tân (1988-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 06:35 PM
Nhà thờ Hiển Linh

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HienLinh_1.jpg

Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Nguyễn Văn Minh

Số giáo dân: 2.160

Lược sử:

Họ Hiển Linh được thành lập năm 1964.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1964.


(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 06:41 PM
Nhà thờ Chính Lộ


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Ngọc Vượng

Số giáo dân: 1.612

Lược sử:


Họ Chính Lộ được thành lập năm 1969 với 800 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên xây xong năm 1972.

Cố linh mục Giuse Nguyễn Duy Vi là cha sở đầu tiên (1969-1996).

Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Vượng (1997-đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 06:49 PM
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm


Linh mục phụ trách:


- Cha sở Phêrô Phạm Minh Công

- Cha phó Giuse Đinh Tất Quý

- Số giáo dân: 2.167

Lược sử:


Họ Đức Mẹ Vô Nhiễm được thành lập năm 1970 với 800 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng năm 1957.

Thánh đường hiện tại được xây xong năm 1990.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Vũ Nguyên Thiều (1970-1973)

2. Linh mục Phêrô Phạm Minh Công (1973-đương nhiệm)

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 06:57 PM
Nhà thờ Mông Triệu

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/MongTrieu.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Nguyễn Minh Cảnh

Số giáo dân: 2.500


Họ nhánh NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

Kính ngày: 22-8

Lược sử:


Họ Mông Triệu thành lập năm 1971 với 2.000 giáo dân, trước đó là họ nhánh của Họ Thị Nghè.

Cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Minh Cảnh đương nhiệm.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 07:03 PM
Nhà thờ Nguyễn Duy Khang (Tu hội Nhà Chúa)

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThanhNguyenDuyKhang.jpg


Linh mục phụ trách:


- Cha Giuse Nguyễn Thế Mạnh

- Cha Giuse Cao Văn Ninh

- Cha Giuse Phạm An Ninh

- Cha Giuse Nguyễn Kim Sơn

- Số giáo dân: 3.600

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
11-12-2009, 07:35 PM
Hạt Gò Vấp


Đúng ra phải viết Gò Vắp: Vắp là loại cây lim, mọc nhiều ở Gò Vắp xưa. Trải qua một thời gian dài, người dân đọc lệch thành Gò Vấp.

Hạt Gò Vấp nằm trên địa bàn Quận Gò Vấp, gồm 9 họ chính và một họ nhánh.

I/ Họ chính:


1. Gò Vấp

2. Hạnh Thông Tây

3. Xóm Thuốc

4. Thánh Giuse

5. Đức Tin

6. Bến Hải

7. Bến Cát

8. Mân Côi

9. Hòa Bình


II/ Họ nhánh:

- Của Họ Hạnh Thông Tây: Vĩnh Hiệp

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 08:56 AM
Nhà thờ Gò Vấp

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/GoVap.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Tôma Nguyễn Văn Khiêm

Số giáo dân: 3.291

Lược sử:


Năm 1867, Gò Vấp mới chỉ là một điểm truyền giáo với 75 giáo dân (phần lớn là con cháu của hai ông Hiếu và Hạnh từ Chợ Quán đến lập nghiệp). Năm 1888, giáo điểm Gò Vấp được nâng lên thành Họ Đạo nhưng vẫn chưa có linh mục phụ trách. Việc mục vụ đều do các linh mục từ nơi khác đến giúp (các linh mục: Tôma Dưỡng và Phêrô Chính ở họ An Nhơn - Gò Vấp). Đến năm 1897, cha L. Lambert (MEP) được cử về làm cha sở đầu tiên.

Thánh đường của Họ Đạo sau ba lần đổi địa điểm đến năm 1933 mới cố đinh ở vị trí hiện nay.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục L. Lambert (1897 - 1899)

2. Linh mục D. Dessaume (1899 - 1916)

3. Linh mục Tôma Nguyễn Khoa Thi ( 1916 - 1918)

4. Linh mục Phaolô Lê Văn Mười ( 1918 - 1922)

5. Linh mục J.M Bùi Công Thích ( 1922 - 1927)

6. Linh mục Giacôbê Huỳnh Công Quận ( 1928 - 1934)

7. Linh mục Nguyễn Trị Thơ ( 1934 - 1937)

8. Linh mục Gabrien Phan Văn Thọ ( 1937 - 1940)

9. Linh mục Maurice Bạch Văn Lễ ( 1940 -1946)

10. Linh mục Phaolô Bạch (1946)

11. Linh mục Micae Nguyễn Văn Học (1946 - 1953)

12. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trung ( 1953 -1960)

13. Linh mục Phêrô Trần Văn Thông (1960 - 1961)

14. Linh mục Phêrô Trần Viết Thọ (1961)

15. Linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi (1961 - 1965)

16. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Ngọc Dương (1965 - 1974)

17. Linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch (1974 -1992)

18. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Khiêm (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 09:09 AM
Nhà thờ Xóm Thuốc

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/XomThuoc.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Văn Chủ

Số giáo dân: 4.000

Lược sử:


Họ Xóm Thuốc được thành lập năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Hương. Số giáo dân ban đầu khoảng 100 người. Năm 1957, ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo đã được xây dựng xong (năm 1973 được xây lại và năm 1991 đại trùng tu).

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Hương (1954 - 1955)

2. Linh mục Antôn Vũ Doãn Cát (1955 - 1969)

3. Linh mục Antôn Hoàn Thiện Chi (1969 - 1990)

4. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chủ (1991 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 09:20 AM
Nhà thờ Đức Tin

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/DucTin.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Đinh Huy Hưởng

Số giáo dân: 1.928


Lược sử:

Họ Đức Tin được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Anrê Nguyễn Tiến Hiến.

Ngôi thánh đường được xây dựng lần đầu vào năm 1956, đến năm 1963 được xây lại và năm 1991 đã được trùng tu.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Anrê Nguyễn Tiến Hiến (1955 - 1971)

2. Linh mục Phanxicô Xaviê Vũ Văn Nhân (1972 - 1974)

3. Linh mục Giêrônimô Phạm Ngọc Giá (1974 - 1992)

4. Linh mục Giuse Đinh Huy Hưởng (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 09:52 AM
Nhà thờ Bến Cát

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/BenCat.jpg


Linh mục phụ trách:

- Cha sở: Máccô Nguyễn Đức Huỳnh SDB

- Cha phó: cộng thể Don Bosco Bến Cát, Phường 5, Quận Gò Vấp, TPHCM.

Lược sử:


Họ Bến Cát được thành lập vào đúng ngày Tết Dương Lịch 1-1-1963, với cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Nguyễn Kế Phú. Thánh đường đầu tiên cũng được khởi công vào ngày thành lập và hoàn thành ngày 8-12-1963. Số giáo dân đầu tiên khoảng 300 người.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Nguyễn Kế Phú (1963 - 1964)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình (1964 - 1968)

3. Từ 1968 đến 1970: do các tu sĩ Salêdiêng đảm trách.

4. Linh mục De Meulenaere Frans (Ngọc) (1970 - 1976)

5. Linh mục Máccô Nguyễn Đức Huỳnh (1976 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 10:06 AM
Nhà thờ Mân Côi

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ManCoi.jpg


Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Đỗ Ngọc Bảo OP

- Cha phó Luđôvicô Nguyễn Văn Hạnh OP

- Số giáo dân: 1.795

Lược sử:


Họ Mân Côi được thành lập vào năm 1967 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Triền Miên.Thánh đường của Họ Đạo được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 1980 (hoàn tất năm 1985).

Họ Mân Côi do các linh mục - tu sĩ Dòng Đaminh phụ trách:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Triền Miên OP (1967 - 1968)

2. Linh mục Giêrônimô Phạm Quang Tự OP (1968 - 1971)

3. Linh mục Giuse Chu Đức Cung OP (1971 - 1974)

4. Linh mục Giuse Lưu Đức Mẫn OP (1974 - 1977)

5. Linh mục Giuse Đinh Châu Trân OP (1977 - 1983)

6. Linh mục Giuse Trần Quang Thiện OP (1983 - 1990)

7. Linh mục Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao OP ( 1990 - 1995)

8. Linh mục Giuse Đỗ Ngọc Bảo OP (1996 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 10:24 AM
Nhà thờ Hòa Bình

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HoaBinh.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Văn Luật OP

Số giáo dân: 1.524

Lược sử:


Họ Hòa Bình được chính thức thành lập vào năm 1981 với cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Nguyễn Văn Luật. Số giáo dân ban đầu khoảng chừng 60 người.

Họ Hòa Bình được hình thành từ xóm Võ Ngói (Gò Vấp), qua nhiều giao đoạn:

- Tháng 4-1962: 7 gia đình Công giáo đầu tiên ở xóm Võ Ngói quy tụ lại với nhau và xin sáp nhập vào Họ Gò Vấp.

- Năm 1971: Cộng đoàn Võ Ngói được công nhận là một họ nhánh thuộc Họ Gò Vấp, mang tên Hòa Bình, với bổn mạng là Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tháng 7 năm 1971: khởi công xây thánh đường và hoàn thành vào tháng 12 năm 1971.

- 10-12-1972: Đức Tổng Giám Mục trao cho dòng Đaminh Việt Nam phụ trách họ nhánh Hòa Bình.

- 18-12-1981: Họ nhánh Hòa Bình được nâng lên thành họ chính và linh mục Giuse Nguyễn Văn Luật là cha sở đầu tiên.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 10:34 AM
Hạt Xóm Mới


Giống như Hạt Gò Vấp, Hạt Xóm Mới cũng nằm trên địa bàn Quận Gò Vấp, gồm 15 họ chính và một họ nhánh.

I/ Họ chính:


1. Bắc Dũng

2. Hà Nội

3. Hợp An

4. Thạch Đà

5. Tử Đình

6. Hoàng Mai

7. Lạng Sơn

8. Tân Hưng

9. Thái Bình

10. Trung Bắc

11. Hà Đông

12. An Nhơn

13. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

14. Nữ Vương Hòa Bình

15. Lam Sơn

II/ Họ nhánh của Họ Hà Nội: Thánh Khi

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 10:53 AM
Nhà thờ Bắc Dũng


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Bá Chính

Số giáo dân: 2.171

Lược sử:

Họ Bắc Dũng được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Đoàn Cung Nhượng và có khoảng 1.250 giáo dân.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng xong năm 1955 và được tái thiết năm 1993.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Đoàn Cung Nhượng (1954 - 1968)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Bá Chính ( 1968 - 1975)

3. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Thuyết (1975 - 1990)

4. Linh mục Giuse Nguyễn Bá Chính (1991 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 11:08 AM
Nhà thờ Hà Nội


Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Đinh Ngọc Lễ

Số giáo dân: 2.603


Họ nhánh THÁNH KHI

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Giuse Thợ


Lược sử:


Họ Hà Nội được thành lập năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Đức Tín.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ vào năm 1954. Năm 1960 được xây lại bằng xi-măng và năm 1989 tân trang lại.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Tín (1954 - 1959)

2. Linh mục Antôn Phạm Đình Trọng (1959 - 1987)

3. Linh mục Đaminh Đinh Ngọc Lễ (1987 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 11:20 AM
Nhà thờ Hợp An


Linh mục phụ trách: cha sở Vinhsơn Vũ Thế Hưng

Số giáo dân: 2.695

Lược sử:

Họ Hợp An được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Bích. Giáo dân ở đây phần lớn từ Thạch Bích, Thạch Hà (Hà Nội) chuyển vào; một số từ các giáo phận khác như Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm.

Năm 1954, thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ. Năm 1957 xây dựng lại sai khi bị cháy. Năm 1962 trùng tu và năm 1991 xây mới hoàn toàn.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Bích (1954 - 1956)

2. Linh mục Giuse Hồ Nhân (1956 - 1960)

3. Linh mục Augustinô Thái Văn Tỵ (1960 - 1978)

4. Linh mục Gioan-Hoan Nguyễn Hữu Vịnh (1978 - 1992)

5. Linh mục Vinhsơn Vũ Thế Hưng (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
12-12-2009, 11:32 AM
Nhà thờ Tử Đình

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TuDinh.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Vinhsơn Lê Minh Vọng

Số giáo dân: 2.354

Lược sử:

Họ Tử Đình được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Đinh Đồng Cương. Số giáo dân đầu tiên vào khoảng 1.000 người.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ vào năm 1955, sau đó đã được xây mới hoàn toàn từ năm 1989 đến 1991.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Đinh Đồng Cương (1955 - 1973)

2. Linh mục Gioan Baotixita Đoàn Duy Thứ (1973 - 1983)

3. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Thuyết (1983 - 1990)

4. Linh mục Lôrenxô Nguyễn Văn Viễn (1990)

5. Linh mục Giuse Trần Văn Lưu (1990 - 1992)

6. Linh mục Vinhsơn Lê Minh Vọng (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

Guilenguyen
12-12-2009, 04:01 PM
NHÀ THỜ HÒA HƯNG




http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/07/nha-the1bb9d-hoa-hc6b0ng.jpg?w=480&h=360 (http://thuyngakhanhhoa.wordpress.com/2009/07/22/nha-th%e1%bb%9d-hoa-h%c6%b0ng/nha-th%e1%bb%9d-hoa-h%c6%b0ng/)

Địa chỉ: 104 Tô Hiến Thành, F15, Q10

Thánh đường kiên cố đầu tiên được xây xong năm 1953 do Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Truyền chủ trương.
Thánh đường mới xây từ năm 1990 đến năm 1992, do Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm khánh thành và cung hiến ngày 13-6-1992.

Công trình chính nằm trong khuôn viên khá hẹp, gắn liền với nhiều khối nhà lớn, nhiều tầng phía đằng sau (văn phòng, nhà xứ, phòng học, lưu xá nữ sinh viên Hoà Hưng…) Một sân nhỏ ở phía mặt tiền nối hai sân hình chữ nhật hai bên, bên trái là vị trí đài Đức Mẹ.
Mặt đứng chính nổi bật với những hình khối tam giác, các góc nhọn mạnh mẽ, những mảng tường đặc đan xen các lam bê-tông tạo nên một độ rỗng tương phản. Phía dưới, các chân cột nhỏ, càng lên càng lớn dần tạo được sự linh hoạt cho đường nét kiến trúc. Mặt đứng có tổng thể hình dạng đầu hồi mái đưa ra phía trước, phần kết thúc mảng tường xiên theo độ dốc hai mái lớn phía sau: phần bên phải là tháp chuông rỗng gồm nhiều cột bê tông đứng đặt sát nhau, đi suốt từ chân tới đỉnh tháp, một vài đường nối ngang.
Mặt bên gồm hai tầng, dưới mỗi bên là dãy năm cửa lớn ra vào tạo nên một không gian hở. Tầng trên là dãy ban công chạy suốt, hàng cột chữ nhật ốp gạch đá màu mắm ruốc đi suốt từ nền lên đến seno mái bên trên, băng ngang qua phần ban công, trên cùng là mái dốc ngói đổ về hai phía seno thu nước. Công trình nhà thờ chính gần với dãy nhà sau bởi các hành lang. các ban công, cầu thang nối liền.
Mặt bằng chính thánh đường có hình chữ nhật lớn, kết hợp với tầng lửng bên trên chiếm gần 1/3 không gian nội thất. Nhịp cột đầu tiên là sảnh chính lớn, nối liền hai hành lang dọc hai bên. Năm nhịp kế tiếp là không gian dự lễ ở tầng trệt, mỗi bên năm cửa ra vào lớn, kết hợp với ba cửa vào phía trước tao nên một không gian hở khi công đoàn sinh hoạt. Tầng lửng bên trên cũng là không gian dự lễ của các tín đồ, nối liền với dãy ban công hai bên. Không gian nội thất được thể hiện bằng các đường thẳng góc, tường là những mảng chữ V sơn trắng trên nền kem. Trên cùng là hệ trần phẳng, hai bên nghiêng theo độ dốc mái, ở phần đỉnh trần (chính giữa nhà) là những mặt phẳng hình gấp khúc đi theo chiều dài thánh đường tạo nên sự linh hoạt, đa dạng cho không gian nội thất.
Phần sâu và cao là vị trí khu Cung thánh với góc trái dành cho ca đoàn. Cung thánh nằm trong một hình chữ nhật lõm sâu vào bên trong, trần bên trên là mảng các ô vuông kính lấy sáng, ngay vị trí trung tâm là nơi đặt bàn thờ Chúa, trên là tượng Chúa, bên trái là tượng Đức Mẹ, bên phải là tượng Thánh Giuse. Phông nền của Cung thánh đều được sơn nước đơn sơ, thanh thoát, mảng giữa màu trắng, hai bên màu vàng kem, thuận tiện cho việc trưng hoa, tận dụng để chiếu chữ và hình (projection).

Nguồn http://thuyngakhanhhoa.wordpress.com/2009/07/22/nha-th%E1%BB%9D-hoa-h%C6%B0ng/

cafeda2009
13-12-2009, 08:23 AM
Nhà thờ Hoàng Mai




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HoangMai.jpg




Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Trần Văn Lưu

- Cha phó Lôrenxô Đỗ Hữu Chỉnh

- Số giáo dân: 5.663

Lược sử:


Tháng 10 năm 1954, hơn 400 giáo dân Hoàng Mai từ trại tạm cư Bình Đông (Chợ Lớn) chuyển đến Gò Vấp, mướn đất và dựng nhà bên ngoài trại định cư Xóm Mới, lập thành họ nhánh Hoàng Mai trực thuộc Họ Bắc Dũng.

Tháng 4 năm 1955, linh mục Giuse Vũ Ngọc Tấn đảm trách việc thành lập họ chính Hoàng Mai, tách khỏi Họ Bắc Dũng.

Ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng bằng vật liệu nhẹ vào năm 1955, năm 1961 trùng tu và năm 1989 xây mới hòan toàn.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Vũ Ngọc Tấn (1955 - 1975)

2. Linh mục Vinhsơn Lê Minh Vọng (1975 - 1992)

3. Linh mục Giuse Trần Văn Lưu (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

Giáo xứ Hoàng Mai: bổn mạng Giới trẻ Con Đức Mẹ

Trần Điền Thăng (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/tr%E1%BA%A7n-%C4%91i%E1%BB%81n-th%C4%83ng)

T5, 10/12/2009 - 09:27





http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vnhm_0.jpg



Giáo xứ Hoàng Mai và Mầu xanh Đức Mẹ

WGPSG -- 17 giờ chiều ngày thứ hai 7/12/2009, Giáo xứ Hoàng Mai như được phủ khắp một màu xanh đặc trưng của ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng là quan thầy Giới trẻ Con Đức Mẹ của giáo xứ. Từ sân nhà thờ cho đến những tà áo của áo của các chị, các mẹ Con Đức Mẹ, màu xanh an bình trải ra trong tâm hồn người dự lễ một niềm sốt mến đơn sơ. Một đoàn kiệu rước gồm nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ cùng đông đảo giáo dân đã đi đều, bước chậm xung quanh nhà thờ trong không khí trang nghiêm, thành kính. Ngừng lại ba lần trong suốt chặng đường tiến vào Thánh đường, với những lời gợi ý suy niệm về Mẹ Maria được cất lên trong mỗi chặng dừng, mỗi một lần là dịp để lòng người tín hữu lắng lại, chiêm ngắm sự thánh thiện của Mẹ Đấng Cứu Thế. Trong tâm tình con thảo, cha Chánh xứ Chủ tế cùng với 6 linh mục đồng tế gồm quý cha: Giuse Khổng Năng Bao, cha Giuse Nguyễn Văn Bút và những cha khác đã cùng với toàn thể cộng đoàn bước vào Cung Thánh, dâng lễ mừng kính Mẹ.

Trong phần giảng lễ, Cha linh hướng toàn quốc GB. Nguyễn Quốc Thư đã khắc họa lên hình ảnh về một người Mẹ đang ngự trên trời, nhưng người Mẹ ấy cũng thật gần gũi với đoàn con ở dưới đất đang lữ hành nơi trần gian. Cha cũng nói đến những ý nghĩa lớn lao của tước hiệu Vô Nhiễm, một trong bốn đặc ân được Thiên Chúa ban cho của Đức Mẹ Maria. Mỗi người con chúng ta đều phải lấy Mẹ làm gương sáng cho cuộc sống Đức Tin của mình, cũng như hãy để Mẹ gần chúng ta hơn trong cuộc sống vốn rất vội vã của người tín hữu hiện nay.


Sau khi nhận phép lành, Thánh lễ kết thúc hồi 19 giờ 10 phút cùng ngày.

Lược sử Giáo xứ Hoàng Mai

Như một Philippine thu nhỏ, Xóm Mới là một giáo hạt trước đây gần như toàn tòng Công giáo gồm những người di cư gốc Bắc. Dưới sự dìu dắt của những linh mục và các đấng bậc, họ đã quây quần nhau sinh sống và lập nghiệp trong các xứ đạo từ hơn nửa thế kỷ nay, Hoàng Mai là một trong rất nhiều giáo xứ như vậy.

Nói đến Hoàng Mai, nhiều người đã nhớ ngay đến Cha Giuse Vũ Ngọc Tấn, vị linh mục không chỉ là người tiên khởi khai sáng và thành lập giáo xứ mà còn là một vị linh mục nhiều tâm huyết và hết lòng trong công tác giáo dục con người. Qua bao nhiêu thăng trầm dâu biển, ngôi trường Vinh Sơn Liêm do Ngài thành lập cho đến nay vẫn tồn tại như một chứng tích nhắc nhở biết ơn. Không chỉ dạy ở lớp, Ngài còn dạy riêng tại nhà xứ những lớp đặc biệt về sinh ngữ Pháp.

Từ số người ít ỏi ban đầu đến nỗi không đủ thành lập một xứ theo quy định, hiện nay Hoàng Mai đã có 6500 giáo dân, sinh hoạt trong 6 Khu giáo.

Nhân sự:

Thành phần nhân sự của cộng đoàn Giáo xứ Hoàng Mai hiện nay gồm:

- Linh mục Vinh Sơn Vũ Đức Liêm: Cha Chánh xứ

Hội đồng Mục vụ ( Nhiệm kỳ 2007 – 2010):

- Chủ tịch: Ông Giuse Vũ Ngô Thịnh

- Phó Nội vụ 1: Ông Anphong Vũ Ngọc Chuẩn

- Phó Nội vụ 2: Ông Vinh sơn Trịnh Ngọc Nhân

- Phó Ngoại vụ: Ông Giuse Nguyễn Văn Thứ

- Thư ký Nội vụ: Bà Anna Phạm Thị Tâm.

- Thư ký Ngoại vụ: Ông Đaminh Vũ Đức Đạo.

- Thủ quỹ Nội vụ: Ông Giuse Nguyễn Mạnh Hà

- Thủ quỹ Ngoại vụ: Ông Phêrô Bùi Văn Quận.

Ngoài ra, Giáo xứ gồm 10 Ủy viên đặc trách chuyên môn gồm: Ủy viên điện, ủy viên nước, ủy viên âm thanh, ủy viên ánh sáng, ủy viên khánh tiết, ủy viên xây dựng, ủy viên cây xanh, ủy viên Quản trang và hai vị ủy viên Quản kinh.

Giáo khu: Giáo xứ Hoàng Mai có 6 Giáo khu: Mân côi, Giuse, Đức Mẹ Hằng cứu giúp, Lộ Đức, Phatima, Vinh Sơn Liêm.

Ca đoàn và các đoàn thể:

Ngoài các Ban, Ngành, Nhóm, Giới như Thừa tác viên Thánh thể, Giới cao tuổi, chăm sóc bệnh nhân…Giáo xứ có nhiều ca đoàn gồm: Ca đoàn Vô Nhiễm, Phục vụ Lời Chúa, Giới trẻ, Thiên thần, Thiếu nhi, Nhóm ơn gọi và Đội lân.

Đoàn thể gồm: Legio Maria, Gia đình Phúc âm, Huynh đoàn Đaminh, Hội các bà mẹ Công giáo, Giới trẻ con Đức Mẹ (Khối Bình Minh, Khối Hoan ca, Khối Ánh sáng 1 & 3).

Phụng tự và các sinh hoạt

Ngày thường có 4, Thứ Bảy 5 và riêng Chúa Nhật là 6 Thánh lễ.

Ban Tông đồ Bác ái xã hội luôn quan tâm giúp đỡ các gia đình khó khăn, những hoàn cảnh neo đơn, trao học bổng cho các sinh viên, học sinh nghèo, trao quà tặng trong các dịp Lễ, Tết.

Đặc biệt, Ban Y tế với thành phần gồm những vị Y, Bác sĩ trong xứ hàng tháng đã khám, điều trị và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân.

Thánh đường và những cơ sở

Buổi ban đầu, nhà thờ được xây dựng bằng những vật liệu nhẹ, theo thời gian, qua nhiều lần sửa chữa của các vị tiền nhiệm, Cha xứ Vinh Sơn Vũ Đức Liêm đã cho đại trùng tu để có được ngôi Thánh đường khang trang như hiện nay, được làm lễ cung hiến vào năm 2006.

Nhà sinh hoạt Giáo lý được xây dựng từ thời cha Chánh xứ Giuse Trần Văn Lưu gồm 1 trệt 1 lầu với 8 phòng học, tọa lạc bên cạnh Dòng Mến Thánh giá Thủ Đức, năm 2000 Cha Trẩn Văn Hòa cho xây dựng lại phòng Thánh, thêm 2 phòng phía trên lầu cho nhà dạy Giáo lý. Ngoài ra, Giáo xứ Hoàng Mai còn xây dựng được nhiều cơ sở khác:

- Trường học,Trước 1975, có 2 trường Trung học Vinh Son Liêm và 1 Trường Tiểu học do Cha Giuse Vũ Ngọc Tấn xây dựng.

- Đền đài : Giáo xứ có Đài Đức Mẹ và 5 đền đài tại 5 Giáo khu.

- Nghĩa trang, có 2 nghĩa trang, một tại địa bàn Giáo khu Phatima, một tại Khu Giuse.

Nhân ngày mừng kính Đức Mẹ Vô nhiễm, nhìn về giáo xứ Hoàng Mai với hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ vẫn hằng luôn sáng soi, những mong ngày càng trổ sinh thêm hoa trái dồi dào.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_1.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_2.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_4.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_5.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_6.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_7.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_3.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_9.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_10.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_11.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_12.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_13.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_14.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_15.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_16.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_19.jpg



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/vnhm_23.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
13-12-2009, 08:42 AM
Nhà thờ Lạng Sơn


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/LangSon.jpg



Linh mục phụ trách:

- Cha sở Gioan Baotixita Nguyễn Văn Luyến

- Cha phó Phêrô Vũ Văn Mạch (nghỉ hưu)

- Số giáo dân: 3.372

Lược sử:

Họ Lạng Sơn được thành lập vào năm 1955 do linh mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ (tức Đức Giám Mục chính giáo phận Long Xuyên ngày nay). Số giáo dân ban đầu khoảng 1.000 người. Cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Nguyễn Văn Toàn.

Năm 1955, thánh đường của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ (vách gỗ, mái lá), đến năm 1966 đươc xây dựng mới, kiên cố.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toàn (1955 - 1956)

2. Linh mục Gioankim Nguyễn Đình Quyến (1956 - 1968)

3. Linh mục Giuse Đoàn Văn Hàm (1968 -1991)

4. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Luyến (1992 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 08:53 AM
Nhà thờ Tân Hưng


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHung_0.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Nguyễn Văn Thiềm

Số giáo dân: 2.003

Lược sử:


Họ Tân Hưng được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Gioan Phan Trọng Kim và khoảng 500 giáo dân.

Thánh đường của Họ Đạo được xây dựng vào năm 1955, xây mới hoàn toàn vào năm 1964 và tái thiết năm 1993.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Gioan Phan Trọng Kim (1955 - 1957)

2. Linh mục Giuse Đỗ Sĩ Vịnh (1957 - 1962)

3. Linh mục Phêrô Dư Tác Thiện (1962 - 1975)

4. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Thiềm (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 09:03 AM
Nhà thờ Thái Bình


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ThaiBinh.jpg


Linh mục phụ trách: Cha sở Giuse Vũ Minh Nghiệp

Số giáo dân: 2.318

Lược sử:


Họ Thái Bình được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Phan Quang Tú và 1.000 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng vào năm 1955.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Phan Quang Tú (1955 - 1960)

2. Linh mục Đaminh Đinh An Khang (1960 - 1976)

3. Linh mục Giuse Vũ Minh Nghiệp (1976 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 09:13 AM
Nhà thờ Trung Bắc


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TrungBac.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trần Văn Thụy

Số giáo dân: 1.511

Lược sử:


Họ Trung Bắc được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thất và khoảng 1.000 giáo dân.

Ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng vào năm 1955, trùng tu năm 1967 và xây mới hoàn toàn năm 1991.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thất (1955 - 1961)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tạ (1961 - 1975)

3. Linh mục Giuse Trần Văn Thụy (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 09:33 AM
Nhà thờ An Nhơn


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/AnNhon.jpg


Linh mục phụ trách:

- Cha sở Giuse Đinh Châu Trân

- Cha phó Đaminh Nguyễn Đức Bình

- Số giáo dân: 3.325

Lược sử:


Họ An Nhơn được thành lập vào năm 1963 do hai linh mục Phêrô Trần Văn Thông và Phanxicô Xaviê Trần Hoàng, với 96 giáo dân đầu tiên.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo là một nhà nguyện được xây dựng năm 1963, đến năm 1971 được linh mục Grêgôriô Trần Phương Phi xây mới hoàn toàn.

Năm 1968, linh mục Grêgôriô Trần Phương Phi được chính thức cử làm cha sở đầu tiên.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Trần Văn Thông và linh mục Phanxicô Xaviê Trần Hoàng thành lập Họ Đạo (1963 - 1968).

2. Linh mục Grêgôriô Trần Phương Phi (1968 - 1976).

3. Từ năm 1976 đến năm 1983, các linh mục đến giúp mục vụ: Máccô Trần Cao Đàm, Phêrô Đinh Long Điện, Antôn Vũ Thái Hòa, Phêrô Trần Hòa, Tôma Nguyễn Văn Thuyết.

4. Linh mục Giuse Đinh Châu Trân OP (1983 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 04:34 PM
Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NuVuongHB.jpg


Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Hòa Nhã

Số giáo dân: 1.255

Lược sử:


Năm 1964, Họ Nữ Vương Hòa Bình là họ nhánh trực thuộc Họ Hạnh Thông Tây với khoảng 500 giáo dân.

Năm 1971, họ nhánh Fatima được lên họ chính Nữ Vương Hòa Bình với cha sở đầu tiên là linh mục Tôma Nguyễn Văn Thuyết.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng năm 1981 đến 1982.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Thuyết (1971 - 1975)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Hòa Nhã (1976 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 04:42 PM
Nhà thờ Lam Sơn


Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Nguyễn Văn Nhuận

Số giáo dân: 1.530

Lược sử:


Trước khi trở thành Họ Đạo vào năm 1976, từ năm 1968, Lam Sơn là một họ nhánh thuộc Họ Lạng Sơn với 500 giáo dân.

Ngôi thánh đường của Họ Đạo đã được xây dựng vào năm 1968, khi còn là một họ nhánh của Lạng Sơn.

Khi thành lập Họ Đạo, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Nhuận được cử làm cha sở (năm 1976) và hiện đương nhiệm.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 05:00 PM
Hạt Thủ Đức


Hạt Thủ Đức nằm trên địa bàn Quận Thủ Đức, gồm 12 họ chính và một họ nhánh.

Họ chính:


1. Thủ Đức

2. Thánh Nguyễn Duy Khang

3. Tam Hà

4. Tam Hải

5. Từ Đức

6. Châu Bình

7. Bình Chiểu

8. Bình Thọ

9. Khiết Tâm

10. Hiển Linh

11. Fatima Bình Triệu

12. Xuân Hiệp

Họ nhánh:


Của Họ Thánh Nguyễn Duy Khang: Giáng Sinh

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 05:13 PM
Nhà thờ Thủ Đức



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxthuduc.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Aloisiô Lê Văn Liêu

Số giáo dân: khoảng 4.500

Lược sử:


Họ Thủ Đức được thành lập vào năm 1879 với cha sở đầu tiên là linh mục Boutier (MEP) và khoảng 25 gia đình Công giáo. Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng năm 1879.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Boutier

2. Linh mục Bourgeois

3. Linh mục Cransac

4. Linh mục Gioan Baotixita Doan (1938)

5. Linh mục Anrê Lê Văn Quyền (1938 - 1970)

6. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Long (1970 - 1975)

7. Linh mục Aloisiô Lê Văn Liêu (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 05:27 PM
Nhà thờ Thánh Nguyễn Duy Khang



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxthanhkhang.jpg



Linh mục phụ trách:


- Cha sở Hilariô Nguyễn Công Minh

- Cha phó Giuse Trần Đức Mến

Họ nhánh GIÁNG SINH


Thành lập ngày 24-12-1974.

Bổn mạng nhà thờ: Chúa Giáng Sinh

Linh mục phụ trách: cha Giuse Trần Đức Mến

Số giáo dân: 254 người (gồm 58 gia đình).


Lược sử:


Họ Thánh Nguyễn Duy Khang được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Phạm Hữu Phan và khoảng 300 giáo dân. Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được dựng xong năm 1956, bằng vật liệu nhẹ, từ 1966 đến 1970 được tái thiết kiên cố.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:



1. Linh mục Đaminh Phạm Hữu Phan (1955 - 1969)

2. Linh mục Hilariô Nguyễn Công Minh (1969 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 05:38 PM
Nhà thờ Tam Hà



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxtamha.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Nguyễn Hiến Thành

Số giáo dân: 3.720

Lược sử:


Họ Tam Hà được thành lập năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Đỗ Tất Đoán và 300 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây xong năm 1955, năm 1971 được xây lại.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Đỗ Tất Đoán (1955 - 1959)

2. Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Đào (1959 - 1977)

3. Linh mục Giuse Nguyễn Hiến Thành (1977 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 06:13 PM
Nhà thờ Tam Hải



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxtamhai.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Trần Văn Hào SDB

Số giáo dân: 4.000

Lược sử:


Họ Tam Hải được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Antôn Phạm Đình Trọng và 500 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây xong cuối năm 1955 và được trùng tu vào các năm 1957, 1968.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Bùi Quang Đông (1955 - 1957)

2. Linh mục Gioan Lý Văn Hảo (1955)

3. Linh mục Phaolô Nguyễn Quang Hiền (1955)

4. Linh mục Antôn Phạm Đình Trọng (1955 - 1959)

5. Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Tín (12-1959 -- 6-1963)

6. Linh mục Mátthêw Trần Trinh Khiết (6-1963 -- 2-1975)

7. Linh mục Giuse Trần Văn Bình (2-1975 -- 1-1996)

8. Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Hào (1-1996 đến nay).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 06:23 PM
Nhà thờ Từ Đức


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxtuduc.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Hoàng Trọng Xuân

Số giáo dân: 2.591

Lược sử:


Họ Từ Đức do linh mục Giuse Nguyễn Bá Thi (quản lý Tiểu Chủng viện Bắc Ninh) thành lập năm 1955 với khoảng 200 giáo dân. Cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Nguyễn Văn Bỉnh.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng năm 1955, được tái thiết hai lần: năm 1957 và 1971.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bỉnh (1955 - 1956)

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Thượng Hiền (1956 - 1975)

3. Linh mục Gioan Baotixita Hoàng Trọng Xuân (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 06:43 PM
Nhà thờ Châu Bình


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxchaubinh.jpg



Linh mục phụ trách:


- Cha sở Phêrô Đặng Văn Đào

- Cha phó Stanislas Lê Vĩnh Thủy

- Số giáo dân: 2.510


Họ Châu Bình do linh mục Đaminh Trần Đình Thủ thành lập năm 1956 với 816 giáo dân. Cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Phạm Quang Thiều.

Thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng năm 1957, đến năm 1958 xây dựng thánh đường ở vị trí hiện nay. Năm 1983 đại tu thánh đường.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Phạm Quang Thiều (CMC) (1956 - 1958)

2. Linh mục Hilariô Đỗ Trí Thuyên (Tâm) (CMC) (1958 - 1959)

3. Linh mục Augustinô Nguyễn Hiến Tân (CMC) (1959 - 1961)

4. Linh mục Giuse Phạm Quang Thiều (CMC) (1961 - 1963)

5. Linh mục Gioan Maria Vũ Đức Long (CMC) (1963 - 1971)

6. Linh mục Philipphê Nguyễn Đức Thịnh (CMC) (1971 - 1975)

7. Linh mục Gioan Maria Vũ Đức Long (CMC) (1975 - 1987)

8. Linh mục Phêrô Đặng Văn Đào (CSSr) (1987 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 10:52 PM
Nhà thờ Bình Chiểu


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxbinhchieu.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Vũ Anh Tuấn OP

Số giáo dân: 511

Lược sử:


Họ Bình Chiểu được chính thức thành lập năm 1969 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Phạm Chí Thành và 764 giáo dân. Trước đó, từ năm 1964, giáo dân đã tự xây dựng một nhà nguyện, và trong suốt thời gian 1964 - 1968, đã mời các linh mục dòng Salêdiêng và dòng Đồng Công đến dâng thánh lễ vào các ngày Chúa nhật.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Phạm Chí Thành (1969 - 1973)

2. Linh mục Giuse Trần Năng Luật (1973 - 1991)

3. Linh mục Phaolô Phạm Hùng Tịnh (1991 - 1995)

4. Linh mục Giuse Vũ Anh Tuấn (1995 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 11:20 PM
Nhà thờ Bình Thọ



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxbinhtho.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Micae Nguyễn Hữu Phú

Số giáo dân: 516

Lược sử:


Họ Bình Thọ được thành lập năm 1972 với cha sở đầu tiên là linh mục Phanxicô Xaviê Trần Văn Hưng và trên 200 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng vào năm 1972 và trùng tu năm 1980.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Văn Hưng (1972 - 1973)

2. Linh mục Aloisiô Lê Văn Liêu (giúp mục vụ 1973 - 1975)

3. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Châu (1975 - 1978)

4. Linh mục Micae Nguyễn Hữu Phú (1978 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
13-12-2009, 11:43 PM
Nhà thờ Hiển Linh


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxhienlinh.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Trần Văn Nam SJ

Số giáo dân: 680

Lược sử:


Họ Hiển Linh được thành lập năm 1976 với cha sở đầu tiên là linh mục Gioan Trần Văn Nam và 200 giáo dân.

Thánh đường đầu tiên được xây dựng xong năm 1969, năm 1974 nới rộng và năm 1986 trùng tu.

Linh mục Gioan Trần Văn Nam là cha sở từ lúc thành lập Họ Đạo cho đến nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 07:56 AM
Nhà thờ Xuân Hiệp



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gxxuanhiep.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Trần Văn Hào SDB

Số giáo dân: 560

Lược sử:


Họ Xuân Hiệp được chính thức thành lập vào năm 1979 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ (SDB). Trước đó vào năm 1968, linh mục Buônliệp, truyền giáo tại Lào về dưỡng bệnh, đã xây một nhà nguyện cho nhà nuôi trẻ mồ côi do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán phụ trách.

Từ 1975 đến 1979, linh mục Hilariô Đỗ Tri Tâm (CMC) đến dâng lễ mỗi tuần 3 lần.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ (4-1979 -- 3-1994)

2. Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Hào (3-1994 đến nay).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 08:06 AM
Hạt Thủ Thiêm


Hạt Thủ Thiêm nằm trên địa bàn hai Quận mới của TPHCM là Quận 2 và Quận 9, gồm 18 họ chính và 2 họ nhánh.

Họ chính



1. Gò Công

2. Long Đại

3. Thủ Thiêm

4. Cao Thái

5. Công Thành

6. Mỹ Hòa

7. Long Thạnh Mỹ

8. Tân Lập

9. Thánh Gẫm

10. Long Bình

11. Minh Đức

12. Thánh Tâm

13. Tân Đức

14. Thánh Giuse Thợ

15. Thiên Thần

16. Phú Hữu

17. Thánh Linh

18. Thanh Bình


Họ nhánh

- Của Họ Thủ Thiêm:


1. Thánh Tâm

2. Thánh Giuse

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 08:13 AM
Nhà thờ Gò Công



Linh mục phụ trách: cha sở Phaolô Trần Văn Quang

Số giáo dân: 227

Bổn mạng nhà thờ: Chúa Kitô Vua

Lược sử:


Họ Gò Công này đã có từ trên 200 năm, nên lịch sử Họ Đạo không được biết rõ.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 05:22 PM
Nhà thờ Cao Thái


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/CaoThai.jpg

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_cao_thai.jpg




Linh mục phụ trách: cha sở Gioakim Vũ Ngọc Long

Số giáo dân: 1.560

Lược sử:


Tháng 10 năm 1954, giáo dân Cao Mộc thuộc giáo phận Thái Bình chuyển vào miền Nam sinh sống, lập cư tại Phú Hữu (Thủ Đức). Tháng 6 năm 1956, cộng đoàn di chuyển sang Long Phước Thôn (Thủ Đức) và lập Họ Cao Thái (ghép từ địa danh Cao Mộc – Thái Bình), đến lễ Chúa Thăng Thiên 1967 lại chuyển đến Vĩnh Thuận (Xã Long Bình – Thủ Đức) và định cư cho đến nay. Số giáo dân vào năm 1967 là 800 người.

Ngôi thánh đường đầu tiên ở Vĩnh Thuận được xây dựng vào năm 1967, đến năm 1983 được xây mới hoàn toàn.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1.Linh mục Phêrô Maria Trần Gia Vĩnh (1954 – 1967)

2.Linh mục Gioakim Vũ Ngọc Long (1967 – 1988)

3.Linh mục Đaminh Nguyễn Thanh Lịch (1988 – 1994)

4.Linh mục Gioakim Vũ Ngọc Long (10-1995 – đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 05:26 PM
Nhà thờ Mỹ Hòa


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_my_hoa.jpg



Số giáo dân: 1.600

Lược sử:


Họ Mỹ Hòa được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Vũ Bội Quỳnh và khoảng 750 giáo dân.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ vào năm 1954 và được xây lại năm 1962.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1.Linh mục Đaminh Vũ Bội Quỳnh (1954 – 1968)

2.Linh mục Luca Nguyễn Thanh Bình (1968 – 1996).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 05:33 PM
Nhà thờ Long Thạnh Mỹ


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_long_thanh_my.jpg




Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Nguyễn Đạt Tam SSS



Số giáo dân: 2.800

Lược sử:


Họ Long Thạnh Mỹ được thành lập vào năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Vinhsơn Đỗ Bạt Thái và khoảng 4.000 giáo dân.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng vào năm 1956, sau đó xây dựng thêm một số công trình phụ.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Vinhsơn Đỗ Bạt Thái (1955 – 1965)

2. Linh mục Phêrô Vũ Văn Mạch (1965 – 1966)

3. Linh mục Luy Trần Phúc Vỵ (1966 – 1988)

4. Linh mục Gioakim Vũ Ngọc Long (1988 – 1993)

5. Linh mục Đaminh Nguyễn Đạt Tam (1993 – 1994)

6. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Văn Hòa (1994 – 1996)

7. Linh mục Đaminh Nguyễn Đạt Tam (1996 – đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 05:45 PM
Nhà thờ Tân Lập


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_tan_lap.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Phạm Văn Hợp

Số giáo dân: 2.800

Lược sử:


Họ Tân Lập được thành lập ngày 22-8-1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Vinhsơn Phạm Chí Thiện và khoảng 750 giáo dân.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng đơn sơ bằng vật liệu nhẹ vào năm 1955. Năm 1961 xây bán kiên cố và năm 1980 trùng tu.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Vinhsơn Phạm Chí Thiện (1955 - 1987)

2. Linh mục Gioan Baotixita Phạm Văn Hợp (1987 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 05:59 PM
Nhà thờ Thánh Cẩm



Linh mục phụ trách: cha sở Phaolô Trần Văn Quang CSSr

Số giáo dân: 850

Lược sử:


Họ Thánh Cẩm được thành lập vào năm 1955. Trước đó vào năm 1954, cộng đoàn tạm cư ở Tây Ninh. Cha sở đầu tiên là linh mục Giuse Phạm Quang Tự. Số giáo dân ban đầu khoảng 1.200 người.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng bằng vật liệu nhẹ vào năm 1955, được trùng tu vào các năm 1962, 1977, 1984.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Giuse Phạm Quang Tự (1955 - 1979).

Trong thời gian cha sở đau (1976 - 1979), có các linh mục dòng Phước Sơn (năm 1976), linh mục Gioakim Nguyễn Đăng Chí (năm 1977), linh mục Phaolô Đỗ Quang Chí (1978) phụ trách việc mục vụ.

2. Linh mục Phaolô Trần Văn Quang CSSr (1979 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
14-12-2009, 10:15 PM
Nhà thờ Minh Đức



Linh mục phụ trách:

- Cha sở Phêrô Nguyễn Triền Miên OP

- Cha phó Phêrô Nguyễn Bá Ân OP

- Số giáo dân: 1.100


Lược sử:


Họ Minh Đức được thành lập vào năm 1970. Trước đó từ năm 1954 đến năm 1970, cộng đoàn giáo dân Minh Đức lập cư ở Long Định - Mỹ Tho.

Cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Trần Đức Dậu và số giáo dân là 864 người.

Ngôi thánh đường đầu tiên của Họ Đạo được dựng đơn sơ vào năm 1970 và xây mới hoàn toàn vào đầu năm 1990.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Trần Đức Dậu (1970 - 1975)

2. Linh mục Phêrô Nguyễn Tiền Miên (OP) (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 09:11 AM
Nhà thờ Tân Đức



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user15/gx_tan_duc.jpg




Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Phạm Văn Đẩu

Số giáo dân: 2.327

Lược sử:


Họ Tân Đức được thành lập tại làng Phế binh Thủ Đức, Tỉnh Gia Định ngày 14-7-1972 do sắc chỉ của Tổng Giám Mục Sàigòn số 164/BT/72,

-- nhận Thánh Gia Thất làm bổn mạng;

-- linh mục Antôn Khổng Tiến Giác được chỉ định làm cha sở;

-- Họ Đạo được chia làm 4 nhánh: Thánh Phanxicô Xaviê, Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Giuse, Thánh Đaminh.

Nhà nguyện tạm thời lúc đầu là căn nhà 6 x 20 m, lợp tôn xi măng. Nhà thờ chính 12 x 40 m kiến trúc mới.

Ngày 5-12-1974, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm linh mục Giuse Phạm Văn Đẩu làm cha sở Tân Đức, văn thư bổ nhiệm số 31/VP-SL/74.

Khánh thành nhà thờ ngày 24-12-1974.

Nhà thờ được chỉnh trang lần 1 năm 1986.

Nhà thờ được nới rộng, chỉnh trang lần 2 năm 1991.

Nhà thờ được đại tu, nâng cấp để mừng Ngân Khánh thành lập Họ Đạo, lễ tạ ơn ngày 28-5-1997.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 09:20 AM
Nhà thờ Thánh Giuse Thợ



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Baotixita Trần Đức Huyên

Số giáo dân: khoảng 425 (con số dao động vì thợ thuyền lui tới)

Lược sử:


Họ Thánh Giuse Thợ trước là một giáo điểm do cha sở Tân Định - linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi - thành lập năm 1972. Sau năm 1975, linh mục Stanislas Lê Vĩnh Thụy (CSSr) đảm nhiệm. Từ năm 1995, linh mục gioan Baotixita Trần Đức Huyên làm cha sở đến nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 09:36 AM
Nhà thờ Thiên Thần



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Hoàng Văn Tình SJ

Số giáo dân: 750

Lược sử:


Họ Thiên Thần thuộc Hạt Thủ Thiêm, với địa giới là Xã An Phú, Huyện Thủ Đức cũ, nay là Phường Thảo Điền và An Phú, Quận 2, TPHCM.

Nhà thờ do linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, cha sở Tân Định, xây dựng và Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình làm lễ khánh thành ngày 14-1-1973.

Ban đầu, nhà thờ do Họ Tân Định trông coi và chỉ có khoảng 20 người dự lễ vào ngày Chúa nhật, và con số này cứ tăng dần theo thời gian.

Cuối năm 1975, do nhu cầu mục vụ, Tòa Tổng Giám Mục nâng lên thành họ chính và bổ nhiệm linh mục Giuse Trần Công thạch, dòng Chúa Cứu Thế làm quản xứ.

Tháng 7 năm 1986, linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt, dòng Tên, đến kế nhiệm và hiện nay là linh mục Giuse Hoàng Văn Tình, dòng Tên, đảm nhiệm.

Họ Đạo hiện có 170 gia đình với 750 tín hữu trên tổng số dân là 13.500, do đó nhiệm vụ truyền giáo vẫn luôn là vấn đề khẩn thiết và được đặc biệt quan tâm.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 10:55 AM
Nhà thờ Thanh Bình



Linh mục phụ trách:


- Cha sở Cosma Hoàng Văn Đạt SJ

- Cha phó Giuse Hoàng Văn Tình SJ

- Sồ giáo dân: 190

Lược sử:


Họ Thanh Bình được thành lập vào năm 1986 với cha sở đầu tiên là linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt SJ và 130 giáo dân.

Linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt phụ trách Họ Đạo từ lúc thành lập đến nay.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 11:05 AM
Hạt Hóc Môn




Hạt Hóc Môn nằm trên địa bàn Quận 12 và Huyện Hóc Môn, gồm 17 họ chính và 5 họ nhánh.


* Họ chính


1. Tân Quy

2. Hóc Môn

3. Bà Điểm

4. Chợ Cầu

5. Tân Hưng

6. Trung Chánh

7. Châu Nam

8. Nam Hưng

9. Tân Hiệp

10. Tân Tiến

11. Trung Mỹ Tây

12. Bạch Đằng

13. Tân Thịnh

14. Tân Mỹ

15. Lạc Quang

16. Đông Quang

17. Ba Thôn


* Họ nhánh


-- Của Họ Tân Quy: Tân Đông

-- Của Họ Trung Chánh: Mỹ Hòa

-- Của Họ Tân Thịnh: Nhà nguyện khu Giuse

-- Của Họ Tân Mỹ: Bà Điểm

-- Của Họ Đông Quang: Têrêsa

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 09:33 PM
Nhà thờ Tân Quy


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanQuy.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh

Sồ giáo dân: 3.500


Họ nhánh Tân Đông

Số giáo dân: 500


Lược sử:


Căn cứ vào tài liệu lịch sử còn lưu lại. Họ Lái Thiêu đã có từ năm 1747 với khoảng 400 giáo dân.

Năm 1783, một số người có đạo ở Búng và Lái Thiêu qua sông, đến vùng đất Tân Quy khẩn đất làm ăn sinh sống, dần dần giáo dân ở nơi khác đến thêm ... nhất là giáo dân ở Tân Quy - Rạch Bùn thuộc Họ Xóm Chiếu đến sinh sống.

Để giảm bớt khó khăn trong việc đi lễ, năm 1862, ông biện Đức và ông biện Đẹp chung tiền cất một căn nhà tranh để làm nhà nguyện (khu đất nhà thờ cũ, Ấp 3, Xã Nhị Bình, gần sông).

Năm 1866, Đức cha Lefèbvre bổ nhiệm cha Azémar coi sóc Họ Tân Quy.

Năm 1880, cha Azémar cho dựng ngôi nhà ngói rộng lớn ở gần lộ (vị trí hiện nay của nhà thờ) làm nhà thờ thay cho nhà nguyện trước đây.

Năm 1882, nhà thờ Tân Quy được nâng lên thành họ chính với cha sở đầu tiên là cha Nicolas Colson.

Năm 1922, cha Phêrô Lê Quang Tự xây nhà thờ hiện nay.

Năm 1946, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi nhà thờ Tân Quy, chỉ còn lại tháp chuông và 4 bức tượng.

Năm 1951, cha Phaolô Nguyễn Văn Mười cho tái thiết nhà thờ, lớp mái bằng lá.

Năm 1953, cha Phêrô Trần Văn Thì cho tái thiết nhà thờ lần hai, lợp mái bằng tôn, sau đó bằng ngói.

Năm 1993, cha Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh cho tái thiết nhà thờ lần ba và nới rộng thêm. Công trình tái thiết và xây dựng kéo dài từ 3-11-1993 đến 3-3-1995. Lễ khánh thành nhà thờ ngày 24-8-1995 do Đức cha phụ tá Aloisiô Phạm Văn Nẫm chủ tế.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Azémar (1866)

2. Linh mục Nicolas Colson (1882)

3. Linh mục Tađêô Bùi Tri Phan (1900)

4. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thạnh

5. Linh mục Tôma Phạm Văn Nhựt

6. Linh mục Boyette (cha Y)

7. Linh mục Anrê Nguyễn Văn Miều

8. Linh mục Phêrô Lê Quang Tự (1908)

9. Linh mục Anrê Nguyễn Văn Diên (1930)

10. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Phụng Dưỡng (1937)

11. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Mười (1940 - 1951)

12. Linh mục Phêrô Trần Văn Thì (1952)

13. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Lành (1962)

14. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Bằng (1968)

15. Linh mục Clêmentê Nguyễn Văn Thạch (1973)

16. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Ngọc Dương (1974)

17. Linh mục Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh (1992 đến nay).

(trích Niên Gíám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 10:07 PM
Nhà thờ Hóc Môn


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/HocMon.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20hocmon.jpg



Linh mục phụ trách:


- Cha sở: Giuse Phạm Văn Hòe SDB

- Cha phó: Phêrô Phạm Văn Tân SDB

- Số giáo dân: 900

Lược sử:


Họ Hóc Môn được thành lập năm 1861 với 300 giáo dân. Năm 1867 ngôi nhà thờ đầu tiên được xây xong và do Đức cha Micae làm phép. Cũng năm này (1867), thầy Sâm được Chủng viện cử về phụ trách việc giáo lý. Mãi đến năm 1904 mới có cha sở đầu tiên là linh mục Boisenery. Năm 1909, cha Dư (người Việt Nam) về Họ Đạo đại tu nhà thờ đã bị đổ nát vì bão năm 1904.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo từ năm 1945 đến nay:


1. Linh mục Phaolô Lý

2. Linh mục Phêrô Phan Thanh Thời

3. Linh mục Phaolô Thiên

4. Linh mục Máctinô Lê Ngọc Khánh

5. Linh mục Mátthia Võ Văn Nhạn

6. Linh mục Phaolô Tịnh

7. Linh mục Gioan Nguyễn Văn Tỵ (1980 - 1993)

8. Linh mục Giuse Phạm Văn Hòe (1993 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 10:21 PM
Nhà thờ Bà Điểm



Linh mục phụ trách: cha sở Gioakim Trần Tử Hải

Số giáo dân: 440

Lược sử:


Họ Đạo được thành lập năm 1863 và nhà thờ cũng được xây dựng vào năm này. Ban đầu số lượng giáo dân không đáng kể.

Từ năm 1954 - 1975: Các linh mục Việt Nam coi sóc như cha Phêrô Phan Thanh Thời, cha Phaolô Thiên, cha Máctinô Khánh và cha Mátthia Nhạn.

Từ năm 1975 - 1977: cha Phaolô Đỗ Kim Phan, cha sở Tân Mỹ phụ trách Họ Đạo này.

Năm 1977 - 1992: cha Giuse Trần Văn Đắc, cha sở Tân Mỹ phụ trách và năm 1983, cha Đắc đã nới rộng mặt bằng, xây dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc hiện nay, với những tiện nghi nội thất đẹp. Hiện nay cha sở Bạch Đằng phụ trách. Họ Bà Điểm hôm nay đang có chiều hướng phát triển về cơ sở vật chất cũng như số lượng giáo dân ngày một tăng.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 10:37 PM
Nhà thờ Tân Hưng


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanHung.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20tan%20hung.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Gioan Nguyễn Như Yêng

Số giáo dân: 3.579

Lược sử:


Họ Tân Hưng được thành lập vào năm 1954 với cha sở đầu tiên là linh mục Antôn Hoàng Thiện Chi và có khoảng 250 giáo dân.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1954, năm 1967 được xây lại.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Antôn Hoàng Thiện Chi (1954 - 1966)

2. Linh mục Giuse Đoàn Phi Hùng (1966 - 1981)

3. Linh mục Gioakim Trần Tử Hải (1981 - 1987)

4. Linh mục Giuse Trần Văn Phước (1987 - 1989)

5. Linh mục Gioan Nguyễn Như Yêng (1989 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 10:49 PM
Nhà thờ Châu Nam


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/ChauNam.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20chau%20nam.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trần Năng Luật

Số giáo dân: 1.613

Lược sử:


Họ Châu Nam được thành lập năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Tạ Hòa Ước và một số giáo dân ở miền Bắc (Ninh Cường, Quần Phương, Bùi Chu) di cư vào Nam sinh sống.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1955.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Tạ Hòa Ước (1955 - 1976)

2. Linh mục Phaolô Phạm Hùng Tịnh (1976 - 1991)

3. Linh mục Giuse Trần Năng Luật (1991 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
15-12-2009, 11:20 PM
Nhà thờ Nam Hưng


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/NamHung.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/gx%20nam%20hung.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Đaminh Nguyễn Văn Vĩnh

Số giáo dân: 2.154

Lược sử:


Họ Nam Hưng được thành lập năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Batôlômêô Nguyễn Đăng Quang. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1955 (được xây lại từ năm 1974 đến năm 1980 mới hoàn thành).

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Batôlômêô Nguyễn Đăng Quang (1955 - 1960)

2. Linh mục Phêrô Tạ Đức Kiểm (1960 - 1961)

3. Linh mục Giuse Nguyễn Huy Chương (2-1961 - 8-1961)

4. Linh mục Giuse Vũ Hồng Khanh (1961 - 1964)

5. Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Khiết (1964 - 1966)

6. Linh mục Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo (1966 - 1975)

7. Linh mục Đaminh Nguyễn Văn Vĩnh (1975 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
16-12-2009, 08:43 AM
Nhà thờ Trung Mỹ Tây


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TrungMyTay.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Giuse Trần Văn Phước

Số giáo dân: 2.144

Lược sử:


Họ Trung Mỹ Tây được thành lập vào tháng 3 năm 1955 với cha sở đầu tiên là linh mục Phêrô Đặng Chánh Tế và 675 giáo dân.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1955 và được trùng tu vào các năm 1962, 1988.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phêrô Đặng Chánh Tế (1955 - 1957)

2. Linh mục Antôn Trần Huy Ất (1957 - 1958)

3. Linh mục Phêrô Trần Ngọc Thục (1958 - 1959)

4. Linh mục Gioan Lê Trung Độ (1959 - 1960)

5. Linh mục Phêrô Trần Ngọc Thục (1960 - 1963)

6. Linh mục Giuse Đỗ Trọng Tấn (1963 - 1992)

7. Linh mục Đaminh Vũ Ngọc Thủ (1992 - 1995)

8. Linh mục Giuse Trần Văn Phước (1996 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
16-12-2009, 08:54 AM
Nhà thờ Bạch Đằng



Linh mục phụ trách: cha sở Gioakim Trần Tử Hải

Số giáo dân: 2.510

Lược sử:


Họ Bạch Đằng được thành lập vào năm 1956 với cha sở đầu tiên là linh mục Phaolô Trần Hữu Lý.

Ngôi nhà thờ được xây dựng vào năm 1956.

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Phaolô Trần Hữu Lý (1956 - 1959)

2. Linh mục Giuse Bùi Đức Hiểu (1959 - 1961)

3. Linh mục Phaolô Đỗ Kim Phan (1961 - 1968)

4. Linh mục Giuse Nguyễn Hoàng Trung (1968 - 1975)

5. Linh mục Vinhsơn Vũ Thế Hưng (1975 - 1987)

6. Linh mục Giuse Vũ Duy Thống (1987 - 1992)

7. Linh mục Gioakim Trần Tử Hải (1992 - đương nhệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
16-12-2009, 09:39 AM
Nhà thờ Tân Thịnh


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/user9/TanThinh.jpg



Linh mục phụ trách: cha sở Fabianô Lê Văn Hào SDB

Số giáo dân: 1.000


Họ nhánh Nhà Nguyện Khu Giuse

Bổn mạng nhà thờ: Thánh Giuse Thợ

Linh mục phụ trách: cha Đaminh Đỗ Văn Bình


Lược sử:


Họ Tân Thịnh được thành lập năm 1959 với cha sở đầu tiên là linh mục Đaminh Lê Bá Tư và khoảng 250 giáo dân. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1959 (được trùng tu vào năm 1990).

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:


1. Linh mục Đaminh Lê Bá Tư (1959 - 1960)

2. Linh mục Giuse Trần Trọng Báu (1960 - 1975)

* Các linh mục phụ trách từ năm 1975 đến năm 1988:


1. Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Quang Tịnh

2. Linh mục Antôn Trần Minh Hiển

3. Linh mục Giuse Trịnh Văn Thậm

4. Linh mục Giuse Trần Văn Phước

5. Linh mục Gioakim Trần Tử Hải

6. Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Quang Tịnh (kiêm nhiệm từ năm 1988)

7. Linh mục Fabianô Lê Văn Hào (1994 - đương nhiệm).

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

cafeda2009
16-12-2009, 09:53 AM
Nhà thờ Ba Thôn



Linh mục phụ trách: cha sở Phêrô Hoàng Văn Số SDB

Số giáo dân: 1.200

Lược sử:


Họ Ba Thôn được thành lập vào năm 1975 với sự gầy dựng của linh mục Gioan Nguyễn Văn Tỵ SDB và cộng đoàn tu sĩ Don Bosco. Ngôi thánh đường của Họ Đạo được xây dựng xong năm 1988.

Linh mục Gioan Nguyễn Văn Tỵ phụ trách Họ Đạo từ khi thành lập và hiện nay do linh mục Phêrô Hoàng Văn Số đương nhiệm.

(trích Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

dominico_dung
25-12-2009, 03:20 PM
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/03.jpghttp://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/11.jpghttp://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/10.jpg

http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/04.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/05.jpg

http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/07.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/08.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/09.jpg

http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/12.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/13.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/14.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/15.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/02.jpg
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/01.jpg
CA ĐOÀN THIẾU NHI

http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/06.jpghttp://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/GiangSinh_2009_GX_GisuseGoVap/16.jpg

Chuônggió
09-01-2010, 01:43 PM
Giới thiệu Trung tâm Mục Vụ Đaminh Ba Chuông
I. Đôi Nét về Trung Tâm
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv01.jpgTrung tâm Mục Vụ Đaminh - Ba Chuông trực thuộc Giáo Xứ Đaminh, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Địa chỉ 190 Lê Văn Sỹ, P. 10, Phú Nhuận, Tp HCM
ĐT (08) 3844 8206
Sau dịp mừng ngân khánh giáo xứ (năm 1992), để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mục vụ ngày càng tăng, quý cha trong tu viện đã quyết định thiết lập một Trung tâm Mục vụ Giáo xứ, gồm một khu nhà ba lầu phía sân sau tu viện.
Việc xây dựng Trung tâm được tiến hành dưới thời cha xứ Giuse Nguyễn Đức Hòa, và được khánh thành ngày 15.08.1996. Ngay từ giai đoạn này các lớp tân tòng và Hôn nhân của giáo xứ đã đón nhận đông đảo học viên từ nhiều nơi đến tham dự.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv14.jpg
Lớp liên dòng nữ Đaminh 1989
Ngoài những sinh hoạt của giáo xứ, Trung tâm từng là Cơ sở học tập của các lớp liên dòng Nữ Đaminh trong nhiều năm.
Trong giai đoạn xây dựng nhà thờ mới, giáo xứ đã lợp mái toàn bộ khu vực sân trung tâm để làm nhà nguyện tạm. Về sau được cha xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh nâng cấp thành một Hội trường lớn, có khả năng tổ chức những buổi hội thảo hay liên hoan trên 500 người, hoặc tổ chức những buổi triển lãm quy mô.
Đức cha Đặc trách Văn Hóa

HĐGMVN

Khai mạc triển lãm
Tôn Giáo và Nhân Văn
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv12.jpg

Theo hướng dẫn của tỉnh hội Dòng Đaminh năm 2003, quy mô tổ chức của Trung tâm Đaminh được mở rộng thêm, với các sinh hoạt ngày càng đa dạng và phong phú.
Cuối cùng trong năm 2008, sau khi hoàn tất việc xây dựng thánh đường, cha xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh và cha giám đốc Anphong Vũ Đức Trung đã tiến hành tiếp việc ngăn các phòng và nâng cấp Trung Tâm như hiện nay.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv11.jpg



http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:44 PM
Danh Xưng Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông
“Nhà thờ Ba Chuông”, một tên gọi gần gũi, bình dị nơi cửa miệng dân gian, nhưng đã gợi lên thắc mắc cho nhiều người về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử.
Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, do các Linh mục Dòng Đaminh sáng lập. Dòng Đaminh Việt Nam đã đến đây từ năm 1957. Các tu sĩ xây dựng tu viện thánh Albêtô năm 1959 và mở trường trung tiểu học Thánh Thomas.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho00.jpg
Toàn cảnh Tu Viện - Đài Đức Mẹ Apollo - Nhà Thờ
Sau dịp long trọng mừng “bách chu niên” bốn chân phước Tử Đạo Hải Dương (1861-1961), tu viện đã tiến hành xây dựng một Đền Thánh dâng kính các Ngài, được khánh thành vào ngày 5-10-1962.
Ngày 24.06.1967, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký quyết định chính thức thành lập giáo xứ mới với danh xưng Thánh Đaminh, Đấng sáng lập Dòng của các tu sĩ phục vụ tại đây. Bổn Mạng giáo xứ : Thánh Đaminh, Lễ kính 08.08.
Nhà thờ đầu tiên của giáo xứ chính là “Đền Thánh” trên, có kiến trúc khá độc đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển mềm mại. Nhà thờ hình thánh giá với hành lang rộng và hàng hiên gợn sóng. Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là chân lý, thánh giá và các nhành thiên tuế tử đạo.


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho14.jpg
Nhưng ấn tượng nhất với mọi người là tháp chuông ba khía mầu đỏ sẫm, cao 14 mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ. Dáng tháp chuông thon thả, phía trên nở ra như một bông huệ, khoe cho mọi người thấy ba quả chuông. Phía trên cùng có quả địa cầu cách điệu, gồm những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, đôi khi được thắp điện sáng ngời. Có lẽ chính vì thế mà nhà thờ được dân gian đặt cho một tên gọi mới là “Nhà thờ Ba Chuông”.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho03.jpg
Cho đến hôm nay đã gần nửa thế kỷ, “Nhà thờ Ba Chuông” trở thành một danh xưng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Có những cuốn Agenda còn giới thiệu với khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan.
Dần dà “Nhà thờ Ba Chuông” bỗng trở thành một tên riêng, dù nhiều nhà thờ khác cũng có đủ ba quả chuông. Ghép tên gọi của giáo xứ và danh xưng dân gian trên ta có Nhà thờ Đaminh - Ba Chuông.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/noel01.jpg
Noel 2008


http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:47 PM
HUYNH ĐOÀN ĐA MINH
I. Tổng quát
Huynh đoàn Đaminh do cha chánh xứ tiên khởi Vinh sơn Mai Cao Hiển, OP thành lập: 29/4/1967. Với cha Gioan B. Trần Mục Đích, OP làm linh hướng, và bà Maria Phạm Thị Hồng là đoàn trưởng.
Mục đích : Thánh hoá bản thân hầu thăng tiến trong đời sống thiêng liêng.
Tôn chỉ : Thực hiện theo 4 tinh thần cột trụ của Dòng : Cầu nguyện ; Hiệp thông huynh đệ ; Học tập và Tông đồ, bác ái
Bổn mạng : Thánh nữ Catarina Xiêna, kính ngày: 29/4
Cha linh hướng hiện nay : Đa Minh Nguyễn Trinh Quang, OP
Số thành viên: 135 (Nam: 22, Nữ: 113)

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/dongba4.jpg
II. Ban phục vụ
Nhiệm kỳ từ tháng 04.2007 đến tháng 04.2010

Trưởng: Đa Minh Trần Văn Ngọc, 22/25 Mai Văn Ngọc P.10 PN - 0907381828
Phó 1: Phêrô Nguyễn Văn Trọn - 39913147
Phó 2: Giuse Vũ Chí Thành - 39906002
Huấn đức 1: Rosa Vũ Thị Lý - 39905010
Huấn đức 2: Anna Chu Thị Hồng Tuyết, 281/64/5 Lê Văn Sĩ P1 TB - 38453406
Thư ký: Rosa Bùi Thị Thiên Thanh, 281/27/10 Lê Văn Sĩ P1 TB - 38421342
Thủ quỹ: Maria Vũ Thị Phượng, 281/37/17 Lê Văn Sĩ P1 TB - 38449467
Tông đồ : Maria Hán Thị Hương, 489/27/47 Huỳnh Văn Bánh P13, PN - 39918056
Tông đồ: Têrêsa Đặng Thị Kim Phụng - 39906253
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/dongba2.jpghttp://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/dongba3.jpg
III. Hoạt động
- Thực hiện các thông báo, chỉ thị của cha chánh xứ, Hội đồng mục vụ.
- Nguyện kinh sáng chung sau lễ 2 trong tuần.
- Chầu Thánh Thể sáng Thứ Năm hàng tuần.
- Xin giỏ lễ Chúa nhật và lễ trọng.
- Sinh hoạt chung chiều Chúa Nhật sau chầu Thánh Thể, lúc 15g30.
- Viếng xác, rước xác, đọc kinh tại gia khi có tín hữu qua đời trong giáo xứ.
- Thăm bệnh nhân trong Huynh Đoàn và giáo xứ.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/hddm2009a.jpg


http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:48 PM
Gia Đình Truyền Tin (http://gxdaminh.net/cac-hoi-doan/gia-dinh-truyen-tin.html)





I. Tổng quát
(http://gxdaminh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=192:shop-hoa-tuoi-truyen-tin&catid=4:hiep-thong&Itemid=50)
1. Người sáng lập : Linh mục Phanxicô X. Đào Trung Hiệu.
2. Năm thành lập : 1993 tại giáo xứ Đaminh Ba Chuông
3. Người hướng dẫn hiện tại : Thầy Phêrô Nguyễn Thành Tâm.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/mtt10.jpg
4. Mục đích, tôn chỉ : Phục vụ tha nhân.
5. Bổn mạng : Lễ Truyền Tin.
6. Ngày truyền thống : 25 tháng 03.
7. Tổng số thành viên : 50 người.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/mtt05.jpg

II. Danh sách ban điều hành:
Nhóm trưởng : Đaminh Khổng Hoàng Anh Dũng, 75 Phạm Văn Hai,
P.3, Q. TB. 39913085 - 0903 957575 - khongdung99@yahoo.com (khongdung99@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Nhóm phó : Phêrô Nguyễn Văn Bình, 29/15 Bùi Thị Xuân,
P.3, Q. TB. 0908 259963 - vanbinh966@yahoo.com (vanbinh966@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Nhóm phó : Têresa Phạm Thị Xuân Trúc. Tân Lập, Q.2. - 0939 305711

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/mtt07.jpg
Thủ quỹ : Maria Nguyễn Thị Xuân Loan, 489A/21/51 Huỳnh Văn Bánh, PN.
39915006 – 0938 340430 - maria-loan81@yahoo.com (maria-loan81@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Quản trị mạng : Têrêsa Avila Trần Thị Minh Phương, 22/25 KP6, Hố Nai 1,
Biên Hòa, Đồng Nai. 0904 206221 - phuong19op@yahoo.com (phuong19op@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Thư ký : Monica Hoàng Thị Hồng Nhung, 72/2 Đường số 17, Linh Trung,
Thủ Đức - 0988 270734 - hoangthihongnhung@yahoo.com (hoangthihongnhung@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Kỹ năng : Vincente Trần Thanh Sơn, 330/28/10 Phạm Văn Hai,
P.3, TB - 39905217 – 0935 574624 - ductrannguyen1976@yahoo.com (ductrannguyen1976@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/mtt08.jpgIII. Hoạt động:
- Ngày họp : 2 tuần một lần sau thánh lễ cuối của ngày Chúa nhật tại và tĩnh tâm vào Thứ Năm đầu tháng tại Nhà nguyện Thánh Thể từ 19g30 đến 21g.
- Phục vụ: giữ xe các Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các dịp lễ lớn trong năm.
- Hoạt động khác: thăm hỏi hớt tóc các mái ấm, ủy lạo vùng sâu vùng xa, bệnh nhân phong.
- Tổ chức giao lưu các Mái ấm vui chơi, văn nghệ và Thánh lễ cầu nguyện cho Quý vị ân nhân, những người cơ nhỡ, không may mắn vào lễ Truyền Thống Gia đình hằng năm vào ngày 25/3.
- Thứ bảy tuần thứ tư mỗi tháng, đến thăm hỏi, tham dự và phụ trách hát trong Thánh lễ với các bệnh nhân AIDS ở trung tâm Mai Hòa - Củ Chi.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/mtt09.jpg


http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:52 PM
Thánh Đường Đaminh Ba Chuông (http://gxdaminh.net/oi-net-v-giao-x/thanh-ng-xa-va-nay.html)

Thứ sáu, 16 Tháng 1 2009 22:25 http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/chandung/zthinh2.jpg



Lời giới thiệu

LM. GIUSE PHẠM HƯNG THỊNH, OP.
Giữa cuộc trần muôn vạn nẻo thăng trầm, Đức Kitô đã giới thiệu Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Ngài luôn mời gọi con người cùng cất bước trên con đường sự sống, là nhận biết và yêu mến Chúa Cha, để được đoàn tụ hiệp nhất trong Nhà Cha miên viễn.
Người Tín Hữu trong thân phận lữ hành, rất thường khi khát khao một bóng mát cây xanh, ước mơ một mái nhà êm ả. Nhiều lúc muốn ngồi lặng thinh, ngơi nghỉ, thầm thĩ nguyện cầu, phụng thờ trong Nhà Cha nơi dương thế.
Tìm về một mái nhà thân thương, một tình quê bao dung ấp ủ luôn canh cánh bên lòng người lữ thứ. Lạ thay, trong khi Âu Mỹ đang hành trình về phương Đông, để tìm niềm an hoà sâu lắng, thì người Đông Phương lại muốn chạy đua với cuộc bùng nổ công nghệ hiện đại, năng động đến mỏi mệt.
Thánh Đường Việt Nam hôm nay cũng thao thức tìm một con đường. Phô trương hiện đại, to lớn, nguy nga, hoành tráng với đời, có thể là một nhu cầu. Cũng không phải là quá đáng. Thực lòng, một khi tâm hồn đã tĩnh lại, mới nhận ra “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”. Nhà Cha chính là chặng dừng chân thiêng thánh, nhẹ vơi cho bước đường hành hương đang nặng lòng mang vác cuộc nhân sinh.
Trong muôn vàn nghĩ suy, trong ngổn ngang chọn lựa, Thánh Đường Đa Minh-Ba Chuông muốn ấp ủ một hoà điệu giữa lòng người với đất trời, giữa kiến trúc dân tộc với cách tân hiện đại, giữa Đức Tin với Văn Hoá. Công trình kiến trúc này rất ước mong mang vác được nét văn hoá Công Giáo cho Quê Hương, đồng thời chuyên chở được Đức Tin tinh ròng vào khung cảnh và nếp sống thờ tự của Dân Tộc Việt Nam, mà không tách khỏi dòng chảy truyền thống ngàn đời của Giáo Hội Mẹ. Bởi vì, một khi Đức Tin có trở thành Văn Hoá và Tin Mừng được diễn tả theo cung cách riêng của mỗi dân tộc, thì Đức Tin và Tin Mừng ấy mới sống động, dồi dào, mới trở thành máu thịt.
Ba năm trôi qua (28.8.2005 - 28.8.2008), Thánh Đường Đa Minh - Ba Chuông đã là một thời sự kiến trúc trong tổng thể cảnh quan của TP. HCM. Dư luận ngọt nhạt gần xa không thiếu. Đến hôm nay, một chút dừng chân để nhìn lại, để xin được tỏ bày một ý hướng và cũng xin được một đồng cảm sớt chia.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho06.jpg
Chân thành cảm ơn Lm Phanxicô Xavie Đào Trung Hiệu OP., đã đóng góp nhiều trong phần lịch sử và nội dung của tập sách này. Trân trọng giới thiệu và mời Quý độc giả cùng chia sẻ với Lm. Giuse Đỗ Trung Thành OP., qua những trang giấy nặng tâm tình về “Thánh Đường Đa Minh - Ba Chuông Hôm Nay” dưới khía cạnh những nhân tố văn hoá. Và cùng với nhà thơ Phanxicô Átxidi Lê Đình Bảng, từ buổi ban sơ đã hiện diện, đã đồng hành. Từ tầm nhìn tinh tế đến tấm lòng gần gụi thân thiện dành cho Thánh Đường nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày Cung Hiến.
Giao Ước Yêu Thương : Ngôi Thánh Đường Mới
a. Khởi từ nhu cầu Dân Chúa
Là giáo xứ do một Dòng Tu phụ trách, sinh hoạt giáo xứ ngay từ đầu đã khá phong phú, đa đạng, và đã quy tụ được đông đảo các thành phần dân Chúa từ nhiều nơi trong thành phố. Số người đến tham dự phụng vụ tại đây đông gấp nhiều lần so với số giáo dân trong xứ. Số thành viên trong các đoàn thể, ca đoàn, hay lớp giáo lý vượt xa khỏi ranh giới và quy mô của các giáo xứ thông thường. Nhất là từ khi ân huệ Thiên Chúa được ban phát cách quảng đại qua lời chuyển cầu của vị thánh da màu Martinô.
Chính vì thế trong các thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ lớn, nhiều giáo dân phải tham dự thánh lễ từ sân nhà thờ, thậm chí có khi còn phải đứng cả ra ngoài lề đường, vừa khó tập trung tham dự phụng vụ vừa cản trở việc giao thông. Khó khăn trên còn lớn hơn nữa vào những ngày mưa bão.
Ngoài ra, khi đó giáo xứ Đa Minh cũng là trụ sở của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, nơi diễn ra nhiều nghi lễ chính thức của toàn Dòng.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho07.jpg
Lễ truyền chức linh mục năm 2007

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, ý tưởng xây dựng nhà thờ mới ra đời, với ba yêu cầu cơ bản : tăng thêm diện tích, thực hiện tầng hầm để chứa xe và nếu được có thêm gác lửng… Mong muốn của giáo xứ và tu viện đã được Tỉnh Dòng Đa Minh Việt nam chấp thuận, việc xây dựng từng bước được tiến hành.
b. Đến một ngôi thánh đường xứng hợp
Con đường từ dự tính đến hiện thực không phải là đơn giản. Linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, ngay khi nhận làm chánh xứ Đa Minh năm 1999, đã coi ngôi thánh đường mới là một ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh thuận lợi và đầy cảm hứng của Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vatican II, Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cha Giuse đã mạnh dạn khởi xướng việc xây dựng Thánh Đường mới theo định hướng khá rõ rệt là Hội Nhập Văn Hóa.
Trong hướng đi đó, những yêu cầu đề ra cho Thánh Đường tương lai cũng khá cụ thể : một ngôi thánh đường đậm đà bản sắc dân tộc, chắc chắn và rộng rãi, nhưng vẫn phải là nơi giúp ai đến đây cũng đều cảm nghiệm được Giao ước Yêu thương của Đấng đã đến ở giữa con người ; là nơi người tín hữu kín múc được ân sủng cứu độ phong phú của trời cao qua phụng vụ và bí tích. Làm thế nào để có một không gian vừa gần gũi vừa thiêng thánh, có thể giúp con người gặp gỡ được Đấng Vô Hình !


http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho09.jpg


Phải mất ba năm cho khâu chuẩn bị. Có đến mười mấy mô hình cho ngôi thánh đường tương lai được giới thiệu. Nhiều mô hình được trưng bày công khai để xin ý kiến của mọi người. So sánh, bổ sung, thêm bớt … cuối cùng mô hình của kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh đã được chấp thuận. Năm 2003 công trình được khởi sự và ngày 28.08.2005, ngôi thánh đường mới đã được cung hiến.

http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:54 PM
Kiến Trúc Thánh Đường (http://gxdaminh.net/oi-net-v-giao-x/kin-truc-thanh-ng.html)

Thứ hai, 19 Tháng 1 2009 15:31
CÁC NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG THÁNH ĐƯỜNG ĐA MINH- BA CHUÔNG


1.Ngoại thất
Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt. Nó vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam : hình vuông, mái cong; vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại : bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá. Nhà Chúa vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, nhẹ nhàng.
Bình diện vuông, theo tư duy Việt cổ, họ quan niệm trái đất vuông, được bốn phương neo giữ. Đặc tính này được tác giả khai thác triệt để khi thiết kế Thánh đường. Do đó, Thánh đường hiện diện trong vị thế hòa điệu tự nhiên với khu biệt kính các Thánh và các quảng trường... tạo nên một cảnh quan tổng thể có cả chiều cao lẫn bề rộng vừa thiêng liêng vừa ấm cúng.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho12.jpg

a. Cổng tam quan Cổng Tam quan khiến chúng ta liên tưởng đến ngôi đình làng Việt Nam, một cấu trúc đặc biệt trong một quần thể kiến trúc Việt Nam nói riêng và Đông phương nói chung. Cổng Tam quan thường được xây dựng phía trước các đình, làng, làm cổng đình, cổng làng. Có ba lối đi, một cổng lớn ở chính giữa và hai cổng nhỏ hai bên.
Nói tới cổng là nói tới một lối dẫn vào, một lối đi. Nhưng cổng Tam quan đã trở nên ý nghĩa đặc biệt cho người dân Việt, vì nó là lối dẫn về nguồn, là đường đi vào những nơi sinh hoạt tập thể, dấu chỉ của sự đoàn kết, gắn bó của người dân Việt.
Tùy theo từng loại kiến trúc mà người ta đã thay đổi, cách tân nó cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của công trình. Mô hình Cổng Tam quan của Thánh đường Đa Minh- Ba Chuông được thiết kế nhằm tạo nên sự thân thiện, và gần gũi với tâm thức của người Việt, nhưng không sao chép theo một mẫu kiến trúc cổ nào. Nó cũng mang ý nghĩa “phân cách không gian, làm đẹp công trình như là một tiền đường, một khoảng lặng tạo cảm giác thong dong thư thái và an nhàn, một dấu nghỉ, một bầu khí lặng thầm trang nghiêm trước khi vào chầu lễ với cộng đoàn”.
Đặc biệt, ngoài việc thể hiện nét văn hóa bản địa, Cổng Tam quan trong kiến trúc nhà thờ còn mang ý nghĩa tôn giáo, tượng trưng cho ba nhân đức căn bản của đạo Công giáo : đức tin, đức cậy, đức mến, tạo nên sự thánh thiện, thanh cao của công trình nhà Chúa.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho05.jpgb. Tháp chuông
Tháp chuông là thành tố không thể thiếu được trong kiến trúc một ngôi nhà thờ Công giáo. Tháp chuông có thể gắn liền với nhà thờ hoặc được xây dựng tách biệt tùy theo ý tưởng và cách thiết kế của mỗi ngôi nhà thờ. Tháp chuông càng cao thì tiếng chuông càng vang xa, nhằm kêu gọi mọi người con Chúa khắp nơi trong xứ đến hiệp thông các lễ nghi phụng tự. Ngoài ra, chuông và tháp chuông còn mang ý nghĩa “tượng trưng cho Núi Thánh để vang âm Lời Chúa”. Trên đỉnh tháp chuông là Thánh giá “một biểu tượng bất biến về ơn Cứu Độ”. Đặc biệt ở Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông, là phải có đủ ba quả chuông đồng : “một dấu ấn mang tính lịch sử đã trở thành biệt danh của nhà thờ”.
Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về Thánh giá, vừa thể hiện sự hội nhập văn hóa trong kiến trúc nhà thờ, vừa chuyển tải được ý nghĩa về mặt tôn giáo “Đức Kitô Trung Tâm”.
c. Mái cong:
Dân Việt mình sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình có nhiều đồng bằng với hệ thống sông ngòi dày đặc. Hình ảnh sông nước và con thuyền rất gần gũi với cuộc sống của người dân. Tâm thức đó đã được thể hiện trong quá trình sống, qua các công trình tác phẩm của dân tộc. Từ đó cho thấy hình ảnh ngôi nhà, mái đình chính là phản ảnh sự thích nghi của con người trước môi trường tự nhiên.
Hình ảnh nhà mái cong hình con thuyền trên các trống đồng Đông Sơn cho thấy nhà mái cong đã có từ lâu đời và đã trở thành nét văn hóa truyền thống trong kiến trúc người Việt. Nét uốn cong vút tại mỗi góc tạo thành những “tàu đao” của mái nhà Việt Nam, làm cho các tầng mái kiến trúc dù thấp và nặng nề, được vươn cao, thanh thoát, nhẹ nhàng, cân đối và hài hòa.
Ngoài tính mỹ thuật trang trí và công dụng che mưa nắng của khí hậu miền nhiệt đới, mái cong còn chuyển tải một triết lý sống uyển chuyển, linh động “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” và một tâm hồn mở rộng (tứ hải giai huynh đệ); một khát vọng hướng thượng, giải thoát, sự giao hòa giữa trời cao và đất thấp, giữa con người với thần linh.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho11.jpgd. Tàu đao - linh vật :
Tàu đao được tạo thành do “hai mái bên gặp nhau tạo thành đường bờ giải gẫy khúc, lượn cong nhè nhẹ. Đường diềm giọt nước ở phía dưới uốn cong tinh tế từ điểm giữa rồi lượn vênh lên, từ hai mái ở hai phía kéo ra góc gặp nhau chuyển hướng hất lên đột ngột, còn cuộn lại, có khi tạo thành cái đầu rồng duyên dáng, được xem như “đóa hoa đao đình”.
Đầu đao có thể là hình đầu rồng, đầu chim phụng, chim câu hoặc các hoa văn nhằm tạo tính chất linh liêng cho các công trình kiến trúc. Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông chọn hình đầu Rồng, vốn là một linh vật trong tứ linh. Trong văn hoá Việt Nam, Rồng vốn là một linh vật mang đầy ý nghĩa : Trời đất có rồng để mưa thuận gió hoà ; Đình miếu có rồng để cộng đồng làng xã ấm no ; Minh quân có rồng để quốc thái dân an. Rồng xuất hiện như một điềm lành, đem lại những điều may mắn và tốt đẹp.
Rồng nơi góc mái trang trí của Thánh Đường nhắc nhớ mọi người nhớ về thuỷ tổ của dân Việt, nhớ mình là “con rồng cháu tiên”. Hơn thế nữa tàu đao đầu rồng với dáng dấp rồng bay ngoài ý nghĩa nhắc nhớ cội nguồn, còn khơi gợi con đường con đường giải thoát, và diễn tả ý muốn vươn lên cao hơn, hướng thượng và những khát khao nội tâm trong tâm thức của mỗi người tín hữu khi đến cầu kinh, dâng lễ.
Đặc biệt, nơi Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông có các tàu đao đầu rồng đều hướng về tâm điểm là Thánh giá. Thay vì “long chầu nguyệt”, những con rồng ở đây chầu Thánh giá, thể hiện ý hướng tôn thờ biểu tượng của ơn cứu độ.
e. Con nghê:
Con nghe là một trong hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam, nhưng lại rất ít được biết đến và người ta cũng không biết rõ xuất xứ ngọn nguồn của nó. Chỉ biết rằng trong kiến trúc đền đài, lăng tẩm, người Việt mình thường chạm khắc những cặp nghê đá, đặt hai bên tam cấp, như là để bảo vệ, hộ phù.
Trong ý nghĩa trên, tượng nghe được đặt trước bốn phía tiền đường Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông ngang hàng với rồng chầu. Vừa gợi lên niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa làm cho ngôi nhà thờ tăng thêm vẻ uy nghiêm, thiêng thánh.
“Nắng mưa dầu giãi canh thâu,
Hai con nghê đá nằm chầu thiên thu”.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho13.jpg

f. Thiên nhiên và ngoại cảnh:
Thiên nhiên, ngoại cảnh là yếu tố căn bản trong kiến trúc Việt Nam. Cái triết lý “vạn vật nhất thể” bàng bạc khắp nơi. Qua thiên nhiên và nhờ thiên nhiên, con người cảm thấy gần gũi, nhẹ nhàng, một bước rất gần tới Chân, Thiện, My.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_lavang.jpgXung quanh ngôi Thánh đường nguy nga tráng lệ là các quảng trường Thánh Martinô, quảng trường Đức Mẹ La Vang, quảng trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được trang hoàng bằng những nhân tố văn hóa rất Việt: những cây đèn đá, bờ tre, khóm trúc, cây kiểng, hòn non bộ, hồ cá... tạo nên không gian thờ phượng rất thiên nhiên và cũng rất gần gũi với đời sống của người dân. Những bài trí đó vừa mang nét đẹp của văn hóa Việt, vừa góp phần làm cho ngôi Thánh đường đồ sộ hòa mình với cảnh quan tự nhiên của đất trời, cỏ cây mây nước.
2.Nội thất:
Bước vào trong Thánh đường, ta sẽ thấy rõ chủ ý của tác giả khi thiết kế ngôi Thánh đường này: đưa bản sắc dân tộc vào trong kiến trúc, nghệ thuật thánh. Điều này thể hiện qua việc thiết kế gian cung thánh và các bài trí bên trong lòng của nhà thờ. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu đậm nét trong nội thất ngôi Thánh đường chính là biểu tượng Vuông – Tròn : lòng nhà thờ vuông gian cung thánh tròn, chóp đỉnh vuông - tròn, bàn thờ mặt tròn - chân vuông, Nhà Tạm vuông - tròn, .v.v.
Ý nghĩa biểu tượng “Vuông - Tròn” trong văn hóa Việt
Ai trong chúng ta cũng từng một lần nghe câu thành ngữ “Mẹ tròn con vuông”. Mới nghe qua chúng ta thấy có vẻ khá vô lý và đối nghịch nhau, nhưng thành ngữ hàm chứa một ý nghĩa hết sức tốt đẹp, nhằm diễn tả cả hai mẹ con đều khỏe mạnh sau giờ phút mãn nguyệt khai hoa; tức là nói đến một kết quả tốt đẹp đúng như người ta trông đợi. Trong văn hóa Việt nam, hai hình thể “vuông - tròn” trong nhiều trường hợp đi đôi, gắn liền với nhau biểu thị cho một sự kết hợp thuận lẽ trời, và đem đến một kết quả tốt lành, ý nghĩa ấy ta bắt gặp trong sự tích “bánh dày bành chưng” đời vua Hùng.
Nói một cách triết lý, Vuông Tròn chính là khái niệm về Trời Đất, về Càn Khôn, về Âm Dương. Trong kiến trúc Đông phương, hầu hết các đường nét bao giờ cũng là những đường nét pha trộn giữa Âm và Dương. Bên cạnh những đường thẳng cần thiết phải có, người ta không quên đưa những đường cong, những vòng tròn vào, để tạo nên một tổng thể hài hòa giữa Âm và Dương. Cái mái ngói cong cong, cái cửa sổ tròn tròn.
Từ khái niệm vuông tròn biểu trưng của Trời Đất, đến khái niệm vuông tròn của Âm Dương: tròn tượng trưng cho Âm tính, vuông tiêu biểu cho Dương tính. Sự kết hợp hài hòa giữa Âm - Dương bao giờ cũng được xem là một kết hợp thuận tự nhiên. Một kết hợp như thế luôn luôn mang lại kết quả tốt đẹp.
Nhìn chung, Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông với bình đồ hình chữ Quốc. Hình vuông làm nền như khung hình Tế Đàn Nam Giao : tượng trưng cho Đất; khung mái bên trên hình tròn tượng trưng cho Trời. Các góc mái nhà thờ cong vút được trang trí rồng bay tượng trưng con đường giải thoát, hướng thượng.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_tudao2.jpg

a. Cung thánh
Cung Thánh Thánh đường Đa Minh Ba Chuông được thiết kế hình tròn theo hướng mở, tạo không gian rộng thoáng về bốn hướng, đúng với tinh thần “cánh cửa rộng mở canh tân”. Bàn thánh là tâm điểm quy tụ mọi thành phần dân Chúa cùng hiệp dâng lễ tế trong Chúa Kitô, cùng với Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Tất cả nhằm diễn tả ý nghĩa Giáo Hôi muốn mở rộng vòng tay mời đón mọi người. Không có sự cách biệt giữa bàn thờ, cung thánh với không gian nhà thờ, giữa chủ tế và cộng đoàn, thể hiện sự gần gũi, tinh thần hiệp thông và chia sẻ bàn tiệc của Thiên Chúa mời gọi và thiết đãi trong tình thân ái.
b. Bàn thờ
Bàn thờ được làm bằng một loại gỗ quý, trên mặt đá cẩm thạch. Chất liệu gỗ, đá là những vật liệu mang tính truyền thống trong kiến trúc xây dựng bền vững của người Việt Nam. Khác với các bàn thờ phương Tây (hình chữ nhật), bàn thờ ở đây hình tròn trên chân đế hình vuông, đặt giữa lòng cung thánh tròn, trên nền vuông với các vòng tròn tam cấp. Tuy hình dáng giữa hai cấu trúc bàn thờ Tây và Ta có khác nhau, nhưng không có sự khác nhau về ý nghĩa, thậm chí bàn thờ ta (hình tròn) còn thể hiện ý nghĩa rõ nét hơn.
Bàn thờ trong nhà thờ Công giáo tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Kitô. Theo sắc thái văn hóa Á Đông, bàn thờ hình tròn tượng trưng cho Trời, chân đế hình vuông tượng trưng cho đất. Do đó, trong Đức Kitô, Trời - Đất được nối kết chặt chẽ với nhau: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
c. Nhà tạm
Nhà Tạm tuy nhỏ bé, nhưng là nơi rất thiêng liêng trong tâm thức mọi người tín hữu Công giáo vì là nơi cất giữ và tôn thờ Thánh Thể Chúa Kitô. Để thể hiện tinh thần hội nhập văn hóa trong đạo Công giáo, nhiều nhà thờ đã làm Nhà Tạm theo mô hình của một ngôi đình làng thu nhỏ, biểu tượng văn hóa của quê hương Việt Nam. Ở đây còn hơn thế nữa, Nhà Tạm của Thánh đường Ba Chuông lại là nơi hội tụ của nhiều đặc nét văn hóa bản địa.
Nhà Tạm hình vuông được bao quanh bởi một mặt kiếng hình tròn. Hai cánh cửa Nhà Tạm trạm nổi hai con rồng chầu Thánh giá. Xung quanh Nhà Tạm là hình bát quái được cách tân : Càn - Trời ; Khôn - Đất; Ly – Lửa; Khảm - Nước.
Những họa tiết giản lược và cách điệu trên nhằm diễn tả ý nghĩa : Đức Kitô vừa là chủ tể của vũ trụ thiên hình vạn trạng, vừa là chủ tể của mọi nền văn hóa, là mạch nguồn của khởi nguyên và cùng tận.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_mancoi.jpg
Tòa Đức Mẹ Mân Côihttp://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_giuse.jpg
Tòa Thánh Giuse
d. Phù điêu
Được trưng bày ở tiền sảnh ngôi nhà thờ, các bức phù điêu làm nổi bật sự liên kết giữa tinh thần Kitô giáo và truyền thống văn hóa dân tộc.
Bên trái là phù điêu Đức Mẹ Mân Côi có khoảng không gian nền với hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, nguồn nước tượng trưng cho lòng Mẹ bao la. Tất cả những biểu tượng này đều mang tâm thức Việt.
Bên phải là bức phù điêu Thánh Giuse và Chúa Giêsu trong bối cảnh nền là không gian thuần Việt : ngọn núi, ngôi nhà, bàn mộc - biểu lộ tinh thần vững chãi của người cha lao động; sự công chính và sự cương trực được thể hiện qua hình ảnh khóm tre (trúc), một biểu tượng “tiết trực tâm hư” theo tinh thần Á đông.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_martin.jpghttp://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/toa_tudao.jpg
e. Hội họa
Ba bộ tranh gốm bao bọc ba mặt tầng lửngbên trong nội thất nhà thờ, gồm 15 bức họa sống động, với tổng chiều dài 60 mét, thể hiện sự hòa hợp giữa các gam màu và họa tiết, kết cấu nên một bộ giáo lý bằng tranh sinh động. Qua đó chúng ta có dịp khắc ghi những biến cố quan trọng trong toàn bộ tiến trình Lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước. Từ công trình Sáng tạo, Vườn địa đàng, Giao ước Noê, Hiến tế Isaac và Giao ước Sinai, đến Bài giảng trên núi, Bữa tiệc ly, Giao ước Thập giá, Biến cố Phục sinh và Lễ Hiện xuống. Bên cạnh đó, bộ tranh còn diễn đạt sự hình thành và phát triển của hạt giống Tin Mừng cứu độ trên quê hương Việt Nam từ buổi đầu cho đến nay, như một âm vang thể hiện sự trải rộng của ơn cứu độ, vươn tới mọi thời đại và mọi dân tộc.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/nhatho08.jpg

Các bức tranh gốm cho thấy một sự đan quyện hài hòa các giá trị nội dung căn bản của Kitô giáo với những giá trị văn hóa dân tộc ẩn chứa trong các họa tiết tiêu biểu : áo dài khăn đống, áo tứ thân, nón lá, bụi chuối, căn nhà Việt và cả con người Việt nữa. Ý nghĩa thiêng liêng của kiến trúc thánh trong Thánh đường thấm sâu vào từng phong cách, khung cảnh và sắc màu làng quê rất Việt.

http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:57 PM
Hoạt động của Trung tâm Mục vụ Đaminh

Ngoài sinh hoạt đều đặn hàng tuần của các ca đoàn tập hát, các nhóm cầu nguyện, sinh viên nhịp bước Đaminh … Trung tâm hiện nay có một số sinh hoạt tổ chức sau :
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv04.jpghttp://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv03.jpg
1. Các lớp giáo lý căn bản
Nằm trong ưu tư chung của Giáo hội, một trong những hoạt động chính yếu của trung tâm Mục vụ là giáo dục đức tin cho mọi thành phần Dân Chúa.
Trung Tâm Mục vụ Đaminh mỗi năm có bốn khóa cho anh chị em Dự tòng, ba khóa Giáo lý Hôn Nhân, và riêng ngày Chúa nhật là nơi sinh hoạt của các lớp giáo lý Thiếu Nhi Thánh Thể.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv02.jpg
Lớp Hôn nhân khóa I- 2009
2. Các lớp giáo lý chuyên biệt và nâng cao
Nhằm giúp nâng cao sự hiểu biết đức tin cho Dân Chúa, Trung Tâm Đaminh có các lớp :
a/ Thần học Sedes Sapientiae :
Sedes Sapientiae, một danh hiệu trong kinh cầu Đức Bà để chỉ Đức Mẹ là Tòa Đấng Khôn Ngoan. Với các lớp Thần Học Căn Bản, Thần Học Trung Cấp và Thần Học Nâng Cao.
Chương trình học mỗi tuần ba buổi chiều, mỗi buổi 4 tiết học từ 14 giờ đến 17giờ 15.
b/ Thần học Vinh Sơn Liêm :
Học buổi tối từ 19giờ đến 21giờ, được sắp xếp theo khóa gồm các môn Kinh Thánh, Thần học, Luân Lý, Bí Tích… Học viên có thể đăng ký học từng môn theo nhu cầu.
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv06.jpghttp://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv05.jpg
3. Các lớp chuyên môn
Dành cho những các anh chị em có nhu cầu về các chuyên ngành hỗ trợ cho công tác mục vụ.
Cụ thể có các lớp như : Ca trưởng, Nhạc Lý, Xướng âm, Hòa âm, Đàn Organ, Dân vũ, Câu lạc bộ Sinh ngữ ... Được tổ chức theo khóa, với các trình độ từ thấp đến cao.
4. Các buổi Thuyết trình hội thảo chuyên đề
Được tổ chức tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu. Như : Văn hóa Việt Nam, Hội thảo về HIV, Bảo vệ Sự Sống, Các chuyên đề Kinh thánh, Thần học...

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv16.jpg
5. Mỹ thuật – Nghệ thuật
Đặc biệt trong lãnh vực nhân Mỹ thuật và Nghệ thuật, Trung Tâm Đaminh có Nhóm Mỹ thuật Đaminh do Cha Giuse Phạm Hưng Thịnh sáng lập, gồm các Họa sĩ, Điêu khắc gia chuyên nghiệp với những hoạt động thuyết trình, trao đổi, triển lãm nghệ thuật.

Nhóm hiện đã hình thành một Gallery Đaminh - Ba chuông (Website: dominiart.net).
Trong năm 2008, Trung tâm đã tổ chức : Triển lãm tranh “Tôn giáo và nhân văn” (tháng 3), Triển lãm ảnh “Đức Tin giữa Đời Thường” (tháng 8), và hỗ trợ Mekong Art tổ chức triển lãm dịp Giáng Sinh.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv10.jpg
Đức cha đặc trách Phụng Vụ HĐGMVN
Khai mạc triển lãm Đức Tin giữa Đời thường

Tháng tư năm 2009, Trung tâm sẽ tổ chức cuộc Triển lãm tranh Tôn giáo và nhân văn lần II với chủ đề Phục Sinh.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv09.jpg
6. Sinh hoạt tinh thần
Ngoài ra trung tâm còn nhận hỗ trợ các đoàn thể trong các sinh hoạt tâm linh như tĩnh tâm và thánh lễ theo nhóm.
Các đoàn thể hoặc nhóm trong hoặc ngoài giáo xứ có nhu cầu, xin liên hệ với các vị hữu trách trong Ban giám đốc hoặc ban Thư ký để sắp xếp chương trình.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/cadoan/ttmv13.jpg



http://gxdaminh.net

Chuônggió
09-01-2010, 01:59 PM
Taizé tại Đaminh Ba Chuông

Một số linh mục Việt Nam, bạn trẻ từng đi Pháp và được tham dự các buổi cầu nguyện tại Taizé để tìm hiểu về những sinh hoạt của phong trào này, đã phổ biến tại quê nhà. Trước tiên là tại nhà nguyện Chủng viện Giuse Sài Gòn vào các tối thứ ba.
Tại Ba Chuông, trong dịp tĩnh tâm Mùa Vọng 2006, linh mục Giuse Đỗ Trung Thành, sau khi đi dự đại hội giới trẻ Châu Á tại Hồng Kông, đã khởi sự phổ biến hình thức cầu nguyện theo hình thức Taizé tại nhà thờ giáo xứ.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/taize05.jpg

Sau đó theo yêu cầu của giáo dân, linh mục Giuse Đỗ Trung Thành với sự hỗ trợ của nhóm sinh viên Nhịp bước Đaminh của giáo xứ, vẫn tổ chức đều đặn hơn hai năm qua, các buổi cầu nguyện Taizé vào các tối thứ Năm cuối tháng, từ 18g30 – 19g30.
Xin mời quý ông bà anh chị em tham dự.
GIỜ CẦU NGUYỆN TAIZÉ
Các bài đọc trong Tin Mừng, Thánh Vịnh, Kinh Lạy Cha, các bài hát nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi, sự thinh lặng, lời cầu nguyện ngắn gọn được dùng đặc biệt trong giờ cầu nguyện của phong trào Taizé. Đàn guitar được sử dụng rất thích hợp cho nhũng giờ cầu nguyện mang phong thái Taizé, thỉnh thoảng đàn Organ cũng được sử dụng.

http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/taize04.jpg

Thường các bản nhạc dành cho giờ cầu nguyện này được một người hay nhóm nhỏ xướng lên và cả cộng đoàn lập lại rất nhiều lần, và nhỏ dần, chậm lại… cho đến khi lời hát đó được thấm sâu trong tâm hồn và tâm trí những người tham dự. Sau các bài hát này, thường dành cho những khoảnh khắc im lặng rất sâu và rất dài đưa người tham dự vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thánh Thể, Thiên Chúa Tình yêu…
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/taize08.jpg

Ánh sáng nhẹ, dịu dàng, một vài nhánh lá hoa nhỏ, đơn sơ đưọc dùng để trang trí trong các buổi cầu nguyện này. Các ảnh tuợng icon, cộng với rất nhiều ánh nến lung linh được sử dụng nhiều nhất trong các giờ cầu nguyện Taizé.



http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/sinhhoat/taize09.jpg
Quang cảnh cầu nguyện Taizé
tại Nguyện đường Thánh Thể Đa Minh Ba Chuông

Điểm độc đáo và gây ấn tượng, cảm động nhiều hơn cả, có lẽ là vào cuối giờ cầu nguyện, những người tham dự được mời cầm lấy ngọn nến nhỏ của mình, tượng trưng cho những niềm vui, nỗi buồn, thử thách, hy vọng, đắng cay trong cuộc đời đưa lên cung thánh (hoặc bục chính), cùng ngồi ở đó chung quanh nhau, ở giữa là cây thánh giá lớn được sắp bằng những ngọn nến của những người tham dự trong thinh lặng với tâm tình cảm mến và thờ lạy.

http://gxdaminh.net

cafeda2009
29-01-2010, 10:02 PM
Giáo xứ Thiên Ân: giáo dân và di dân



Quang Thiêm & Nguyễn Kình (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/quang-thi%C3%AAm-nguy%E1%BB%85n-k%C3%ACnh)



T5, 28/01/2010 - 23:01


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/bs10_0.jpg




Đoàn Y tế từ thiện Hy Vọng

Nhận lời mời của Cha Hạt trưởng Tân Sơn Nhì, trong hai ngày 25 và 26 tháng 01 năm 2010, Đoàn y tế từ thiện Hy Vọng, gồm khoảng 20 bác sĩ, đã đến giáo xứ Thiên Ân khám và chữa bệnh cho khoảng chừng 700 người tại nhà sinh hoạt giáo xứ. Qua quá trình khám và chữa bệnh, các bác sĩ tâm sự: có 5 người bệnh nặng nhưng không có phương cách để điều trị; tuy rằng trong nhóm có cả bác sĩ phẫu thuật nhưng đành bó tay không giải quyết được. Giáo xứ Thiên Ân có số lượng di dân khá nhiều và đủ mọi thành phần. Có nhiều chuyện bất ngờ như, trong khi khám và chữa răng cho các em nhỏ, có những em trên 10 tuổi được hỏi: “Các em có đánh răng sáng tối không?” Các em hỏi lại: “Đánh răng là cái gì?!” Các em chưa bao giờ biết đánh răng, càng chưa bao giờ đi khám và chữa bệnh về răng!

Giáo xứ Thiên Ân

Nhà thờ giáo xứ Thiên Ân tọa lạc tại số 179 đường Lê Niệm, phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM, thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì.

Tiền thân của giáo xứ Thiện Ân là giáo họ Giuse thuộc giáo xứ Phú Thọ Hòa do Linh mục GB Đinh Hữu Dong thành lập năm 1969.

Năm 1989, Linh mục JBM Đoàn Vĩnh Phúc về nhận chánh xứ Phú Thọ Hòa. Qua quá trình sinh hoạt tại nhà nguyện thánh Giuse, ngài thấy số giáo dân mỗi ngày một đông, nhà nguyện không đủ chỗ cho giáo dân tham dự thánh lễ. Ngài thao thức, băn khoăn và ước mong mở rộng: từ một giáo họ phát triển lên thành một giáo xứ cho thỏa ước nguyện của toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Để đáp ứng, ngài họp Ban Hành giáo để tìm phương hướng cho tương lai. Cuộc sống của giáo dân đa phần là di dân, kinh tế hết sức khó khăn, không tài chánh. Mọi người đều nản chí, lực bất tòng tâm, khả năng mua đất khó thực hiện.

Năm 1990 nhờ lời chuyển cầu của thánh cả Giuse, bổn mạng giáo họ, cộng với sự quyết tâm của cha chánh xứ và lòng nhiệt thành của toàn thể cộng đoàn dân Chúa, cộng đoàn đã mua được một thửa đất tại số 58/21 đường số 9, phường 18 Quận Tân Bình, TP.HCM. Tiếp đến, cộng đoàn lo thủ tục xin phép xây dựng Thánh Đường. Trải qua bao gian truân khó khăn, năm 1998 cha phụ trách mới nhận được giấy phép xây dựng. Kế hoạch xây dựng nhà thờ bắt đầu được thực hiện, và cuối cùng đến năm 2000 ngôi thánh đường cũng đã được hoàn thành.

Và ngày 24/04/2001, Quyết định số 151-2001 của GP.TPHCM đã nâng giáo họ Giuse thành giáo xứ Thiên Ân và nhận thánh Giuse là bổn mạng, mừng kính vào ngày 01-5 hàng năm.

Ngày 21-11-2001 Lm. JBM. Đoàn Vĩnh Phúc về nhận chánh xứ Thiên Ân (cũng là cha Hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì). Hai linh mục phụ tá kế tiếp nhau tại giáo xứ Thiên Ân là:

- Lm Giuse Phạm Đình Đại

- Lm Giuse Lê Hoàng.

Cộng đoàn Nữ tu phụ giúp giáo xứ gồm có: Dòng Mến Thánh Giá Mân Côi, Hội Dòng Maria Mẹ Hy Vọng, Hội Dòng Chúa Chiên Lành, Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái.

HĐMV gồm 5 quí chức trong ban thường trực, 12 ủy viên giáo xứ, cùng ban hành giáo của 6 giáo họ, 24 giáo khu và 8 hội đoàn.

Địa bàn của giáo xứ thuộc hai Quận Tân Phú và Quận Bình Tân, gồm bốn Phường: Phú Thạnh, Phú Thọ, BHHA, Bình Trị Đông.

Tổng số giáo dân: 8000 người và khoảng chừng 2000 di dân tham gia phụng vụ.

Dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, giáo xứ mỗi ngày một trưởng thành hơn, hiệp thông nhiều hơn trong niềm tin và tình yêu Chúa


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/bs0.jpg


(Nguồn: http://tgpsaigon.net)

cafeda2009
30-01-2010, 04:27 PM
Giáo xứ Gia Định



Một Họ Đạo Cổ Kính




Maria Vũ Loan


Ở Sài Gòn, nhiều nơi đã được đô thị hóa từ lâu nhưng mức sống của người dân vẫn khác nhau. Ở Quận 1, 3 và 10, dễ làm cho người ta hiểu đó là khu “nhà giàu”, một số nơi của các quận còn lại, có nhiều dân nhập cư nên ít nhiều cũng bị một chút xô bồ, một chút nhốn nháo của phố phường.

Đi vào con đường có nhà thờ Gia Định ở Phường 2, Quận Bình Thạnh, dân cư đông đúc biểu hiện một nhịp sống lao động không kém phần vật chất.

Lược sử đôi nét

Một trăm năm trước, từ Sài Gòn nếu đi qua cầu sắt Đa Kao bắc ngang rạch Cầu Bông, (nay là cầu bêtông Bùi Hữu Nghĩa) ta thoáng thấy một xóm nhà nằm rải rác trong những vườn chuối um tùm và vườn cau mênh mông, với khá nhiều sông ngòi và đầm lầy bao quanh: đó là Họ Cầu Bông – Gia Định.

Nguồn gốc họ đạo này cũng giống như phần lớn các họ đạo ở vùng Sài Gòn ngày xưa. Khoảng năm 1860, một số anh chị em giáo dân mà phần lớn từ miền Đông Nam Bộ như Búng, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một… (là những họ đạo lâu đời có nhiều tín hữu) do gặp khó khăn trong đời sống đức tin, đã phải rời bỏ nhà cửa ruộng vườn, nơi chôn nhau cắt rốn để tìm nơi ẩu náu cho qua lúc khó khăn. Có thể nói, lúc bấy giờ, Gia Định là vùng “đất hứa”, được coi là nơi trú ẩn an toàn cho những giáo dân đang bị bách hại.

Sau nhiều thăng trầm, một số gia đình đã đến định cư gần cầu Rạch Bông, rồi giáo dân từ những nơi khác cũng đến lập nghiệp, nhiều người cất nhà trên những vùng đất bỏ hoang. Lúc đó, dưới thời Đức cha Dominique Lefèbvre, cha sở Họ Thị Nghè là Antôn Võ Ngọc Triêm (1860-1867) kiêm nhiệm Họ Cầu Bông đã cất một nhà nguyện sát bên con rạch. Khi rạch bị lở, nhà nguyện được dời đến chỗ đối diện Lăng Ông. Sau đó, do hương chức làng Bình Hòa yêu cầu, nhà thờ được dời đến địa điểm hiện nay (280 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh).

Ngôi nhà thờ Gia Định hiện nay là do cha Phanxicô Trần Công Mưu đứng ra xây dựng với sự góp sức của ông kỹ sư Nguyễn Hữu Nhiêu con rể ông Trương Vĩnh Ký, một cựu chủng sinh quê ở Cái Mơn, là một trong mười tám nhà bác học ở thế kỷ XIX. Đức cha Jean Depierre đã bổ nhiệm cha Lambert làm cha sở đầu tiên của họ Cầu Bông – Gia Định vào năm 1897, như vậy, cách đây 112 năm, Họ Cầu Bông – Gia Định chính thức được nâng lên thành giáo xứ.

Trước kia, Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố, từ năm 1931 được sáp nhập làm một, gọi là vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, trong đó có tỉnh Gia Định (gồm bốn quận là Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức), Họ Cầu Bông – Gia Định thuộc Quận Gò Vấp. kể từ năm 1934, Họ Cầu Bông – Gia Định được Tòa Giám mục chính thức đổi tên thành Họ Gia Định.

Họ Đạo Trưởng Thành Qua Dòng Thời Gian

Cho đến nay, giáo xứ có 12 cha sở coi sóc. Mỗi người một vẻ:

- Cha sở thứ nhất Lambert xây dựng dọ đạo theo truyền thống đã có trong Hội Thánh từ hàng ngàn năm qua.

- Cha sở thứ hai Desseaume lo xây dựng trường học và cho đào một lạch nhỏ nối rạch Cầu Bông với Chợ Bà Chiểu để giảm ngập và nâng cao nhà thờ, ngày nay con lạch vẫn còn và chảy ngang Phường 1, Bình Thạnh.

- Cha sở thứ ba Phaolô Nguyễn Văn Qui là người học cao biết rộng, viết nhiều sách hướng dẫn về tu đức cho chủng sinh, đặc biệt nhất là những bài thánh ca đầu tiên bằng tiếng Việt, rất có giá trị, đem lại cho cộng đồng Dân Chúa niềm vui trong Phụng vụ.

- Cha sở thứ tư Bosvieux chỉ trông coi họ đạo có 14 tháng.

- Cha sở thứ năm chính là Phaolô Qui, trở lại coi sóc xứ đạo lần thứ hai, chính sự nhiệt thành của người mục tử thánh thiện tạo cho cộng đoàn giáo dân một đà tiến mới trong đời sống đức tin.

- Cha sở thứ sáu là cha Phanxicô Binh, coi sóc xứ đạo trong 2 năm (1915-1916)

- Cha sở thứ bảy Tôma Nguyễn Khoa Thi đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa và củng cố đời sống đạo đức của giáo dân bằng nhiều cách như cho diễn tuồng Thương Khó và cuộc đời các thánh.

- Cha sở thứ tám Phanxicô Xaviê Trần Công Mưu cho xây dựng ngôi nhà thờ đồ sộ như hiện nay. Khi nhà thờ vừa xây xong, cha qua đời và được an táng dưới tháp chuông nhà thờ.

- Cha sở thứ chín Giacôbê Huỳnh Văn Của vừa tiếp tục hoàn thành việc xây dựng nhà thờ do cha sở tiền nhiệm khởi xướng vừa mở trường học trong 12 năm phục vụ.

- Cha sở thứ mười là linh mục Micae Nguyễn Khoa Học coi sóc giáo xứ khoảng từ cuối năm 1957 đến năm 1961, tuy thời gian làm cha sở Gia Định không dài nhưng ngài cũng cố gắng củng cố đời sống đức tin của cộng đoàn Dân Chúa ở đây.

- Cha sở thứ mười một Antôn Phùng Quang Mạnh đã đưa giáo xứ đến thời hoàng kim trong thời gian dài phục vụ.

- Và hiện nay, cha chánh xứ đương nhiệm Inhaxiô Hồ Văn Xuân vẫn nỗ lực không ngừng để xây dựng họ đạo.

Giáo Xứ Gia Định Hôm Nay

Cha sở Inhaxiô Hồ Văn Xuân cho biết, thời hoàng kim của giáo xứ Gia Định là thời gian cha sở Antôn Phùng Quang Mạnh coi sóc (1961-2004) vì trong 43 năm phục vụ giáo xứ, cha đã làm được nhiều việc hữu ích cho cộng đoàn Dân Chúa nơi đây: số giáo dân tăng lên đến 12 ngàn người. Ngài xây dựng ba nhà thờ: Thánh Giuse Thợ, Thánh Mẫu 3, Đức Mẹ Lên Trời và xây dựng trường kỹ thuật.

Hiện nay, bên trong khuôn viên Nhà thờ Gia Định có một trường học, tuy đang được Nhà nước quản lý nhưng đó chính là ngôi trường Bossuet do cha sở thứ chín Giacôbê Huỳnh Văn Của lập ra. Sau đó cha Antôn Mạnh cho xây lại, đặt tên là Thánh Mẫu dành cho học sinh trung học và tiểu học. Việc hiến ngôi trường trong khuôn viên nhà thờ cho Nhà nước quản lý, ban đầu có nhiều căng thẳng, hiểu lầm nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhà thờ và nhà trường đã sống chung “vui vẻ hòa bình”.

Đức tin của giáo dân còn sống động qua tình thương đối với mọi người, cụ thể là các công trình từ thiện bác ái đáng ghi nhận như mở phòng khám bệnh, phát thuốc miễn phí; trường khuyết tật Gia Định dạy các em chậm phát triển; các lớp tình thương; học bổng cho học sinh; thường xuyên thăm người bệnh, già cả, liệt lào, chia quà cho người nghèo dịp lễ Tết…

Nối tiếp những thành quả tốt đẹp đó, cha sở Inhaxiô và giáo dân còn sắp xếp giúp các cha xứ vùng sâu xây nhà thờ, xây cầu, cho xuồng máy vùng U Minh (Cà Mau). Đặc biệt cha mở lớp Thánh Kinh chuyên biệt kéo dài nhiều năm, giúp giáo dân tìm hiểu chuyên sâu về Tân Ước – Cựu Ước; còn lớp Phụng vụ Bí tích giúp giáo dân hiểu thêm về Phụng vụ, cách riêng là Phụng vụ Thánh lễ và giáo xứ còn có những sinh hoạt mục vụ rất đa dạng và sống động.

Một Cha Sở Tận Tụy Phục Vụ

Đối với cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, nếu nói về vị trí cha sở giáo xứ Gia Định thì ít ai biết đến nhưng ở một vị trí phục vụ tại Tòa Tổng Giám mục thì tên của cha khá quen thuộc đối với nhiều người trong giáo phận. Từ năm 1975, cha đã hiện diện tại Nhà thờ Gia Định, mười năm sau, cha là phó văn phòng và phụ tá quản lý của Tòa Tổng Giám mục, là thư ký riêng của Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình với tất cả sự thân thương khi chăm sóc sức khỏe, chia sẻ buồn vui, những công việc lớn bé đột xuất…Hiện nay cha vẫn trợ giúp Đức Hồng y trong văn phòng Tòa Tổng Giám mục và quản lý Tổng Giáo phận cũng như sắp xếp các chuyến đi, đón tiếp các phái đoàn.

Và từ năm 1990 đến nay, cha là Giám đốc Trung tâm Công giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Khi trông coi cơ sở này, cha đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ quý linh mục từ các giáo phận Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Bà Rịa, Xuân Lộc, Đà Lạt…đổ về Thành phố Hồ Chí Minh tạm trú để học ngoại ngữ, chuẩn bị đi du học. Cha luôn ân cần đón tiếp quý đức cha ở giáo phận khác có công việc tại thành phố và luôn sẵn sàng giúp đỡ các ngài khi cần.

Cha cho biết, từ trong thâm tâm, cha cảm thấy mình có niềm vui và hạnh phúc khi được phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.

Hiện nay, cha đang bận rộn xây dựng Nhà Hành Hương của Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh ở Bãi Dâu (Vũng Tàu), mà chịu trách nhiệm chính là cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh, cha Đinh Tất Quý cùng cha có nhiệm vụ thực hiện công trình. Đây là công trình để mừng Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình 100 tuổi vào ngày 01/9/2010. Đây cũng là lời trăn trối của Đức cố Tổng Phaolô trên giường bệnh tại bệnh viện Thống Nhất muốn nhờ cha Antôn Mạnh và cha Inhaxiô thực hiện.

Lời Kết

Một giáo xứ có đến 9.000 người mà giáo dân vừa là thành phần lao động, vừa xen lẫn thành phần trí thức giữa một khu dân cư đông đúc, triều cường vẫn lên xuống liên miên; một vài cơ sở từ thiện bác ái trong cả vòng tay giáo xứ…là một trách nhiệm khá nặng nề nhưng cha sở và giáo dân Gia Định vẫn vui sống trong tâm tình yêu thương và phục vụ.

st

cafeda2009
02-02-2010, 11:42 PM
Giáo xứ An Nhơn: Giáo Hội hôm nay


T2, 01/02/2010 - 10:50 by toanbong


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an1a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an2a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an4a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an10a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an11a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an14a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an15a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an16a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an17a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an18a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an19a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an20a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an21a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an23a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an26a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an27a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an28a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an29a.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an30aa.jpg
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/an42a.jpg


http://tgpsaigon.net




Giáo xứ An Nhơn: Giáo Hội hôm nay



Nhóm PV.WGPSGHTNĐ (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/nh%C3%B3m-pvwgpsghtn%C4%91)



T4, 03/02/2010 - 10:31


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/an1a_0.jpg




WGPSG --Sáng Chúa nhật ngày 31/01/2010, khuôn viên nhà thờ An Nhơn Q. Gò Vấp rộn ràng và vui mừng bởi đông đảo giáo dân tề tựu đón chào Đức Cha Phụ tá về ban Bí tích Thêm Sức cho 97 con em trong giáo xứ. Từ 8h sáng, các chị các cô trong Hội Lê-giô, Hội Các bà mẹ Công Giáo… trong những tà áo dài, trên tay cầm dải lụa màu xanh đứng thành hai hàng trước cổng vào nhà thờ để chờ đón Đức Cha Phụ tá. Không khí vui tươi lan tỏa trên từng gương mặt. Những hàng ghế trong thánh đường rực rỡ với những dải hoa cài đủ màu sắc.

8h30, Đức Cha Phụ tá cùng các Quí cha khách đến trong sự đón tiếp trang trọng và nồng nhiệt của bà con giáo dân. Sau đó, từ tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - bổn mạng của giáo xứ, cùng với Đức Cha Phụ tá, các Quí cha, 97 em sẽ được lãnh nhận Chúa Thánh Linh từ từ bước vào nhà thờ trong bài ca nhập lễ.

Đầu Thánh lễ, Đức Cha Phê-rô có lời chào mừng đến tất cả cộng đoàn và tỏ niềm vui mừng khi nhìn thấy các em đang chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần. Trong bài giảng của mình, Đức Cha chia sẻ với các em về ý nghĩa của Chúa Thánh Thần. Khi lãnh nhận Thần Khí Chúa trong Bí Tích Thêm Sức, các em được ban thêm nhiều ơn lành và trở nên trưởng thành trước mặt Giáo Hội. Từ đây, các em phải cố gắng sống chứng nhân, là dấu hiệu của tình yêu Chúa giữa đời sống xã hội. Đức Cha Phụ tá cũng nói đến sự quan trọng của việc giáo dục Đức tin cho giới trẻ hôm nay. Giữa những cạm bẫy và cám dỗ đang giăng đầy ngoài xã hội, vai trò làm cha mẹ, của cộng đoàn là vô cùng to lớn trong việc hướng dẫn các em. Đặc biệt, Đức Cha cũng gửi lời cám ơn đến các anh chị giáo lý viên. Các anh chị là những người thay mặt các linh mục đem Lời Chúa đến với các em, và là những mẫu gương cho các em noi theo.

Tiếp sau đó là Nghi thức ban Bí tích Thêm Sức. Các em trong tâm tình lãnh nhận, lần lượt được Đức Cha Phụ tá đặt tay ban Chúa Thánh Linh. Cộng đoàn vang lời ca tiếng hát, thể hiện niềm vui chung cùa giáo xứ.

Cuối Thánh lễ, đại diện HĐMVGX đã gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến Đức Cha Phụ tá và các Quí cha. Đáp lại, Đức Cha cũng bày tỏ niềm vui trong ngày trọng đại của giáo xứ. Đức Cha có lời cám ơn cộng đoàn trong việc chăm lo đời sống Đức tin cho thế hệ trẻ, vốn là công việc và trách nhiệm của các Giám Mục. Đức Cha cũng mong mỏi giáo xứ sẽ ngày càng phát triển hơn thêm nữa.

Đôi điều về Giáo xứ An Nhơn - Gò Vấp

Trước đây, giáo xứ An Nhơn được cha Chánh xứ Giuse Mai Văn Rự chăm lo. Nhưng đến tháng 8/2009, ngài đã về với Chúa. Cha Phụ tá lúc bấy giở là cha G.B Nguyễn Ngọc Tâm đã thay ngài trông coi giáo xứ.

Hiện nay, giáo xứ An Nhơn có 4 Thánh lễ ngày Chúa nhật, một lễ thế ngày Chúa nhật vào chiều thứ bảy. Đặc biệt, giáo xứ rất quan tâm đến việc chăm lo cho thiếu nhi. Thánh lễ Chúa nhật dành cho thiếu nhi vào lúc 7h. Các em được giáo xứ cho ăn sáng lúc 6h miễn phí. Sau Thánh lễ, các em vào học giáo lý. Vào ngày thường, giáo xứ mỗi ngày cử hành 2 Thánh lễ, một vào 4h45 sáng và Thánh lễ còn lại lúc 6h chiều.

Hiện nay, cùng với cha Quản xứ G.B Nguyễn Ngọc Tâm, HĐMV trông coi tất cả các việc trong giáo xứ. Danh sách Ban HĐMVGX Khóa X – Nhiệm kỳ 2009 – 2013 gồm có:

1. Ông G.B Trương Ngọc Sơn - Chủ tịch HĐMVGX.

2. Ông Giuse Nguyễn Văn Văn - Phó Chủ tịch nội vụ HĐMVGX.

3. Ông Giuse Phạm Như Sơn - Phó Chú tịch ngoại vụ HĐMVGX.

4. Ông Phaolo Vũ Mạnh Cường – Thư ký Ban Thường vụ.

5. Bà Anna Nguyễn Thị Hạnh – Thủ quĩ Ban thường vụ.

6. Ông Inhaxio Nguyễn Văn Xài – Phó Phụng vụ Ban Thường vụ.

Xin kết hiệp cùng với cộng đoàn Giáo xứ An Nhơn, nguyện xin Chúa Thánh Thần từ đây tác động mạnh
mẽ lên đời sống và ban nhiều ơn lành trên các em, giúp các em thật sự trở nên chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa giữa đời thường.

http://tgpsaigon.net

cafeda2009
05-02-2010, 10:56 PM
Giáo Xứ Tân Định



Một Sức Sống Tràn Đầy




Maria Vũ Loan


Một ngày đẹp trời, tôi đến vùng Tân Định tấp nập ồn ào, cửa hàng hai bên phố chợ đường Hai Bà Trưng như phô bày sự giàu có của thành phố này. Qua cánh cổng lớn, tôi vào thăm giáo xứ Tân Định, một giáo xứ đã có 140 năm hình thành và phát triển.

Trong phạm vi một bài viết, tôi xin được điểm lại những nét son của giáo xứ qua những giai đoạn hình thành (1860-1874), trưởng thành (1926-1945), củng cố, xây dựng phát triển (1946-1974) và hiện nay (1974-hiện nay)

Một Quá Khứ Êm Đềm

Do các cuộc bách hại đạo Công giáo của Vua Tự Đức nên vào khoảng năm 1860, một số gia đình từ miền Trung chạy vào Nam, qua Đồng Nai rồi vào tận Sài Gòn. Đến cửa thành Gia Định (lúc đó thành đã lọt vào tay người Pháp) họ dừng lại, cất nhà chung quanh hào, gần vách thành để tạm trú rồi định cư. Họ tìm một ngôi nhà cũ bằng cột cây, vách ván mái ngói, sửa sang lại để làm nhà nguyện.

Năm sau, có 100 giáo dân ở Họ đạo Cầu Bông đi qua nhập với nhóm giáo hữu đầu tiên, hình thành nên một họ đạo trên khu đất nằm giữa Nhà thờ Tân Định và kênh Nhiêu Lộc ngày nay được gọi là Họ Đạo An Hòa.

Về mặt tôn giáo, Họ đạo An Hòa thuộc Địa phận Tây Đàng Trong do Đức cha Lefèbvre trông coi. Năm 1862, nhiều gia đình cũng đến vùng này lập nghiệp, số giáo dân họ đạo tăng nhanh, thậm chí khá đông người bên lương lầm tưởng “theo đạo” sẽ được ân huệ hoặc ít ra sẽ tránh được sự phiền toái đối với chính quyền Pháp khi mới lên cai trị. Sự hiểu lầm đó được xóa đi khi toàn quyền Bonard ra thông tư xác định việc theo đạo Công giáo là không bắt buộc và cũng không phải là dấu chứng trung thành với chính quyền Pháp. Đến năm 1910, số giáo dân vượt quá 3.000, trong đó có khoảng 300 người Châu Âu; người giáo dân trong thời kỳ này rất tốt luôn luôn kính trọng những vị chủ chăn của mình.

Những Giai Đoạn Trưởng Thành Và Phát Triển Thuận Lợi

Khi nói đến sự thành công, phát triển. hiệu quả…người ta nghĩ đến ba yếu tố là thiên thời – địa lợi – nhân hòa; Họ đạo An Hòa (Tân Định) nằm giữa khu vực dân cư, thuận lợi về kinh tế, xã hội và là đầu mối giao thông nên đời sống của giáo dân khá thoải mái. Từ năm 1924 vị trí của họ đạo ở ngay trung tâm thành phố, dân trí ngày càng nâng cao và điều kiện sống rất tốt. Sau này, địa bàn Họ đạo An Hòa rất rộng, gồm có những làng: Tân Định, Hiệp Hòa, Đất Hộ (Đakao), Phú Nhuận, Chí Hòa và Tân Sơn. Bên cạmh đó, các cha sở là yếu tố “nhân hòa” khi tích cực dấn thân phục vụ với các điều kiện thuận lợi của họ đạo; thậm chí có nhiều công lao và qua đời sớm vì bệnh như cha sở thứ năm là Donatianus Eveillard (Sơn).

Dưới cái nhìn của tôi, ở thời nào cũng vậy, cha chánh xứ bao giờ cũng có nhiều điều kiện để phục vụ, có thể làm được nhiều việc có ích cho Giáo Hội và xã hội, nhiều khi chỉ là một sáng kiến mà hiệu quả lan rộng.Thí dụ như cha sở thứ năm đã lập Trường Thầy Giảng để đào tạo tu sĩ có khả năng dạy giáo lý và xây nhà in Thừa Sai để in ấn tài liệu giáo dục và sách báo đạo. Trong vòng non một thế kỷ, nhà in ở Tân Định đã cho in ấn hàng ngàn tác phẩm tôn giáo và văn hóa khác nhau, chẳng những ảnh hưởng khắp nước Việt Nam mà còn trên cả Đông Dương và Thái Lan nữa.

Trong giai đoạn này có một biến cố khá quan trọng là vào năm 1885, có 600 người Công giáo gốc Bình Định bị bắt đạo, chạy trốn vào Sài Gòn đến tá túc ở Họ đạo Tân Định. Sau đó, một số hồi hương, một số định cư vĩnh viễn rồi tản mác trong các khu Xóm Lách, Nhà Đèn (Công Lý) và Xóm Chùa cho đến ngày nay. Theo dòng thời gian, giáo dân ngày càng đông, chính vì thế mà đã có bốn nhà thờ mới thuộc giáo xứ Tân Định được xây dựng nên: Xóm Lách (1951), Xóm Chùa (1963), Fatima (1966), Công Lý (1970), và sau này trở thành những giáo xứ chính thức.

Có thể nói, vùng Tân Định thật tốt lành khi giáo xứ có những con người tài giỏi đã từng sống ở đây, đến đây phục vụ trong vai trò cha sở và trở thành những nhân tố tích cực cho Giáo Hội như Đức cha GB. Nguyễn Bá Tòng, một linh mục có tài hùng biện, có óc kiến trúc và một chút nghệ sĩ khi dựng vở tuồng Thương Khó, diễn lại việc Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem, dùng bữa Tiệc Ly, chặng đường Thánh giá, chết và lên trời…vở tuồng từng được công diễn tại Nhà hát Tây (nay là Nhà hát Thành phố). Và cha đã trở thành vị Giám mục Tiên khởi của Việt Nam.

Vào năm 1955, họ đạo lại hân hoan chào mừng người con đầu tiên là cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, được thụ phong Giám mục, sau này là Tổng Giám mục Sài Gòn. Người con khác của họ đạo là cha Anrê Nguyễn Văn Nam đã làm lễ vinh quy tại Tân Định và sau này cũng là Giám mục phụ tá Mỹ Tho.

Năm 1965, Họ Tân Định hân hạnh đón cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi về làm chánh xứ khi cha mới 38 tuổi. Rồi cha được chọn làm Giám đốc Caritas Sài Gòn; Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Giáo lý toàn quốc; Giám đốc Phong trào Cursillos; rồi cha sở thứ mười bảy đó trở thành Giám mục Phụ tá Sào Gòn.

Tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm trong đời. Đó là vào năm 1974, tôi đến nhà thờ Tân Định, do một linh mục giới thiệu, để làm tình nguyện viên chương trình Giáo dục Huấn đạo của Caritas do cha Nghi tổ chức. Tôi chỉ thấy một linh mục có nước da trắng, nói năng điềm đạm, vẻ hiền từ, khuyên chúng tôi cách làm việc khôn ngoan…rồi sau đó lấy một lọ kẹo chia cho mọi người. Vì còn quá trẻ nên tôi không để ý nhiều, sau này mới hiểu, ngoài công việc của cha sở, cha Nghi còn có nhiều hoạt động rộng rãi khiến Họ Tân Định trở thành một trung tâm sinh hoạt của giáo phận mà ở đó có Phong trào Trí thức Công giáo, Hội Y tá Công giáo, Hội Văn nghệ sĩ Công giáo, Liên hội các Cô nhi viện, Hội Cựu chủng sinh, Hội Cựu sinh viên Công giáo.

Giáo Xứ Tân Định Giai Đoạn Hiện Nay

Với những điều kiện thuận lợi như trên, Giáo xứ Tân Định luôn có một sức sống tràn đầy. Năm 1975, những người cộng sản giành được chính quyền tại Thành phố Sài Gòn, một biến cố làm thay đổi miền Nam nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng. Khi ấy, mỗi người một tâm trạng: có người là thanh thản, có người là xao xuyến, cũng có người chỉ biết cầu nguyện và sám hối…Rồi tất cả các đoàn thể lần lượt ngừng hoạt động. Cuộc sống đã làm thay đổi những sinh hoạt bề mặt của họ đạo lúc đó nhưng mặt khác giáo dân đã sống bề sâu của đức tin nhiều hơn.

Thời điểm này, từ 17.000 giáo dân giảm còn 14.000 người dù Giáo xứ Tân Định có địa bàn rộng, có nhà thờ phụ gọi là chi họ như Fatima, Cầu Mới, Xóm Chùa, Xóm Lách, Công Lý do các cha phó coi sóc. Có một hiện tượng đáng lưu ý: một số người không dám khai thật mình là người Công giáo trong lý lịch vì sợ mất quyền lợi, trong khi đó tại giáo xứ, luôn có các khóa Tân tòng ngắn hạn (ba tháng) xin tìm hiểu về Thiên Chúa khi nhận ra cuộc sống vật chất không phải là ý nghĩa duy nhất. Thế là cha sở PX. Phan Văn Thăm chọn ngày 01 tháng Giêng làm Ngày Truyền thống Tân tòng của họ đạo..

Khoảng từ năm 1998 các chi họ có nhà thờ phụ được tách riêng thành giáo xứ mới.

Khi đến Nhà thờ Tân Định để gặp cha sở, tôi thấy trong lòng e ngại một chút vì cha lớn tuổi, có vẻ nghiêm nghị; hơn nữa, cha hiện là Đại diện Giám mục Đặc trách Giáo dân, là Hạt trưởng và còn kiêm khá nhiều chức vụ khác nữa, tôi bỗng thấy mình phải cẩn thận trong cách nói chuyện hơn nữa!

Năm 1998, cha Gioan Baotixita Võ Văn Ánh đổi về đây làm cha sở, Giáo xứ Tân Định từ hơn 10 năm qua đã có những thay đổi nhất định theo hướng phục vụ của cha sở mới. Cũng như các giáo xứ khác, ngoài cha sở và các cha phó, có Hội đồng Mục vụ và các đoàn thể quen thuộc như Thiếu nhi Thánh Thể, Dòng Ba Đa Minh, các Bà mẹ Công giáo…Giáo xứ có những sinh hoạt đặc thù như:

- Việc xin lễ, chỉ cần đăng ký ý lễ còn tiền thì tự tay bỏ vào thùng, nếu chưa có thì sẽ bỏ vào sau; việc này giúp nhiều người nghèo xin lễ cho thân nhân đúng ngày giỗ dù không có tiền hoặc có ít.

- Gia đình có người qua đời cũng được cử hành như quy định nhưng có một điều kiện là cả tang quyến phải xưng tội rước lễ.

- Thánh lễ dành cho bệnh nhân tại các giáo khu, được cử hành tại nhà một bệnh nhân nào đó.

- Cầu nguyện qua hình thức Taizé hằng tuần.

- Tờ tin Tân Định hằng tháng, giúp giáo dân sống Lời Chúa, tìm hiểu giáo huấn Giáo Hội, giáo dục đức tin cho trẻ em và kiến thức phổ thông giúp giáo dân sống tốt đời đẹp đạo.

- Trình diễn Thánh ca Giáng Sinh hằng năm.

- Tổ chức ngày Người Mẹ và ngày Người Cha.

Ngoài các đoàn thể có các sinh hoạt quen thuộc, thành nề nếp tại nhiều giáo xứ, Giáo xứ Tân Định còn có những đoàn thể hoạt động với những nét riêng như:

- Ban Hỗ trợ Ơn gọi, có chức năng hỗ trợ chủng sinh và các nam nữ tập sinh.

- Hướng Đạo Tân Định, áp dụng quy trình, nghi thức, nội lệ của Hướng Đạo Việt Nam (một thành viên của tổ chức Hướng Đạo Thế giới).

- Thanh Sinh Công Tân Định, một tập thể gồm thanh niên, sinh viên, học sinh với tôn chỉ hoạt động là Phúc Âm hóa môi trường học đường.

- Giới trẻ Con Đức Mẹ, một cộng đoàn âm thầm dấn thân vào sứ mạng truyền giáo bằng gương sáng đời sống và phó thác vào sự đồng hành của Đức Maria.

Phòng Khám Đa Khoa Tân Định

Phòng khám Đa khoa Tân Định nằm trong khuôn viên nhà thờ, gồm ba tầng lầu, được xây dựng hiện đại theo kiểu Gô-tích hòa hợp với kiến trúc nhà thờ. Từ năm 2000, phòng khám từ thiện Tây y và Đông y này được mở ra theo sáng kiến của cha GB. Võ Văn Ánh để đáp ứng số bệnh nhân ngày càng đông, giáo xứ quyết tâm xây dựng một y viện đa khoa. Ngày 15/11/2004, Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã đặt viên đá đầu tiên và sau đó khánh thành phòng khám vào ngày 15/6/2005.

Mặc dù hoạt động như phòng khám tư nhân nhưng đây là một y viện phục vụ cho người nghèo với tôn chỉ “Tất cả vì bệnh nhân thương yêu, không phân biệt lương giáo”. Đa số bệnh nhân là người già neo đơn, trẻ em đường phố, người khiếm thị tàn tật…Gần đây, phòng khám còn tiếp nhận toàn bộ bệnh nhân nghèo từ các phòng khám các chuyển đến.

Thế mạnh phòng khám là Khoa Vật lý trị liệu với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Khoa Y học cổ truyền với đầy đủ các môn bắt mạch, bốc thuốc, châm cứu, châm Laser. Khoa Dưỡng sinh do các y bác sĩ và giáo viên trường Đại học Y Dược trực tiếp hướng dẫn. Ngoài ra, ở đây có đầy đủ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng thiết yếu như xét nghiệm máu, khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh – tâm lý, xét nghiệm, siêu âm, điện tim, X quang…

Phòng khám có Ban Xã hội đi đến từng nhà và có đội quân ngoại viện sẵn sàng khám bệnh tại gia đình hoặc đến vùng sâu vùng xa khi có yêu cầu. Công trình xây dựng nối dài phòng khám để mở rộng khoa phòng và thêm giường lưu bệnh đã được thực hiện. Hiện nay ngoài những thiết bị sẵn có, Phòng khám Tân Định đang xin máy siêu âm màu, nội soi và xe cứu thương nhằm phục vụ tốt hơn. Trong tương lai, sẽ nâng cấp phòng khám thành Bệnh viện Đa khoa Tân Định để phục vụ nhiều hơn cho người nghèo, quý linh mục, tu sĩ trong và ngoài giáo phận.

Theo suy nghĩ của tôi, chẳng có nơi nào hiện diện sự đau khổ bằng bệnh viện, vì có sự quằn quại đớn đau và thấp thoáng sự bất lực của con người trước cái chết; nên việc làm của một linh mục hay bất cứ ai xây bệnh viện cũng xoa dịu được nỗi đau của phận người khốn khổ “sinh lão bệnh tử”; mà từ đáy lòng, tôi vô cùng khâm phục.

Sau câu chuyện về phòng khám, tôi được cha chánh xứ hướng dẫn tham quan mặt trước của phòng khám với những lời giải thích hết sức thân thiện. Đó là một hoa viên đẹp, có những chặng đường Thánh giá mà ý nghĩa bố cục từng chặng đường rất hay qua cách sắp xếp cây và đá…do một cha thực hiện.

Rời vùng Tân Định về nhà, tôi thấy sức sống mạnh mẽ của một giáo xứ như dâng tràn trong lòng, đầy ắp một niềm vui.

st
Thánh lễ giao thừa Canh Dần tại Nhà thờ Tân Định



T2, 15/02/2010 - 06:15 by toanbong




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_1.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_2.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_3.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_4.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_5.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_6.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_7.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_9.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_10.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_11.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_12.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_13.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_14.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_15.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_16.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_17.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/tdcd_18.jpg


http://tgpsaigon.net

cafeda2009
13-02-2010, 11:43 PM
Giáo xứ Phú Hạnh: heo đất mùa Xuân



WGPSG (http://tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/wgpsg)

T7, 13/02/2010 - 07:48



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ntph_0.jpg



Lược sử giáo xứ Phú Hạnh

Nhà thờ Phú Hạnh toạ lạc số 121 Phan Đăng Lưu (xưa kia là Đại lộ Chi Lăng). Năm 1975, Cha Isidoro Bùi Thái Học đã xây ngôi thánh đường Phú Hạnh bằng vật liệu nhẹ. Đến năm 1989, nhà thờ được xây dựng lại kiên cố hơn, và đã được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình thánh hiến.

Năm 2001, cha Đaminh Trương Kim Hương chính thức được bổ nhiệm làm linh mục chánh xứ thay thế cha Isidoro Bùi Thái Học nghỉ hưu. Khi đó, nhà thờ lại được đại tu cho phù hợp với số giáo dân mỗi ngày một đông thêm. Cũng thời gian đó, nhà xứ cũng được xây dựng lại, nhà Giáo lý cũng được xây thêm cho thiếu nhi có phòng học tử tế. Năm tháng qua đi với nhiều đổi thay …

Ngày nay, số giáo dân đã lên tới 5515 nhân danh, sống trong 1426 gia đình. Đặc biệt trong năm 2009, giáo xứ đã đón nhận hơn 70 gia đình mới đến xin gia nhập.

Hiện nay, Giáo xứ chia làm 5 Khu xóm. Mỗi Xóm đạo do một Xóm Trưởng phụ trách. Ban Mục vụ mới được bầu lại gồm 9 thành viên như sau :

1- Ông Phêrô Nguyễn Văn Thịnh - Trưởng Ban Mục Vụ
2- Joach Nguyền Tuấn - Quyền Phó nội vụ
3- Anna Nguyễn Thị Liên - Phó ngoại vụ
4- Guise Nguyễn Văn Trung - Thư ký
5- Maria Nguyễn Thị Lệ Thu - Thủ quĩ
6- Giuse Hồng Ngọc Chu - Phụng tự
7- Micae Cao Thái Tùng - Phụ trách giới trẻ
8- Giuse Ngô Văn An - Phụ trách Hội đoàn
9- Catarina Võ Kim Hạnh - Bác ái xã hội.

Để đoàn ngũ hóa các thành viên trong Giáo xứ, các Hội đoàn sau đây đã được thành lập:

1/ Hội Gia trưởng (Liên Minh Thánh Tâm)
2/ Các Bà Mẹ Công Giáo
3/ Legio Mariae
4/ Gia đình Khôi Bình
5/ Học Hỏi Kinh Thánh
6/ Lòng Thương xót Chúa

Nhà thờ kiểu Tân Á đông, nhỏ bé, mà giáo dân mỗi ngày một tăng, nên ngày Chúa nhật phải có 5 thánh lễ, sáng 3 chiều 2 (5giờ, 7giờ, 8giờ, 17giờ và 19giờ). 5 Ca đoàn được thành lập để mỗi Ca đoàn phụ trách một thánh lễ.

Mỗi tuần, nhà thờ được 5 bà mẹ chuyên lo quét bụi, lau chùi sạch sẽ khiến cho nhà thờ lúc nào cũng sạch sẽ, bóng loáng. Thánh lễ được cử hành rất đúng giờ, trật tự và nghiêm trang, giảng giải ngắn gọn.

Bà con giáo dân đến từ Bắc, Trung, Nam, đa số là dân lao động, nhưng tấm lòng lại quảng đại, nhất là khi cần đóng góp trong công việc từ thiện bác ái. Đấy chính là câu trả lời cho thắc mắc: Nhà thờ sử dụng máy lạnh hằng ngày chứ không chỉ ngày Chúa nhật, vậy lấy đâu ra tiền để trả tiền điện mỗi tháng? Thưa, giáo xứ đâu có nguồn lợi gì để chi phí, nên mỗi ngày Chúa nhật khi bỏ tiền thau, bà con bỏ thêm chút ít. Ví dụ như trước khi có máy lạnh bỏ 1000đ thì nay bỏ 2000đ. Thế là mỗi tháng khỏi lo tiền điện. Tất cả do lòng quảng đại và sự ý thức của giáo dân.

Heo đất mùa Xuân

Nói chung, giáo dân rất nhiệt tình đóng góp trong công việc từ thiện bác ái. Phần đông bà con đều ý thức cần phải “thương người như thể thương thân”. Đặc biệt, từ hơn 10 năm nay, giáo xứ Phú Hạnh đã tổ chức thực hiện “Con Heo đất” tiết kiệm để giúp người nghèo và bệnh nhân vào dịp Tết Nguyên Đán. Phóng viên web Tổng Giáo Phận Tp.HCM (tgpsaigon.net) đã được trò chuyện với cha sở Phú Hạnh về "Con Heo đất" tình nghĩa này.

WGPSG: Thưa cha, nguyên nhân nào khiến giáo xứ thực hiện “Con Heo đất”?

Cha sở: Khởi sự từ lòng trắc ẩn.Các anh chị em Legio hằng tuần đi thăm viếng các bệnh nhân ung bướu ngay gần giáo xứ,gội đầu cho họ, giúp đỡ họ trong những công việc mà họ không tự làm đuợc vì quá đau đớn, mệt mỏi. Các bệnh nhân thường thiếu người chăm sóc. Chúng tôi phát động phong trào nuôi heo đất trong giáo xứ để chia sẻ, giúp đỡ các bệnh nhân ung bướu này, giúp nồi súp cho bệnh nhân ung bướu hằng ngày, đồng thời cũng giúp những gia đình khó khăn, già cả neo đơn.

Mỗi năm gần Tết, ai cũng chuẩn bị trong gia đình đón Xuân nên rất khó kêu gọi đóng góp. Việc dễ dàng hơn là nuôi heo đất, là tiết kiệm hằng ngày: mỗi khi đi chợ về còn dư dăm ba đồng tiền lẻ bà con bỏ vào con heo. Lâu ngày, tích tiểu thành đại, nhiều con heo được tiền triệu có con tới ba bốn triệu… Như thế gần Tết không cần kêu gọi, chỉ việc đi thu heo đất cũng được một số tiền giúp bà con khó khăn kém may mắn.

Điều đặc biết là từ hơn 10 năm nay không năm nào heo đất năm sau lại thua năm trước! Mỗi năm, heo đất đều được nhân lên, bất chấp kinh tế khó khăn hay khủng hoảng. Năm đầu tiên nuôi heo đất được 35.000.000đ, năm 2008 được 210.000.000đ, năm 2009 được 237.000.000đ. Sự đóng góp không chỉ có nơi giáo dân hiện sống trong giáo xứ, mà cả bà con khi đi xa rồi, trong cũng như ngoài nước, ai cũng nhớ nuôi con heo đất, nhất là bà con gốc Phú Hạnh định cư ở nước ngoài.

WGPSG: Truyền thống nuôi heo đất hẳn đã giúp cho người tín hữu sống mầu nhiệm hiệp thông nhiều hơn?

Cha sở: Đúng thế, con heo đất tiết kiệm nói lên sự quảng đại, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn về vật chất một cách cụ thể. Bà con chỉ có thể làm việc này khi đã có sẵn trong tim sự hợp nhất yêu thương đối với mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, màu da, sắc tộc. Chẳng hạn như vụ động đất kinh hồn vừa qua tại Haiti, bà con rất mau mắn đóng góp. Dù không nhiều so với nhu cầu của nạn nhân, nhưng cũng nói lên tinh thần hiệp nhất yêu thương, đồng lao cộng khổ.

Bác ái xã hội

WGPSG: Ngoài việc nuôi heo đất, giáo xứ còn có chương trình nào khác không, thưa cha?

Cha sở: Từ lâu, qua báo cáo của các anh chị em Legio, chúng tôi rất trăn trở không biết kiếm đâu ra tiền để giúp chút ít cho bà con ung bướu ở Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định mua thuốc điều trị, mặc dầu, mỗi tháng chúng tôi vẫn cố gắng gửi số tiền nhỏ bé 1.500.000đ đóng góp cho “nồi súp ung bướu”, và gửi anh chị em Legio mỗi ngày đến giúp các Sơ Bác ái Vinh Sơn đưa cháo đến cho từng bệnh nhân. Tháng vừa qua, chúng tôi đã mạnh dạn kêu gọi bà con đóng góp cho “Tủ thuốc Ung bướu”. Chỉ hơn một tháng kêu gọi mà bà con đã giúp được 360.000.000đ. Chúng tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì đây là lần kêu gọi từ thiện bác ái mà bà con đóng góp nhanh nhất. Thật tạ Ơn Chúa vô vàn và xin Chúa trả công bội hậu cho bà con đã quảng đại hy sinh trong công việc bác ái này.

Ngoài ra, mỗi tháng chúng tôi vẫn thường xuyên giúp các em học sinh nghèo và các gia đình đặt biệt khó khăn bằng số tiền nhỏ bé: 6.500.000đ. Đó là công việc thường xuyên làm trong mỗi tháng.

WGPSG: Giáo xứ Phú Hạnh có dự định cụ thể nào trong năm Thánh 2010 để trở thành con tàu NOE theo như lời mời gọi của Đức Hồng Y?

Cha sở: Trong Năm Thánh 2010 này, chúng tôi kêu gọi bà con giáo dân quan tâm đặc biệt tới bà con di dân từ các nơi về chung sống chung quanh mình, thăm viếng, giúp đỡ họ có công ăn việc làm, nhất là nhắc nhở bà con đề phòng những tệ nạn xã hội tràn lan trong Thành phố.

WGPSG: Xin chân thành cám ơn cha đã chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ bác ái rất quý giá.


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_1.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_4.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_7.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_8.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_10.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_13.jpg


http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/album_display_big/ntph_15.jpg


http://tgpsaigon.net