PDA

View Full Version : Hình ảnh Giáo Phận Hà Nội



vjet_Truong
05-06-2009, 01:42 AM
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/hanoi.gif


Giáo Xứ Chánh Tòa Hà Nội (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/hanoi.gif)



http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/thinhliet.jpg
Giáo Xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/thinhliet.jpg)

Giáo Xứ Ðồng Trì (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/gxdongtri.jpg)
Tứ Hiệp, Thanh Trì, TP. Hà Nội


http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/gxdongtri.jpg

Giáo họ Yên Lương (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/ghyenluong.jpg)

Yên Lương, Thanh Trì, TP. Hà Nội


http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/ghyenluong.jpgGiáo (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/catthue.jpg)




http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/catthue.jpg
Xứ Cát Thuế



http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/thachbich.jpg


Xứ Thạch Bích ( Kẽ Lõi )

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/nthahoi.jpg
Giáo xứ Hà Hồi

Giáo Xứ Trại Mới (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/gxtraimoi.jpg)
Mỹ Hưng, Bình Lục, Nam Ðịnh

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/gxtraimoi.jpg


Hạt Nam Ðịnh


http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hanoi/namdinh.jpg

Nhà thờ Nam Định

xoicucnong
07-06-2009, 11:42 PM
Nhìn đã quá, sao kì ta cũng là nhà thờ mà sao Sì Gòn tàn là nhà thờ mới, còn HN nhìu nhà thờ cổ, nhìn quá đã lun á!!!

vjet_Truong
11-06-2009, 09:41 AM
hì còn nhiều nhà thờ đẹp nữa xoicucnong à ...

NVN
11-06-2009, 10:42 AM
http://img291.imageshack.us/img291/3655/ndvc2.jpg (http://imageshack.us/)

Nhà thờ St Thomas (Khoái Đồng, thành phố Nam Định) thuộc giáo phận Bùi Chu.
Nguồn: http://lhpnd8386.com/forum/showthread.php?t=43

NVN
11-06-2009, 10:49 AM
http://a367.yahoofs.com/blog/49c002fcz1f6a35e3/42/__sr_/c317.jpg?mgIIIMKBFjvGOJQd (http://uk.blog.360.yahoo.com/blog/slideshow.html?p=43&id=PYwBR7Mlc6frU6Idp6_Gu2GT2w2g)

http://i7.photobucket.com/albums/y253/trinhthanhlam/nhintukhachsanphuongnam.jpg (http://photobucket.com/)

http://i7.photobucket.com/albums/y253/trinhthanhlam/2.jpg (http://photobucket.com/)

http://i7.photobucket.com/albums/y253/trinhthanhlam/cachdayhon50nam.jpg (http://photobucket.com/)

Nguồn: http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-PYwBR7Mlc6frU6Idp6_Gu2GT2w2g

Guilenguyen
11-06-2009, 11:11 AM
Nhiều nhà thờ đẹp quá ! Mà sao mấy tấm trên không hiện ra thế nhỉ... :pipe1:

vjet_Truong
13-06-2009, 10:09 PM
? hie^n ra nhu the^' nao`? ha? guilenguyen?

Guilenguyen
13-06-2009, 10:30 PM
? hie^n ra nhu the^' nao`? ha? guilenguyen?
chỉ thấy chữ thôi, không thấy hình, không biết tại sao !!!

vjet_Truong
13-06-2009, 10:44 PM
4 hình dưới mình chỉ nhìn thấy hình không thấy chữ đâu

vjet_Truong
09-07-2009, 04:09 PM
Mình đang tìm nguồn để tạo thành 1 topic viết về các nhà thờ của Việt Nam .ai biết cho thông tin heg

TuanHH
09-07-2009, 10:28 PM
Mình đang tìm nguồn để tạo thành 1 topic viết về các nhà thờ của Việt Nam .ai biết cho thông tin heg

Có 1 cuốn sách "Nhà thờ công giáo TP HCM" viết về 1 số nhà thờ lớn hoặc có lịch sữ lâu đời. Trong đó có lịch sữ nhà thờ, giáo xứ, mô tả về kiến trúc. Hay. vjet_truong có thể tham khảo.
Ngoài ra các trang web của giáo phân cũng có giới thiêu các nhà thờ trong giáo phận.
http://www.gpbanmethuot.net/ (http://www.gpbanmethuot.net/)
http://www.simonhoadalat.com/ (http://www.simonhoadalat.com/)
http://giaophanhue.org (http://giaophanhue.org)
http://tgphanoi.org/ (http://tgphanoi.org/)
http://www.gpnt.net/ (http://www.gpnt.net/files/chanhtoa.htm)
http://www.gpphanthiet.net (http://www.gpphanthiet.net)

Nhưng mà tư liệu sống động nhất vẫn là đến trực tiếp nhà thờ, nói chuyện với cha sở, tu sĩ. Rất nhiều cảm nhận mà đọc sách hoặc trên mạng không thể có được.
(xem bài của mình: https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=10102)

vjet_Truong
10-07-2009, 10:00 AM
:3:Cảm ơn anh TuanHH nhìu .

cafeda2009
13-11-2009, 06:28 PM
Lịch Sử Tổng Giáo Phận Hà Nội - Phần 1
11.12.2008 03:32

I/TỔNG GIÁO PHẬN NHÌN LẠI

1/ LỊCH SỬ KHAI SINH

Phần đất thuộc TGP Hà Nội là nơi có kinh đô của đất nước, nơi hội tụ, gặp gỡ giao lưu của nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau từ hàng trăm năm nay, cho nên từ rất sớm đã diễn ra công cuộc truyền giáo và xây dựng GH (GH) ở vùng đất này. Tính đến hôm nay, tương tự như quá trình lịch sử của GH Việt Nam, TGP Hà Nội cũng đã trải qua ba thời kỳ: Bảo hộ, Tông tòa và Chính tòa.

1.1. Thời Bảo hộ (1626 – 1659 )

Thời Bảo Hộ, công cuộc truyền giáo ở Việt Nam diễn ra dưới sự Bảo Hộ của Bồ Đào Nha: Các thừa sai truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có đông nhất là Dòng Tên, đã truyền giáo theo sự ủy nhiệm của vua Bồ Đào Nha hoặc đại diện của vua ở Ma Cao.
Năm 1626 cha Giuliano Baldinotti người Ý và thầy Piani người Nhật, là hai thừa sai đầu tiên đã đến Thăng Long truyền giáo. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn rao giảng và kết quả hầu như chưa có gì, các ngài đã bị chính quyền Lê-Trịnh đương thời trục xuất vào tháng 9/1626.

Ngày 19/3/1627, cha Marques (đến Đàng Trong từ năm 1618) và cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) từ Ma Cao đến Cửa Bạng, Thanh Hóa. Gặp Chúa Trịnh đang trên đường vào Nam giao chiến với Chúa Nguyễn, các ngài được Nhà Chúa tiếp đón nồng hậu. Sau đó, Chúa Trịnh đã mời hai thừa sai về Thăng Long và cho tự do truyền giáo.

Tại Thăng Long, các ngài cư trú tại khu vực gần Ô Cầu Giền, ở phía Đông Nam Kinh Thành, vì đây là nơi gần sông Hồng, tiện bề giao thông đường thủy, cũng là nơi diễn ra nhiều các họat động giao lưu kinh tế và văn hóa hơn các khu vực khác trong Kinh Thành.
Ở Thăng Long, cha A. De Rhodes và cha Marques đã tích cực truyền giảng Tin mừng cho người Việt Nam. Rất đông người đã đến nghe ngài rao giảng. Ngài cho biết mỗi ngày ngài dạy 6 lớp giáo lý cho người dự tòng và mỗi lớp học trong 8 ngày. Nội dung những bài giáo lý này về sau được ngài xuất bản tại Rôma và Paris dưới nhan đề “Phép giảng tám ngày”.

Năm 1929, cha A. De Rhodes và cha Marques bị trục xuất, các thừa sai Dòng Tên khác đến tiếp nối sứ vụ. Vì nhu cầu giao lưu với thương nhân Bồ Đào Nha để mua bán hàng hóa, nhất là mua vũ khí và các đồ xa xỉ, cho nên Chúa Trịnh đã buộc phải tiếp tục cho các thừa sai cư trú và giảng đạo ở Đàng Ngoài.

Từ năm 1631 đến năm 1659, ở Đàng Ngoài, có nhiều thừa sai Dòng Tên đã đến truyền giáo ở vùng đất này, trong đó có các thừa sai đáng kính và tài ba như cha Gaspar d’Amaral (1631-1638), cha Felice Morelli (1636-1647), cha Girolamo Majorica (1632-1656), cha Filippo Giovani de Marini(1647-1663), cha Onofri Borgès (1642-1663).

Công cuộc rao giảng Tin mừng của các Thừa sai Dòng Tên đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Các ngài đã lập nên các cộng đoàn ki tô hữu sống động, tích cực làm chứng cho tình yêu của Chúa và thu hút những người chưa tin Chúa. Hàng nghìn người đã đón nhận Tin mừng. Cha A. De Rhodes cho biết, từ năm 1627 đến 1629, các ngài đã rửa tội được 5.602 người, trong đó có cả em gái của Chúa Trịnh; bà này xin theo Đạo và lấy tên thánh là Catarina.

Các thừa sai Dòng Tên, cũng đã lập nên Hội Thầy Giảng và gầy dựng các nhóm trinh nữ tận hiến, để mở rộng công cuộc truyền giáo và xây dựng GH. Hơn nữa, các ngài cũng đã góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa và xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật cho Việt Nam, qua việc xuất bản các tác phẩm chữ Nôm, qua việc sáng tạo chữ quốc ngữ và phổ biến các thành tựu khoa học, kỹ thuật từ trong nhân gian đến chốn triều đình.

Người có công đầu trong việc rao giảng Tin mừng, xây dựng GH và văn hóa khoa học kỹ thuật ở Việt Nam thời kỳ này là cha A. De Rhodes. Các tác phẩm chữ quốc ngữ của ngài xuất bản năm 1651 ở Rôma như “Phép Giảng Tám Ngày”, “Từ điển Việt-Bồ-La” trong đó có phần ngữ pháp tiếng Việt, không những là những công cụ cần thiết cho các thừa sai tiếp cận với Việt Nam mà còn là những tác phẩm quan trọng xác định thời điểm chữ quốc ngữ phát triển hoàn chỉnh và trở thành một ngôn ngữ văn hóa cho xã hội Việt Nam.
(còn tiếp)

Nhóm Biên Tập

cafeda2009
13-11-2009, 06:35 PM
Lịch Sử Tổng Giáo Phận - Phần 2
11.12.2008 03:36


2.2.Thời Tông tòa (1659-1960)

Thời kỳ Tông tòa của TGP Hà Nội, cũng như các vùng đất khác của Việt Nam, kéo dài 3 thế kỷ, từ 1659 đến 1960. Trong thời kỳ này, công cuộc truyền giáo và xây dựng GH ở GP Hà Nội được diễn ra dưới sự lãnh đạo của các đức giám mục đại diện Tông Tòa và một phần quan trọng của công cuộc này được thực hiện nhờ các thừa sai của Hội truyền Giáo Paris.

Giai đoạn 1659-1802

Ngày 9/9/1659, Tòa Thánh thành lập hai GP đầu tiên tại Việt Nam: GP Đàng Trong do Đức cha Lambert de la Motte đại diện Tông Tòa và GP Đàng Ngoài do Đức cha Francois Pallu làm Đại diện Tông Tòa. Vì lý do phân công phân nhiệm công tác, nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho công cuộc truyền giáo tại Á Đông, sau một thời gian họat động ở Á Đông, Đức cha Pallu đã ủy nhiệm cho Đức cha Lambert de la Motte kiêm Giám quản Đàng Ngoài.

Từ đấy, công cuộc truyền giáo tiếp tục phát triển ở một tầm cao mới nhờ có sự chăm sóc, hướng dẫn của các đấng chủ chăn. Tin mừng liên tục được rao giảng và GH không ngừng phát triển và lan rộng bất chấp sự bách hại tôn giáo của nhiều triều đại trong mấy trăm năm kế tiếp.

Năm 1669, Đức cha Giám quản Lambert de la Motte tới Đàng Ngoài kinh lược và ngài đã phong chức linh mục cho các thầy Việt Nam đồng thời lập nên Dòng MTG tại Kiên Lao và Bái Vàng, mở ra một giai đọan mới mà trong đó các linh mục và nữ tu người Việt đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn trong việc truyền giáo.

Khảng thời gian gần 1 thế kỷ rưỡi, từ 1659 đến 1802, đất nước bị các dòng họ thế lực tranh giành xâu xé nhau, có giai đọan GP bị bách hại và bị cấm cách dữ dội, có giai đoạn GP được tương đối bình an và tự do truyền đạo. Song, lúc thuận lợi cũng như khi gian nan, công cuộc truyền giáo vẫn phát triển, số tín hữu vẫn gia tăng theo dòng thời gian. Năm 1679 GP Đàng Ngoài được chia hai: Tây Đàng Ngoài nằm bên hữu ngạn sông Hồng và GP Đông Đàng Ngoài bên tả ngạn. GP Tây Đàng Ngoài là tiền thân của TGP Hà Nội. Năm 1753, dưới thời Lê-Trịnh, ước tính GP Tây Đàng Ngoài có khoảng 131.727 giáo dân.

Giai đoạn 1802-1884

Từ năm 1802 cho đến năm 1820, dưới thời vua Gia Long, GP Tây Đàng Ngoài được bình an và tương đối tự do phát triển. Đời sống đạo ở các giáo xứ được củng cố và đào sâu. Các chủng viện được mở cửa gần như tự do và việc đào tạo diễn ra tương đối thuận lợi.

Những năm bình an trên đây là một giai đọan Chúa ban hầu chuẩn bị sức lực cho GP để bước vào một giai đoạn thử thách đau thương nhất trong lịch sử của GP Hà Nội cũng là của GH Việt Nam, kéo dài từ cuối thập niên 20 cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 19, dưới các các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Trong giai đoạn này, GP Hà Nội bị bách hại dữ dội và chịu rất nhiều thiệt hại từ phía chính quyền cực đoan, bảo thủ và từ lực lượng Văn Thân mù quáng, quá khích. Nhiều nhà thờ bị phá hủy, nhiều linh mục, nữ tu và giáo dân chịu bắt bớ, giam cầm, phân sáp hoặc chịu chết. Hầu hết các thánh tử đạo của GP đều thuộc giai đọan này.

Mặc dù bị bách hại, nhưng nỗ lực truyền giáo của các thành phần dân Chúa, khiến cho công cuộc truyền giáo vẫn phát triển và số tín hữu trong GP vẫn gia tăng. Năm 1846, GP có 2 giám mục, 7 thừa sai, 93 linh mục, 282 thày giảng, 323 chủng sinh, 972 tiểu chủng sinh và thầy giảng tập sự, 673 nữ tu MTG, 48 giáo xứ 1176 họ đạo, 184.220 giáo dân. Cũng trong năm này, GP Nam Đàng Ngoài được thành lập và về sau được đổi thành GP Xã Đoài mà ngày nay gọi là GP Vinh.

Giai đọan 1884-1954

Từ những năm 1884 cho đến đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, tức là từ khi triều đình Nhà Nguyễn ký Hòa ước Patenôtre, chấm dứt bách hại Công giáo và bảo đảm tự do tôn giáo cho người Công giáo, cho đến năm 1945 khi Việt Minh cướp chính quyền, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, GP bước vào giai đoạn phát triển toàn diện nhất trong lịch sử của mình.

Chính trong giai đọan này mà công cuộc truyền giáo của GP phát triển sâu rộng và dung mạo GP được định hình. Lúc này, các chủng viện được tổ chức quy củ, các giáo xứ được tổ chức nền nếp với những sinh họat phong phú, đa dạng. Công cuộc tông đồ bằng truyền thông và giáo dục phát triển. GP có những bệnh viện, nhà in, nhà xuất bản, nhà sách, tòa báo và trường học. Những cơ sở văn hóa-giáo dục và truyền thông này có uy tín và có ảnh hưởng trên GH và đất nước.

Cũng trong giai đọan này nhiều giáo xứ được thành lập; nhà thờ chính tòa và hầu hết các nhà thờ trong GP còn tồn tại cho đến hôm nay đã được kiến thiết trong giai đọan này. Nhờ thời thế bình an và công cuộc giao lưu Đông Tây mở rộng đã khiến nhiều dòng tu đến Hà Nội tham gia truyền giáo và xây dựng GP như các dòng: Thánh Phaolô (1883), Sư huynh La San (1884), Cát Minh (1885), Chúa Cứu Thế (1928), Hội Xuân Bích (1929), Đa Minh Lyon (1930), Kinh sĩ Thánh Augustino (1936), Đức Bà Truyền giáo (1941), Salésiens Don Bosco (Đầu thập niên 1950).

Trong những năm 1884-1945, nhờ số tín hữu gia tăng và công cuộc truyền giáo phát triển, cho nên có thêm 3 GP được khai sinh từ GP Tây Đàng Ngoài, đó là: GP Đoài sau đổi thành Hưng Hóa (1895), GP Thanh sau đổi là Phát Diệm (1901), GP Thanh Hóa (1924). Trong năm 1924 GP Tây Đàng Ngoài được đổi tên thành GP Hà Nội.

Từ những năm 1945 đến năm 1954, những xáo trộn chính trị và xã hội như Nhật đảo chính Pháp, nạn đói khát và dịch bệnh 1945, chiến tranh Pháp-Việt 1946-1954 đã khiến GP Hà Nội chịu nhiều thiệt hại: Chủng viện Liễu Giai bị tấn công năm 1946 và bị đóng cửa từ đấy. Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên cũng phải đóng cửa năm 1950. Nhiều giáo xứ và nhà thờ bị cô lập hay bị tàn phá bởi quân đội của hai bên. Nhiều giáo dân và một số linh mục, tu sĩ bị tấn công, bị bắt giữ, bị giết chết hay mất tích.

Mở đầu giai đọan nhiễu nhương ấy, năm 1945, một số các thầy chủng sinh của Hà Nội là Hoài Đức, Hùng Lân Nguyễn Khắc Xuyên và các bạn, xuất phát từ những thao thức xây dựng GH và quê hương, dưới sự tác động của CTT, đã thành lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và phát hành các tập Cung Thánh, khai sinh nền thánh nhạc Việt Nam hiện đại. Những giai điệu êm đềm, mượt mà và những lời ca thánh thiện của nhạc đoàn này đã kịp thời an ủi và nâng đỡ đức tin cho giáo hữu đương thời trong cảnh nhiễu nhương cũng như cho các thế hệ tín hữu Công giáo Việt Nam về sau.

Một sự kiện khác, mang lại nhiều niềm vui và hy vọng bình an cho GP trong cảnh lọan lạc ấy là năm 1950, sau khi Đức cha Chaize Thịnh qua đời (1949), Tòa Thánh đã đặt cha Giuse-Maria Trịnh Như Khuê, Chính xứ Hàm Long, được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa GP Hà Nội và ngài đã được thụ phong giám mục ngày 15/8/1950. Sự kiện này chứng tỏ sự trưởng thành của hàng giáo sĩ địa phận Hà Nội và những gì vị mục tử mới thực hiện về sau đã chứng tỏ ngài là cơ may cho sự sống còn của GP, là vị mục tử khôn ngoan và can đảm được Chúa chuẩn bị để lãnh đạo GP Hà Nội và xây dựng GH Miền Bắc trong những thập niên khó khăn sau này.

Giai đoạn 1954-1960

Năm 1954, chiến tranh Pháp-Việt kết thúc, hiệp định Genève được ký kết, TGP Hà Nội, một lần nữa bước vào giai đọan thử thách và đau thương. Đức cha G.M Trịnh Như Khuê đã kêu gọi hàng giáo sĩ trung kiên bám trụ ở Miền Bắc để phục vụ giáo hữu. Ngài đã quy tụ được những linh mục tài ba, đạo đức ở quanh mình và ở các giáo xứ quan trọng trong GP, cùng nhau chèo chống bảo vệ GH trong cơn gian nan khốn khó. Một số linh mục trong số này về sau đã trở thành các giám mục các GP Miền Bắc như ĐHY G.M Phạm Đình Tụng, G.M Trịnh Văn Căn, G. Nguyễn Tùng Cương, P. Lê Đắc Trọng.

Mặc dù vậy, như các GP khác ở Miền Bắc, GP Hà Nội không tránh khỏi cuộc khủng hoảng nhân sự. Khoảng 80 linh mục di cư vào Nam. Ở lại chỉ còn 60 linh mục (triều, dòng và các thừa sai MEP) mà phần nhiều là các vị già yếu. Đại Chủng viện và Tiểu Chủng viện Piô XII và phần lớn các tu sĩ nam nữ tuổi dưới 40 của các nhà dòng cũng di cư. Dù sao thì số giáo dân GP Hà Nội cũng di cư ít hơn các GP khác: Số tín hữu năm 1937-1938 đã có 194.973 nhân danh và năm 1954, sau khi di cư vẫn còn khoảng 140.000 nhân danh. Tuy nhiên, số tín hữu tinh hoa, có nhiều khả năng phục vụ và số tín hữu ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Phủ Lý thì hầu hết đã ra đi. Từ đây vai trò của các tín hữu thành thị bị suy giảm và phải đến những năm 1990 mới bắt đầu được khôi phục nhờ số giáo dân nhập cư thành thị và nhờ sự gia tăng địa vị kinh tế và trình độ văn hóa của người công giáo thành thị, bên cạnh lòng đạo đức vốn có của họ.

Từ năm 1954, các sinh họat đạo nghĩa bình thường của GH từng bước bị hạn chế. Công việc đào tạo chủng sinh bị đình lại cho mãi đến năm 1956 mới mở được Tiểu Chủng viện thánh Gioan dành cho tiểu chủng sinh của các GP Miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra. Trong khi đó, các cơ sở y tế và giáo dục của GP mau chóng bị đóng cửa và bị tịch thu.

Thế quyền tìm cách can thiệp trắng trợn vào nội bộ của GH, khống chế hàng giáo sĩ, ly tán giáo dân với giáo sĩ, khống chế và lọai trừ các giáo dân tích cực. Từ năm 1957, Đức Giám mục G.M Trịnh Như Khuê đã không thể đi lại giữa các giáo xứ trong GP và ngài trở thành tù nhân trong Tòa Giám Mục trong nhiều thập niên.

Năm 1955 mở đầu cho những mưu toan chia rẽ, phân hóa và nhằm làm suy yếu GH. Tại Hà Nội UB Liên lạc Công giáo được thành lập, một số linh mục và giáo dân đã tham gia. Cũng trong năm 1955 GP cũng còn bị một số phái đoàn linh mục “yêu nước” của Ba Lan và Tiệp Khắc được đưa sang Hà Nội nhằm tìm cách thao túng và đưa GH hay ít nhất một bộ phận trong GH tách khỏi sự hiệp thông với Rôma. Âm mưu của họ và các thế lực đứng sau họ đã thất bại trước lòng thủy chung với GH của hàng giáo sĩ giáo dân Hà Nội, tuy nhiên sự hiện diện của họ cũng làm cho GP phải long đong và căng thẳng một thời gian.

Từ cuối năm 1954, công cuộc truyền giáo ở các vùng dân ngọai bị đình chỉ. Nhiều giáo điểm đã bị giải tán. Đức cha Giám quản Tông Tòa và các linh mục nỗ lực bảo vệ và loan truyền đức tin qua các sinh họat giáo lý và đạo đức. GP tích cực xuất bản các sách phúc âm và các lọai kinh sách cơ bản để phổ biến cho giáo dân vì đã hiện hình nguy cơ các cơ sở in ấn của GH bị đóng cửa và các tài liệu tôn giáo sẽ không được xuất bản. Các lớp giáo lý ở các trung tâm chính trị quan trọng như Hà Nội và Nam Định vẫn được tiếp tục, thu hút cả nghìn người tham dự. Phòng trào tôn sùng “Đức Mẹ Hà Nội” do Đức Cha Giám quản khởi xướng năm 1955 đã gìn giữ và nuôi dưỡng đời sống đạo của hàng chục nghìn người trong GP.

Từ năm 1957, khi Ủy Ban Đình chiến và Giám sát thi hành Hiệp định Genève rút khỏi Hà Nội, thì các hành động khiêu khích, tạo cớ bách hại GH bắt đầu công khai xuất hiện với tần suất cao hơn và nhắm vào những nhân vật quan trọng trong GH. Năm 1958, Cha Chính G.B Nguyễn Văn Vinh bị bắt đi tù, sau khi đã khẳng khái và can đảm bảo vệ sự tự chủ và độc lập của GH trong các sinh họat thờ phượng và bảo vệ sự thánh thiêng của thánh đường.

Năm sau 1959, Đức cha Giám quản Tông Tòa và Đức Khâm sứ liên tục bị công an sách nhiễu, đe dọa và áp lực. Đến tháng 7 năm 1959, Đức cha Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh tại Hà Nội đã bị ép buộc phải rời Việt Nam. Sau đó ít ngày, cha O’Driscoll, Thư ký Tòa Khâm sứ, cũng bị trục xuất, chấm dứt sự hiện diện của vị Đại diện Ngọai giao của Tòa Thánh sau 34 năm. Mối bang giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam từ đó đến nay vẫn chưa được nối lại. Theo Đức Khâm sứ, các thừa sai còn lại cũng lần lượt bị trục xuất cho đến cuối năm 1959 thì không còn vị nào.

Nói chung, từ năm 1954 đến năm 1960, GP càng ngày càng gặp nhiều khó khăn thử thách. Nhân sự sụt giảm, tài sản từng bước bị chính quyền chiếm dụng, các cơ sở giáo dục, y tế và từ thiện bị đóng cửa và cướp đọat. Hàng giáo sĩ bị cô lập, đe dọa và hạn chế họat động. Tất cả đã khiến GP lúc này như “một cánh đồng tan hoang”- theo nhận định của Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn may mắn hơn các GP khác ở Miền Bắc, vì còn có vị chủ chăn, còn khá nhiều linh mục, trong đó còn có một nhóm các linh mục trẻ trung, vừa đi du học về, có trình độ học vấn tương đối cao, có lòng yêu mến và trung thành với GH. Các đấng bậc này hợp nhất với nhau để phục vụ GP và trong một mức độ nào đó là phục vụ cả GH Miền Bắc. Nhiều người trong số đó về sau trở thành giám mục như quý cha: G.M Phạm Đình Tụng, Đức cha G. Nguyễn Tùng Cương, G.M Trịnh Văn Căn, F.X Nguyễn Văn Sang, P. Lê Đắc Trọng.

(còn tiếp)

Nhóm Biên Tập

cafeda2009
13-11-2009, 06:39 PM
Lịch Sử Tổng Giáo Phận Hà Nội - Phần 3
11.12.2008 03:39


1.3. Thời kỳ Chính tòa 1960-2008

Thời Chính tòa bắt đầu từ ngày 24/11/1960, khi Tòa Thánh ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum về việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, theo đó GP Hà Nội trở thành Tổng GP và Đức cha Giuse-Maria Trịnh Như Khuê làm Tổng Giám mục Hà Nội.

Từ thập niên 1960,đau thương và thử thách dành cho TGP Hà Nội còn nhiều hơn những năm 1954-1959, vì chút tự do và tài sản cuối cùng rơi rớt lại sau năm 1954 sẽ bị tước đọat nốt. Hơn nữa, từ năm 1960, Miền Bắc tiến lên “chủ nghĩa xã hội” bước vào cao điểm của thời kỳ chuyên chính vô sản và cuộc chiến tranh Bắc-Nam bắt đầu, kéo theo nhiều mất mát cho TGP.

Trong thời gian này, Tiểu Chủng viện Gioan Hà Nội- liên tiểu chủng viện cuối cùng của Miền Bắc bị giải tán (1960) và cũng vì thế suốt thập niên 1960, TGP Hà Nội không có một ai được phong chức linh mục.

Trong khi đó, nỗi lo sợ chiến tranh leo thang và Miền Nam Cộng Hòa có thể “Bắc tiến”, giống như Miền Bắc Cộng sản đã “Nam tiến” đã khiến nhà cầm quyền ở Miền Bắc ra tay bắt giam hay đưa đi quản chế hàng loạt các linh mục, tu sĩ và giáo dân ưu tú của TGP: Cha Giuse Đích Nguyễn Ngọc Oánh bị đưa đi quản chế ở Chuôn (1965), cha Nguyễn Văn Thông (1965) và nhiều tu sĩ và giáo dân khác cũng lần lượt bị bắt đưa đi “học tập cải tạo” cho đến cuối những năm 1970 hoặc cuối những năm 1980 mới được trả tự do. Riêng cha Tổng Đại diện Antôn Đinh Hữu Nhân bị chết vì bom Mỹ bỏ trúng nhà thờ Nam Định năm 1968.

Cũng trong thập niên 1960, các trường học và các nhà in, nhà xuất bản của TGP và của các Dòng tu dần dần bị đình bản, bị đóng cửa và kết cục là bị chiếm dụng bất công và bất hợp pháp: Điền hình là Tòa Khâm sứ, Nhà in Têrêra, Trường Dũng- Lạc, Tu viện Cát Minh, Tu viện DCCT Hà Nội, Nhà thờ Đa Minh, Tu viện Sainte Marie, v.v. Nhà thờ nhiều giáo họ từng bước bị chiếm dụng, đôi khi trắng trợn, đôi khi khéo léo và tinh vi, khiến cho nhiều nơi không còn nơi thờ phượng. Nói chung hầu hết ruộng đất của GH và các cơ sở vật chất tạo lập trong hơn nửa thể kỷ trước đó bằng mồ hôi và công sức của các thành phần dân Chúa đến lúc này đều bị cướp đọat toàn bộ. Ngay cả nhà thờ cũng bị xâm phạm hay chiếm dụng ít nhiều ở mức độ khác nhau.

Hai thập niên 1960 và 1970, đời sống đạo của giáo dân bước vào giai đoạn có thể nói là gặp nhiều khó khăn nhất trong thế kỷ XX. Nguyên nhân thì nhiều. Một phần do các linh mục không được làm mục vụ ngoài địa bàn mình cư trú. Một phần do chiến tranh. Một phần do lối tổ chức đời sống và sản xuất trong trào lưu hợp tác hóa XHCN. Một phần do chính quyền tuyên truyền chủ thuyết duy vật-vô thần trong khi ra sức cô lập, mạt sát, đe dọa và lọai trừ người Công giáo tại trường học, cơ quan, công sở và các nơi lao động sản xuất. Phận giáo dân bị long đong, khổ sở, nhục nhã và nguy hiểm từng ngày. Đứng trước sự bách hại này, một số đông người Công giáo đã bị lung lạc đức tin, một số bỏ đạo, nhiều giáo điểm vùng Hà Nội, Hà Tây của các thừa sai DCCT và của các thừa sai MEP bị xóa xổ. Hầu như không còn ai dám gia nhập Công giáo và cũng không còn ai dám truyền giáo công khai. Nỗ lực của TGP trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian từ năm 1954 cho đến hết những năm 1990, chỉ là để bảo đảm cho các tín hữu được đón nhận các bí tích và giữ vững được niềm tin trước sự tấn công GH cách dữ dội và có hệ thống của các thế lực chống phá GH.
Suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ này, hầu như GH không còn được in ấn và xuất bản các tài liệu kinh sách. Chỉ một vài lần được xuất bản cuốn lịch Công giáo và 1 lần vào năm 1975 được in 5000 nghìn cuốn Phúc âm. Thiếu linh mục chăm sóc mà cũng thiếu sách vở nuôi dưỡng đời sống tinh thần, các giáo hữu trong TGP lấy các sinh họat đạo đức bình dân trong nhà thờ làm lương thực nuôi dưỡng đời sống đạo. Các cuộc chầu Thánh Thể, các cuộc dâng hoa kính Đức Mẹ, các buổi ngắm nguyện theo mùa phụng vụ và việc lần hạt mân côi trở nên quan trọng hơn đối với các tín hữu. Truyền thống này còn được tiếp tục cho đến ngày nay (2008).

Giữa những đau thương chồng chất có một tin vui là TGP có giám mục phó. Lúc bấy giờ, Đức TGM Giuse-Maria Trịnh Như Khuê dự đoán có thể sẽ còn nhiều thách đố và nguy hiểm hơn nữa cho GP cũng như cho bản thân ngài, đồng thời ngài cũng đề phòng bất trắc có thể xảy ra gây thiệt hại cho TGP, trong trường hợp TGP không có giám mục, mà ngài đã kinh nghiệm trong các GP ở Miền Bắc, cho nên ngày 2/6/1963, ngài đã bất ngờ và nhanh chóng truyền chức cho cha Giuse-Maria Trịnh Văn Căn, Tổng Đại diện, Chính xứ Nhà thờ Chính Tòa, làm Tổng Giám mục Phó Hà Nội. Đức Tân Giám Mục sẽ là vị giám mục và hồng y can trường và thực hiện nhiều việc lớn lao nhằm bảo vệ và xây dựng GH như vị tiền nhiệm của ngài.

Từ thập niên 1960 cho đến nay (2008) TGP bước vào thời kỳ thiếu thốn linh mục trầm trọng. Trong khi các linh mục trẻ có khả năng phục vụ nhất bị bắt, bị quản chế, thì các linh mục lớn tuổi lại lần lượt ra đi. Suốt thập niên 1960 không có một lễ phong chức linh mục nào khiến cho năm 1974 TGP chỉ còn 23 linh mục phục vụ cho khoảng 160.000 tín hữu. Mãi đến năm 1973 chính quyền cho phép ĐCV Hà Nội được tuyển Khóa I. Năm 1980 được tuyển sinh khóa II, năm 1989 khóa III. Mỗi khóa TGP được không quá 10 chủng sinh. Vì thế số người được phong chức linh mục rất ít, dù đã phải lấy cả các thầy giảng lớn tuổi: Từ năm 1954 cho đến năm 1995, tức 31 năm, chỉ thêm được 30 linh mục, một số lượng không đủ để bù đắp số các linh mục lớn tuổi nghỉ hưu và qua đời.

Bước vào thập niên 1970, tình hình dường như có những dấu hiệu hy vọng hơn cho TGP ở một số phương diện nào đó. Năm 1973 ĐCV Hà Nội khóa 1 được khai giảng với 9 chủng sinh của Hà Nội. Năm 1974, sau hơn 20 năm, dường như bị cắt đứt giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhờ sự can thiệp tích cực của Tòa Thánh, Đức TGM Phó G.M Trịnh Văn Căn đã được đi dự Thượng hội Đồng Giám mục Thế giới. Tiếp theo, ngày 27/5/1976 Đức TGM G.M Trịnh Như Khuê được sang Rôma nhận chức Hồng Y. Ngài còn sang Rôma tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới năm 1977, tham dự bầu cử và lễ nhận chức của hai đức giáo hoàng năm 1978, trước khi ngài qua đời vào ngày 27/11/1978.

Đức TGM G.M Trịnh Văn Căn lên kế vị ĐHY Trịnh Như Khuê. Lúc này TGP có khoảng hơn 160.000 tín hữu và 30 linh mục trong đó quá 2/3 là các linh mục lớn tuổi. Vì thế mỗi cha phải coi sóc nhiều giáo xứ. Cá biệt có trường hợp coi sóc đến 10 giáo xứ thuộc 2 GP như cha Gioan Đỗ Tông phụ trách 7 giáo xứ thuộc GP Hà Nội và 3 giáo xứ thuộc GP Bắc Ninh.

Cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, cơ sở vật chất tiếp tục bị mất thêm do đổ nát, do phong trào tiến lên hợp tác xã bậc cao, do nhà cầm quyền địa phương muốn thừa cơ chiếm dụng làm công sở để từng bước xóa dấu tích của GH tại địa phương. Nhiều nhà thờ bị đóng cửa do không có linh mục chăm sóc và hướng dẫn giáo dân bảo vệ nơi thờ tự, trong khi đó, các cán bộ địa phương lại hành xử cực đoan đối với Công giáo.

Năm 1979, Đức TGM G.M Trịnh Văn Căn được phong hồng y và ngài đã tích cực chu toàn vai trò của mình trong việc xây dựng TGP và xây dựng GH Việt Nam. Năm 1980, ngài đã đóng một vai trò tích cực trong việc thành lập HĐGM Việt Nam thống nhất mà trong đó ngài được bầu làm Chủ tịch tiên khởi khi Đại hội thứ I của Hội đồng họp tại Hà Nội. Ngài cũng đã liệu cách cho các đức giám mục trong nước đi Rôma viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô trong năm 1980-1981, in 50.000 cuốn Tân ước phát cho tín hữu Miền Bắc năm 1981, xuất bản kinh bổn, các tập Thánh ca Phụng vụ và hoàn thành bản dịch Kinh Thánh trọn bộ vào năm 1988, phong chức Giám mục Phụ tá cho Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang (1981), truyền chức linh mục cho 8 chủng sinh khóa 1981-1987.

Đỉnh cao trong sứ mạng phục vụ của ĐHY G.M Trịnh Văn Căn là sự kiện ngài đã kiên trì xúc tiến việc tuyên thánh tử đạo Việt Nam. Bất chấp sự chống đối, ngăn cản và áp lực từ phía chính quyền, ngài đã can đảm nhân danh HĐGM Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Tòa Thánh. Nguyện ước của ngài và cũng là của GH VN được thành sự khi ngày 19/6/1988, 117 chân phúc tử đạo Việt Nam đã được Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II nâng lên hàng hiển thánh.

Cũng trong năm 1988, một biến cố quan trọng đối với TGM Hà Nội là sự kiện Đức TGM P.X Nguyễn Văn Thuận, sau 4 năm bị biệt giam và 9 năm bị quản chế tại Giang Xá, đã được chuyển về cư trú tại Tòa TGM Hà Nội. Đồng thời, các cha Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Văn Thông cũng được giải quản cùng năm. Cha Nguyễn Ngọc Oánh mau chóng nhận chức Phó Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội trong khi cha Nguyễn Văn Thông đã bị bệnh nặng không thể tiếp tục phục vụ và ngài đã qua đời 3 năm sau, khi vừa vào Sài Gòn chữa bệnh được mấy tháng. Những sự kiện này ít nhiều vực dậy sức sống của TGP Hà Nội trong lúc thiếu thốn nhân sự, nhất là thiếu những người yêu mến GH đồng thời có khả năng phục vụ.

Năm 1989, năm cuối của thập niên 1980, TGP có thêm tin vui: Tháng 1 TGP đón phái đoàn HĐGM Hoa Kỳ thăm GH Việt Nam (1/1989), tháng 3 khai giảng Khóa IV ĐCV Thánh Giuse, tháng 7 đón ĐHY Etchegaray, Chủ tịch UB Công lý và Hòa bình và Chủ tịch Hội Đồng Tâm của Tòa Thánh, Đặc sứ của Đức Giáo hoàng, thăm GH Việt Nam. Tại Hà Nội ngài đã thăm Tòa TGM-Nhà thờ Chính Tòa và thăm giáo xứ Thạch Bích.

Ngày 18/5/1990, bất ngờ ĐHY G.M Trịnh Văn Căn đột ngột qua đời ở tuổi 69, đang lúc đảm nhiệm nhiều sứ vụ quan trọng trong GH: TGM Hà Nội, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giảm quản các GP: Huế, Hưng Hóa, Thái Bình và Hưng Hóa. Đức Hồng Y Etchegaray đã đại diện Tòa Thánh đến chủ sự thánh lễ an táng ngài tại quảng trường Nhà thờ Chính tòa Hà Nội với sự tham dự của hàng chục nghìn người.

Ngày 20/6/1990 Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng làm Giám quản TGP Hà Nội và đến năm 1994, thì ngài được bổ nhiệm làm TGM Hà Nội, rồi được phong hồng y vào ngày 26/11/1994 tại Rôma. Ngài sẽ còn nắm các chức vụ quan trọng khác như Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám quản GP Hưng Hóa (1995), Lạng Sơn (1998), Hải Phòng (1999).
Trong khi đó Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa rồi Giám mục Chính Tòa Thái Bình (1990). Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, Chính xứ Nam Định, Tổng Đại diện lên làm Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội và được phong làm Giám mục Phụ tá TGP Hà Nội ngày 14/8/1994.

Nhờ nỗ lực của Đức Hồng Y Phaolô- Giuse, sang thập niên 1990 Chủng viện có thêm một số linh mục từ Miền Nam ra làm giáo sư thỉnh giảng hay giáo sư thường trực cho Chủng viện Hà Nội. Nhờ sự kiên trì đấu tranh của ngài và của các đức giám mục khác, từ năm 1995 ĐCV được tuyển sinh 2 năm/ khóa thay vì 6 năm/khóa như trước đây, nâng sĩ số chủng sinh lên đến gần 200 thầy. Cũng vì vậy năm 1998 TGP đã phải mở rộng cơ sở ĐCV, để đảm bảo chỗ ăn ở cho việc học tập và rèn luyện của chủng sinh.

Tính chuyện lâu dài cho tương lai của TGP, từ giữa những năm 1990, ĐHY cũng đã gửi một số linh mục đi du học ngọai quốc. Một số vị đã trở về và đã nắm các trọng trách trong ĐCV như Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, nguyên Tổng Đại diện và nguyên Phó Giám đốc ĐCV Hà Nội; Đức cha Lorenxô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá, Giám đốc ĐCV Hà Nội. Tổng cộng từ giữa thập niên 1990 đến nay đã có 6 cha du học trở về và 9 cha còn đang tiếp tục nghiệp đèn sách ở Pháp, Ý, Mỹ.

Bên cạnh đó, ĐHY cũng tìm cách xin chính quyền cho các thầy lớn tuổi đã theo đuổi ơn gọi đã lâu năm được theo học các khóa bổ túc trong chủng viện rồi truyền chức linh mục cho các thầy này, nhằm có người phục vụ cộng đồng dân Chúa đang càng ngày càng đông đảo. Tất cả những nỗ lực này cũng không làm dịu cơn đói khát linh mục trong TGP: Năm 1995 TGP có 34 linh mục, trong đó chỉ có 4 vị dưới 40 tuổi. Năm 1998 TGP có 43 linh mục phục vụ cho khoảng 300.000 tín hữu. Đối chiếu với thời điểm 1954 có 59 linh mục cho khoảng 140.000 tín hữu, mới thấy bước vào ngưỡng cửa hy vọng của Năm Thánh 2000, TGP còn bộn bề lo toan.

Đức Hồng Y Phaolô-Giuse cũng chăm lo đến đời sống tu trì để đảm bảo nhân sự phục vụ và sự đa dạng trong TGP. Dòng MTG bắt đầu tuyển sinh ơn gọi, mở tập viện và khấn dòng hằng năm, giúp cho nhân sự các tu viện vốn là các “nhà mụ” trong TGP được trẻ hóa và sinh động. ĐHY còn lập ra Tu đoàn Nữ Truyền Tin và Tu đoàn Nam Truyền Tin nhằm mục đích truyền giáo. Đến nay Tu đoàn Nam Truyền Tin đã có 4 linh mục, 16 tu sĩ và 3 ứng sinh. Trong khi đó Tu đoàn Nữ Truyền Tin có 13 nữ tu, 20 tập sinh, đệ tử. ĐHY còn bảo đảm sự hiện diện liên tục của các tu sĩ DCCT ở Đền Đức Mẹ HCG ở Thái Hà và mở đường cho sự tái hiện diện của các tu sĩ Dòng Salésien ở Hà Nội, bằng cách đưa tu sĩ của các dòng này từ Miền Nam ra phục vụ.

Đời sống đạo trong thập niên 1990 đã từng bước được phục hồi và khởi sắc nhờ sự giao lưu Nam-Bắc của các thành phần dân Chúa diễn ra tích cực, nhờ TGP có thêm các linh mục, nhờ chính quyền giảm bớt những biện pháp khắc nghiệt trong việc kiểm soát tôn giáo, nhờ đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân được phần nào cải thiện. Nhiều nhà thờ được tu bổ, nhiều hội đoàn đạo đức phục hồi, sinh họat đạo nghĩa trong các nhà thờ trở nên tự tin và sinh động hơn. Đứng trước hiện tượng đạo đức phong hóa bị suy đồi trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của đất nước, ĐHY lưu ý các tín hữu chăm lo trau dồi đời sống đạo đức, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ và làm việc bác ái xã hội. Trong chiều hướng này mà một số hội đoàn tông đồ-đạo đức được hồi sinh hoặc du nhập vào Tổng GP như Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Dòng ba Phan Sinh, Hội Legio Mariae, Hội Thánh Tâm (1995), Hội Gia đình cùng theo Chúa (2000), Gia đình Thánh Tâm (2003), Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội (1998).

TGP bước vào Năm Thánh 2000 vẫn còn ngổn ngang vấn đề và đầy dẫy những khó khăn thử thách. Lúc này, giáo dân TGP đã gia tăng nhanh chóng do tỷ lệ sinh tự nhiên và do giáo dân nhập cư từ các tỉnh về các thành phố trong TGP như Hà Nội, Nam Định, Hà Đông, Phủ Lý. Mặc dù vậy, cơ sở vật chất của TGP đã xuống cấp và thiếu thốn trong khi đó nhân sự còn thiếu thốn hơn nữa: TGP có 1 Đức Hồng y -Tổng Giám mục, 1 Đức Giám mục Phụ tá và 43 linh mục già trẻ cho hơn 300.000 giáo dân. Công việc hàng đầu của TGP được tiến hành đồng thời với việc rao giảng và tái rao giảng Tin mừng là vấn đề tổ chức việc thờ phượng ở các giáo xứ, vấn đề đào tạo nhân sự, tu bổ cơ sở vật chất.

Giữa lúc bề bộn khó khăn và vấn đề ấy, nhận thấy mình không còn đủ sức khỏe để phục vụ TGP ở mức tốt nhất, ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã xin nghỉ hưu để Tòa Thánh sắp đặt một vị mục tử trẻ trung thích hợp hơn cho TGP trong thời kỳ mới. Nguyện ước của ngài và của TGP đã được Chúa nhận lời. Ngày 24/4/ 2003 Tòa Thánh chấp thuận cho ĐHY Phaolô-Maria được nghỉ hưu và trước đó, ngày 15/4/2003 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Lạng Sơn, được bổ nhiệm làm Giám quản TGP Hà Nội và ngày 19/2/2005 ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội.

Đức Tân TGM đã tìm cách gia tăng nhân sự phục vụ trong TGP: Ngoài việc phong chức linh mục cho các lớp chủng sinh của TGP vừa tốt nghiệp Chủng viện, ngài còn cho một số linh mục từ các GP và dòng tu nhập tịch Linh mục Đoàn Hà Nội và truyền chức cho các chủng sinh lớn tuổi sau khi liệu cho các thầy qua các khóa chủng viện bổ túc ở Nha Trang và Bùi Chu. Kết quả là từ năm 2003 đến năm 2008, TGP đã có thêm 54/95 linh mục, trong đó có 49 vị được phong chức tại Hà Nội dưới quyền của Đức TGM đương nhiệm.

TGP cũng đầu tư cho tương lai: Mặc dù còn đang rất thiếu linh mục coi sóc các giáo xứ, song le vì tương lai của TGP, hiện tại TGP đã gửi các linh mục trẻ đi du học ở Pháp, Ý và Mỹ. Hiện tại có 9 linh mục trẻ đang du học các chuyên ngành thần học và mục vụ ở Pháp, Ý và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, TGP cũng đa dạng hóa nguồn đào tạo để phục vụ nhu cầu giao lưu, hội nhập và liên kết phục vụ ở bình diện quốc tế, vì thế một số chủng sinh của TGP cũng đã được gửi đi đào tạo tại các chủng viện ở Úc, Ý và Hoa Kỳ.

Cũng trong ý hướng mở đường cho việc sống đức tin, hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, đáp ứng truyền thống tốt đẹp trong GH, từ năm 2006 TGP Hà Nội đã kết nghĩa với GP Orange County, CA, Hoa Kỳ. GP Orange County đã bảo trợ đào tạo 4 chủng sinh tại Việt nam để trở thành linh mục đồng thời còn gửi người đến Hà Nội để giảng dạy tiếng Anh cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.

Bước vào thế kỷ 21, nhằm đa dạng hóa việc phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của TGP, các tổ chức tu trì được khuyến khích tạo lập cơ sở trong TGP để học tập và phục vụ. Vì vậy, trong gần 1 thập niên vừa qua, số lượng các tổ chức tu trì tăng nhanh trong TGP. Hiện tại, có 26 dòng tu, tu hội và tu đoàn hiện diện và phục vụ trong TGP trong đó có những dòng tu phục vụ ở đây từ lâu đời như Dòng MTG, Dòng Sainte Paul, Dòng Chúa Cứu Thế.

Sau nhiều thập niên bị chiếm dụng và bị tàn phá, vấn đề cơ sở vật chất để phục vụ của TGP vẫn là vấn đề cấp thiết: Nhiều nhà thờ cần xây dựng hoặc tái thiết, các cơ sở đào tạo, y tế, giáo dục cần được xây dựng để đáp ứng các sinh họat khác nhau cho số giáo dân ngày càng đông đảo do hiện tượng nhập cư. Từ những năm giữa thập niên 1990, Tòa TGM đã đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội giao lại cơ sở Tòa Khâm Sứ cho TGP. Bên cạnh đó, nhiều giáo xứ cũng xin lại đất đai, nhà cửa của mình đã bị chiếm dụng bất công và bất hợp pháp như Sở Kiện thuộc Hà Nam, Thái Hà và Hà Đông thuộc Hà Nội.

Kết quả cho đến nay (2008) nhiều nhà thờ đã được trùng tu, một số nhà thờ đã được xây dựng mới hoàn toàn. Riêng vấn đề xin lại các cơ sở bị chiếm dụng bất công và bất hợp pháp trước đây, mới chỉ có trường hợp Sở Kiện là được giải quyết tương đối thỏa đáng, còn lại các trường hợp khác đều bị chính quyền dùng bạo lực chối bỏ yêu cầu chính đáng của GH. Hơn nữa, Đức TGM và một số linh mục, giáo dân bị kết án, chụp mũ bất công. Nhiều người Công giáo bị phân biệt đối xử. Mặc dù vậy, từ vấn đề đòi đất, TGP đã đã làm dậy lên ở trong và ngoài nước một phong trào làm chứng cho công lý và sự thật, đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo, cho công bằng, dân chủ và văn minh.

Bước vào thế kỷ 21, nhờ kinh tế của giáo dân ổn định hơn mà đời sống tinh thần cũng được chú trọng: Một số các khóa linh thao, hoặc học hỏi chuyên biệt về thần học, tu đức, quản trị, kỹ năng, thánh nhạc cấp TGP đã được tổ chức cho các đối tượng khác nhau. Sau nhiều năm bị cô lập vì hoàn cảnh khách quan, đến giai đọan này, TGP từng bước hội nhập với GH hoàn vũ và thực hiện giáo huấn của công đồng Vatican II.

Hiện nay trong TGP bên cạnh việc tu bổ hay xây dựng nhà thờ, nhà giáo lý, các giáo xứ đang củng cố ca đoàn, ban giúp lễ, đội dâng hoa, tổ chức các hội đạo đức, mở các lớp giáo lý khai tâm cho thiếu nhi, các lớp giáo lý cho người trưởng thành, chăm lo bồi dưỡng văn hóa cho các học sinh các cấp với ước mong cho giáo xứ có thêm người đậu cao đẳng và đại học, có thêm ơn gọi tu trì. Giáo dân từng bước vượt qua lối sống đạo khắc kỷ, có tính cá nhân để xây dựng đời sống đức tin dựa trên nền tảng Thánh Kinh và theo giáo huấn của Công đồng Vatican II, sống trách nhiệm hơn, liên đới hơn và dấn thân nhiều hơn. Phong trào làm chứng cho công lý và sự thật khởi đi từ TGP cũng là kết quả của một tiến trình sống đức tin một cách trưởng thành và trách nhiệm của các thành phần dân Chúa trong TGP.

Tính đến cuối năm 2008, TGP có 1 Tổng Giám Mục, 1 Hồng Y, 2 Giám mục Phụ tá, 98 linh mục, 69 chủng sinh, 144 tiền chủng sinh, 22 nam tu, 392 nữ tu, giáo lý viên, phục vụ cho 141 giáo xứ với khoảng hơn 330.000 tín hữu, không kể hàng chục nghìn tín hữu từ các GP khác nhập cư sinh sống tại các thành phố lớn của TGP như Hà Nội, Nam Định, Hà Đông, Phủ Lý.

Chuyển biến tích cực bên trong, bên ngoài trên đây là những dấu chỉ lạc quan và hy vọng cho TGP. Mặc dù hiện tại còn nhiều khó khăn và thử thách, song từ những gì đang được các thành phần dân Chúa trong TGP thực hiện để sống và rao truyền niềm tin của mình, người ta đã có thể thấy rằng TGP đang bắt đầu bước vào giai đọan trưởng thành và đóng góp những giá trị tốt đẹp của mình cho GH và xã hội, góp phần mang lại hạnh phúc và sự phát triển, nhất là mang lại ơn cứu độ cho con người.

(còn tiếp)

Nhóm Biên Tập

cafeda2009
13-11-2009, 06:57 PM
Lịch Sử Tổng Giáo Phận Hà Nội - Phần 4
11.12.2008 03:42

ĐỨC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI VÀ CÁC ĐỨC GIÁM MỤC KẾ VỊ

1.Đức cha Francois Pallu (1659-1679)
2.Đức cha Jacques de Bourges (1679-1714)
3.Đức cha Edmé Belot (1714-1717)
4.Đức cha F. Gabriel Guisain (1718-1723)
5.Đức cha Louis Neez (1723-1764
6.Đức cha Bertrand Reydellet (1764-1780)
7.Đức cha Jean Davoust (1780-1789)
8.Đức cha Jacques Benjamin Longer Gia (1789-1831)
9.Đức cha J. M. Havard Du (1831-1838)
10.Đức cha Pr. Rose Ursule Borie Cao (1838)
11.Đức cha Pr. André Retord Liêu (1840-1858)
12.Đức cha Charles Hubert Jeantet Khiêm (1858-1866)
13.Đức cha Jos. Simon Theurel Chiêu (1866-1868)
14.Đức cha Paul Fr. Puginier Phước (1868-1892)
15.Đức cha Pr. Marie Gendreau Đông (1892-1935)
16.Đức cha Francois Chaize Thịnh (1935-1949)
17.ĐHY Giuse-Maria Trịnh Như Khuê (1950-1978)
18.ĐHY Giuse-Maria Trịnh Văn Căn (1978-1990)
19.Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (1981-1990)
20.ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng (1990-2003)
21.Đức cha Phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng (1994-2006)
22.Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt (2003- )
23.Đức cha Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh (2008- )


TĂNG TRƯỞNG SỐ LINH MỤC TU SĨ VÀ GIÁO DÂN

Từ năm 1901 đến nay diện tích của TGP Hà Nội không thay đổi. Số linh mục, tu sĩ, giáo dân và dân số qua một số thời điểm như sau:
Năm 1938, dân số: 2.200.000, giáo dân: 194.973 người, giám mục: 1, linh mục: 218, nam tu sĩ: 31, nữ tu: 474, thầy giảng: 351, đại chủng sinh: 35, tiểu chủng sinh: 228.
Năm 1956, giáo dân: 140.000, giám mục: 1, linh mục: 59 (kể cả 3 linh mục dòng), tu sĩ: không tính đựơc, đại chủng sinh: 1, tiểu chủng sinh 200 cho 7 GP.
Năm 1974, giáo dân: 160.000, giám mục: 2, linh mục: 23, đại chủng sinh: 9, tiểu chủng sinh: không có, nam tu sĩ: không tính được, nữ tu: không tính được.
Năm 1995, giáo dân: khoảng 300.000, Hồng Y-TGM: 1, Giám mục Phụ tá: 1, linh mục: 34, đại chủng sinh: 19, tiểu chủng sinh: không tính được, nam tu sĩ: không tính được, nữ tu: không tính được.
Năm 2008: dân số khoảng 8.400.000 người, số giáo dân: 330.000, Hồng Y: 1 (nghỉ hưu), Tổng Giám mục: 1, Giám mục Phụ tá: 2 (1 nghỉ hưu), linh mục: 98 ( kể cả 11 lm dòng), đại chủng sinh: 69, tiểu chủng sinh: 144, nam tu: 23, nữ tu: 392 (trong đó nữ tu các dòng có nhà chính ngoài TGP là 142).

st

giuseluan
15-05-2010, 10:33 PM
http://i794.photobucket.com/albums/yy222/giuseluan/P10208251.jpgXỨ GIÁO NGHĨA THUỘC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH