PDA

View Full Version : Phép lạ Thánh Thể



forget_me_not
01-06-2009, 04:14 PM
PHÉP LẠ THÁNH THỂ


THẾ KỈ 20


1 và 2. HAI PHÉP LẠ TẠI STICH, NƯỚC ĐỨC


Năm 1970

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 32, Regina xb, USA, 2002)
Stich là ấp nhỏ nhất trong ba ấp tạo nên một giáo xứ tại miền Bavaria, Tây Đức, giáp giới với Thụy Sĩ.

1- Vào năm 1970, cả ba ấp này được một linh mục coi sóc, ngài đến từ đền thánh Đức Maria Rhein, có từ thời đế quốc La Mã. Vì cha sở lâm bệnh, nên vị linh mục khách từ Thụy Sĩ đến nhận nhiệm vụ, và ngài chuẩn bị dâng thánh lễ theo nghi lễ công đồng Trent tại nhà nguyện Stich vào lúc 8 giờ tối thứ Ba, ngày mồng 9 tháng 6 năm 1970.

Thánh lễ vẫn tiếp diễn theo nghi thức truyền thống cho đến giờ truyền phép, bỗng nhiên vị linh mục nhìn thấy trên tấm khăn gần chén thánh có một chấm đỏ nho nhỏ nhanh chóng lan rộng, lớn bằng một đồng tiền. Lúc nâng Máu Thánh tôn vinh sau khi truyền phép, linh mục cũng nhận thấy một chấm đỏ khác trên khăn thánh ngay tại chỗ chén thánh mới vừa đặt.

Nghi ngờ có chỗ rò, ngài thò tay xuống dưới miết qua phần dưới của chén thánh, nhưng hoàn toàn không thấy có chỗ ẩm bên dưới.

Sau khi thánh lễ bế mạc, vị linh mục xem xét kỹ lưỡng ba tấm khăn trên bàn thờ: tấm khăn thánh, tấm khăn hẹp trải bên dưới được coi như khăn thánh thứ hai; và tấm khăn dài phủ bàn thờ. Vì tất cả đều khô, nên ngài không thể tìm được lý do giải thích sự xuất hiện của các chấm đỏ. Sau khi các tấm khăn dính máu được cất vào một vị trí an toàn, vị linh mục liền đến nhà xứ để tường trình diễn tiến cho cha sở đang yếu bệnh.

Vào thứ Năm, ngày 11 tháng 6, các tấm khăn dính máu được cha sở và vị linh mục Thụy Sĩ xem xét cẩn thận, cả hai đều không thể tìm ra lời giải thích tự nhiên nào về các vết dính. Sau khi đã được chụp ảnh, các tấm vải được gửi đến phòng thí nghiệm hóa học để phân tích.

Các kết quả giám định được nữ tu Marta Brunner thuộc đại học bách khoa Zurich gửi đến cho các linh mục. Trong bức thư gửi cho hai vị linh mục, với chữ ký của những người thực hiện cuộc giám định, nữ tu ấy đã tuyên bố các tấm vải đã được trao cho bốn chuyên viên phân tích khác nhau, nhưng không cho họ biết về những điều đã xảy ra trên bàn thờ. Nữ tu viết:

Tôi đã tuân theo chỉ thị của các cha một cách nghiêm ngặt, yêu cầu các chuyên viên cho biết đây là những vết rượu, vết máu hoặc chất gì khác. Kết quả từ bốn cuộc phân tích cho thấy các vết dính được tạo nên là máu người. Ngoài ra, giám đốc của phòng thí nghiệm bệnh viện còn cho biết theo phán đoán đã cân nhắc của ông, máu ấy chắc chắn là máu của một người đang chịu đau đớn cực độ.

Bốn người thực hiện cuộc phân tích là giám đốc phòng thí nghiệm hóa học, chuyên viên đứng đầu phòng kiểm soát máu, một sinh viên y khoa học kỳ thứ sáu, và chuyên viên đứng đầu phòng thí nghiệm về máu và máu đông.
Bức thư của nữ tu Marta được đóng dấu của viện thí nghiệm liệu pháp quang tuyến và y khoa nguyên tử, và dấu của đại học bách khoa Zurich.

2- Vào ngày 14 tháng 7 năm 1970, lúc 8 giờ tối, vị linh mục Thụy Sĩ theo chương trình sẽ dâng một thánh lễ nữa tại nhà nguyện xứ Stich, theo sách nghi lễ công đồng Trent. Ngày này tình cờ trùng với ngày kỷ niệm 400 năm bửu sắc Quo Primum của đức thánh Giáo Hoàng Pius V được ban hành năm 1570. Trong văn kiện ấy, đức thánh Giáo Hoàng truyền khắp Giáo Hội phải cử hành thánh lễ theo sách lễ Roma; các giám mục không còn được tự do phát hành các sách lễ riêng nữa. Sách lễ của đức Pius V thường được gọi là sách lễ công đồng Trent, vì được ban hành như một phần cải tổ của công đồng Trent.

Trước khi thánh lễ khai mạc, vị linh mục đảm bảo đá bàn thờ, các khăn bàn thờ, khăn thánh, và chén thánh đều tuyệt đối sạch sẽ và nguyên vẹn. Tuy nhiên, ngay sau khi truyền phép, các chấm đỏ lại xuất hiện trên khăn thánh. Quay sang bên, vị linh mục ra hiệu cho ông từ, ông lên và đến sát bàn thờ. Trong khi người thủ từ nhìn kinh ngạc vào các vết đỏ, thì vị linh mục cho rước lễ. Nhận ra thái độ bất thường của người thủ từ, cộng đoàn nghi ngờ có gì bất thường đã xảy ra và bồn chồn trong suốt phần còn lại của thánh lễ. Đến cuối lễ, vị linh mục đáp ứng tính hiếu kỳ của dân chúng bằng cách cho họ đến sát bàn thờ để tận mắt xem các vết dính.

Sự kiện thứ hai này cũng được tức tốc tường trình lên cha sở. Vì các tấm vải ngày 9 tháng 6 đã được giao cho phòng thí nghiệm của đại học bách khoa Zurich, nên cha sở quyết định gửi các tấm vải ngày 14 tháng 7 lên bệnh viện quận Cercee,1 cũng với những biện pháp thận trọng, và không tiết lộ về nguồn gốc các vết dính. Các nhà khoa học chỉ được yêu cầu nhận diện chất lỏng đã tạo ra các vết dính ấy.

Kết quả những cuộc giám định các vết dính ngày 14 tháng 7 được gửi về ngày 3 tháng 8 năm 1970. Một bản báo cáo được được gửi lên đức giám mục, tuyên bố ngắn gọn các vết dính ấy là máu người.

Sau khi đã nhận được kết quả các cuộc giám định, người ta bắt đầu nhận các tờ khai trình từ một số người đã chứng kiến các vết dính trên bàn thờ lúc phép lạ ngày 14 tháng 7. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1970, thủ từ nhà thờ xứ Stich, ông Joseph Talscher cung khai rằng:

Vào chiều tối ngày 14 tháng 7, cha đang cử hành thánh lễ tại nhà nguyện xứ Stich. Lưu tâm đến những điều đã xảy ra vào ngày 9 tháng 6, chúng tôi bảo đảm các khăn trải trên bàn thờ đều sạch sẽ… Sau khi rước lễ, linh mục ra hiệu cho tôi và chỉ vào bàn thờ. Khi ấy, tôi nhìn thấy các vết dính. Sau thánh lễ, tất cả chúng tôi đến gần nhìn cho rõ ràng các tấm vải và đặc biệt là có một vệt lớn, to bằng tấm bánh thánh của linh mục. Chúng tôi nhìn thấy một hình thánh giá rất rõ trên đó. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc. Có một chút khác biệt giữa các vết dính này với các vết dính ngày 9 tháng 6, những cũng cùng một vị linh mục dâng lễ. Tôi tuyên thệ sẵn sàng lặp lại tất cả những điều này.

Ông Johannes Talscher, thủ từ đền thánh Đức Maria Rhein, anh em với người thủ từ của nhà thờ Stich, tuyên bố rằng họ đã tham dự thánh lễ ngày 14 tháng 7 tại nhà thờ Stich. Ông ấy còn viết thêm:

Tôi đã biết về phép lạ máu thánh ngày 9 tháng 6 khi linh mục này đang dâng thánh lễ, vì thế tôi hy vọng sẽ xảy ra lần thứ hai… Vào cuối lễ, cha đáng kính bảo chúng tôi đọc kinh Lạy Cha để tôn vinh Máu Thánh Chúa. Sau đó, tỏ vẻ cảm động, ngài cho chúng tôi biết hiện tượng ngày 9 tháng 6 lại xảy ra. Chúng tôi được phép lên gần bàn thờ. Tôi nhìn thấy bốn vết dính. Một vết lớn bằng tấm bánh lễ dành cho linh mục và một hình thánh giá bên trong. Một vết khác lớn bằng tấm bánh lễ nhỏ, và hai vết còn lại nhỏ hơn. Tất cả đều màu đỏ nâu. Theo ý kiến vững vàng và đã cân nhắc của tôi, các vết máu mầu nhiệm này không hề có một lời giải thích tự nhiên nào cả.

Một nữ tu y tá của bệnh viện thành phố tại Rosenheim, Tây Đức, cũng có mặt trong thánh lễ ngày 14 tháng 7, đã ghi lại các chi tiết trong lời cung khai ngày 10 tháng 11 năm 1970:

Chúng tôi tất cả lên bàn thờ. Thoạt tiên, chúng tôi nhìn thấy ba vệt dính, một vệt lớn bằng bánh lễ lớn dành cho linh mục. Hai vệt kia nhỏ như bánh lễ cho giáo dân. Sau đó, chị tôi là Maria kêu lên một tiếng kinh ngạc và chỉ cho tôi vệt thứ tư ở về phía Phúc Âm của bàn thờ. Tất cả chúng tôi đều kêu lên kinh ngạc: “Nhìn kìa, có cả hình thánh giá ở trên!” Các mép ngoài của các vệt dính rất rõ nét. Chúng không thấm theo các sớ vải như những chất lỏng bình thường khác, nhưng xuyên thẳng qua các tấm vải bàn thờ và sắc nét. Mọi người có mặt đều kinh ngạc và hết sức xúc động, như trong tình trạng bị choáng váng.

Một bản cung khai khác được nhiều người có mặt trong thánh lễ ngày 14 tháng 7 cùng ký tên, nhận rằng khi nhìn thấy các vệt dính, họ thấy các vệt ấy vẫn còn ẩm và có nhiều cỡ khác nhau. “Những vệt dính ấy có thể được thấy cả ở tấm khăn nhỏ đặt bên dưới khăn thánh... Nhiều vệt dính có một hình thánh giá ở giữa. Ngoài ra, cả hai tấm khăn bàn thờ đều ngấm cùng một vệt dính.”

Đức cha Joseph Stimple, giám mục giáo phận Augsburg đã kịp thời thông tri cả hai sự kiện. Ngài chỉ định một ủy ban điều tra, vào ngày 9 tháng 10 năm 1970, vị linh mục người Thụy Sĩ được yêu cầu trình bày mọi chi tiết về cả hai phép lạ. Sau khi nghiên cứu kết quả các cuộc giám định khoa học và những cuộc phỏng vấn các nhân chứng, vấn đề đã được đệ trình lên thánh bộ Giáo Lý Đức Tin tại Rome.

Các tín hữu tại Stich cảm thấy diễm phúc vì hai phép lạ Thánh Thể đã xảy ra tại ngôi nhà nguyện khiêm tốn của họ, và kết quả là họ có một lòng sùng mộ sâu xa đối với bí tích Thánh Thể.


http://xuanha.net/100-PheplaThanhThe/tk20.htm

forget_me_not
01-06-2009, 04:16 PM
3. Mình Thánh Chúa và một người lính Liên Sô trẻ vô đạo!


Ðể ghi nhớ Khóa Tĩnh Huấn và Tuần Tu Ðức X dành cho các Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ Việt Nam đầy tình nghĩa huynh đệ và hữu ích, với đề tài chính : « Tìm hiểu Tông huấn Bí tích Tình Yêu – Sacramentum Caritatis, do Ðức Ông Giuse Ðinh Ðức Ðạo tổ chức tại Roma, từ ngày 07.-11.05.2007, chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm phép lạ cứu rỗi một người lính Liên Sô trẻ vô đạo, nhưng thành tín : Nhiều tháng trời anh đã mang trên mình một túi đựng đầy Mình Thánh Chúa với tất cả lòng kính cẩn, mặc dù anh không hề biết Mình Thánh là gì cả.

Khí hậu âm u, bầu trời ảm đạm buồn tẻ. Sự vắng lặng của đêm Giáng Sinh, mà không có gì có thể so sánh được, đang từ từ phủ xuống trên miền đất hoang vu, không có lối cho xe chạy qua được. Những đống tuyết đã tan chảy trong mấy ngày qua làm cho con đường mòn trở nên sũng ướt lầy lội. Khu rừng rậm rạp, đen tối đang đứng chắn trước mặt, che khuất cả tầm mắt chúng tôi như một đống mây đang ùn ùn kéo nhanh tới ập lên chúng tôi tựa một bức tường đang chực sập đổ xuống. Chúng tôi vội vàng đếm bước giữa mưa phùn, làm thấm ướt lạnh tới xương tuỷ.

Cha Anselmô (Anselm) kéo chiếc mũ áo choàng ngắn cũ kỹ của ngài thật sát vào đầu. Ngài bước đi với đôi mắt lim dim và không hé môi nói lấy một lời. Sự suy niệm thầm lặng của cha làm tôi đâm ra bực bội. Bây giờ khu rừng đầy đe dọa đang gần kề. Cái lều thợ săn chỉ còn cách xa vài ba ki-lô-mét nữa thôi. Tất cả các con đường mòn cũng như những lối đi vòng quanh ở vùng này tôi đều quen thuộc... Khó mà lạc đường được ! Tôi cảm thấy rùng mình lo sợ : Liệu chúng tôi có đến kịp giờ không ?

Khu rừng rậm rạp đã bao trùm lấy chúng tôi và đồng thời như bảo vệ lấy chúng tôi. Vẻ dễ chịu của các chồi cây bao bọc lấy chúng tôi như mùi hương thơm. Ở chỗ quặt cuối cùng, cha Anselmô đã đứng im lặng và nhìn quan sát trong đêm đang từ từ trở nên tối dần.

« Còn xa nữa không ? »

« Còn độ mười lăm phút nữa », tôi trả lời, « nhưng mỗi phút là rất quan trọng ! Cha cứ tưởng tượng : tối đa, anh ta chỉ còn 24 giờ để sống thôi ! Không có bác sĩ, lại bị các viên đạn bắn vào người... Con đã tự hỏi là làm sao anh ta có thể sống được như thế. May là bà vợ ông kiểm lâm hiểu được tiếng Nga. Một may mắn là cậu Hannes của bà ta đã tìm gặp được cha vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh ! »

« Ðiều may mắn đó chính là sự quan phòng của Chúa ! Chị hãy xem, chúng ta chỉ cần tin tưởng phó thác nơi Chúa việc làm và ngày giờ của mình, và rồi các phép lạ sẽ tươi nở trên mọi nẽo đường chúng ta đi. Nếu như tôi đã không cột kỹ dây đôi giày gỗ của tôi, nếu như Hannes đã không đến được... liệu chúng ta đã có thể đến kịp thời được không ? »

Một ánh sáng yếu ớt nhấp nháy ở phía trái giữa bụi cây. Chỉ còn vài ba bước nữa ! Và chúng tôi đã gõ vào cánh cửa được gài lại bằng một then gỗ to, được bào qua loa. Hình như bà vợ ông kiểm lâm đang chờ đợi chúng tôi sẵn, nên đã ra mở cửa lập tức.

« Lạy cha, thật cám ơn Chúa ! Anh ta vẫn còn sống... ! »

Chúng tôi bước vào nhà và đồng thời là căn phòng duy nhất, được trưng bày những cái gạc nai và những súng săn. Phía trái, ở cuối phòng, một người đàn ông đầu bó băng đang nằm trên chiếc giường xếp. Nét da căng và râu còn lún phún sơ sài, cho thấy đó là một chàng thanh niên đang tuổi sung sức. Anh ta mở mắt khi nghe cánh cửa cọt kẹt mở và mĩm cười. Những vết máu to, đã khô đọng trên vành môi anh ta.

« Lạy Ðức Mẹ, Mẹ đã không dối con », anh ta nói bằng tiếng Nga : « Vị Linh mục đã đến ! Mẹ thật nhân hậu ! »

Cha Anselmô cởi chiếc áo choàng ướt đẵm nước mưa, để xuống đất và đi lại phía người hấp hối :

« Hỡi con, Ðức Mẹ luôn luôn trung tín. Bây giờ cha đến để giúp con. Vậy, cha có thể làm gì được cho con ? »

Anh ta nói tiếng Nga rất đúng giọng :

« Thưa cha, con tên là Andruscha. Con không muốn chết như một con chó ! »

« Không ai chết như một con chó cả. Linh hồn của con thì bất tử; Chúa Cứu Thế đã trả cho nó bằng một giá rất đắt ! »

« Vâng, thưa cha, con muốn được như những người có đức tin, như một Kitô hữu thực sự. »

« Con đã chịu phép rửa tội chưa ? »

« Thưa, chưa! »

« Con có biết đức tin là gì không ? »

« Thưa, không ạ ! »

« Con có biết cầu nguyện không ? »

Người thanh niên bổng mĩm cười và khuôn mặt anh ta rực sáng lên :

« Dạ, có ạ ! Con cầu nguyện luôn luôn ! »

Bà vợ người kiểm lâm cầm tay tôi và kéo ngồi gần bên bà trên một cái bao tải to đựng lộn xộn đầy khoai tây. Tôi đâm tò mò và hỏi bà : « Bà đã gặp được người thanh niên này ở đâu vậy ? » Quân đội Liên Sô tiếp tục các cuộc chiến đấu; các trận đánh vừa rồi xảy ra trong vùng này. Bà ta đặt ngón tay lên môi và nói nhỏ : « Chờ chút nữa lại nói! » Tôi liếc mắt quan sát bà ta, kiểu nói trang trọng đặc biệt của bà ta làm tôi không khỏi ngạc nhiên. Ðó không phải là một người đàn bà nhanh nhẹn và nói nhiều, mà tôi quen được từ bé tới giờ. Tự nhiên tôi có cảm giác là cái lều này tựa như một ngôi nhà thờ vậy, đầy những Ðấng vô hình. Cái cảm giác đó thật rõ ràng và sống động ! Trong khi đó cuộc trao đổi giữa cha Anselmô và người thanh niên đang hấp hối vẫn tiếp tục. Nhưng sự thể có thực sự nguy hiểm cho anh ta không ? Giọng anh ta từng yếu ớt và không nói ra lời, đã trở nên mạnh mẽ, làm vang cả căn phòng rất rõ ràng. Tất cả mọi chuyện quanh tôi như hoàn toàn biến đổi hết. Tôi đã thoát ra khỏi thời gian, hoàn toàn đang cận kề một bờ bến khác, mà tất cả chúng ta đều phải vươn tới.

« Andruscha, nếu con biết cầu nguyện, con đã có đức tin rồi đó. Con biết gì về Thiên Chúa ? »

« Con chỉ biết Người ở trong con. Con cảm nhận được Người. Vì thế con đã trả lời Người!”

Phải chăng đây là ảo giác của một kẻ sắp chết? Người thanh niên mở rộng mắt và nhìn vị Linh mục với tất cả sự cảm động. Anh ta xem có vẻ đắn đo từng tiếng và chấm dứt sự im lặng trước một hố sâu bất khả vượt qua; theo cách anh ta diễn tả thì đó là một điều không mấy tốt đẹp. Anh ta tỏ ra không quen với cách nói các chuyện đạo đức.

Cha Anselmô trừng mắt dò xét anh ta. Bổng chốc ngài quì xuống bên cạnh người hấp hối.

“Con đừng quá lo lắng. Cha rất hiểu con!”

Ðó không phải là xưng tội, nên tôi cảm thấy không cần phải bịt tai như trước kia với các người hấp hối khác. Tôi có bổn phận phải đi với cha Anselmô. Ngài không sinh ra ở miền này, còn tôi với tư cách là một nữ cựu hướng đạo sinh, tôi quen thuộc các lối đi, các ngõ đi tắt và các lối rẽ giữa khu rừng rộng mênh mông.

Andruscha nằm nhắm mắt, không động đậy. Nếu anh ta không thở ra mỗi lâu mỗi mạnh thêm, thì tôi cho là anh ta đã chết. Người vợ người kiểm lâm quì xuống và tôi cũng quì theo bà.

Bấy giờ Andruscha liền mở to đôi mắt sáng quắc. Hầu như trọn linh hồn anh ta được biểu lộ qua ánh nhìn của anh ta vào cha Anselmô với một lời thỉnh cầu âm thầm nào đó. Anh ta bắt đầu đem hết chút sức lực còn lại, cố gắng nói với từng tiếng đứt quãng:

“Con có một điều đang mang trên ngực đây. Con đã từng mang nó theo như một kho báu. Con đã không ngừng cầu xin Ðức Mẹ cho con có dịp để trao nó lại cho một vị Linh mục. Và Ðức mẹ đã nhậm lời con!”

Tôi nghĩ rằng anh ta đã đãng trí, nhưng cha Anselmô lại không nghĩ thế. Ðang khi đang nói những lời đó, Andruscha trở mình và nhẹ nhàng lật chiếc chăn đang đắp trên mình anh ta, mở chiếc sơ mi dính đầy máu của anh ta và lấy tay tháo ra khỏi cổ sợi dây có buộc một chiếc túi nhỏ mà anh từng mang theo trên mình.

“Ðó là cái gì vậy?”, anh ta hỏi nhỏ, “Vâng, đó điều con muốn trao lại cho cha! Lạy Ðức Mẹ, con tạ ơn Mẹ.”

Với cái dao xếp bỏ túi, cha Anselmô đã cắt sợi dây, cầm lấy cái túi nhỏ, đi lại phía chiếc bàn, mở mấy chiếc kim găm gài bốn mặt chiếc túi nhỏ lại và tự nhiên quì sụp xuống. Và tôi cũng lập tức quì gối xuống. Kìa, trong chiếc túi nhỏ đựng toàn Mình Thánh Chúa dính đầy máu.
Andruscha đưa mắt chăm chú quan sát chúng tôi. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe anh ta hỏi:

“Ðó là cái gì vậy?”

“Các bà hãy ở lại đây và cầu nguyện!” Cha Anselmô nói như ra lệnh. Bà vợ viên kiểm lâm hơi lùi lại một chút và quì gối xuống, hai tay chấp lại và nước mắt chảy dài trên má. Còn tôi không thể rời mắt khỏi tấm khăn nhỏ đầy máu, một chiếc khăn bất xứng đã thay thế cho chiếc khăn thánh Corporale.

“Ðó là cái gì vậy?”, người thanh niên đang hấp hối lại hỏi tiếp.

Cha Anselmô không trả lời anh ta. Sự im lặng của ngài làmn tôi hơi bực mình. Ngài vẫn quì gối thờ lạy Mình Thánh Chúa bị đẵm máu.

Bổng chốc tôi hoài nghi tự hỏi: Số Mình Thánh này từ đâu tới? Có thực sự là Mình Thánh đã được truyền phép rồi hay chưa? Còn Andruscha không hề biết điều gì anh đã từng mang theo trên mình bấy lâu nay.

“Hỡi con, con hãy nói cho cha biết, ai đã trao cho con thứ này?”

“Một vị Linh mục, ngài trao cho con để con trao lại cho một vị Linh mục khác. Con hằng lo sợ là sẽ không thực hiện được điều đó!”

Anh ta thở ra dồn dập và từng hạt mồ hội to chảy dài trên trán.

Anh ta tiếp tục nói sau nhiều lần cắt quãng:

“Ðó chính là ở Lviv, chúng con đóng quân ở Lviv. Một buổi sáng nọ, con thả bộ đi dạo loanh quanh trong vùng. Chúng con không được phép đi xa khỏi trại đóng quân, nhưng ở gần đó có những cây cối và những khu rừng thưa thớt. Trên một con đường dẫn lên một triền dốc có một ngôi nhà thờ. Vì do những bóng cây chung quanh che phủ, nên ngôi nhà thờ hơi tối. Ðứng trước bàn thờ là một vị Linh mục mặc áo trắng. Ngài làm các cử chỉ và đọc lầm rầm gì đó; con chẳng hiểu gì cả. Nhưng điều đó làm con rất thích, lòng con cảm thấy đầy vui mừng. Con quì gối xuống trong một góc và lặp đi lặp lại kinh của Chúa Giêsu: “Gaspadi pomyluy: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con!” Bà nội con đã dạy cho con kinh đó. Ðó là tất cả con biết được, bởi vì bà con chết lúc con còn bé xíu.

Trong nhà thờ không có ai khác ngoài con và vị Linh mục ra. Sau lễ phụng vụ, vị Linh mục đến chỗ con và hỏi con làm gì ở đây. Con trả lời là con đọc kinh của Chúa Giêsu và con cảm thấy sung sướng khi cầu nguyện như thế. Ngài cũng hỏi con là con có phải là một Kitô hữu không, và con trả lời là không, con không được chịu phép rửa tội, bởi vì cha mẹ con thuộc Komsomol và những người bezbojniki, những người vô đạo. Bấy giờ vị Linh mục nói với con: “Nếu con muốn, cha sẽ rửa tội cho con! Nhưng trước hết con phải học biết Chúa Giêsu, Ðấng đã cứu rỗi tất cả mọi người nhờ cái chết của Người trên thập giá và nhờ sự sống lại của Người từ cõi chết!”

Từ đó, mỗi ngày con đi đến ngôi nhà thờ để gặp vị Linh mục, trước hết tại bàn thờ và tiếp đến là sau ngôi nhà thờ, nơi con hằng quì gối. vị Linh mục nói với con, ngôi nhà thờ này có tên là “heilige Sophia”, sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Con không hiểu được rõ lắm, bởi vì ngài nói tiếng Nga không được thạo lắm, nhưng điều chính yếu mà vị Linh mục nói thì con hiểu. Và lòng con cháy lên vì yêu mến Ðức Giêsu, Ðấng đã yêu con trước.

Trong trại lính ai cũng cười ầm lên khi nghe con kể cho các bạn con nghe điều con đã cảm nhận được. Lúc bấy giờ thường có bom dội luôn; nhưng chúng con ẩn khuất dưới các lùm cây.

Một buổi sáng, vị Linh mục không còn mặc áo lễ và không đi lên bàn thờ nữa; ngài đi thẳng đến chỗ con và nói. “Andruscha, người ta đã phản bội cha, cha sẽ bị bắt. Vì thế, cha xin con một điều, con hãy đưa tin cho các Sơ ở công trường Thánh Yura biết. Cha sẽ giao cho con một kho tàng quý báu để đưa lại cho các Sơ, bởi vì các Sơ không còn Linh mục nữa. Con phải cắt nghĩa cho các Sơ là con đến từ thánh địa Sophia và cha Stanislas đã sai con đi với sứ vụ đó. Trường hợp con không thể đến được nơi các Sơ ở, con hãy trao lại kho tàng này cho một vị Linh mục. Con có hiểu không? Không trao cho ai khác ngoài một vị Linh mục. Với kho báu này, con mang Chúa Giêsu trên mình.”

Con hỏi ngài điều đó có nghĩa gì, nhưng ngài không còn thời giờ nữa để cắt nghĩa cho con, ngài chỉ đủ thời giờ để mở cái hộp trên bàn thờ và lấy trong đó ra cái túi nhỏ được đan bằng chỉ. Ngài đưa cho con và bảo: “Con hãy chạy đi, thật nhanh!” Người ta nghe nhiều bước chân đi. Con chạy nấp vào một cái bụi cây và nhìn thấy: Vị Linh mục ra khỏi nhà thờ, một đám người đàn ông mặc thường phục bao vây lấy cha. Từ ngày đó, con không bao giờ nhìn thấy cha nữa. Vào buổi chiều, con đi vào trong phòng vệ sinh, một nơi không còn ai nhìn thấy con được nữa, con mở cái túi vị Linh mục trao cho để xem và con chỉ thấy những chiếc bánh nhỏ cắt trỏn được đựng đầy trong đó. Con đã muốn tìm các Sơ để trao lại như ngài đã dặn, nhưng chúng con không được phép rời trại lính và những ngày sau đó chúng con phải chuyển quân đi nơi khác. Con nhớ là vị Linh mục đã dặn. “Nếu con không thể trao lại cho các Sơ, thì con phải trao lại cho một vị Linh mục”. Nhưng con không gặp được vị Linh mục nào cả, và vì thế con đã xin với Ðức Mẹ cho con gặp được một vị Linh mục… Cha xem, Ðức Mẹ đã nhậm lời con, bởi vì cha là một vị Linh mục!”

“Andruscha, con đã làm gì với cái túi đựng đầy Minh Thánh, mà con vừa trao lại cho cha?”

“Con đã từng quẳng nó đi, vì khi đi tắm, mấy thằng bạn con hay tò mò muốn biết đó là cái gì, vì con thường mang nó trên ngực. Bấy giờ con đã lấy chiếc khăn mùi-soa của con và đặt những chiếc bánh nhỏ đó vào đó, dùng mấy chiếc kim găm gài chặt lại tứ phía, để không một chiếc bánh nào bị mất. Tại mỗi lần dừng chân con luôn đi tìm một vị Linh mục, nhưng con chẳng tìm gặp được vị nào cả, và con cũng không được phép rời toán quân của con. Bấy giờ con đã cầu nguyện cùng Ðức Mẹ, đừng để con chết trước khi làm tròn được sứ mệnh mà cha Stanislas ủy thác cho con.

Giọng của Andruscha từ từ lạc đi và rất khó lòng có thể hiểu được nữa. Tôi nghĩ rằng là một trách nhiệm lương tâm đò hỏi khi tôi khẳng định là tôi phải ghi lại từng lời, điều anh ta đã kể lại. Bây giờ anh im lặng, nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt to ra và hỏi lần thứ ba:

“Ðó là cái gì vậy?”

Cha Anselmô tóm tắt lại như thể ngài vừa tĩnh lại từ một giấc ngủ say. Thay vì trả lời câu hỏi của Andruscha, ngài lại nêu lên một câu hỏi khác. Tôi cảm thấy hầu như tức giận ngài luôn.

“Andruscha, tại sao người ta không đưa con vào bệnh viện sau khi bị thương như thế?”

“Bởi vì con không muốn. Bởi vì con sợ người ta sẽ lấy mất cái túi nhỏ và con sẽ không bao giờ gặp được vị Linh mục nào nữa. Máy bay đã bay rất thấp để tấn công chúng con dữ dội; quả thật người ta phải vất vả vì đủ thứ việc phải làm, như khiêng các người bị thương lại một chỗ.”

“Và đã xảy ra cho con ra sao?”

“Con không cử động được nữa. Ai cũng tưởng con đã chết!”

“Và sau đó?”

“Sau đó họ kéo đi hết, và con lòng đầy vui mừng được bỏ lại một mình, ôi thật vui mừng! Vì điều đó muốn nói rằng thế là con sẽ có dịp gặp được một vị Linh mục. Con rất đau đớn, nhưng lòng con tràn đầy vui mừng… Cha xem, thân xác con thuộc về tổ quốc, còn linh hồn con lại thuộc về Thiên Chúa! Vào buổi chiều người ta đã nhặt con và khiêng vào túp lều này!”

Ðầy giọng cương quyết, cha Anselmô nói: “Andruscha, con hãy nghe đây, suốt thời gian qua con đã mang Chúa Giêsu trên người con. Người đã thương con, đến nỗi Người đã trở nên bánh để làm của nuôi chúng ta. Người ẩn mình dưới những tấm bánh này. Con có tin vậy không?”

Một cái mĩm cười lạ lùng làm rạng rỡ của khuôn mặt người lính trẻ.

“Vâng, con tin điều đó! Con đã cảm thấy con mang trên mình một kho báu. Ngày đêm rồi lại ngày đêm, con đã cảm thấy phải lặp đi lặp lại lời kinh của Chúa Giêsu. Và lời kinh đã làm cho lòng con ấm áp vô cùng. Con chắc chắn rằng Ðức Mẹ đã thương nhậm lời con xin!”

“Andruscha, con có muốn được rửa tội không?”

“Dạ,dạ, con muốn lắm!…”

Không được phép để một phút nào qua đi vô ích! Mũi anh ta đã thu nhỏ lại, nét mặt đã tái nhợt, hơi thở hổn hến như muốn xé lồng ngực anh ra, tất cả đều báo trước cái chết đang tới. chỉ còn đôi mắt sáng rực lạ lùng của anh ta là dấu chỉ của sự sống đang thu về trong thẳm sâu của linh hồn anh ta.

“Vâng, con muốn lắm!” anh ta nhắc lại cách thành khẩn.

Cha Anselmô quay lại phía người vợ viên kiểm lâm đang đưa cho ngài bát nước.

“Andreas, cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần!”

Tiếp đến, ngài nhấn mạnh từng lời:

“Con yêu quý, giờ đây cha trao cho con Ðấng con đã mang trên mình bao ngày tháng qua, Bánh Hằng Sống. Ðây là Ðấng mà chẳng bao lâu nữa sẽ đón nhận con. Con có tin rằng Người hiện diện trong những tấm Bánh này không?”

Bấy giờ đã xảy một điều hoàn toàn không ai ngờ trước được. Andruscha ngồi dậy, chấp hai tay và kêu:

“Vâng, con xin tin, con rất tin điều ấy! Xin cha hãy mau ban cho con Bánh Hằng Sống!”

Cha Anselmô cầm Mình Thánh. Từ chỗ tôi đang quì, tôi nhìn thấy rõ đó là Mình Thánh Chúa có một vết đỏ! Cha Anselmô tiến lại gần người hấp hối, hai mắt anh ta rực sáng lên như hai ngôi sao, và ngài đã cho anh ta rước lễ…

Andruscha nằm ngã xuống nặng nề trên chiếc giường xếp của anh ta và khép nghiền hai mắt lại. Anh ta không còn mở nó ra bao giờ nữa. Chúng tôi đều quì xuống trên nền nhà và không còn dám thở nữa. Cái cảm tưởng mà tôi có được khi mới bước chân vào cái lều này, đã trở nên mạnh mẽ trong tôi. Thế giới vô hình bao trùm lấy chúng tôi với sự hiện diện thực sự của nó, một sự hiện diện tác động một cách toàn diện hơn cả những chiều kích cụ thể của chúng ta.

Sau một vài giây lát, cha Anselmô bắt vào mạch của Andruscha. Ngài yên lặng đứng dậy và làm dấu Thánh Giá.

“Chúng ta hãy cầu nguyện! Anh ta sẽ phù hộ cho chúng ta.”

Quì gối và hết sức cẩn thận, cha đã đặt lại Mình Thánh vào chiếc khăn mùi-soa, xếp lại và để vào túi áo khoác của ngài.

“Tôi không được phép ở lại đây lâu hơn nữa”, cha Anselmô nói thế và quay lại phía bà vợ người kiểm lâm: “Xin bà lo cho anh ta một lễ nghi an táng theo đúng phép đạo!”

Người đàn bà ngước mặt giàn giụa nước mắt về phía chúng tôi, bà lẩm bẩm: “Thật phúc đức biết mấy cho ngôi nhà này!”

Chúng tôi bắt buộc phải có mặt ở nhà trước khi luật giới nghiêm bắt đầu; chúng tôi không được phép làm mất thời giờ. Cha Anselmô kéo cái mũ trùm đầu sát vào đầu, bởi vì trời đang mưa phùn.

Trong khi sắp tới nhà, ngài đã quay về phía tôi và nghiêm giọng nói:

“Thế mà vẫn có những kẻ điên khùng còn hồ nghi rằng tự bản chất, linh hồn con người thuộc về Kitô giáo, và rằng trong chúng ta được đóng ấn một hình ảnh không thể phá bỏ được, hình ảnh của Ðức Giêsu, Ðấng là “hình ảnh thật sự của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15).

“Vâng, thưa cha!”

Tôi không còn nói được nữa, vì cổ tôi nghẹn lại rồi.

(Trích trong: Maria Winowska, “Blut an den Händen”, Paulusverlag Freiburg Schweiz, 1975, trang 75-85)

LM Nguyễn Hữu Thy

http://xuanha.net/100-PheplaThanhThe/tk20.htm

forget_me_not
04-06-2009, 02:47 PM
PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI BORDEAUX
http://www.binhcang.com/rosebar.gif
Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt


http://www.binhcang.com/thanhthecopy.jpg
Trước khi Phụng Vụ được cải tổ kể từ Công Đồng Chung Vatican 2 (1962-1965), thì, sau Mùa Giáng Sinh là khởi đầu Tuần 70, 60 và 50. Đó là 3 Tuần chuẩn bị ơn cứu chuộc Lễ Phục Sinh. Tiếp đến là Mùa Chay Thánh.
Cách đây hơn 180 năm, chính vào một ngày trong Tuần 70, đã xảy ra Phép Lạ Thánh Thể nơi tu viện Lorette của các Nữ Tu dòng Thánh Gia ở Bordeaux, Miền Trung nước Pháp.
Ngày 3-2-1822, Linh Mục Noailles, sáng lập viên Hội Dòng Thánh Gia, vì bận công tác mục vụ, đã xin Cha Delort thay ngài đến chủ sự buổi chầu Thánh Thể nơi nhà nguyện Tu viện Lorette. Tu Viện Lorette là trụ sở chính của Dòng Thánh Gia.
Cha Delort bắt đầu buổi Chầu Phép Lành vào lúc 4 giờ chiều. Vừa khi Thánh Thể được đặt trên bàn thờ, Mình Thánh Chúa bỗng hơi động đậy. Mọi người trông thấy rõ ràng hình bán thân với Đầu Chúa Cứu Thế có hào quang sáng chói hiện ra. Chúa GIÊSU xuất hiện bên trong các tia Mặt Nhật, phóng lớn giống như tấm ảnh chụp lồng trong khung. Chỉ có điều khác: ảnh Chúa GIÊSU là hình Người Sống Động. Khuôn mặt Chúa GIÊSU thật trắng và tuyệt đẹp. Mái tóc Chúa màu hung hung buông thành lọn phủ xuống hai bờ vai. Chúa GIÊSU khoác áo choàng màu đỏ thẫm. Chúa đặt tay trái lên ngực còn tay phải giơ lên trên các người tham dự. Thỉnh thoảng Chúa GIÊSU nghiêng mình làm như thể tách Người ra khỏi Mặt Nhật, khiến Mặt Nhật trông lớn hơn thường lệ. Trên mỗi vai Chúa GIÊSU như có hạt kim cương lấp lánh. Toàn thể nhà nguyện rực rỡ ánh sáng chói chang.

http://www.binhcang.com/thanhthe5copy.jpg

Trong số những người hiện diện tại buổi Chầu Phép Lành chiều Chúa Nhật hôm ấy, có người đắm mình vào cuộc chiêm ngắm sâu xa. Vài người khác khóc vì vui mừng vì yêu mến và hoàn toàn phó thác vào niềm tin sống động. Trong khi vị Linh Mục chủ sự run rẩy vì xúc động. Ngài do dự thật lâu trước khi dám bước lên bàn thờ cầm lấy Mặt Nhật để ban Phép Lành cho các tín hữu. Cuộc Chúa GIÊSU hiện ra kéo dài suốt thời gian 20 phút Chầu Phép Lành.

Bản tường trình Phép Lạ Thánh Thể do chính cha Delort ghi lại.

Tôi ký tên dưới đây, hiện là cha sở giáo xứ Sainte-Eulalie ở Bordeaux. Tôi không có chủ ý nào khác ngoài chủ tâm hoàn toàn tuân phục Thánh Ý THIÊN CHÚA. Tôi xin công khai bày tỏ ân huệ Chúa ban cho cộng đoàn Lorette của các Nữ Tu dòng Thánh Gia. Chính tôi được chứng kiến tỏ tường Phép Lạ Thánh Thể mặc dầu tôi bất xứng. Tôi xin chứng thực và khẳng định trước mặt THIÊN CHÚA là Chúa tôi rằng: Tất cả những gì tôi viết trong bản tuyên ngôn này đều hoàn toàn phù hợp với sự thật đã xảy ra.

Cha Noailles - Bề Trên Tu Viện Lorette - vì không thể đích thân chủ sự buổi Chầu Thánh Thể và ban phép lành cho cộng đoàn Lorette, đã nhờ tôi thay ngài. Tôi đến Cộng Đoàn các Nữ Tu vào lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật 70 ngày 3-2. Đến nơi, tôi chuẩn bị buổi Chầu Phép Lành. Trước tiên, tôi đặt Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa lên bàn thờ. Khi vừa giơ bình xông hương lần thứ nhất và ngước mắt nhìn lên Mặt Nhật, tôi không còn trông thấy Mình Thánh Chúa tôi đặt vào trước đó nữa. Thay vì Bánh Thánh - Chúa vẫn dùng để ẩn mình - tôi trông thấy chính Chúa GIÊSU. Chúa GIÊSU xuất hiện bên trong Mặt Nhật như ở giữa khung ảnh với hình người bán thân. Chỉ có điều khác, đây là Hình Người sống động.
Khuôn Mặt Chúa trắng tinh và có hình dáng thanh niên khoảng 30 tuổi tuyệt đẹp. Chúa khoác áo choàng màu đỏ thẫm. Chúa nghiêng đầu thỉnh thoảng sang bên phải và về phía trước. Được hồng phúc chứng kiến cảnh tượng tuyệt dịu, tôi không dám tin mắt mình trông thấy tỏ tường, mà chỉ nghĩ đây là ảo tưởng. Thế nhưng phép lạ cứ tiếp tục diễn ra khiến tôi không thể nào hồ nghi. Tôi ra hiệu cho chú bé cầm bình hương tiến lại gần. Tôi hỏi nhỏ chú bé có trông thấy hiện tượng gì khác thường không. Chú bé trả lời là đã trông thấy hiện tượng lạ và vẫn còn đang trông thấy. Tôi bảo chú bé phải báo cho Mẹ Bề Trên biết. Chú bé liền nói với nữ tu lo phòng thánh. Nhưng Chị này vì chìm đắm trong tâm tình thánh thiêng do hiện tượng lạ gây ra, đã không chu toàn nhiệm vụ được trao phó.

http://www.binhcang.com/thanhthe11copy.jpg


Phần tôi, thất kinh và phủ phục sát đất, tôi chỉ ngước mắt nhìn lên và càng cảm thấy thất kinh hơn trước sự hiện diện thực sự hữu hình của Chúa GIÊSU. Tôi khóc vì vui mừng, vì tri ân và vì bối rối bồi hồi. Hiện tượng lạ diễn ra suốt thời gian cộng đoàn hát Thánh Thi kính Thánh Thể “Domine salvum fac - Lạy Chúa xin cứu con”, hát Thánh Ca và đọc lời nguyện .. Khi phần hát Thánh Ca chấm dứt, tôi lúng túng bước lên bàn thờ, bởi lẽ tôi cảm thấy hoàn toàn mất can đảm trong lúc này. Tôi cầm lấy Mặt Nhật và giơ cao ban Phép Lành cho cộng đoàn. Vừa ban Phép Lành tôi vừa chiêm ngắm Chúa Cứu Thế tôi đang cầm lấy cách rõ ràng giữa hai tay tôi. Đây là Phép Lành mang đến muôn vàn ân phúc cho Các Nữ Tu Lorette hơn bao giờ hết. Ban Phép Lành xong, tôi đặt Mặt Nhật xuống bàn thờ. Nhưng ngạc nhiên biết bao khi mở Mặt Nhật ra, tôi chỉ còn trông thấy Mình Thánh Chúa. Chúa GIÊSU lại ẩn mình vào Bánh Thánh sau khi ban Phép Lành cho Cộng Đoàn.

Vừa run rẩy vừa khóc vì cảm động, tôi bước ra khỏi nhà nguyện. Tôi hết sức ngỡ ngàng khi nhận thấy mọi người có mặt trong nhà nguyện đều trang nghiêm giữ thinh lặng suốt thời gian diễn ra hiện tượng lạ. Tôi thầm nghĩ, có lẽ họ cũng giống như tôi, vì thất kinh trước một hiện tượng quá diệu kỳ nên sợ rằng: có lẽ mình bị ảo tưởng ảo giác chăng!
Tôi vừa ra khỏi nhà nguyện thì mọi người tuốn ra vây quanh tôi. Ai ai cũng hỏi tôi có trông thấy hiện tượng lạ làm họ xúc động mãnh liệt không. Mỗi người đặt một câu hỏi khác nhau. Tôi chỉ có thể trả lời:

“Anh Chị Em đã trông thấy Chúa chúng ta. Đây là hồng ân cao cả Chúa GIÊSU ban cho Anh Chị Em, hầu nhắc Anh Chị Em nhớ rằng, Chúa GIÊSU thực sự ở giữa Anh Chị Em và thúc đẩy Anh Chị Em mỗi ngày một yêu mến Chúa nhiều hơn. Chúa GIÊSU cũng khuyến khích Anh Chị Em hãy tiếp tục thực hành các nhân đức đẹp lòng Chúa, khiến Ngài thương ban cho Anh Chị Em một ân huệ trọng đại dường ấy!”

http://www.binhcang.com/thanhthe14copy.jpg


Nói xong, tôi lặng lẽ lui về nhà xứ. Suốt đêm hôm ấy, tôi không thể nào khép mắt vì không ngừng nhớ lại hiện tượng diệu kỳ tôi được hồng phúc chứng kiến.
Ngày thứ hai hôm sau, tôi đích thân đến giáo xứ Sainte-Eulalie để gặp cha sở Noailles cùng với vài người khác. Tôi kể lại cho cha Noailles nghe về Phép Lạ Thánh Thể xảy ra chiều Chúa Nhật hôm trước. Thật ra trước đó, tôi đã quyết định giữ lời Chúa GIÊSU KITÔ dạy rằng: “Vide, nemini dixeris - Con đã thấy, nhưng đừng kể cho ai nghe”. Nhưng vì chú bé giúp lễ và vài giáo dân có mặt trong nhà nguyện các Nữ Tu Lorette đã được tận mắt chứng kiến Phép Lạ y như tôi, nên tôi nghĩ rằng Chúa GIÊSU muốn tôi chứng thực lời khai của họ là đúng với sự thật đã xảy ra. Vài người tin chuyện tôi kể là có thật vài người khác cho rằng tôi bị ảo tưởng.
Ai muốn nói gì thì nói, phần tôi, tôi xin tuyên bố rằng, những gì mắt tôi trông thấy, những gì tay tôi chạm đến - nếu tôi có thể nói được như thế - và dẫu rằng lời chứng của tôi không đáng kể bao nhiêu, tôi sẽ cảm thấy mình vô ơn bạc nghĩa và phạm lỗi nặng nề nhất, nếu tôi từ chối chứng thực một sự thật đã xảy ra.

Xin thề đã viết đúng sự thật tại Bordeaux ngày 5-2-1822

Ký tên: Delort, Linh Mục.

... Ngay ngày hôm sau, mọi người mau mắn kể lại Phép Lạ Thánh Thể cho Đức Cha d'Aviau du Bois de Sanzay, Tổng Giám Mục Bordeaux nghe. Đức Cha rất xúc động. Nhưng giữ thái độ dè dặt, ngài chỉ khuyến khích các Nữ Tu phải trang trọng bày tỏ lòng tri ân trước ân huệ cao cả Chúa GIÊSU ban cho Các Chị, đồng thời khuyên các Nữ Tu không nên rao truyền cho công chúng biết về Phép Lạ Thánh Thể kể trên. Tuy nhiên, Đức Cha đã cẩn thận cho điều tra về Phép Lạ và kết quả cuộc điều tra khiến ngài càng tin chắc Phép Lạ đã xảy ra thật. Để mãi mãi ghi nhớ ân huệ trọng đại, Đức Tổng Giám Mục Bordeaux cho phép các Nữ Tu dòng Thánh Gia đặt Mình Thánh Chúa và Chầu Phép Lành trọng thể hàng năm vào chính ngày kỷ niệm Phép Lạ Chúa GIÊSU đích thân hiện ra ban Phép Lành cho các phần tử đầu tiên của Hội Dòng.
Mặt Nhật trên đây vẫn còn lưu giữ nơi Tu Viện các Nữ Tu tại Martillac, nước Pháp.


http://www.binhcang.com/bar6.gif


CHIẾN THẮNG NHỜ CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ
http://www.binhcang.com/thanhthe20copy.jpg

Năm 1239 cuộc chiến kinh khủng càn quét đất nước Tây-Ban-Nha. Trước tiên, quân Ả-Rập hồi giáo cương quyết tiến chiếm thành Valencia. Valencia nằm về mạn Đông Nam Tây-Ban-Nha. Một ngày, nhóm hồi giáo bất ngờ đem quân đông đảo nhằm đánh phá tan tành quân lực Công Giáo chỉ gồm khoảng 1 ngàn binh sĩ. Thấy cơ nguy, nhóm binh sĩ Công Giáo vội chạy vào trấn thủ nơi một lâu đài. Với con số quá ít so với địch quân, lại thêm địa thế cách xa thành Valencia, các binh sĩ Công Giáo gần như cầm chắc thất bại trong tay.

Vì thấy không còn hy vọng nơi bất cứ quyền lực thế trần, nhóm binh sĩ Công Giáo liền đặt trọn niềm tin tưởng nơi sự trợ giúp của Trời Cao. Họ cũng muốn chuẩn bị tinh thần trước khi khởi sự cuộc chiến bằng cách lãnh nhận hai bí tích Giải Tội và Thánh Thể. Thế nhưng, hiểm nguy đến gần, thời giờ cấp bách mà số Linh Mục lại chỉ vỏn vẹn một vị. Tất cả binh sĩ không thể lãnh nhận bí tích Giải Tội cũng như rước Mình Thánh Chúa. Họ nhanh chóng đề cử 6 tướng lãnh tham dự Thánh Lễ thay cho toàn số binh sĩ. Trong lúc đó, các binh sĩ Công Giáo túc trực hầu sẵn sàng đẩy lui mọi tấn kích của quân thù.
6 tướng lãnh dọn mình xưng tội. Xong họ vây quanh bàn thánh sốt sắng tham dự Thánh Lễ. Thánh Lễ đến hồi Truyền Phép và sau đó mọi người chuẩn bị rước lễ. Nhưng vào chính lúc ấy, còi động vang lên báo hiệu quân hồi giáo đang tiến vào. Nhanh như chớp, 6 tướng lãnh vơ vội vũ khí chạy như bay nhập hàng với các binh sĩ khác cương quyết chống trả kẻ thù. Vì không muốn phơi bày Mình Thánh Chúa cho quân hồi giáo xúc phạm, vị Linh Mục cẩn trọng đặt tất cả Bánh Thánh vào Khăn Thánh, gói kín lại và dấu dưới một viên đá.

Tuy nhiên, Chúa GIÊSU KITÔ như cảm động trước tâm tình tín thác vô bờ của nhóm binh sĩ Công Giáo thành Valencia nơi sự trợ giúp của bí tích Thánh Thể. Ngài không để họ phải thất vọng. Chúa GIÊSU xuất hiện cách oai hùng, dẫn đầu đoàn binh Công Giáo ít ỏi kháng cự nhóm hồi giáo vô cùng đông đảo. Thế là nhóm Ả-Rập hồi giáo thất kinh hồn vía, ù té bỏ chạy như điên.

http://www.binhcang.com/thanhthe21copy.jpg


Quân lực Công Giáo Tây-Ban-Nha thắng trận vẻ vang không mảy may tổn thất. Đầy lòng tri ân trước chiến thắng bất ngờ, các tướng lãnh Công Giáo quyết định thi hành chương trình thiêng liêng đã vạch ra trước khi bị tấn công: lãnh nhận Mình Thánh Chúa GIÊSU KITÔ. Vị Linh Mục hân hoan nhanh chân đến chỗ dấu ẩn mang Mình Thánh Chúa về bàn thờ. Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh Mục mở Khăn Thánh ra thì thấy các Bánh Thánh lấm tấm các giọt máu và Máu dính vào Khăn Thánh.
Thay vì tỏ ra kinh hãi các binh sĩ Công Giáo Tây-Ban-Nha nghĩ rằng, chính Máu Thánh Chúa GIÊSU KITÔ đã giúp cho cuộc giao tranh đi đến chỗ chiến thắng ngoài mức chờ mong
Trong khi đó, quân Ả-Rập hồi giáo sau khi chạy tán loạn, liền qui tụ lại. Họ hổ thẹn vì đã thất trận ê chề. Lần này họ cương quyết quay trở lại để đánh giết tan tành nhóm binh lính Công Giáo. Về phía binh sĩ Công Giáo, được củng cố nhờ sự trợ giúp thần linh của Chúa GIÊSU Thánh Thể, không hề tỏ ra nao núng sợ hãi. Họ xin vị Linh Mục cầm Khăn Thánh có in Máu Thánh Chúa GIÊSU KITÔ đứng trên nơi thật cao, làm thế nào để tất cả các binh lính Tây-Ban-Nha đều có thể trông thấy. Các binh sĩ Công Giáo hăng say chiến đấu. Họ xông tới giết trọn bộ nhóm quân hồi giáo
Chiến thắng vinh quang thứ hai chấm dứt cuộc giao tranh đẫm máu của quân Ả-Rập hồi giáo muốn đánh phá và chiếm đoạt thành Valencia của các tín hữu Công Giáo
(P. Eugène COUET, “Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).


http://www.binhcang.com/bar6.gif


http://www.binhcang.com/bordo.html

(http://www.binhcang.com/bordo.html)

forget_me_not
08-06-2009, 09:27 AM
PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI LỘ ĐỨC
http://www.binhcang.com/rosebar.gif
Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt


http://www.binhcang.com/loduccopy.jpg Kể từ cuộc hành hương toàn quốc Pháp đầu tiên vào năm 1888 các cuộc hành hương Lộ Đức nối tiếp đều mang một nét đặc thù. Đó là các cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể, bày tỏ lòng tôn sùng kính yêu của các tín hữu Công Giáo đối với Chúa GIÊSU KITÔ ẩn mình trong bí tích Thánh Thể.
Thật ra, Đấng Cứu Thế - Chúa GIÊSU KITÔ - không bị dân chúng lãng quên trong lúc họ biểu lộ lòng ngưỡng mộ đối với Hiền Mẫu Ngài, Nữ Vương Rất Thánh MARIA. Thêm vào đó, nếu Từ Mẫu Thiên Quốc làm phép lạ chữa lành bệnh tật phần hồn lẫn phần xác, chính là nhờ quyền năng vô biên của Con Dấu Ái Mẹ, Chúa GIÊSU KITÔ. Xác tín này thật rõ ràng, bởi lẽ, các tín hữu hành hương luôn luôn cảm nhận sự hiện diện trìu mến của Đấng Cứu Độ nơi Hang Đá Lộ Đức tràn đầy phúc lành. Tất cả đều ý thức rằng: Chỉ mình Thiên Chúa là Chủ Tể mọi việc kỳ diệu - qui facit mirabilia solus.
Thế nhưng, năm 1888 là năm đáng ghi nhớ nhất. Nữ Trinh Rất Thánh MARIA tự ẩn mình đi để làm nổi bật nét đẹp uy linh cao cả của Chúa GIÊSU KITÔ, Người Con Chí Thánh ẩn mình trong bí tích Thánh Thể. 18 thế kỷ sau cuộc đời dương thế của Đức GIÊSU KITÔ nơi Thánh Địa, các tín hữu hành hương Lộ Đức như sống lại quang cảnh ghi trong Phúc Âm: Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem, hàng ngàn người hiện diện đã lớn tiếng tung hô Hosanna - Vạn Tuế Con Vua Đavít. Và Chúa GIÊSU đi qua, vừa chúc lành đám đông vừa chữa họ khỏi tất cả bệnh hoạn tật nguyền, thể theo ước nguyện thầm kín của từng người thành khẩn kêu cầu cùng Ngài.
Tờ Nhật Ký Lộ Đức - Le Journal de Lourdes, số xuất bản tháng 8 năm 1888 đã tường thuật tỉ mỉ biến cố trọng đại như sau.
Lời kinh Magnificat - Linh hồn con ngợi khen Chúa - là lời kinh có âm vang thật đặc biệt tại Lộ Đức, bởi vì, đó là lời kinh được các tín hữu diễn tả lòng cảm tạ sâu xa về các ân huệ nhận lãnh. Và ngày 21-8-1888, lời kinh Magnificat này mang trọn chiều kích ngợi khen cùng tri ân của đoàn người hành hương. Phải thành thật thú nhận rằng, nếu được phép soi thấu tâm tư kín ẩn của từng người, hẳn chúng ta sẽ đọc được phép lạ Đức Mẹ ban trên bình diện thiêng liêng. Thế nhưng, ngày hôm ấy, Đức Mẹ như giả điếc làm ngơ trước mọi lời khấn cầu của con cái Mẹ, đang lê lết vì các khổ đau phần xác. Không một bệnh nhân nào được Đức Mẹ chữa lành.
http://www.binhcang.com/maria45copy.jpg Thêm vào đó, ngày đầu tiên của cuộc hành hương toàn quốc Pháp đã kết thúc trong thảm sầu như bầu khí ảm đạm của cả ngày. Vào lúc đoàn tín hữu xếp hàng đôi, tay cầm nến sáng, chuẩn bị cuộc rước đuốc kính Đức Mẹ Lộ Đức, thì hỡi ôi, trời bỗng lên cơn giông tố bão bùng, mưa đổ như trút nước. Mọi người nhanh nhân tìm chỗ trú ẩn .. Đâu ai ngờ rằng, thử thách này tiên báo ngày mai tươi sáng hơn, không xóa mờ trong tâm trí.
Chứng kiến cảnh tượng buồn thương của các tín hữu hành hương - tuy vẫn giữ vững lòng tin cậy mến -, Trời Cao đã gợi ý cho một linh mục thánh thiện. Cha thầm nghĩ: “Tại sao không tổ chức một buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa, mang Chúa GIÊSU Thánh Thể đi qua giữa đoàn bệnh nhân? Tại sao không khuyến khích các tín hữu dâng lên Chúa GIÊSU Thánh Thể lời tung hô đi kèm lời khẩn cầu chữa lành bệnh tật phần xác, y như khi Chúa GIÊSU còn sống nơi dương thế?”
Lời đề nghị của vị linh mục thánh thiện được Cha Picard hân hoan tiếp nhận. Cha tức khắc thu thập những câu chúc tụng, các lời van xin ghi trong Phúc Âm rồi in trên một tờ giấy khổ nhỏ và phân phát cho các tín hữu hành hương. Đúng 4 giờ chiều ngày 22-8-1888, Mình Thánh Chúa GIÊSU được long trọng rước ra từ Đền Thánh, đi giữa đoàn tín hữu hành hương tay cầm nến sáng. Sau khi đoàn rước đi qua Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức, các lời khẩn cầu bắt đầu vang lên với trọn nhiệt tâm, nhiệt huyết, không thể nào diễn tả cho hết.
Khi đầu đoàn rước tiến ra bờ sông Gave, mọi người hiện diện cùng có chung một tư tưởng: “Lộ Đức không còn là Lộ Đức mà là thành Giêrusalem thời Chúa GIÊSU KITÔ. Chúa Cứu Thế đang xuất hiện sống động và khải hoàn với những công trình kỳ diệu .. Suốt đời, tôi sẽ không bao giờ quên tiếng kêu, quên đám đông cùng với các lời khẩn thiết hòa lẫn nước mắt chan hòa tuôn rơi”.
Một luồng gió thánh linh đầy phấn khởi thổi trên đầu mọi tín hữu hiện diện. Từ trên các băng-ca, các chiếc giường, các xe lăn, những bệnh nhân đang đau đớn nơi thể xác, đồng thanh van xin. Hòa nhịp với lời cầu thống thiết, toàn thể các tín hữu hành hương cũng cất tiếng kêu xin, lập lại lời của người bất toại và người mù thành Giêricô thưa cùng Chúa GIÊSU rằng: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn, xin Ngài chữa con lành bệnh!”
http://www.binhcang.com/maria29copy.jpg Ngay lúc ấy, trước Hang Đá Đức Mẹ, ở giữa đám đông, ở giữa tình thương trìu mến, ở giữa những gì thâm sâu nhất, cao cả nhất trong tâm hồn con người, trước mặt Con Thiên Chúa phúc lành, trước sự chứng kiến của toàn dân nước Pháp, 8 người bệnh nằm liệt giường được chữa khỏi và đứng thẳng lên: “Surge, tolle grabatum tuum et ambula - Hãy đứng dậy, vác giường mà về nhà đi!”, Mát-thêu, chương 9 câu 6.
Làm sao diễn tả cho hết quang cảnh cảm động trên đây? Khi lời kinh Magnificat long trọng cất lên, vang dội và chiến thắng, không ai cầm được nước mắt cảm tạ và tri ân.
Người ta dễ dàng tưởng tượng ra quang cảnh đầy phấn khởi của buổi lễ cử hành ngay đêm hôm ấy. Cuộc rước đuốc diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ, làm sáng rực toàn khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức: từ Hang Đá cho đến Đền Thánh và mọi lối đi dọc theo bờ sông Gave. Sau khi hát Kinh Tin Kính, đoàn tín hữu hành hương vang lên những lời chúc tụng như: Vạn tuế Chúa GIÊSU KITÔ! Vua Chiến Thắng! Vạn Tuế Đức Bà Lộ Đức! Hoan hô Đức Thánh Cha Lêô 13!
Sáng hôm sau 23-8-1888, muôn người như một, chỉ mở miệng để nói về cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và biến cố xảy ra vào buổi chiều hôm trước. Vì thế, mỗi người tự nguyện sẽ tham dự cuộc kiệu Mình Thánh Chúa vào lúc 4 giờ chiều hôm ấy. Nói thế để hiểu rằng, toàn khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức đông chật tín hữu hành hương. Hàng trăm bệnh nhân nằm trên cáng được khiên ra đặt trên lối đi.
Khi Chúa GIÊSU Thánh Thể xuất hiện, tức khắc tái diễn quang cảnh xảy ra vào buổi chiều hôm trước. Hay nói đúng hơn, mọi tâm hồn như sốt sắng hơn, cảm động hơn và phấn khởi tươi vui hơn. Mọi người cất tiếng hát, đọc kinh và kêu cầu với những lời ghi trong Phúc Âm: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương chữa lành chúng con! Lạy Chúa GIÊSU, kẻ Thầy yêu đang ốm nặng!” Người đau bệnh cũng như kẻ lành mạnh, tất cả đều giơ tay khẩn thiết hướng về phía Mình Thánh Chúa.
Thế là, Chúa GIÊSU Thánh Thể Lộ Đức liền ra tay ban phúc lành, đáp trả lời kêu cầu của mọi người thiện tâm. Một chủng sinh bị bệnh đang ở giai đoạn cuối đời, liền đứng thẳng lên khỏi chiếc cáng đang nằm, và mạnh dạn tiến bước theo sau chiếc kiệu Mình Thánh Chúa. Rồi một bệnh nhân thứ hai và một bệnh nhân thứ ba, cũng đứng lên hân hoan bước theo sau Chúa GIÊSU Thánh Thể.
http://www.binhcang.com/thanhthe3copy.jpg Các nhân viên khiêng cáng phải khó nhọc lắm mới giữ được các bệnh nhân nằm im. Mọi người như cuốn hút vào bầu khí hân hoan phúc lành, cảm tạ và tri ân. Khi ba người khỏi bệnh tiến gần đến Hang Đá Lộ Đức giữa tiếng vỗ tay vang dội, thì những vụ khỏi bệnh khác được tiếp diễn. Một người, hai người, rồi nhiều người được lành mạnh, đứng thẳng lên và vui tươi nhập bọn với anh chị em khác.
Ôi, diễn tả sao cho cùng những tâm tình kín ẩn của mọi người hiện diện lúc ấy. Không ai bảo ai, tất cả đồng thanh cất tiếng tung hô: “Hosanna - Vạn tuế Con Vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến!”
Kể từ sau biến cố trọng đại ấy, hàng năm khi diễn ra các cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa nơi Hang Đá Lộ Đức, các tín hữu hành hương như cảm thấy lòng mình tràn ngập lòng tin/cậy/mến đối với Mình Thánh Chúa GIÊSU và không ngớt lời chúc tụng ngợi khen. Và Chúa GIÊSU Thánh Thể cũng rộng tay ban phát các ơn lành hồn xác cho tất cả những ai cầu khẩn Ngài với trọn lòng tin/cậy/mến.

http://www.binhcang.com/bar6.gif
PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI PERPIGNAN.

http://www.binhcang.com/maria7copy.jpg Ngày 15-9-1793, trong tuần bát nhật lễ Sinh nhật Đức Mẹ, ngôi làng bé nhỏ Pézilla-de-la-Rivière, thuộc giáo phận Perpignan, miền Nam nước Pháp, đã vui mừng trông thấy thánh đường được mở cửa. Lý do là vì cuộc cách mạng 1789 vẫn còn ghi đậm nét kinh hoàng. Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y - những vị trung thành với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ - bị bắt, bị giết hoặc bị lưu đày. Đoàn chiên vắng bóng chủ chăn, bơ vơ tang tác thật tội nghiệp thảm thương.
Linh Mục Jacques Pérone, cha sở họ đạo, từ nơi trú ẩn, can đảm trở về giáo xứ. Cha muốn lợi dụng trong chớp nhoáng khoảng thời gian yên tĩnh để mang lại cho đoàn chiên niềm an ủi được tham dự thánh lễ. Được mật báo, toàn thể tín hữu có mặt nơi nhà thờ. Mọi người vừa sốt sắng vừa trang nghiêm. Không thể diễn tả hết lòng hân hoan của bổn đạo. Nhưng niềm vui chỉ diễn ra vỏn vẹn 3 hôm. Ngày 17-9-1793, với con tim đau thắt, cha Jacques Pérone đành lên đường trở về nơi lưu đày tận bên nước Tây-Ban-Nha. Trước khi khuất hẳn, cha đau đớn quay lại nhìn giáo xứ thân yêu lần cuối. Đôi mắt đẫm lệ, cha buột miệng kêu lên: “Ôi, nếu có thể, thì không gì mà tôi không đánh đổi để chỉ trở lại đó một khắc đồng hồ thôi!”
Lời thì thào của cha Jacques Pérone đã lọt tai một thiếu nữ can đảm, đạo đức và khiêm tốn. Đó là cô Rose Llorens. Cô thầm đoán Bánh Thánh còn bị bỏ quên trong Nhà Tạm ở nhà thờ. Với lòng tin tưởng vững vàng nơi sự trợ giúp của Thiên Chúa, cô cương quyết tự nguyện sẽ giải thoát Chúa GIÊSU Thánh Thể khỏi các bàn tay xúc phạm của quân cách mạng vô luân vô thần.
.. Ngày 26-12-1793 ông Jean Bonafos về nhậm chức tân thị trưởng Pézilla. Ông là kẻ hiền đức và là người kính sợ Thiên Chúa. Thấy cơ hội thuận tiện, cô Rose trình bày ước nguyện với tân thị trưởng. Ông Jean Bonafos tức khắc chấp thuận. Ngày 7-2-1794, cùng với một người thứ ba, ông thị trưởng và cô Rose đến nhà thờ. Ông thị trưởng tự tay mở cửa Nhà Tạm. Quả thật, ông trông thấy Bánh Thánh lớn nằm trong Mặt Nhật và 3 Bánh Thánh nhỏ còn nguyên với Bánh Thánh thứ tư bẻ đôi. Cả 4 Bánh Thánh nhỏ đặt trong Bình Thánh. Với đức tính cẩn trọng, ông Jean Bonafos lấy 4 Bánh Thánh nhỏ bỏ vào Khăn Thánh rồi ông đưa tất cả cho cô Rose cùng với mặt nhật có Bánh Thánh lớn.
Cô Rose Llorens trao mặt nhật với Bánh Thánh lớn tận tay bà Thomase, phu nhân thị trưởng. Chính ông thị trưởng Jean Bonafos đặt mặt nhật có Bánh Thánh vào rương bằng gỗ rồi dấu kín trong nhà. Mình Thánh Chúa GIÊSU ở tại nơi trú ẩn khiêm tốn này gần trọn 7 năm, tức từ 7-2-1794 đến 9-12-1800. Chúa GIÊSU KITÔ không bị lãng quên. Cả hai vợ chồng ông thị trưởng luôn luôn dâng kính Chúa GIÊSU Thánh Thể lòng tôn thờ yêu mến thâm sâu.
http://www.binhcang.com/thanhthe6copy.jpg Trong khi đó cô Rose trao 4 Bánh Thánh nhỏ cho thân mẫu là bà Anne-Marie Llorens Estéva. Theo lời khuyên của mẹ Joséphine de Romanya, Bề Trên tu viện Chúa Cứu Thế ở Perpignan, bà Anne-Marie đặt 4 Bánh Thánh trong một bình bằng thủy tinh, hoàn toàn trắng, rồi bọc kín với chiếc bị nhỏ bằng tơ lụa màu đỏ. Xong, bà đặt vào một ngăn tủ nhỏ dấu kín trong tường.
Nếu vì lý do cẩn trọng, gia đình ông thị trưởng Bonafos không thể tiếp rước nhiều người đến tôn thờ Chúa GIÊSU Thánh Thể, thì trái lại, gia đình cô Rose Llorens mở rộng cửa cho mọi người. Các tín hữu Công Giáo đạo đức, kín đáo đến thờ lạy Chúa GIÊSU KITÔ đang ẩn mình trong Bánh Thánh. Sau này, các giáo dân cao niên trong xứ đạo kể lại rằng, họ thường đem các trẻ em đến nhà cô Rose. Họ bảo chúng quì trước ngăn tủ có dấu Mình Thánh Chúa và dạy chúng cầu nguyện. Hàng năm đến ngày Thứ Năm Tuần Thánh giáo dân trong làng thường dựng một bàn thờ trước ngăn tủ và trang hoàng hoa tươi thật đẹp. Rồi họ cùng nhau quì im lặng chầu Mình Thánh Chúa.
.. Cuối năm 1800 là thời điểm đáng ghi nhớ đối với dân làng Pézilla-de-la-Rivière: chấm dứt những ngày bị bách hại tang tóc và cuộc rước khải hoàn Chúa GIÊSU Thánh Thể trở về ngôi thánh đường thân yêu.
Ngày 5-12-1800 cha phó Honoré Siuroles từ nơi trú ẩn trở về trước, đã đến nhà bà Anne Llorens. Cha trang trọng mở ngăn tủ nhỏ để lấy ra Bình Thánh bằng thủy tinh đựng 4 Bánh Thánh. Chính lúc này đây, cha phó vô cùng ngạc nhiên khi trông thấy 4 Bánh Thánh vẫn giữ nguyên nét trắng tinh toàn vẹn và Bình Thánh bằng thủy tinh lại được mạ vàng! Mạ vàng ngay bên trong lớp thủy tinh! Phép lạ trong phép lạ!
4 ngày sau, đến phiên cha sở Jacques Pérone trở về. Cha đến nhà ông thị trưởng Jean Bonafos lấy Bánh Thánh lớn và long trọng rước về thánh đường. Thật là một đại lễ cho toàn thể giáo xứ Pézilla-de-la-Rivière. Cha sở đặt Bánh Thánh lớn và 4 Bánh Thánh nhỏ vào trong Bình Thánh mới và để vào Nhà Tạm nơi bàn thờ chính. Gần một thế kỷ sau, tức năm 1875, khi thay Bình Thánh mới và đặt ra bên ngoài cho các tín hữu Công Giáo đến thờ lạy và kính viếng, giáo quyền lại một lần nữa có dịp ghi nhận rằng, các Bánh Thánh vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, y như lúc được cất vào Nhà Tạm ngày 15-9-1793. (P. Eugène COUET, “Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998, trang 226-230 / 150-161).




http://www.binhcang.com/hoahongbar.gif

http://www.binhcang.com/pheplaloducvaperpignan.html (http://www.binhcang.com/pheplaloducvaperpignan.html)

forget_me_not
08-06-2009, 09:40 AM
http://www.thanhlinh.net/images/candle3.jpgLời Chứng:
PHÉP LẠ VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ
Khi còn bé, tôi cứ tưởng phép lạ của Chúa chỉ có thể xảy ra cho những nhân vật thánh thiện như trong Thánh Kinh mà thôi. Khi trưởng thành, tuy tôi được đọc và nghe kể lại nhiều phép lạ về Chúa và Đức Mẹ đã xảy ra vào thời đại này, nhưng quan niệm của tôi cũng vẫn không thay đổi, đó là chỉ có những người suốt đời sống thánh thiện, họ sẽ trở nên Thánh và sau khi qua đời thì mới nhận được phép lạ của Chúa mà thôi. Tôi cũng ước mơ được phép lạ xảy ra cho tôi, nhưng không bao giờ dám nghĩ rằng một ngày nào đó, Chúa ban phép lạ đến cho tôi vì tôi luôn luôn cảm thấy mình bất xứng. Giờ đây, tôi xin chia sẻ về phép lạ Thánh Thể mà Chúa vừa ban đến cho tôi, hy vọng được làm chứng nhân cho Chúa và ứng nghiệm lời Ngài phán:"Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho”. (Mt.7:7-8)

Tháng tư năm nay, tôi có người cậu từ Canada qua thăm ba mẹ tôi. Trước khi cậu về lại Canada, cậu tỏ ý muốn đến thăm một vài người quen cách nơi tôi cư ngụ khoảng hai tiếng lái xe. Vì anh chị tôi đều bận, nên tôi tình nguyện đưa mẹ và cậu tôi đi chơi, hôm đó rơi vào ngày thứ năm Tuần Thánh. Biết rằng đi chơi xa, và nhất là đi thăm bà con thì khó có thể trở về dự Thánh Lễ tối lúc 7 giờ được, nhưng tôi vẫn hy vọng sẽ trở về kịp giờ để dự thánh lễ. Đúng như tôi dự đoán, hơn 8 giờ tôi mới đưa mẹ và cậu của tôi trở về lại nhà. Chờ mẹ và cậu xuống xe là tôi quay xe phóng đến nhà thờ với hy vọng Thánh Lễ rửa chân sẽ kéo dài, may ra tôi còn kịp vào rước lễ. Vì đến quá trễ nên không có chỗ đậu xe, tôi đậu đại chỗ cản đường ra vào của sân đậu xe nhưng tôi cứ mặc kệ, chạy vội vào ngôi Thánh Đường. Khi tôi vào trong nhà thờ, thì chỉ còn 1 số rất ít người đang lên rước lễ. Tôi cảm thấy mình bất xứng vì không dự trọn Thánh Lễ, không kịp chuẩn bị tâm hồn nên không dám lên rước lễ mà chỉ đứng dưới cuối nhà thờ nhìn vào, khát khao và thầm nghĩ “Không biết những người đang đi lên rước lễ, họ có biết là họ rất may mắn khi được rước Mình & Máu Thánh Chúa hay không?”
http://www.thanhlinh.net/images/candle1.jpgXong lễ, hai thầy sáu giúp cha sở gom hết Mình Thánh Chúa còn lại vào một chén Thánh, đóng nắp lại kỹ càng trước khi cùng cha sở rước Mình Thánh Chúa đi chung quanh nhà thờ, sau đó mới rước Chúa qua đặt bên nhà nguyện và sẽ có giờ chầu Mình Thánh Chúa cho đến nửa đêm. Khi cha sở rước Thánh Thể Chúa đi ngang, tôi quỳ xuống xin Chúa tha tội cho tôi đã về trễ và xin Chúa hiểu niềm khao khát của tôi là được rước Chúa. Sau đó tôi đi tìm lịch trình giờ Chầu Thánh Thể để xác định lại giờ chầu cho chắc chắn. Tôi nhìn thấy tờ lịch trình thì từ 10:30 cho đến 11:30 tối vẫn còn trống nên không suy nghĩ, tôi cầm ngay cây bút để trên bàn ghi tên của mình vào. Nhìn đồng hồ thấy mới 8:20 tối, tôi đi vào nhà nguyện để cầu nguyện một chút, nhưng thấy có hai bà trong giáo xứ đang trang hoàng chung quanh bàn thờ, nơi đang đặt Thánh Thể Chúa nên tôi chỉ quỳ xuống, chào Chúa và hứa sẽ quay lại thăm Chúa vào đêm nay, và sau đó ra về.

Đến hơn 10 giờ đêm, tôi quay trở lại nhà nguyện thì thấy có ba người đang tỉnh thức cùng với Chúa. Tôi cố gắng đi thật nhẹ không gây tiếng động, chọn một bàn quỳ bên tay phải, gần nơi đặt Thánh Thể Chúa và quỳ xuống. Tôi không lần chuỗi ngay như mọi lần mà lại đưa mắt quan sát bàn Thánh, nhà cất Thánh Thể Chúa và thầm thì tâm sự cùng Chúa thật lâu. Ánh nến le lói chiếu ánh sáng mờ ảo, hương hoa tỏa mùi thơm thoang thoảng, cảnh vật chung quanh thật im lặng và thanh tịnh khiến cho tâm tư của tôi được lắng đọng xuống sau 1 ngày dài bận rộn. Tôi nhắm mắt đọc kinh, lần chuỗi thương xót đến ngắm thứ ba thì mắt tôi chợt mở ra và ánh mắt tôi chợt nhìn thấy một vật tròn tròn, đứng tựa vào chân của một cây đèn được đặt gần nhà đựng Thánh Thể Chúa nhất, tôi phải nghiêng người một chút về bên tay trái để nhìn cho rõ hơn và thoáng nghĩ có lẽ là sự phản ảnh của ánh đèn từ trên trần nhà chiếu xuống.
http://www.thanhlinh.net/images/eucharist_sm.jpgTôi nhắm mắt lại đọc kinh tiếp nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ mở mắt nhìn vào vật tròn đó. Tôi quan sát những chân đèn chung quanh và mọi phía thì thấy không có cái chân đèn nào có hình dáng một vòng tròn nhỏ, trắng đứng tựa vào ngoài chân đèn bên ngoài cùng. Tôi ngưng đọc kinh và tự hỏi “Không biết có phải là Mình Thánh Chúa không? Làm thế nào mà Mình Thánh Chúa lại rớt ra? Có ai đã vào rước Mình Thánh Chúa mang đi cho kẻ liệt, vô ý đánh rớt khi lấy mà không biết chăng? Lễ xong đã hơn 8:30 tối, còn ai có thể mang Mình Thánh Chúa cho người bịnh trễ thế? Hay tại mắt mình quáng gà chăng? Chẳng lẽ Chúa biết sự khao khát của mình mà để dành riêng phần cho mình?“ Không mấy tự tin đó chính là Mình Thánh Chúa, tôi lại nhắm mắt lần chuỗi tiếp. Đến ngắm thứ năm, tôi không thể cầm lòng cầm trí đọc kinh được nữa, quay người nhìn chung quanh thì thấy kể cả tôi nữa là bốn người đang có mặt nơi đó. Tôi thầm mong họ về hết, chỉ còn lại một mình thì tôi sẽ bước lên sát bàn Thờ để nhìn cho rõ hơn, nhưng chờ mãi mà chẳng có ai tỏ ý sắp về cả. Mắt tôi vẫn không rời vật tròn, nhỏ có màu trắng sữa đó, bỗng nhiên như có một mãnh lực thúc đầy như muốn tôi hãy tiến đến gần bàn Thánh. Tôi đứng lên và bước đến sát bàn Thánh, bất kể những người đang hiện diện chung quanh. Chỉ hai bước là tôi đã đến sát bàn Thánh và nơi chân cây nến màu vàng, Mình Thánh Chúa đang đứng dựng thẳng, hơi tựa vào chân cây đèn như chờ đợi tôi lãnh nhận. Tôi không ngờ vào mắt của mình nữa, tôi cầm Mình Thánh Chúa trong tay, quỳ xuống tại chỗ và rước Chúa. Khi Mình Thánh Chúa bắt đầu tan trong miệng tôi thì một luồng hơi nóng lan tỏa từ đỉnh đầu truyền dần xuống ngực tôi, tồn tại trong tôi một chút rồi tan biến. Lần đầu tiên tôi được cảm nhận luồng khí ấm nóng này lan truyền trên thân thể tôi là khi tôi được dìm trong Thánh Thần, vào dịp đi tham dự khóa Canh Tân Đặc Sủng kỳ II tại Austin, TX.

Tôi cảm tạ Chúa đã nhớ đến tôi vì bận đi công việc nên vắng mặt, Chúa đã dành phần ăn trong bữa tiệc ly của Ngài cho tôi. Có lẽ Chúa đã đáp lại sự khao khát chân thành từ trong đáy lòng của tôi là ước ao được rước Mình Thánh Chúa. Thánh Thần Chúa đã sưởi ấm trái tim tôi, tâm hồn tôi để tôi được xứng đáng lãnh nhận phần thưởng này. Tôi đứng lên và quay trở lại bàn quỳ, bỗng dưng tôi xúc động về tình yêu, sự bao dung và trìu mến của Chúa dành cho tôi. Nếu Chúa không dành cho tôi thì tại sao không ai nhìn thấy Mình Thánh Chúa trước tôi? Tại sao Cha sở và hai thầy sáu không nhìn thấy Mình Thánh Chúa nằm đó? Tại sao hai bà giữ nhiệm vụ trang hoàng bàn thờ cũng không nhìn thấy Mình Thánh Chúa? Giờ chầu bắt đầu từ 8:30 tối mà lúc tôi rước Mình Thánh Chúa thì đã 11 giờ đêm, trong khoảng thời gian hai tiếng rưỡi đó, có bao nhiêu người đã đến và quỳ đúng vào chỗ tôi đang quỳ mà tại sao vẫn không nhìn thấy Mình Thánh Chúa đứng đó? Nếu có người rước Mình Thánh Chúa mang đến cho kẻ liệt, đã vô tình làm rớt Thánh Thể Chúa, và nếu Thánh Thể Chúa nằm sát xuống mặt khăn bàn thì làm sao tôi có thể nhìn thấy được? Và câu thắc mắc đầu tiên và cuối cùng cũng vẫn là “Làm sao Mình Thánh Chúa lại có thể đứng đó, nếu không phải vì mầu nhiệm Thánh Thể Chúa muốn ban cho tôi. Chúa đang chờ tôi, chỉ dành riêng cho tôi nhìn thấy và được rước Chúa, vậy thì còn lý do nào khác ngoài lý do này? Nước mắt tôi tuôn trào không kìm hãm được. Tôi đã làm gì để xứng đáng lãnh nhận phép lạ Thánh Thể của Chúa? Trái tim tôi thổn thức trong tình yêu và cảm nghiệm được vòng tay âu yếm của Chúa đang ôm lấy tôi. Đã hơn một tuần trôi qua nhưng tôi vẫn còn hình dung rõ rệt được hình ảnh Mình Thánh Chúa đứng đó, kiên nhẫn chờ tôi rước Ngài. Giờ đây, tôi tin là Ngài muốn tôi chia sẻ điều này cùng với những ai đang khao khát Chúa. Tôi chỉ là một nữ tỳ mọn hèn, bất xứng mà vẫn được Chúa đoái thương thì tôi tin là Chúa nhân từ vô cùng. Tình yêu của Ngài vô biên, vô tận.

Tôi ghi lại đây sự thật những sự kiện nhiệm mầu đã xảy ra cho chính bản thân tôi để làm chứng cho tình yêu Chúa. Với tôi, tôi tin rằng phép lạ vẫn xảy ra, mặc dù đó là phép lạ nhỏ, và Chúa biết những gì thầm kín nơi một tâm hồn. Bạn có yêu Chúa nhiều để tin vào sự mầu nhiệm của Ngài hay không?

Theresa Trần
Oklahoma, USA


http://www.thanhlinh.net/images/bar_pinkfl.gif

http://www.thanhlinh.net/thanhthan/chungtu/OT_PhepLaThanhThe.htm (http://www.thanhlinh.net/thanhthan/chungtu/OT_PhepLaThanhThe.htm)

forget_me_not
10-06-2009, 11:47 AM
PHÉP LẠ THÁNH THỂ (IV)
http://www.binhcang.com/rosebar.gif
Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt


1. PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI FIRENZE (BẮC Ý)


http://www.binhcang.com/thanhthe4copy.jpgThứ sáu 30-12-1230, Cha Huguccion một vị Linh Mục lão thành, cử hành Thánh Lễ nơi nhà thờ Thánh Ambrogio ở ngoại thành Firenze (Bắc Ý). Nhà thờ thuộc về đan viện các nữ tu Biển Đức. Vị Linh Mục tuổi cao mắt kém, khi chịu lễ đã để sót lại nơi Chén Thánh một giọt rượu đã truyền phép, tức là Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Khi đổ rượu vào Chén Thánh để tráng, Cha Huguccion mới thấy là giọt rượu đã chuyển thành máu đỏ thẫm. Trong hai lần liên tiếp, Cha thấy giọt máu phân ra 3 phần đều nhau. Rồi 3 phần giọt máu kết hợp lại và nổi lên trên mặt rượu đổ vào để tráng Chén Thánh, giống như giọt dầu nổi lên trên mặt nước.
Cha Huguccion bàng hoàng xúc động. Lòng Cha trào dâng niềm kính trọng thánh thiêng. Cha bỗng bật lên khóc nức nở. Các nữ tu Biển Đức vội vàng chạy lên bàn thờ vì nghĩ rằng có lẽ vị Linh Mục cao tuổi bị mệt bất ngờ chăng. Nhưng khi lên đến nơi các Chị mới hiểu sự việc và kinh ngạc trước Phép Lạ Thánh Thể. Chị Taida - Nữ Đan Viện Trưởng - nhanh chân đi lấy một bình thủy tinh dùng để đựng Dầu Thánh và đưa cho vị Linh Mục. Cha Huguccion trang trọng đổ vào bình thủy tinh Giọt Máu Thánh cùng với phần rượu để tráng Chén Thánh. Sau đó, Cha lấy lại bình tĩnh và tiếp tục dâng hết Thánh Lễ.
Giọt Máu Thánh được kính cẩn đặt vào Nhà Tạm. Nhưng 3 ngày sau, một Phép Lạ Thánh Thể khác diễn ra. Xuyên qua bình thủy tinh, người ta trông thấy Giọt Máu Thánh giờ đây chuyển thành Tấm Thịt Thánh và treo lơ lửng bên trong bình thủy tinh, không chạm vào thành bình thủy tinh. Ngoài ra phần rượu chưa được truyền phép bỗng chuyển thành màu hồng rồi khô đi và biến mất, không để lại dấu vết gì cả.
Tiếng vang Phép Lạ Thánh Thể đồn ra khắp thành Firenze. Vị Giám Mục giáo phận lúc bấy giờ là Đức Cha Ardingo. Ngài cử nhiều Linh Mục đến nhà thờ Thánh Ambrogio để lấy bình thủy tinh đựng Phép Lạ Thánh Thể và đem về điều tra thật kỹ lưỡng. Sau đó Đức Cha giữ thánh tích Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ tại tòa giám mục.
Tuy nhiên sắp đến ngày mừng lễ Thánh Ambrogio (339-397), các nữ tu Biển Đức muốn xin Đức Giám Mục trao lại thánh tích. Các Chị nhờ các Linh Mục dòng Phanxicô đến tòa giám mục rước về. Thế là Thánh Thể Phép Lạ được long trọng rước về nhà thờ Thánh Ambrogio giữa tiếng hát chúc tụng các bài Thánh Thi và Thánh Ca của một đoàn ngũ đông đảo các tín hữu Công Giáo đạo đức và sốt sắng.
http://www.binhcang.com/thanhthe11copy.jpgVề phần Đức Cha Ardingo, vị Giám Mục dửng dưng cứng cỏi và thiếu lòng yêu mến kính trọng đối với Phép Lạ Thánh Thể, ngài sớm bị chính Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể khiển trách. Ngay đêm sau đó trong giấc ngủ, Đức Cha Ardingo nghe một tiếng nói rõ ràng rót vào tai: “Hỡi giám mục, người tiếp rước Ta lạnh lùng và trả lại Ta cũng lạnh lùng trơ trụi!” Tiếng nói lập lại ba lần như thế. Vị giám mục giật mình thức giấc. Lời trách cứ khiến vị giám mục mở mắt tinh thần. Ngài hiểu ngay thái độ bất xứng của mình đối với Phép Lạ Thánh Thể trọng đại. Đức Cha Ardingo thật lòng ăn năn thống hối. Ngài lập tức đặt làm một Nhà Tạm bằng ngà chạm các mảnh mỏng bằng vàng và phủ khăn nhung màu đỏ thẫm. Đức Cha cho người mang Nhà Tạm đến nhà thờ các nữ tu Biển Đức để các Chị đặt vào Nhà Tạm Mình Thánh Phép Lạ Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Thế nhưng Mình Thánh Phép Lạ vẫn còn ở trong bình thủy tinh bình thường. Một lần nữa, chính Đức Mẹ MARIA lại can thiệp để Mình Thánh Chúa được cất giữ cách tương xứng. Đức Mẹ hiện ra trong giấc mơ với một thiếu nữ thuộc đan viện Thánh Ambrogio. Đức Mẹ truyền cho thiếu nữ báo cho Chị Margarita - nữ tu lo phòng thánh - biết: Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU vẫn chưa có nơi trú ngụ xứng đáng. Được ơn trên soi sáng, Chị Margarita hiểu ngay phải chuẩn bị một Chén Thánh thật đẹp thay cho bình thủy tinh đang đựng Mình Thánh Chúa. Sau khi đặt các nhà điêu khắc tài ba làm một Chén Thánh tuyệt mỹ, Đức Cha Ardingo đích thấn đến nhà thờ Thánh Ambrogio. Chính ngài đặt Mình Thánh Phép Lạ vào trong Chén Thánh mới rồi long trọng đặt vào Nhà Tạm.

2. PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI REGENSBURG (NAM ĐỨC)

Thứ Năm Tuần Thánh 25-3-1255 một Linh Mục ở Regensburg, thuộc bang Bavière, Nam Đức, mang Mình Thánh Chúa cho một bệnh nhân hấp hối. Trên đường đi, khi ra tới cửa thành, Cha bỗng gặp một con lạch bị nước lũ tràn ngập, chỉ còn một tấm ván mỏng manh. Vừa đặt chân lên tấm ván, vị Linh Mục bị trợt té và làm văng bình đựng Mình Thánh Chúa. Trước cảnh tượng này, một nhóm tín hữu Công Giáo vội vàng chạy đến cứu giúp. Họ cố gắng vượt mức mới có thể vớt được Bánh Thánh. Mặc dầu đây là cuộc phạm thánh ngoài ý muốn, các tín hữu đạo đức vẫn cảm thấy đau lòng và quyết định cử hành lễ nghi phạt tạ bí tích Thánh Thể.
Ngay ngày hôm ấy, dân thành Regensburg khởi công xây một nhà nguyện tại chính nơi xảy ra tai nạn Mình Thánh Chúa bị rơi. Nhà nguyện nhỏ bằng gỗ thật đơn sơ. Khi nhà nguyện hoàn tất người ta liền đặt Mình Thánh Chúa và ngày 8-9-1255, Đức Cha Albert, giám mục sở tại, làm nghi thức cung hiến nhà nguyện. Nhà nguyện được dâng kính Đấng Cứu Thế - in honorem Salvatoris.
Kể từ sau khi nhà nguyện được thánh hiến, các tín hữu Công Giáo kéo đến đông đảo kính viếng nhà nguyện. Có lẽ chính vì lòng đạo đức tôn kính Mình Thánh Chúa của các tín hữu Regensburg mà Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể đã làm một phép lạ. Phép lạ xảy ra năm 1257 như dấu chứng khẳng định Đức Tin của các tín hữu Công Giáo đối với bí tích Tình Yêu Nhiệm Mầu. Câu chuyện diễn tiến như sau.
http://www.binhcang.com/thanhle1copy.jpgMột Linh Mục đến dâng Thánh Lễ nơi nhà nguyện. Vào lúc đọc lời truyền phép rượu, vị Linh Mục bỗng đâm ra nghi ngờ. Ngài phân vân tự hỏi:
- Làm sao lời do người phàm đọc lại có sức nhiệm mầu biến đổi rượu thành Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ được?
Tâm hồn vị Linh Mục thật sự bị bấn loạn bởi tư tưởng gây hoang mang cho niềm tin tuyệt đối vào sự hiện diện đích thật của Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Trong lúc do dự và không giơ cao Chén Thánh cho giáo dân thờ lạy thì vị Linh Mục bỗng nghe tiếng động nhẹ từ phía Cây Thánh Giá bên trên Nhà Tạm. Đôi tay của tượng Đức Chúa GIÊSU chịu đóng đanh từ từ tiến về phía vị Chủ Tế và giật lấy Chén Thánh giơ cao cho tín hữu thờ lạy Máu Thánh Chúa.
Trước phép lạ tỏ tường, vị Linh Mục liền quì sụp xuống. Niềm nghi nan giờ đây nhường chỗ cho nỗi lo âu kinh hoàng, cùng lúc nẩy sinh Đức Tin không lay chuyển. Vị Linh Mục khiêm tốn xưng thú lỗi lầm, công khai xin tha thứ và cảm động khóc ròng. Như dấu hiệu chứng nhận lòng thống hối và đức khiêm tốn của vị Linh Mục, Đức Chúa GIÊSU Cứu Thế hạ đôi tay xuống và đặt Chén Thánh vào đôi tay vị Linh Mục.
Kể từ sau phép lạ Thánh Thể, nhà nguyện trở thành nơi hành hương dấu ái của các tín hữu Công Giáo thành Regensburg cũng như của toàn nước Đức. Mỗi lần đến kính viếng nhà nguyện, các tín hữu thường quảng đại dâng cúng tiền bạc cũng như lễ vật.
Năm 1620 chính quyền thành phố khởi công xây cất một thánh đường lớn bên cạnh nhà nguyện nhỏ và nhà nguyện nhỏ cũng được sửa lại bằng đá. Đức Giám Mục giáo phận giao cho các Tu Sĩ dòng Thánh Augustino trông coi nhà thờ và nhà nguyện. Các Tu Sĩ có nhiệm vụ lo phần Phụng Vụ, đọc kinh nguyện và phục vụ các tín hữu hành hương. Các vị chu toàn bổn phận cho đến năm 1803 là năm bị tục hóa. Đến năm 1838 nhà thờ bị hư hại rồi bị tàn phá bình địa. Nhưng nhà nguyện nhỏ nơi diễn ra Phép Lạ Thánh Thể vẫn tiếp tục kiên cố với thời gian. Nhà nguyện được tu sửa và được trang hoàng thật đẹp. Ngày 18-9-1855 Đức Cha Valentino tái thánh hiến nhà nguyện.
Ngày nay nhà nguyện có bị cũ đi, nhưng Cây Thánh Giá với tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ làm phép lạ vẫn còn đó như dấu chứng Đức Tin kiên vững của các tín hữu Công Giáo Đức. Họ thường xuyên đến kính viếng nhà nguyện và thờ lạy Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể ẩn náu trong Nhà Tạm.

3. PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI SAN-PIETRO DI PATERNO (NAM Ý).

Ngày 28-1-1772 tại làng San-Pietro di Paterno cách thành phố Napoli (Nam Ý) 2 ngàn dặm, xảy ra một vụ phạm thánh trầm trọng. Bọn gian phi lẻn vào nhà thờ ăn trộm 2 Bình Thánh đựng đầy Mình Thánh Chúa.
Mấy ngày sau, ông Pasquale Capozzi - một nông dân ở làng gần đó - trông thấy nơi đống phân bón bên cạnh lẫm lúa nhà ông có một chân của Bình Thánh bị đánh cắp. Tức tốc mọi người ra công tìm kiếm các dấu vết của Bánh Thánh. Nhưng tuyệt nhiên không thấy Bánh Thánh nào. Ai ai cũng nghĩ có lẽ nhóm gian phi đã thủ tiêu các Bánh Thánh hầu không để lại dấu vết nào .. Dần dần dân làng quên bẵng vụ trộm Mình Thánh Chúa.
Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng xếp đặt cách khác.
http://www.binhcang.com/thanhthe1copy.jpg3 tuần sau, vào chiều 19-2, Giuseppe Orefice 17 tuổi từ Napoli trở về Paterno. Khi rẻ vào đường cái từ Capodichino đến Casoria anh bỗng trông thấy một đám ruộng rực sáng trong nông trại của ông Pasquale Capozzi. Chiều hôm sau, anh cũng trông thấy quang cảnh tương tự. Anh lo sợ đem câu chuyện kể cho song thân nghe. Nhưng mọi người chế nhạo anh.
Sáng sớm hôm sau nữa, Giuseppe cùng với thân phụ là ông Angelo và em trai Giovanni 10 tuổi lên đường đến thành phố Napoli. Khi đi ngang cánh đồng của nông trại ông Capozzi, cảnh lạ tái xuất hiện. Cậu Giovanni nhìn thấy và reo vui. Giuseppe cũng trông thấy như em trai. Nhưng ông Angelo lại không thấy gì cả.
Câu chuyện đến tai 2 vị Linh Mục thuộc giáo phận Napoli, Cha Geromino và Cha Giacomo Guarino. Cùng với Cha Sở, vào đêm khuya 24-2, cả 3 vị đến nơi xảy ra hiện tượng lạ. Giuseppe cùng em trai Giovanni và một trẻ khác tên Thomas Piccini tháp tùng 3 Linh Mục. Đến nơi được một lúc thì cả 3 trẻ được trông thấy hiện tượng lạ. Ngoài 3 trẻ ra, không ai khác được trông thấy ánh sáng lạ. Mọi người đến nơi 3 trẻ chỉ và tìm xem có gì khác thường không. Nhưng không ai tìm ra điều gì khác lạ.
Tối hôm sau, Cha Giuseppe Lindinier cùng đi với 3 Linh Mục nói trên. Giờ đây 4 vị Linh Mục xác tín rằng, THIÊN CHÚA đã chọn các trẻ thơ để tỏ lộ các bí nhiệm. Vì thế các vị mang thêm 4 trẻ khác. Đến nơi được một lúc thì các thiếu niên trông thấy ánh sáng lạ bao quanh gốc cây bạch dương. Mọi người lại ra công tìm kiếm, nhưng không thấy gì đặc biệt.
Các Linh Mục bỏ ra về. Sau đó nhóm trẻ cũng theo gót các vị. Nhưng khi các trẻ ra đến đường cái thì đám đông nơi cánh đồng lại la ó ồn ào. Nhóm trẻ như bị sức thần lôi kéo vội vàng trở lui. Các trẻ cũng như bị sức thần ném ngã rạp xuống đất. Vừa khi lóc ngóc đứng dậy chúng lại bị luồng ánh sáng chiếu ra từ cây bạch dương làm lóa mắt. Rồi từ luồng sáng chói chang này một chim bồ câu cất cánh bay lên và biến mất.
Mọi người tức tốc đào bới mảnh đất chung quanh cây bạch dương. Bỗng cậu bé Thomas Piccini thấy một vật tròn trắng tinh nằm trên đám cỏ xanh. Đến gần thì thấy đó là Mình Thánh Chúa. Một người nhanh chân chạy đi tìm Cha Giacomo Guarino. Lúc ấy là 2 giờ sáng. Đến nơi, Cha Giacomo vô cùng cẩn trọng dùng tay bới đất tìm kiếm Mình Thánh Chúa. Cha thật an ủi khi tìm thấy 40 Bánh Thánh vẫn còn nguyên vẹn. Cha để ngay vào Bình Thánh và đặt Bình Thánh trên bàn thờ thô sơ vừa được dựng lên dưới chân cây bạch dương. Với giọng run run cảm động Cha cất tiếng hát Kinh Tạ Ơn THIÊN CHÚA - TE DEUM.
http://www.binhcang.com/thanhthe10copy.jpg40 Bánh Thánh nằm dưới đất gần một tháng nhưng không mảy may hư hại, mặc dầu mùa đông giá lạnh với những cơn mưa tầm tã. Thêm vào đó, phần đất chạm tới Mình Thánh Chúa vẫn khô ráo. Tuy nhiên, dân làng chưa thỏa nguyện. Bởi lẽ khi vụ phạm thánh diễn ra, trong Nhà Tạm có đến 2 Bình Thánh chứa khoảng 100 Bánh Thánh. Vậy thì các Bánh Thánh còn lại bị chôn dấu nơi đâu?
Tối hôm sau đó, nhóm trẻ hướng dẫn cuộc tìm kiếm lại trông thấy ánh sáng lạ. Chúng vội báo tin và mời Cha Giacomo Guarino đến ngay. Mọi người tìm kiếm thật lâu nhưng không thấy gì. Bỗng chốc Giuseppe Orefice quì sụp xuống nơi mảnh đất cần phải đào bới. Cha Guarino dùng dao để bới cho nhanh. Cha bỗng nghe một tiếng động nhẹ như tiếng bẻ bánh và Cha thấy miếng đất như chiếc vung chụp bể ra. Trước mắt Cha xuất hiện hơn 50 Bánh Thánh trắng tinh, nguyên vẹn y như 40 Bánh Thánh tìm thấy tối hôm trước.
Diễn tả sao cho hết nỗi niềm hân hoan cùng lòng tri ân THIÊN CHÚA của dân làng Paterno. Họ long trọng rước Mình Thánh Chúa về Nhà Thờ. Tại đây một lần nữa mọi người cất tiếng hát Kinh tạ ơn TE DEUM.
(Père Eugène Couet, ”Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).


http://www.binhcang.com/smallrose.gif http://www.binhcang.com/smallrose.gif http://www.binhcang.com/smallrose.gif http://www.binhcang.com/smallrose.gif http://www.binhcang.com/smallrose.gif http://www.binhcang.com/pheplathanhthe4.html