PDA

View Full Version : Chúa Nhật Tuần XIV Thường Niên Năm B



Maryt
04-07-2009, 03:16 PM
Chúa Nhật Tuần XIV Thường Niên Năm B

BÀI ĐỌC I: Ed 2, 2-5
"Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: "Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như vậy'. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4
Đáp: Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con (c. 2cd).
1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa, Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa, như mắt những người nam tôi tớ, nhìn vào tay các vị chủ ông. - Đáp.
2) Như mắt của những người tỳ nữ, nhìn vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi. - Đáp.
3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng con thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 12, 7-10
"Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 6, 1-6
"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.
Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy. Đó là lời Chúa.

Maryt
04-07-2009, 03:18 PM
Bài chia sẻ Chúa nhật thứ XIV thường niên



ĐÁNH GIÁ THEO LÝ LỊCH



Mc 6, 1-6

Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Pio XII qua đời các báo chí mô tả Ngài như một ngôi sao sáng chói và đã lịm tắt vì Ngài là một vị Giáo Hoàng thuộc gia đình qúy tộc, đã được học hỏi và được hấp thu nhiều nền văn hóa của nền văn minh cũng như lúc qua đời Ngài đã để lại cho giáo hội Công giáo hoàn vũ rất nhiều công trình lớn lao cho thế hệ mai sau …
Thế rồi ngay sau khi Đức Pio XII qua đời thì có mặt viên Giáo Hoàng đã tiến hành bầu cử và đã bầu Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lên kế vị.Vị Giáo Hoàng này xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo với hình dáng mập mạp, quê mùa, chất phát luôn tỏ ra rất bình thường, bình dân, lúc đó có những cây bút của những tờ báo ra tay đánh giá và người ta nói đây chỉ là một vị Giáo Hoàng chuyển tiếp cho một vị Giáo Hoàng khác có tầm ảnh hưởng to lớn như vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của Ngài, nhưng có ngờ đâu con người nhìn rất khiêm tốn, mộc mạc và bình dân giản dị, luôn vui tươi ấy đã thu hút được mọi người một cách nhanh chóng và sự kiện nổi bật nhất của Ngài đó là cộng đồng Vatican II mà Ngài đã triệu tập. Từ đó vị Giáo Hoàng Gioan XXIII đã được không biết bao nhiêu là báo chí kể, cả báo của công giáo lẫn báo thương mại, báo chí của khối tự do cho đến báo chí khối cộng sản cũng không thể không ca ngợi Ngài có những bài báo lớn đã cho Ngài thành một siêu sao của thời đại và đã vượt trội hơn các triều đại tiền nhiệm của mình …..
Bạn Thân Mến,
Đánh giá con người theo lý lịch tương tự như dân làng Nagiaret xưa đã đánh giá Đức GIESU Nagiaret (ui Nagiaret có cái chi mà hay ho gì?) Thế vậy mà có một con người xuất thân từ làng Nagiaret quạnh hiu đó đã lại là một Đấng cứu thế, một Đấng mà toàn thể nhân loại chờ mong một Đấng mà các tiên tri, ngôn xứ đã loan báo trước. Tin mừng hôm nay kể lại cho chúng ta Chúa GIESU trờ về Nagiaret, quê hương của Ngài, trong tư thế một vị ngôn xứ một bậc thầy và có các môn đệ tháp tùng, ngày Sabat Ngài vào hội đường đọc sách Thánh và công bố giáo lý của Ngài, dân làng Nagiaret lấy làm ngạc nhiên sửng sốt và họ bắt đầu bàn cãi, nhỏ to với nhau (bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta khôn ngoan như vậy nghiã là sao ? Tại sao ông ta lại có tài uyên bác và có giọng hùng hồn để mà giải nghiã kinh thánh vậy? Ông ta làm được nhiều pháp lạ như vậy có nghiã là gì ? Vậy Ông ta là ai ??? Ông ta không phải là chú phó mộc con của bác thợ cả GIUSE và bà MARIA trong xóm nghèo của làng mình sao? Đúng rồi ông ta là anh em họ hàng với các ông bạn trong xóm mình đó là các ông Giacobe, Giose, Giuda, Simong và chị họ của ông cũng là người lối xóm với mình mà). Họ đã biết rõ lý lịch của Chúa GIESU biết rõ họ hàng và tông tích của Ngài họ lại biết Ngài là dân lao động trong xóm nghèo như vậy, họ không thể nào coi những lời giảng dạy và sự khôn khéo, quyền năng của Ngài làm lay chuyển con người, họ không nhìn nhận Ngài là Đấng mà tổ tiên của họ và loài người đã và đang mong chờ xuất hiện, họ đã đánh giá rất thấp Ngài vì họ đã biết lý lịch của Ngài vì trong họ Ngài chỉ là chú phó mộc con của bác thợ mộc trong làng ta.
Đấng thiên sai cứu thế thì phải xuất hiện từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, phải là một trang anh hùng xuất chúng đầy uy quyền và uy lực hay phải sinh ra trong một gia đình giàu có vàng đeo đầy cổ, tay hột xoàn vài ly, nhưng ông GIESU này thì nghèo qúa tầm thường lại xuất xứ từ một ngôi làng nghèo nàn, dân lao động tầm thường với nghề đục đẽo. Với một lý lịch xuất thân từ một gia đình nghèo khó, nghề nghiệp tầm thường, địa vị xã hội không có, tất cả đã trở thành một chướng ngại cho họ tin tưởng vào Ngài, nói một cách rõ hơn là những chướng ngại nghèo khó, nghề nghiệp tầm thường, không có chút địa vị trong xã hội, gia đình không có gì nổi bật trong làng đó là những chướng ngại đã làm cho người đồng hương vấp ngã và có thể đưa đến sự đối lập bên ngoài của Chúa GIESU và sứ mạng thiên sai trong nội tâm, vì vậy họ đã quay lưng lại với Ngài, không nghe lời Ngài, không ủng hộ Ngài tức là họ đã quay lưng lại với cả Thiên Chúa, Đấng đã sai Ngài. Cái tội lớn nhất của con người không phải là ngu dốt, không biết nhưng là thái độ kiêu ngạo, phản loạn, chống đối Thiên Chúa, trong cuộc chống đối này đã lên đến tột độ đó là khi con người đã đóng đinh con Thiên Chúa, xử tử hình Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu chuộc (giết con chủ vườn nho), cuối cùng tội đó là tội đã giết con Chúa trời trên núi SỌ.
Tin mừng hôm nay Thánh Marco đã kể lại cho chúng ta thấy thái độ của dân làng Nagiaret đối với Chúa GIESU như thái độ chung của loài người. Chúa GIESU đã là một nạn nhân của chủ nghiã lý lịch (không tiên tri nào không bi khinh chê nơi quê hương của mình giữa họ hàng và ngay nhà mình, không ngôn xứ nào được qúy trọng nơi địa phương mình), biến cố này đã nói lên cái bi đát trong đời Chúa GIESU, Ngài đã đến nhà mình nhưng chẳng ai chịu ra đón nhận Ngài, những người ruột thịt, bà con họ hàng, đồng hương không muốn trở thành họ hàng, đồng hương với Ngài chỉ vì Ngài rao truyền và giảng dạy họ theo tin mừng, họ chỉ sợ khi dính dáng đến Ngài rồi mọi việc lỡ dỡ thì…….Vì vậy, họ đã không nhìn nhận Ngài là Đấng đã được Chúa Cha sai đến. Câu chuyện này còn nối tiếp trong lịch sử giáo hội như: dân ngoại thì đón nhận tin mừng một cách trọng thể còn con cái trong nhà thì không chịu tin vào Ngài đó là một kinh nghiệm sống động của giáo hội từ thuở sơ khai và đã làm cho mọi người ngạc nhiên như chính Chúa GIESU đã phải ngạc nhiên.
Bạn Thân Mến,
Người đồng hương Nagiaret của Chúa GIESU hôm nay là ai? Chính chúng ta là những người đồng hương mới của Chúa GIESU, chúng ta đã trở thành anh em mới của Chúa GIESU nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài ban cho chúng ta nhưng hình như chúng ta lại biết Ngài qúa rõ đến độ chẳng thấy ở nơi Ngài cái gì khác hơn là một Chúa GIESU quen thuộc của các lời kinh thánh, bài giảng, câu kinh. Người ta nói quen qúa hóa nhầm nên chúng ta đã tảng lơ đi cái sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tin mừng, quyền năng cứu độ của Chúa trong giáo hội chúng ta đã đi tìm sự khôn ngoan, tìm ơn cứu độ ở những nơi khác, chúng ta đã bắt chước cùng khuôn rập với dân làng Nagiaret xưa đã coi Chúa GIESU như một chú phó mộc trong làng, một người Do Thái của thế kỷ thứ nhất không hơn không kém chẳng có gì để lại cho chúng ta. Đọc tin mừng của Ngài đôi khi chúng ta cũng thấy hay, lý thú nhưng chẵng thấy gì hơn bụt của nhà không thiêng vẫn là thái độ của Chúa GIESU phải gánh chịu từ hôm qua, hôm nay và ngày mai trong lòng mọi người KYTO hữu.
Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta nên xác định lại lập trường, thái độ của mình đối với Đức KYTO. Vậy chúng ta đã khẳng định chưa? Đứng về phía dân làng Nagiaret hay đứng về phía Đức KYTO? Vậy đừng đánh giá con người qua lý lịch, theo thành kiến Thiên Chúa đã đến Ngài cũng đã chia sẻ thân phận nghèo hèn của con người nơi Đức GIESU KYTO người dân làng Nagiaret. Thiên Chúa đã mặc khải tình thương của Ngài không ở tiền tài giàu sang, chức tước, nhưng ở trong con người nghèo hèn không địa vị điều này đã nên cớ để vap pháp cho người Do Thái cả đến với người đồng hương của Ngài nhưng lại mời gọi được niềm tin của chúng ta, chúng ta đã tự gắn mình vào gia đình của Chúa và chúng ta đã dám xưng hô qủa quyết là chúng ta đã tin vào Chúa, đặt niềm tin và trung thành với giáo hội, thế nhưng khi giáo hội có biến chuyển lung lay chúng ta có dám bắt chước bao tiền nhân anh dũng của chúng ta đã luôn miệng chứng tỏ niềm tin và sẵn sàng đổ máu đào để chúng mình có đức tin chưa? Chúng ta có dám tin và theo gương tiền nhân DÁM XƯNG ĐẠO RA TRƯỚC MẶT THIÊN HẠ không?
Ở đây niềm tin cũng mời gọi mọi người chúng ta phải vượt qua dáng vẻ tầm thường bên ngoài để đạt tới mầu nhiệm thẳm sâu bên trong của Chúa GIESU Ngài là ngôn sứ tuyệt vời là lời vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha, Ngài đã lên tiếng nói của Thiên Chúa Cha để đem đến cho nhân loại tin mừng cứu độ với cuộc tử nạn và phục sinh Chúa GIESU đã lên tiếng nói cuối cùng của tình yêu, của Thiên Chúa đối với con người luôn phản bội, chống đối Thiên Chúa, cái chết trên thập giá của con Thiên Chúa không phải là một thất baại nhưng là một chiến thắng, chiến thắng của tình yêu tức là quyền năng của Thiên Chúa đã được thể hiện trong sự yếu hèn của con người chúng ta.
Cảm tạ Chúa đã cho chúng ta được biết tin mừng cứu độ qua các ngôn xứ, qua chíh con mộ Thiên Chúa, qua các tông đồ, qua giáo hội, qua các lời giảng dạy của các Đấng trong giáo hội sai đến để nhờ tin mừng chúng ta được đến với Chúa, sống với Chúa và hoạt động cùng với Chúa. Nhờ tin mừng chúng ta xác định lại lập trường nên đứng về phía nào? Dân làng Nagiaret hay cùng đứng về phía giáo hội để xin làm rạng danh CHA TRÊN TRỜI?
Cầu Nguyện,
Lạy Chúa là Cha toàn năng con xin cúi đầu trước nhan thánh của Cha xin Cha sai Chúa thánh thần xuống trên con để con được luôn mạnh mẽ trong đức tin để con luôn dám xưng hô danh Chúa mọi nơi, để con dám làm việc cùng Chúa, để con không cảm thấy mắc cở khi ở giữa đám đông con làm dấu thánh giá, để con ngồi giữa nhà hàng đông người trước khi con cầm đũa con dám làm dấu thánh giá để xin Chúa thánh hóa bữa ăn của chúng con, để con dám bọc lộ tình yâu của con đến với mọi người không phân biệt màu da, ngôn ngữ, tôn giáo. Để con có đủ khả năng đón nhận những tình cảm của mọi người dành cho con, để con biết nhìn thấy Chúa trong mỗi người chung quanh con mà con không thể đánh giá họ là người da đen, da đỏ, da trắng hay da vàng đồng hương của con vì tất cả đều là hình ảnh của Thiên Chúa trong tha nhân...AMEN.
Sydney Chúa nhật thứ 14 thường niên 2009
Ong Gia Chong Gay_99