Ðăng Nhập

View Full Version : Ở trong nhau.



dominico_hientrietgia
21-06-2009, 07:57 PM
Đời sống đức tin là sống tương quan với Chúa ở mọi nơi trong mọi lúc. Để có được đời sống đức tin tương quan như thế, thường chúng ta giúp nhau tập (đồng hành) sống đời sống cầu nguyện. Tập cầu nguyện trong thinh lặng đối diện với Chúa Giêsu Thánh Thể để lần lần nhận ra sự hiện diện của Ngài. Khi đã nhận ra sự hiện diện thì chúng ta cũng dễ sống tương quan tình yêu thân mật với Ngài ở mọi nơi trong mọi lúc.

1 – Về phía Thiên Chúa
- Chúa vẫn hằng ở với mỗi người từ khuya rồi
- Chúa yêu thương mỗi người từ ngàn xưa rồi… chẳng có thể hoài ghi chuyện gì nữa.
Đức Giêsu khẳng định Cha là Đấng nhân lành, Người luôn sẵn sàng, chờ đón, ban ân và Người sẵn sàng ban cho con cái những gì tốt đẹp : "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ được mở cho... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban nhưng của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao ?" (Mt 7,11)
Điều tốt đẹp, với Thiên Chúa là tình yêu, chỉ có thể là tình yêu mà thôi; và tình yêu của Người bao gồm hết mọi “nhân đức” nhân bản cũng như mọi nhân đức Kitô giáo. Chính vì thế, hồng ân đích thực của Thiên Chúa chính là Ngôi Hai xuống thế làm người để trở nên người đồng hành với chúng ta trên bước đường đời; và Người vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta qua Thánh Thần của Người : "Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người" (Lc 11,13)
Thái độ sẵn sàng của Thiên Chúa mở ra một con đường thông thoáng mời gọi con người chia sẻ đời sống của Ngài.

2. Về phía con người
Có lẽ, nhiều lời cầu xin của chúng ta có bao hàm rất nhiều điều trái với tình yêu, bao hàm sự nhát đảm, sự ăn sẵn, sự dễ dãi, sự ích kỷ, tính ganh đua.... Đó là những lời kinh không làm gia tăng mối tương quan thân thiết và tín nhiệm vào nhau. Tinh thần cầu nguyện như thế thường nhằm tới thái độ bản thân mình nhiều hơn là đi vào mối tương quan ngôi vị.
- Ta cầu nguyện như thể chu toàn một thủ tục để được lãnh nhận điều gì, cách cầu nguyện đó là một thứ lợi dụng, chỉ thấy có ơn huệ mà không đụng được đến Đấng thi ân. Tôi co ro khúm núm, tay chắp gối quỳ, tha thiết làm đẹp lòng Ngài để Ngài phải ân thưởng cho tôi những điều tôi cần thiết ở trần gian khổ ải này. Xin của cải vật chất, xin chữa lành các chứng bệnh tật nan y… gặp gì cần thiếu đụng đến bản thân là nỉ non khẩn cầu cho bằng được. Việc khẩn cầu với những lý do chính đáng chẳng có gì đáng trách cả nhưng nó chẳng đụng gì tới mối tương quan thân thiện của Đấng là Tình Yêu. Ngài đã trở nên nhà giàu có ngồi đó phát chẩn cho những kẻ kêu xin ; Ngài đã nên vị lãnh chúa thưởng phạt, ban phát theo tiêu chuẩn mà loài người không sao hiểu nổi, không thể mò đoán ra. Do đó, Ngài chẳng công bằng tí nào và làm cho nhiều kẻ thất vọng hoặc bất cần đời.
- Ta cầu nguyện như là một nỗ lực luân lý để sửa đổi bản thân, cách cầu nguyện ấy chỉ coi Thiên Chúa như là một bài tập phải làm, chứ không phải đưa bản thân mình vào mối tương quan ngôi vị với Chúa. Ta xin Chúa cho ta có nhân đức này việc tốt đẹp kia ; ta xin Chúa cho ta chừa tội này tính xấu kia ; ta xin Chúa cho ta đạo đức để ta sống yên tâm thoải mái ; ta xin Chúa cho ta chịu khó trung thành đọc kinh để hơn hẳn người kia…. Cứ xin như thế thì Thiên Chúa chẳng liên đới gì tới lịch sử đời ta và vẫn cứ ở ngoài ta. Không đồng cảm và cũng không chia sẻ gánh nặng đời ta.
- Ta cũng có thể cầu nguyện bằng cách chúc tụng Thiên Chúa như một kẻ nô lệ có trách nhiệm và đáng phải tung hô Ngài. Mỗi ngày những giờ kinh giờ lễ ta cứ phải gò bó thực hiện cho đúng bổn phận kẻo lương tâm ta không an ổn và đôi khi đã trở thành thói quen, thói quen cách nhuần nhuyễn. Thực hiện cho có cho xong cho qua… để rồi cuộc sống luôn ở trong tâm trạng bơ vơ lạc lõng lơ lửng phất phơ trước gió, nhạt nhẽo và buồn tẻ. Cứ giữ tâm trạng như thế nên có những lý do những cơ hội được chuẩn chước, hay được giảm bớt kinh kệ thì ta vỗ tay phấn khởi khoái trá lộ ngay ra mặt !
Tất cả những lối cầu xin như thế làm giảm phẩm giá của đôi bên, đồng thời cũng làm mất tính chất của tình yêu. Nó bộc lộ ra một mối tương quan không bình đẳng hoặc không thông thoáng...
Ngược lại, trong mối tương quan chân chính, ta vẫn có thể cầu xin ơn này ơn khác, xin như là một cách thức chia sẻ và tỏ bầy suy nghĩ, chương trình của mình cho Chúa và cầu mong được liên đới. Cầu xin với chủ đích như thế nguyên nó đã được nhận rồi. Điều gì khác - xin điều gì cụ thể - trở thành phụ thuộc, người con sẽ để tùy ý muốn và sự quan phòng yêu thương và khôn ngoan của Cha. Như thế, cầu nguyện không phải là điều nhục nhã, như Nietzsche nói, nhưng là thể hiện nhu cầu tương quan và yêu thương trong con người.

3. Cầu nguyện là sống trong tương quan
Mối tương quan đích thực bao giờ cũng phải bao gồm sự kiện hai bên ở trong nhau, ở trong hoàn cảnh, ở trong tâm tình, ở trong trong sự thông cảm và yêu thương lẫn nhau. Chỉ như thế, lời cầu xin mới không làm giảm phẩm giá con người lẫn Thiên Chúa và mới có thể làm gia tăng phẩm chất mối tương quan ngôi vị. Lời cầu nguyện như thế, chính yếu là "dâng tặng" những vấn đề của đời mình, hoặc trọn vẹn hơn là "dâng tặng" chính bản thân của mình cho Chúa; dâng tặng vì biết Chúa vui lòng và chờ đợi để đón nhận. Lời cầu nguyện như thế, trong thực chất, chính là sống mối tương quan chân chính mối ngày mỗi phong phú hơn qua các sự kiện nhỏ nhoi hoặc lẻ tẻ hằng ngày. Ta cầu xin vì ta biết Chúa thương ta, Ngài cũng rất muốn ban ơn cho ta, vì biết rằng Chúa đang muốn điều tốt hơn cho ta... Cầu nguyện như thế không khác gì hai người bạn tâm sự với nhau, trao cho nhau tâm hồn của mình, trao cho nhau những biến cố trong lịch sử đời mình. Cầu nguyện như thế thực ra là sinh hoạt bình thường của những người bạn của nhau.
Kết
Trong giai đoạn tập cầu nguyện thì chuyện ở trước mặt và sự kiên nhẫn là rất cần thiết : Nhất cự ly, nhì ở lỳ mà lị ! “vì anh ta cứ lỳ ra đó” (Lc 11,8)


Theo Mong Manh


(Nguồn: http://tamlinhvaodoi.net/nentang/Quanniemmoi/qn04.htm).

:love: