PDA

View Full Version : Abba! Lạy Cha!



[Vy.Kju:t]
14-06-2009, 09:01 PM
Abba! Lạy Cha!
Ab-ba! Lạy Cha! Ab-ba!
Giê-su đã dạy chúng ta nguyện cầu.
Dù đời cay đắng khổ đau,
Hãy đến cùng Chúa, u sầu sẽ vơi.
Vì Chúa là Cha trên Trời,
Là Thầy Chí Thánh muôn đời yêu thương.
Hỡi ai vất vả dặm trường!
Ðôi vai mỏi gánh, hãy theo chân Ngài.
Chúa luôn vác đỡ sớm mai,
Bên Ngài quên hết đường dài khó khăn.
Hỡi ai thiếu mặc, thiếu ăn!
Chúa cho no ấm, hằng ngày phủ phê.
Hỡi ai tội lỗi tứ bề!
Chúa tha, tha hết chẳng hề tiếc chi.
Ai bị cám dỗ nhiều khi,
Cầu xin Chúa giúp, sợ gì Sa Tan.
Qủi ma giăng lới bủa ngang,
Xin Ngài giải thóat mọi đàng lối ngăn.
Vì Chúa là Ðấng quyền năng,
Cao vời khôn ví, cõi hằng sống vui.
Chúa Cha vinh hiển trên Trời,
Cho ta đời sống muôn đời sáng tươi

Mai Thư

Kinh Lạy Chạ
?Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện... ? (Lc 11:1). Ðó là lúc Chúa Giê-su đã để lại cho chúng ta một kinh nguyện, kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha thật là một kinh nguyện mạnh mẽ! Không hẳn chỉ để lại cho chúng ta những lời cầu, nhưng còn cho chúng ta một mẫu cầu nguyện.
Khi đọc ?Lạy Cha chúng con ở trên Trời?: Chúng ta nói lên một quan hệ hoàn toàn mới với Chúa. Chúng ta nhận ra mình là một cộng đồng tín hữu đang cùng cầu nguyện với nhau trong niềm hiệp thông. Chúng ta cầu nguyện với Chúa trên trời là Ðấng không giam mình trong một nơi chốn cố định, nhưng siêu vượt trên mọi không gian và mọi sự.
?Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển? Khi cầu xin điều thứ nhất này, chúng ta nhìn nhận sự thánh thiện của Chúa và mong làm sao có thể tôn kính Chúa cách thánh thiện.
Trong lời cầu xin thứ hai, chúng ta xin cho nước Chúa hoặc triều đại Người mau đến. Bổn phận của chúng ta là phải đem hết nghị lực và tài năng Chúa ban cho mình để hành động phục vụ cho công lý và hòa bình. Với hy vọng đầy tràn, chúng ta cầu nguyện cho nước Chúa thấm nhập vào chính chúng ta và cả thế giới chúng ta.
?Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời?. Trong lời cầu xin thứ ba, chúng ta xin Cha chúng ta hãy kết hợp ý muốn của chúng ta với thánh ý của Con Chúa, để thực hiện kế hoạch cứu chuộc của Người trong sinh hoạt thế giớị Ðó là chúng ta phải ?yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.?
Khi đọc ?Xin Cha cho chúng con?, chúng ta nói lên lòng tín thác như trẻ thơ nơi Chúa. Chúng ta trông chờ Chúa ban cho ?mọi sự tốt lành.? Chúa Giê-su dạy chúng ta hãy xin, vì khi xin, chúng ta sẽ nhận ra Chúa nhân lành biết bao.
Chúng ta xin bánh vì chúng ta cần lương thực mà sống. Nhưng khi xin bánh chúng ta còn xin hơn cả bánh nữa; chúng ta xin mọi sự cần thiết cho sự sống chúng ta. Chúng ta xin lương thực không hẳn cho riêng chúng ta, nhưng còn cho mọi người đói khổ nữa.
?Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con?. Tất cả chúng ta đều bị tổn thương, đồng thời chính chúng ta cũng đã làm tổn thương người khác. Vì thế trong lời cầu xin này, chúng ta không chỉ cầu xin sự tha thứ của Chúa, mà còn xin sự tha thứ chính chúng ta phải có để tha thứ cho người khác trong mối tương quan với họ.
Khi đọc ?xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ? chúng ta xin Chúa đừng để chúng ta bước vào con đường dẫn tới tội lỗi.
?Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ?. Trong lời cầu xin cuối cùng của kinh Lạy Cha, chúng ta xin được giải thoát khỏi Sa-tan là Kẻ Dữ chống lại Chúa. Chúa Giê-su đã chiến thắng ma quỉ, còn chúng ta thì vẫn còn bị ảnh hưởng do thù hằn, ghen ghét và mọi điều xấu xa.
?Vì Cha là Vua, là Chúa quyền năng, là Ðấng vinh hiển muôn đời? Lời tán tụng cuối cùng mà nhiều Ki-tô hữu dùng để kết thúc kinh Lạy Cha một lần nữa nói lên sự thờ lạy và cảm tạ Chúa. Ðể kết thúc, lời ?A-men? có nghĩa là ?Ước gì được như vậy? hoặc ?Vâng, lạy Chúa.?
Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta công bố mình tin vào một Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc cho chúng ta. Chúng ta muốn chúc tụng và cảm tạ Chúa, đồng thời nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Ðấng Tạo dựng đầy yêu thương.
Mai Thư