dominico_dung
26-06-2009, 06:29 PM
(trích)
1. Một đời sống đạo dựa dẫm vào nếp sinh hoạt
Nhiều người Kitô hữu và một số chức sắc ngoại quốc đã từng trầm trồ về nét sinh hoạt sầm uất của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cho tới hiện nay, bước vào thiên niên kỷ thứ III, chúng ta vẫn tương đối an tâm khi nhìn vào các nhà thờ trong giờ lễ, khi nhìn thấy đông đảo tín hữu, nhất là giới trẻ, trong các dịp tĩnh tâm; chúng ta cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn, và ra như càng ngày càng nhiều hơn, những chuỗi người xếp hàng dài chờ xưng tội…
Tuy nhiên, trong lòng những tổ chức và sinh hoạt ấy, đời sống đức Tin có tính chất cá vị hình như lại khá yếu kém. Các nhà thờ của chúng ta thường đông người trong những giờ có tổ chức sinh hoạt phụng vụ, nhưng lại vắng hoe khi không có tổ chức nào. Ta thấy rất ít những người đến với Chúa một cách hoàn toàn tự nguyện và xuất phát từ nhu cầu đức Tin trong cuộc đời. Người ta chỉ đến với Chúa vì lề luật, vì sinh hoạt hoặc để xin vài ơn cụ thể nào đó.
Tổ chức giáo xứ của chúng ta có những ban bệ khá vững chắc, nhưng lại không thể hiện được bao nhiêu cách sống thấm nhuần Tin Mừng. Nhiều giáo xứ, nhất là những giáo xứ lâu năm không có linh mục, vẫn tổ chức các sinh hoạt đạo sầm uất : làm hang đá, rước kiệu, táng xác Chúa, cờ xí, chuông trống, áo xống, ngắm nguyện. . . Thế nhưng, ngay trong chính những sinh hoạt đạo ấy, người ta lại có thể đấu đá nhau sát ván bằng những phương thức không có một chút men Tin Mừng nào, ngay cả bằng những phương thức xã hội đen.
Nhiều người sinh hoạt lâu năm trong hội đoàn, nhiều em sinh hoạt một thời gian dài trong nhóm giúp lễ, nhưng khi hết hội đoàn, rời bỏ nhóm, thì tâm hồn cũng chẳng còn một chút gì là giá trị đạo. Nhiều trường hợp các em lại còn hư hỏng thêm do “gần chùa gọi bụt bằng anh”, hoặc do việc kết bè kết nhóm khi sinh hoạt hội đoàn. Nguyên do cũng chỉ vì sinh hoạt trở thành “đạo”, thành nguyên lý; và hết sinh hoạt, thì đạo cũng hết.
2. Một đời sống đạo chỉ qui chiếu vào luật lệ
Cung cách sống đạo của phần lớn Kitô hữu hiện nay là cố gắng chu toàn các giới răn của Chúa. Đời sống đức Tin được qui định bằng luật lệ, được diễn giải thành những hành vi cụ thể : làm dấu, đọc kinh, xưng tội, sinh hoạt mùa Vọng, mùa Chay, kiêng thịt, ăn chay…
Có lẽ nhiều "chức sắc" trong Giáo hội vẫn đặt người tín hữu vào vị thế như những giáo dân thời Trung Cổ, nghĩa là coi họ như những Kitô hữu ít học và cần những hướng dẫn tỉ mỉ, rõ ràng để giữ luật bằng cách chu toàn những việc cụ thể. Điều ấy ngày nay lại có nghĩa là dùng phương thức của trẻ con để giáo huấn những người lớn :
Kiêng thịt chứ không phải là tự nguyện có một chút hy sinh; ăn chay nghĩa là "một bữa no hai bữa đói" và có thể "mất chay" nếu lỡ ăn bất cứ điều gì ngoài ba bữa chính, chứ không phải là một hành vi nói lên lòng khao khát Chúa;
Đi lễ Chúa Nhật thế nào cho "thành sự" chứ không phải kín múc nguồn mạch sức sống cho cuộc sống thường ngày;
Làm dấu trước bữa ăn thay vì một tâm tình tạ ơn….
Trong những nếp qui định ấy, có khá nhiều Kitô hữu hiện nay rõ ràng đã không sống được một tâm thức của đức Tin chân chính. Người Kitô hữu cố gắng giữ luật để khỏi phạm tội chứ ít hiểu rằng giữ luật là một sự tín trung với Chúa; người Kitô hữu đi lễ như một trách nhiệm phải chu toàn chứ không sống tinh thần hiệp thông với cộng đoàn để tạ ơn Chúa; nhiều bạn trẻ tránh tội vì sợ Chúa phạt, nên khi lỡ phạm một tội trọng [chẳng hạn bỏ lễ Chúa Nhật] thì chọn lập trường "cùi không sợ lở", “chơi luôn”. . . cho đến khi xưng tội lại. Nhiều người rất sốt sắng trong việc nhà đạo, nhưng không sống một chút giá trị lòng thương yêu và tôn trọng những người bé mọn, sự cảm thông, tha thứ, cái nhìn của đức Tin siêu nhiên… Do đó, chúng ta thấy nhiều người Kitô tính toán chi tiết để khỏi vi phạm luật, nhưng không hề thấy lỗi lầm của mình trong những việc không thấy ghi rõ các các giới răn, chẳng hạn làm cho những người chung quanh phải khổ…
(nguồn: http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/19DaoSinhHoat.htm)
1. Một đời sống đạo dựa dẫm vào nếp sinh hoạt
Nhiều người Kitô hữu và một số chức sắc ngoại quốc đã từng trầm trồ về nét sinh hoạt sầm uất của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cho tới hiện nay, bước vào thiên niên kỷ thứ III, chúng ta vẫn tương đối an tâm khi nhìn vào các nhà thờ trong giờ lễ, khi nhìn thấy đông đảo tín hữu, nhất là giới trẻ, trong các dịp tĩnh tâm; chúng ta cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn, và ra như càng ngày càng nhiều hơn, những chuỗi người xếp hàng dài chờ xưng tội…
Tuy nhiên, trong lòng những tổ chức và sinh hoạt ấy, đời sống đức Tin có tính chất cá vị hình như lại khá yếu kém. Các nhà thờ của chúng ta thường đông người trong những giờ có tổ chức sinh hoạt phụng vụ, nhưng lại vắng hoe khi không có tổ chức nào. Ta thấy rất ít những người đến với Chúa một cách hoàn toàn tự nguyện và xuất phát từ nhu cầu đức Tin trong cuộc đời. Người ta chỉ đến với Chúa vì lề luật, vì sinh hoạt hoặc để xin vài ơn cụ thể nào đó.
Tổ chức giáo xứ của chúng ta có những ban bệ khá vững chắc, nhưng lại không thể hiện được bao nhiêu cách sống thấm nhuần Tin Mừng. Nhiều giáo xứ, nhất là những giáo xứ lâu năm không có linh mục, vẫn tổ chức các sinh hoạt đạo sầm uất : làm hang đá, rước kiệu, táng xác Chúa, cờ xí, chuông trống, áo xống, ngắm nguyện. . . Thế nhưng, ngay trong chính những sinh hoạt đạo ấy, người ta lại có thể đấu đá nhau sát ván bằng những phương thức không có một chút men Tin Mừng nào, ngay cả bằng những phương thức xã hội đen.
Nhiều người sinh hoạt lâu năm trong hội đoàn, nhiều em sinh hoạt một thời gian dài trong nhóm giúp lễ, nhưng khi hết hội đoàn, rời bỏ nhóm, thì tâm hồn cũng chẳng còn một chút gì là giá trị đạo. Nhiều trường hợp các em lại còn hư hỏng thêm do “gần chùa gọi bụt bằng anh”, hoặc do việc kết bè kết nhóm khi sinh hoạt hội đoàn. Nguyên do cũng chỉ vì sinh hoạt trở thành “đạo”, thành nguyên lý; và hết sinh hoạt, thì đạo cũng hết.
2. Một đời sống đạo chỉ qui chiếu vào luật lệ
Cung cách sống đạo của phần lớn Kitô hữu hiện nay là cố gắng chu toàn các giới răn của Chúa. Đời sống đức Tin được qui định bằng luật lệ, được diễn giải thành những hành vi cụ thể : làm dấu, đọc kinh, xưng tội, sinh hoạt mùa Vọng, mùa Chay, kiêng thịt, ăn chay…
Có lẽ nhiều "chức sắc" trong Giáo hội vẫn đặt người tín hữu vào vị thế như những giáo dân thời Trung Cổ, nghĩa là coi họ như những Kitô hữu ít học và cần những hướng dẫn tỉ mỉ, rõ ràng để giữ luật bằng cách chu toàn những việc cụ thể. Điều ấy ngày nay lại có nghĩa là dùng phương thức của trẻ con để giáo huấn những người lớn :
Kiêng thịt chứ không phải là tự nguyện có một chút hy sinh; ăn chay nghĩa là "một bữa no hai bữa đói" và có thể "mất chay" nếu lỡ ăn bất cứ điều gì ngoài ba bữa chính, chứ không phải là một hành vi nói lên lòng khao khát Chúa;
Đi lễ Chúa Nhật thế nào cho "thành sự" chứ không phải kín múc nguồn mạch sức sống cho cuộc sống thường ngày;
Làm dấu trước bữa ăn thay vì một tâm tình tạ ơn….
Trong những nếp qui định ấy, có khá nhiều Kitô hữu hiện nay rõ ràng đã không sống được một tâm thức của đức Tin chân chính. Người Kitô hữu cố gắng giữ luật để khỏi phạm tội chứ ít hiểu rằng giữ luật là một sự tín trung với Chúa; người Kitô hữu đi lễ như một trách nhiệm phải chu toàn chứ không sống tinh thần hiệp thông với cộng đoàn để tạ ơn Chúa; nhiều bạn trẻ tránh tội vì sợ Chúa phạt, nên khi lỡ phạm một tội trọng [chẳng hạn bỏ lễ Chúa Nhật] thì chọn lập trường "cùi không sợ lở", “chơi luôn”. . . cho đến khi xưng tội lại. Nhiều người rất sốt sắng trong việc nhà đạo, nhưng không sống một chút giá trị lòng thương yêu và tôn trọng những người bé mọn, sự cảm thông, tha thứ, cái nhìn của đức Tin siêu nhiên… Do đó, chúng ta thấy nhiều người Kitô tính toán chi tiết để khỏi vi phạm luật, nhưng không hề thấy lỗi lầm của mình trong những việc không thấy ghi rõ các các giới răn, chẳng hạn làm cho những người chung quanh phải khổ…
(nguồn: http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/19DaoSinhHoat.htm)