PDA

View Full Version : Hỏi đáp các vấn đề về Công giáo



Thành Tâm
30-06-2009, 10:56 PM
Ngày 01 : NHÀ TẠM

Đâu là vai trò của Nhà Tạm ?

Nhà Tạm theo cách hiểu của chúng ta hiện nay chỉ có từ thế kỷ thứ 16, đặc biệt khi Giáo Hội phải đương đầu với những người chống đối sự hiện diện của Chúa Giê-su trong Bí Tích Thánh Thể. Qủa Thật, trong những thế kỷ đầu, Nhà Tạm được hiểu là nơi cất giữ Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và những người vắng mặt; nơi cất giữ này chưa chiếm vị trí trung tâm của cung thánh như chúng ta thấy hiện nay. Thế rồi, từ việc cất giữ Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, người ta ngày càng khám phá ý nghĩa sâu sa sự hiện diện của Chúa Giê-su trong Bí Tích Thánh Thể, từ đó lòng tôn thờ Chúa phát triển mạnh mẽ qua việc Chầu Thánh Thể. Để giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của Nhà Tạm trong đời sống Giáo Hội. Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ do Toà Thánh công bố ngày 21-06-1973 nêu lên hai mục đích chính yếu (Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ 1973 : 5)

_ Mục đích thứ nhất và cũng là lý do đầu tiên của truyền thống Giáo Hội : Nhà Tạm là nơi cất giữ Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.

_ Mục đích thứ hai là để tôn thờ Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trong bí tích Thánh Thể, mục đích này là điều đương nhiên phải có khi Giáo Hội tin thật Bánh Thánh dành cho bệnh nhân chính là Chúa Giê-su Kitô.

Sắp đặt vị trí Nhà Tạm thế nào trong Nhà Thờ ?

Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ 1973 và quy chế Sách lễ Roma 2000 đưa ra một số nguyên tắc sắp đặt Nhà Tạm như sau :

_ Nhà Tạm phải được làm thế nào cho thật xứng đáng, trang trọng : phải làm bằng chất liệu chắc chắn và phải làm sao tránh mọi nguy cơ phạm thánh, không được trong suốt để đến nỗi bên ngoài có thể nhìn thấy bên trong.

_ Nên đặt nhà Tạm ở một gian thánh nào đó của nhà thờ, để các tín hữu có thể đến đó cầu nguyện và thờ lạy Chúa Giê-su trong Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên, tuỳ theo cấu trúc nhà thờ và tập quán mỗi nơi, người ta có thể đặt Nhà Tạm tại một nơi trang trọng và trang trí hẳn hoi, ở giữa cung thánh hay bên cạnh cung thánh. Theo quy định này, người ta có thể đặt Nhà Tạm tại một trong ba nơi như sau :

+ Ở một chổ riêng biệt kỏi cung thánh để người tín hữu có thể đến đó cầu nguyện (ví dụ : một gian nhánh của nhà thờ)
+Ở một bên cung thánh và có thể cân đối với cuốn Kinh Thánh ở phía bên kia (để nhắc đến bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc Lời Chúa)
+ Ở giữa cung thánh, trung tâm nhà thờ, phía sau bàn thờ tế lễ như cách truyền thống xưa nay.

_ Cần có dấu chỉ bề ngoài nơi Nhà Tạm để nhác cho mọi người sự hiện diện của Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể, do đó phải thắp thường xuyên một cây đèn chầu trước Nhà Tạm (Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ 1973 :9-10; Sách lễ Roma 2000 : 314, 316). Các quy định mới không xác định đèn chầu màu gì, nhưng theo truyền thống từ xưa đèn chầu thông thường màu đỏ, tuy nhiên nếu chúng ta thay đổi màu khác để diễn tả sự trang ngiêm và cung kính trước Mình Thánh Chúa thì vẫn được cho phép.*

Thành Tâm
01-07-2009, 09:36 PM
[Các từ này được đánh lại trong sách "Từ điển Công giáo phổ thông". Nguyên tác : Cha John A. Hardon. Dòng Tên.]

Aharon

Người sáng lập cũng là lãnh tụ đầu tiên của giới tư tế Do Thái trong gần 40 năm. Con trai của Amram và Giokhevét, và là anh của Môsê và Miriam (Xh 6, 20). Ông kết hôn với Êviseva, một trong những người con trai của ông đã nối nghiệp ông trở thành lãnh tụ trong hàng tư tế (Xh 6, 23). Aharon luôn có mặt bên cạnh Môsê và đóng vai trò phát ngôn viên cho em mình, vì ông có tài ăn nói (Xh 4, 16) Trong những trình thuật đầu tiên của Ngũ Thư, ông được nhắc đến cùng với biến cố Xuất Hành, việc đúc bò vàng và quở trách ông Môsê vì đã lấy vợ người Ethiopia. Hình như ông đã bị phạt vì đã nghi ngờ Thiên Chúa không có khả năng làm cho nước vọt lên từ tảng đá ở Mêriba. Ông đã chết với tuổi đời rất thọ và được chôn trên núi Ho (Ds 20, 27-29)

Amen

Lời khẳng định quan trọng có tính cách tôn giáo, được các Kitô hữu lấy lại của hội đường để dùng trong Thánh Kinh và phụng vụ thời các Tông đồ. Đức Kitô cũng thường nói những chữ này, đó cũng là một trong những chữ để gọi Người (Kh 3,14). Ngày nay, Amen được dùng để nói lên sự đồng ý hay xác nhận tư tưởng riêng của người nói (Hi Lạp : Amen ; La Tinh : Amen, thật vậy Hípri : Amen, quả thật, hãy cứ như vậy ; do động từ aman, xác nhận).

Thành Tâm
02-07-2009, 10:08 AM
ANIMA CHRISTI (La Tinh : "Lạy Hồn Chúa Kitô")

Thánh thi do một tác giả khuyết danh viết vào thế kỷ 14. Đã có nhiều bản dịch các thứ tiếng khác nhau hiện nay. Đó là một kinh mà Thánh Ignatiô Loyola (I-Nhã) ưa thích. Sau đây là bản dịch của Hồng Y Newman :

Lạy Hồn Chúa Kitô, xin thánh hóa con ;
Lạy Xác Thánh Chúa Kitô, xin cứu độ con ;
Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin cho con say mến ;
Lạy nước bởi cạnh sườn Chúa Kitô, xin rửa sạch con ;
Lạy sự thương khó Chúa Kitô, xin thêm sức cho con ;
Lạy Chúa Kitô nhân ái, xin nhậm lời con ;
Xin giấu ẩn con trong các vết thương Chúa ;
Xin cho con đừng bao giờ lìa xa Chúa ;
Xin giữ gìn con khỏi kẻ thù tinh quái ;
Để giờ hấp hối, xin Chúa gọi con.
Và cho con đến cùng Chúa, để con được cùng các thánh
ca tụng Chúa đến muôn đời - Amen.

ANBA (La Tinh : Albus (Trắng) )

Một loại áo dài bằng vải trắng, có dây thắt lưng kèm theo, được dùng trong thánh lễ. Đây là một kiểu áo thích nghi từ áo lót dài của người Hy Lạp và Roma vào thế kỷ thứ 4. Áo được làm phép trước khi mặc. Áo tượng trưng cho y phục mà Herôđê bắt Đức Kitô phải mặc, và là sự trong trắng của linh hồn phải có khi dâng hy tế thánh lễ. Khi mặc áo Anba, linh mục đọc lời nguyện sau đây : "Lạy Chúa, xin hãy làm cho con nên trong trắng và rửa sạch tâm hồn con, để nhờ được tinh sạch do Máu Con Chiên con có thể phục vụ Chúa". Đó cũng là loại áo trắng mà người mới lãnh Phép Rửa Tội mặc từ Thứ Bảy Tuần Thánh cho tới Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh, còn gọi là "Chúa Nhật áo trắng".

Thành Tâm
04-07-2009, 08:55 PM
Bài ca Mặt trời

Bài thơ ngợi khen nổi tiếng của thánh Phanxicô (1181-1226). Bài thơ được bắt đầu sáng tác vào năm 1225, nhưng những câu cuối về Chị Chết chỉ mới được thêm vào một ít lâu sau khi ngài qua đời. Thomas Celano (1200-1255), người viết tiểu sử của ngài nói rằng, những lời sau cùng của thánh nhân là "chào Chị Chết". Bài thơ không nhằm ca tụng các tạo vật, nhưng nhằm ca tụng nên Đấng tạo dựng nên chúng. Nguyên văn bài thơ ấy như sau :

Lạy Đấng Tối Cao, toàn năng và nhân ái
Xin ca ngợi, tôn vinh và chúc tụng,
chỉ mình Ngài xứng muôn lời hoan chúc
Xướng tên Ngài, nào ai xứng đáng đâu.

Chúc tụng Ngài, lạy Chúa với muôn loài
Anh Mặt Trời nhờ Chúa đến với tôi.
Chúa nhờ anh soi sáng hết muôn loài.
Anh thật đẹp, thật huy hoàng, rực rỡ.
Ý Nghĩa này Chúa nhờ anh mang đến.

Chúc tụng Chúa, chị Trăng với các Sao,
Chị Qúy giá, sáng ngời và xinh đẹp
Chúc tụng Chúa, anh Gió với Mây cao
Trời bão tố và trời im bể lặng
Chúa ban cho để nâng đỡ muôn loài.

Chúc tụng Chúa vỉ Chị Nước trong lành
Tuy khiêm tốn mà vô cùng hữu ích
Chúc tụng Chúa này anh Lửa soi đêm
Anh thật đẹp, vui tươi và dũng mãnh.

Chúc tụng Chúa Mẹ Đất của con người
Nuôi chúng con bằng muôn ngàn cây trái
Hoa muôn màu và cỏ dại thơm tho.

Chúc tụng Chúa những ai vì yêu Chúa
Đã thứ tha, chịu khổ cực, đắng cay
Diễm phúc thay ai xây dựng Hòa bình
Sẽ được Ngài yêu thương vinh thưởng.

Chúc tụng Chúa, vì Chị Chết xác thân
Không buông tha cho bất cứ người nào
Khốn cho ai chết chìm trong tội lệ
Phúc cho ai đang thi hành thánh ý
Họ sẽ không bị chết tới hai lần.

Xin chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa
Cảm tạ Ngài và khiêm tốn hiến dâng.