PDA

View Full Version : VIẾT CHO EM



Masafot
26-05-2009, 10:04 PM
http://www.dunglac.org/upload/article/1238643544.jpg (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:showpopup%28%27file=article/1238643544.jpg%27%29)

1 - ĐỨC DŨNG CỦA NAM NHI


EM.
Mẹ Em đã đến khóc với tôi. Tất cả chỉ vì Em.
- Bây giờ con không còn khả năng để dạy con của con nữa. Nó coi con không ra gì.
- Con của chị ngoan lắm mà.
- Hồi còn bé nó rất ngoan, bây giờ nó bắt đầu hư. Hôm qua nó ăn cắp tiền. Con bắt nó nằm xuống, nó nằm thẳng băng như khúc gỗ. Con đánh mười roi. Nó không xin bớt, không xuýt xoa, không gồng mình, không khóc. Con đánh xong, nó đứng phắt dậy, cười hề hề: “Mẹ đánh như gãi ngứa”. Nói rồi nó bỏ đi một mạch… Chồng con phải bươn chải đây đó, có khi cả tháng chưa về một lần. Cực khổ như vậy mà vẫn chưa đủ ăn, thì còn giờ đâu để ngó ngàng đến con cái. Một mình con phải lo dạy dỗ nó.Nói thì nó không nghe. Đánh thì nó chê là gãi ngứa. Con không biết phải làm gì bây giờ. Xin cha cầu nguyện cho gia đình con.
- Con của chị chưa hư đâu. Nó bắt đầu làm người đàn ông đấy. Chỉ tiếc là nó đang ở giai đoạn quá độ: Ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng, cứ ngang ngang như cua bò. Nó không khinh dể chị đâu. Nó vẫn thương chị, nhưng nó không sợ chị nữa. Con trai nó vậy đấy…
Mẹ Em an tâm dắt xe ra về. Nhưng dường như nỗi lo vẫn còn đó, vì hai bánh xe lăn chậm chạp bên cạnh bà chủ thả bộ nhẩn nha. Còn tôi thì cười thầm trong bụng. Tôi cười mẹ Em, vì mẹ Em quá lo cái chẳng đáng lo. Tôi cười Em, vì Em ngạo nghễ một cách vô tâm vô tình.
Em
Mẹ Em là phụ nữ, sống bằng tình cảm nhiều hơn bằng lý trí. Chính Chúa đã an bài như thế, để Em được ủ ấp qua suốt tuổi thơ. Sữa và tình yêu là sản phẩm thiết yếu của tuổi thơ. Thiếu tình yêu bao la của mẹ, Em không thể trở thành một người bình thường được mà có nguy cơ trở thành con thú hung dữ. Em hãy cám ơn Chúa và biết ơn mẹ Em về tình yêu ấy. Nhưng bây giờ tình mẫu tử không còn là nhu cầu bức xúc nữa. Em bắt đầu trở thành người đàn ông, sống bằng lý trí nhiều hơn bằng tình cảm. Em thích làm cái dù che mát cho người ta, chứ không muốn người ta che dù cho mình. Vì thế mà Em không xin Mẹ giảm thiểu hình phạt. Van xin là yếu đuối. Em không sợ mẹ, vì sợ là hèn nhát. Em ngạo nghễ chê mẹ đánh như gãi ngữa, vì đó là anh hùng tính của nam nhi. Tôi biết có những bạn trẻ cầm than hồng trong tay và ngửi mùi khét của da thịt mình, vì muốn làm người hùng kiểu A-léc-xăng Đại Đế. Và chỉ có con trai mới chơi những trò như vậy.
EM
Em là con trai thì hãy:
“ Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài tan”.
Làm trai thì phải hào hùng. Dũng là nhân đức nhân bản và căn bản của đàn ông. Dũng là căn tính của Em. Nhưng Dũng không có nghĩa là ngạo nghễ cwif vào mũi mẹ. Tôi hiểu rằng những cái nhỏ nhặt của phụ nữ không chiếm được lòng ngưỡng mộ của Em. Em không sợ mẹ là vì thế. Em không kính phục mẹ là vì thế. Nhưng Em không nên coi thường nỗi đau của mẹ. Em không muốn mẹ là cái dù che cho Em, thì Em hãy là cái dù che cho mẹ, bao bọc mẹ và nâng niu mẹ. Thế mới là cái Dũng của đàn ông.
Dũng không phải là đánh lộn, không sợ chết. Dũng cũng không phải là liều mạng đua xe không có thắng. Dũng không phải là trò cướp giật trước mũi công an… Những cái đó chỉ là mặt trái của đức Dũng mà thôi.
Em chỉ mới bắt đầu làm đàn ông. Đức Dũng mới chỉ nảy mầm trong Em. Em còn phải vun xới để nó lớn lên tới tầm mức viên mãn:
1. Em phải có ý chí mạnh, nghĩa là khó khăn nào cũng vượt qua, không bao giờ lười biếng. Một nhà tâm lý đề nghị: “Mỗi ngày bạn nên làm một vài việc bạn không thích. Như thế bạn sẽ có nghị lực chống lại những cám dỗ bất ngờ”. Khuynh hướng xấu trong ta dường như nhiều hơn khuynh hướng tốt. Thiếu nghị lực chiến đấu, ta sẽ đè bẹp bởi đủ mọi thứ tội lỗi.
2. Em phải tập để có tinh thần trách nhiệm cao. Bổn phận nào cũng phải chu toàn. Làm con Chúa, làm con cha mẹ, làm anh em, làm học trò, làm công dân… Tất cả đều là những bổn phận phải chu toàn. Phải can đảm lắm mới làm trọn bấy nhiêu bổn phận. Đó là cái Dũng của Em.
3. Em phải mở mang kiến thức không ngừng, xứng đáng với sứ mạng làm con trai, nghĩa là “phải có danh gì với núi sông”. Em phải có quyết tâm không bao giờ đến trường mà chưa thuộc bài. Tôi có một ông bạn hồi còn học lớp sáu lớp bảy, ông học chẳng bằng ai – Ông chẳng hiểu gì về đại số. Ông không đủ khả năng sinh ngữ để đọc sách giáo khoa. Tức khí, ông bèn quyết tâm dùi mài. Áo có hai túi, thì một túi dành cho công thức toán lý hoá. Túi kia dành cho ngữ vựng tiếng Pháp - Mỗi ngày năm ngữ vựng viết trên một tờ giấy nhỏ, bỏ vào túi. Lâu lâu lại mang ra đọc một lượt. Đi cầu cũng đọc. Công thức toán lý hoá thì viết vào một tờ giấy nhỏ, bỏ vào túi bên kia và cũng đọc nhiều lần như ngữ vựng… Ông kiên trì như thế suốt một năm. Khi lên lớp tám thì ông đã đủ khả năng đọc sách báo bằng Pháp ngữ. Về toán lý hoá thì ông đi trước bạn bè một cấp, nghĩa là khi ngồi lớp tám, thì ông học toán lý hoá của lớp chín.
4. Trí khôn chỉ minh mẫn trong một thân thể cường tráng. Do đó Em phải kiên trì tập thể dục và say mê một môn thể thao nào đó. Tuổi trẻ thường chỉ trích thể thao, vì thể thao đem lại nhiều vinh dự. Tuổi trẻ không thích thể dục, vì thể dục âm thầm lặng lẽ và khiêm nhu không đem lại hào quan vinh dự. Dũng chính là kiên trì xây dựng sức khoẻ và sức chịu đựng. Thiếu đức Dũng, Em sẽ bỏ cuộc dở chừng. Đó là bán đồ phi phế và là bạc nhược, là không xứng với nam nhi.
EM.
Tôi chờ để thấy Em là một người đàn ông chân chính, có nghị lực, có uy tín, có địa vị. Tôi chờ để thấy Em là niềm hãnh diện của cha mẹ. Tôi chờ để thấy Em là niềm vinh dự cho vợ và cho con. Tất cả bấy nhiêu thành tựu đều là con đẻ của đức Dũng. Dũng là căn tính của Em.
http://www.dunglac.org

dominico_dung
26-05-2009, 10:20 PM
1 - ĐỨC DŨNG CỦA NAM NHI



'...Em không muốn mẹ là cái dù che cho Em, thì Em hãy là cái dù che cho mẹ, bao bọc mẹ và nâng niu mẹ. Thế mới là cái Dũng của đàn ông. ...'
http://www.dunglac.org


Nhập tâm câu này của Ngài!!!
=============================

Masafot
27-05-2009, 06:31 AM
VIẾT CHO EM: 2/ MỐI TÌNH ĐẦU
http://www.dunglac.org/upload/article/1238721805.jpg (javascript:showpopup('file=article/1238721805.jpg'))
EM.
Em thầm yêu Thắng. Thắng thầm yêu Em. Chúa nhật nào hai đứa cũng rủ nhau đi lễ ở nhà thờ Đức Bà. Hỏi tại sao, thì bảo là đi nghe cha Khảm giảng lễ. Lễ xong hai đứa cùng nhau đi ăn phở vỉa hè. Phở vỉa hè vừa rẻ vừa ngon. Đi lễ thì quỳ bên nhau. Ăn phở thì ngồi nhìn nhau. Tình yêu trong trắng như thiên thần. Tình yêu thắm thiết như ruột thịt. Cứ đều đặn như thế qua suốt hai mùa Giáng Sinh.
Em không ngỏ ý. Thắng không ngỏ lời. Tình lặng lẽ trôi. Thế rồi bỗng Hoàng nhảy dù xuống, đứng giữa hai người. Hoàng chánh thức xin cưới Em. Hoàng hơn Thắng về mọi phương diện: cao lớn, lực lưỡng, hoạt bát, học giỏi, con nhà giàu, lại được cả gia đình Em làm hậu thuẫn. Cha mẹ đốc vô, anh chị vun vào. Bạn bè của Em đứng hết về phía Hoàng. Thắng lủi thủi tránh mặt, chờ thái độ của Em.
Em yêu Thắng, còn Hoàng thì Em chỉ mới thích thôi. Lấy Thắng mà bỏ Hoàng thì thấy tiêng tiếc. Lấy Hoàng mà bỏ Thắng thì thấy thương thương. Em hỏi tôi: “Lấy Thắng? Lấy Hoàng? Hay là ở giá?” Câu hỏi của Em khó quá, nên câu trả lời của tôi đành treo lơ lững trên mây.
Em hãy tạm gác câu chuyện của Em sang một bên, để nghe tôi kể chuyện thiên hạ. Nghe chuyện người ta, để gẫm ra chuyện mình.
Có một bà mệnh phụ rất xinh đẹp và rất quý phái, rất dịu dàng và rất duyên dáng. Chồng của bà là một quan chức lớn. Tính ông rất điềm đạm và độ lượng. Cấp trên không dám ăn hiếp, cấp dưới không dám qua mặt. Tài đức song toàn. Một mẫu đàn ông lý tưởng. Con gái thì xinh như mẹ. Con trai thì hào hiệp như cha. Hạnh phúc chan hoà. Ai nhìn cũng ham. Ai thấy cũng thèm.
Hôm ấy bà mệnh phụ rủ người bạn tâm phúc từ tuổi thơ ấu đi viếng Đức Mẹ Bãi Dâu.
Chỉ hai đứa mình thôi, Em có một chuyện tâm tình muốn nói với chị.
- Bộ ông xã của chị lại sinh tật rồi hả?
- Không phải. Ra ngoài VŨng Tàu Em sẽ nói cho chị nghe.
Hai chị Em ngồi lần hột dưới chân đài Đức Mẹ. Hết chuỗi năm mươi, bốn ánh mắt nhìn về phía chân trời xa xăm. Im lặng…Im lặng đến chịu không nổi.
- Bộ ba tụi mình hồi đó chỉ có chị là hạnh phúc nhất. Em thì vui buồn đắp đổi. Còn Quỳnh Như thì mẹ goá con côi.
- Cám ơn chị. Ai cũng khen Em là hạnh phúc, mà hạnh phúc thật. Chồng như thế, con như thế. Ba mươi năm sống với nhau mà anh ấy chưa một lần nặng lời với Em. Nhưng suốt ba mươi năm, Em chỉ kính trọng và quý mến anh ấy chứ… chưa một lần yêu.
- Thế chị yêu ai?
- Anh Hưởng. Em chỉ yêu một mình anh ấy. Muốn quên mà không được. Mối tình đầu mà. Anh ấy cũng không quên được Em. Tuần rồi anh ấy viết thư cho Em: “Nếu Em đồng ý, thì chúng ta sẽ bỏ tất cả mọi sự ở Việt Nam. Chúng ta qua Paris và sống chung với nhau những năm cuối đời”. Em cảm thấy yếu đuối quá. Xin chị cầu nguyện cho Em. Nếu không được Đức Mẹ phù hộ, thì Em đã sa ngã từ lâu rồi.
- Thế tại sao hồi đó chị không lấy anh Hưởng?
- Em phải vâng lời cha mẹ. Cha mẹ Em có lý, vì anh này hơn hẳn anh Hưởng cả về tài lẫn đức. Cha mẹ Em chê anh Hưởng lóc chóc, không có chiều sâu.
EM
Em đã nghe tôi kể chuyện về bà mệnh phụ. Bây giờ Em hãy nghe tôi nói chuyện với bà ấy.
Chị,
1. Chị đã không lấy được người yêu, chỉ vì chị tôn kính và vâng lời hai đấng sinh thành. Suốt ba mươi năm trường, chị lặng lẽ nuốt sầu, để cha mẹ được vui. Lòng hiếu thảo của chị đáng được ghi vào sử sách. Suốt ba mươi năm ròng rã, chị vẫn một niềm quý mến và kính trọng chồng, một người mà chị chưa một lần nào cảm thấy yêu thương. Cũng suốt ba mươi năm ròng rã, chị luôn luôn là người mẹ dịu dàng và khôn ngoan, tạo được năm mặt con vừa đẹp vừa ngoan. Chị xứng đáng là người vợ gương mẫu, là người mẹ đáng tôn vinh. Một mình chị ngậm đắng nuốt cay, để mọi người trong gia đình được hạnh phúc. Tôi ca ngợi chị. Tôi ngưỡng mộ chị.
2. Nhưng nếu chị lấy được người yêu, thì người yêu ấy không còn là thần tượng của chị như bây giờ nữa. Cũng rất có thể là chị chẳng hề được hạnh phúc bên người yêu ấy. “Tình yêu chỉ đẹp khi còn dang dở” là thế. “Ở xa thì thơm, ở gần thì thúi” cũng là thế. Mọi thực tế ở trên đời này đều rất bình thường, hoặc rất tầm thường. Mọi cái đẹp chỉ có trong giấc mơ. “Đẹp như mơ” là vậy. Rất nhiều người đã lấy được người yêu đầu tiên, nhưng họ chẳng hề yêu nhau như chị và anh Hưởng đang yêu nhau đến thế, cũng chỉ vì hai người đã lấy được nhau. Vậy thôi!
3. Bản thân Chị là một bài học đắt giá cho mọi người làm cha mẹ.
3.1. Một người đàn ông có tư cách, có địa vị mà phải sống với một người vợ không yêu mình suốt ba mươi năm trường! Người vợ ấy chỉ là người đàn bà không hơn không kém. Chua quá! Đắng quá! Bất công vô cùng! Ai đã tạo nên nông nỗi ấy?
3.2. Ba mươi năm ròng rã, thân xác thì trao cho chồng, mà linh hồn thì dâng hiến cho người yêu. Như thế có phải là ngoại tình từ xa không? Có lẽ chị vẫn tự hỏi như thế. Lương tâm bị cắn rứt khôn nguôi. Khổ vô cùng! Ai tạo nên nông nỗi ấy?
Chị.
Tôi mong rằng chị là người cuối cùng bị ép bỏ người yêu để lấy người không yêu.




Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
28-05-2009, 05:53 AM
3/ KIẾP LÀM DÂU



http://www.dunglac.org/upload/article/1238806067.jpg (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:showpopup%28%27file=article/1238806067.jpg%27%29)


EM.
Vợ chồng Em vừa hoàn thành căn phòng lộng lẫy. Đẹp quá, ai cũng bảo thế. Đường nét, màu sắc, thể khối hài hoà đến “nổi da gà”, ông Giáo Sư kiến trúc khen ngợi. Đây là tác phẩm đầu tay của Em. Em thiết kế, Em điều khiển công trình, Em mua vật tư, Em trả lương cho thợ. Dường như Em làm tất cả. Dường như Em nhớ thuộc lòng từng sợi dây chì…
Em đứng trước gương và cảm thấy mình đẹp quá chừng! Trong ánh mắt của chị chồng, anh chồng và chị dâu, Em cảm thấy như có cái gì gai gai. Họ thèm thuồng. Họ ganh tị.
Hai vợ chồng Em chỉnh tề trong bộ áo vét mới tinh, nghiêm trang đứng trước bàn thờ tổ tiên. Hiên ngang và kêu hãnh vô cùng!...Bỗng Em khóc oà lên. Nước mắt trào ra làm nhoè nhoẹt cả phấn son. Cả nhà nhớn nhác. Dường như có một chuyện gì đau đớn lắm, ấm ức lâu ngày, nay bùng vỡ.
1. Em là con gái út, xinh đẹp và thông minh nhất nhà. Mẹ chết sớm, Em được cha nâng niu hơn anh chị gấp ba bốn lần. Cha Em làm thầy giáo, thông minh và đức độ, nhưng không giàu có; được kính trọng như không được nể vì. Xã hội trọng phú khinh bần.
2. Em về làm dâu cho một gia đình quyền quý. Hoành phi, câu đối, sơn son, thếp vàng, huân chương, huy chương, chỗ nào cũng là giàu sang, chỗ nào cũng là chức trọng. Mỗi bước đi là một khúm núm. Mỗi lần gặp gỡ là phải vâng vâng, dạ dạ. Em bị cuốn hút vào cỗ máy khổng lồ của đại gia tộc ấy. Quên bẵng ruột thịt nhà mình. Vong linh của mẹ Em, chẳng ai thèm nhắc đến. Đức độ của cha Em, thì bà chị chồng mỉa mai là quân tử tàu. Chồng Em là phận út chẳng dám mở miệng nói một lời. Em bị vong thân. Tập thể nhà chồng chôn sống dòng họ nhà em. Ăn ngon, mặc đẹp mà chẳng có gì dâng cho mẹ. Mua quà cho cha, thì phải chìa tay xin chị cả. Ôi kì lạ!?
3. Đùng một cái, cha Em nằm xuống, lặng lẽ đi về cõi tiên, chẳng để lại một lời trăn trối. Em gào lên thảm thiết. Em bò từ ngoài cổng bò vào, đập đầu xuống đất mà khóc: “Cha ơi! Cha ơi! Cha giận ai mà ra đi không giã từ? Người ta trọng phú khinh bần cha ơi là cha ơi…”
Em muốn lập bàn thờ cho cha mẹ, nhưng chẳng biết đặt ở đâu. Chỉ có bàn thờ trong tim!
4. Chồng Em chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Một mình Em đấu tranh đòi độc lập. Em thi vào Đại Học kiến trúc, cả dòng họ nhao nhao phản đối. Chồng Em câm như hến. Kệ, khổ quá rồi, Em phải tìm về cõi sống. Em vật lộn để sống. Em vật lộn để xứng với đời. Em thành công, nhờ vong linh của cha mẹ Em, nhờ lòng hiếu thảo đối với một người cha trọng nghĩa khinh tài.
Ngôi nhà này là của Em. Em xây dựng nó bằng mồ hôi của Em, bằng bộ óc thông minh của cha Em để lại. Em không móc ngoặc như người ta. Em không ăn bẩn ăn thỉu như người ta….
Và…bây giờ đã có bàn thờ cha mẹ. Ôi cặp mắt mệt mỏi của người mẹ nhẫn nhục! Ôi vầng trán cao sang của một người cha suốt đời không bao giờ chịu sống hèn… Bỗng Em uất lên và lại thấy mình cô đơn, vì mẹ em đã nằm xuống, vì cha đã ra đi…không một lời trăn trối.
EM.
Trước hết tôi mừng cho Em vì Em là thân gái mà đã đơn thương độc mã giành được chiến thắng vẻ vang như thế. Nhưng không có chiến thắng nào mà không phải hi sinh, mà không có mất mát. Không có tấm huy chương nào mà lại không có mặt trái.
1,
Gia đình bên chồng Em là gia đình cực kỳ phong kiến. Cha chồng, chú chồng Em đều tham gia cách mạng dân chủ. Họ đã thành công. Đất nước đã độc lập. Nhưng họ lại không thành công trong cuộc cách mạng xã hội. Cái tính quan liêu là truyền thống của gia đình vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ.
Em tự bứt mình ra khỏi cái khuôn thước đó, cái gông cùm đó. Em làm đúng. Bây giờ Em đã độc lập rồi. Em có nhà riêng. Em ra riêng. Không còn lệ thuộc. Em làm chủ sinh hoạt của gia đình. Từ nay chồng Em được quyền cưng vợ mà không bị nói móc nói xéo. Từ nay em được quyền góp ý với chồng mà không cần chờ ý kiến của ông anh cả.
Nhưng…dường như Em lại bắt đầu quan liêu. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ. Dáng đi vững vàng của Em, giọng nói sang sảng của Em, nụ cười trong gương của Em, ánh mắt tự tin của Em…đều mang tính thách thức, đều là những mũi tên vô hình nhắm thẳng vào bà chị chồng, cô em chồng, vợ ông anh cả và thậm chí cả ông bố chồng. “Từ nay không còn thằng nào, con nào có quyền khinh tao nữa. Chúng mày chỉ còn lác mắt mà nhìn”. Em thầm nghĩ như thế. Và…khi Em cùng niệm hương với chồng trước bàn thờ tổ, Em liếc mắt sang chồng và thì thầm trong bụng: “Từ nay chồng phải biết vâng lời vợ nha. Anh phải biết nghe lời em nha. Đừng có sợ người ta mà ăn hiếp vợ nữa…”
2.
Truyền thống gia đình, liên hệ trong đại gia tộc đang là điểm son của văn hoá Á Châu, của văn hoá VIệt Nam. Em thử liếc mắt nhìn sang các nhà hưu dưỡng tại các nước phương Tây, ở đó các cụ già có con có cháu mà cảm thấy cô đơn lạ lùng. Không có một căn nhà chung cho hai ba thế hệ. Thậm chí cha con trong nhà mà không có một giờ để nói chuyện với nhau, hoặc cùng ăn với nhau một bữa cơm. Mẹ đi làm sớm, khi con chưa thức dậy. Cha đi làm về trễ khi con đã đi ngủ. Tình yêu phôi pha. Tình nghĩa lợt lạt.
Người ta kể rằng có một bà già người Đức thuê khắc một bia mộ cho con chó. Nội dung bia mộ đó là: “Đây là nơi anh an nghỉ cuối cùng của niềm hi vọng độc nhất của đời tôi”. Tại sao, thì Em hiểu rồi.
Em hãy giữ lấy quan hệ đại gia tộc, nhưng hãy canh tân hình thức và cơ chế của nó. Gia đình phong kiến của bên chồng Em nặng về hình thức và trọng tôn ti đẳng cấp quá đáng. Nó là môi trường thuận lợi phát triển tinh thần nịnh trên đá dưới. Tập thể huỷ hoại cá nhân.
Em hãy xây dựng một đại gia đình mới, ở đó tình thân ái là chính, quyền bính là phụ. Còn Em thì cứ hãnh diện, nhưng đừng ngạo nghễ; vui mừng nhưng đừng thách thức. Như thế cha Em sẽ tiếp tục sống trong Em, người cha đáng mến vô vàn.



Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
29-05-2009, 06:36 AM
VIẾT CHO EM : 4/ KIỀNG BA CHÂN




http://www.dunglac.org/upload/article/1238908803.jpg (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:showpopup%28%27file=article/1238908803.jpg%27%29)


EM.
Tôi đến thăm Em. Em mời tôi một điếu Samít. Vừa thơm vừa đượm khói. Vợ Em lúi húi ở trong nhà bếp, vừa đun nước vừa góp chuyện. Vợ Em khoe thằng Tuấn học giỏi. Tôi hỏi Em:
- Tuấn học lớp mấy?
- Em ơi! Cha hỏi con mình học lớp mấy?
- Lớp bốn.
- Nó học với cô nào vậy?
- Biết đâu à. Nghe nói nó học với cô Bắc Kỳ nào đó. Vợ Em trả lời một cách vô tư như thế.
Em cho con đi học mà không biết con mình học lớp mấy. Vợ Em biết con mình học lớp bốn, mà không biết con mình học với ai. Nói là cô giáo Bắc Kỳ, cũng chỉ là biết mơ hồ vậy thôi. Tôi tỏ vẻ không vui. Vợ chồng Em chống chế.
1.
Em đi buôn chuyến, một tuần chưa về nhà được một lần. Về nhà thưa thớt như thế Em chỉ đủ thời giờ để tạo ra con. Tuyệt nhiên không có thời giờ để dạy con, mà dạy con thì khó hơn sinh con hằng ngàn lần.
Tạo ra bé Tuấn chưa phải là chuyện lớn lao. Hồi tôi còn bé tí, làng tôi có một người đi ăn xin, cả làng gọi là con Nhật. Con Nhật chột mắt, xách bị đi ăn xin, tay cầm cái roi để đuổi chó. Cứ thấy con Nhật là tôi chạy trốn…Ban ngày đi ăn xin, tối về ngủ ở cái điếm đầu làng.
Bẵng một thời gian chẳng thấy con Nhật đâu. Thế rồi con Nhật lại về, lại đi ăn xin. Nhưng bây giờ hắn lại bồng thêm một thằng cu tí, béo tròn béo trục. Con Nhật chột đi ăn xin cũng tạo ra được một đứa con trai bụ bẫm.
Sanh con không dễ, nhưng không khó. Sinh được bé Tuấn, Em chưa hơn con Nhật đâu. Sự nghiệp lớn lao của người cha chính là nuôi dạy con trong một quá trình dài gần một phần tư thế kỷ. Em đã làm được gì trong công trình này, ngoài việc cho bé Tuấn cơm ăn áo mặc, cơm ngon áo đẹp? Em viện lý do không có thời giờ theo dõi việc học hành của con cái. Không đúng. Em còn dư giờ để biết con mình học lớp mấy, học thế nào, học với ai. Mỗi tháng Em về nhà vài ba lần, mỗi lần vài ba ngày, mỗi ngày vẫn có hai mươi bốn giờ…Em vẫn có thể dùng điện thoại di động để nói chuyện về việc học hành của bé Tuấn. Điều quan trọng là Em biết đam mê dạy con, y như Em đã đam mê coi đá banh vậy.
2.
Vợ Em lo cho con cái thật nhiều, nhưng nhiều mà luộm thuộm. Do đó lao động nhiều mà kết quả không bao nhiêu, chỉ vì thiếu phương pháp. Và…thiếu cả ý thức giáo dục nữa. Để bé Tuấn trở nên người hữu ích cho xã hội, vợ chồng Em không thể đơn phương mà làm được. Tụi Em phải liên kết với học đường và xã hội tạo thành một cái kiềng ba chân vững chắc.
2.1.
Học đường không phải là cái khuôn làm sẵn để đúc các trẻ em thành một rừng người giống hệt nhau, nhưng là nơi tạo khuôn theo khả năng và cá tính của mỗi em. Do đó Em phải chọn trường cho con mình. Trường nào có truyền thống giáo dục phù hợp với cá tính và khả năng của bé Tuấn, thì gởi Tuấn vào.
Gởi con cho trường: chưa đủ; còn phải liên hệ thường xuyên với nhà trường yêu thầy cô của con mình. Gia đình liên kết với học đường để thấy diễn biến xảy ra nơi con mình và để cùng với học đường tìm ra được phương pháp ứng dụng đúng nhất.
Điều đáng sợ nhất là gia đình quá tin tưởng vào học đường, rồi phó thác tất cả cho học đường. Như thế thì cái kiềng chỉ còn hai chân!Đổ kềnh!
Muốn bé Tuấn nên người, tụi Em phải thương cô giáo của Tuấn. Cô giáo của Tuấn là cô Bắn Kỳ thật đấy, cô giáo tiên tiến của trường. Tuấn sẽ hãnh diện lắm và sẽ hăng hái học tập nếu thấy cô giáo và chà mẹ thương nhau và cùng nhau thương mình. Cô giáo của Tuấn nghèo lắm. Lương tháng của cô chỉ đủ cho Em ăn sáng và hút thuốc. Sáng nào cô cũng đi chợ, nhưng món chủ lực trong giỏ của cô vẫn chỉ là bó rau muống. Phải chi vợ Em cùng đi chợ với cô, cùng nói chuyện về chuyện học hành của Tuấn và…thỉnh thoảng lại bỏ vào giỏ của cô một con cá rô, một trăm gram thịt heo. Đừng hối lộ cô. Nhưng đó là tình bạn, đó là lòng biết ơn. Biết ơn giùm con mình. Biết ơn giùm cả Nhà Nước nữa.
Nhưng dù sao tôi vẫn phải nói nhỏ với Em một điều. Cô giáo Bắc Kỳ của Tuấn xinh ơi là xinh, thế mà vẫn đồng không mông quạnh. Một ông phụ huynh lẻo mép như Em mà cứ thậm thọt thăm viếng cô giáo, thì e…có sự cố. Hãy để vợ Em làm công tác ấy. Êm!
2.2.
Chân thứ ba của cái kiềng vững chắc là xã hội. Xã hội thì phức tạp vô cùng. Phố xá, chợ búa, quán xá, phim ảnh, sách vở, báo chí…đều là xã hội. Ở những nơi ấy, dường như cái xấu nhiều hơn cái tốt. Làm thế nào để bé Tuấn không nhiễm cái xấu của xã hội? Khó lắm! Khó quá! Phải tỉnh thức. Phải theo dõi thương xuyên. Phải nhìn xa. Phải thấy rộng. Hãy làm tất cả những gì khă năng cho phép. Để góp ý với Em một chút kinh nghiệm, tôi kể cho Em nghe một câu chuyện.
Em Thoảng, 12 tuổi, rất năng nổ, rất vui tính. Cha mẹ em không giàu, nhưng em có rất nhiều đồ chơi. Có cả xe hơi điện tử điều khiển từ xa. Tôi lân la đến bên em.
- Cha me cho con nhiêu tiền mà con mua sắm dữ vậy?
- Hổng có! Con kiếm tiền ên à!
- Con làm gì ra tiền?
- Con đứng chơi ở trước cửa nhà trọ. Mấy chú ở trọ nhờ con kêu giùm mấy cô bán quán. Mấy chú ấy cho con tiền, mấy cô cũng cho nữa.
- Mấy chú cho nhiêu?
- Một nghìn.
- Còn mấy cổ thì cho nhiêu?
- Một nghìn luôn.
- Mấy chú ấy kêu mấy cổ đến để làm chi vậy?
- Biết đâu à!
Mười hai tuổi đã hành nghề ma cô, dù chẳng biết ma cô là gì. Hôm nay Thoảng vẫn còn là thiên thần, nhưng ngày mai thiên thần sẽ gãy cánh. Tội nghiệp!
EM.
Cứ đi buôn chuyến, vì đó là sinh kế của Em. Nhưng buôn bán chỉ là phương tiện để sinh sống, để giáo dục con cái. Nếu vì kế sinh nhai mà em phải quên bẵng đứa con, thì tôi hơn em hãy quên bẵng buôn bán để trở về với đứa con. Tuấn là tất cả của Em.
Nhưng thực tế mà nói, Em vẫn có thể vừa kiếm cơm, vừa dạy con…Cơm vẫn ngon, con vẫn giỏi.


Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
30-05-2009, 04:57 PM
VIẾT CHO EM: 5/ EM BÉ TÒ MÒ



http://www.dunglac.org/upload/article/1239105088.jpg (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:showpopup%28%27file=article/1239105088.jpg%27%29) EM.

Em dẫn con đến để khoe với tôi.

- Mới năm tuổi mà nó khôn quá chừng cha ạ. Nó hỏi trăm thứ chuyện, con không biết đường nào mà trả lời. Con sợ nó…hư quá à!

- Tại sao?

- Mới bé tí mà đã tò mò chuyện người lớn.

- Ví dụ…

- Con không dám nói.

- Thế thì biết rồi.

- Sao cha biết?

- Bài bản mà. Dễ ợt!

EM.

Tôi kể chuyện người ta cho Em nghe. Chuyện thằng cu Hiếu, con của vợ chồng nhà Thảo.

1.

Thảo sanh được Hiếu thì tạm nghỉ sanh. Sanh ít, sanh thưa để nuôi dạy con chu đáo. Sanh thưa quá riết rồi làm biếng, không muốn sanh nữa. Bỗng một hôm cu Hiếu đổ quạu.

- Mẹ làm biếng sanh quá à. Thằng Hơn, con Nhanh…đứa nào cũng có em hết. Chỉ có mình con là chùi lủi, chẳng có em gì hết trơn.

- Được rồi, mẹ sẽ sinh con. Nhưng mà phải ngoan, phải thương em mới được.

- Hoan hô mẹ ! (vỗ tay) Mẹ sinh em gái cho con nghen!

Vợ chồng Thảo nhìn nhau. Trầm tư.

2.

Thảo mang bầu. Ột ệt. Cu Hiếu lân la, rờ rẫm, nhỏng mỏ hỏi mẹ.

- Bụng mẹ bự quá à! Tại sao vậy mẹ?

- Em con đó.

- Vậy hả? Mẹ sanh lẹ lẹ đi!

- Không được đâu. Phải đủ 278 ngày thì mới sanh. Sanh sớm, em con sẽ èo uột lắm.

- Vậy thì mẹ đừng sanh vội nghen…

Cu hiếu đành nhẫn nại chờ đợi. Và ngày ấy đã tới... Từ nhà hộ sinh, Thảo bồng con về. Cu Hiếu chạy ra đón. Nó nựng em, rờ mó, mân mê và nhéo mẹ. Nựng em đã, rồi nghển cổ hỏi mẹ:

- Em con chui ra ở chỗ nào hở mẹ?

- Ở lỗ nách. (cười đắc chí)

Cu iếu bằng lòng với câu trả lời sai bét ấy. Thảo vô tư.

EM.

Thảo trả lời gọn lỏn như thế, không thắc mắc gì. Còn Em thì la ầm lên: “Dang ra chỗ khác”. Tôi không hài lòng về câu trả lời của Thảo. Tôi cũng không đồng ý với cách trả lời của Em.

1. Thiên Chúa đặt ta vào vũ trụ. Vũ trụ không biên giới. Vũ trụ đầy huyền bí. Huyền bí nhiều đến mức độ Albert Einstein, nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã phải thốt lên rằng: “Nhuyễn huyền bí của vũ trụ, mà khoa học thế kỷ 20 khám phá được, so với những bí mật còn lại, thì giống như một giọt nước so với đại dương!” Con người có nhiệm vụ khám phá những huyền bí đó. Nó bắt đầu sự nghiệp này từ lúc lên năm tuổi. Như có một động lực huyền bí thúc đẩy, khiến trẻ lên năm thắc mắc và đặt câu hỏi liên tục.

- Tại sao ba có râu, mà mẹ không có:

- Tại sao con gà chỉ có hai giò, con chó lại có bốn chân

- Tại sao ớt cay?

- Tại sao mặt trời ban sáng thì to, ban trưa thì nhỏ?

- Tại sao trên trời có nước?

- Tại sao con gái hổng có con chim?



2. Cánh cửa Tạo Hoá mở ra để ta đi vào vũ trụ huyền bí, thì không ai có quyền khép lại. Mỗi câu hỏi của trẻ em, đều phải được trả lời thoả đáng. Khai mở trí tuệ là bổn phận của mỗi người và của mọi tập thể. Em là người đầu tiên có nhiệm vụ dắt con mình đi vào vũ trụ ấy.

Nhưng tiếc thay, Cả Em lẫn Thảo đều là những hướng dẫn viên rất vụng về. Thảo hiểu: “Em con chui ra ở lỗ nách”. Thảo xuyên tạc thiên nhiên. Thảo bẻ cong chân lý. Thảo ngang nhiên nói dối con mình. Thế mà Thảo vẫn cười một cách vô tư. Còn Em thì chặn họng con mình: “Tầm bậy! Dang ra chỗ khác!” Sanh con như thế là tầm bậy sao Em? Truyền sinh là một huyền nhiệm do Chúa an bài thế mà Em nỡ tâm phê là tầm bậy sao? Cả Thảo lẫn Em đều vô tình chậm bước tiến của con mình. Nói cách khác: cả Thảo lẫn Em đều không đồng cảm với Chúa trong công trình khai mở trí tuệ cho con cái của mình.



3. Em ơi, đừng hốt hoảng như thế. Thảo ơi, đừng vô tư như vậy. Tôi chẳng có gì để nói với Em, vì tôi chẳng có kinh nghiệm gì trong vấn đề này. Nhưng tôi muốn đọc cho Em nghe những gì tôi đã học được trong sách vở.

Những nguyên tắc giáo dục trẻ em lên năm tuổi.

3.1 – Năm tuổi là tuổi tò mò, bắt đầu tìm hiểu.

3.2 - Người giáo dục phải nhẫn nãi, bình tĩnh trả lời mọi câu hỏi một cách thỏa đáng.

3.3 – Không cho các em hỏi là bịt miệng chân lý, là chống lại trí tuệ.

3.4 – Không bao giờ nói dối. Không bao giờ nói sai.

3.5 – Không được tự thú: “Không biết”. Nói như thế các em sẽ hiểu là ta nói dối.

3.6 - Mẹ đừng nói: “Mẹ không biết. Hãy hỏi cha con”. Nói như thế là gieo vào đầu các em tư tưởng phân biệt: Cha giỏi, mẹ dốt.

3.7 – Khi gặp sự thật không nên nói, thì đừng nói dối; hãy đánh trống lảng sang chuyện khác.

3.8 - Những câu hỏi vượt khả năng trả lời, thì lái sang tư tưởng khác. Ví dụ: bé hỏi tại sao ớt thì cay mà chuối thì ngọt? Trả lời theo khoa học thì quá khó đối với nhà giáo dục và đối với các em. Trong trường hợp này nên lái sang tư tưởng khác: “Chúa làm ra ớt cay để cha con ăn. Chúa làm ra chuối ngọt để con ăn”. Rõ ràng là lạc để mà vẫn đúng và có ích.

EM.

Tôi trở lại câu hỏi hóc búa của bé: “Em con chui ra ở chỗ nào?”. Em không được nói dối nhưng Em đừng nói thật. Ở tuổi lên năm bé chưa lãnh hội được một sự thật có quá nhiều ý nghĩa như thế. Em nên đánh trống lảng: “Mẹ mệt quá con à! Con đi chơi, lát nữa mẹ sẽ nói cho con nghe”. Bé sẽ trở lại và hỏi chuyện khác, chớ không hỏi lại chuyện ấy nữa. Hoặc Em có thể nói: “Chúa làm nhiều việc kỳ diệu lắm, khi nào con học cao lên, thì Mẹ mới nói cho con nghe được”.

Em cũng có thể nói hết sự thật ấy với điều kiện là bé Hiếu cảm nghiệm được Thiên Chúa quan tâm đến bé thật nhiều.









Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
31-05-2009, 01:23 PM
VIẾT CHO EM : 6/LUẬT VỊ NHÂN SINH

EM.
Sáng nay tôi phải chứng kiến một cảnh tượng đau thương đến rơi lệ. Một em bé chừng sáu tuổi vừa đi vừa khóc. Khóc tức tưởi. Đi thất thểu như tên tử tội leo lên đoạn đầu đài. Một bầy con nít bu xung quanh vừa đi vừa hô: “Ỉa trong quần! Ỉa trong quần…!”. Cười ngặt nghẽo. Cười vô nhân đạo. Cười trên nỗi thống khổ của người khác.
Từ trên lầu tôi chạy vội xuống để tìm hiểu nông nỗi. Thì ra:
1.
Em là huynh trường Thiếu Nhi Thánh Thể. Em là giảng viên giáo lý của tôi. Bây giờ Em là giáo viên cấp một. Em giảng bài rất hấp dẫn. Em hướng dẫn sinh hoạt học đường cũng rất hay.
Hôm ấy Em đang giảng bài, thì một bé trai tiến lên khoanh tay tròn vo, cúi đầu, nói lí nhí trong miệng. Em hiểu ý, ra hiệu cho ra. Rồi đến lượt bé thứ hai… bé thứ ba… Miệng vẫn thao thao giảng bài, tay vẫn cứ làm hiệu cho các em đi ra… Một bầy thiên thần đứng trên bờ ao thi đua “xịt nước”. Có vài bé chẳng có nước để xịt.
Biết mình bị lừa. Em nổi giận, soạn ngay một khoản luật: “Để cô giảng bài tốt, để các em tiếp thu bài tốt, từ nay các em đi tiểu thì đi vào giờ chơi. Đã vô lớp rồi, thì tuyệt đối không ai đi tiểu nữa”.
Thế là luật ra đời. Luật vị nhân sinh. Từ ngày có luật, các em học nghiêm túc hơn.
2.
Nhưng sáng nay, khi Em vừa mới khai khẩu, thì một bé trai đến trước mặt Em, khoanh tay không tròn, giọng run run:
- Cô cho em đi cầu.
- Về chỗ, giỡn mặt! Đi cầu, đi tiểu thì đi vào giờ chơi. Vô lớp rồi thì tuyệt đối không đi tiểu nữa. Cô mới ra luật mấy bữa nay, mà hôm nay đã quên rồi.
Em hít thở vài hơi để dằn cơn giận, cơn giận của người lãnh đạo bị người cấp dưới giỡn mặt. Em lại giảng bài. Em lại thao thao… Bỗng có rối loạn ở cuối lớp. Các nhí lấy tay bịt mũi cười hí hí. Em đỏ mặt, đập bàn, la hét một cách giận giữ:
- Im ngay!
- Hí hí…
- Im không?
- Hí hí… Thưa cô, bạn Xi ỉa trong quần.
- Các em đi về hết!
Cả lớp ùn ùn ra về. Sung sướng như được ăn kẹo. Một cuộc biểu tình vô tổ chức đã hình thành. Cả lớp bu quanh bé Xi, hộ tống bé Xi về nhà y như công an đưa tử tội ra pháp trường… còn Em thì gục đầu xuống bàn, khóc hậm hực. Khóc cho đã, rồi Em lủi thủi qua nhà tôi mượn cái xô, xin xô nước, trở về lớp học, chùi rửa một mình…
EM.
Em lãnh đạo hai mươi chín công dân tí hon. Em ra luật. Đó là quyền lập pháp. Em áp dụng luật. Đó là quuyền tư pháp. Em đuổi cả lớp ra về không cần tham chiếu nội qui của nhà trường. Đó là cai trị theo sắc lệnh. Bé Xi bị cả lớp ăn hiếp và lăng nhục, Em không hề biết đến, vì Em bận khóc. Đó là lãnh đạo bất lực và vô trách nhiệm.
Em ơi! Hãy cùng tôi duyệt lại sự cố. Em có trách nhiệm trực tiếp, còn tôi thì là liên can .
1. Em đã ra luật, vì lợi ích của các em học sinh. Em làm đúng. Kết quả là các em học tốt hơn. Nhưng ở dưới gầm trời này chẳng có gì là tuyệt đối cả; chẳng có luật nào là tuyệt đối không thay đổi. Luật đúng là luật ứng dụng theo tình huống, để giữ mãi được mục đích cảu luật là lợi ích cho cá nhân và tập thể. Luật của Em phải thay đổi để ứng dụng theo hoàn cảnh của bé Xi. Bé Xi lỡ ăn vọp luộc vào bữa tối hôm trước. Theo qui luật của thiên nhiên, bé phải đau bụng, bé phải đi cầu một cách không bình thường. Em chỉ biết luật Em. Em quên luật của thiên nhiên và không thèm tìm hiểu hoàn cảnh của bé Xi. Em đã thi hành luật một cách sai lầm. Hậu quả tai hại khôn lường!... Bao lâu còn làm người tương đối, Em đừng bao giờ sử dụng từ ngữ tuyệt đối, nếu không: hậu quả cũng sẽ khôn lường!
2. Trẻ em là thiên thần. Nhưng trong thiên thần đã có mầm mống của qủy ác. Lỡ cho… ra quần là một hành vi hoàn toàn vô tội, nhưng xấu hổ vô cùng, xấu hổ hơn là phạm pháp. Hành vi này phải được cả loài người thông cảm, thương xót và làm bộ không biết. Thế mà bé Xi đã bị các bạn lôi ra tập thể, dày vò, nhục mạ một cách vô tội vạ. Càng dày vò, càng vui. Càng nhục mạ, càng sướng. Vô nhân đạo đến thế là cùng! Các nhà giáo dục gọi cái đó là sự tàn ác của tuổi thơ. Bé Xi bị nhục mạ một cách bất công. Bé Xi là nạn nhân của một bầy qủy sứ. Bé Xi cũng là nạn nhân của Em. Em hãy can đảm lãnh lấy trách nhiệm và ý thức rằng sứ mạng nhà giáo của Em lớn lao và nặng nề biết chừng nào!
3. Em lủi thủi làm vệ sinh một mình. Chua quá! Vừa tủi vừa hận. Nhưng tủi làm chi, hận làm gì? Phải cho sáng nay Em đừng nóng nảy, đừng đỏ mặt tía tai, đừng đập bàn đập bảng, Em sẽ thấy được lẽ phải của bé Xi, Em sẽ tránh được bao điều vô ích và tai hại. Bây giờ thì hối nhi bất cập. Ôi lòng tự ái của lãnh đạo! Ôi lònh tự cao của các đấng bề trên! Ôi sai lầm của quyền bính! Thật là khôn lường!
4. Làm cô giáo mà phải hốt c… học trò. Em thấy nhục quá. Nhục thật đấy, những cũng vừa. Đó là Em đền tội, mà đền chưa hết tội đâu. Tôi xin Em làm thêm hai việc đền tội nữa.
4.1 – Em hãy yêu thương Xi thật nhiều, nhiều hơn bao giờ. Yêu Xi để xoá mờ mặc cảm bị xã hội loài người hắt hủi. Kỷ niệm xấu hổ và nhục nhã này đã in hằn vào tâm thức của Xi. Nếu không xoá đi, Xi sẽ mặc cẳm tự ti, hận đời và sống cô đơn suốt quãng đời còn lại .
4.2 – Cả tập thể xây dựng hạnh phúc trên nỗi khổ của một cá nhân, đó là một trọng tội. Các em vô tình, vô tri, nên vô tội. Nhưng hành động như thế cần phải được cấm đoán. Hình ảnh bạo lực như thế phải được xoá mờ khỏi ký ức các em để tránh những tội ác khủng khiếp sẽ xảy ra vào khoảng mười năm sau.
Chào Em.


Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
02-06-2009, 06:46 AM
VIẾT CHO EM : 7/ LI DỊ LÀ MỘT THẢM HOẠ
http://www.dunglac.org/upload/article/1239439227.jpg (javascript:showpopup('file=article/1239439227.jpg'))
EM.
Em là người không tín ngưỡng, nhưng lại muốn kết hôn với một chàng thanh niên công giáo. Tự do tín ngưỡng, tự do hôn nhân, đó là quyền của Em, vì đó là nhân quyền. Tôi xin Đức Giám Mục chuẩn hôn nhân khác đạo cho Em. Em nhìn tôi bằng ánh mắt biết ơn và trìu mến.
Chiều nào Em cũng đến văn phòng của tôi thật sớm để nghe thuyết giảng về giáo lý hôn nhân. Em chăm chú lắng nghe như muốn nuốt từng lời, từng chữ. Thấy mà ham!
Sau khi kết thúc loạt bài về hôn nhân, tôi kiểm tra bài của Em dưới dạng phỏng vấn.
- Gia đình Kitô giáo chỉ có một vợ một chồng. Luật này ra đời vào năm nào?
- Luật nàu có từ thời Chúa Giêsu đi truyền đạo.
- Thế giới thời đó hoan nghênh luật này không?
- Không. Phụ nữ công giáo thời đế quốc La Mã bị chế giễu là: “Con mẹ một chồng”. Khi đạo truyền sang Việt Nam, tác giả cuốn Gia Tô Bí Lục coi luật một vợ một chồng là chánh sách ngu dân của Đức Giêsu.
- Con muốn là “con mẹ một chồng” hay là muốn làm bà mệnh phụ có nhiều chồng?
- Một vợ một chồng là hay nhất. Đa thê lộn xộn lắm.
Nguyên đánh ghen không cũng đủ chết.
- Thì đừng nghen. Ăn chia đồng đều.
- Con hổng chịu đâu.
Thấy Em thông minh quá, tôi đặt câu hỏi khó hơn.
- Đạo công giáo là Giáo Hội quá khắt khe đối với tín đồ. Tuy nhiên các nhà làm luật vẫn cho rằng: ly dị là thảm hoạ của xã hội. Họ thường nói “Cho ly dị, nhưng đừng ly dị” !
Để kết thúc tôi nghiêm nghị hỏi Em:
- Vậy con có sẵn sàng thề hứa sẽ chung thry với chồng không điều kiện và vĩnh viễn không ?
- Vợ chồng nào cũng muốn ăn đời kiếp với nhau. Nhưng con không dám hứa, vì ai biết được ngày mai sẽ như thế nào?
Tôi cụt hứng… Em ra về, tỉnh bơ. Tôi lên phòng, buồn man mác.

EM.
1. Phải chăng ly dị là một trào lưu đang lớn lên? Trên màn ảnh ký ức của tôi còn in lờ mờ hình ảnh của kỹ sư Thủy. Kỷ sư Thủy là một nhân vật của cuốn phim “Tôi Và Chúng Ta”. Thủy nói với người yêu: “Em chả biết thủy chung là gì, Em chỉ biết là ngày mai phải hơn ngày hôm nay”.
Với Thủy thì chỉ có đổi mới là quan trọng. Chung thủy là một cái gì rất xa lạ, đến mức độ chả cần biết nó là gì. Còn đối với Em thì chung thủy vẫn còn có giá, nhưng giá lại quá cao sợ trả không nổi.
Hịên nay các đôi vợ chồng trẻ ở Luân Đôn đã ly dị tới mức sáu mươi phần trăm rồi. Nó chưa dừng lại. Tỷ lệ vẫn gia tăng, mà phảp luật không lập được bảng thống kê, vì giới trẻ có khuynh hướng kết hôn không làm hôn thú, để ly dị thoải mái, khỏi ra toà lôi thôi, khỏi tốn tiền đóng cho tòa. Luân Đôn đang dẫn đầu về số ly dị. Luân Đôn không đi một mình. Sau lưng Anh quốc, các nước đang nối đuôi dài dài.
2. Cho ly dị, nhưng đừng ly dị. Có lẽ luật pháp của các quốc gia trên thế giới đều cho phép ly dị. Nhưng các nhà văn lập luật, các quan toà đều khuyên người ta đừng ly dị. Nữ văn sĩ Pearl Buck, giải Nobel văn chương năm 1938, kết hôn năm 25 tuổi, ly dị năm 43 tuổi, đã phát biểu về vấn đề này như sau: “Nên cho ly dị lần thứ nhất, vì khi kết hôn giới trẻ chưa hiểu rõ cuộc đời vợ chồng. Không nên cho ly dị lần thứ hai. Nếu xin ly dị lần thứ ba, thì nên nghi ngờ là người ấy không đủ khả năng lập hôn ước”.
Khuyên “Đừng ly dị”, hay “Nên cho ly dị một lần thôi” đều là những tiếng nói ngập ngừng trước một sự kiện mà hậu quả của nó là khôn lưởng. Không cho ly dị ư? Tội nghiệp quá! Tôi nghiệp cho đương sự. Cho ly dị ư? Tội nghiệp hơn nhiều! Tội nghiệp cho con cái. Tội nghiệp cho cả xã hội. Từ chết đến chết!
3. Đừng ly dị, vì ly dị là một thảm hoạ của gia đình và xã hội. Xin Em ghi khắc lời ấy vào trong não, vào trong tim. Khắc thật sâu. Khắc để không bao giờ bị xoá nhoà. Suy đi nghĩ lại và suy nghĩ mãi mãi điều ấy, rồi Em sẽ biết phải làm gì.
Những thảm hoạ của xã hội đang xảy ra khắp mọi nơi do các em thiếu niên gây nên. Các em ấy là con của ai và tội ác của các em là gì? Em cứ hỏi cảnh sát quốc tế (Interpol) thì biết. Ở đây tôi chỉ kể cho Em một câu chuyện nho nhỏ xẩy ra trong một gia đình nhỏ tí xíu:
Hạnh lấy chồng, khi sanh được một đứa con trai, thì hai đứa đòi ly dị. Thằng cu tí lớn lên chỉ nhờ hơi mẹ. Khi được năm tuổi, nó cảm thấy mình thua bạn bè quá xa, nó bèn hỏi mẹ cho ra lẽ.
- Mẹ ơi! Cha con đâu?
- Tao cấm mày không được nhắc đến thằng chó đẻ đó. Mày mà còn nhắc đến tên nó, tao không cho mày ăn nữa. Thằng bé khóc hu hu…
Câu chuyện này không có tính phổ biến, nhưng không hi hữu lắm đâu. Nó chưa phải là thảm hoạ, nhưng thảm hoạ bắt đầu từ đó.
4. Yêu đến thế, rồi lại ghét đến thế. Tại sao? Ông Nguyễn Du trả lời:
“Trong khi chắp cánh hiền lành
Mà lòng rẻ rúng để dành một bên”.
Yêu nhau thì chắp cánh liền cành. Đó là thế giới của tình yêu và tình dục. Thế giới tuyệt vời. Chắp cánh liền cành là một sinh hoạt nổi cộm nhất của đời sống vợ chồng. Nhưng nếu có lần nào đó tình dục đi bơ vơ một mình mà vắng bóng tình yêu, thì chắp cánh liền cành chỉ là lăng nhục người phối ngẫu, chỉ là bỉ ổi và ghê tởm đến buồn nôn. Chắp cánh liền cành trong nhiều trường hợp được đặt tên là hãm hiếp. Cái bỉ ổi ấy, cái lăng nhục ấy nếu được lặp lại thường xuyên, thì không ai chịu nổi thật. Kết cuộc chỉ là tan vỡ thảm thê.
Em ơi! Hãy suy nghĩ kỹ, rồi hãy cam đảm thề chung thủy, vì đó là con đường đúng nhất và tốt nhất.




Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
07-06-2009, 09:36 PM
VIẾT CHO EM: 8/ EM BÉ ĐI VÀO XÃ HỘI
http://www.dunglac.org/upload/article/1239685410.jpg (javascript:showpopup('file=article/1239685410.jpg'))
EM.
Em đứng đón con ở cổng trường. Thằng Tuấn đẹp trai, lanh lẹ, nói chuyện như sáo. Dễ thương quá chừng! Nó sẽ chạy ra ôm lấy mẹ, nói chuyện tía lia, nói nhiều đến không kịp nuốt nước miếng. Nó kia rồi!... Nhưng hôm nay nó không niềm nở như mọi hôm. Em đến cầm tay nó. Nó vùng vằng:
- Ngày nào mẹ cũng rước con hoài!
- Mẹ phải rước con, dắt con về. Lỡ xe cán con thì sao?
- Thằng Hiếu có ai rước nó đâu. Mà xe có cán nó đâu.
- Mẹ rước con, con không mừng thì chớ, lại còn vùng vằng với mẹ?
- Mẹ rước con, con mắc cỡ với bạn bè quá à! Mẹ đừng rước con nữa. Con đi ên được rồi.
EM.
Em bị hẫng. Em cảm thấy đang mất một đứa con yêu dấu. Em thương nó, nó không thèm. Dường như có một nỗi bất hạnh đang chờ đợi Em. Em hốt hoảng… Nhưng có gì đâu mà phải hốt hoảng.
1. Người là một con vật có xã hội tính. Ong là một trong các loài động vật có xã hội tính rõ nét nhất. Trong một tổ có ong chúa, ong lính và ong thợ. Ong chúa chỉ biết đẻ, ong lính chỉ biết đi chiến đấu, ong thợ chỉ biết xây dựng và đi kiếm lương thực. Chúng nó không thể sống đơn độc mà tồn tại. Chúng nó phải sống cho nhau, nhờ nhau và với nhau.
Rồi đây Tuấn của Em sẽ vào đời để sống với, sống cho và sống nhờ như thế. Để cảm nghiệm được những quyền lợi và bổn phận ấy, Tuấn phải học tập, phải rèn luyện. Chính Thượng Đế đã an bài để khi lên bảy tuổi, Tuấn muốn giã từ cái nôi gia đình, để đi vào xã hội. Tuấn thích chơi với bạn hơn là thích chơi với em bé. Nó thích nói chuyện với thầy cô hơn là với cha mẹ. Nó thích gia nhập đoàn thể và sinh hoạt đoàn đội hơn là ru rú trong nhà với mẹ. Bây giờ nó bắt đầu cảm nghiệm được điều này là:
“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
Một bàn tay vô hình của Thượng Đế đang khéo Léo đưa Tuấn ra xa Em một chút, để Tuấn học làm người. Tuấn không phải chỉ là con của Em mà thôi; nó còn là con của xã hội loài người nữa. Vấn đề chỉ là thế.
2. Nhưng không giản dị chỉ có thể. Xã hội của chúng ta hôm nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Phố xá, chợ búa, quán giải khát, rạp chiếu bóng… đều có thể bị nghi ngờ là thiếu lành mạnh. Bọn buôn ma tuý có thể hấp háy ở ngay trong sân trường. Tuấn có thể bị đe doạ ở bất cứ nơi nào. Em phải làm gì và làm thế nào bây giờ?
2.1 – Có một người mẹ có một thằng con trao cỡ tuổi của Tuấn. Bà mẹ khoe với tôi:
- Cháu ngoan lắm. Suốt ngày ở nhà với mẹ. Chẳng biết chửi thề là gì; chẳng biết đánh lộn bao giờ.
- Coi chừng kẻo ngoan và ngu chỉ cách nhau có một gang
Tôi mong rằng Tuấn không ở trong trường hợp này.
2.2 – Hai vợ chồng nọ chỉ sanh được một đứa con gái. Bé là học sinh xuất sắc của trường. Bé tham gia sinh hoạt văn nghệ và xã hội của trường. Bé đi công tác thường xuyên. Đi đâu cũng được yêu thương và nuông chiều đi nhiều đến mức độ mẹ chửng biết con đi đâu. Trăm sự tin tưởng và phú thác cho thầy cô.
Thế rồi một buổi sáng kia Bé ra đi thật sớm và không bao giờ trở về. Điện thoại réo suốt một tuần, rồi hai tuần. Cuối cùng thì công an thị xã đưa ra giải quyết: Có thể bé bị bắt cóc và bán qua Thái Lan.
Gia đình tin tưởng và phú thác cho trường, nhưng không phối hợp chặt chẽ. Thế là có một khoảng trống… mà con mắt của cha mẹ lẫn nhà giáo đều không dòm tới. Khoảng trống không kiểm soát ấy là nguyên nhân của tai họa lớn.
2.3 – Rất nhiều thiếu nhi đi vào xã hội qua ngả vi tính. Ngồi trước máy vi tính em gặp đủ thứ bạn, nói đủ thứ chuyện. Sống với, sống cho và sống nhờ kiểu này có vẻ ảo hơn thực. Phải qua một thế hệ giữa người ta mới có nhận xét chính xác về các em ấy. Nhưng chắc chắn một điều là vi tính cung cấp cho các em vô vàn vô số kiến thức. Nhưng cũng rất chắc chắn là vi tính đã giết chết nhiều linh hồn của tuổi thơ.
Một cô ý tá kể chuyện cho bạn bè:
“ Từ ngày cha nó mua máy vi tính, nó không còn quậy phá, không còn đi chơi. Tao mừng thầm. Cứ rảnh một chút là ngồi vào bàn vi tính. Say mê đến quên ngủ… Hôm qua tao lên lầu xem nó làm gì. Nó đang coi chương trình sex. Tao giận muốn xỉu luôn. Tao đập tan tành cái máy vi tính. Bảy triệu rưỡi bay cái vù…”
2.4 – Tôi ngoắt xe ôm. Tình vờ gặp lại người quen. Gia đình anh này nghèo, nhưng lại cần cù làm ăn. Tôi nảy ra sáng kiến kiếm cho thằng Tí một học bổng. Tôi vỗ vai anh xe ôm.
- Cho cha thăm nhà tụi con một tí đi.
- Thế thì con chịu liền.
- Cho cha gặp thằng Tí để lấy hình xin ân nhân giúp nó.
Xe honda vừa lách vào cổng, thì anh xe ôm đã la ầm lên.
- Em ơi! Thằng Tí đâu rồi!
- Nó chơi ở bên Bác Hai.
- Em kếu nó về cho cha chụp hình.
- Em hẹn nó 10 giờ phải về. Chỉ còn có năm phút nữa là mười giờ rồi.
Đúng 10 giờ thằng Tí về thật. Thì ra thằng Tí đi đâu, chơi với ai, chơi cái gì, chơi bao lâu… đều có trong kế hoạch của mẹ nó. Gìơ học, giờ chơi, giờ ở nhà, giờ đi ra ngoài nhất nhất đều được cân nhắc kỹ lưỡng và được thi hành nghiêm chỉnh.
Tôi cảm phục cô vợ của anh xe ôm ấy. Và tôi cũng thấy trước được tương lai của thằng Tí là sáng sủa. Tôi mong rằng uấn của Em cũng được giáo dục như thế.



Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
12-06-2009, 06:03 AM
VIẾT CHO EM : 9/ BÉ HỜN DỖI
http://www.dunglac.org/upload/article/1239773323.jpg (javascript:showpopup('file=article/1239773323.jpg'))
EM.
Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình Em đang bối rối quá. Hằng, đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng Em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.
Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng Em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao SOS. Mẹ Em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.
Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu.
1.
Anh bán kem đapk xe qua trước cổng. Leng keng. Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng. Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…
- Ba!
- Gì?
- Ba mua kem cho con.
- Không!
Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.
- Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.
Anh bán kem nguýt một cái, rồi hỡn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.
2.
Vợ Em hốt hoảng chạy tới.
- Tại sao con mình khóc vậy anh?
- Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.
- Nó khóc muốn hụt hơi kìa!
- Không chết đâu. Bổ phổi mà.
- Sao anh không mua kem cho nó?
- Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý.
Vợ chồng Em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ Em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sat và nghiên cứu.
Thấy cả cha lẫn mẹ đều lạnh băng, bé Hằng gia tăng nồng độ đấu tranh. Bé khóc lơn hơn, giãy giụa mạnh hơn và … tè ra quần.
3.
Mẹ Em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nwocs, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng Em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng.
- Bay sanh con mà không biết thương con.
- Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ Em thanh minh.
- Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm cứt để đằng đầu.
Hai vợ cồng Em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.

EM.
Chỉ trong vòng mười phút, Em bị hai cú sốc.
1. Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của Em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà Em. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình Em gặp rắc rối.
2. Hằng là con của Em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ Em lại la mắng Em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ Em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Chạu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng Em, mẹ Em nào có biết. Oan khiên biết dường nào!
Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?
Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nói không với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.
Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.
Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”


EM.
Em nghĩ hoàn toàn đúng, nhưng để hành động, tôi xin Em:
Hãy nói không với anh bán kem, nhưng đừng gay gắt quá.
Hãy nói không với bé Hằng, nhưng đừng cọc cằn như thế.
Hãy nói không với mẹ, nhưng đừng đánh mất lòng tôn kính và thương mến.


Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

Masafot
17-06-2009, 06:13 AM
VIẾT CHO EM: 10/ LÀM VỢ VÀ LÀM MẸ

http://www.dunglac.org/upload/article/1239890656.jpg (javascript:showpopup('file=article/1239890656.jpg'))
EM.
Tôi nghe đài BBC. Có tiếng gào thảm thiết của một người phụ nữ Ápganixtan. Phóng viên BBC cho biết đó là một cô gái bị miểng bom cưa mất một chân. Cô khóc tuyệt vọng: “Thế là hết rồi! Từ nay sẽ không có người đàn ông nào chịu lấy tôi làm vợ nữa!...” Mãi mãi không có chồng. Mãi mãi không được làm vợ. Cô đơn! Lạnh lùng!
Nghe tiếng khóc não nề ấy của cô gái Ápganixtan, tôi lại liên tưởng đến Em. Em ngồi gục mặt bên lề đường, khóc nức nở, khóc tuyệt vọng. Bụi đường tung lên, phủ lấy Em. Chẳng thấy Em đâu nữa…
EM.
Bụi đường che khuất Em, nhưng Em vẫn còn đó. Em vẫn còn đó, nhưng Em muốn bụi đường cuốn Em đi. Tại sao thế? Ai làm ra nông nỗi này?
1.
Em mồ côi cha từ lúc lên ba. Từ đó, Em chẳng còn ai để yêu. Cuộc đời Em chỉ là một cuộc hành trình dài đi tìm hình ảnh của một người cha. Em đi tìm, tìm mãi mà không gặp. Bơ vơ!
Năm hai mươi sáu tuổi Em mới có bạn trai. Bỗng Em cảm thấy hết bơ vơ. Bây giờ Em mới nghiệm ra rằng, Em phải có một người đàn ông bên cạnh mình. Em này tỏ hết nỗi lòng cho người bạn trai, lòng Em tự nhiên ấm lên. Khi Em đau, được người bạn đến thăm, Em cảm thấy như sức khoẻ đã phục hồi. Em ao ước được người bạn ấy làm cây dù che nắng che mưa cho suốt cuộc đời của Em. Em đã yêu và Em muốn làm vợ của người ấy.
2.
Dường như…Dường như…dối với ngươờ bạn ấy thì tất cả chỉ là dường như. Dường như người ấy cũng yêu Em và cũng muốn làm chồng của Em để bao bọc Em suốt đời. Nhưng dường như người ấy lại muốn làm linh mục…Năm đợt chiêu sinh rồi, mà chàng vẫn chưa gặp may mắn. Lần này mà bị rớt nữa, thì chàng sẽ nằm gọn trong vòng tay của em mãi mãi…
Em hồi hộp chờ ngày công bố kết quả. Chàng…trúng tuyển. Thế là Em mất chàng. Lại bơ vơ, lại lạnh lùng. Chàng đến từ giã Em.
- Chúng ta chỉ là bạn thôi…Em nên nghĩ đến một người khác.
- Anh cứ học và làm linh mục đi. Em sẽ ở giá suốt đời. Em chỉ yêu cầu một điều…
- Điều gì?
- Anh không được yêu ai, ngoài Chúa mà thôi. Nếu anh không thể tiến tới bàn thánh, thì…Em vẫn chờ anh.




3.
Chiếc xe đò dừng ngay bên cổng nhà thờ. Chàng bước lên xe cùng với cha mẹ và cô gái. Em vui vẻ như chưa từng thấy.
- Hằng ở lại nha!
- Chúc anh thành công. Sáu năm nữa Em sẽ tặng anh một bộ áo đi lễ…Đi nha!
Xe lăn bánh, chàng giơ tay vẫy. Em cũng vẫy tay. Nhưng chiếc xe vừa đi khuất, thì Em khuỵu xuống. Bây giờ Em mới thấy đau. Cô đơn quá chừng!
Năm lên ba, Em mất người cha. Năm lên ba mươi, Em mất người yêu. Đó là người đàn ông thứ hai mà Em đã đem lòng thương mến. Em khóc nấc lên một cách tuyệt vọng. Những chiếc xe đò kế tiếp vùn vụt chạy qua. Đất đỏ tung lên, bao phủ lấy Em. Em biến mất trong đám bụi mịt mù ấy…
EM.
Vất thương lòng vẫn còn rĩ máu, nhưng Em đã hoàn hồn. Em đang tự hỏi: Có nên yêu người ấy nữa không? Có nên chờ người ấy không? Có nên quên người ấy để hướng về một người khác? Và…than ôi, ở tuổi ba mươi này còn dễ lấy chồng không?
Em chỉ tự hỏi, chứ không hỏi tôi. Vì thế, tôi không dám trả lời Em. Nhưng tôi vẫn muốn suy nghĩ về Em, vì Em là một bài học đắt giá cho đời.
1. Người Em yêu dường như có yêu Em. Nói cách khác, người ấy chỉ yêu Em với điều kiện là không trúng tuyển trong đợt chiêu sinh thứ sáu. Bây giờ chàng đã trúng tuyển, chàng tạm ngưng yêu. Tạm ngưng chứ không chấm dứt. Tình yêu được hoá trang thành tình bạn. Đó một tình yêu chập chờn, đu đưa. Một tình yêu không chân chính. Người ấy đang đứng bên hai mũi xuồng. Táo bạo và liều lĩnh đối với bản thân. Và…dường như cũng rất tàn nhẫn đối với Em.
Có một người con gái đã thấy Em thất thểu đi ra từ đám bụi mịt mù. Người ấy hiểu Em, giận dữ thốt lên một tiếng cộc lốc: “Đểu”. Đó là lời phán xét quá nghiêm khắc. Tôi chưa đồng tình với phán quyết ấy, nhưng tôi vẫn ghi khắc vào ký ức để làm tài liệu suy gẫm về nhân tình thế thái. Tôi khuyên Em hãy quên người áy đi vì người ấy chỉ yêu Em bưàng một nửa con tim. Yêu như thế chưa phải là yêu.
2. Đã ba mươi tuổi rồi mà Em vẫn chưa lấy được chồng. Thời gian cứ vùn vụt trôi. Tuổi già cứ lù lù đi tới. Cái may mắn có một tấm chồng ưng ý càng ngày càng trở nên mong manh.
Đã đến lúc Em cảm thấy phải có một người đàn ông làm cây dù che mát cho đời mình, chống lại mưa nắng phũ phàng. Dù đã có trình độ học vẫn đại học, dù đã có địa vị trong xã hội. Em vẫn cảm thấy mình yếu đuối quá chừng. Phải có một người đàn ông. Phải có một người chồng. Ý trời là thế. Chúa sáng tạo Eva để làm ấm lòng Ađam. Chúa sáng tạo Ađam để làm mát lòng Eva. Mong rằng Em sẽ có được một tấm chồng.
3. Sẽ đến lúc Em cảm thấy ray rứt vô cùng vì chưa có một đứa con. Có con đó là ơn gọi của trời cao, là sứ mạng Chúa trao phó cho người phụ nữ. Oưn gọi có con sẽ có lúc trở thành tiếng gào thảm thiết. Nghệ sĩ Kim Cương đã tự thú với ký giả của tạp chí Đời rằng: “Tôi thèm khát một đứa con hơn là một người chồng”.
Có một cô sinh viên đi làm công tác xã hội ở nông thôn. Hai mươi bốn tuổi đời mà vẫn chưa có người yêu. Cô phỏng vấn một thiếu nữ
- Em nhiêu tuổi?
- Hai mươi.
- Em có gia đình chưa?
- Em có hai con rồi.
- Mới hai mươi mà đã hai con?!
Bỗng có một giọt lệ đọng ở khóe mắt. Cô sinh viên độc thân cảm thấy tủi tủi vì mình vẫn chùi lủi.
EM.
Đó là con đường Em sẽ đi qua. Chúc Em là người lữ hành may mắn.


Tác giả: Ngô Phúc Hậu, Lm.

AnnaThuPham
05-12-2009, 11:30 PM
Một số đầu sách hay của Cha Phúc Hậu như NHẬT KÝ TRUYỀN GIÁO, DẤU CHÂN CỦA THẦY, NHẬT KÝ ĐỨC GIÊ SU (http://http://www.fatimacompany.com/index.php?option=com_virtuemart&Itemid=4&page=shop.browse&category_id=16&attribute_id=1&keyword=Lm.%20Pi%C3%B4%20Ng%C3%B4%20Ph%C3%BAc%20H%E1%BA%ADu) các bạn tìm đọc và mua sách nguyên bản để ủng hộ sứ mạng của Cha gửi gắm vào việc in sách :)