PDA

View Full Version : Download Kinh Thánh 100 Tuần



anh_long_2346
08-06-2009, 01:30 PM
chào anh "donrac"
em có thể xin anh trọn bộ "Kinh Thánh 100 Tuần" đựoc không vậy
nhà em rất thích nghe, để tìm hiểu thêm thánh kinh, nhưng không down hết về đựoc, vì chưa thấy ai up lên hết cả,
anh có thể up lên hết 100 tuần giúp em đựoc không
Thanks anh nhiều

DonRac
08-06-2009, 02:42 PM
chào anh "donrac"
em có thể xin anh trọn bộ "Kinh Thánh 100 Tuần" đựoc không vậy
nhà em rất thích nghe, để tìm hiểu thêm thánh kinh, nhưng không down hết về đựoc, vì chưa thấy ai up lên hết cả,
anh có thể up lên hết 100 tuần giúp em đựoc không
Thanks anh nhiều

Nguồn: http://batoong.blogspot.com
Kinh Thánh 100 Tuần<= Link gốc (http://batoong.blogspot.com/2009/04/kinh-thanh-100-tuan-uc-cha-phero-nguyen.html)
(MP3 32kbps, 11 kHZ) - ACE nào cần gấp thì vào đó mà download.
DonRac đang convert lại để có các files sau khi post lên Diễn đàn:
(MP3 40kbps, 44 kHZ. dB 100)

ch_hhh
18-08-2009, 08:36 AM
Thank you very much!!!!!!
Phải nói là quá tuyệt !!!

sinhanh
29-03-2010, 10:30 AM
Cám ơn bạn rất nhiều, mình nghe và cảm thấy rất hay. Xin Chúa trả công cho bạn.

xinchotoicoductin
26-05-2010, 04:24 PM
Xin chi giup minh lam sao mua dia thanh kinh 100 tuân nay duoc vay vi minh muon mua tang cho nhung nguoi o duoi que camCách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi

Theo cấu trúc chuyên biệt của mình, Kinh Mân Côi là một kinh nguyện có hai phần rõ rệt, phần khẩu nguyện và phần tâm nguyện. Phần khẩu nguyện là phần đọc các kinh nguyện, đặc biệt Kinh Kính Mừng là kinh chính yếu, kinh được lập đi lập lại 10 lần ở mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi. Phần tâm nguyện là phần suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi cũng là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Hai phần này làm nên Kinh Mân Côi như xác với hồn làm nên bản tính con người, đến nỗi, thiếu một trong hai sẽ không còn phải là và được gọi là Kinh Mân Côi nữa. Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ở đoạn 12, đã lập lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI về việc đọc Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi thì như xác không hồn.

Thế nhưng, vấn đề độc nhất vô nhị của Kinh Mân Côi, một đặc tính nổi bật và là một đặc tính hoàn toàn không giống với bất cứ một kinh nguyện nào khác ở đây đó là tính cách có vẻ mâu thuẫn và đối ngược giữa khẩu nguyện và tâm nguyện của Kinh Mân Côi. Bởi vì, trong khi khẩu nguyện đọc “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc” thì tâm nguyện lại suy về đủ thứ “Mầu Nhiệm Chúa Kitô” khác nhau. Chúc tụng (khẩu nguyện) người này (Mẹ Maria) mà lại nhìn ngắm (tâm nguyện) người kia (Chúa Kitô, Con Mẹ). Đó là lý do, việc lập đi lập lại 10 lần Kinh Mân Côi có vẻ đơn điệu và nhàm chán, cộng thêm việc đọc một đàng suy một nẻo như thế, tự bản chất đã có tính cách ‘chia trí’ rồi, lại càng làm cho việc lần hạt Mân Côi hay đọc Kinh Mân Côi, nếu không hết sức ý tứ, như kinh nghiệm cho thấy, trở thành máy móc. Bởi vậy, một khi giải quyết được vấn đề “chia trí” của chính Kinh Mân Côi (đọc một đàng suy một nẻo) thì hiện tượng “chia trí” nơi con người lần hạt Mân Côi cũng sẽ được chữa trị, và cốt lõi của vấn đề Cách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi sẽ được sáng tỏ.

Trước hết, vấn đề này được giải quyết với ý thức Chúa Kitô thực sự là tâm điểm của Kinh Mân Côi, như chúng ta đã chia sẻ với nhau ở bài về đề tài này trước đây. Mà nếu Chúa Kitô là tâm điểm của Kinh Mân Côi thì quả thực cầu Kinh Mân Côi nói chung và đọc Kinh Kính Mừng nói riêng là tác động “cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”, đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã định nghĩa trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Ngài ở đầu đoạn 3. Vậy phương pháp hay cách thức cầu Kinh Mân Côi tuyệt vời nhất và xứng hợp nhất đó là cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng Chúa Kitô nơi các Mầu Nhiệm Mân Côi.

Bởi thế, mỗi lần cầm tràng hạt Mân Côi lên để sửa soạn cầu Kinh Mân Côi, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta sắp sửa cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Để rồi, mỗi lần đọc lời “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc” là chúng ta cùng Mẹ bày tỏ đức tin của chúng ta vào “Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ” ở mỗi một Mầu Nhiệm Chúa Kitô được chúng ta chiêm ngắm bằng con mắt của Mẹ và tưởng niệm bằng con tim của Mẹ. Chỉ khi nào chúng ta biết chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria, và tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim của Mẹ Maria, chúng ta mới có thể thực sự và hoàn toàn cảm nhận được Thực Tại Thần Linh của các mầu nhiệm ấy, tức mới có thể cảm nhận được chính Chúa Kitô, Lời Nhập Thể của chúng ta, Emmanuel của chúng ta, Vị Thiên Chúa ở giữa nhân loại chúng ta (x Mt 1:23; Is 7:14), ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (x Mt 28:20), và ở trong mỗi chi thể Kitô hữu cành nho của Người để sinh muôn vàn hoa trái (x Jn 15:5).

Thế nhưng, làm thế nào để chúng ta có thể chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria, và tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim của Mẹ Maria?

Trước hết, “chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria”. Nếu đôi mắt của Mẹ Maria lúc nào cũng “chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” Con Mẹ, ở chỗ, ánh mắt Mẹ lúc nào cũng theo dõi từng hành vi cử chỉ và lời nói của Vị Thiên Chúa Làm Người Con Mẹ trong thời gian 30 năm được ở sát bên Người và phục vụ Người, mà còn ở chỗ trí khôn của Mẹ luôn tưởng nhớ đến Người và lòng Mẹ luôn gắn bó với Người trong thời gian 3 năm xa cách Người, cho đến khi đứng dưới cây thập tự giá của Người (x Jn 19:25), thì “chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria” nghĩa là việc Kitô hữu chúng ta hướng về Chúa Kitô bằng tâm tình của Mẹ Maria. Có cầu Kinh Mân Côi với tâm tình của Mẹ Maria ấy, mỗi lần đọc Kinh Kính Mừng đến câu “Và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ”, chúng ta mới cảm thấy tâm tình Mẹ Maria ra sao trước Mầu Nhiệm Chúa Kitô được Mẹ bộc lộ qua bài Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và lòng trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Ngài đã thương đến phận thấp hèn tôi tớ Ngài, từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc. Thiên Chúa là Đấng toàn năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu, danh Ngài chí thánh” (Lk 1:46-49).

Như thế, “chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria” qua việc cầu Kinh Mân Côi là cùng Mẹ Maria “Ngợi Khen Chúa”, đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cảm nhận và chia sẻ ở ngay đoạn thứ nhất Bức Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria: “Kinh Mân Côi còn là tiếng vọng của lời Mẹ Maria cầu nguyện, đó là Ca Vịnh Ngợi Khen bất hủ của Mẹ về công cuộc của Việc Nhập Thể cứu chuộc được bắt đầu trong cung lòng trinh nguyên của Mẹ”.

Sau nữa, “tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim của Mẹ Maria”. Nếu “con tim của Mẹ Maria” đây biểu hiệu cho đức tin của Mẹ thì “tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim của Mẹ Maria” nghĩa là “tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô” bằng đức tin của Mẹ. Thật vậy, chỉ có một mình Mẹ Maria đầy ơn phúc mới có thể chấp nhận trọn vẹn và đáp ứng hoàn toàn được tất cả nhưng gì “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) muốn mạc khải cho loài người biết, một Mạc Khải Thần Linh lên đến tuyệt đỉnh nơi Chúa Kitô, Đấng đồng thời cũng là tất cả Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa. Bởi vậy, khi cầu Kinh Mân Côi nói chung và đọc kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” nói riêng là chúng ta cùng Mẹ tuyên xưng đức tin, một đức tin đã làm Mẹ diễm phúc (x Lk 1:45), đã làm Mẹ lúc nào cũng đầy ơn phúc, không bao giờ vơi hay thất thoát đi tí nào vì lung lay đức tin.

Đó là lý do Mẹ Maria chẳng những có phúc vì nhận được một cách nhưng không đặc ân được làm Mẹ Thiên Chúa, được cưu mang và cho con Chúa Trời bú (x Lk 11:27), mà còn ở tại chính đức tin của Mẹ nữa, tức ở chỗ Mẹ Maria đã không bao giờ hồ nghi người con trai do Mẹ thụ thai “bởi Thánh Thần” (x Mt 1:20), như sứ thần tuyên bố với Mẹ, “là Con Thiên Chúa” (x Lk 1:35). Dù Vị “Con Thiên Chúa” vô cùng cao cả này có bé nhỏ, yếu đuối, hèn hạ trong hang lừa máng cỏ (ở Ngắm thứ ba Mùa Vui), có tầm thường giống như tất cả mọi con người Do Thái đến lãnh nhận phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (ở Ngắm thứ nhất Mầu Nhiệm Ánh Sáng), có bất lực không thể xuống khỏi thập giá và chết đi một cách vô cùng nhục nhã giữa hai tên tử tội (ở Ngắm thứ năm Mùa Thương), Mẹ Maria vẫn tin rằng “con trẻ” do Mẹ cưu mang và hạ sinh ấy thực sự “là Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32). Mẹ Maria đã thực sự sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô với một đức tin mãnh liệt đến nỗi Mầu Nhiệm Chúa Kitô đã hoàn toàn trở thành mầu nhiệm của Mẹ (xem Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 24), tức Mẹ đã hiệp nhất nên một với Chúa Kitô trong nhiệm cuộc cứu độ với tư cách là Vị Đồng Công Cứu Chuộc, một con người duy nhất trong loài người đã được cứu chuộc bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Như thế, mỗi lần đọc “kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ”, mà “phúc lạ” đầu tiên của “Giêsu con lòng bà” đây là chính con người được diễm phúc thụ thai và cưu mang Người, một con người duy nhất được Người cứu chuộc bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, là chúng ta trước hết tuyên xưng niềm tin của mình vào đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, và sau nữa chúng ta tỏ ra cảm phục cùng tri ân niềm tin tuyệt đối của Mẹ vào Chúa, một đức tin đã sinh hạ chúng ta trong ân sủng, hơn cả đức tin đã làm cho tổ phụ Abraham trở thành cha của một dân tộc đông như sao trời nhiều như cát biển (x Gen 22:17-18). Với đức tin tuyệt đối của Mẹ vào Chúa Kitô như thế mà chỉ có một mình cá nhân Mẹ Maria mới là mảnh đất tốt sinh hạt giống gấp trăm (x Mt 13:23, trong khi đó, vì nhiễm nguyên tội, mảnh đất tốt các thánh nhân nam nữ trong Giáo Hội cùng lắm sinh hạt giống gấp 30 hay 60 là cùng), và cũng chỉ có một mình Mẹ Maria diễm phúc vì đã tin mới thật sự là cành nho sinh nhiều hoa trái nhất thôi (x Jn 15:5).

Nếu tác động Giáo Hội đáp ứng lời Chúa Kitô truyền trong Bữa Tiệc Ly “các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19), qua việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, một cử hành làm hiện thực Mầu Nhiệm Vượt Qua một cách bí tích trên bàn thờ thế nào, thì việc Kitô hữu “tưởng niệm” Người qua các Mầu Nhiệm Mân Côi, cũng là Mầu Nhiệm Chúa Kitô, bằng tất cả đức tin của mình, cũng làm cho Người sống động hơn và hiện thực hơn nơi chính bản thân họ như vậy. Vì, nếu Chúa Kitô thực sự ngự trong lòng chúng ta bởi đức tin (x Eph 3:17), thì việc “tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim của Mẹ Maria”, tức bằng việc chúng ta long trọng, ý thức và chủ động cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin của chúng ta, một đức tin phản ảnh đức tin của Mẹ Maria và cùng với đức tin của Mẹ Maria, không phải là chúng ta làm cho sự sống của Chúa Kitô tỏ hiện nơi chúng ta (x 2Cor 4:10) mỗi ngày một hơn hay sao?!

Như thế, tuy Kinh Mân Côi, tự bản chất, không phải là Kinh Phụng Vụ được Giáo Hội công nhận, nhưng cũng có tính chất phụng vụ, ở tác động “tưởng niệm”, “làm mà nhớ đến Thày”, cũng như ở tác dụng hiện thực Mầu Nhiệm Đức Tin, Mầu Nhiệm Chúa Kitô, dù chỉ hiện thực một cách linh thiêng về tu đức, nhưng lại là một hiện thực chứng từ cần thiết cho việc hoạt động tông đồ truyền giáo, hoa trái của hiện thực phụng vụ. Thật vậy, việc ý thức và chủ động cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin nơi Phụng Vụ hay qua việc cầu Kinh Mân Côi đều phát sinh hoa trái thánh thiện nơi chính bản thân Kitô hữu cũng như nơi môi trường sống của Kitô hữu, vì ở đâu và lúc nào Kitô hữu sống đức tin cũng chẳng khác gì như trường hợp Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm thứ hai Mùa Vui, mầu nhiệm Mẹ cưu mang Lời Nhập Thể đến thăm gia đình của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả và mang lại ân phúc cho toàn thể gia đình 3 người này. Mầu nhiệm Mẹ Maria cưu mang Lời Nhập Thể đi thăm viếng gia đình Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đây là tiêu biểu hiển nhiên nhất và sống động nhất cho đời sống nội tâm và tông đồ của Kitô hữu, một đời sống nội tâm phải làm cho linh hồn hăng say làm việc tông đồ, và ngược lại việc tông đồ là hoa trái phong phú của một đời sống nội tâm liên lỉ kết hiệp với nguồn sống là Chúa Kitô.

Tóm lại, Kinh Mân Côi bao gồm hai yếu tố làm nên Kitô giáo là Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Đáp Ứng. Yếu tố Mạc Khải Thần Linh nơi Kinh Mân Côi được gồm tóm trong Mầu Nhiệm Mân Côi, với Lời Nhập Thể là một Chúa Kitô Giáng Sinh, Ánh Sáng, Tử Giá và Phục Sinh. Yếu tố Đức Tin Đáp Ứng nơi Kinh Mân Côi được chất chứa nơi Kinh Kính Mừng, với hình ảnh Mẹ Maria đầy ơn phúc, tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu việc lần hạt Mân Côi bao gồm cả khẩu nguyện là tác động miệng lưỡi đọc Kinh Kính Mừng về Mẹ, lẫn tâm nguyện là tác động tâm trí chiêm ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi về Chúa, thì Cách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất đó là chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô bằng ánh mắt Mẹ Maria và tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim Mẹ Maria.
 

on nhieu

xinchotoicoductin
26-05-2010, 04:27 PM
Xin loi cai do minh suu tam ben trang khac du dinh luu lai khi nao ranh doc nhung co le y chua muon nhu vay

David Tran
29-07-2010, 03:22 AM
100 bai giang Thanh Kinh 100 Tuan nay cung da duoc upload vao website cua HD Thua Sai Bac Ai, Giao Phan Vinh: www.bac-ai-vinh.net.

Vao Vietnamsese home page, sau do bam vao link "Song Loi Chua" va se thay 100 bai giang o day.

God bless.

QUANGMINH2011
12-03-2013, 10:28 AM
Mình cũng đang nghe audio chương trình này, do cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, phụ trách, phải nói là rất tuyệt, giúp ta rất nhiều về việc học hỏi Kinh Thánh cũng như các vấn đề như Phụng vụ, sống đạo. Chấm điểm 10/10!!!
Nói chung có nhiều nguồn tìm đến các file audio này, nhưng cách hay nhất là cứ vào google search, gõ "Thánh Kinh 100 tuần audio" thì kiểu gì cũng có, nhưng có trang của Tổng giáo phận Sài Gòn là cho file audio có chất lượng tốt hơn cả (nén ở 128 kbps):
http://tgpsaigon.net/tk-100-tuan