PDA

View Full Version : Mỗi ngày một câu chuyện



hop
09-06-2009, 08:23 PM
CON SƠN DƯƠNG KHÔNG CÁM ƠN

http://www.vietcatholic.org/pics/content_1722_thumb.gifN2T

A Cường mới bốn tuổi nhưng mạnh khỏe, rất thích con sơn dương (dê núi) của nhà hàng xóm, nó thường đem cỏ và lá cây đến cho con dê ăn sáng, giữa nó và con dê có sự tương hợp đặc biệt, A Cường có thể chơi giỡn với nó suốt cả buổi sáng.

Một hôm, A Cường có ý nghĩ đột phá, nó cho rằng thay đổi thức ăn thì rất có lợi cho con dê, do đó mà nó lấy những ngọn lá vàng lớn cho bạn tốt của mình ăn, sơn dương sau khi thử một miếng thì quyết định không ăn, đem những ngọn lá vàng lớn đẩy qua một bên.

A Cường một tay chụp lấy sừng của con sơn dương, một tay đút lá vàng vào miệng nó. Thoạt đầu con dê nhỏ chỉ dùng đầu nhè nhẹ đẩy bạn của nó ra, nhưng vì A Cường kiên quyết muốn nó ăn nên nắm sừng của nó càng lúc càng chặt, kết cuộc bản thân nó bị đẩy lui phía sau nên té ngã bốn chân đưa lên trời.

Sau khi lồm cồm đứng dậy thì giận dữ trợn mắt nhìn con sơn dương, từ đó về sau nó không thèm chơi với con sơn dương nữa. Một hôm, ba nó hỏi tại sao không đi qua đùa giỡn với con dê nhỏ nữa ?

A Cường trả lời:

- “Vì nó không muốn đùa giỡn với con nữa.”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Những suy nghĩ của trẻ em thì không như của người lớn, bởi vì trẻ em thì suy nghĩ chuyện trước mắt, mà người lớn thì suy nghĩ không những chuyện trước mắt, mà còn chuyện hôm qua và ngày mai nữa.

Người lớn mà chỉ biết việc trước mắt hoặc suy nghĩ ngắn cụt gang tay, thì người ta cho là người thiển cận, mà người thiển cận thì thường có tính nóng và hay tranh cãi để chứng tỏ mọi suy nghĩ của mình là đúng.

Có một vài người Ki-tô hữu cũng có cách nhìn thiển cận, cố chấp, mặc dù được giải thích rõ ràng nhưng vẫn cứ cho ý kiến suy nghĩ của mình là đúng, họ nói rằng cho con cái đến nhà thờ học giáo lý chỉ mất giờ, ở nhà cha mẹ dạy cũng được; họ cho rằngđi lễ ngày chúa nhật cũng như thánh lễ ngày thường, đi cũng được mà không đi cũng được vì đều là thánh lễ...

Con dê núi không thích ăn lá vàng lớn vì không phỉa khẩu vị của nó, nhưng em bé A Cường vẫn cứ cố chấp nhét vào miệng nó, vì nghĩ rằng đó là có lợi cho con dê, kết quả là bị đẩy té trên đất...

Người thiển cận cố chấp cũng sẽ có ngày té ngã trong suy nghĩ của mình, bởi vì –như lá vàng lớn khôn hợp với khẩu vị của con dê- cách suy nghĩ thiển cận không phù hợp với hoàn cảnh, thời đại thì cũng sẽ làm cho mình lạc hậu, té nhào và thất vọng mà thôi...

Tử Mặc
26-05-2010, 07:57 AM
ĐỖ KHANG

http://vietcatholic.net/pics/content_12056_thumb.gifN2T

Theo truyền thuyết thì Đỗ Khang là ông tổ của rượu nếp Trung Quốc, ông là người thuộc thời đại nhà Châu, tỉnh Hà Nam, huyện Như Nam, thôn Đỗ Khang, bởi vì không biết tên họ của ông cho nên người ta lấy tên của thôn mà đặt cho ông.

Một lần nọ, Đỗ Khang ăn cháo còn dư đem đổ vào trong hốc cây dâu, qua mấy ngày sau, ông ta vô tình ngửi được một mùi vị khác lạ, bèn đi tìm thì biết được là mùi vị cháo mà ông đổ vào hốc cây dâu mấy ngày trước đây, ông ta lấy tay bốc một chút nước dịch trong hốc cây mà nếm thử thì cảm thấy trong miệng có vị ngon ngọt và chua, từ đó về sau ông ta lấy rượu nếp làm sự nghiệp.

Hồi ấy, Châu Bình vương suốt ngày vì chuyện quốc sự mà mặt mày buồn xo âu sầu, Đỗ Khang bèn dâng lên rượu ngon, Châu Bình vương uống xong thì rất phấn chấn, lập tức phong cho Đỗ Khang làm ông tiên rượu.

Từ đó về sau, tiếng tăm của Đỗ Khang vang danh thiên hạ.

(Đoạn ca hành)

Suy tư:

Con người ta trong cái khó khăn thì trí khôn tự nhiên mở ra, trong đau khổ thì thấy hạnh phúc thật đáng quý, trong nghèo nàn thì mới thấy mọi sự đều đáng quan tâm…

Bát cháo ăn dư đem đổ đi lại trở thành rượu nếp làm ấm lòng người khi uống, thì quả là trong rất nhiều thứ bỏ đi lại có thứ trở thành hữu ích cho cuộc sống của con người, nếu con người biết ứng dụng nó vào trong sinh hoạt của mình.

Con người ta không ai là đồ bỏ cả, không ai thành thứ phế thải, nhưng mỗi người đều có giá trị trước mặt Thiên Chúa, chỉ có hoàn cảnh làm cho con người ta trở thành xấu mà thôi, nhưng có hoàn cảnh xấu thì nhất định cũng có hoàn cảnh tốt, nếu mỗi người biết đem hoàn cảnh ứng dụng vào tâm địa của mình. Người Ki-tô hữu vẫn luôn xác tín điều ấy, bởi vì Chúa Giê-su đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết trên thập giá để cứu chuộc tất cả mọi người, và nhờ ơn Chúa mà con người ta, dù sống trong tội thì cũng có cơ hội làm lại cuộc đời, dù mất hy vọng thì cũng có hy vọng tràn trề, dù đau buồn thì cũng có ngày nhìn thấy ánh sang hạnh phúc…

Bát cháo dư thừa đã được Đỗ Khang làm cho trở thành rượu nếp ngon lành, và ông được gọi là ông tổ của rượu nếp.

Con người ta vì tội nguyên tổ mà trở thành đối nghịch với Thiên Chúa và sống trong tội, nhưng nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa, nhờ sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su mà trở nên con cái của Thiên Chúa, được thừa hưởng gia tài Nước Trời hạnh phúc viên mãn.