dominico_dung
13-06-2009, 07:25 PM
Một trong những chủ đề mà phụng vụ Chúa Nhật 25 TNB đề cập nhiều đó là tính ganh tị. Chúng ta sẽ tập trung suy nghĩ về chủ đề này. Ở bài Tin Mừng, trong lúc Chúa Giêsu loan báo một biến cố quan trọng nhất đó là Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ Ba Người sẽ sống lại, thì các Môn đệ chỉ có nghĩ đến quyền lợi, địa vị và tranh dành nhau ai lớn hơn trong Nước Chúa. Rõ ràng là các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa” là sẽ được thăng quan tiến chức theo kiểu trần thế. Tin Mừng ghi lại điều đó cho thấy rằng tính ganh tị có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ người nào, kể cả các môn đệ thân tín của Chúa.
Giáo lý của chúng ta dạy rằng: Tính ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Có nghĩa là ganh tị là đầu mối, là nguyên cớ sinh ra những điều tồi tệ xấu xa khác. Thánh Giacôbê là một người rất thực tế đã có một nhận định chí lý đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ở đâu có ghanh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và mọi thứ tệ đoan” (Bài đọc II).
Chúng ta thử suy nghĩ xem Lời này có đúng không, ví dụ:
- Trong một gia đình mọi người đều thương yêu nhau, nhưng bổng có một người có tính hay ganh tị, chỉ vì những chuyện vớ vẫn, như Chị gái ganh tị em mình sao mà đẹp hơn; Mẹ chồng ganh tị với con Dâu là sao mà nó được con trai mình thương nó hơn mình.. vv. thế là gia đình trở thành chổ để lườm nguýt và gièm pha nhau, cãi cọ nhau.
- Trong một công ty, mọi người làm việc tốt và vui vẽ nhưng không may có một cô ganh tị với cô kia vì được ông chủ tin tưởng hơn. Thế là bắt đầu “nhiều chuyện” với nhau và cả hai phải đổi job.
- Trong một giáo xứ, Ông kia làm việc cho giáo xứ quá tốt, được mọi người mến phục, thế là sinh lòng ganh tị so sánh. Gặp nhau nhiều lúc thì cũng “Hi, how are you”, nhưng trong lòng thì nghĩ là giá mà “mày đừng có làm tốt và thành công như thế …
...Đức Kitô là Thầy và là Đấng cứu độ chúng ta hướng chúng ta tới một thái độ bao dung, đối thoại và phục vụ. “Nếu khi một người vả má bên phải con, thì hãy giơ má bên trái cho họ nữa”. Đó không phải là thái độ nhu nhược, nhưng là thái độ của người quân tử, vì nếu con vã mặt cha, nhưng cha không vã lại thì tương quan giữa cha với con vẫn còn, nhưng nếu cha cũng đánh lại con thì “con thế nào cha thể ấy”! Và đối với Đức Kitô điều quan trọng của cuộc sống này không phải ai lớn hơn ai, nhưng là biết khiêm tốn và là người phục vụ người khác, nghĩ đến người khác trong sự kính trọng chứ không phải bằng ganh tị và cạnh tranh nhau.
Chúa đã sống như Người đã nói. Tất cả chúng ta cũng được mời gọi để đi vào con đường đó, đó là con đường của sự thật, “ôn hòa, bao dung, nhu mì, hướng thiện, nhân từ và không thiên vị, không giã dối”, không ganh tị ai. Thấy người khác gặp khốn khó, không lấy làm mừng. Và vui khi thấy họ gặp điều may mắn. Vì đâu có ganh tị và cãi vã thì ở đó có hỗn độn và mọi thứ tệ đoan!
Lm Peter Nguyễn Hương
(nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=37640)
*****************
Vài sự hiểu biết về lòng ganh tỵ
(Một đệ tử Trung quốc)
Lòng ganh tị (tâm-tật-đố) là một vấn đề nghiêm trọng. Một người có lòng ganh tị không thể chịu đựng được sự thật là người khác hơn họ. Anh ta nghĩ rằng bất cứ ai hơn anh ta đều chỉ là phô trương. Lòng ganh tị làm cho anh ta luôn luôn cảm thấy khó chịu khi thấy người khác hơn mình và không thể chấp nhận những gì mà người khác hơn anh ta. Mặt khác, anh ta luôn luôn có vẻ kiêu ngạo với những người mà anh nghĩ là thua kém hơn anh ta, và nghĩ rằng anh ta rất hoàn thiện.
Sư phụ dạy trong “Giảng Pháp tại Atlanta 2003”
"…Ví dụ như, họ nói rằng, “nếu chư vị muốn người khác làm tốt, trước hết chư vị phải làm tốt đã”. Hãy nghĩ đến câu này có đúng không? Nhiều người cứ bám lấy vào câu nói này để giấu diếm lỗi lầm của mình — họ giữ nó như là chân lý và không buông bỏ nó được. Tôi xin nói với chư vị rằng câu nói này hoàn toàn sai. Một người không đúng hoàn toàn thì không thể nói với chư vị khi chư vị phạm lỗi sao? Một người có lỗi không thể nói với người khác nên làm tốt hơn sao? Đó là lối lý luận gì vậy? Có bao nhiêu người đã nghĩ đến vấn đề này chưa?"
Sau khi đọc xong đoạn Pháp trên, tôi liền nghĩ đến thói quen chung là “nếu bạn muốn người khác làm tốt, bạn phải làm tốt trước đã” chính là một dạng lòng ganh tị. Khi người khác nói với người có lòng ganh tị về lỗi lầm của họ, thay vì tự xét mình, anh ta cảm thấy tự ái ngay lập tức, vì nghĩ rằng anh ta luôn luôn tốt hơn mọi người và không ai có thể nói là anh ta phạm lỗi cả.
Sự biểu hiện rõ ràng nhất của lòng ganh tị là thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng. Nếu có một người tự khen ngợi mình, anh ta liền thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu một người nào đó tự chỉ trích mình, anh ta liền tỏ ra “khiêm tốn”. Nhưng khi một người nào đó chỉ trích anh ta, anh ta liền hỏi “Anh tưởng rằng anh hoàn hảo lắm hả?”
Có một vài đệ tử không thật tình chấp nhận mình vẫn còn chấp trước vào lòng ganh tị. Sự miễn cưỡng như vậy là một biểu hiện của tình cảm. Tất cả chúng ta đều còn chấp trước, vì thế điều này cũng không quan trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chấp nhận chấp trước của chúng ta thì đó là vấn đề. Chúng ta, chính chúng ta là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu luyện của mình, chứ không phải là tại người khác. Những quan niệm về thế gian, những thất tình, lục dục và những ham muốn khác của chúng ta ngăn cản chúng ta thăng tiến hơn trong tu luyện. Chỉ khi nào chúng ta tận diệt được những thứ này, thì nguồn cội thật sự của mình mới xuất hiện.
Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể tống khứ những chấp trước của chúng ta để chúng ta hoàn thành sứ mạng của một đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp. Những điều trên chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi. Làm ơn chỉ cho những chỗ còn sai trái.
(nguồn: http://minhhue.net/news/729-Vai-su-hieu-biet-ve-long-ganh-ty.html)
Giáo lý của chúng ta dạy rằng: Tính ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Có nghĩa là ganh tị là đầu mối, là nguyên cớ sinh ra những điều tồi tệ xấu xa khác. Thánh Giacôbê là một người rất thực tế đã có một nhận định chí lý đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ở đâu có ghanh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và mọi thứ tệ đoan” (Bài đọc II).
Chúng ta thử suy nghĩ xem Lời này có đúng không, ví dụ:
- Trong một gia đình mọi người đều thương yêu nhau, nhưng bổng có một người có tính hay ganh tị, chỉ vì những chuyện vớ vẫn, như Chị gái ganh tị em mình sao mà đẹp hơn; Mẹ chồng ganh tị với con Dâu là sao mà nó được con trai mình thương nó hơn mình.. vv. thế là gia đình trở thành chổ để lườm nguýt và gièm pha nhau, cãi cọ nhau.
- Trong một công ty, mọi người làm việc tốt và vui vẽ nhưng không may có một cô ganh tị với cô kia vì được ông chủ tin tưởng hơn. Thế là bắt đầu “nhiều chuyện” với nhau và cả hai phải đổi job.
- Trong một giáo xứ, Ông kia làm việc cho giáo xứ quá tốt, được mọi người mến phục, thế là sinh lòng ganh tị so sánh. Gặp nhau nhiều lúc thì cũng “Hi, how are you”, nhưng trong lòng thì nghĩ là giá mà “mày đừng có làm tốt và thành công như thế …
...Đức Kitô là Thầy và là Đấng cứu độ chúng ta hướng chúng ta tới một thái độ bao dung, đối thoại và phục vụ. “Nếu khi một người vả má bên phải con, thì hãy giơ má bên trái cho họ nữa”. Đó không phải là thái độ nhu nhược, nhưng là thái độ của người quân tử, vì nếu con vã mặt cha, nhưng cha không vã lại thì tương quan giữa cha với con vẫn còn, nhưng nếu cha cũng đánh lại con thì “con thế nào cha thể ấy”! Và đối với Đức Kitô điều quan trọng của cuộc sống này không phải ai lớn hơn ai, nhưng là biết khiêm tốn và là người phục vụ người khác, nghĩ đến người khác trong sự kính trọng chứ không phải bằng ganh tị và cạnh tranh nhau.
Chúa đã sống như Người đã nói. Tất cả chúng ta cũng được mời gọi để đi vào con đường đó, đó là con đường của sự thật, “ôn hòa, bao dung, nhu mì, hướng thiện, nhân từ và không thiên vị, không giã dối”, không ganh tị ai. Thấy người khác gặp khốn khó, không lấy làm mừng. Và vui khi thấy họ gặp điều may mắn. Vì đâu có ganh tị và cãi vã thì ở đó có hỗn độn và mọi thứ tệ đoan!
Lm Peter Nguyễn Hương
(nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=37640)
*****************
Vài sự hiểu biết về lòng ganh tỵ
(Một đệ tử Trung quốc)
Lòng ganh tị (tâm-tật-đố) là một vấn đề nghiêm trọng. Một người có lòng ganh tị không thể chịu đựng được sự thật là người khác hơn họ. Anh ta nghĩ rằng bất cứ ai hơn anh ta đều chỉ là phô trương. Lòng ganh tị làm cho anh ta luôn luôn cảm thấy khó chịu khi thấy người khác hơn mình và không thể chấp nhận những gì mà người khác hơn anh ta. Mặt khác, anh ta luôn luôn có vẻ kiêu ngạo với những người mà anh nghĩ là thua kém hơn anh ta, và nghĩ rằng anh ta rất hoàn thiện.
Sư phụ dạy trong “Giảng Pháp tại Atlanta 2003”
"…Ví dụ như, họ nói rằng, “nếu chư vị muốn người khác làm tốt, trước hết chư vị phải làm tốt đã”. Hãy nghĩ đến câu này có đúng không? Nhiều người cứ bám lấy vào câu nói này để giấu diếm lỗi lầm của mình — họ giữ nó như là chân lý và không buông bỏ nó được. Tôi xin nói với chư vị rằng câu nói này hoàn toàn sai. Một người không đúng hoàn toàn thì không thể nói với chư vị khi chư vị phạm lỗi sao? Một người có lỗi không thể nói với người khác nên làm tốt hơn sao? Đó là lối lý luận gì vậy? Có bao nhiêu người đã nghĩ đến vấn đề này chưa?"
Sau khi đọc xong đoạn Pháp trên, tôi liền nghĩ đến thói quen chung là “nếu bạn muốn người khác làm tốt, bạn phải làm tốt trước đã” chính là một dạng lòng ganh tị. Khi người khác nói với người có lòng ganh tị về lỗi lầm của họ, thay vì tự xét mình, anh ta cảm thấy tự ái ngay lập tức, vì nghĩ rằng anh ta luôn luôn tốt hơn mọi người và không ai có thể nói là anh ta phạm lỗi cả.
Sự biểu hiện rõ ràng nhất của lòng ganh tị là thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng. Nếu có một người tự khen ngợi mình, anh ta liền thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu một người nào đó tự chỉ trích mình, anh ta liền tỏ ra “khiêm tốn”. Nhưng khi một người nào đó chỉ trích anh ta, anh ta liền hỏi “Anh tưởng rằng anh hoàn hảo lắm hả?”
Có một vài đệ tử không thật tình chấp nhận mình vẫn còn chấp trước vào lòng ganh tị. Sự miễn cưỡng như vậy là một biểu hiện của tình cảm. Tất cả chúng ta đều còn chấp trước, vì thế điều này cũng không quan trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chấp nhận chấp trước của chúng ta thì đó là vấn đề. Chúng ta, chính chúng ta là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu luyện của mình, chứ không phải là tại người khác. Những quan niệm về thế gian, những thất tình, lục dục và những ham muốn khác của chúng ta ngăn cản chúng ta thăng tiến hơn trong tu luyện. Chỉ khi nào chúng ta tận diệt được những thứ này, thì nguồn cội thật sự của mình mới xuất hiện.
Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể tống khứ những chấp trước của chúng ta để chúng ta hoàn thành sứ mạng của một đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp. Những điều trên chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi. Làm ơn chỉ cho những chỗ còn sai trái.
(nguồn: http://minhhue.net/news/729-Vai-su-hieu-biet-ve-long-ganh-ty.html)