PDA

View Full Version : Năm thánh Phaolô Thần Học Thể Lý



Teacher's Mập
27-06-2009, 07:33 PM
Năm thánh Phaolô Thần Học Thể Lý
VietCatholic News (07 Mar 2009 16:42)
NĂM THÁNH PHAOLÔ

THẦN HỌC THỂ LÝ

Trong sách Actc, khi Thánh Paul gặp sự việc Đức Chúa Jesus phục sinh, Thiên Chúa đã tự xác nhận trước Paul và những người Ki-tô giáo về những nhục hình như đe dọa, đánh đòn, giam giữ và sự chết. Chúa Ki-tô nói: “Ta là Jesus, người mà các ngươi đang truy hại” (9: 5), Người tự liên kết với giáo hội. Paul đã phát triển điều này trong việc rao giảng về giáo hội như Mình Chúa Ki-tô.

Lời giáo huấn của Paul dựa trên căn bản này, và được thể hiện rõ nét trong những lá thư Corinth. Chúng xuất hiện một cách gián đoạn trong thời gian ba tuần đầu của tất cả ba chu kỳ Thường Niên, vì những ngày Chúa Nhật năm nay kéo dài đến Mùa Chay.

Chẳng may, người đọc suy niệm không nghe kịp những lá thư dài để nắm bắt lý lẽ hoặc những lời giáo huấn của Paul. Điều này quả là đáng tiếc trước sự quan tâm đối với cuốn cẩm nang uy thế của ông về đời sống Ki-tô giáo – đầu tiên với dân Corinth – giải thích những vấn đề rao giảng mãnh liệt của thế kỷ thứ nhất vẫn còn thích ứng đến ngày hôm nay.

Chẳng hạn trong chương 5-7, Paul đã trả lời những câu hỏi từ những tân tòng của ông và đưa ra những câu trả lời về những việc kiện tụng giữa những người Ki-tô giáo (6: 1-11); những vấn đề giới tính chẳng hạn như tội loạn luân và những hành vi đồi bại, xấu xa (5: 1-13) hoặc tội mại dâm (6: 12-20); sự sống độc thân, sự tiết chế tình dục trong hôn nhân, hôn nhân của những người Ki-tô giáo với những người không cùng tôn giáo – bao gồm khả năng (có thể) ly hôn trong những trường hợp một người ngoại đạo chung sống miễn cưỡng để được yên ổn với một tín hữu (gọi là đặc quyền của Paul ‘Pauline privilege’) – và thậm chí không biết có cưới hỏi hay không (7:1-10) đã cho rằng “hình thức hiện tại của thế giới này đang mai một” (7: 31)

Xem xét những vấn đề khác trong chương 8-15 gồm người Ki-tô giáo nên hành động như thế nào khi họ nhận xét rằng thái độ của họ ảnh hưởng đến đời sống của những người khác (8: 1-13; 10: 1-33); những phân biệt của người Ki-tô giáo như thế nào, giữa giàu và nghèo, giữa nô lệ và tự do, làm giảm giá trị lễ Tạ Ơn (Eucharist/ Thanksgiving) (11: 17-34); những món quà tinh thần như thế nào để được hiểu từ những thành viên của giáo hội (11: 2-16; 12:1-31; 14:1-40); sự phục sinh của Chúa Jesus là huyền thoại cốt yếu như thế nào của những tín hữu dẫn đến sự hiểu lấm khác về đời sống trong thế giới này hoặc có liên quan tới cuộc sống tương lai những môn đồ Ki-tô giáo, rồi một ngày sẽ chia sẻ với Thiên Chúa (15: 1-58).

Nỗ lực trước những vấn đề này mà người Ki-tô giáo hoặc Paul đưa ra là một số nguyên tắc then chốt: trên hết tất cả, sự quan trọng của thể xác loài người; bản tính tự do cùa chính nó (9: 1-26); và tình yêu tự hiến không thể thiếu theo gương Chúa Ki-tô là thế nào (“Thánh ca tình yêu ‘Hymn to love’) nổi tiếng trong 12: 31-13: 13).

Cách đây vài năm, một cuốn sách mỏng đã gây chú ý cho chúng ta của Hans Fror, Người và những Ki-tô hữu bất hạnh! Học giả người Đức này đã đưa ra lời giải thích của mình về việc rao giảng của Paul bằng cách gợi ý những gì mà những Ki-tô hữu có thể đã viết tới các Tông đồ để khơi ra những hưởng ứng.

Việc giới thiệu cuộc thảo luận của sự phục sinh, Fror tưởng tượng đến một Melas, một tiêu biểu của sự khôn ngoan Ai-cập, lời thuyết phục như sau: “Bạn phải thể hiện một sự phân biệt khác nhau … giữa Jesus thế tục và Chúa Jesus – chúa Ki-tô – người mà gần gũi với chúng ta trong tâm hồn. Jesus người bằng xương bằng thịt là một phần, một hiện thân của trần thế mà đã chịu khổ nạn cho đến chết. Đời sống thiêng liêng có thể có cái gì cùng chung sự phân hủy mục rữa nào đó?”

“Tinh thần là cuộc sống, Chúa Ki-tô sống trong chúng ta, thuở xa xưa từ vực thẳm của thân xác mục nát và dịch họa vô nghĩa. Chúa Ki-tô, tâm hồn này, đó là đời sống vĩnh cửu. Thiên chúa là sự sống đời đời, mà đã có từ vô thủy trước thế giới, không thể đụng chạm và mục nát. Chúng ta có thể kinh qua điều đó. Nó tràn đầy trong chúng ta! Bạn không cảm thấy điều đó sao?”

Một thành viên khác của giáo hội Corinth, Deborah, đã đấu tranh với lý luận của Melas và biện hộ: “Nói cho chúng tôi những gì mang đến những thể xác của sự chết nếu đời sống thiêng liêng và số mệnh trần tục không có gì cùng chung? Cái gì xảy đến cho sự phục sinh sau đó?” Melas trắng trợn trả lời: “sự phục sinh từ cõi chết? Không có sự việc như thế.” (trang 74)

Vào thế kỷ thứ hai, nhà hùng biện Justin Martyr đã thừa nhận trước Trypho dân Do-thái rằng có “số người nào đó gọi là người Ki-tô giáo đã nói không có sự phục sinh từ cõi chết, và đó là linh hồn của họ, khi họ chết được đưa lên thiên đàng.” Justin đã không cần nói vòng vo khi tấn công họ là “ bọn vô thần, nghịch đạo, những kẻ dị giáo đáng báng bổ”: “ đừng tưởng rằng họ là những người Ki-tô giáo.”

Paul trả lời một số người tại Corinth, những người đã phủ nhận sự phục sinh tương lai của các tín hữu là để trở về với những nền móng đức tin Ki-tô giáo – rằng chúa Ki-tô đã chết và đã sống lại “theo Kinh thánh.” Paul cũng lập luận, rằng căn bản của vấn đề này là một nghi vấn về Thiên chúa, “nếu sự chết không sống lại…” (đó là “nếu thiên chúa không thể sống lai được từ cõi chết”), sau đó chúa Ki-tô không sống lại và một loạt những kết luận theo sau. Trong những kết này là: “đức tin của bạn vô ích và bạn vẫn ngụp lặn trong tội lỗi.”

Đối với Ki-tô giáo, mọi việc đều nương tựa vào sự phục sinh xác thể của Chúa Jesus. Để khước từ sự phục sinh của Chúa Jesus (hay sự phục sinh trong tương lai của tín hữu) là biểu hiện sai lầm đối với Thiên Chúa (“chúng ta chứng tỏ với Thiên Chúa rằng Người đã phục sinh chúa Jesus “), phủ nhận Tin Mừng và, cuối cùng bỏ mất sức mạnh của Tin Mừng.

Feb. 2009

Nguồn: The Catholic Register
Jos. Tú Nạc